Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tiếp cận xây dựng chi phí xử lý chất thải rắn công nghiệp ngành kim loại và gia công cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 124 trang )





Tạp chí
Đại học Sài Gòn




Số 4 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.38321332 - 08.38321360 - Fax: 08.39381910
Email: - Website: www.sgu.edu.vn

Số 14

4/2013
ISSN 1859 - 3208


Tổng Biên tập
ThS.NB. Trịnh Viết Tồn

Phó Tổng Biên tập
PGS.TS. Võ Văn Lộc
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Chủ tòch
PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn

Phó Chủ tòch
PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng



Ủy viên
PGS.TS. Phan Xn Biên
PGS.TS. Nguyễn Thanh
PGS.TS. Đinh Xn Khoa
GS. TSKH. Thái Duy Tun
GS. TSKH. Lê Huy Bá
GS. TS. Bùi Thế Cường

PGS.TS. Võ Quang Mai
PGS.TS. Phạm Hồng Qn
PGS.TS. Tơn Thất Trí
TS. Nguyễn Văn Bằng
TS. Hồ Xn Thắng
TS. Nguyễn Đức Hòa
TS. Hồ Văn Hải
TS. Phan Thị Xn Yến
TS. Phạm Thị Thu Nga

TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo

TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến
ThS. Lê Văn Việt
ThS. Hồng Hữu Lượng
ThS. Phan Anh Tài

ThS. Cao Thái Phương Thanh
ThS. Đỗ Xn Tịnh
ThS. Hồ Văn Bình



Thư kí
TS. Phạm Ngọc Hiền



Giấy phép hoạt động báo
chí
số:1120/GP- BTTTT,
ngày

12/8/2008 của Bộ trưởng
Bộ

Thơng tin và
Truyền
thơng
.




°
ĐINH VĂN SƠN


°
HỒ THỊ THANH THUỶ





°
LƯU THỊ LOAN




°
NGUYỄN THỊ THANH LÂM





°
NGUYỄN NGỌC PHÚ




°
PHẠM HỒNG NHẬT
LÊ VĂN TÂM
NGUYỄN PHÚ BẢO


°
NGUYỄN KỲ PHÙNG
BÙI CHÍ NAM



°
NGUYỄN THỊ THUỲ LINH

LÊ NGỌC TUẤN




°

HỒ VĂN HẢI
NGUYỄN KIÊN QUYẾT


°
LÊ KIÊN GIANG


°
HOA ÁNH TƯỜNG









MỤC LỤC


Từ phiếm định trong Tiếng Việt – ý
nghĩa và cách dùng


Về một số mơ típ nổi bật trong văn
xi Lưu Trọng Lư thời kì trước
1945

Mối quan hệ giữa hai thể loại song
thất lục bát và ngâm khúc trong văn
học Việt Nam trung đại


Một số hình thức hoạt động ngồi
giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu
quả dạy đọc – hiểu thơ trữ tình
hiện đại ở trường trung học phổ
thơng

Nh
Tâm trạng cơ đơn – nhìn từ thân
phận người Việt xa xứ qua tiểu
thuyết “Và khi tro bụi” của Đồn
Minh Phượng

Đánh giá các ảnh hưởng của dự án
chống ngập úng khu vực thành phố

Hồ Chí Minh đến mơi trường, đề xuất
các biện pháp phát huy và giảm
thiểu

Đánh giá tác động nước dâng do
biến đổi khí hậu đến dải ven biển
tỉnh Khánh Hồ

Tiếp cận xây dựng chi phí xử lý chất
thải rắn cơng nghiệp ngành kim loại
và gia cơng cơ khí tại thành phố Hồ
Chí Minh
Học phí: một cơng cụ hỗ trợ cho cơng
tác đánh giá kết quả học tập của sinh
viên theo học chế tín chỉ
Đánh giá thể lực sinh viên đầu vào
Trường Đại học Sài Gòn theo Quyết
định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo

Bàn về “Đổi mới phương pháp dạy
học” nhìn từ góc độ nhà thực hành










°
VÕ VĂN TÂN
VÕ QUANG MAI
NGUYỄN TẤN PHƯỚC

° HOÀNG THỊ NGHIỆP



°
NGUYỄN THUỲ LINH


° NGUYỄN HOÀNG GIAO
Nghiên cứu điều chế và thử
hoạt tính quang xúc tác

TiO
2

pha tạp EUROPI

Nghiên cứu đặc điểm sinh học
và nuôi thử nghiệm rắn ri voi
Enhydris bocourti (gray 1842) ở
tỉnh Đồng Tháp

Tái cấu trúc ngành điện trong
thị trường điện Việt Nam



Vấn đề xác định thị trường liên
quan trong luật cạnh tranh tại
Việt Nam: những bất cập của
phương pháp SSNIP











CONTENT


DINH VAN SON
Indefinite words in Vietnamese
language -
Meaning and Use




HO THI THANH THUY
On some significant motifs in Luu

Trong Lu’s pre-1945 narrative prose




LUU THI LOAN

The relationship between “Song
that luc bat” (STLB) and “Ngam
khuc” in medieval Vietnamese
Literature


NGUYEN THI THANH LAM

Some after-class Activities in order
to improve the effectiveness of the
Teaching reading Comprehension
on modern Lyrical Poetry at high
Schools



NGUYEN NGOC PHU


The lonely feeling- viewed from the
plights of the Vietnamese
expatriates in the novel “Va khi tro
bui” by Doan Minh Phuong



PHAM HONG NHAT
LE VAN TAM
NGUYEN PHU BAO

Evaluate the impacts of the flood
control projects in the Ho Chi Minh
City on the environment and
propose some solutions to
enhance the positive impacts and
mitigate the negative ones


NGUYEN KY PHUNG
BUI CHI NAM


Evaluate the impacts of sea level
rise caused by the climate change
on the coastal area of Khanh Hoa
Province


NGUYEN THI THUY LINH
LE NGOC TUAN

The approach of setting the charge
of the industrial solid waste
treatment in the mechanical

manufacture in Ho Chi Minh City





HO VAN HAI
NGUYEN KIEN QUYET

Tuition- an assisting tool for the
task of evaluating the students’
learning results in the training by
credit



LE KIEN GIANG


Evaluate the physical fitness of the
freshmen of Saigon University in
pursuant to Decision 53/2008 by
The Ministry of Education and
Training


HOA ANH TUONG

On “Innovating the Teaching
Method” from the view of the

Executors

VO VAN TAN
VO QUANG MAI
NGUYEN TAN PHUOC



The research on preparing
Europium-doped TiO
2
and
experimenting its photo-catalytic
activity

HOANG THI NGHIEP


The research on the biological
characteristics and the
experimental breeding of Enhydris
bocourti (Gray, 1842) in Dong Thap
Province


NGUYEN THUY LINH

Restructuring the electricity in the
electrical market of Vietnam


NGUYEN HOANG GIAO





Some problems concerned with the
method ''Small but Significant And
Non-Transitory Increase in Price'' –
SSNIP- in defining the relevant
product market
1

TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
-Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG
ĐINH VĂN SƠN
(*)

TÓM TẮT
Từ phiếm định trong tiếng Việt là một lớp từ với số lượng không nhiều nhưng có
những đặc điểm rất đáng chú ý. Ngoài việc được dùng để khẳng định tuyệt đối, phủ định tuyệt
đối và chất vấn-bác bỏ, từ phiếm định còn đảm nhận những chức năng ngữ pháp khác nhau
trong câu. Bài viết này trình bày ý nghĩa và cách dùng của các tiểu loại từ phiếm định như:
chỉ định từ phiếm định, đại từ phiếm định, lượng từ phiếm định và quán từ phiếm định.
Từ khoá: từ phiếm định, chỉ định từ, đại từ, lượng từ, quán từ
ABSTRACT
The indefinite word in Vietnamese is a word class in small quantities but has notable
characteristics. Besides being used to express absolute affirmativeness, absolute negation and
interrogation-refutation, the indefinite word still takes on various grammatical functions in
sentences. The aim of this article is to present the meaning and usage of some kinds of

indefinite words such as indefinite determiner, indefinite pronoun, indefinite quantifier and
indefinite article.
Key words: indefinite word, determiner, pronoun, quantifier, article.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ phiếm định là “từ chỉ chung chung, không rõ ràng, cụ thể người nào, sự vật nào”
[7, tr. 752]. Lớp từ này xưa nay ít nhiều đã được đề cập đến trong hầu hết các sách ngữ pháp
tiếng Việt, nhưng công trình xem xét đầy đủ về nó thì từ trước tới nay chưa có. Do vậy, việc
nghiên cứu từ phiếm định trong tiếng Việt một cách đầy đủ và có hệ thống sẽ rất có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn. Điều đó không những góp phần vào việc nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ
pháp của một loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt mà còn đóng góp tích cực vào những
công việc mang tính thực tiễn sâu sắc hơn như: dịch thuật giữa các ngôn ngữ, biên soạn các
loại tự điển, sách giáo khoa, giáo trình
2. Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA CHỈ ĐỊNH TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
Chỉ định từ phiếm định là một tiểu loại của chỉ định từ, là “từ dùng để chỉ định danh
từ, bằng cách thêm một ý về hoàn cảnh đặc biệt của những người hay sự vật do danh từ mệnh
danh” [10, tr. 256]. Do vậy, cách dùng này cũng không nằm ngoài cách dùng của chỉ định từ.
Thế nhưng chỉ định từ phiếm định cũng là một tiểu loại của từ phiếm định, mà từ phiếm định
là từ chỉ chung chung, không cụ thể. Do vậy, chỉ định từ phiếm định phải là từ được dùng để
“chỉ định một danh từ bằng cách thêm vào ý nghĩa của danh từ ấy một ý khái quát (để nói
trổng, không chỉ cái gì rõ rệt)”[10, tr. 266].
• BẤT CỨ (KÌ)
Hoàng Phê cho rằng bất cứ (kì) là từ “biểu thị ý không có điều kiện nào kèm theo cả,
không loại trừ trường hợp cụ thể nào cả” [7, tr. 48]. Khi nó chỉ định cho danh từ, nó làm cho
danh từ này mang tính khái quát. Ví dụ:

(*)
ThS, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
2

(1) Hắn sẽ rẽ vào bất cứ ngõ nào hắn gặp để đập phá đốt nhà hay lăn ra kêu làng nước

[1, tr. 26].
• GÌ
Bùi Đức Tịnh [10] cho rằng gì vốn là một chỉ định từ nghi vấn dùng để hỏi. Khi được
sử dụng như chỉ định từ phiếm định, nó chỉ định cho các danh từ chỉ sự vật, sự việc, hiện
tượng nhưng không nói rõ ra đó là các sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể nào. Ví dụ:
(2) Nó nói qua bên Mỹ, gặp nghề gì có tiền thì làm, cạnh tranh với người tứ xứ, mình
là dân nhỏ con, sức lực yếu nhưng tay chân lanh lẹn [6, tr. 317].
Từ gì trong câu này chỉ định cho danh từ nghề, nhưng nó không chỉ rõ đó là nghề nào
mà chỉ cho biết chung chung bất cứ nghề nào có thể nuôi sống bản thân. Đây cũng là ưu điểm
của người Việt Nam chúng ta nói chung: cần cù, chịu thương, chịu khó, sẵn sàng làm bất cứ
công việc chân chính nào để mưu sinh.
Chi là một biến thể của gì. Vì thế, trong các câu có sử dụng từ gì, ta có thể thay thế gì
bằng chi.
• KHÁC
Khác là từ chỉ cái không giống, cái chưa biết đến. Khi được dùng như chỉ định từ
phiếm định thì khác chỉ thêm nghĩa khái quát vào cho danh từ mà nó chỉ định. Đó có thể là
những danh từ chỉ người, vật, nơi chốn hay thời gian. Ví dụ:
(3) Tấn hơi mệt biết rằng nếu đến quán ăn phở thì chắc khi ăn rồi chàng sẽ đi nơi
khác. [6, tr. 131]
Nơi khác là nơi nào? Nó có thể là một quán phở khác nữa hay một nơi nào đó mà
không ai có thể biết một cách chính xác.
• KIA
Bùi Đức Tịnh lí giải rằng kia vốn là một chỉ định từ chỉ định biến dị thành. Khi được
dùng như chỉ định từ phiếm định, kia chỉ một thời điểm nào đó không xác định. Ví dụ:
(4) Làng này còn bao nhiêu người khá giả tương đối, nhà ngói đơn sơ nhưng là nổi bật
lên ở địa phương, xưa kia làm hội đồng xã, có con em làm sĩ quan chế độ cũ [6, tr. 194].
Từ xưa kia ở đây không cho biết cụ thể ngày, tháng, năm nào cả.
Tuy vậy, cũng cần phân biệt giữa kia: chỉ định từ phiếm định và kia: chỉ định từ chỉ
định. Hãy quan sát ví dụ dưới đây:
(5) Bên kia bờ sông, cây cối bị san bằng mặt đất, một con mèo chạy cũng rất rõ [4, tr.

186].
Từ kia trong câu này không phải là chỉ định từ phiếm định vì nó có một ý nghĩa về vị
trí trong không gian (cái bờ sông mà ta đang thấy trước mặt). Do vậy, nó phải là một chỉ định
từ chỉ định.
• NÀO
Giống như gì, nào cũng là chỉ định từ nghi vấn biến dị thành chỉ định từ phiếm định.
Nó được dùng để chỉ định cho danh từ đứng trước nhưng nó không cho biết cụ thể người nào,
vật nào Ví dụ:
(6) Chú nào biết thì tôi khen thưởng [6, tr. 85].
Từ nào trong câu này chỉ định cho từ chú, nhưng nó không xác định rõ là chú nào cả.
3

Cả gì và nào cùng chỉ định cho danh từ, nhưng cũng có sự khác biệt đôi chút giữa
chúng. Xét các ví dụ sau:
(7a) … nhà văn nào ưa cãi cọ với ông chủ báo, ưa tranh giành quyền lợi cấp thời vụn
vặt thì chẳng bao giờ tiến xa [6, tr. 77].
(7b)* … nhà văn gì ưa cãi cọ với ông chủ báo, ưa tranh giành quyền lợi cấp thời vụn
vặt thì chẳng bao giờ tiến xa.
(8a)* Tiếng nào như tiếng giặc tấn công
(8b) Tiếng gì như tiếng giặc tấn công [4, tr. 77].
Câu (7a) và (8b) là những câu chấp nhận được trong khi đó câu (7b) và (8a) thì không.
Vì sao lại có hiện tượng này? Trong câu (7a), danh từ nhà văn đã được hạn định. Đó là những
nhà văn ưa cãi cọ với ông chủ báo, ưa tranh giành quyền lợi cấp thời vụn vặt chứ không phải
chỉ hết tất cả những nhà văn. Do vậy, việc sử dụng từ nào chứ không phải từ gì trong câu này
là thoả đáng. Ở câu (8b), từ tiếng không hề bị giới hạn cho nên sử dụng từ gì sẽ hợp lí hơn từ
nào. Như vậy, phạm vi chỉ định của từ nào hẹp hơn phạm vi chỉ định của từ gì. Hay nói cách
khác, từ nào được dùng khi ta nói về sự không xác định trong những đối tượng đã biết. Còn
từ gì nói về tính không xác định hoàn toàn, tuyệt đối.
Trong phương ngữ Trung bộ, mô được dùng thay cho nào. Do đó, có thể thay thế nào
bằng mô trong những câu có sử dụng nào.

• NỌ
Cũng giống như kia, khi được dùng làm chỉ định từ phiếm định thì nọ cũng mất hẳn
công dụng chỉ vị trí của nó. Nó thêm tính không xác định ở cách xa hay trong quá khứ cho
danh từ mà nó chỉ định. Ví dụ:
(9) Anh phu nọ đạp bằng một chân thôi, chân kia thì bẹt ra, duỗi thẳng.[6, tr. 112].
Trong câu này, người ta chưa xác định được cụ thể anh phu nào cả.
3. Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA ĐẠI TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
Đại từ phiếm định là một tiểu loại của đại từ. Do vậy, ý nghĩa và cách dùng của nó
không thể tách rời khỏi ý nghĩa và cách dùng của đại từ. Theo Bùi Đức Tịnh, đại từ phiếm
định là loại đại từ được dùng để “thay thế cho danh từ để chỉ những người hay vật mà ta
không muốn nói rõ ra” [10, tr. 243].
Mặt khác, tác giả cũng khẳng định thêm là các đại từ phiếm định trong tiếng Việt đều
có nguồn gốc từ các đại từ nghi vấn và các danh từ. Các đại từ phiếm định: ai, đâu, gì, nào,
sao nguyên là các đại từ nghi vấn chuyển hoá thành. Các đại từ phiếm định: người, người ta,
kẻ nguyên là các danh từ.
3.1. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ người
• AI
Bùi Đức Tịnh xác định rằng ai vốn là một đại từ nghi vấn. Khi ai được dùng làm đại
từ phiếm định để chỉ chung cho tất cả mọi người thì nó chỉ có thể được sử dụng trong các loại
câu khác với câu hỏi chính danh. Theo khảo sát của chúng tôi, ai được sử dụng rất nhiều trong
câu trần thuật, những câu “có thể xác định được là đúng hay là sai” [3, tr. 36], “những câu mà
giá trị ngôn trung chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu trả lời, không yêu cầu thực hiện
một hành động nào khác và không bộc lộ tình cảm, cảm xúc.” [5, tr. 123]. Xét ví dụ sau:
(10) Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai [4, tr. 145].
4

Từ ai trong câu trần thuật này không chỉ cụ thể một người nào cả.
Ai cũng xuất hiện ở ngôi thứ ba số nhiều khi theo sau nó có từ cũng.
(11) Ở trong xóm này, mình là người quan trọng, ai cũng biết mặt, nhưng ra tới chợ,
tới xóm khác thì mình là con kiến nhỏ xíu, vô danh [6, tr. 11].

