Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.7 KB, 78 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư đang trở thành hoạt động quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của bất kỳ công ty nào. Ra quyết định đầu tư dự án là một trong những quyết
định mang tính chiến lược của công ty, do vậy cần có những dự án được nghiên cứu
và soạn thảo kỹ lưỡng làm căn cứ vững chắc cho việc quyết định thực hiện đầu tư.
Công ty cổ phần Sông Đà 12 đầu tư, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp
và sản xuất công nghiệp, là doanh nghiệp có uy tín trong ngành tham gia xây dựng
một số dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hoà Bình, Nhà máy xi măng Hải Phòng, toà
nhà Sông Đà,..Do vậy, trong thời gian trở lai đây, công tác lập dự án được coi là một
trong những hoạt động quan trọng và điển hình của Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo, T.S Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ của tập thể phòng Kinh tế-kế hoạch,
em đã tìm hiểu được thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành
chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại
Công ty cổ phần Sông Đà 12”.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu thành 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông
Đà 12
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư
tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
1
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12


I, Tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 12
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Sông Đà 12 trước đây là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Sông Đà được thành lập theo quyết định số 135A/BXD-
TCLĐ ngày 20/11/1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng Bộ
trưởng. Tiền thân của Công ty cổ phần Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư thuộc
Tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCCB
ngày 1/2/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Ngày 30/12/2004 Công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 12 theo
quyết định 2098/QĐ-BXD trên cơ sở chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty cổ
phần.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, tách nhập, bổ
sung chức năng nhiệm vụ Công ty không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt cả
về quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Sản xuất kinh
doanh ngày một phát triển với tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng trưởng qua từng
năm, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao.
Đến nay Công ty Cổ phần Sông Đà 12 gồm 9 đơn vị trực thuộc và 1 Công ty cổ
phần sản xuất công nghiệp do Công ty nắm giữ cổ phần chi phối 51% tổng giá trị sản
xuất kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thi trường, thực hiện mục tiêu
đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã đề nghị cơ quan chức năng Nhà nước bổ sung
thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh và hiện nay có các ngành nghề sản xuất kinh
doanh sau:
-Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác.
-Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ.
-Sản xuất gạch các loại
2
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
2
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
-Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho xây dựng
-Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng
-Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng
-Sửa chữa đại tu các phương tiện vận tải thuỷ, bộ và máy xây dựng.
-Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng.
-Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
-Sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông..
Khách hàng chính: Bao gồm các Bộ, Tổng Công ty lớn như Tổng Công ty điện
lực, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ xây
dựng, Bộ Công nghiệp,..các Ban quản lý dự án, và các công ty trực thuộc Tổng Công
ty Sông Đà.
2. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006
Từ một đơn vị chuyên cung ứng vật tư thiết bị, tiếp nhận vận chuyển thiết bị toàn bộ
cho công trường thuỷ điện Hoà Bình. Công ty từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị
trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả về ngành nghề, sản phẩm lẫn địa
bàn hoạt động. Cụ thể:
- Giữ vững được ngành nghề truyền thống là cung ứng vật tư thiết bị cho các công
trường, kết hợp chặt chẽ kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải do vậy đã
giữ vững thị phần truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong
nước.
- Sản xuất công nghiệp là một lĩnh vực hoàn toàn mới của Công ty nhưng trong
những năm qua Công ty đã thể hiện quyết tâm cao nắm vững và làm chủ các dây
chuyền công nghệ sản xuất, quản lý sử dụng tốt các thiết bị máy móc đạt từ 95% đến
100% công suất thiết kế, sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết. Giá trị SXCN của Công ty
tăng đều đặn hàng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
- Công tác tiếp thị đấu thầu được Công ty chú trọng tăng cường nên tỷ lệ các công
trình trúng thầu cao. tỷ trọng các công trình tự đấu thầu của Công ty luôn chiếm từ
70%- 80% trong tổng giá trị xây lắp của Công ty. Điều đó khẳng định uy tín của

