Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới afb(+) sau 2 tháng tấn công tại bệnh viện 71tw

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.55 KB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN 71 TW
ĐỀ TÀI NCKH
NHẬN XÉT
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI MỚI AFB (+) SAU 2
THÁNG TẤN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN 71 TW
Chủ đề tài: Bs. Hoàng Trọng Mẫn
Thư ký: Bs. Nguyễn Anh Tuấn
Cộng sự: Bs. Nguyễn Hữu Hùng
Bs. Nguyễn Thị Kim Oanh
THANH HOÁ 2014
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc Am (2002), “Dịch tễ học bệnh lao”, Bệnh học lao, Nhà xuất
bản y học, Tr 18-28.
2. Nguyễn Việt Cồ (2002), “Đại cương bệnh lao”, Bệnh học lao, Nhà xuất
bản y học, Tr 5-7.
3. Chương trình chống lao quốc gia (2012), “Báo cáo tổng kết
CTCLQG giai đoạn 2007-2011”, Hà Nội, Tr 6-33.
4. Đỗ Đức Hiển (1994) “Xquang trong chẩn đoán lao phổi”, Bệnh học
lao và bệnh phổi, tập 1, Tr 43-64.
5. Nguyễn Phương Hoa (1995), “Hiệu quả của hóa trị liệu ngắn ngày
2SRHZ/6HE trong điều trị ngoại trú lao phổi ngay từ đầu tại Hà Nội”.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, ĐHY Hà Nội.
6. Lê Ngọc Hưng (1988), “Nhận xét 176 trường hợp lao phổi AFB dương
tính ở người lớn điều trị lần đầu tại viện lao và bệnh phổi TƯ từ 1-
1987 đến 1-1988”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, ĐH Y Hà Nội.
7. Doãn Trọng Tiên (1996), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, miễn dịch
bệnh lao phổi ở người già”, luận án phó tiến sỹ y học, ĐH Y Hà Nội.


8. Trần Văn Sáng (2002), “Lao phổi”, Bệnh học lao, Nhà xuất bản y học
Hà Nội.
9. Phan Lương Ánh Linh (2002), “ Nghiên cứu kháng thuốc tiên phát và
kết quả điều trị sau 2 tháng tấn công của phác đồ 2SRHZ/6HE ở bệnh
nhân lao phổi mới AFB(+) tại nội thành Đà Nẵng (01/2001 – 6/2001)”,
Luận văn thạc sỹ y học, ĐHY Hà Nội.
10. Bùi Văn Tám (1998), “Bệnh lao hiện nay”, Nhà xuất bản y học, Hà
Nội , Tr 17-195.
11. Chương trình chống lao quốc gia (1998), “Hội nghị thực hiện DOTS
trong CTCLQG các tỉnh phía Bắc và miền trung”, Bộ y tế - Chương
trình chống lao quốc gia tháng 12 – 1998.
12. Lưu Thi Liên (2000), “ Nghiên cứu kết quả điều trị bằng công thức
2SRHZ/6HE ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) của quận Hai Bà Trưng
thành phố Hà Nội từ năm 1996 – 1999”, luận văn thạc sỹ y học, ĐHY Hà
Nội.
13. Phan Thị Quế (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tại Bệnh
2
viện lao và một số huyện tỉnh Thái Bình”, luận văn thạc sỹ y học, ĐHY
Hà Nội Tr 57- 71.
14. Trần Văn Sáng (1997), “Bệnh lao: quá khứ – hiện tại và tương lai”,
Nhà xuất bản y học, Tr 21 – 32, 56- 59, 63-66.
15. Nguyễn Văn Tiêm, Kiều Mạnh Thắng (1991), “Nhận xét về hoá trị
liệu ngắn ngày qua 2 năm thực hiện 1989 – 1990”, Nội san lao và bệnh
phổi , Tr 16-19.
16. Nguyễn Như Trung (1991), “Kết quả hoá trị liệu ngắn ngày tại Hải
Phòng”, Nội san lao và bệnh phổi, Tr 52-53.
17. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Khắc Bạt, Lưu Thị Liên (1994), “áp dụng hoá
trị liệu ngắn ngày với phác đồ 2SRHZ/6HE để điều trị bệnh nhân lao
phổi AFB dương tính mới phát hiện ở Hà Nội”, Hà Nội.