Mặt khác, ai cũng có thể được dùng ở ngôi thứ hai số ít lẫn số nhiều. Xét các ví dụ sau
đây:
(12) Ai ơi đợi với em cùng
Thân em nay Bắc mai Đông một mình. [Ca dao VN]
Ai trong câu ca dao này ở ngôi thứ hai số ít. Đó là từ mà người con gái dùng để gọi
người con trai: hãy cho em đi cùng vì thân gái một mình hiu quạnh và cô đơn lắm anh ơi,
nhưng chưa xác định rõ người con trai nào cả.
(13) Ai có dao dùng dao, có mác dùng mác, mỗi người dân là một người lính, mỗi
thước đất là một chiến hào, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc! [4, tr. 24].
Ai trong câu này ở ngôi thứ hai số nhiều. Nó chỉ hết tất cả những người dân Việt Nam
yêu nước, những người với những vũ khí thô sơ nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh tấm thân mình để
bảo vệ nền chủ quyền đất nước trước sự xâm lược của bọn giặc ngoại xâm. Truyền thống yêu
nước này của người Việt Nam cứ truyền mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
• KẺ
Bùi Đức Tịnh khẳng định rằng kẻ vốn là một danh từ. Khi được sử dụng như một đại
từ phiếm định, nó không chỉ cụ thể ai, người nào. Ví dụ:
(14) Thỉnh thoảng, cánh cửa sắt ngoài cổng như khua động, ngân lên, ông đoán chừng
gió thổi mạnh, bản lề cửa không khít khao, hoặc kẻ nào muốn tìm nơi ẩn núp qua cơn mưa đã
dựa lưng vào [6, tr. 197].
Đôi khi, kẻ cũng được dùng để chỉ người hoặc những người không cụ thể nhưng hàm
ý coi thường, khinh khi. Ví dụ:
(15) Thời buổi kim tiền này, người ta không thể quan niệm được một kẻ có tài nhưng
làm không ra tiền [6, tr. 91].
Kẻ có thể được đặt sau những từ vốn cũng là những từ phiếm định như: nhiều,
những Ví dụ:
(16) Có nhiều kẻ mừng thầm [1, tr. 47].
Kẻ có thể giữ vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu. Ví dụ:
(17) Kẻ
1
mạnh chính là kẻ

2
giúp đỡ kẻ
3
khác trên đôi vai của mình [1, tr. 101] (Kẻ
1
:
chủ ngữ, kẻ
2
: vị ngữ, kẻ
3
: bổ ngữ).
• NGƯỜI
Bùi Đức Tịnh cho là người có nguồn gốc từ danh từ. Trong ngôn ngữ văn học, người
ta dùng nó để chỉ trổng, không cụ thể người nào. Nó thường giữ vai trò làm chủ ngữ trong
câu. Ví dụ:
(18) Anh học sinh trường cô-le, người trong ban tiếp tế đã cho tôi theo thuyền từ Hậu
Giang đến đây [4, tr. 3].
• NGƯỜI TA
5

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, người ta thường xuất hiện ở ngôi thứ ba số nhiều và mang
sắc thái trung hoà. Nó được dùng để “chỉ chung những người bất kì, ngoài mình hay những
người đang trong cuộc” [7, tr. 676]. Ví dụ:
(19) Người ta quýnh quáng chạy tới chạy lui lộn xộn trên khoảng đất trống [4, tr.
229].
Người ta thường đảm nhận vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Ví dụ:
(20) Tự nhiên người ta đánh con, người ta đuổi con, người ta áp chế [8, tr. 33]
.(người ta: chủ ngữ).
(21) lại sợ người ta bắt được quả tang mình muốn bắt quả tang người ta [8, tr.
115] (người ta: bổ ngữ).

3.2. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ vật
• GÌ
Gì được dùng để chỉ “sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó không rõ.” [7, tr. 366].
Thường xuất hiện từ cũng theo sau gì trong câu trần thuật khẳng định. Ví dụ:
(22) Thấy tía nuôi tôi làm gì, tôi cũng bắt chước làm theo như vậy [4, tr. 217].
Từ gì trong câu này không chỉ một sự việc cụ thể nào cả.
Gì cũng xuất hiện trong câu trần thuật phủ định để chỉ một sự vật, một hiện tượng nào
đó không cụ thể.
(23) Trong hiện tại, rừng tràm chẳng còn gì [6, tr. 302].
Trong ngôn ngữ văn học cũng như trong sinh hoạt đời thường, từ cái thường hay xuất
hiện trước gì. Chẳng hạn:
(24) Con thì cái gì cũng hỏi [4, tr. 219].
Gì thường đảm nhận chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Ví dụ:
(25) Tôi bước đến gần, nhìn vào họ xem họ đang làm gì [4, tr. 97] (gì: bổ ngữ).
• NÀO
Hoàng Phê quan niệm rằng nào là từ được dùng để chỉ “bất cứ cái nào trong cùng một
tập hợp những cái cùng loại” [7, tr. 636]. Nó thường hay đi kèm với từ cũng.
(26) Thấy người, con nào cũng há họng ra, toan đớp [4, tr. 201].
→ Chưa xác định cụ thể con nào cả.
Không giống như gì có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu, nào chỉ làm định ngữ trong
câu mà thôi. Ví dụ:
(27) Gần khắp mặt biển Thái Bình Dương, cảng nào anh cũng có tới [4, tr. 92].
→ Chưa có một cái cảng cụ thể nào được xác định ở đây cả.
3.3. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ người lẫn vật
Hoàng Phê chỉ ra rằng nấy thường được dùng kết hợp với các từ như: ai, gì, nào đứng
trước để chỉ chính cái vừa mới được đề cập trước đó. Thế nhưng những cái vừa mới được
nhắc đến đều là những cái phiếm định. Do vậy, nấy cũng được dùng để chỉ những cái phiếm
định. Theo khảo sát của chúng tôi, nấy có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ và định ngữ trong câu. Ví
dụ:
6


(28) Ai gặp nấy hốt [4, tr. 224] (nấy: chủ ngữ).
Trong câu này, người ta chưa xác định cụ thể được bất kì một người nào cả.
3.4. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ địa điểm
• ĐÂU
Nguyễn Kim Thản [9] nhấn mạnh rằng đâu vốn là đại từ nghi vấn dùng để hỏi địa
điểm. Khi làm đại từ phiếm định, nó chỉ một địa điểm, một nơi nào đó không xác định rõ.
(29) … nhưng đi đâu với giá nào mấy cậu cũng đồng ý [6, tr. 117]
Từ đâu trong câu này không chỉ một nơi cụ thể nào cả.
Đâu thường xuất hiện trong câu trần thuật khẳng định và thường có từ cũng theo sau.
Ví dụ:
(30) Đi đâu cũng được [4, tr. 100].
Tương tự như đâu trong câu (29), đâu trong câu này cũng chỉ một nơi phiếm định.
Người ta cũng sử dụng đâu trong câu trần thuật phủ định.
(31) Không biết tía nuôi tôi đi đâu [4, tr. 143].
Đâu có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp trong câu như: chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ. Ví dụ:
(32) Bây giờ thì tiếng súng nổ rền bốn phía chung quanh, không còn biết đâu
1
là đâu
2

nữa [4, tr. 83] (đâu
1
: chủ ngữ, đâu
2
: vị ngữ).
(33) Rồi thì khỏe ru, tôi trở về, còn anh tự ý đi đâu thì đi [6, tr. 11] (đâu: trạng ngữ).
3.5. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ thời gian
Bao giờ vốn là đại từ nghi vấn hỏi về thời gian. Khi được dùng như đại từ phiếm định,

nó chỉ “khoảng thời gian nào đó không muốn nói rõ ra hoặc bất kì khoảng thời gian nào” [7,
tr. 34]. Nó thường được dùng trong các câu trần thuật và đảm nhận vai trò làm trạng ngữ
trong câu. Ví dụ:
(34) Bao giờ có một điều bất thường, một biến cố gì vừa xảy ra thì tức khắc bọn trẻ
con kéo đến đó ngay [4, tr. 234].
Từ bao giờ trong câu này chỉ một khoảng thời gian bất kì, không xác định.
Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, bao giờ được dùng để chỉ một sự việc rất khó có thể
xảy ra hoặc không bao giờ xảy ra.
(35) Bao giờ rau diếp làm đình,
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta. [Ca dao VN]
→ Việc mình lấy ta là việc rất khó xảy ra nếu không muốn nói là không thể.
3.6. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định chỉ sự tình
Sao được dùng để chỉ sự tình, phương thức, cách thức nào đấy mà chưa được xác định
rõ ràng. Với ý nghĩa phiếm định này, sao thường xuất hiện trong các câu trần thuật và làm
chức năng trạng ngữ. Chẳng hạn:
(36) Đời sao kì cục, khó nói quá, muốn nói thì cũng không biết sao mà nói [6, tr. 114].
7

Từ sao trong câu này được dùng để chỉ một cách thức nhưng đó là cách thức chung
chung, không cụ thể.
4. Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA LƯỢNG TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê quan niệm rằng lượng từ phiếm định là loại
lượng từ được dùng để “trỏ lượng phiếm định, nhiều hay ít” [2, tr. 323]. Hay nói cụ thể hơn,
lượng từ phiếm định chỉ một cách khái quát về số lượng chứ nó không cho biết chính xác là
bao nhiêu. Trong tiếng Việt, lượng từ phiếm định có cách dùng hết sức đa dạng. Một số có
cách dùng của chỉ định từ phiếm định, số khác có thể được dùng như đại từ phiếm định và
cũng có một số được dùng như cả chỉ định từ phiếm định lẫn đại từ phiếm định.
4.1. Lượng từ phiếm định chỉ số lượng ít
• CHÚT
Chút là từ chỉ một lượng rất nhỏ, rất ít, gần như không đáng kể. Nó có chức năng của một

chỉ định từ phiếm định trong câu. Ví dụ:
(37) Đôi khi Thiện sai bảo vợ đem lá thơ đến nhà ông phán để xin chút tiền [6, tr.
181].
→ Chưa xác định được chính xác số tiền là bao nhiêu, nhưng chắc là rất ít.
• CHÚT ÍT
Giống như chút, chút ít cũng chỉ một lượng phiếm định rất nhỏ, rất ít. Nó có thể làm
chức năng của một chỉ định từ phiếm định lẫn đại từ phiếm định trong câu.
(38) Anh thợ gặt trở về Hòn Chông, chiếc xuồng đầy gạo, mắm, thêm chút ít tiền giấu
trong lưng quần [6, tr. 41] (chút ít: chỉ định từ phiếm định).
Từ chút ít trong câu này không chỉ chính xác số lượng tiền mà anh thợ gặt có.
• DĂM
Dăm là từ chỉ số lượng không nhiều, trên dưới năm. Nó thường đi trước danh từ để
chỉ định cho danh từ này.
(39) Bà cô đi theo hàng ít ra cũng dăm hôm mới về [1, tr. 32].
→ Chưa ai biết chính xác bao hôm nữa bà ấy mới về.
• DĂM BA
Từ này chỉ chỉ số lượng ít, không xác định, khoảng năm hoặc ba bốn mà thôi. Nó cũng
có chức năng như một chỉ định từ phiếm định trong câu.
(40) Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm [1, tr. 36].
→ Chưa ai biết chính xác họ mua được bao nhiêu sào ruộng.
• ÍT
Đây là từ chỉ số lượng nhỏ hoặc ở mức rất thấp. Trong câu, ít có cách dùng tương tự
như một chỉ định từ phiếm định. Ví dụ:
(41) Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con
[1, tr. 98].
Trong câu này, ít chỉ định cho danh từ nước mắt nhưng nó không cho biết số lượng là
bao nhiêu nhưng chắc chắn là rất thấp.
8