Công ty trong công tác xây lắp trên thị trường.
3
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng bằng việc tạo ra sản phẩm chất lượng
ngày càng cao, thường xuyên thay thế bổ sung các máy móc thiết bị mới để đảm bảo
năng lực tham gia thi công và phục vụ công trường lớn, trọng điểm.
- Công ty áp dụng những phương thức quản lý mới tăng cường hạch toán kinh
doanh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh một cách kịp thời
chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý các chi phí nhằm hạ giá thành, đảm bảo lợi
nhuận trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao,
đời sống CBCNV được ổn định, thu nhập tăng trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
- Chất lượng của đội ngũ công nhân ngày một nâng cao về chất lượng, cụ thể khối
lượng công nhân bậc cao tăng liên tục qua từng năm.
Bảng1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2004-2006
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2004 2005 2006
I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Tr. đ 804.563 285.360 303.660
1 Giá trị xây lắp Tr. đ 116.594 74.32 106.200
2 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr. đ 168.765 39.76 17.130
3 Giá trị sản xuất kinh doanh khác Tr. đ 6.388 2400 2000
4 Giá trị vật tư vận tải Tr. đ 512.816 168.88 187.330
II Tổng doanh thu Tr. đ 865.810 284.2872 314.210

III Tổng số nộp ngân sách Tr. đ 36.416 6.9168 6.490
IV Lợi nhuận trước thuế Tr. đ 1.599 8.3256 5.130
VI Lao động bình quân người 1.344 0.9272 1.636
VII Thu nhập của người lao động
1000đ/
ng/tháng
1.534
1.600
1.608
Nguồn: Định hướng phát triển và phương án sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần Sông Đà 12
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp phải không ít
khó khăn, có thể kể đến những khó khăn như:
- Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép
cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Công tác xây lắp trong những năm qua có những tiến bộ rõ rệt, đạt mức độ tăng
trưởng về giá trị sản lượng nhưng năng lực xây lắp hiện tại chưa phát triển tương
xứng với nhiệm vụ mới cả về con người lẫn thiết bị thi công.
- Sản xuất công nghiệp đã đi vào ổn định và tăng trưởng, nhưng trongtiến trình đổi
mới doanh nghiệp các cơ sở sản xuất cônh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều đã được cổ
phần hoá theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nhà nước và Tổng Công ty. Do vậy, để phát
triển theo đúng định hướng Công ty vẫn phải tiếp tục dầu tư vào các lĩnh vực mới mà
sản xuất công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng.
- Năng lực thiết bị cho công tác vận tải thuỷ phần lớn đã qua sử dụng trên 10 năm,

do vậy năng suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa lớn nên hiệu quả không cao.
- Trình độ một số cán bộ điều hành sản xuúat kinh doanh trong Công ty còn nhiều
hạn chế.
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12
3.1.Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
-Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ kiện toàn và hoàn thiện
theo hướng gọn nhẹ, sản xuất đảm bảo mức độ chuyên môn hoá cao,các phòng ban
nghiệp vụ đảm đương công việc một cách năng động trên cơ sở đa dạng hoá nghành
nghề, đa dạng hoá sản phẩm.
-Bộ máy quản lý của Công ty sẽ tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ
chức hạch toán kinh doanh phân tán cho các đơn vị trực thuộc.
3.2.Tổ chức quản lý:
-Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc
thẩm quyền bàng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được cổ đông đại diện ít nhất
65% tổng cổ phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.Tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và
Định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát.
5
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
-Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổ đông. Hội đồng quản trị có
nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị
trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông;triệu tập họp Đại hội

đồng cổ đông; Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty trình Đại
hội đồng cổ đông thông qua; Kiểm soát việc thực hiện các phương án đàu tư, việc
thực hiện các chính sách thị trường, thực hiện hơpự đồng kinh tế, việc thực hiện cơ
cấu tổ chức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần. Hội
đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn
bản hoậc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
-Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra
tính trung thực hợp lý,hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt đông kinh doanh, trong
ghi chép lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty. Thường
xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty, tham khảo
y kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và có kiến nghị lên Đại
hội đồng cổ đông.
-Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo
pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của
Công ty; thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.
-Các Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng giám
đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
-Các phòng ban chức năng chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện
công việc do Tổng giám đốc giao theo đặc diểm, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn
vị. Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty do Tổng giám
đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản
6
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân

trị trừ Kế toán trưởng Công ty. Các phó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực
thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế từng
phòng Công ty do Tổng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị
phê duyệt.
3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Công ty
3.3.1.Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong công tác:
Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo,
bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực
hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ CNVC; Hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách,pháp luật, các chế độ đối với người lao động;
Hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tổ chức thanh tra theo
nhiệm vụ được giao; thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật
tự, an toàn trong đơn vị; Là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp
Tổng giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
3.3.2.Phòng tài chính kế toán:
Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức bộ máy tài chính kế
toán từ công ty tới các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính
kế toán tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế,hạch toán kế toán theo đúng
điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thể hoá
bằng điều lệ hoạt động của công ty và những quy định của Tổng công ty về quản lý
kinh tế tài chính giúp Tổng giám đốc công ty kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát công tác
tài chính kế toán, công tác phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị trực
thuộc.
3.3.3. Phòng kinh tế kế hoạch:
3.3.3.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty
trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoach, tổng hợp báo cáo
7
Bộ môn Kinh tế Đầu tư

