Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Vấn đề tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 187 trang )

CONTENT


BUI KHANH THE Hue dialect during the language contact in
Vietnam



LUU THI HONG VIET Artistic Space in Kim Dong In’s short
Stories

LE THI NGAN TRANG

Southern spiritual Culture in Son Nam’s
Prose



NGUYEN THI PHUONG LAN

The dynamics of Poetry in the Tri tan
Magazine


LE CUNG


International communities and the
buddhist movement in south Vietnam in
1963



TRAN QUANG THAI Training Objectives of higher Education of
our Country in the Current trend of
Development



NGUYEN THI CAM VAN Applying self-orientated Learning to
Students’ Scientific research



TRNH DUY OANH
PHAM THI BACH TUYET


Students’ self-study in Credit-based
Training


DINH HUY HOANG
LE THI DUNG
Some fixed point theorems in cone
pseudo-metric spaces


HOANG THI NGHIEP
NGO DAC CHUNG
HO THI NGUYET


Study and evaluation of reptile resources
(reptilia) in dong thap muoi region



TRINH PHI HOANH
LA THUY HUONG
Study of the riverbank erosion of the Tien
river in Dong Thap Province on the
Viewpoints of General, Natural geography








Tạp chí
Đại học Sài Gòn




Số 4 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.38321332 - 08.38321360 - Fax: 08.39381910
Email: - Website: www.sgu.edu.vn

Số 18


12/2013
ISSN 1859 - 3208


Tổng Biên tập
ThS.NB. Trịnh Viết Tồn

Phó Tổng Biên tập
PGS.TS. Võ Văn Lộc
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Chủ tòch
PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn

Phó Chủ tòch
PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng

Ủy viên
PGS.TS. Phan Xn Biên
PGS.TS. Nguyễn Thanh
PGS.TS. Đinh Xn Khoa
GS. TSKH. Thái Duy Tun
GS. TSKH. Lê Huy Bá
GS. TS. Bùi Thế Cường

PGS.TS. Võ Quang Mai
PGS.TS. Phạm Hồng Qn
PGS.TS. Tơn Thất Trí
TS. Nguyễn Văn Bằng
TS. Hồ Xn Thắng
TS. Nguyễn Đức Hòa

TS. Hồ Văn Hải
TS. Phan Thị Xn Yến
TS. Phạm Thị Thu Nga

TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo

TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến
ThS. Lê Văn Việt
ThS. Hồng Hữu Lượng
ThS. Phan Anh Tài

ThS. Cao Thái Phương Thanh
ThS. Đỗ Xn Tịnh
ThS. Hồ Văn Bình


Thư kí
TS. Nguyễn Thị Kim Ngân

Giấy phép hoạt động báo
chí
số:1120/GP-BTTTT,
ngày
12/8/2008 của Bộ
trưởng
Bộ
Thơng tin và
Truyền
thơng
.





° BÙI KHÁNH THẾ



° LƯU THỊ HỒNG VIỆT



° LÊ THỊ NGÂN TRANG



° NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
LAN

° LÊ CUNG




° TRẦN QUANG THÁI




° NGUYỄN THỊ CẨM VÂN




° TRỊNH DUY ỐNH
PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT


° ĐINH HUY HỒNG
LÊ THỊ DUNG



° HỒNG THỊ NGHIỆP
NGƠ ĐẮC CHỨNG
HỒ THỊ NGUYỆT

° TRỊNH PHI HỒNH
LÃ TH HƯỜNG


MỤC LỤC


Tiếng Huế trong q trình tiếp
xúc ngơn ngữ ở Việt Nam

Khơng gian nghệ thuật trong
truyện ngắn của nhà văn Kim
Dong In
Văn hố tinh thần Nam Bộ trong

văn xi Sơn Nam
Sự vận động của thơ trên Tạp chí
Tri tân
Cộng đồng quốc tế với phong
trào Phật giáo miền Nam Việt
Nam năm 1963
Về mục tiêu đào tạo của giáo dục
đại học nước ta trong xu thế phát
triển hiện nay
Vận dụng học tập tự định hướng
trong hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên
Vấn đề tự học của sinh viên trong
đào tạo theo học chế tín chỉ
Một vài định lí điểm bất động
trong khơng gian giả Mêtric Nón

Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài
ngun bò sát (reptilia) ở vùng
Đồng Tháp Mười
Nghiên cứu xói lở bờ sơng Tiền
đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp
trên quan điểm địa lí tự nhiên



1
TIẾNG HUẾ
TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM
BÙI KHÁNH THẾ

(*)

TÓM TẮT
Hiện nay, tiếng Việt được giới khoa học trên thế giới xếp vào số 52 ngôn ngữ
quan trọng trên thế giới. Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc nhiều thiên niên kỉ, bao
gồm sự tiếp xúc, tiếp biến ngôn ngữ của các dân tộc bản địa và với một số thứ tiếng
ngoại nhập như tiếng Hán, tiếng Pháp. Quá trình đó diễn ra theo quy luật quy tụ, lan tỏa
để rồi một số biến thể mới lại hình thành làm phong phú, đa dạng hơn cho bức tranh
tiếng Việt. Trong những biến thể đó, TIẾNG HUẾ với điều kiện rất riêng của quá trình
hình thành và tồn tại nên đã đóng góp những nét đặc thù của mình vào tiếng Việt với
cương vị là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam hiện nay. Bài viết nhằm giới thiệu những
nét đặc thù của tiếng Huế đóng góp vào quá trình tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam.
Từ khoá: Tiếng Huế, quá trính tiếp xúc, tiếp biến ngôn ngữ, tiếng Việt
ABSTRACT
Vietnamese is currently ranked among the 52 important languages in the world.
Vietnamese has undergone the language contact for many millennia, including the
contact and accumulation of the languages of the indigenous peoples and some foreign
languages such as Chinese and French. The process has taken place in accordance with
the law of convergence and pervasion, then a number of new variants have formed and
enriched Vietnamese. In these variants, HUE DIALECT with its own conditions of the
formation and existence has contributed to the peculiarities of Vietnamese in the position
of the official language of Vietnam today. This paper attempts to introduce Hue
DIALECT peculiarities which have contributed to the process of the language contact in
Vietnam.
Keywords: Hue Dialect, contact process, language accumulation, Vietnamese

Tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN) ở Việt Nam là một chủ đề rộng lớn. Thảo luận về
tiếng Huế, người viết bài này xem đây là cách tiếp cận bộ phận về TXNN ở Việt Nam.
1. Trong bài Language Contact trình bày tại Đại hội quốc tế lần thứ 8 về ngôn ngữ
học họp tại Oslo, 5-9, August, 1957, Einar Haugen viết: “Mỗi một nhà ngôn ngữ học sớm

muộn gì rồi cũng đều gặp phải các vấn đề liên quan đến sự tiếp xúc ngôn ngữ”. Thiết
nghĩ, hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đều có thể đồng tình với ý tưởng này. Bởi
vì tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng ngôn ngữ học phổ biến trong lịch sử giao tiếp ngôn
ngữ ở Việt Nam từ khởi thuỷ cho đến ngày nay. Các bằng chứng từ khoa học lịch sử cũng
cho phép chúng ta đoán định rằng ngay từ thời kì hình thành sinh hoạt giao tiếp của các
cư dân Văn Lang rồi Âu Lạc đã diễn ra qua hình thức TXNN. Đề cập đến lịch sử Việt
Nam bước vào thời đại dựng nước các công trình lịch sử đều ghi nhận sự hợp nhất các bộ
lạc hoặc liên minh bộ lạc đã tham gia vào quá trình hình thành nước Văn Lang hợp thành
bởi các bộ tộc Lạc Việt (Phan Huy Lê và các đồng tác giả, 1983). Đại Việt sử lược dẫn
tên 15 bộ lạc
(1)
. Các tác giả sách Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, cũng nhận định

(*)
GS.TS, Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh.
2
thời đại lịch sử này được đánh dấu bằng sự ra đời của nước Văn Lang rồi Âu Lạc “một
hình thức phôi thai của nhà nước” mà mối liên hệ của cộng đồng xã hội” là một liên minh
bộ lạc” (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn). Môi trường giao tiếp của cộng đồng xã hội này
hẳn là môi trường giao tiếp nhiều tiếng nói (polyglottal), trong đó có lẽ thời bấy giờ tiếng
nói của các bộ lạc không khác nhau bao nhiều vì về cơ bản đây là các thứ tiếng nói ở
trạng thái cổ xưa của dòng ngôn ngữ Nam Á theo quan điểm của S.E. Yakhôntốp bao
gồm các ngôn ngữ Mon-khmer, Thái và Nam Đảo (S.E.Jakhôntốp, 1964.tr108). Có thể
xem đây là hạt nhân đầu tiên của tiếng Việt thời cổ hình thành trên vùng đất khai nguyên.
Và đây cũng bắt đầu một hình thái tiếp xúc tiêu biểu trong quá trình TXNN ở Việt Nam –
TXNN giữa các tiếng nói của các tộc người
(2)
trong nội bộ cộng đồng các dân tộc, tộc
người Việt Nam.
Bước sang thời đại có sự xâm nhập của các dân tộc khác vào lãnh thổ Việt Nam

theo con đường xâm lược, bành trướng (Hán từ phương Bắc) hay tôn giáo, thương mại
(Ấn từ phía Tây hay đường biển) sự TXNN ở Việt Nam xuất hiện thêm một hình thái
mới: tiếp xúc giữa ngôn ngữ bản địa và các thứ tiếng ngoại nhập – các ngoại ngữ . Mỗi
hình thái TXNN này diễn ra dĩ nhiên theo các quy luật chung như giao tiếp, song ngữ/đa
ngữ, giao thoa (interference), vay mượn, biến đổi cấu trúc ngôn ngữ. TXNN đồng thời
cũng là tác nhân kéo theo sự tiếp xúc văn hoá. Kết quả của TXNN và tiếp xúc văn hoá
dẫn đến những hệ quả nhất định, tích cực hoặc tiêu cực, tùy theo cảm thức và sự điều
chỉnh của thành tố tiếp nhận (recipient) là chủ nhân của ngôn ngữ và văn hoá tiếp nhận
trong thế đối ứng với thành tố cấp (donor). Tiến trình lịch sử Việt Nam cho thấy người
Việt Nam với tư cách là chủ thể của thành tố tiếp nhận đã lái quá trình tiếp xúc này phát
triển theo con đường có lợi đối với việc giữ gìn và làm phong phú cho bản sắc ngôn ngữ,
bản sắc văn hoá của mình
(3)
. Do đó bên cạnh các quy luật chung, quá trình TXNN, tiếp
xúc văn hoá ở Việt Nam tùy theo hình thái tiếp xúc ta còn thấy các nét (hay cũng có thể
gọi là quy luật) đặc thù của mình.
Một cách tổng quát mà không phân tích chi tiết, có thể dùng biểu thức: ở Việt
Nam sự tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ và văn hoá ngoại lai diễn ra theo quá trình tinh
tuyển(distillation), còn quá trình TXNN tiếp xúc văn hoá diễn ra giữa các tộc người, các
dân tộc trong nội bộ cộng đồng nhân dân Việt Nam diễn ra theo quy luật quy tụ và lan tỏa
(convergence and pervasion).
2. Thảo luận về tiếng Huế, người viết bài này không làm công việc xác định đường
viền về địa lí, tuyến đẳng ngữ (isogloss) về phương ngữ, mà đặt tiếng Huế với tương
quan về cách gọi các khu vực ngôn ngữ - văn hoá khác (tiếng Hà Nội, tiếng Bắc Ninh,
tiếng Sài Gòn, tiếng Quảng Nam…) trong cách tiếp cận TXNN, tiếp xúc văn hoá đa
dạng, đa chiều
(4)
.
2.1. Có thể thấy tính đa dạng, đa chiều của tiếng Huế bắt đầu từ cách giải thích tên
gọi của địa danh này. Theo Từ điển A.deRhôdes Hoá < Kẻ Hoá, Thuận Hoá: Kinh đô xứ