• ÍT NHIỀU

Ít nhiều là từ chỉ số lượng không nhiều thì ít nhưng chắc chắn là có. Nó thường được
dùng để chỉ định cho các danh từ trong câu. Ví dụ :
(42) nhưng nếu anh lại về sống hẳn ở Thủ đô, giao thiệp với ít nhiều nhà văn khác,
anh sẽ không phải là bạn anh Hoàng nữa [1, tr. 117].
Ít nhiều trong câu này chỉ định cho danh từ nhà văn nhưng nó cũng không cho biết số
lượng chính xác là bao nhiêu.
• MẤY
Mấy là từ chỉ số lượng nào đó không nhiều chỉ khoảng trên dưới năm ba và được
dùng để chỉ định cho các danh từ đếm được trong câu. Ví dụ:
(43) Chắc là nướng trọn mấy đồng bạc của người ta nhờ lão đưa trả cho tôi rồi [4, tr.
55].
→ Chưa ai biết chính xác là lão ta đã nướng hết bao nhiêu đồng bạc rồi.
Mấy còn có chức năng làm vị ngữ như một đại từ phiếm định. Ví dụ:
(44) Và năm chục đồng bạc với mình là mấy [1, tr. 23].
• MỘT CHÚT
Từ này chỉ một lượng nào đó thôi nhưng không đáng kể. Nó cũng được dùng để chỉ
định cho danh từ trong câu. Ví dụ:
(45) Không có lấy nhẹ cho đỡ bức [4, tr. 56].
Trong câu này, một chút chỉ định cho danh từ gió nhưng nó không cho biết số lượng
cụ thể.
• MỘT ÍT
Giống như một chút, một ít cũng chỉ một lượng rất nhỏ nào đó, không đáng kể. Nó
thường được dùng như chỉ định từ phiếm định trong câu. Ví dụ:
(46) có lần thị xin của hắn một ít rượu để về bóp chân [1, tr. 31].
→ Chưa ai biết chính xác lượng rượu mà bà ấy đã xin nhưng chắc hẳn là một lượng
rất nhỏ.
• MỘT SỐ
Một số là từ chỉ số lượng ít, phiếm định. Nó được dùng như chỉ định từ phiếm định để
chỉ định cho danh từ trong câu. Nó chỉ xuất hiện trước danh từ đếm được mà thôi.
(47) Tôi khó chịu chính vì thấy đến tận cùng lúc ấy mà vẫn còn một số nhà văn Việt

Nam dùng ngòi bút mình để làm những việc đê tiện thế [8, tr. 118].
Trong câu này, một số chỉ định cho danh từ nhà văn để chỉ một số lượng tương đối ít.
• MỘT TÍ
Cũng giống như một ít, một tí chỉ một lượng rất nhỏ, rất ít. Nó cũng đi trước danh từ
để chỉ định cho danh từ này trong câu. Ví dụ:
(48) Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một
tí sách của tôi [1, tr. 50].
→ Chưa ai biết chính xác số lượng sách được bán đi nhưng hẳn là rất ít.
9

• MỘT VÀI
Đây là từ chỉ số lượng rất ít, không xác định: một hoặc vài ba. Nó có cách dùng tương
tự như chỉ định từ phiếm định trong câu. Nó chỉ đi trước các danh từ đếm được.
(49) Thảng hoặc có một vài người nào đó lưu tâm hỏi hoàn cảnh gia đình cha mẹ tôi ở
đâu… thì tôi đều kiếm cớ nói tránh đi, hoặc lái câu chuyện về một hướng khác [4, tr. 73].
Trong câu này, chưa có người cụ thể nào được xác định cả.
• MỖI
Mỗi được sử dụng như một chỉ định từ phiếm định đứng trước danh từ đếm được. Nó
được dùng để chỉ một cá thể bất kì nào đó của một tập hợp, nhưng qua đó cũng chỉ chung cho
tất cả các cá thể của tập hợp đó. Ví dụ:
(50) Mỗi người cầm một hòn đất bước đến bỏ vào huyệt mả [4, tr. 171].
Từ mỗi ở đây chỉ chung cho tất cả mọi người, chứ không cụ thể hoá một người nào cả.
Mỗi kết hợp được với một như trong ví dụ sau đây:
(51) Mỗi một cử chỉ của anh ông, cháu giai cháu dâu ông, đều làm ông kinh ngạc như
người tiên giới bị rơi xuống trần gian [8, tr. 77].
• TÍ
Đây là từ chỉ lượng rất nhỏ, rất ít, gần như không đáng kể. Nó đi trước danh từ không
đếm được trong câu. Ví dụ:
(52) Tôi cứ chạy ra chạy vào, khi thì quạt lửa, khi thì lấy tí muối ớt [4, tr. 198].
Trong câu này, tí chỉ định cho danh từ muối ớt nhưng không cho biết số lượng cụ thể

là bao nhiêu.
• TỪNG
Giống như mỗi, từng cũng được sử dụng như chỉ định từ phiếm định trong câu để chỉ
cá thể riêng lẻ nhưng không phải một cá thể cụ thể mà là một cá thể bất kì trong một tập hợp
đã được tiền giả định. Từng đi trước các danh từ đếm được. Ví dụ:
(53) Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngửa mặt trông theo gần như không trông kịp
[4, tr. 47].
Trong câu này, chưa có đàn cò cụ thể nào được xác định.
• VÀI
Vài là từ chỉ số lượng ít, không xác định, khoảng chừng hai, ba. Trong câu, nó được
dùng trước danh từ đếm được để chỉ định cho danh từ này.
(54) Cậu từng gặp ba tôi vài lần [6, tr. 183].
→ Chưa xác định được lần nào cả.
• Vài ba
Vài ba cũng chỉ số luợng không nhiều, khoảng chừng hai hoặc ba. Nó chỉ định cho
các danh từ đếm được trong câu .Ví dụ:
(55) Vài ba người mặc theo thời trang phổ biến ở Sài Gòn [6, tr. 303].
→ Chưa xác định được bao nhiêu người cả.
10

4.2. Lượng từ phiếm định chỉ số lượng nhiều
• CẢ
Cả là từ chỉ “số lượng thành phần ở mức tối đa, không sót một thành phần nào” [7, tr.
95]. Trong câu, cả được sử dụng như chỉ định từ phiếm định lẫn đại từ phiếm định. Ví dụ:
(56) Cả nhà nó ra ngoài Hòn Nghệ mua bán gì đó, buôn lậu lặt vặt không chừng [6, tr.
314]. (Cả: chỉ định từ phiếm định)
Từ cả trong câu này chỉ định cho danh từ nhà. Nó chỉ hết tất cả mọi thành viên trong
nhà này.
• ĐA SỐ
Đây là từ chỉ số đông phiếm định trong một tập hợp người. Nó có thể được sử dụng

làm chủ ngữ hay chỉ định cho danh từ trong câu. Ví dụ:
(57) Đa số đều chê bai, liệt thằng K. vào hạng phàm phu tục tử [6, tr. 120] (Đa số: chủ
ngữ).
→ Chưa xác định cụ thể bao nhiêu người cả.
• ĐẠI ĐA SỐ
Đại đa số là từ chỉ số lượng rất đông trong tổng thể. Nó có thể làm bổ ngữ cho động
từ trong câu. Ví dụ:
(58) Như vậy, chẳng cần phải nói, ai cũng biết Xuân Tóc Đỏ được đại đa số [8, tr. 149].
Từ đại đa số trong câu này chỉ số lượng rất đông, nhưng không cho biết cụ thể là bao
nhiêu.
• HẦU HẾT
Hầu hết chỉ số lượng nhiều, nhưng chưa xác định rõ ràng là bao nhiêu. Nó có thể
được sử dụng như chỉ định từ phiếm định và thường phải có các, mọi theo sau.
(59) Má nuôi tôi là một người thuộc khá nhiều chuyện cổ tích và biết hầu hết mọi
cung cách làm ăn của những người nông dân nghèo ở khắp mọi nơi vùng Nam Bộ [4, tr. 115].
→ Chưa xác định được cung cách làm ăn nào cả.
• LẮM
Lắm là từ chỉ lượng được cho là lớn, nhiều. Nó thường đi trước danh từ để chỉ định
cho danh từ này.
(60) Mẹ kiếp! Lắm đám cưới linh đình, mà rồi lại chả bỏ nhau ùn ùn ra đấy à? [1, tr.
77].
→ Chưa xác định được có bao nhiêu đám cưới.
• MỌI
Nguyễn Kim Thản cho rằng mọi là từ chỉ “toàn thể sự vật, hoặc toàn thể sự vật còn lại
(ngoài những cái mà người ta chỉ riêng ra)” [9, tr. 197]. Nó được dùng như một chỉ định từ
phiếm định trước các danh từ đếm được trong câu. Chẳng hạn:
(61) Em bé gái bước ra, nghiêng đầu chào mọi người [4, tr. 9].
Từ mọi trong câu này không chỉ rõ người nào hết.
• NHIỀU
11