7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, công tác sản xuất, công tác
xuất nhập khấu của công ty.
3.3.3.2. Nhiệm vụ
. Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh:
* Công tác kế hoạch báo cáo thống kê:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của công
ty để báo cáo với Tổng giám đốc công ty duyệt.
- Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của Công ty 5 năm, 10
năm để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty.
- Hướng dẫn và thừa hành quyền Tổng giám đốc công ty chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc xây dựng và tổ chức kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch
hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê.
- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ
công trình theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Phân tích đánh giá tham mưu cho
Tổng giám đốc công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều
động các nguồn lực để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch.
* Công tác sản xuất:
- Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty theo
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do Tổng giám đốc Công ty giao.
- Nắm bắt tình hình sản xuất, các mục tiêu tiến độ công trình để báo cáo
với Tổng giám đốc Công ty và phối hợp với các đơn vị giải quyết các phát sinh trong
công tác sản xuất.
Công tác Hợp đồng kinh tế và định mức đơn giá, giá thành:
* Công tác định mức đơn giá, giá thành:
- Quản lý các định mức đơn giá, các chế độ phụ phí dựa vào chế độ chính
sách của Nhà nước hiện hành, các quy định của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty và

các điều kiện cụ thể của mỗi công trình, đề xuất bổ sung sửa đổi để có cơ sở làm việc
với ban quản lý công trình, áp dụng vào giá côngtrình để đảm bảo hạch toán kinh
doanh cũng như chế độ cho CBCNV.
8
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Hướng dẫn áp dụng đơn giá và các phụ phí theo chế độ, chính sách của
Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán sản xuất kinh
doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị, giá thành công trình đáp
ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty đảm bảo hạch toán có lãi.
* Công tác Hợp đồng kinh tế:
- Dự thảo, quản lý theo dõi và lưu trữ các hợp đồng kinh tế của Công ty.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế của các
đơn vị trong nội bộ Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, Tổng Công ty và
Công ty về các hợp đồng kinh tế.
- Là thành viên hội đồng giá của Công ty có nhiệm vụ xem xét, đề xuất giá cả
mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh trình Tổng
giám đốc Công ty phê duyệt để dảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và
các quy định khác của Tổng Công ty và công ty.
Công tác xuất nhập khẩu:
- Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn chủng loại vật tư,
thiết bị phù hợp với yêu cầu của Công ty và Tổng Công ty Sông Đà để có kế hoạch
triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lượng và giá thành, có hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao với các đối tác.
3.3.4. Phòng quản lý kỹ thuật:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong quản lý xây
lắp,thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản đối

với tất cả các công trình công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản; áp dụng công
nghệ, kĩ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong xây lắp.
3.3.5. Phòng kinh doanh:
Là phòng chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc công ty hoạch định
chiến lược kinh doanh toàn công ty (Vật tư, thiết bị phụ tùng...); tìm kiếm, tiếp thị,
mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần kinh doanh của công ty trong nội bộ Tổng
công ty và ngoài Tổng công ty; tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty phối hợp với
9
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
phòng kinh tế -kế hoạch chủ trì và các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ
chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư phụ tùng kinh doanh phục vụ các công
trường, tham gia đấu thầu các hợp đống cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài Tổng
công ty; giúp Tổng giám đốc công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kì báo cáo,
tổng hợp tình hình kinh doanh toàn công ty theo quy định (từ cơ quan công ty đén các
đơn vị trực thuộc).
3.3.6. Phòng đầu tư:
3.3.6.1.Chức năng: Là phòng chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty về công tác
đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực: Xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang thiết
bị máy móc, kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
3.3.6.2.Nhiệm vụ:
Công tác báo cáo đầu tư:
- Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng
các kế hoạch đầu tư 5 năm, 10 năm trong toàn Công ty
- Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ hàng tháng,
quý, năm theo quy định của nhà nước và Công ty.
- Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty và các báo cáo