Cô – Sinh mà người Bồ Đào Nha gọi là Sinua. Kẻ hoe. Cùng một nghĩa (sđd, tr.116).
Theo Thái Văn Kiểm, Huế là do từ Hoa đọc trại ra; theo Lê Văn Hảo thì Huế là do
Hoá đọc trại ra, còn TS. Sử học người Champa là PoDharma cho rằng Huế có gốc từ
tiếng Chăm [hwe] có nghĩa là mùi thơm. Tuy vấn đề từ nguyên của tên gọi Huế đang còn
mở, nhưng qua các giả thuyết trên ta vẫn có thể rút ra ít nhất là hai điều có giá trị nhận
thức. Một là Huế có liên hệ với Thuận Hoá là địa phương mà chúa Nguyễn Hoàng được
3
vào trấn nhậm vốn thuộc vùng trung chuyển của bức tranh phương ngữ Việt Nam hiện
nay. Hai là giả thuyết về từ nguyên của Huế có liên hệ với tiếng Chăm vốn là ngôn ngữ
của cư dân gốc nơi này trước khi tiếng Việt Nam lan tỏa đến. Nếu giả thuyết của Pô
Dharma là đúng thì điều đó lại cấp thêm một bằng chứng về sự giao thoa ngôn ngữ, và
nhất là sự quy tụ ngôn ngữ trong tiếng Huế. Thực ra thì sự giao thoa và quy tụ ngôn ngữ
trong các tiểu phương ngữ (thổ ngữ) vùng địa lí này đã từng được Dương Văn An dẫn ra
trong Ô Châu cận lục đề cập đến từ giữa thế kỉ XVI và nhiều ngữ liệu có thể khai thác từ
Bùi Minh Đức trong Từ điển tiếng Huế.
2.2. Trên bình diện đồng đại, có thể nghiên cứu tiếng Huế như một thành phần của
phương ngữ Bình Trị Thiên theo cách tiếp cận phương ngữ học địa lí, vừa như tiếng nói
của một thành phố (đô thị) theo cách tiếp cận phương ngữ học xã hội – về mặt này có thể
nói tiếng Huế có một vị trí độc đáo trong lược đồ phương ngữ xã hội Việt Nam. Tiếng
Huế cung cấp cho phương ngữ học xã hội Việt Nam các ngữ liệu về ngôn ngữ cung đình
của triều đại cuối cùng - Triều Nguyễn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Chắc
hẳn nhiều người Việt Nam đều biết hoặc nghe về tự MỆ với nghĩa con cháu hoàng tộc
nhà Nguyễn. Các MỆ có cách nói năng giao tiếp riêng trong phạm vi hoàng tộc và cả khi
giao tiếp với dân thường, qua đó đã xuất hiện một số giai thoại về cách nói của các MỆ.
2.3. Trong thành phần tiếng Huế, ngôn ngữ của giới trí thức Huế qua các thời kì có
vị trí quan trọng. Phóng tầm nhìn hồi quan (retrospective), ta hình dung đó là ngôn ngữ
của bộ phận quan lại cựu học thuộc các đời vua triều Nguyễn từ Gia Long trở đi. Song
song bên kia Sông Hương “Nhất hà lưỡng quốc…” là ngôn ngữ của bộ phận viên chức
tân học thuộc tòa Khâm sứ Trung kì - bộ máy cai trị của toàn Khâm sứ Trung kì. Cùng
với sự phát triền lịch sử bộ phận trí thức tân học tăng dần. Góp phần vào sự phát triển đó

cần nhắc đến vai trò của trường học như Quốc học Huế
(5)
, trường nữ Đồng Khánh và sau
1954 là Viện Đại học Huế. Nhiều học sinh trường Quốc học Huế và về sau nhiều sinh
viên Viện Đại học Huế đã tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh cách mạng
hoặc tham gia kháng chiến.
2.4. Trong giới tri thức Huế cả cựu học lẫn tân học đều có những nhà văn, nhà
thơ, nhà báo nổi tiếng, tiêu biểu đã góp ngôn ngữ văn thơ, báo chí vào lịch sử văn học,
lịch sử báo chí đất nước. Giới văn học sử Việt Nam đã và vẫn tiếp tục viết về Tùng Thiện
Vương Miên Thẩm (1819-1897), Tuy Lí Vương Miên Trinh (1820-1897) – những tác giả
nổi tiếng đã cùng sáng lập Thi Xã Tùng Văn mà mỗi người đều có những tác phẩm để
đời. Quê ở Quảng Nam, nhưng dành phần lớn cuộc đời hoạt động trước 1945 ở Huế, Tiến
sĩ cựu học Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947) đắc cử Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kì,
nhưng sau đó do bất đồng với Khâm Sứ Trung kì năm 1927 đã từ chức lập tờ báo Tiếng
Dân, làm chủ bút báo này 16 năm liền. Cụ Huỳnh cũng là tác giả của các sách nổi tiếng:
Thi tù tùng thoai, Thi văn với thời đại, Phan Tây Hồ lịch sử, Trung Kì cự sưu thuế.
Hải Triều (tên thật: Nguyễn Khoa Văn, 1908-1954) cây bút cách mạng gắn tên
tuổi với Huế qua các cuộc bút chiến về Duy vật và duy tâm với Phan Khôi, về Văn học vị
nghệ thuật hay vị nhân sinh với Thiếu Sơn, viết và ấn hành các sách chủ nghĩa Mác phổ
thông, Văn sĩ và xã hội trong đó giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam các nhà văn thế giới
Romain Roland, Henri Barbusse, Maxime Gorki.
Được mệnh danh là nhà thơ cách mạng của Huế, Tố Hữu phản ánh trong thơ trước
và sau cách mạng tháng Tám 1945 ngôn ngữ của các giới đồng bào Huế, nhất là lớp
4
người chịu nhiều cơ cực dưới chế độ thực dân phong kiến: Cô gái Sông Hương, Hai đứa
bé…trong tập thơ Từ ấy. Trong những ngày sục sôi cách mạng, mặc dù gánh vác trọng
trách của một nhà lãnh đạo cách mạng ở thành phố, nhưng ánh nhìn và ngôn từ của Tố
Hữu vẫn giữ phong thái Huế bình dị, giàu sức biểu cảm:
Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác
Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau

(Tố Hữu, Huế tháng tám - 23.8.1945)
2.5. Có một đặc điểm rất riêng của Huế về chính trị - văn hoá mà khi thảo luận về
Huế ta cần nhắc đến. Bởi vì không phải ngẫu nhiên mà Huế đã là đối tượng nghiên cứu
trong suốt 31 năm của Hội những người bạn cố đô Huế (Association des Amisdu Vieux
Huế) hoạt động từ 16.11.1913 đến giữa năm 1944 với mục đích “sưu tầm, bảo tồn và
truyền bá những dấu tích xưa…liên quan đến Huế và phụ cận”. Hội có tạp chí cùng tên,
đồng hành liên tục với sự tồn tại của Hội và “là một nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu về
những định chế chính trị, văn hoá xã hội, giáo dục của đất nước nói chung và Huế nói
riêng trong thế kỉ 19 và những thập niên đầu thế kỉ 20”. Nhà xuất bản Thuận Hoá đã tổ
chức dịch trọn bộ các số tạp chí từ năm 1914 đến 1944 lên đến 15.000 trang
(6)
. Điều này
chứng tỏ trong các kho lưu trữ và thư viện của Huế còn là hệ thống tàng thư vô giá cho
các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau trong đó có ngôn ngữ học.
2.6. Nhớ về quê hương, nhớ về một thời đã qua của lớp người luống tuổi có thể
được thể hiện trong nhiều văn thơ, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc
những miền quê khác nhau. Nhưng khi tiếp xúc các tác phẩm cùng loại của những tác giả
vốn là người Huế hoặc có một quãng đời gắn bó với Huế (học tập, làm việc, hoạt
động…) người đọc có thể cảm nhận một tâm tình rất riêng, rất Huế. Điều này thể hiện
qua cách khơi gợi đậm đặc các tên gọi những bến nước, chợ làng:
“Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm…”
Hoặc “Nước đầu cầu khúc sâu, khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long…”
“Bên chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bên Làng Thọ Lộc tiếng trống canh sang…”
Rồi với cả: “Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn em ơi! ” (bổ sung nguồn dẫn)
Những nét khơi gợi có phong cách như vậy, nhà nghiên cứu Bùi Minh Đức đã nói
rõ “nhiều lời hò Huế cũng đã được xuất phát từ thi ca Huế” của các nhà thơ Huế như Ưng

Bình Thúc Gia, Nguyễn Khoa Vi, Tô Kiều Ngân…(Bùi Minh Đức, 2008. Chữ nghĩa
tiếng Huế, tr.59-71). Đây là sự giao thoa và quy tụ trong tiếng Huế ngôn ngữ thi ca dòng
bác học và lời ca, tiếng hò dân gian. Ngôn từ thi ca Huế còn cho thấy sự giao thoa và quy
tụ ngôn từ Hán và Việt đồng thời cũng là nơi lưu giữ vẹn toàn đặc tính uyển chuyển của
tiếng địa phương:
“Họa hổ họa bì nan họa cốt
5
Tri nhân tri diện bất tri tâm
May mô may chút nữa em lầm
Khoai khô xắt lát, tưởng cao ly sâm bên Tàu”. (bổ sung nguồn dẫn)
Có những từ địa phương mang sắc thái cổ, ta chỉ có thể hiểu được khi đặt trong
ngữ cảnh: của ca từ hò hát dân dã:
“Hai tay cầm bốn tao nôi,
Tao thẳng tao dùi, tao nhớ tao thương…”
(Lời hò có xuất xứ là thơ Kiều Ngân)
Những ngôn từ Huế khó lẫn với nơi đâu khác như vậy không chỉ có ở các nhà thơ,
ở những lời hò đối đáp, câu ca dao Huế, mà ta cùng còn có thể bắt gặp trong các bài hồi
ký, câu thơ, lời nhạc của những trí thức tân học hiện đã luống tuổi vốn là cựu học sinh
Quốc học Huế, cựu sinh viên đại học Huế một thời đã qua có thể nay đang sống xa quê:
“Ba năm rồi tôi rời xa xứ mẹ
Nhớ nhung về Bến Cát mờ sương
Bóng nước mây đưa Đồi Vọng Cảnh
Thuyền về trôi dạt Bãi Dâu xưa…” (Lê Thị Hàn, Quê mẹ)
Đọc lời trong nhạc phẩm Huế mãi trong tim (tg: Nguyễn Phú Yên, Phạm Việt
Hoà): “Xa thì nhớ gần chưa hiểu hết. Huế bây giờ còn mãi trong tim” bất giác tôi liên
tưởng câu nói của nhà thơ Đức Theodore Fontane: “Chỉ có nơi tha hương mới dạy ta
càng biết trân trọng hơn những gì quý báu ở chốn quê nhà”.
Thực ra, không chỉ người Huế xa quê, mà cả người vẫn đang sinh sống tại quê
nhà, và cả những người ít nhiều biết về Huế cũng đều có tình cảm sâu lắng về Huế mỗi
khi có dịp nhắc đến. Bởi vì Huế chẳng những là chốn thần kinh một thủa, nơi vương triều