Đây là từ chỉ số lượng lớn. Trong câu, nó có cách dùng tương tự như chỉ định từ
phiếm định. Không giống như mọi, nhiều có thể đi trước danh từ đếm được cũng như không
đếm được.
(62) Nhiều thằng bạn bây giờ tánh tình không như xưa [6, tr. 165] (Thằng bạn: danh
từ đếm được).
→ Chưa xác định được bao nhiêu người bạn cả.
• PHẦN ĐÔNG
Phần đông chỉ số lượng phiếm định, nhưng rõ ràng là đa số trong một tập hợp người.
Nó có thể làm chủ ngữ hoặc chỉ định cho danh từ trong câu. Ví dụ:
(63) Tôi gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn
nhục một cách đáng thương [1, tr. 124]. (phần đông: chủ ngữ)
Trong câu này, phần đông chỉ số lượng nhiều, nhưng nó không cho biết chính xác là
bao nhiêu.
• PHẦN LỚN
Đây là từ chỉ số lượng phiếm định, nhưng rõ là một số lượng lớn trong tổng số. Nó có
thể đứng trước những và có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ hay chỉ định cho danh từ đứng sau nó.
Ví dụ:
(64) Thân người quá cố chẳng còn mấy ai, phần lớn đã di tản [6, tr. 155] (phần lớn:
chủ ngữ).
→ Chưa xác định cụ thể có bao nhiêu người đã di tản.
• PHẦN NHIỀU
Giống như nhiều, phần nhiều cũng chỉ số lượng lớn phiếm định. Nó có thể được sử
dụng như một đại từ phiếm định trong câu. Ví dụ:
(65) những kẻ tự tử chẳng may phần nhiều không mấy ai thoát chết cả [8, tr. 95].
Trong câu này, chưa ai biết được có bao nhiêu người tự tử không thoát chết.
• Rất nhiều
Nếu như nhiều chỉ số lượng lớn thì rất nhiều lại chỉ số lượng lớn hơn. Rất nhiều
thường đi trước các danh từ để chỉ định cho các danh từ này. Ví dụ:
(66) Rất nhiều người bắt tay Văn Minh và nhân đó bắt tay Xuân Tóc Đỏ nữa [8, tr.

175].
→ Chưa ai biết có bao nhiêu người nhưng hẳn là rất nhiều.
• SỐ ĐÔNG
Đây cũng là từ chỉ số lượng lớn phiếm định. Nó thường được sử dụng như một chỉ
định từ phiếm định trong câu. Ví dụ:
(67) Nếu bác giết một con người, trái lại, bác cũng làm cho số đông người khác được
sung sướng [8, tr. 91].
Từ số đông trong câu này chỉ định cho danh từ người nhưng không cho biết số lượng
cụ thể.
• TẤT
12

Tất là từ chỉ số lượng toàn bộ, không loại trừ một ai. Nó chỉ có thể được dùng làm bổ
ngữ cho động từ trong câu. Ví dụ:
(68) Tôi đuổi tất không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất [1,
tr. 102].
→ Chưa xác định được bao nhiêu đứa trẻ.
• TẤT CẢ
Giống như tất, tất cả cũng chỉ số lượng toàn bộ, không trừ một cái gì hoặc không trừ
một ai. Nó có thể đi trước các, mấy, mọi, những , một điều mà tất không thể làm được. Ví
dụ :
(69) Trong tất cả các tiểu thuyết Đông Tây, có hai quyển tôi mê nhất là Tam quốc và
Đông chu liệt quốc [1, tr. 131].
Từ tất cả trong câu này chỉ số lượng toàn bộ, không cụ thể.
Tất cả có chức năng ngữ pháp hết sức đa dạng, có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ như một
đại từ phiếm định, chỉ định cho danh từ như một chỉ định từ phiếm định trong câu.
(70) Tất cả cuốn đi, xa dần [4, tr. 79]. (Tất cả: chủ ngữ)
• VÔ SỐ
Đây là từ chỉ số lượng nhiều lắm, nhiều đến mức không thể đếm hết, tính hết
được. Nó đi trước danh từ để chỉ định cho danh từ này. Xét ví dụ dưới đây:

(71) Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn” [8, tr. 125].
→ Chưa biết được chính xác có bao nhiêu anh như thế.
4.3. Lượng từ phiếm định chỉ số lượng không rõ nhiều hay ít
• BAO NHIÊU
Bao nhiêu chỉ lượng nào đó không rõ nhiều hay ít. Nó có thể làm bổ ngữ cho động từ
hoặc chỉ định cho danh từ đứng sau nó. Chẳng hạn:
(72) ở xó nhà ấy, muốn rót bao nhiêu thì rót, để yên cho hắn ngủ [1, tr. 31] (bao
nhiêu: bổ ngữ).
→ Chưa xác định được số lượng rượu là bao nhiêu.
5. Ý NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA QUÁN TỪ PHIẾM ĐỊNH TRONG TIẾNG VIỆT
• CÁC
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê lí giải rằng các vốn có nghĩa là mỗi người,
mỗi vật. Từ nghĩa mỗi người, mỗi vật, các chuyển sang nghĩa mọi người, mọi vật, tức mang
nghĩa số nhiều. Ngoài ra, các còn có thuộc tính chỉ biệt nữa. Do vậy, các chỉ được sử dụng
như một quán từ phiếm định mà thôi.
(73) Đèn măng-sông trong các hiệu buôn, các tiệm ăn của người Hoa kiều thắp lên
sáng rực [4, tr. 4].
Trong câu này, các đi trước các danh từ hiệu buôn, tiệm ăn để chỉ định cho các danh
từ này một cách khái quát.
• MỘT
13

Một có đặc điểm là mang lại ý nghĩa khái quát, chung chung, không cụ thể, rõ ràng
cho danh từ đứng sau nó. Chẳng hạn:
(74) Một hôm má nuôi tôi thở dài, bàn với tía nuôi tôi như vậy [4, tr. 192].
Không có hôm nào cụ thể được xác định ở đây. Sở dĩ có hiện tượng này là do đặc
điểm của quán từ phiếm định một quy định.
• NHỮNG
Những là một từ định lượng số nhiều không chỉ biệt hay nói cách khác là một quán từ
phiếm định số nhiều. Nó thường hay xuất hiện trước các danh từ để chỉ định cho các danh từ

này. Ví dụ:
(75) Những tia chớp xé rạch bầu trời đen kịt phát ra những tiếng nổ kinh thiên động
địa chung quanh ngôi miếu [4, tr. 48].
→ Chưa có một tia chớp hay tiếng nổ nào được xác định cả.
6. KẾT LUẬN
Bài viết trình bày ý nghĩa và cách dùng của các từ phiếm định trong tiếng Việt. Nhìn
chung, các từ phiếm định này có thể được dùng để chỉ người, vật, địa điểm, thời gian, sự tình
và số lượng không xác định. Mặt khác, chúng cũng có thể đảm nhận những chức năng ngữ
pháp khác nhau trong câu như: bổ ngữ, chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ và vị ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nam Cao (2006), Truyện ngắn Nam Cao, Nxb Hội nhà văn.
2. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Nxb
Đại học Huế.
3. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục.
4. Đoàn Giỏi (2004), Đất rừng phương Nam, Nxb Phụ nữ.
5. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng và Bùi Tất Tươm (2007),
Ngữ pháp chức năng tiếng Việt: Câu trong tiếng Việt, Quyển 1, Nxb Giáo dục.
6. Sơn Nam (2004), 4 truyện vừa:Ngôi nhà mặt tiền, Âm dương cách trở, Chuyện tình một
người thướng dân, Truyện ngắn của truyện ngắn, Nxb Trẻ.
7. Hoàng Phê (chủ biên) và các đồng tác giả (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã
hội, Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Việt Nam.
8. Vũ Trọng Phụng (2008), Số đỏ, Nxb ĐHSP.
9. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
10. Bùi Đức Tịnh (1995), Văn phạm Việt Nam, Nxb Văn hoá.

* Nhận bài ngày: 16/2/2013. Biên tập xong: 16/4/2013. Duyệt đăng : 18/4/2013.
1
VỀ MỘT SỐ MÔ TÍP NỔI BẬT TRONG VĂN XUÔI LƯU TRỌNG LƯ
THỜI KÌ TRƯỚC 1945
HỒ THỊ THANH THUỶ

(*)

TÓM TẮT
Mô típ dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất nhưng có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt
truyện của tác phẩm nghệ thuật. Đó là những yếu tố, những bộ phận lớn hay nhỏ đã được hình
thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Trong văn
xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945, mô típ khá đa dạng. Nhân vật của ông ngoái tìm
dĩ vãng để hướng đến tương lai tươi sáng; tìm đến tình yêu tự do, cao cả nhưng ái tình là bể khổ;
sống trong buổi giao thời để rồi nổi loạn nửa vời; cuối cùng họ tìm về thiên nhiên để ru dịu tâm
hồn.
Từ khoá: mô típ, văn xuôi, ngoái tìm dĩ vãng, ái tình là bể khổ, nổi loạn nửa vời, tìm về
thiên nhiên
ABSTRACT
Motif is all the simplest elements, but it makes sense in the structure of artwork’s subject
and plot. It’s the factors, large and small parts – they have been formed stably and sustainably,
and used more than once in composing Literary Art. Motifs in Luu Trong Lu’s pre-1945 narative
prose are diversity. His characters look back to the past and toward a bright future, find free and
great love. But love is miseries; living in converting period and taking half-hearted rebellion,
they finally turn back to the nature for sedating their souls.
Keywords: motif, prose, look back to the past, love is miseries, half-hearted rebellion,
turn back to the nature
1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lư là một trong những tác giả viết
thành công ở cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi. Những tác phẩm thơ của ông viết trong thời Thơ
mới đã được độc giả biết tới nhiều và bình phẩm ngay từ khi nó mới chào đời. Riêng với mảng
văn xuôi tự sự mà ông sáng tác sáng tác trước năm 1945 thì việc tìm hiểu, nghiên cứu mới chỉ
dừng ở mức độ sơ khởi. Không có tham vọng đánh giá bao quát, đầy đủ về bộ phận quan trọng
này trong văn nghiệp của ông, ở bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số mô típ
nổi bật đã làm nên khuôn mặt riêng của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư. Đó là các mô típ: ngoái
tìm dĩ vãng, ái tình là bể khổ, nổi loạn nửa vời, tìm về thiên nhiên.
2. Trước hết, xin nói về mô típ ngoái tìm dĩ vãng. Tác phẩm của Lưu Trọng Lư thường