kiểm tra đầu tư đột xuất.
- Kiểm tra lưu giữ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của
Nhà nước và Công ty.
Công tác quản lý đầu tư:
- Nghiên cứu cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư
trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đầu tư.
- Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công
ty tư vấn có đủ khả năng lập báo cáo nghiên cứu khả thi.Thẩm định các dự án do các
đơn vị trực thuộc lập trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước
đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Côbg ty.
10
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Phối hợp hướng dẫn theo dõi các Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực
hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự quy định của Nhà nước đối với các dự án có
thành lập Ban quản lý dự án.
- Đối với các dự án giao cho các đơn vị trực thuộc: Đôn đốc hướng dẫn các đơn
vị thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ khi
bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và lập các thủ tục
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án.
- Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau đầu tư các dự án của Công ty.
Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty làm chủ đầu tư:
- Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư nà Công ty làm

chủ đầu tư.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị
của dự án theo đúng quy định, quy trình hiện hành của Nhà nước.
- Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, Ban quản lý dự án theo dõi
thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào
sử dụng.
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị dự án đầu tư theo
đúng tháng, quý,năm trình cấp quản lý.
3.3.7. Phòng cơ khí cơ giới:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty quản lý các loại
xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp; Hướng dẫn,
kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết
bị xe máy.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc QMR
Phó Tổng giám đốc CK - CG
11
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính kế toán
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kinh doanh
Phòng đầu tư
Phòng cơ khí cơ giới

Phòng quản lý kỹ thuật
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sông Đà 12
II. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12
1. Tình hình thực hiện đầu tư các dự án của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong
giai đoạn 2004-2006
1.1. Các dự án đã kết thúc đầu tư
Trong giai đoạn 2001-2005, Công ty CP Sông Đà 12 đã kết thúc đầu tư các dự án
chính sau:
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất chi nhánh Hải Phòng
12
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công xây lắp và phương tiện vận tải đường
bộ.
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển 12.10
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực vận tải thuỷ, bến cảng và kho bãi.
- Dự án đầu tư nângcao năng lực xưởng gia công cơ khí tại Hoà Bình.
1.2. Các dự án đang triển khai thực hiện
1.2.1. Dự án đầu tư phương án phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La
- Quyết định đầu tư: 264TCT/HĐQT ngày 18/05/2004 của Hội đồng quản trị Tổng
Công ty Sông Đà.
* Mục tiêu chính: Vận chuyển toàn bộ vật tư, thiết bị,.. từ các nguồn hàng đến Sơn
La phục vụ cho các đơn vị thành viên của Tổng Công ty thi Công công trình thuỷ
điện Nậm Chiến và thuỷ điện Sơn La.
* Tổng mức đấu tư: 167.039,76 triệu đồng
* Nguồn vốn: Vốn vay tín dụng thương mại và vốn ứng trươnc của khách hàng.
* Tiến độ thực hiện: Quý II/2004 đến năm 2008

* Kết quả thực hiện đầu tư:
+ Kết quả thực hiện dự án đầu tư:
Tổng giá trị đã thực hiện là: 13.848 triệu đồng
Trong thời gian qua Công ty chưa đầu tư tiếp vì hiện đang có khó khăn về
nguồn vốn và khối lượng công việc được giao thực hiện tại Thuỷ điện Sơn La không
lớn, dẫn tới nhu cầu máy móc thiết bị chưa cao. Dự án được thực hiện theo đúng
trình tự thủ tục đầu tư và đảm bảo đúng tiến độ theo dự án.
1.2.2. Dự án dây chuyền sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông
Dự án được Hội đồng quản trị Tổng Công ty phê duyệt tại quyết định số
629TCT/HĐQT ngày 14/07/2005
* Mục tiêu chính: Đáp ứng về nhu cầu sản phẩm chất phụ gia dùng trong côn tác
bê tông khối lớn tại các công trình thuỷ điện.
* Quy mô và công suất:
- Lắp đặt dây chuyền đồng bộ tuyển tro bay công suất 48 tấn/ca.
13
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Đầu tư các hạng mục nhà xưởng, nhà văn phòng làm việc và các hạng mục hạ
tầng cơ sở, phụ trợ khác.
* Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Thị trấn Phả Lại- huyện Chí Linh-
Hải Dương. Diện tích đất sử dụng: 5063,3 m2.
* Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: 13.629,39 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Vay tín dụng trong nước 85% và vố tự có 15%.
* Thời gian khởi công, hoàn thành: Từ tháng 5/2006- 10/2006.
* Tình hình thực hiện đầu tư:
- Kết quả thực hiện đầu tư: Tổng giá trị đã tạm ứng và thanh quyết toán
khoảng 9 tỷ đồng. Trong đó các hạng mục xây lắp đã hoàn thành và quyết toán xong.