cuối cùng của Đại Việt định đô và ngày nay vẫn luôn luôn là một vùng ngôn ngữ - văn
hoá còn ẩn chứa biết bao giá trị đã từng hiển lộ cũng như chưa hiển lộ của nơi giáp ranh
giữa miền đất tiếp xúc ngôn ngữ có ảnh hưởng đậm nét của văn hoá Hán thời xa xưa và
văn hoá Ấn cổ đại.Các nhà văn học sử chắc hẳn sẽ đặt trong hệ thống các thi xã, văn đàn
toàn Việt Nam để nghiên cứu sâu những nét đặc thù rất thú vị của Thi xã Tùng Văn (/Mạc
Văn Thi Xã) do Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm) và Tuy Lí Vương (Miên Trinh) thành
lập. Trong sinh hoạt văn chương của thi xã có sự tham gia của các danh sĩ đường thời
như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, các nữ thi sĩ hoàng tộc Mai An, Huệ Phố. Hơn một
thế kỉ đã qua kể từ đó, nhưng với trải nghiệm văn hoá ngày nay chúng ta vẫn có thể hình
dung được sinh hoạt “văn chương hào hứng” thời bấy giờ ở chốn đế đô (viết lại theo ý
tưởng của Trần Thùy Mai, trong Từ điển văn hoá Việt Nam, tr.364)
Tiếp tục truyền thống đó thời kì mới có thêm Hương Bình Thi Xã mà tác phẩm của
các thành viên phản ánh những phương diện khác nhau của tiếng Huế một thời kì lịch sử.
Mặt khác dấu ấn của quá trình tiếp xúc giữa Việt – Chăm, Việt – Hán nơi đây chắc hẳn
cũng sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu những kiến văn thú vị qua loạt địa danh của
vùng ngôn ngữ - văn hoá này chứ không chỉ riêng tên gọi của bản thân Huế. Bùi Minh
Đức đã dành nhiều dòng, nhiều trang để giải thích cho những địa danh Huế như Xứ Sịa,
6
Làng Vỹ Dạ (Vy Dã), Phú Bài (<Phu Bài), Sông Ôlâu, làng Kim Long (<Kim Luông), An
Nông (<An Nong<Nong), An Lỗ Phú Ốc (<?), An Cựu, Truồi,v.v.
Kết quả của sự TXNN nhập thân vào tiếng Huế chắc chắn là lĩnh vực mà các nhà
ngôn ngữ học đang phải tiếp tục phát hiện, khai thác, nghiên cứu để bổ sung vào bức
tranh lịch đại của tiếng Việt trong quá trình tổ tiên chúng ta mở cõi về phương nam.
2.7. Huế về phương diện văn hoá còn là nơi quy tụ các nhà văn hoá của nhân dân
ta vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Tiêu
biểu trong số đó là hai nhân vật lớn của phong trào Đông Du – Duy Tân, tuy quê quán
thuộc một tỉnh khác, nhưng tên tuổi tỏa sáng ở Huế. Đó là cụ Phan Bội Châu sau khi bị
thực dân Pháp đưa về an trí ở Huế, vẫn tiếp tục là biểu tượng của “đấng xả thân vì độc
lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Lời của Nguyễn Ái Quốc). Ông
già Bến Ngự trong vòng Kiềm tỏa của kẻ thù vẫn tiếp tục cho đến cuối đời dùng lời nói,

các trang sách cổ vũ lòng yêu nước của mọi người dân Việt. Đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng
được người dân Huế và nhân dân cả nước biết đến với việc thành lập, xuất bản báo Tiếng
Dân suốt 16 năm liền làm chủ bút sau khi từ chức Viện trưởng Viện dân biểu Trung kì vì
bất đồng với khâm sứ Trung kì.
Huế còn là nơi lưu những hiện vật đã phát hiện được hoặc đang còn ẩn mình đâu
đó dưới mặt đất hoặc trong lòng sông Hương về văn hoá Sa Huỳnh thời tiền sử và sơ sử,
các giai đoạn Chăm sớm những thế kỉ 1,2,3, giai đoạn Champa từ thế kỉ 4, 5 đến thế kỉ
11, 12) và giai đoạn Champa – Đại việt (thế kỉ 13,14) giai đoạn Đại Việt (thế kỉ 14 trở về
sau). Nhiều hiện vật trong số đó đã được nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan sưu tập và gìn giữ.
Từ hạt nhân đầu tiên thời đại Văn Lang – Âu Lạc đến nay tiếng Việt được xếp vào
hàng những ngôn ngữ quan trọng trên thế giới (Bernard Comrie, 2009.P.12) và được viện
dẫn như trường hợp “ngôn ngữ của quốc gia đa dân tộc, làm chuyển ngữ trong giáo dục”
(M.Clyne) ngay sau khi đất nước giành lại quyền độc lập (Bùi Khánh Thế, 2012., tr.386).
Bước chuyển kì diệu đó đã trải qua khoảng thời gian nhiều thiên kỉ, qua không gian trải
dọc đất nước đến vài nghìn cây số theo chiều dài từ bắc đến nam. Trong quá trình đó, cứ
mỗi giai đoạn phát triển tiếng Việt lại tiếp xúc với những nhân tố ngôn ngữ, văn hoá mới,
bồi đắp thêm cho nền tảng vốn có cũng như ngày càng biến đổi phong phú dần lên bởi
các nét đặc sắc của mỗi vùng đất nước. Vùng ngôn ngữ - văn hoá Huế với sự hình thành
và phát triển đặc thù của mình đã và đang góp phần riêng xứng đáng của mình vào di sản,
tài sản ngôn ngữ - văn hoá chung của cộng đồng nhân dân Việt Nam. Thiết nghĩ việc khai
thác báu vật ấy không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học xứ Huế, mà cũng là nghĩa vụ
của tất cả các nhà khoa học của cả nước xem Huế là đối tượng nghiên cứu của mình.

Chú thích:
1. Hiện nay, theo Phan Huy Lê, có ba văn bản khác nhau về danh sách 15 bộ của nước
Văn Lang. Danh sách dưới đây chép theo Đại Việt sử lược: 1) Giao chỉ, 2) Việt thường
thị, 3) Vũ Ninh, 4) Quân Ninh, 5) Gia Ninh, 6) Ninh Hải, 7) Lục Hải, 8) Thang Tuyền, 9)
Tân Xương, 10) Bình Văn, 11) Văn Lang, 12) Cửu Châu, 13) Nhật Nam, 14) Hoài Nam,
15) Cửu Đức (Sđd, tr.24)
2. Thuật ngữ tộc người trong bài này được dùng theo quan điểm của các nhà dân tộc học

Việt Nam, tương ứng với thuật ngữ tiếng Anh ethnic.
7
3. Ở đây có thể nhắc đến một câu nói của F. de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học
đại cương: “ tinh hoa của một chủng tộc hay một tập đoàn dân tộc có xu hướng luôn
luôn lái ngôn ngữ vào một số đường đi nhất định” (Bản dịch tiếng Việt, Sđd, tr.393).
Luận điểm này hoàn toàn thích hợp khi nói về quy luật phát triển của ngôn ngữ và văn
hoá Việt Nam trong quá trình TXNN, tiếp xúc văn hoá.
4. Tác giả Bùi Minh Đức trong Từ điển tiếng Huế đã dành nhiều trang (từ tr.883 đến
tr.889, bao gồm 3 bản đồ Huế và nhiều ảnh) để giới thiệu về điều này.
5. Trường Quốc học Huế được thành lập năm 1896 theo Chỉ dụ ngày 17.9 năm Thành
Thái thứ 8 (23.10.1896) và Nghị định ngày 18.11.1896 của Toàn quyền Đông Dương A.
Rousseau. Ban giảng huấn có cả các giáo sư Pháp và Việt Nam. Tham gia giảng dạy ở
Quốc học Huế có các giáo sư Việt Nam như Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu, Nguyễn
Thúc Hào, Ngụy Như Kon tum, Phạm Đình Ái, Nguyễn Lân, Đoàn Nồng, Cao Văn Luận,
Dương Thiệu Tống,
6. Đoạn viện dẫn này trích từ lời giới thiệu của Hồ Thị Minh Loan về bản dịch tiếng Việt
bài viết về Trường Quốc học rút từ dịch phẩm trọn bộ 31 năm Bulletindes Amisdu Vieux
Hue.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. O.S. Akhmanova (1966,) Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Bằng tiếng Nga), Nxb
Bách Khoa thư Xô Viết, Moskva.
2. Dương Văn An (1553), Ô Châu Cận Lục, Bản dịch: Bùi Lương,Văn hoá Á Châu xuất
bản 1961.
3. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Bernard Comrie (Edited) (2009), The World’s Major Languages, Edited by Bernard
Comrie, 2009, Routledge Taylor and Francis Group.
5. Bùi Minh Đức (2008), Chữ nghĩa tiếng Huế, Nxb Thuận Hoá, Thừa Thiên - Huế.
6. Bùi Minh Đức (2009), Từ điển tiếng Huế, Quyển thượng, Quyển hạ (Ấn bản thứ ba),
Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Einar Haugen (1957), Language Contact, “Report for the Eighth International
Congress of Linguistics”, Oslo, 5- 9 August, 1957. III Pp. 253 – 267. Bản dịch tiếng
Nga trong sách Novoe Lingvistike, VI, Jazykovye Kontakty, Nxb Progress, Moskva,
1972.
8. Bùi Khánh Thế (2005), “Lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở
Việt Nam (Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh)”, trong sách: Tiếp xúc ngôn ngữ ở
Việt Nam, 2005 Nguyễn Kiên Trường (chủ biên), Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 11 – 37.
9. Bùi Khánh Thế (2012), Tiếng Việt – tiếng nói thống nhất của dân tộc Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8
* Nhận bài ngày: 20/5/2013. Biên tập xong: 20/12/2013. Duyệt đăng: 24/12/2013.
1


KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NHÀ VĂN KIM DONG IN
LƯU THỊ HỒNG VIỆT
(*)

TÓM TẮT
Trong nền văn học hiện đại Hàn Quốc, nhà văn Kim Dong In đã có thành tựu lớn
trên văn đàn. Để ghi nhận cống hiến của nhà văn Kim Dong In, từ năm 1955, Nhà xuất
bản Sasang, một nhà xuất bản lớn ở Hàn Quốc, đã lập ra giải thưởng Văn học Dong In.
Trong truyện ngắn của ông có các loại không gian như: không gian ngột ngạt tù túng,
không gian thiên nhiên vũ trụ, không gian kỳ ảo, không gian sinh hoạt đời thường. Các
loại không gian này góp phần làm sáng tỏ những diễn biến tâm lí của nhân vật trong tác
phẩm. Tìm hiểu về không gian nghệ thuật, chúng ta hiểu rõ hơn về tài năng và sự đổi mới
trong sáng tác của nhà văn Kim Dong In.
Từ khoá: không gian nghệ thuật, nhà văn Kim Dong In, giải thưởng, văn học Kim

Dong In, truyện ngắn Kim Dong In
ABSTRACT
The writer Kim Dong In has got great achievements in modern Korean literature.
In order to acknowledge his contributions, Sasang - a significant publishing house in
Korea has awarded the Kim Dong In Cultural Prize since 1955. The short stories of the
writer have expressed different kinds of typical space: the stiffy and confined space, the
outer space, the fantasy space and the daily life space. The psychological happenings of
the characters are clarified by these various kinds of space.Therefore, thoroughly
studying the artistic space of his short stories, we can have deeper understanding of his
talent and his innovative works.
Keywords: artistic space, the writer Kim Dong In, Kim Dong In Cultural Prize,
Kim Dong In’s short stories
Nhà văn Kim Dong In sáng tác rất nhiều truyện và tiểu thuyết. Những tác phẩm
đầu tay của tác giả là Nỗi buồn nhược tiểu, Người mong manh ơi, Mạng sống. Và tác
phẩm làm cả giới văn học chú ý đến là Con tàu (Baetaragi), Khoai tây (Kamja) và chúng
đã đưa tên tuổi Kim Dong In trở nên nổi tiếng. Tác giả đã viết hơn trăm truyện ngắn và
tiểu thuyết. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ nghiên cứu các truyện ngắn tiêu biểu
của tác giả được giới thiệu trong Truyện ngắn Kim Dong In [8] do Ahn Kyong Hwan và
Phạm Quang Vinh (dịch), làm sáng tỏ một số loại không gian xuất hiện trong 9 truyện:
Baetaragi, Khoai tây, Văn bản, Hoạ sĩ cuồng, Bản sonata cuồng nhiệt, Ngón chân giống
nhau, Núi đỏ, Chàng Hwang nhà quê và Thái hình.
Nhìn chung, không gian nghệ thuật là một yếu tố thi pháp quan trọng trong sáng
tạo nghệ thuật. Đối với nghệ thuật viết truyện, yếu tố không gian nghệ thuật liên kết mật
thiết với các yếu tố khác gắn liền với những điểm nhìn trần thuật trong những thời điểm
và địa điểm khác nhau của chủ thể kể chuyện. Nổi bật trong truyện ngắn của Kim Dong
In là không gian ngột ngạt tù túng, không gian thiên nhiên vũ trụ, không gian sinh hoạt
đời thường, không gian kì ảo Các loại không gian này góp phần làm sáng tỏ những diễn
biến tâm lí của nhân vật.
2