được đặt trong chiều hồi tưởng về quá khứ. Quá khứ có khi rõ ràng, khi mơ hồ huyền ảo, song
chính là những khoảng lung linh trong tâm tưởng để nhân vật mỗi lần hồi tưởng là một lần có
thêm sức mạnh, thêm động lực để sống, để tồn tại và ước mơ. Nhớ lại những lần theo cha mẹ về
quê ngoại, mạch hồi tưởng về gia đình dần được hé mở. Cái làng Lâm Cự ven sông Gianh là quê
ngoại:“Ông ngoại tôi, tuy rằng là bậc đại phú có những cánh đồng cò bay thẳng cánh, nhưng
không phải là dòng dõi thư hương. Cả một làng Lâm Cự tuy cũng có đôi người học hành nhưng
không một ai đỗ đạt gì cả. Cho nên tình cờ được một người xin làm rể là một tay khoa cử, người
gàn dở đến đâu cũng phải biết là một điều danh giá lắm” [10, 523-524]. Không gian cách trở
giữa hai làng đã tạo ra những chuyến về quê ngoại theo lệ hằng năm, đó cũng là dịp để Thiệu từ
khi còn là một cậu bé cho đến lúc học hành đỗ đạt gắn bó với Bến cũ. Nơi đây, có Quỳnh - cô

(*)
ThS, Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghiệp Đồng Nai.
2
gái bến quê theo đạo Công giáo. Và bi kịch tình yêu đã xảy ra nơi bến quê này: “Năm ấy tôi
mới lên tám… Tôi đã sớm biết rung động rất nhiều trước một cảnh vật khả ái, hay trước cái
tình lưu luyến mênh mông của một bà mẹ” [11, 931]. Hình ảnh Chiếc cáng xanh ẩn hiện trong
trí nhớ của tác giả như một thời rực rỡ, êm đềm của gia đình. Quê ngoại hiện lên khi êm đềm,
có khi cũng đầy sóng gió. Hình ảnh người mẹ tần tảo hiền dịu hiện về trong kí ức như níu kéo,
như day dứt, nhớ thương: “Ngồi trên chiếc cáng xanh với mẹ tôi, tôi quên làm sao được đôi mắt
trong xanh của mẹ tôi, với cái nhìn hiền lành âu yếm!” [11, 957].
Dòng họ là nơi những kí ức tuổi thơ hiện về nhiều nhất. Tác giả hình dung về sự ra đời
của mình: “Tôi đoán biết được cái cách người ta sửa soạn cho tôi ra đời… Tôi biết chắc là không
khí đầu tiên tôi được hít khi mới được bước vào cõi đời, ấy là một không khí hoàn toàn An Nam”
[11, 1106]. Sống trong gia đình có con nhiều phòng, với mối quan hệ phụ hệ phức tạp, Cọt (tên
gọi của nhân vật Tôi) đã sớm cảm nhận được cái đau thương của người lớn: “ấy cái sự đau xót
của mẹ tôi vẫn lấy cái sự con năm bảy phòng của thầy tôi làm điều đau xót của mình. Bận nào
mẹ tôi khóc than thì cũng vì những sự xích mích giữa các mẹ tôi hay giữa các con khác mẹ của
thầy tôi” [11, 1113]…“Mà tôi thầm lặng chứng kiến nỗi đau thương của hai thân tôi. Lời nói tôi
đây không phải là lời nói ngoa, cái nhân loại lớn lao kia có thể đau xót thế nào thì đứa bé kia

cũng đau xót nhường ấy” [11, 1116].
Tuổi thơ gắn với đất ruộng, với những lần đi bẫy chim sả, đi bắt cá, đi ăn năn, đi thả diều
của tác giả. Kí ức còn hiện về trong nỗi nhớ về những kiến trúc chạm trổ nơi đình làng: “Không
mấy đêm là tôi không nằm mê thấy kì lân hay cọp đuổi. Mà có lẽ là con cọp của bác thợ Nề. Đời
tôi sau này đã bao lần thấy cọp, những con cọp thật, nhưng chưa có con cọp nào hung dữ như
con cọp ấy của tuổi ấu thơ Mỗi khi ở Hà Nội về, đi qua đình tôi thường đứng lại ngắm nghía
con cọp ấy của tuổi trẻ, của bác thợ Nề. Nhưng con cọp ấy đã mờ hẳn, dưới lớp rêu xanh, đã trở
nên hiền lành dưới thời gian, nhưng mà nó vẫn còn linh động, vẫn hung dữ ở trong tưởng tượng
của tôi” [11, 1143].
Hồi ức của tác giả còn hướng về những ngày đến trường. Cậu bé Cọt hết học trường làng
lại lên trường tỉnh, thôi học chữ Hán sang học chữ Tây. Đó là nét riêng, nét trong sáng của nhân
vật trong truyện của ông.
Đó còn là nỗi tiếc thương ngậm ngùi pha chút lo sợ của thi sĩ Liên (Em là gái bên song
cửa) khi nghe tiếng gà gáy: “Đời tôi chỉ có hai lần buồn não nhất, ấy là hai lần được nghe tiếng
gà gáy Một lần vào giữa ban ngày, một lần vào gần nửa đêm.
Cái lần giữa ban ngày chính là cái lần cách đây đã bốn năm, vào một ngày giữa mùa
hạ… Tiếng gà ban trưa ấy làm cho tôi sực nhớ lại những cơn nắng xanh rờn trong thời niên
thiếu” [11, 1048].
Nhớ về dĩ vãng đầy ám ảnh nhưng nhân vật của Lưu Trọng Lư không “tiêu cực”. Quay
trở về quá khứ để hướng đến tương lai. Nỗi buồn quá khứ soi chiếu cho hiện thực nhiều đắng cay
cũng là một nỗi buồn trong sáng không bi lụy, bi thương.
3. Trong sáng tác văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước năm 1945, chúng tôi thống kê
được 34/54 tác phẩm viết về đề tài tình yêu. Con số 63% quả là tỉ lệ không nhỏ, điều này phù hợp
với xuất phát điểm của một thi sĩ lãng mạn viết văn xuôi. Tình yêu là một loại tình cảm rất đặc
biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người. Diện mạo của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm
mĩ, văn hoá, xã hội của từng thời kì, của từng tác giả mà hiện ra cũng rất khác nhau. Với Lưu
Trọng Lư, ông đã diễn tả tình yêu ở nhiều góc độ, các nhân vật trong tác phẩm của ông chìm đắm
trong bể tình. Nếu các nhà văn Tự Lực văn đoàn đặt ra một vấn đề rất mới mẻ trong tình yêu nam
nữ, đó là vấn đề đấu tranh cho luyến ái và hôn nhân tự do, họ có thể hi sinh hạnh phúc cá nhân
3

chỉ cần người mình yêu được vui vẻ, thì các mối tình trong truyện của Lưu Trọng Lư đều có kết
cục thương tâm. Đây là cơ sở để ta nói đến mô típ ái tình là bể khổ xuất hiện trong nhiều truyện
của ông.
Nhà thơ Liên và nữ sinh Cẩn (Em là gái bên song cửa) cùng đi chung một chuyến tàu từ
Huế ra Hà Nội. Hai người quen biết nhau, thân thiết nhau, rồi yêu nhau trong không gian phố
cũ Hà Thành chật hẹp. Hai người trao đổi với nhau qua một sợi dây. Đó là phương tiện nối liền
hai cửa sổ, gắn kết hai tâm hồn. Nhưng rồi Cẩn phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ Hà Nội trở về Huế để
nhận lỗi trước gia đình và tự kết liễu đời mình, chỉ vì nàng đã trót yêu một thi sĩ đã có vợ con.
Hải và Lan (Gió cây trút lá) đã bước qua được ranh giới của một thầy thuốc con quan và
một cô kĩ nữ trên sông Hương để có những ngày sống êm đềm bên nhau. Lan là cô gái tân tiến
thích đọc tiểu thuyết Pháp, cô say sưa đọc truyện “Romeo và Juliet”; Hải hết sức chạy chữa cho
bệnh hen của Lan mau khỏi. Sau khi tình cờ nghe được câu chuyện giữa Hải và cha, cô quyết
định ra đi và chết trong đau đớn trên dòng sông Hương.
Cô bé hái dâu phải sống trong đau khổ và dằn vặt, bởi vì chính cô đã bồng bột chạy trốn
cuộc tỏ tình trong động Phong Nha, cô đã đánh mất tình yêu trong phút chốc. Qua những bức thư
cô gửi cho bạn, cô đã bộc lộ hết nỗi đau khổ và ân hận của mình.
Mối tình nơi thôn dã giữa Đối và Vịnh bắt nguồn từ sự đồng cảm. Những kỉ niệm trong
rừng sim, những buổi chiều chăn trâu thổi sáo của hai người diễn ra thật đẹp. Nhưng kết cục thật
đau thương, bị cha mẹ ngăn cản, Đối bỏ lên nguồn làm ăn. Vịnh ở nhà mang bầu, bị làng phạt vạ
phải làm vợ thằng Mõ. Đối chết ở nơi tha phương, còn Vịnh ôm hận nuôi con là câu chuyện tình
bi thương của đôi trẻ nơi thôn quê trong Khói lam chiều.
Thiệu (Bến cũ) qua những lần theo thầy mẹ về quê ngoại đã quen và yêu Quỳnh, cô gái
quê theo Công giáo. Sau khi Thiệu được bổ làm quan, được cha mẹ cưới cho cô vợ con nhà danh
giá, anh không dám phản kháng, anh vẫn âm thầm yêu, lặng lẽ tìm gặp Quỳnh. Qua những bức
thư vụng trộm, hai người đã toan bỏ quan, bỏ đạo để trốn đi với nhau, nhưng khi Thiệu đến như
đã giao hẹn thì Quỳnh đã tự tử bằng thuốc độc.
Tiên và tục là hai cõi hoàn toàn khác nhau. Chàng tiều phu lấy được vợ tiên, sau bảy năm
trời chung sống, có được với nhau một mặt con. Rồi, người vợ quay lại kiếp tiên, lặng lẽ trốn về
trời để lại đứa con thơ và người chồng tội nghiệp nơi trần thế. Ngày này qua tháng khác, chàng
tiều phu bế đứa con thơ mãi miết đi tìm vợ, tìm mãi: “Đi cho cái đầu xanh ở trên tay tôi chừng