18. Đào Thị Hà (2005). “ So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
lao phổi mới AFB(+) ở người cao tuổi và trẻ tuổi”, Luận văn thạc sỹ y
học, ĐHY Hà Nội.
19. Trịnh Đức Minh (2009), “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi 16 – 45”,
Luận văn thạc sỹ y học, ĐHY Hà Nội.
20. Bộ y Tế (2003), “ Các giá trị sinh học về huyết học”, các giá trị sinh
học của người Việt Nam bình thường, Nhà xuất bản y học, Hà nội, Tr
74 – 75.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

(+)……… Dương tính
(-)………. Âm tính
AFB…… Trực khuẩn kháng cồn kháng toan
(Acid Fast Bacillus)
AIDS…… Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired immunodeficiency syndrome)
COPD… Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Chronic Ostructive Pulmonary Disease)
CS…… Cộng sự
3
CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia
EMB……. Ethambutol
HIV….…. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human immunodeficiency virus)
INH…… Isoniazid
IUATLD Hiệp hội chống lao và bệnh phổi quốc tế
(International Union Against Tuberculosis And Lung Disease)
LPTP… Lao phổi tái phát
RMP….… Rifampicin

SM…… Streptomycin
PZA…… Pyrazinamid
PAS……. Para Aminosalicylic acid
HTNN… Hoá trị liệu ngắn ngày
DOTS… Hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp.
WHO… Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC
Chương 1: Đặt vấn đề……………… ……………………. Trang 01
Chương 2: Tổng quan tài liệu…………………………… .
02
2.1. Tình hình bệnh lao hiện nay……………………………. .
02
2.2. Nguyên tắc điều trị lao…………………………….……
03
2.3. Các thuốc chống lao……………………………… ……
03
2.4. Tình hình điều trị lao bằng HTN ở Việt Nam……………
04
2.5. Nghiên cứu về lao phổi mới………………………………
04
4
Chương 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu … ……
06
3.1. Đối tượng……………………………………….…………
06
3.2. Phương pháp nghiên cứu…………………….……………
06
3.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………
06
Chương 4: Kết quả nghiên cứu……….……………………….

09
4.1. Lâm sàng………………………………………………….
09
4.2. Cận lâm sàng………………………………………………
14
4.3. Kết quả điều trị……………………………………………
20
Chương 5: Bàn luận……………………….…………………….
23
5.1. Lâm sàng……………………………………………………
23
5.2. Cận lâm sàng………………………………………………
24
5.3. Kết quả điều trị………………………………………………
26
Chương 6: Kết luận………………………………………………
27
6.1. Đặc điểm lâm sàng………………………………………….
27
6.2. Đặc điểm cận lâm sàng……………………………………….
28
5
6.3. Kết quả điều trị sau 2 tháng tấn công…………………………
28
Tài liệu tham khảo
Chữ viết tắt
Bệnh án nghiên cứu
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao gắn liền với sự phát triển loài người, được xem là bệnh di