Không gian ngột ngạt tù túng xuất hiện trong tác phẩm của Kim Dong In qua
hình ảnh khu ổ chuột, nhà tù chật hẹp. Không gian này lấn át sự tồn tại của con người.
Thái hình là những trang viết chủ yếu về cuộc sống của con người nơi nhà tù chật hẹp,
bẩn thỉu, bệnh tật. Con người không được hít thở không khí trong lành của vũ trụ bao la,
hàng ngày phải đối mặt với nỗi thống khổ không chỉ vì những hình phạt, sự tra tấn mà
còn phải đối mặt với sự ngột ngạt của phòng giam khoảng 15 mét vuông có tới 40 tù
nhân. Không gian này không khác gì “địa ngục trần gian” vượt quá giới hạn chịu đựng
của con người: “Tôi cảm thấy hai mắt cay cay và một mùi hôi xộc lên khiến tôi muốn
ói”[8, 169]. Con người quá nhỏ bé trước thế giới. Sự tồn tại của con người là không thực,
tồn tại mà như không tồn tại, sống mà dường như đã chết: “Nóng như đốt vào cái lưng
đưa ra cửa sổ của tôi, còn phía trước bức tường phản xạ cái nóng vào ngực tôi, xung
quanh chằng chịt đầy hơi người làm cho toàn thân như bị nhũn ra. Trong lúc đó mùi
phân và nước tiểu, mùi khét của da và mùi thuốc xức ghẻ, trộn lẫn với mùi mồ hôi làm
nên một mùi khí độc lắng xuống đáy phòng mà không thể hoán khí được ”[8, 180]. Con
người bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ thèm những cơn gió mát trong lành để xua
tan đi cái nóng khó chịu, thèm được uống nước để xoa dịu cơn khát đến cháy họng
nhưng tất cả chỉ là viễn tưởng, sự sống đối với họ quá mong manh: “Trong phòng không
thấy đầu và thân người đâu mà chỉ toàn là chân chất chồng thành nhiều lớp ( ) Nó trông
như những cái chân của người chết.”[8, 175]. Không gian nhà tù buổi tối gắn với cái
nóng hầm hập như thiêu như đốt: “Cái nóng làm toàn thân sưng lên và các bộ phận gần
như không còn cảm giác.”[8, 170]. Ngoài ra, các tù nhân luôn phải đối mặt với những
hình phạt dã man. Người tù già chỉ vì không kịp trả lời khi trưởng ban canh tù gọi đến số
của mình đã bị ban canh tù đánh đập không thương tiếc. Truyện đưa chi tiết những kẻ
canh tù ít tuổi hơn hai người con trai của người tù già bị tra tấn tưởng như đơn giản là kể
về tuổi tác của ban canh tù nhưng đó chính là chi tiết khẳng định rõ hơn, minh chứng rõ
hơn về tội ác của những tên canh tù bất lương, tàn ác. Không gian ngột ngạt, tù túng này
mang tính khái quát cao, phản ánh thân phận của người dân Hàn phải vật lộn với cuộc
sống đầy tăm tối, bó buộc trong xã hội đầu thế kỉ XX - một xã hội chịu sự thống trị của
Nhật Bản.
Ngoài ra, không gian ngột ngạt, tù túng cũng là nơi mà những tệ nạn xã hội, những

tội ác nảy sinh đe doạ đến cuộc sống, con người bị rơi vào bi kịch của sự tha hoá: “Ngoại
tình, đánh nhau, trộm cắp, ăn xin, tù tội, mọi bi kịch và hài kịch trên thế gian này hình
như đều bắt nguồn từ khu ổ chuột bên ngoài cửa thành Chilseong.”(Khoai tây) [8, 34].
Khu ổ chuột là không gian sống của những con người không có việc làm như nhân vật
Bok-nhơ, chồng Bok-nhơ, lấy “nghề” bán thân, ăn xin, trộm cắp kiếm sống qua ngày.
Cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn đã dần khiến những con người sống trong khu ổ chuột
này tha hoá. Đồng tiền khiến họ mất đi nhân tính, danh dự hay phẩm hạnh cũng không
còn ý nghĩa gì. Người chồng của Bok-nhơ cảm thấy rất vui vì việc kiếm tiền đã trở nên
dễ dàng. Lão sẽ được sống sung sướng, an nhàn hơn nhờ vào việc bán thân của vợ.
Chồng Bok-nhơ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ muốn quan hệ với Bok-nhơ
ngay tại ngôi nhà mình. Qua không gian ngột ngạt, tù túng, người đọc thấy rõ một xã hội
đầy bi kịch, bao nhiêu con người lương thiện đã bị tha hoá và cuối cùng không chết về
thể xác thì cũng chết về tâm hồn hay rơi vào những bi kịch không lối thoát. Với tư cách là
nhà văn, người cầm bút đứng giữa cuộc đời, Kim Dong In đã gióng lên những hồi chuông
thức tỉnh: hãy cứu lấy nhân tính của con người.
3

Không gian thiên nhiên vũ trụ xuất hiện trong truyện ngắn mang tính đối lập với
không gian ngột ngạt, tù túng. Đây là không gian nghệ thuật đối lập với cuộc sống tối tăm,
bất hạnh của con người. Không gian thiên nhiên trong truyện Baetaragi được miêu tả rất
đẹp, rất nên thơ: “ bầu trời với những đám mây hồng cuộn vào nhau như ý hiểu con
người chúng ta nhất, là bầu trời cùng chúng ta nắm tay nhau. Là một bầu trời đáng
yêu.”[8, 9]. Không gian được nhà văn miêu tả với cái nhìn từ cao xuống thấp: “Từ trên
cao nhìn xuống dòng nước lấp lánh với những chiếc thuyền hội bơi qua những gợn nước,
say trong hương xuân ”[8, 10]. Không gian tràn đầy sức sống còn dần hiện rõ qua
những cánh đồng lúa mì, lúa mạch và nụ cười hạnh phúc của người nông dân Những
niềm vui, hạnh phúc của hiện thực làm cho con người thêm yêu cuộc sống nhưng nó cũng
làm cho con người nhớ lại những khổ đau đã qua để nhận thức rõ hơn giá trị cuộc sống.
Vì vậy, nhân vật “tôi” có sự thay đổi trong tâm trạng từ tâm trạng thoải mái, vui tươi khi
ngắm nhìn bầu trời với những áng mây hồng đã chuyển sang tâm trạng buồn man mác:

“Khi những làn gió thổi nhẹ làm cho những ngọn lúa mì cứ như những đợt sóng lúc nằm
xuống lúc đứng lên ( ) Và những con diều hâu lượn thành những vòng tròn trên trời cao
làm gợi lên nỗi nhớ về ngày xưa.”[8, 11]. Không gian thiên nhiên cũng mang tâm trạng
của con người: “Hoàng Hải buồn man mác vào buổi tối ( ) Một mặt trời to lớn đỏ chói
như đống lửa đang dần chìm xuống dưới mặt biển bồng bềnh, rồi lại trồi lên như đang
nhảy múa.”[8, 13-14]. Hiện tượng thiên nhiên: trời, đất, gió, mây, biển, sông núi, cây cỏ
xuất hiện trong truyện làm thành khung cảnh rộng lớn, đa dạng, thay đổi theo bốn mùa
khác nhau và trong một ngày cũng mang những màu sắc khác nhau. Thiên nhiên đa dạng
qua cái nhìn của người kể chuyện cho thấy người kể chuyện có một tâm hồn lãng mạn,
bay bổng, nhạy cảm: “ Khi những chồi liễu mọc lên từ đất thì mới biết được xuân đến.
Tuy chưa phải hoàn toàn là mùa xuân, nhưng nhìn sang xung quanh đỉnh Moran và sông
Daedong là một dãy rừng sâu, có thể cảm thấy một mùa xuân đang đến.”[8, 11]. Trong
cảnh sắc của thiên nhiên đất trời, con người cảm nhận mọi sự luân chuyển và biến đổi của
tự nhiên và muốn gửi gắm tâm hồn, những điều tâm sự thầm kín của mình vào thế giới
bao la. Cảnh và người dường như có sự giao hoà. Mỗi biến đổi của cỏ cây hoa lá cũng
để lại những thổn thức trong tâm hồn nhân vật: “Chừng mười triệu lá thông ở mộ Cơ Tử
hướng lên trời và chừng mười triệu ngọn cỏ, tất cả như cùng nhau hát lên bài Baetaragi
buồn ( ) Nơi anh ta ngồi năm ngoái cỏ đã mọc thẳng lại và nở hoa màu đỏ tía, nhưng sự
ân hận của anh ta có lẽ vẫn không bao giờ hết.”[8, 33]. Cảnh vật thiên nhiên cũng giống
như người thuỷ thủ đang ở trong cơn bão lòng với tâm trạng biến động không ngừng. Nó
trào lên, cuộn xuống, khoét sâu vào tâm hồn khiến người thuỷ thủ khổ đau, day dứt, ân
hận, dằn vặt và mơ hồ về tương lai.
Giống như truyện Baetaragi, truyện Họa sĩ cuồng cũng mở đầu bằng một không
gian thiên nhiên vũ trụ được kiến tạo thông qua tầm nhìn của nhân vật. Mọi biểu hiện của
không gian ngoại cảnh chủ yếu được khúc xạ qua lăng kính chủ quan, qua sự cảm nhận
của tâm hồn nhân vật và đó cũng chính là cái cớ để tác giả mở rộng những cảm xúc, kích
thích những suy nghĩ của độc giả: “Núi Inwang. Những cây thông con mọc trên phiến đá,
ở dưới thì rêu phong tự khoe sắc của mình. Nhìn xuống dưới phiến đá mấy cụm lan đang
nở hoa vàng. Mấy lá lan đung đưa trước làn gió mát va vào tảng đá.( ) Toàn bộ thung
lũng trước mặt đều phủ bằng những ngọn lá thông. Vẫn thấy rải rác những phiến đá xám

xịt ”[8, 66]. Không gian vũ trụ mênh mông, bao la với chiều rộng của thung lũng và sự
quyến rũ bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi sâu - một vẻ đẹp sâu lắng và tĩnh mịch: có gió, hang
4