nào hoá ra bạc” [10, 147].
Một anh mù làm nghề hát xẩm và một cô gái đẹp, có tài thổi sáo con nhà quan đã tìm một
nơi hẻo lánh để có những ngày sống hạnh phúc trong tình yêu và âm nhạc. Nhưng, cô gái mắc
bệnh rồi qua đời để cho người xẩm sống những ngày còn lại trong cô đơn và thương tiếc. Đó là
câu chuyện tình vượt qua ranh giới của giai cấp trong tiểu thuyết Tàn một kiếp.
Đọc tác phẩm của Lưu Trọng Lư, hai tiếng Ái tình được tác giả nhắc đi nhắc lại như một nỗi
ám ảnh. Ái tình trong sạch, ái tình nồng nàn, ái tình rào rạt, ái tình vẩn vơ; vị ái tình, thiếu ái tình,
thần lực của ái tình; ái tình là sự siêu độ, ái tình mới là cái nguồn bất tận của ánh sáng, của tươi
vui Vấn đề tình yêu nam nữ trong sáng tác của Lưu Trọng Lư là một vấn đề khá mới mẻ, họ muốn
vươn đến một tình yêu tự do và cao cả, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để cho người yêu được
hạnh phúc. Dù tình yêu đó có bị ngăn cản, không đến được với nhau nhưng nếu là một tình yêu thật
sự thì nó mãi là tình yêu.
4. Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư đặc biệt phổ biến mô típ nổi loạn, nhưng đó là sự nổi
loạn nửa vời. Các nhân vật nổi loạn nửa vời này là những người chịu ảnh hưởng luồng gió mới từ
4
phương Tây, ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Họ thường xuất thân trong gia đình quan lại, nhưng
được học trường Pháp Việt, biết tiếng Pháp, sớm hoà nhịp với văn minh phương Tây. Cô Nhung
thích tới rạp để xem cô đào Sydney nổi tiếng, Nhung càng xem kịch càng mê mẩn đến nỗi bản
thân cô như đang nhập hồn mình vào vai diễn: “Nhung đã bắt đầu quên mình, quên cảnh xung
quanh mình, và thấy phiêu lưu trong cảnh trời trong sáng nhí nhỏm của nước Nhật Bản” [10,
361]. Nhung thích viết nhật kí và có mối tình tuổi học trò trong sáng với Đông. Cô Nguyệt cũng
là gái tân thời, trọ học ở nhà cô dượng. Học ở trường Đồng Khánh, cô yêu Thanh, tình yêu tuổi
học trò.
Cô Nhung và Cô Nguyệt, ngỡ rằng sự tân thời của hai cô là động lực để hai người đấu
tranh cho một tình yêu tự do, nhưng Nhung đã lặng lẽ xa Đông để theo cha vào Huế làm vợ một
ông quan trẻ. Còn Nguyệt cũng chẳng hơn gì, cô nhắm mắt đưa chân làm vợ lẽ cho ông dượng là
chồng của cô mình. Từ hai cô gái hiền lành, sống sôi nổi, có cá tính khi trở thành những bà mệnh
phụ lại ngoan hiền hơn xưa.
Huy (Từ thiên đường đến địa ngục) là chàng trai đã cảm nhận được tư tưởng mới của thời đại
đó là chủ nhĩa Mã Khắc Tư. Chàng và vợ đều sống theo cách sống tân thời, thích đi xem phim rạp,

sống cuộc sống tự do trong quan hệ vợ chồng. Nhưng khi bị mẹ can thiệp, ngay lập tức Huy bỏ quan,
bỏ vợ và thoát li gia đình để đi tìm lí tưởng mới. Vợ chồng Lương (Cô gái tân thời) cũng vậy, đam
mê nghề làm báo, cả hai vợ chồng chạy theo thời cuộc lần lượt mở những tờ báo cho riêng mình. Khả
năng kém cỏi không thể cạnh tranh trước các tờ báo khác, Lương đóng cửa toà soạn, tờ báo của Vinh
đang lúc ăn nên làm ra, lại là chỗ dựa cho một phong trào nữ quyền đang lên, vậy mà cô nghe chồng
cũng đóng cửa tờ báo. Hai vợ chồng quay trở về sống cuộc sống của những tay trọc phú ham lạc thú,
ít lí tưởng. Sự thoát li gia đình của Huy, hay mở toà soạn báo của vợ chồng Vinh là một sự nổi loạn
nửa vời, nông nổi, tuỳ hứng. Huy xa gia đình, ngỡ rằng sẽ tìm được lí tưởng cho cuộc đời mình.
Nhưng thực tế, anh đã rơi vào cuộc sống trụy lạc bên bàn đèn thuốc phiện và gái giang hồ. Một năm
sau, Huy quay về thì vợ đã mất, còn mình thì thân tàn ma dại.
5. Trong cảm hứng sáng tạo của những nhà lãng mạn, thiên nhiên là đề tài chủ đạo. Đối
với nhiều nhà thơ đầu thế kỉ XIX, thiên nhiên là hiện thân xác thực của Thượng đế. Nhưng đối
với phần lớn các nhà lãng mạn, khung cảnh thiên nhiên phơi bày trước hết cho chính con người:
mùa thu và cảnh tà dương là hình ảnh của cuộc đời về chiều, trong khi ngọn gió rền và cây sậy
biết thở than tượng trưng cho cảm xúc của nhà thơ. Thiên nhiên còn là nơi chốn nghỉ ngơi và tĩnh
tâm. Về với thiên nhiên, người ta quên đi bộ mặt xã hội, quên đi những phiền nhiễu của thế gian.
Đến trào lưu văn học lãng mạn, Thơ mới đã có những thay đổi rất cơ bản trong việc miêu tả thiên
nhiên. Thiên nhiên được miêu tả chân thực hơn, cái đẹp của cảnh vật trong đời sống hàng ngày đã
được phát hiện và đưa vào sáng tác thi ca. Tình cảm thiên nhiên trong Thơ mới thì hết sức chân
thật. Lưu Trọng Lư có thể thổ lộ tâm tình dễ dàng với thiên nhiên như với một người bạn tâm
giao. Xuất thân là một nhà thơ lãng mạn, khi bước sang lĩnh vực văn xuôi, ông mang theo cả bức
tranh thiên nhiên vào trong sáng tác của mình. Cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà văn
không chỉ để thoát li thực tại mà tìm đến nó như một người bạn để tâm sự, để chia sẻ nỗi niềm.
Trong những trang văn của Lưu Trọng Lư, ta thấy thấp thoáng hình ảnh của ánh trăng, của
mùa thu, của sông Hương, núi Ngự, của động Phong Nha, của hồ Tây, chùa Thầy, chùa Láng.
Trăng trong van xuôi của ông đầy thi vị làm tôn thêm vẻ đẹp của tạo vật: “Trăng đã lên trên đầu
ngọn tre cồn, đỏ như mặt một thiếu nữ cạn xong cốc rượu tối tân hôn. Ánh trăng dần dần từ chỗ
nồng nàn ngả xuống màu êm dịu. Một cái êm dịu mát rượi như làn da mịn. Cái vườn cây, dưới
ánh trăng, trở nên bao la… và những sắc đẹp của những bông hoa trở nên mơ màng và kín đáo.
Mọi vật đã mất hết vẻ rõ ràng, bộc lộ, mà trùm khoác một màu u huyền đầy thi vị. Con Sông