Còn phần thiết bị Công ty đã tiến hành đấu thầu rộng rãi và lựa chọn được nhà thầu
tuy nhiên sau khi lắp đặt và đưa vào sản xuất thử thì còn tồn tại một số vấn đề: công
suất, chất lượng sản phẩm đều không đạt yêu cầu so với hồ sơ mời thầu và hợp đồng
đã cam kết. Do vậy dự án còn chưa được hoàn thành.
1.2.3. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị liền kề Xí nghiệp Sông Đà 12.3
Dự án được phê duyệt tại quyết định số 97TCT/HĐQT ngày 12/3/2004 của Hội
đồng quản trị T ổng Công ty Sông Đà và quyết định số 325CT/ĐT ngày
19/4/2004 của Tổng giám đốc Công ty Sông Đà 12.
* Mục tiêu chính: Phát triển quỹ nhà ở cho CBCNV Công ty Sông Đà 12 nói riêng
và của Tổng Công ty Sông Đà, Nhân dân thị xã Hoà Bình nói chung theo tiêu chuẩn
khu đô thị hiện đại.
* Quy mô và công suất: Nhà ở căn hộ liền kề: Gồm 151 căn hộ và các hạng mục
phụ trợ kèm theo.
* Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Phường Tân Hoà và Phường Thịnh
Lang, Thị xã Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình.
14
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
14
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
* Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: 46.287.702.000 đồng, nguồn vốn đầu tư: Vay
tín dụng trong nước 22% và vốn ứng trước của khách hàng 78%.
* Thời gian khởi công, hoàn thành: Từ tháng 1/2004- 3/2006.
* Kết quả thực hiện đầu tư:
- Cho dến nay Ban QLDA mới bán được 53căn hộ trên tổng số 151 căn hộ.
Giá trị theo hợp đồng: 15.089.970.000 đồng
Tổng số tiền đã thu: 9.410.230.000 đồng
Giá trị chưa thu: 5.679.740.000 đồng
2. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12

Như đã trình bày trong phần 1 ở trên, các dự án đã và đang được thực hiện tại Công
ty cổ phần Sông Đà 12 chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực xây lắp và sản xuất công
nghiệp. Do vậy, để có thể phân tích một cách tỷ mỷ và sâu sắc công tác soạn thảo dự
án tại Công ty thì trong phần này sẽ đi vào phân tích một ví dụ cụ thể, đó là một dự
án thuộc lĩnh vực xây lắp đang được Công ty thực hiện: Dự án đầu tư xây dựng bến
chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị Xí nghiệp Sông Đà 12-
4.
2.1. Quy trình lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
Trong thời gian gần đây, vấn đề dự án đầu tư đã được thay đổi ngày càng nhiều
và ngày càng hoàn thiện về quan niệm và phương pháp. Tại Công ty cổ phần Sông
Đà 12, ngay sau khi Công ty tiến hành cổ phần hoá thì tất cả những hoạt động của
Công ty được kiểm soát bằng sổ tay chất lượng, sổ tay chất lượng cung cấp thông tin
về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000; đảm bảo sản
phẩm của Công ty luôn đáp ứng và thoả mãn yêu cầu của khách hàng và các bên liên
quan. Công tác lập dự án là một trong những hoạt động quan trọng của Công ty và
quy trình lập dự án đầu tư cũng được ban hành trong sổ tay chất lượng với Mã hiệu
QT 08, có hiệu lực ngày 20/07/2005.
15
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
Dưới đây là quy trình lập dự án đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà
12:

16
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
16
17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
Hình 2: Quy trình lập dự án tại Công ty cổ phần Sông Đà 12
Trách nhiệm Trình tự thực hiện Mô tả
- Ban Giám Đốc
- Phòng Đầu tư, phòng chức
năng
Tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư 1.1
- Phòng chức năng Đề nghị triển khai dự án 1.2
- Tổng Giám đốc
- Hội Đồng quản trị
Phê duyệt, giao nhiệm vụ 1.3
- Phòng đầu tư
-Đơn vị chuyên môn
Báo cáo cơ hội đầu tư 1.4
- Tổng giám đốc
-Tổng Công ty
Phê duyệt
- Phòng đầu tư
- Đơn vị chuyên môn
Dự án đầu tư xây dựng công
trình
1.5
- Tổng giám đốc, phòng chức
năng
- Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
Thẩm định dự án
- Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc

Quyết định phê duyệt 1.6
Nguồn: Quy trình lập dự án đầu tư( Sổ tay chất lượng Công ty cổ phần
Sông Đà 12)
Mô tả
2.1.1. Tìm kiếm, nắm bắt cơ hội đầu tư
Ban Giám đốc Công ty, Giám đốc các đơn vị, các phòng chức năng công ty có
trách nhiệm tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư.
2.1.2. Đề nghị lập dự án đầu tư
Trình Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty quyết định phê duyệt cho lập dự
án đầu tư.
17
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
17
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
2.1.3. Quyết định phê duyệt, triển khai dự án
Đó là việc lãnh đạo Công ty đồng ý cho triển khai các bước để lập dự án hoặc căn
cứ vào định hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty có thể lập
dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc thuê tư vấn chuyên ngành để lập dự án.
2.1.4. Lập báo cáo cơ hội đầu tư
Phòng Đầu tư và các phòng ban chức năng trong Công ty lập trình Hội đồng quản
trị phê duyệt, Tổng Giám đốc Công ty theo thẩm quyền quy định của Công ty Cổ
phần về quản lý dự án đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo cơ hội đầu tư:
- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Dự kiến quy mô, hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng.
- Phân tích lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư,
thiết bị, năng lượng, nguyên liệu dịch vụ và hạ tầng.

- Phân tích lựa chọn sơ bộ phương án xây dựng.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng
huy động vốn và phương án trả nợ.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Đối với các Dự án mua sắm máy móc thiết bị không cần lắp đặt, nội dung báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi không cần nêu mục chọn khu vực địa điểm và phân tích sơ bộ
lựa chọn phương án xây dựng.
2.1.5. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Phòng Đầu tư Công ty và các phòng ban
chức năng lập hoặc thuê các đơn vị tư vấn lập trình Tổng Giám đốc Công ty, Hội
đồng quản trị Công ty phê duyệt( theo thẩm quyền quy định tại quy chế quản lý dự án
đầu tư của Công ty cổ phần).
Nội dung cơ bản của một dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở:
Phần thuyết minh:
18
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
18
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
* Sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với
dự án sản xuất, kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng,
nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu
vào khác.
* Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, các
hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình phụ
trợ khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
* Các giải pháp thực hiện:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ
tầng kỹ thuật.

+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình
có yêu cầu kiến trúc.
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
*Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu
về an ninh quốc phòng.
*Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp
vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn;
* Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:
- Phân tích tài chính dự án
- Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư ( vốn cố định và vốn lưu động,
vốn vay, vốn bằng tiền và vốn bằng tài sản đất đai,..)
- Dự kiến chi phí sản xuất dịch vụ và sản phẩm
- Dự kiến lãi lỗ
- Dự trù tổng kết sản phẩm
- Dự trù cân đối thu chi
- Tính toán một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính chủ yếu(IRR, NPV, B/C,
T,..)
Phần thiết kế cơ sở:
19
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
19
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được các giải pháp thiết kế
chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định được tổng mức đầu tư và triển khai các
bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trên các bản vẽ để diễn giải
các thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:

+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của côngtrình với quy
hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động;
danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng.
+ Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt các phương án công nghệ và các sơ
đồ công nghệ, danh mục thiết bị công nghệ và các thông số kỹ thuật chủ yếu liên
quan đến thiết kế xây dựng.
+ Thuyết minh xây dựng:
- Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ toạ
độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối, diện tích sử dụng đất,
diện tích xây dựng, diên tích cây xanh mật độ xây dựng, phương án xử lý các chướng
ngại vật chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công
trình nếu có.
- Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công
trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật trên tuyến,
hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có.
- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công
trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của
phương án kiến trúc; màu sắc công trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện
khí hậu môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực.
- Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố
nền, móng, san nền, đào đất, danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế.
- Giới thiệu tóm tắt các phương án phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường
- Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời
gian xây dựng công trình.
20
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
20
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân

* Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật
chủ yếu.
- Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ
thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ
yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng.
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
* Đối với các dự án dầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thì
tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ sở
nhưng phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc xác định được tổng mức đầu tư
và tính toán được hiệu quả đầu tư dự án.
* Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của các thiết kế được lập tối thiểu là 09 bộ.
2.1.6. Gửi hồ sơ dự án và văn bản đến tổ chức thẩm quyền quyết định, tổ chức cho
vay và cơ quan thẩm định dự án.
* Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu
khả thi theo nội dung tại điều 9 NĐ 16/CP.
- Thời gian thẩm định các dự án đầu tư được quy định tại mục 9 điều 9 NĐ
16/CP.
* Thẩm quyền quyết định đầu tư:
- Thẩm quyền quyết định đầu tư được thực hiện tại điều 11 Nghị định
16/2005/NĐ-CP và tại quy chế phân cấp và quản lý đầu tư xây dựng của Công ty cổ
phần Sông Đà 12.
* Nội dung quyết định đầu tư bao gồm:
01- Mục tiêu đầu tư
02- Xác định chủ đầu tư
03- Hình thức quản lý dự án
04- Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch
tái định cư và phục hồi nếu có.
21