động, cỏ núi, các sinh vật, vách đá, thông xanh Ngoài ra, còn có thành phố Kính Thành
xinh đẹp, trù phú khiến cho những ai đã từng tới đây đều có cảm giác, choáng ngợp:
“Thành phố vốn là thung lũng của núi sâu, trải qua năm trăm năm xây dựng và đổi thay
mới thành Kính Thành của hôm nay.”[8, 67]. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời này, nhân
vật người kể chuyện đã bị thu hút và muốn làm nên một câu chuyện ly kì, thú vị có liên
quan đến thành phố Kính Thành xinh đẹp, nên thơ. Trong câu chuyện của mình, người kể
chuyện tiếp tục đưa chúng ta tới những không gian âm u, tĩnh lặng nơi rừng sâu, tách biệt
hoàn toàn với cuộc sống sôi động trong thành phố. Không gian này dường như báo trước
cho người nghe một sự việc không có kết thúc tốt đẹp sẽ xảy ra: Người hoạ sĩ bao năm
tốn công sức đi tìm cái đẹp để hoàn thiện bức tranh nhưng không thể. Anh ta buồn, thất
vọng nhưng trong rừng sâu - nơi anh giấu mình gần ba mươi năm - anh lại gặp một người
con gái lạc đường mà với anh đó là một người đẹp mê hồn anh chưa từng gặp. Hi vọng
rồi lại thất vọng. Người con gái ấy cũng không thể giúp anh hoàn thành bức tranh như ý.
Anh rơi vào điên loạn, bất lương, ra tay như một ác thú đối với người con gái mù đáng
thương, vô tội. Cái đẹp anh tìm kiếm ở mọi không gian cũng không đúng như ước muốn
của mình. Do đó, anh không còn ý niệm gì về không gian. Anh cũng kết thúc cuộc đời cô
độc, bất hạnh của mình vào một ngày bão tuyết.
Những truyện ngắn viết về người nghệ sĩ còn xuất hiện không gian kì ảo. Sử dụng
không gian kì ảo, nhà văn Kim Dong In truyền tải nhiều thông điệp đến độc giả.
Không gian kì ảo trong truyện ngắn của Kim Dong In là những nơi khiến các
nghệ sĩ có cảm hứng sáng tác và có thể tạo nên thành công nghệ thuật một cách lạ thường.
Không gian ấy không phải là không gian của cuộc sống thường ngày. Nó mang tính
huyễn hoặc: “Đi theo dòng suối này sẽ có biển, trong lòng biển có long cung. Cột trụ
được quấn bởi lụa bảy màu và bậc thang được chạm ngọc bích, phong cảnh được chạm
trổ bằng vàng kim, cổng được làm bằng trân châu ”(Họa sĩ cuồng)[8, 84]. Người hoạ sĩ
Solgeo đã nghĩ tới không gian lãng mạn, tuyệt đẹp và hướng cho người con gái mù nghĩ

về nơi đó. Mỗi lần như vậy, đôi mắt cô gái ánh lên niềm vui, sự ngạc nhiên, khuôn mặt cô
rạng ngời, tập trung toàn bộ vào nụ cười tuyệt trần khiến người họa sĩ phát hiện ra vẻ đẹp
mà bao năm trời đi tìm giờ mới gặp. Khao khát hoàn thành một bức tranh về con người
có khuôn mặt sống động làm cho Solgeo lảng tránh thế giới hiện thực bởi nhìn vào thế
giới hiện thực, anh chỉ thấy sự giả dối, tàn ác và lạnh lùng, vô hồn. Anh bước vào thế giới
của những giấc mơ, những khung cảnh lâm li lãng mạn để có được cái đẹp tuyệt đối trong
bức tranh anh vẽ. Người con gái mù chưa bao giờ được nhìn thấy vạn vật xung quanh mà
chỉ hình dung qua lời kể của chàng hoạ sĩ về một thế giới lung linh, huyền diệu: “Ở long
cung có ngọc trai gọi là ngọc nữ, ngọc trai này là báu vật nếu có tấm lòng có thể sờ được,
nếu ngọc trai kia lăn trên đôi mắt cô một lần thì cô sẽ nhìn thấy được ánh sáng nhật
thực.”[8, 88]. Cô gái mù tràn đầy khát khao, mơ ước được một lần tới đó. Nét mặt cô đẹp
đến ngạc nhiên khi thả hồn mình vào không gian - nơi có phép màu nhiệm. Người họa sĩ
đã chuyển tất cả nét đẹp trên gương mặt không gì sánh bằng của cô gái sang bức tranh.
Chỉ còn vẽ con ngươi là bức tranh tuyệt mĩ sẽ hoàn thành. Khi không gian kì ảo là niềm
hạnh phúc thì trong ánh mắt, nét mặt cô gái mù luôn ánh lên vẻ đẹp không một người
bình thường nào có được nhưng khi không gian ấy không còn ý nghĩa lớn lao đối với cô
thì tất cả những thần thái trên gương mặt đều biến mất. Sau một đêm hạnh phúc với
người hoạ sĩ, đôi mắt ấy là “đôi mắt của người đàn bà tìm tình yêu của chàng trai ( )
đôi mắt của sự ái dục.”[8, 90-91]. Tâm hồn cô không còn rung động khi nghĩ về long
5

cung. Điều ấy khiến người hoạ sĩ thất vọng, phẫn nộ và gây nên tội ác. Trong truyện ngắn
Bản Sonata cuồng nhiệt, không gian kì ảo luôn tồn tại, bao trùm trong tâm trí người nhạc
sĩ Baik Seong-su. Sự điên loạn đã đưa anh tới một thế giới khác. Chỉ có thế giới ấy mới
khơi dậy được những rung cảm nghệ thuật, chứng tỏ anh là một thiên tài. Luôn sống
trong thế giới ảo nên Baik Seong-su làm những việc ma quái, tâm thần: anh gây hoả hoạn,
làm nhục thi thể, cưỡng hiếp thi thể, sát nhân Và âm nhạc của anh cũng là một thế giới
mang tính ma quái được tạo ra trong sự điên loạn: “Mưa rào, biển động, sấm chớp, tiếng
gió gào, sấm sét, thuyền bị lật, con mòng biển mệt mỏi rơi xuống nước, tiếng la hét của
người dân trong làng bị lật nhào một lần rồi bị sóng thần cuốn đi ( ) Từ hoang dã đến

hoang dã, từ điên cuồng đến điên cuồng, quang cảnh kinh hãi và dữ tợn cứ chập chờn
trước mắt ”[8, 120]. Baik Seong-su tạo nên một nghệ thuật có sức mạnh đầy tính hoang
dã. Không gian kì ảo của người nhạc sĩ này là lửa, ngôi mộ, xác chết, máu Trong hiện
thực đời thường, sự tồn tại không thể đồng hành với những giá trị khác thường hay sự
phát huy tính nghệ thuật thiên tài trong thế giới điên loạn, dị thường. Không gian kì ảo
xuất hiện trong truyện ngắn của nhà văn Kim Dong In phản ánh nỗi buồn chán về thời đại,
một thời đại mà mỗi con người đều rơi vào sự bế tắc, muốn thoát khỏi hiện thực đen tối
mà họ không có quyền sống, không có quyền hạnh phúc Ngoài ra, qua không gian này,
nhà văn còn phản ánh khát khao, ước mơ của người nghệ sĩ vươn tới tính tuyệt đối trong
nghệ thuật.
Khác với các truyện về người nghệ sĩ, truyện ngắn Văn bản xuất hiện không gian
thiên đường, địa ngục. Nhân vật chính là Jeon Jusa luôn tin vào chúa Giê-su nhưng bản
thân anh lại không thể phân biệt được những điều tốt nên làm, những điều xấu nên tránh
theo lời dạy của chúa. Anh làm việc tàn ác: giết mẹ mà cứ nghĩ đó là việc giải thoát cho
người mẹ của mình khỏi nỗi đau buồn. Anh bị toà kết án tử hình và “sau khi hồn lìa khỏi
xác anh ta đi về Thiên đàng và gõ cửa. Lập tức cánh cửa mở, hai con sư tử Thiên đàng đi
ra. Hồn của anh ta bị sư tử lôi đến tòa án Thiên đàng ( ) thẩm phán đưa mắt nhìn xuống
hồn của anh ta và nhìn xung quanh. Đem hồn đó xuống bỏ vào địa ngục.”[8, 62]. Nhà
văn đưa không gian kì ảo vào tác phẩm nhưng cũng không thể thay đổi cuộc sống của các
nhân vật, nhân vật vẫn rơi vào những bi kịch khổ đau, bất hạnh.
Không gian sinh hoạt đời thường cho chúng ta thấy cuộc sống của những tầng
lớp người với nhiều thế hệ. Với những tập quán, phong tục ở một địa phương. Không
gian gắn bó mật thiết với các nhân vật, là ngôi nhà, con đường, hàng cây, con suối, con
sông là một phần quan trọng trong cuộc sống mỗi nhân vật. Làng quê là một không
gian sinh hoạt luôn gắn với đời sống các nhân vật trong truyện của Kim Dong In. Nơi đây,
mọi người có mối quan hệ làng xóm, láng giềng thể hiện ở sự quan tâm chia sẻ, đùm bọc
lẫn nhau. Làng quê trong Baetaragi với số lượng dân cư không nhiều, là một không gian
mang tính chất nhỏ, hẹp: “ Một làng chài nhỏ nằm về hướng biển. Ở ngôi làng nhỏ đó
chỉ có khoảng ba mươi căn nhà.”[8, 18]. Bên cạnh đó, chợ - nơi mọi người có thể gặp gỡ,
trao đổi, mua bán và tạo những mối quan hệ, thể hiện đời sống vật chất và đời sống tinh

thần phong phú, đa dạng cùng được miêu tả: “Anh đi chợ luôn tiện mua gương mà người
vợ thích và mua đồ dùng cho mấy ngày Tết.”[8, 18]. Còn ngôi nhà là nơi nhân vật bộc lộ
tất cả những cảm xúc và bản chất thực: “Anh không ghé vào quán rượu như thường ngày
mà đi thẳng về nhà nhưng khi anh ta bước vào phòng khách thì một quang cảnh làm anh
ta không vừa lòng.”[8, 25]. Từ không gian nhỏ, hẹp: căn phòng, ngôi nhà, quán rượu, chợ,
ngôi làng đến không gian rộng lớn như biển cả tạo cho người đọc nhiều cảm xúc, tâm
6

trạng: “Cuối cùng anh ta trở thành thủy thủ, suốt ngày lênh đênh trên biển, nơi đã cướp
đi người vợ của anh.”[8, 29]. Từ khi người vợ tự vẫn, không gian sinh hoạt của người
thủy thủ luôn gắn với con thuyền lênh đênh trên biển cả bao la. Trong các truyện ngắn
khác, không gian sinh hoạt đời thường được miêu tả là đô thị. Đối với người nông dân thì
đây là không gian còn lạ lẫm, không thích hợp (Khoai tây). Vợ chồng Bok-nhơ từ bỏ ngôi
làng vì lười biếng, không muốn lao động, họ vào thành Bình Nhưỡng mong đổi thay cuộc
sống nhưng nơi đây không có chỗ dành cho họ. Họ không chịu được khổ cực khi đi làm
thuê, khuân vác. Không còn nơi nương thân, bị đẩy ra khu ổ chuột bên ngoài Chilseong.
Khu ổ chuột là không gian nhấn mạnh cuộc sống tăm tối của nhân vật. Trước đây, hai vợ
chồng Bok-nhơ đã nhận được nhiều sự quan tâm, đùm bọc, chia sẻ từ những người dân
trong ngôi làng bé nhỏ, yên tĩnh: “là một nông dân có khoảng vài công đất rẫy, nhưng
lão bắt đầu xuống dốc ( ) Các bô lão trong làng giúp cho lão miếng rẫy nhỏ, lão chỉ
quẳng vào đấy vài hạt giống mà chẳng màng đến cày xới hay bón phân rồi bỏ mặc.”[8,
35]. Nhưng họ đã tự đánh mất tất cả niềm tin, sự quan tâm của mọi người. Khi ra thành
thị, họ nhanh chóng bị tha hoá, trở thành những người mưu mô, trụy lạc, vô nhân tính.
Không gian đời thường gắn với sinh hoạt giản dị, đơn sơ của người nông dân cần
cù, chịu khó đã giúp nhân vật Hwang trong “Chàng Hwang nhà quê” nhận ra ý nghĩa của
cuộc sống: “ Một ngôi làng mà sinh hoạt như người nguyên thủy thì cũng đủ sống.”[8,
156]. Người dân làng quê thật thà, mến khách. Dù không biết rõ người lạ từ đâu đến, tên
tuổi, nghề nghiệp ra sao nhưng họ vẫn đón tiếp nhiệt tình. Tất cả mọi người thấy vui, tự
hào mỗi khi làng có người nơi khác tới. Đối lập với làng quê bình an và thắm tình người
là không gian đô thị nhiều xe hơi, xe lôi, xe điện, đèn điện “Thành thị ban đêm và mùa