truyền và không chữa được. Năm 1882 Robert Koch tìm ra vi khuẩn lao là
nguyên nhân gây bệnh thì bệnh lao được xác định là bệnh nhiễm trùng và
chữa được. Đặc biệt việc tìm ra các loại thuốc chống lao làm cho công tác
chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao hiệu quả hơn, bệnh lao giảm nhanh
chóng ở các nước phát triển, y học đã hy vọng có thể giải quyết được bệnh
lao trước khi hiểu biết đầy đủ về sinh bệnh học bệnh lao. Tuy nhiên với sự
bùng nổ của đại dịch HIV/ AIDS, sự kháng thuốc của vi khuẩn lao bệnh lao
đã bùng phát trở lại trên toàn cầu. Tháng 4 năm 1993 WHO đã tuyên bố tình
trạng khẩn cấp toàn cầu về nguy cơ quay trở lại và sự gia tăng của bệnh
lao[1,2].
Lao phổi mới là một vấn đề cần được quan tâm, số lượng bệnh nhân
lao phổi mới được phát hiện hằng năm chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số
bệnh nhân lao được phát hiện. Đây là thể bệnh thường gặp nhất trong bệnh
học lao, đặc trưng là các tổn thương ở phổi, với các mức độ từ nhẹ (thâm
nhiễm không hang, nốt không hang) nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp
thời có khả năng phục hồi cũng như khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên nếu
phát hiện bệnh muộn, khi tổn thương ở phổi nặng và trở thành mạn tính (xơ,
hang xơ) thì vấn đề điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, khả năng khỏi bệnh
lại thấp, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao[3].
Đi sâu tìm hiểu về lao phổi mới AFB(+) là việc làm cần thiết, nhằm
hiểu hơn về thể bệnh này giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và kiểm soát
bệnh lao hiệu quả hơn, hạn chế sự tiến triển thành lao xơ hang từ các thể lao
khác, giảm được nguồn lây có vi khuẩn lao kháng thuốc.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB(+) sau 2 tháng tấn công
tại Bệnh viện 71TW” nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB (+).
2. Sơ bộ đánh giá kết quả điều trị lao phổi mới AFB(+) sau 2 tháng tấn
công.
7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay:
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới:
Khi chưa có thuốc chữa lao bệnh lao không chữa được và gây ra nỗi
khiếp sợ cho loài người. Khi thuốc chữa lao ra đời: SM (1944), INH (1952),
PZA (1952), RMP(1966) việc điều trị và kiểm soát bệnh lao đạt hiệu quả rõ
rệt. Bệnh lao có xu hướng giảm, nhưng từ năm 1990 đến nay, số người mắc
lao lại tăng lên ở nhiều nước[6,11]. Bệnh lao quay trở lại và bùng phát.
Hội nghị toàn cầu về bệnh lao lần thứ 23 (1990) ở Boston (Hoa Kỳ), WHO
cảnh báo bệnh lao đang gia tăng. Năm 1993, WHO báo động sự quay trở lại
của bệnh lao, năm 1998 nhấn mạnh “Bệnh lao đang đe doạ trên toàn
cầu”[11].
Theo ước tính năm 2010 có 8,8 triệu bệnh nhân lao mới, 1,1 triệu
người tử vong trong số bệnh nhân lao không nhiễm HIV và khoảng 350.000
bệnh nhân đồng nhiễm lao/ HIV tử vong. Khoảng 13% bệnh nhân lao có
đòng nhiễm HIV. Mặc dù tình hình bệnh lao có chiều hướng thuyên giảm từ
năm 2006, và tỷ lệ mắc lao mới giảm từ năm 2002.
Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG- WHO report 2011- Global
Tuberculosis Control) khoảng một phần ba dân số thế giới đã nhiễm lao.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau các bệnh nhiễm
trùng với khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm. Tình hình lao
kháng thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia[3].
1.1.2.Tình hình bệnh lao ở Việt Nam:
Theo báo cáo của TCYTTG năm 2011 ước tính Việt Nam đứng thứ 12 trong
22 nước có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu[3]:
Dân số năm 2010 là 88 triệu dân.
Tỷ lệ tủ vong do lao là 34/ 100.000 dân, khoảng 29.000 người tử vong do
lao.
Tỷ lệ lao hiện mắc có thể là 334/ 100.000 dân, khoảng 290.000 bệnh nhân.

8
Tỷ lệ lao mới mắc các thể hàng năm là 199/ 100.000 dân, khoảng 180.000
bệnh nhân.
Tỷ lệ lao/ HIV dương tính mới mắc là 8,6%.
Tỷ lệ phát hiện các thể là 54%.
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới là 2,7%.
Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân điều trị lại là 19%
1.2. Nguyên tắc điều trị:
Có 2 nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lao[8,10].
* Phải dùng ít nhất 2 thuốc mà vi khuẩn còn nhạy cảm, một trong hai
thuốc là loại diệt khuẩn để giảm tỷ lệ đột biến kháng thuốc của vi khuẩn.
* Phải có một thời gian đủ để diệt được những vi khuẩn nằm vùng, đó
là những vi khuẩn nằm trong tế bào sinh sản chậm. Điều trị không đủ thời
gian sẽ dẫn tới khả năng tái phát sau điều trị mặc dù đã được kết luận là khỏi
bệnh.
Hiện nay ở các nước phát triển, công thức HTNN 6 tháng đang được sử
dụng rộng rãi. Ở nước ta, công thức HTNN 8 tháng (2SRHZ/6HE) được sử
dụng từ năm 1988 đến năm 1998 đã triển khai ở 61 tỉnh thành trong cả nước
với số dân được bảo vệ là 95,5% [11].
Từ năm 1998 chương trình chống lao quốc gia đã tiến hành điều trị có
kiểm soát (DOTS) cho tất cả các bệnh nhân lao trên toàn quốc và đã thu
được những kết quả khả quan. Hiện nay điều trị có kiểm soát đã được phủ
trên toàn quốc, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao đạt > 80%, tỷ lệ điều trị khỏi
bệnh đạt > 90%.
1.3. Các thuốc chống lao :
WHO quy định 6 loại thuốc chống lao chủ yếu là: INH, RMP, PZA,
SM, EMB và Thiacetazone[8]. Đây là những thuốc chống lao được dùng
phổ biến trong các phác đồ điều trị lao.
Bên cạnh đó còn có các thuốc chống lao thứ yếu như Ethionamid,
Prothionamid, PAS….Những thuốc này tác dụng diệt khuẩn yếu hoặc chỉ

kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao trong tổn thương, mặt khác chúng có
9
nhiều độc tính khi sử dụng cho nên ít được dùng trong các phác đồ điều trị
lao[8,10].
Hiện nay chương trình chống lao quốc gia ở Việt Nam chủ yếu dùng 5
loại thuốc chữa lao là: RMP, INH, PZA, SM, EMB[8].
1.4. Tình hình điều trị lao bằng HTNN ở việt nam:
Để nâng cao hiệu quả điều trị, từ những năm 1988 ở Việt Nam đã bắt
đầu có những công trình nghiên cứu về HTNN ở một số vùng trong cả nước
như:
Nguyễn Văn Tiêm và Kiều Mạnh Thắng (1989-1991)[15] nghiên cứu
công thức 2SHRZ/6HE ở 227 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Hà Tây
cho kết quả khỏi đạt 92%.
Nguyễn Như Trung (1991)[16] nghiên cứu công thức 2SRHZ/6HE ở
300 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Hải Phòng, tỷ lệ khỏi đạt 84,56%,
thất bại 5,36%.
Lê Anh Tuấn, Nguyễn Khắc Bạt, Lưu Thị Liên (1992)[17] áp dụng
HTNN 2SRHZ/6HE điều trị cho 126 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại Hà
Nội, tỷ lệ khỏi đạt 96,03%, thất bại 1,58%.
Nguyễn Phương Hoa(1995)[5] cũng nghiên cứu công thức 2SRHZ/6HE
trong điều trị ngoại trú lao phổi ngay từ đầu cho 257 bệnh nhân lao phổi mới
AFB(+) tại Hà Nội, cho kết quả khỏi 92,22%, thất bại 1,56%, tái phát sau 1
năm 2,53%.
Như vậy HTNN cũng đã được nhiều công trình ở nước ta nghiên cứu
và rõ ràng là kết quả tốt hơn hẳn so với các phác đồ trước đây.
1.5. Nghiên cứu về lao phổi mới:
Ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (1994)[17] nghiên cứu bệnh nhân lao phổi mới AFB(+)
nhận xét lao phổi ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới (nam 74,6%, nữ 25,4%).
Doãn Trọng Tiên (1996)[7] lao phổi và mắc các bệnh khác ở người trên