Bộ môn Kinh tế Đầu tư
21
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
05- Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và
cấp công trình.
06- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia( nếu có).
07- Tổng mức đầu tư.
08- Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án.
09- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo
quy chế chung.
010- Phương thức thực hiện dự án, nguyên tắc phan chia gói thầu và hình thức
lựa chọn nhà thầu, Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây lắp và cung cấp thiết
bị của dự án sau khi có quyết định đầu tư.
Hồ sơ thẩm định và phê duyệt dự án:
+ Tờ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án
+ Dự án đầu tư, các văn bản và bản vẽ kèm theo
+ Ý kiến cơ quan chủ quản của chủ đầu tư, các cấp ban ngành có liên quan.
Sau khi dự án và kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, bước tiếp theo là giai đoạn
thực hiện dự án.
2.2. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án đầu tư:
2.2.1. Nghiên cứu về tình hình hình kinh tế xã hội tổng quát của dự án đầu tư
Tình hình kinh tế xã hội tổng quat thể hiện khung cảnh của đầu tư, có ảnh hưởng và
tác động trực tiếp đến dự án đầu tư từ lúc quyết định cho đầu tư, lúc thi công cho đến
lúc điều hành sản xuất kinh doanh. Tại Sông Đà 12, phòng đầu tư và các phòng chức
năng xem xét tình hình kinh tế xã hội tổng quát qua việc nghiên cứu các yếu tố có
liên quan dự án sau:
- Dữ kiện về địa lý, tự nhiên: địa hình, khí hậu, địa chất,..Những yếu tố này ảnh
hưởng đến sản xuất, phân bố dân cư, kết cấu xây dựng.

- Dân số và lao động: Dữ kiện này cần thiết để ước tính số cầu sản phẩm và khuynh
hướng tiêu thụ của các tầng lớp dân cư, tính theo tuổi tác, và thu nhập.
22
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
22
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương( tốc độ gia tăng
GDP, tỷ lệ đầu tư so với GDP, GDP/ đầu người,..) có ảnh hưởng đến quá trình thực
hiện và sự phát huy hiệu quả của dự án.
- Tình hình ngoại hối: bao gồm các dữ kiện, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ
ngoại hối,..
- Các chính sách phát triển, cải cách cơ cấu kinh tế, nhằm đánh giá trình độ nhận
thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho đầu tư đến đâu.
- Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân: thời hạn dài ngắn, mức độ sâu rộng,
các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động vào nền kinh tế.
Dựa trên các điều kiện về kinh tế xã hội tổng quát, ban giám đốc và các phòng ban
chức năng xác định được hướng đầu tư và dự án đầu tư khả thi, từ đó đi sâu vào phân
tích vấn đề tiếp theo của dự án đó là nghiên cứu thị trường.
2.2.2. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên
cứu nhu cầu của thị trường đi đến quyết định nên sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ gì, cách thức và chất lượng như thế nào vói khối lượng như thế nào, tiếp thị như
thế nào để sản phẩm của dự án có chỗ đứng trên thị trường ở hiện tại và trong tương
lai. Hay nói cách khác thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy
mô dự án. Do vậy, nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức
to lớn. Nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo phân tích, đánh giá cung cầu
thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm
của dự án. Để nghiên cứu thị trường cho kết quả chính xác phục vụ cho việc xác định

thị phần và quy mô của dự án, nghiên cứu thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm
của dự án.
- Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
- Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp
Các dữ liệu thông tin cần thiết để nghiên cứu thị trường sản phẩm trong tương lai bao
gồm:
23
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
23
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
- Các dữ kiện về kinh tế tổng thể
- Các dữ liệu thông tin về thị trường sản phẩm, như với dự án xây lắp và sản xuất
công nghiệp của Công ty thì dữ liệu bao gồm: Khối lượng sản xuất, khối lượng vận
chuyển trong thời gian 5 năm,giá cả sản phẩm và dịch vụ theo thời gian, sự biến động
của thị trường sản phẩm có liên quan,..
Tại Sông Đà 12, các cán bộ soạn thảo dự án sử dụng một số phương pháp dự báo
cầu thị trường sản phẩm, dịch vụ trong tương lai và việc áp dụng các phương pháp
này tuỳ thuộc vào nguồn và khối lượng thông tin thu thập được đó là: phương pháp
ngoại suy thống kê, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,..
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo là đi vào nghiên cứu khía cạnh kỹ
thuật của dự án.
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật
Mục đích chính cuả việc nghiên cứu kỹ thuật một dự án là nhằm xác định kỹ
thuật và quy trình sản xuất, địa điểm và nhu cầu để sản xuất kinh doanh một cách tối
ưu, phù hợp nhất với điều kiện hiện có trong nước mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu
của sản phẩm dự án thông qua nghiên cứu thị trường. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà
vấn đề kỹ thuật nào cần phỉa được nghiên cứu, xác định hoặc nhấn mạnh hơn vấn đề