hè quả nhiên rất đẹp. Đèn đuốc, con người, mùi hương, nhà cửa, âm thanh ( ) kem, chè,
hàng hoá, ”[8, 160]. Cuộc sống thành thị sôi động, hối hả, ngay trên lề đường cũng
nhộn nhịp, mọi người ngồi uống rượu, ăn mì Từ con đường, cửa hiệu lớn cũng trở nên
thú vị, lôi cuốn chàng trai người thôn quê. Chàng Hwang háo hức khi thấy vẻ đẹp của
thành thị bao nhiêu thì lại càng thất vọng về sự đối xử của người thành thị bấy nhiêu.
Không một nơi nào nhận chàng vào làm việc, chàng thất nghiệp, đói khổ. Chàng đến nhà
của mọi người xin được sự giúp đỡ nhưng ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, xa lánh, xua đuổi
chàng. Từ đó, chàng Hwang nhận rõ thành thị không phải là nơi của mình, chỉ có làng
quê mới là cuộc sống đích thực của chàng. Chàng biết rõ rằng khi trở về làng, chàng sẽ
được bà con, lối xóm mở rộng vòng tay chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ.
Đầu thế kỉ XX, Hàn Quốc đứng trước ngưỡng cửa của thời kì hiện đại. Đó là một
giai đoạn xã hội đầy biến động trước sự xâm nhập của các thành tựu văn minh bên ngoài.
Tư tưởng cách tân văn học đã tạo cho tác phẩm của tác giả Kim Dong In có vị trí quan
trọng trong nền văn học hiện đại Hàn Quốc. Tác giả đã chứng tỏ khả năng đi sâu khám
phá tâm lí nhân vật, khả năng quan sát không chỉ bằng đôi mắt nghệ sĩ mà bằng cả trái
tim đồng cảm chân thành. Nhà văn Kim Dong In là người khai phá, tiên phong cho nền
văn học Hàn Quốc nửa đầu thế kỉ XX. Ông từ chối Thuyết phản ánh hiện thực nghèo nàn.
Kim Dong In cho rằng các tác phẩm phải là “sự sáng tạo của thế giới riêng mình”. Mặc
dù nhà văn Kim Dong In chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật” nhưng trong quá trình
sáng tác, ông lại đi sâu khai thác đời sống hiện thực với một tâm hồn nhạy bén, giàu cảm
xúc, một khả năng quan sát cuộc sống tinh tế. Không gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng
phản ánh cách nhìn của nhà văn về hiện thực xã hội và đời sống của con người. Qua
không gian nghệ thuật trong các truyện ngắn, Kim Dong In thể hiện sự đồng cảm, tình
7

yêu thương sâu sắc đối với những người nông dân nghèo khổ trong xã hội Hàn Quốc đầu
thế kỉ XX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Huh Nam-jin (chủ biên) (2005), Lịch sử Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Seoul.
2. Nguyễn Long Châu (1997), Nhập môn văn học Hàn Quốc, Nxb Giáo dục.
3. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV, Khoa Đông Phương học
(2006), Tập hợp các bài giảng chuyên đề Hàn Quốc học, Hà Nội.
4. Huỳnh Văn Giáp (2004), Địa lí Đông Bắc Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật bản
(môi trường tự nhiên và các đặc điểm nhân văn, kinh tế - xã hội), Nxb Đại học Quốc
gia TP.HCM.
5. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.
6. Nhiều tác giả (Hoàng Hải Vân dịch) (2009), Tìm hiểu văn học Hàn Quốc thế kỉ 20,
Nxb Văn nghệ.
7. Hwang Gwi Yeon & Trịnh Cẩm Lan (2002), Tra cứu văn hoá Hàn Quốc, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Ahn Kyong Hwan và Phạm Quang Vinh (dịch) (2008), Truyện ngắn Kim Dong In,
Nxb Trẻ.
9. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2010), “Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: nghiên cứu so
sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7.
10. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2010), Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 9 (115)
tháng 9 năm 2010.

* Ngày nhận bài: 1/11/2012. Biên tập xong: 18/12/2013. Duyệt đăng: 24/12/2013.



1

VĂN HOÁ TINH THẦN NAM BỘ
TRONG VĂN XUÔI CỦA SƠN NAM
LÊ THỊ NGÂN TRANG
(*)


TÓM TẮT
Sơn Nam là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Nam Bộ. Ông sinh
ra, lớn lên và sáng tác văn học ngay trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tác phẩm của
ông vì vậy đậm dấu ấn văn hoá Nam Bộ. Bài viết sẽ đề cập đến những biểu hiện của văn
hoá tinh thần Nam Bộ trong các tác phẩm văn xuôi của Sơn Nam. Đặc biệt, chúng tôi chú
ý khai thác ba khía cạnh cơ bản: sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt tín ngưỡng và nét đẹp
trong văn hoá ứng xử của người dân nơi đây.
Từ khoá: văn hoá tinh thần, văn học Nam bộ, văn háo ứng xử, sinh hoạt tín
ngưỡng
ABSTRACT
Son Nam is one of the typical figures of the South Vietnam literature. He was born,
grew up and created literature in the Mekong Delta. Therefore, his works are stamped
with the Southern culture. This article mentions the Southern spiritual culture
expressed in Son Nam's prose. Especially, we have concentrated on studying three basic
aspects such as arts activities, religion activities and the distinguishing features of the
behaviour culture of the Southerners.
Key words: spiritual culture, South Vietnam literature, behaviour culture, religion
activities
Sơn Nam là cây bút khá quen thuộc trên văn đàn Nam Bộ từ hơn 60 năm nay.
Trước năm 1975, Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc được xem là hai cây bút văn xuôi tiêu
biểu chuyên viết về văn hoá và con người Nam Bộ. Riêng Sơn Nam được mệnh danh là
"Pho tự điển sống về miền Nam". Tác phẩm của ông có ý nghĩa là kho lưu trữ bảo tồn
những giá trị văn hoá dân tộc. Việc tiếp cận di sản của Sơn Nam từ góc nhìn văn hoá sẽ
giúp ta phát hiện thêm nhiều điều kì thú về đời sống tinh thần của những con người mở
đất ở cực Nam Tổ quốc.
1. VÀI NÉT VỀ SƠN NAM VÀ VĂN HOÁ NAM BỘ
1.1. Vài nét về văn nghiệp của Sơn Nam
Sơn Nam sinh năm 1926 tại tỉnh Kiên Giang. Từ thời thơ ấu, ông đã được may
mắn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất cực Nam Tổ quốc. Sau này,
những câu chuyện li kì trên đất rừng Cà Mau cứ ám ảnh và chảy vào trang văn của ông

rất tự nhiên. Sơn Nam từng học trung học ở Cần Thơ – thủ phủ miền Tây. Ở đó, ông lại
có thêm cơ hội mở rộng tầm nhìn để từ đó phát hiện ra những bản sắc của quê hương
mình. Sau Cách mạng tháng Tám, Sơn Nam tham gia kháng chiến, đi nhiều nơi, lượm lặt
thêm vô số chuyện lạ để sau này sáng tác. Sau 1955, Sơn Nam lên Sài Gòn, chính thức

(*)
ThS, Trường Đại học Đà Lạt.
2

gia nhập làng báo. Ông trở thành một trong những cây bút chủ lực của văn học miền
Nam.
Sơn Nam tự đánh giá mình là "một tay viết lì lợm, không giống ai, chịu thiếu thốn
vật chất rất giỏi mà vẫn đi theo con đường đã chọn: Quay về cội nguồn văn hoá dân tộc
mà chính xác là đặc trưng của Nam Bộ, bằng lối văn mộc mạc, chữ nghĩa gần gũi đời
sống thực tế" [3, tr. 67]. Sơn Nam viết rất sung sức, để lại cho đời nhiều tác phẩm viết về
miền Nam.
Về khảo cứu có các sách: Nói về Miền Nam (1967); Gốc cây, cục đá và ngôi
sao (1969); Văn minh miệt vườn (1970); Miền Nam đầu thế kỉ XX: Thiên Địa hội và cuộc
Minh Tân (1971); Lịch sử khẩn hoang Miền Nam (1973); Cá tính Miền Nam (1974); Tìm
hiểu đất Hậu Giang (1974); Gia Định xưa (1984); Lịch sử An Giang (1988); Đình miếu
và lễ hội dân gian (1992); Bến Nghé xưa (1992); Đồng bằng sông Cửu Long-Nét sinh
hoạt xưa (1993); Người Sài Gòn (1994); Sài Gòn lục tỉnh xưa (1998); Ấn tượng 300
năm (1998) v.v
Về văn xuôi, ông viết khoảng 10 tiểu thuyết và rất nhiều truyện ngắn. Tiêu biểu
như: Chuyện xưa tình cũ (1958), Hương rừng Cà Mau (1962) Chim quyên xuống đất
(1963), Hình bóng cũ (1964), Vọc nước giỡn trăng (1965), Hai cõi U Minh (1965), Vạch
một chân trời (1968), Ngôi nhà mặt tiền (1992), Biển cỏ Miền Tây (1993), Âm dương
cách trở (1993)…Văn Sơn Nam thường viết về đề tài phong tục Nam Bộ, nhất là miền
Tây. Cách hành văn giản dị, đôi lúc hóm hỉnh rất trí tuệ. Văn Sơn Nam mang đậm bản
sắc phương ngữ Nam Bộ. Chính những yếu tố này đã tạo cho tác phẩm của ông có một

phong cách riêng rất rõ nét.
1.2. Vài nét về văn hoá Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất mới, có lịch sử phát triển khoảng hơn 300 năm. Khi người
Việt mới từ miền Bắc và miền Trung vào, nơi đây vẫn còn hoang vu. Địa hình bị chia cắt
bởi những hệ thống sông rạch chằng chịt. Bên cạnh những khó khăn về giao thông, lũ lụt,
thú dữ, muỗi vắt…, mảnh đất này cũng ban cho con người nhiều ưu đãi hơn bất kì vùng
đất nào khác trong cả nước. Đồng lúa bạt ngàn, màu mỡ, cá tôm ê hề, ăn không hết thì
buôn bán sang xứ khác. Nhìn bề ngoài, người dân Nam Bộ có vẻ quá nghèo khổ khi sống
trong những căn chòi "xập xệ, nát vách lủng nóc" [8, tr.177], "vách lá te tua, trống trải
quá" [8, tr.20]. Tuy "nếp sống cực khổ nhưng nhàn rỗi", làm chơi ăn thiệt, không phải vất
vả lo chuyện miếng ăn như người Bắc Bộ.
Trong điều kiện sống như vậy, người dân Nam Bộ cũng hình thành những cá tính
riêng, khác người miền Trung, miền Bắc. Người Nam Bộ phóng khoáng, cởi mở, thường
vung tay quá trán, chơi quá đà. Khách tới thường được đãi đằng chu đáo, tiệc tùng liên
miên, bất kể sơ, thân. Họ có tính cách hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không
tính thiệt hơn (như Lục Vân Tiên, Hớn Minh). Họ coi trọng tình nghĩa, trước sao sau vậy,
không quanh co, hai lòng (như Tử Trực, Nguyệt Nga). Người nông dân Nam Bộ có tính
cách bộc trực, chất phác, nghĩ sao nói vậy, nói sao làm vậy. Đặc biệt, họ khá năng động,
sáng tạo, nhờ đó, tạo ra nền kinh tế năng động ở miền Nam ngày nay. Chúng ta có thể bắt
gặp hầu hết những tính cách ấy trong các tác phẩm của Sơn Nam.
3