60 tuổi chiếm tỷ lệ 76,2%, trong khi tỷ lệ này là 9,5% ở người dưới 35 tuổi.
10
Nguyễn Phương Hoa (1995)[5] trong một nghiên cứu về lao phổi mới
AFB (+) thấy tỷ lệ phát hiện bệnh trong 2 tháng đầu là 56,05%.
Lê Thanh Phúc và Trần Văn Sáng (1997)[14] nghiên cứu tình trạng lâm
sàng của bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) khi vào điều trị tại viện lao bệnh
phổi TW nhận thấy: triệu chứng ho khạc đờm kéo dài chiếm 80,9%, sốt nhẹ
về chiều 57,9%.
Lưu Thị Liên (2000)[12] nghiên cứu ở 812 bệnh nhân lao phổi mới
AFB(+) thấy về lâm sàng các triệu chứng phổ biến là sốt 38 -39
0
C chiếm
85%, ho khan hoặc có đờm 85,8%, gầy sút cân là 62,6%, đau ngực 46,5%.
Các triệu chứng giảm nhanh nhờ điều trị ở tháng thứ 2 chỉ còn 10% bệnh
nhân sốt nhẹ, ho khan, đau ngực.
Phạm Thị Quế (2005)[13] nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới
AFB(+) điều trị tại bệnh viện lao và một số huyện Thái Bình thấy: tuổi mắc
bệnh chủ yếu trên 65 chiếm 42,5%; Tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ 1,8 lần
(64,3% và 35,7%); Triệu chứng lâm sàng chính khiến bệnh nhân đi khám
bệnh là ho khạc đờm 70,1%; gầy sút cân 36,5%; sốt về chiều 26,8%; Thời
gian phát hiện bệnh sớm trong 2 tháng đầu là 68,8%; Xquang phổi chuẩn
gặp tổn thương thâm nhiễm 56,5%, tổn thương 2 phổi 48,8%, xét nghiệm
đờm AFB(+) mức độ 1(+) là 45,7%, 2(+) là 40,5%, 3(+) là 12,5%.
Trịnh Đức Minh (2009)[19] nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của 130 bệnh
nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị tại bệnh viện lao bệnh phổi TW nhận
thấy: Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2 tháng tấn công là 78,6%, Tổn thương thay đổi
trên Xquang phổi chuẩn là 73,3%. Không thay đổi là 26,7%.
11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu :
Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi
mới AFB(+) điều trị tại Bệnh viện 71 TW.
2.1.2.Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi mới AFB(+) :
Thỏa mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB(+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
- Một tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh lao tiến triển trên phim Xquang
phổi.
- Một tiêu bản đờm AFB(+) và nuôi cấy (+).
Riêng đối với người bệnh HIV(+) cần có ít nhất một tiêu bản xét nghiệm
đờm AFB(+) được coi là lao phổi AFB(+).
Bệnh nhân tuổi từ 16 trở lên.
2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân dưới 16 tuổi.
- Bệnh nhân không hợp tác.
- Bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới phát hiện lần đầu nhưng đã dùng
thuốc lao trên 1 tháng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
60 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) được đăng ký điều trị tại Bệnh viện
71TW, theo dõi lâm sàng và làm các xét nghiệm trong thời gian điều trị.
60 bệnh nhân lựa chọn vào nghiên cứu đều được sử dụng phác đồ
2SRHZ/6HE để điều trị lao phổi mới theo quy định của CTCLQG.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
2.3. Nội dung nghiên cứu :
12
2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng :
Giới : nam, nữ.

Tuổi : phân bố theo các nhóm tuổi.
Lý do vào viện
Cách khởi phát
- Cấp tính.
- Từ từ.
- Kín đáo
Thời gian phát hiện bệnh : là thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu
tiên của bệnh đến khi được chẩn đoán bệnh:
Dưới 2 tháng.
Từ ≥ 2 tháng.
Triệu chứng lâm sàng khi vào viện :
2.3.2. Nghiên cứu cận lâm sàng:
Xét nghiệm đờm : Tất cả các bệnh nhân được xét nghiệm 3 mẫu đờm
nhuộm soi trực tiếp bằng kỹ thuật Ziehl - Neelsen tại khoa vi sinh Bệnh viện
71TW.
Trong thời gian điều trị các bệnh nhân được xét nghiệm đờm tìm AFB
sau 2 tháng điều trị bằng phương pháp soi kính trực tiếp.
Xquang phổi chuẩn : Bệnh nhân được chụp Xquang phổi tại khoa chẩn
đoán hình ảnh bệnh viện 71TW.
Sau 2 tháng điều trị bệnh nhân được chụp lại phim phổi để so sánh với
phim phổi chụp trước khi điều trị.
Phản ứng Mantoux: làm tại khoa vi sinh bệnh viện 71TW. đọc kết quả
sau 72 h, nhận định kết quả theo CTCLQG như sau:
Âm tính: đường kính nốt sẩn < 5mm.
Nghi ngờ: đường kính nốt sẩn từ 5 – 10 mm.
Dương tính nhẹ: đường kính nốt sẩn từ 10 – 15 mm.
Dương tính vừa: đường kính nốt sẩn từ 16 – 20 mm.
Dương tính mạnh: đường kính nốt sẩn > 20 mm.
13
Công thức máu: làm bằng máy Celltac ES và máy Celltac α tại khoa