kia, và dự án càng lớn thì vấn đề càng phức tạp hơn, cần phải xử lý nhiều thông tin
hơn. Do vậy, với đặc thù các dự án của Công ty là các dự án xây lắp và sản xuất công
nghiệp nên phần phân tích kỹ thuật lại càng phải được chú trọng. Phân tích kỹ thuật
tiến hành tốt sẽ giúp loại bỏ được các phương án không khả thi về mặt kỹ thuật và là
tiền đề cho bước nghiên cứu về tài chính dự án. Đối với các dự án xây lắp như dự án
xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư và bãi trung chuyển vật tư thiết bị Xí nghiệp
Sông Đà 12-4 , thì phân tích ký thuật cũng bao gồm đầy đủ các vấn đề kỹ thuật dự
án, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt so với dự án sản xuất sản phẩm thông
thường.
Dự án xây dựng bến chuyên dùng ở đây sản phẩm của dự án là một công trình xây
dựng, do đó việc mô tả sản phẩm của dự án sẽ là mô tả công trình, hạng mục công
trình, công trình phụ trợ xung quanh,.. đó là điểm khác với những dự án sản xuất sản
24
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
24
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân
phẩm thông thường. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm dự án cung tuân theo các tiêu
chuẩn xây dựng chung, từ đó việc lựa chọn giải pháp thực hiện và nguyên vật liệu
cũng dễ dàng hơn vì các giải pháp về thực hiện và nguyên vật liệu cũng phải đáp ứng
được các tiêu chuẩn đó. Sự lựa chọn nguyên vật liệu và giải pháp thực hiện phụ thuộc
vào các phòng ban chức năng thuộc nhóm thực hiên dự án và sự thông qua của Ban
giám đốc Công ty.
Một yếu tố nữa trong phân tích kỹ thuật dự án đó là cơ sở hạ tầng của dự án, có thể
kể đến là năng lượng, nước, giao thông, thông tin liên lạc,.. nó ảnh hưởng đến chi phí
đầu tư và hiệu quả dự án sau này khi dự án đi vào vận hành. Đối với dự án xây dựng
bên chuyên dùng bốc dỡ vật liệu thì vấn đề giao thông được chú trọng nhiều hơn.
Mục tiêu của dự án này là xây dựng cầu tầu, bến cảng đáp ứng việc phục vụ trung
chuyển vật tư thiết bị xây dựng các nhà máy thuỷ điện do Công ty đảm nhiệm, nên

cần phải nghiên cứu chi tiết các tiện nghi của Cảng: độ sâu, công suất bốc dỡ, cỡ tàu
sẽ dùng, các phương tiện tồn trữ và chi phí.
Về vấn đề lao động: xác định số lượng lao động cần cho dự án, cố gắng tận dụng
tối đa lao động tại chỗ, dựa trên kế hoạch về chi phí và thời gian của dự án để tuyển
dụng và sắp xếp lao động.
Vấn đề đât đai và giải phóng mặt bằng: Khi nghiên cứu lựa chọn địa điểm thực hiên
dự án chúng ta cần phải xác định rõ vị trí địa phương, diện tích, đặc điểm địa hình,
cung với những thông tin về giá cả thuê, mua đất, các quy định về quyền sử dụng đất
đai của địa phương.
Tác động môi trường của dự án: nội dung này nhằm phát hiện ra các tác động tiêu
cực của dự án đến môi trường. Đây là vấn đề được quan tâm của xã hội, là một trong
điều kiện quan trọng liên quan đến việc dự án có được phê duyệt hay không. Do đó,
trong phần này, sau khi đánh giá được ảnh hưởng của dự án thì cán bộ lập dự án phải
đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục. Những tác đông được xem xét là những
tác động ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng
đến cảnh quan xung quanh cũng như những ảnh hưởng đến giá trị văn hoá truyền
thống. Đối với dự án xây dựng bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư này thì vấn đề ô nhiễm
25
Bộ môn Kinh tế Đầu tư
25

×