Ta có thể tiếp cận những yếu tố văn hoá trong văn xuôi Sơn Nam trên hai phương
diện: vật chất và tinh thần. Chúng ta hiểu, văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể) bao
gồm những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, chuẩn mực, hành vi đối xử, văn học
nghệ thuật Trong phạm vi của một bài viết, chúng tôi chủ yếu nhấn mạnh đến ba yếu tố:
một là, cách thức ứng xử cùng với một số phong tục của người dân nơi đây; hai là, các
hình thức sinh hoạt tín ngưỡng và những ý niệm của người Nam Bộ về mối quan hệ
Thiên – Địa – Nhân; ba là, sinh hoạt văn hoá nghệ thuật.
2. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC SINH HOẠT VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƯỜI

DÂN NAM BỘ
2.1. Văn hoá ứng xử
Một trong những biểu hiện quan trọng của văn hoá tinh thần là cung cách ứng xử
của con người với môi trường sống. Đó là cách cư xử giữa con người với con người, con
người với thiên nhiên. Văn hoá ứng xử thể hiện trong ngôn ngữ, giọng điệu, nét mặt, cử
chỉ, hành động… Truyện của Sơn Nam đã giúp cho bạn đọc có những kiến thức khá thú
vị về văn hoá ứng xử của người bình dân Nam Bộ thuở trước.
Trong văn hoá cư xử giữa người với người, cung cách của người Nam Bộ có sự
thống nhất trong đa đạng. Nét chung của họ là bộc trực, nghĩ sao nói vậy, kiệm lời, không
hoa hoè, giả tạo, không quá quỵ lụy… Đôi lúc, ta cũng gặp những kiểu cách ăn nói riêng,
như lối ăn nói ngạo mạn của Hai Điền, thằng Cẩu (Bà Chúa Hòn), Bảy Tiểu (Cậu Bảy
Tiểu), lão Henri (Hình bóng cũ)… Hoặc giọng điệu ngang tàng, nghĩa hiệp như tướng
cướp Tư Hiền thủ lĩnh Đảng Cánh buồm đen. Các nhân vật thuộc hàng có chữ nghĩa
thường có phong thái giao tiếp điềm đạm, thích triết lí về Phật giáo như Lục cụ Tăng
Liên (Chiếc ghe ngo) hoặc có vẻ cao đạo như ông kiểm lâm “Rốp” (Sông Gành Hào)…
Trong văn xuôi của Sơn Nam, ta cũng gặp kiểu cách ăn nói của người Khmer, người Hoa,
người Pháp, người Mỹ… và đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội Nam Bộ nửa đầu
thế kỉ XX. Điều đó cho thấy có sự lai tạp văn hoá rất lớn diễn ra trên vùng đất năng động
này.
Thuở mới mở đất, người Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn, sông nước hoang vu, đi lại
khó khăn nên họ rất “thèm người”. Vì họ có tính hiếu khách nên bất cứ ai tới làng, dù
chưa rõ gốc tích cũng đều được dân làng đón tiếp chu đáo. Trong Ruộng Lò Bom, nhân
vật Tư Cồ từ xa mới đến đã được dân làng đón tiếp niềm nở: “Mới đây, trong xóm lại
xuất hiện một tay“anh hùng mới,” gọi nôm na là Tư Cồ, vì hắn to lớn xác, vai u thịt bắp.
Tư Cồ khoe khoang rằng đã phiêu bạt khắp Nam Kì lục tỉnh, biết làm đủ thứ nghề. Hắn
ta còn nói thêm: - Tôi nghèo vì muốn sống ngang dọc chớ nếu cần làm giàu như thiên hạ
thì mấy hồi Và tôi làm mướn qua tháng qua ngày chỉ vì tôi không muốn làm chủ. Người
làm mướn sung sướng trăm bề: không lo xa, có nhà ở, cơm ăn. Khi chán ông chủ này thì
mình giựt nợ, làm tôi tớ cho ông chủ khác” [11, tr.167-168]. Những người như Tư Cồ
không phải là hiếm ở Nam Bộ thuở trước. Họ sống giang hồ, phiêu bạt, chán chỗ này,

đến chỗ khác, đi đâu cũng có đất sống, cũng được đón tiếp chu đáo, chẳng lo cơm áo gạo
tiền. Ở vùng đất này, không có khái niệm “dân ngụ cư” như ở Bắc Bộ.
Ở Nam Bộ, khi khách tới nhà, chủ thường mời cơm rượu, tiệc tùng liên miên, nếu
khách không ăn cơm, uống rượu thì bị trách là không thật lòng. Có thể thấy cung cách
4

hiếu khách của người dân nơi đây qua việc ông Chòi Mun tiếp thầy Chà: “Nghèo thì
nghèo chớ tối hôm đó ông Chòi Mun dám chống xuồng lại tiệm mua chịu nửa lít rượu đãi
khách. Về nhà, ông bắt hai con cá lóc đốt lửa nướng trui. Và châm ngọn đèn dầu mù u để
chờ đợi.”(Ông Chòi Mun). Trong Một vũng máu tầm thường, để biết được người mới đến
như thế nào, dân làng cử người ra thách khách uống rượu. Dân trong xóm kéo đến xem
tửu lượng của kẻ lạ mặt: “Dân chúng bu lại đen nghẹt trước cửa quán. Rót rượu ra chén
xong, ông Hai Lộc lên tiếng:- Tư Tôm cứ uống! Xóm này hiếu khách lắm. Nãy giờ chú em
ở đâu tôi không rõ”. Tư Tôm thú nhận mình không chỉ có tài uống rượu mà còn có tài
“độn thổ”. Để chứng minh “tài năng” của mình, Tư Tôm đột nhập một ngôi nhà lúc ban
đêm, giết chết một con chó. Sáng hôm sau, chủ nhà và tên trộm “hoà cả làng”, dân trong
xóm vui vẻ tiếp nhận thêm một thành viên mới. Điều đó cho thấy người dân ở đây có
lòng vị tha, cởi mở và sẵn sàng cưu mang những kẻ xa lạ.
Người dân Nam Bộ sống nhờ vào thiên nhiên nên có mối quan hệ mật thiết với chim
muông, cây cỏ, sông nước. Họ sống dựa vào con nước, tới mùa nước nổi thì đưa trâu đi
đến nơi cao ráo, mọi hoạt động bị đình trệ, nước rút thì trở lại trồng trọt trên lớp phù sa
mới (Mùa len trâu). Sông lạch chằng chịt, đi lại khó khăn nhưng người dân không né
tránh mà vẫn gắn bó với sông nước. Họ sáng tạo ra ba kiểu chạy thuyền buồm để thích
nghi với mỗi khúc sông khác nhau (Ba kiểu chạy buồm, Vẹt lục bình…). Đối với thú dữ,
họ có cách ứng xử “kính nhi viễn chi”. Theo họ, giết cọp, giết sấu… là "sát sanh" nhưng
buộc phải giết do nhu cầu sinh tồn. Khi giết xong thì phải thờ "Bất luận là sấu hay cọp,
hễ nó hại mình thì mình giết nhưng giết được rồi thì mình nên thờ " , "phải để nó tu tâm
dưỡng tính trong kiếp sau. Tôi không ưa sát sanh" (Sông Gành Hào) [11, tr.201]. Chỉ có
ở Nam Bộ, ta mới thấy phổ biến hình thức thờ cúng những con thú dữ như cọp, sấu Đó
là hình thức ứng xử với môi trường thiên nhiên của người dân nơi đây.

Trải qua một quá trình đấu tranh sinh tồn rất gian nan, bền bỉ, người dân Nam Bộ đã
hình thành mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với con người và con người với
thiên nhiên. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và thuận theo lẽ tự nhiên để mong có cuộc
sống bình yên giữa chốn cùng trời cuối đất này. Có thể thấy triết lí đó trong truyện Cao
khỉ U Minh. Chủ nhà Tư Huỳnh nài ép nhân vật “tôi” phải ăn thật nhiều cá. Ông triết lí
theo kiểu miệt vườn: cá ăn lăng quăng - muỗi để sống, con người ăn cá để sống, rồi muỗi
đốt lại con người để sống. Muỗi sinh sốt rét, muốn chữa thì phải ăn nhiều cá: “Bịnh ở đâu
thì thuốc ở đó” [9, tr.164]. Nhân vật Hai Khị cũng đúc kết nên một quy luật tự nhiên
khác trong rừng U Minh: “Xưa kia, thiên địa tuần hoàn theo luật riêng. Hết cọp, khỉ sống
hoài thành… chúa sơn lâm” [9, tr.165]. Ông Cai Thoại giết cọp nhiều quá nên làm khỉ
sinh đẻ nhiều, “làm thay đổi luật trời đất” (Hai cõi U Minh) [8]. Bởi vậy, nhiệm vụ của
ông Hai Khị là giết bớt khỉ để cân bằng sinh thái. Tóm lại, họ quan niệm vạn vật nhất thể,
có chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau nên từ đó sinh ra cách cư xử hài hoà giữa ba yếu tố
Thiên – Địa – Nhân.
2.2. Sinh hoạt tín ngưỡng
Văn xuôi của Sơn Nam cũng phản ánh hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người dân
Nam Bộ trong quá trình đi mở cõi. Họ là những con người ít học và đa số chưa thấm
nhuần các triết lí tôn giáo nhưng vẫn thành thật tin ở thần thánh. Có thể thấy niềm tin
chất phác của họ qua lời của nhân vật chú Tư Đức trong truyện Sông Gành Hào: “Tôi
5

chưa hiểu hai tiếng tín ngưỡng là gì. Tôi tin Trời, tin Phật, thờ cha kính mẹ, quý mến ông
già bà cả” [11, tr.187]. Hình như họ tin tất cả các loại thần thánh. Điều đó cho thấy khả
năng dung hợp văn hoá rất lớn của con người Nam Bộ.
Con người Nam Bộ sống trong địa bàn sông nước nên cũng có nhiều sinh hoạt văn
hoá liên quan tới sông nước. Mỗi năm khi mãn mùa lúa, người Khmer Nam Bộ thường
làm lễ tạ ơn nước, vì nhờ nước mà lúa được xanh tươi, con người no ấm. Trong lễ hội
này, người ta tổ chức đua thuyền. “Chiếc ghe ngo” “là hiện thân của rắn thần Naga, linh
hiển lắm. Hồi đức Thích Ca ngồi thiền bên bờ hồ giữa rừng, rắn Naga là thần ác. Hôm
ấy mưa to gió lớn, đức Thích Ca cảm hoá được rắn. Rắn bèn quấn tròn chung quanh và