Hương, từ nhà mát trông xuống, trắng xoá và óng ánh như một dải lụa” [10, 684].
5
Sông Hương, núi Ngự, núi Thiên Thai, đất Cố Đô thơ mộng cũng được Lưu Trọng Lư
nhắc đến:“Xưa nay, núi Ngự và sông Hương đã làm nên danh tiếng cho đất đế đô
Thiên Thai! Tuy rằng chốn thắng cảnh ấy mượn cái tên đầy thi vị của một cái động tiên,
nhưng mà nó vẫn có cái phong cốt của một ông võ tướng lẫm liệt ở trên mình ngựa, tay múa
ngọn gươm sáng quắc” [10, 161 - 162]. Động Phong Nha lộng lẫy: “Động chính là một hòn núi
trổ ra một dòng nước Ở đây không còn là cái động nữa: ta có cái cảm giác là lạc bước vào cái
cung điện nguy nga lộng lẫy của các hàng vua chúa giàu sang nhất trong thiên hạ” [10, 423].
Thiên nhiên là một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Vì thế,
hầu hết nghệ sĩ lãng mạn đều say sưa kiếm tìm vẻ đẹp ở trong đó. Thiên nhiên như một khoảng
trời trong trẻo, thanh sạch ru dịu những tâm hồn lãng mạn đang bất hoà sâu sắc với cuộc sống
ngột ngạt, tù túng. Họ coi nó là người bạn để sẻ chia tâm sự. Lưu Trọng Lư là nhà văn nằm trong
dòng chảy đó.
6. Lưu Trọng Lư là tác giả đóng góp nhiều trong phong trào Thơ mới và ông cũng thành
công ở lĩnh vực văn xuôi. Khi khảo sát mảng văn xuôi của ông sáng tác trước 1945, người đọc ít
nhiều nhận thấy một đặc thù góp phần quan trọng tạo nên phong cách văn xuôi của tác giả này,
đó là ông tập trung vào một số mô típ. Những mô típ chúng tôi khảo sát nêu trên góp phần tạo
nên nét riêng, độc đáo trong phong cách Lưu Trọng Lư với vai trò là nhà văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (2011), “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Lưu Trọng Lư Tác phẩm - truyện
ngắn, tiểu thuyết, tập 1, Nxb Lao động - Trung tâm Văn hoá - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
3. Huy Cận - Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Chú (1987), Cần nhận thức đúng thời kì văn học 1930 - 1945, Nxb Văn học,
Hà Nội.
5. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức - Nguyễn Văn Thành (sưu tầm, biên soạn - 2007), Lưu Trọng Lư Về tác gia và
tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2010), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Phạm Khải (2011), “Tiếng thu còn mãi”, Văn nghệ Công an, (154), ra ngày 20/6.
9. Lưu Trọng Lư (2011), Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1 (Lại Nguyên Ân - Hoàng
Minh sưu tầm, biên soạn), Nxb Lao động - Trung tâm Văn hoá - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà
Nội.
10. Lưu Trọng Lư (2011), Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 2 (Lại Nguyên Ân - Hoàng
Minh sưu tầm, biên soạn), Nxb Lao động - Trung tâm Văn hoá - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà
Nội.
11. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
12. Hoàng Phê (chủ biên, 2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
6
13. Vũ Quần Phương (2011), “Lưu Trọng Lư và cuộc tìm lại mình trong thi pháp”, http:
//lethieunhon.com/read.php/5032.htm

* Nhận bài ngày: 20/2/2013. Biên tập xong: 14/4/2013. Duyệt đăng : 18/4/2013.
1

MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI THỂ LOẠI SONG THẤT LỤC BÁT VÀ
NGÂM KHÚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
LƯU THỊ LOAN
(*)

TÓM TẮT
Song thất lục bát (STLB) và ngâm khúc là hai thể loại thuần Việt cơ bản của thi ca Việt
Nam trung đại. Trong quá trình vận động và phát triển, STLB và ngâm khúc đã có sự gặp gỡ và
tạo nên một cuộc “hôn phối” diệu kì. Việc STLB kết hợp được với thể loại ngâm khúc đã góp vào
thi đàn văn học Việt Nam trung đại một thể loại độc đáo, lưu lại cho thế hệ sau những tác phẩm
đáng gọi là điển phạm cả về nội dung, chức năng lẫn thi pháp.
Từ khóa: Song thất lục bát, ngâm khúc, thi ca, thi đàn, nội dung, chức năng, thi pháp

ABSTRACT
Song that luc bat (STLB) and ngam khuc is pure Vietnamese two basic categories of
medieval poetry Vietnam. During its campaign and development, STLB and ngam khuc has been
interacted together and created a magic "marriage". The STLB combined with ngam khuc has
contributed to Vietnam medieval literary Forum a unique genre for the next generation of the
classic works of merit as both content scope, functions and enforcement
Keywords: Song that luc bat, ngam khuc, poetry, Forum, content, functions, enforcement
1. “Thể loại văn học là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học. Mỗi một loại hình
văn học có một hệ thống thể loại riêng. Có thể thấy đây chính là phương diện phân biệt rõ nhất
hai loại hình văn học trung đại và hiện đại. Lịch sử văn học về một phương diện quan trọng là
lịch sử của loại và thể loại văn học. Văn học trung đại Việt Nam hiện diện qua một hệ thống thể
loại bề bộn, chồng chéo, ngổn ngang, độc đáo, phong phú, ” [1, 38 – 39]. Thể trong loại, loại
trong thể là những hiện tượng trong văn học. Và hai thể loại song thất lục bát và ngâm khúc trong
văn học Việt Nam trung đại là một hiện tượng như thế.
Song thất lục bát (STLB) là thể thơ thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ ca dao, dân ca. Cho
đến nay, chưa có một tài liệu nào khẳng định STLB ra đời chính xác vào thời gian nào. Qua khảo
sát, chúng tôi nhận thấy vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, trong lịch sử phát triển của
văn học Việt Nam trung đại xuất hiện một hiện tượng lạ. Đó là sự góp mặt lần đầu của hai thể thơ
lục bát và thể thơ STLB trên thi đàn, mà vốn dĩ trong một thời gian dài trước đó là sự chiếm lĩnh
độc tôn của một số thể loại du nhập từ Trung Hoa. Ngay từ lúc manh nha, STLB hiện diện trong
tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao (1462-1529):
Rồi từ đó nhờ ơn cấp túc
Tiếng quản huyền nô nức nhân gia
Năm năm mở tiệc xướng ca
Đào dâng hai chữ “Tam đa” mừng làng.
Có thể xem đó là những dòng STLB thành văn cổ nhất. Trong thơ ca Việt Nam trung đại,
thể loại này tiếp tục phát triển cho đến những thập niên đầu của thế kỉ XX.

(*)
ThS, Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, Thị trấn Trảng Bom – Đồng Nai.

2

2. Đơn vị cơ bản của thể STLB là một tổ hợp (hay khổ) gồm 4 câu, trong đó có 2 câu
thất ngôn và câu lục bát (1 câu 6 chữ và một câu 8 chữ). Nếu 2 câu thất ngôn đi trước rồi tiếp đến
là câu lục bát được gọi là STLB. Ngược lại, nếu câu lục bát đi trước, tiếp theo là 2 câu thất ngôn,
gọi là lục bát gián thất. Mô hình hiệp vần chuẩn của một đoạn STLB tiêu biểu được Phan Diễm
Phương trong Lục bát và song thất lục bát, Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại, xác định như
sau:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng rượi rượi buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
(dòng 25- 32, Chinh phụ ngâm – (Bản dịch Nôm) của Đoàn Thị Điểm)
Chữ cuối câu thất trên vần với chữ thứ (5) câu thất dưới, chữ cuối câu thất dưới vần với
chữ cuối câu lục, chữ cuối câu lục vần với chữ thứ (6) câu bát và chữ cuối câu bát vần với chữ
thứ (5) (đôi khi chữ thứ 3) của câu thất tiếp theo. Cứ như thế, mô hình hiệp vần lặp kéo dài không
giới hạn.
Về nhịp điệu, thể thơ lục bát nhịp điệu khá đa dạng, nhưng thể STLB có hai câu song thất
bao giờ cũng ngắt nhịp theo lối 3/4 (thơ Đường luật 4/3) nên những khổ thơ STLB nối tiếp nhau
tạo thành âm hưởng có tính chất chu kì. Vì thế những bài thơ STLB càng kéo dài càng dễ có cảm
giác đều đều và buồn. Cũng theo Phan Diễm Phương, có thể chia sự phát triển của thể STLB
thành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất (khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVII), xuất hiện hai tác phẩm là
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao và Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sỹ
Khải. Thể thơ STLB chưa bị một ý thức cách luật chặt chẽ, ràng buộc. Nó hoạt động một cách tự
do. Giai đoạn thứ hai (nửa đầu thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII), với sự góp mặt của ba tác phẩm
Thiên nam minh giám, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm, thể thơ STLB đã đi vào xu hướng ổn
định, ngoại trừ vần điệu của tiếng thứ (3) và tiếng thứ (5) dòng thất trên. Giai đoạn thứ ba (thế kỉ
XIX đến những năm 20 của thế kỉ XX), thể thơ STLB đã đi vào ổn định và trở thành khuôn mẫu.
Có thể nói đây là giai đoạn rực rỡ nhất của thể STLB với nhiều tác phẩm còn lưu lại với thời gian

như: Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ, Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh
Nhật Thận, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, Hải ngoại
huyết thư – bản dịch của Lê Đại (nguyên tác bằng chữ Hán của Phan Bội Châu)…
3. Trong quá trình vận động và phát triển, STLB luôn tìm kiếm và khẳng định những chức
năng và nội dung riêng làm nên nét đặc thù của thể loại. Từ thế kỉ XVII-XVIII, khi lục bát đang
phát huy vai trò tự sự trong các truyện Nôm, STLB cũng thực sự tìm được mảnh đất màu mỡ mà
ở đó, nó có thể phát huy một cách tốt nhất khả năng trữ tình, đó là ngâm khúc. Theo Bùi Văn
Nguyên, “nếu thể lục bát được áp dụng một cách thích đáng vào truyện thơ thì STLB với sắc thái
riêng của nó, lại được chọn cho lối ngâm khúc” [3, 235]. Lục bát lợi dụng cấu trúc để kéo dãn bài
thơ đến vô cùng nhằm thích ứng với vai trò kể chuyện, còn STLB lại khai thác ưu thế về các yếu
tố vần, điệu, cũng như tổ hợp các dòng để thể hiện nội dung của ngâm khúc.
Những tác phẩm ngâm khúc thuộc loại hình trữ tình phần lớn cũng giống như các bài thơ
Đường luật. Nhưng các bài thơ Đường luật chỉ diễn tả một khoảnh khắc của tâm trạng, một cảm
xúc trước thiên nhiên, một nỗi buồn thoáng qua nhưng thấm thía, một mối u hoài mơ hồ, mênh
mông… Còn ngâm khúc thì diễn tả cả một tâm trạng phong phú, phức tạp, nhưng nói chung là

×