ngẩng đầu lên cao để che mưa gió cho đức Thích Ca. Từ đó về sau, người Miên khoét
thân cây sao, theo hình rắn hằng năm bơi đua trên sông để mừng mùa nước nổi” [9, tr.
202]. Đoạn văn trên cho ta thấy có sự tương đồng trong văn hoá Phật giáo của người
Khmer và người Việt ở Nam Bộ. Người dân không chỉ tin và thờ Trời, Phật, người đã
khuất mà còn thờ cả những vật dụng đã từng gắn bó với con người như chiếc ghe ngo.
Như lời Lục cụ phát biểu:"Thôi, cứ lấp đất lại cho chiếc ghe đó yên thân, khỏi bận hồn
người xưa. Nay mai, vài chục năm nữa, chiếc ghe của chùa mình cũng vậy. Vạn vật đều
biến đổi. Duy chỉ có nụ cười của Đức Quan Âm bốn mặt Bốn mặt của ngài bốn phía để
cứu khổ chúng sinh, khuyên ai nấy trầm tĩnh vì sự đời mãi đổi thay, thay đổi." [9, tr. 208].
Sơn Nam còn đề cập đến tục cúng đất, cúng thần, cúng tổ, ma chay Bất cứ ngành nghề
gì cũng có ngày cúng tổ. Ngư dân muốn bắt được nhiều tôm cá thì phải chọn ngày tốt gọi
là ngày Bổ tróc (ngày săn bắt) để cúng. "Xây nò thì phải hạ thuỷ đúng ngày bổ tróc, như
người cất nhà xem ngày để gác đòn dông" [8, tr.30].
Người dân rất tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Họ cho rằng những hồn ma
không siêu thoát sẽ luôn lẩn quất bên cạnh những người thân hoặc những kẻ gây ra cái
chết cho mình. Trong Hình bóng cũ, thi sĩ Hoài Hương tin rằng người chết “có thể gặp
tôi bất cứ giờ phút nào, bất chấp cả những bức tường ngăn cách." [6, tr.348-349], Trong
Chim Quyên xuống đất, nhân vật giáo Sĩ mỗi lần nhắm mắt lim dim là nghe tiếng nói của
những người đã khuất:" Tuy nát thây, trở thành cát bụi nhưng thằng Lợi cứ ngồi dậy
trong quách; tay đập muỗi rừng, nó cười, nó buồn rười rượi, đòi được đầu thai " [5,
tr.520] Luật nhân quả cũng được Sơn Nam thể hiện sinh động trong tiểu thuyết Bà chúa
Hòn. Bá Vạn giết chết hai cha con Chúa Hòn, cuối cùng hắn cũng bị hại bởi Mười Hấu
và thằng Cẩu. Trước khi Bá Vạn nhắm mắt xuôi tay, ông ta đã nhìn thấy hồn nạn nhân trở
về đòi công lí, cuối cùng ông nhận ra: " Cuộc đời tội lỗi của tôi… Thôi ông Đạo Đất nói
đúng. Mọi người đều trở về với đất" [6, tr.312]. Để tránh được các nghiệp chướng ở đời,
nhân vật cô Huôi đã chọn con đường đi tu. Các truyện Chim quyên xuống đất, Hình bóng
cũ, Mây trời và rong biển… cũng phản ánh sinh động quy luật ở hiền gặp lành, ở ác gặp
dữ. Nhiều tác phẩm của Sơn Nam thể hiện triết lí dân gian và có kết cục giống như truyện
cổ tích.
2.3. Sinh hoạt văn nghệ

Sống trên một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, người dân Nam Bộ không phải lo
lắng nhiều về vấn đề cơm áo. Cái nghèo của họ là cái nghèo phong lưu, thời gian nhàn rỗi
nhiều, ăn chơi thoả sức. Một số vùng đất đai phì nhiêu, không cần bón phân, mãn mùa
lúa, đến mùa dưa hấu trồng ngay trên ruộng, một vốn bốn lời nên "họ tha hồ ăn xài suốt
6

tháng giêng cờ bạc, đờn ca vọng cổ lai rai đến lúc tháng ba sa mưa" [10, tr.11]. "Mấy tay
khá giả" thì thường "đánh ghe ra chợ Rạch Giá đánh me, đánh vổ. Hết tiền thì ngồi nhà
đờn ca vọng cổ hoặc nói chuyện tiếu lâm" [11, tr.155]. Hát hò trở thành một hình thức
vui chơi giải trí những lúc nhàn rỗi và “cốt để khuây khoả nỗi nhớ nhà". Ở vùng đất này,
có nhiều hình thức sinh hoạt văn nghệ, nhưng phổ biến nhất là ca vọng cổ, hát huê tình,
hát bội – cải lương…
Người dân Nam Bộ thường hát vọng cổ trong các buổi nhậu nhẹt tiệc tùng, "ban
đêm họ đốt đuốc ngoài sân để ăn uống, ca hát". Rượu vào, lời ra, khí thế hát hò tưng
bừng. Vọng cổ có âm điệu buồn, thích hợp cho việc bộc lộ nỗi nhớ nhà của những người
tha phương. Đó cũng cách thức để họ bộc lộ những nỗi lòng thầm kín trong tình yêu,
chuyện riêng tư gia đình đến chuyện nhân tình thế thái. Khán giả của họ cũng là những
bạn nhậu hoặc đàn bà, trẻ con: "Cả bọn vỗ tay rôm rốp. Tiếng ca vọng cổ bắt đầu. Anh tài
tử nọ hớp miếng rượu, gỡ con khô cá sặc nướng, vừa nhai vừa nghĩ ngợi. Khi câu rao
đờn ghi - ta vừa dứt, nhạc sĩ gõ vào thùng đàn một tiếng "cốp" thì anh tài tử nọ cũng vừa
nuốt xong một miếng khô. Anh ta ca một câu khá dài, đại khái nói về tâm sự bi hùng của
tráng sĩ Kinh Kha" [11, tr. 50].
Đi kèm với lời ca vọng cổ là phần đệm nhạc, họ có gì đệm nấy, có khi gõ đũa vào
thùng thiếc, vào mâm chén cũng thành ra nhạc hẳn hoi. Có khi sang trọng hơn, nhạc cụ là
đàn kìm, đàn ghi ta. Truyện ngắn Ông già xay lúa miêu tả một khung cảnh khá điển hình
cho hình thức sinh hoạt văn nghệ của người dân Nam Bộ. Ông Năm đang xay lúa, bên
cạnh ông là tiệc rượu. Ai làm cứ làm, ai hát cứ hát, ai đánh đàn cứ đánh: "Kế bên ông
Năm, đờn Kìm trỗi giọng không, na ná như tiếng gà mổ vào nia. Đờn "ghi ta" hoà theo,
tuy nhanh nhưng buông rõ rệt từng giọng đồng, kém dồn dập hơn giọng đờn ở bên Tây
Ban Nha tuyệt vời" [11, tr.157].

Hò huê tình (hò đối đáp) là một nét đặc sắc của văn hoá sông nước Nam Bộ. Trong
truyện Ngày xưa tháng chạp, ông Ba giảng giải chuyện hát hò "sành điệu" của ông thời
trai trẻ: "Hồi đó, hò có lớp lang đầu đuôi Mới vô là cây dạo đầu. Chúc mừng lẫn nhau,
chúc mừng chủ ruộng, tạ ơn Thần Nông. Điều đó ai cũng đạt được. Thiếu một hai vần, hò
thiếu hơi chưa phải là dở" [8, tr.172-173]. Hết đời này sang đời khác, hình thức hát huê
tình vẫn được duy trì. Người lớn tuổi truyền lại cho người trẻ tuổi, như việc ông Năm
Lượng dạy “cái nghề hát huê tình!" cho chàng trai Điệu. “Người ta xúm nhau thách đố,
cười thật lớn, châm chọc thật đau, cho qua quên mệt nhọc, để rồi quên tất cả Huê tình
là chuyện ngàn xưa ai ai cũng có, cũng ưa.(…) Chỉ ngại là khi về nhà một mình trong
phòng the cửa kín mà nghĩ chuyện xằng bậy." [8, tr.280].
Nhiều triết lí của người Nam Bộ được thể hiện qua các câu hát hò. Trong truyện Con
Bảy đưa đò, chàng trai giang hồ xứ Bình Thuỷ đã bộc lộ chí lớn của mình trong lời đối
đáp với cô Bảy: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giã / lâm nguy bất cứu mạc anh hùng / Nàng
còn nghĩ phận chữ tùng / thì trao dây xích buộc vòng sao đây” [9, tr.240]. Chỉ qua một
đêm hát đối đáp với người con trai lạ, cô Bảy thề giữ trọn “một tấm lòng” và cứ ở vậy tới
già để chờ người con trai kia, khác nào Kiều Nguyệt Nga giữ vẹn tấm lòng chung thuỷ
với Lục Vân Tiên chỉ sau một lần gặp mặt. Qua đó, ta thấy được tính cách coi trọng tình
nghĩa thuỷ chung của người dân Nam Bộ.
7

Hát bội cũng là một hình thức sinh hoạt văn nghệ được hầu hết người Nam Bộ thời
trước ưa thích. Thuở ấy, "dân mình thì nghèo lắm, đình chưa cất, hương chức làng chưa
có. Bởi vậy chỉ có hát bội là cách giải trí độc nhất của người đi khai phá đất mới" [10,
tr.205].Trong truyện Hát bội giữa rừng, để thấy được lòng ham mê hát bội của người
dân, tác giả đã tạo ra một bối cảnh rất rùng rợn: dưới sông cá sấu ghếch mỏ nhìn, trên bờ
cọp trông xuống, người xem hát ngồi trên xuồng trong một hàng rào bằng cây tràm giữa
sông. Người Việt mời người Khmer cùng chung tay góp gạo nuôi gánh hát. Ban ngày,
mọi người đi làm, ban đêm đi ghe xem hát bội. Đối với họ, đó là ngày hội lớn: "Xóm
Khoen Tà Tưng rộn rịp còn hơn Tết. Suốt ba bốn ngày liên tiếp họ dựng rạp, xốc nọc
dưới sông. Mấy ánh chị đào kép mới tới vô cùng mừng rỡ, họ cởi áo ra tiếp tay. Nhà cất

xong bây giờ đến lợp lá, lót sàn. Đêm hát ra mắt vui quá là vui " [10, tr.20].
Ngoài các hình thức hát hò nêu trên, ta còn thấy có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá
khác nữa trong truyện của Sơn Nam. Đó là lối kể chuyện hài kiểu bác Ba Phi, lối nói thơ,
ra thai đố, hội đua thuyền… Một số truyện viết về đô thị Sài Gòn có hình thức sinh hoạt
văn hoá đa dạng hơn nhưng đã bị lai tạp nền văn minh phương Tây khá nhiều.
3. KẾT LUẬN
C.G. Jung đã có lí khi cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật như một cái cây mọc lên từ
mảnh đất nuôi dưỡng nó”. Mảnh đất Nam Bộ bạt ngàn, màu mỡ đã ươm mầm, nuôi
dưỡng những trang văn của Sơn Nam. Và ngày nay, đọc lại những trang văn ấy, ta vẫn
cảm nhận được những sinh thể quá khứ đang cựa quậy, nói cho ta biết rất nhiều điều về
nếp sống văn hoá của cha ông. Trong thời buổi hội nhập thế giới ngày nay, nhiều giá trị
văn hoá thay đổi rất nhanh, nhưng những giá trị văn hoá Nam Bộ sẽ được bảo tồn nếu
như chúng ta có ý thức gìn giữ nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hạnh (2007), “Văn hoá như nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn
chương”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 01.
2. Trần Thị Hạnh (2010), “Sự hướng thiện của các nhân vật trong tiểu thuyết Sơn Nam”,
Tạp chí Khoa học Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 6 (41).
3. Phan Hoàng (1998), “Sơn Nam - nhà văn, nhà Nam Bộ học”, sách Phỏng vấn người
Sài Gòn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Lâm (1991), “Trò chuyện với nhà văn Sơn Nam”, báo Văn nghệ, số 16 (02).
5. Sơn Nam (2006), Vạch một chân trời - Chim quyên xuống đất, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh.
6. Sơn Nam (2007), Bà Chúa Hòn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
7. Sơn Nam (2007), Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm - Tiếp cận với Đồng bằng sông
Cửu Long, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
8. Sơn Nam (2009), Biển cỏ miền Tây và Hình bóng cũ, Nxb Trẻ
9. Sơn Nam (2011), Hương rừng Cà Mau, tập 1, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
10. Sơn Nam (2012), Hương rừng Cà Mau, tập 2, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh

×