sinh hoá và huyết học bệnh viện 71TW. Kết quả phân loại dựa trên chỉ số
sinh học bình thường của người Việt Nam [20]
Chỉ số hồng cầu ở máu ngoại vị:
Nam: 4.0 – 5.8T/l
Nữ: 3.9 – 5.4T/l
Chỉ số bạch cầu ở máu ngoại vi: 4 – 10G/l
Xét nghiệm sinh hoá máu :
Các bệnh nhân được kiểm tra chức năng gan thận trước khi điều trị để
loại trừ những bệnh nhân xơ gan và suy thận kiểm tra lại sau 1 tháng, 2
tháng điều trị để so sánh với trước điều trị. Bệnh nhân được định lượng ure,
glucose, creatinin, acid uric, SGOT, SGPT, GGT.
Các xét nghiệm sinh hoá được làm bằng máy OLYMPUS – AU400 tại
khoa sinh hoá và huyết học Bệnh viện 71TW.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.5. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 12 năm
2014.
14
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Lâm sàng:
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số Bệnh nhân Tỷ lệ %
16 – 30 10 16.7
31 - 45 20 33.3
46 – 59 20 33.3
60 trở lên 10 16.7
Tổng 60 100
Nhận xét:
Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc lao cao nhất là nhóm tuổi từ 31 – 45 và 46 -

59 tuổi (33.3%). Nhóm tuổi 16 – 30 và nhóm tuổi 60 trở lên là (16.7%).

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi
3.1.2. Giới:
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
15
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nam 45 75.0
Nữ 15 25.0
Tổng 60 100
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn gấp 3 lần nữ (nam là 75%, nữ là 25%).

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh theo giới
3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh.
Bảng 3.3.Thời gian phát hiện bệnh.
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Dưới 2 tháng 42 70.0
Từ ≥ 2 tháng 18 30.0
Tổng 60 100
Nhận xét:
Tỷ lệ thời gian phát hiện dưới 2 tháng chiếm 70%. Từ ≥ 2 tháng là 30%.
3.1.4. Lý do vào viện
Bảng 3.4. Lý do vào viện.
Lý do vào viện Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Ho khạc đờm kéo dài 36 60.0
Ho ra máu 09 15.0
16
Khó thở 02 3.3
Đau ngực 06 10.0

Sốt cao 07 11.7
Tổng 60 100
Nhận xét:
Lý do vào viện ho khạc đờm là cao nhất chiếm 60%. Ho ra máu là
15%. Đau tức ngực là 10%. Sốt cao là 11,7%. Thấp nhất là khó thở chiếm
3,3%.
Biểu đồ 3.3: Lý do vào viện
3.1.5. Cách khởi phát
Bảng 4.5. Cách khởi phát bệnh.
Cách khởi phát Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Cấp tính 14 23.3
Từ từ 45 75
Kín đáo 01 1.7
Tổng 60 100
17
Nhận xét:
Cách khởi phát cấp tính 23,3%, khởi phát từ từ cao nhất chiếm 75%,
khởi phát kín đáo thấp nhất chiếm 1,7%.
Biểu đồ 3.4: Hình thức khởi phát bệnh
3.1.6. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện.
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Sốt nhẹ < 38
o
C 10 16.7
Sốt vừa 38 – 39
o
C 31 51.7
Sốt cao > 39
o

C 08 13.3
Ho khan 07 11.7
Ho khạc đờm 43 71.7
18
Ho ra máu 13 21.7
Đau ngực 26 43.3
Khó thở 32 53.3
Có ran ẩm, ran nổ ở phổi 22 36.7
Gầy sút cân 45 75.0
Nhận xét:
- Triệu chứng sốt: sốt 38 – 39
0
C chiếm tỷ lệ cao hơn 51,7%.
- Triệu chứng ho: ho khạc đờm chiếm tỷ lệ cao 71,7%.
- Triệu chứng đau ngực 43.3%.
- Triệu chứng khó thở 53.3%.
- Phổi có ran 36,7%
- Triệu chứng gầy sút cân chiếm 75%.
3.1.7. Các yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan.
Tiền sử Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Có tiếp xúc nguồn lây 09 15.0
Không rõ nguồn lây 51 85.0
Cộng 60 100
Nhận xét:
Tiền sử không rõ nguồn lây chiếm tỷ lệ cao 85%. Tiền sử có tiếp xúc
với nguồn lây là 15%.

Biểu đồ 3.5: Các yếu tố nguy cơ
19

3.2. Cận lâm sàng
3.2.1. Xét nghiệm đờm :
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm đờm tìm AFB.
Mức độ dương tính Số bệnh nhân Tỷ lệ %
4 – 9 AFB 02 3.3
Dương tính 1 (+) 29 48.3
Dương tính 2 (+) 16 26.7
Dương tính 3 (+) 13 21.7
Tổng 60 100
Nhận xét:
Tỷ lệ dương tính 1(+) cao nhất 48,3%, dương tính 2(+) chiếm 26,7%, dương
tính 3(+) 21,7%, thấp nhất 4 – 9AFB là 3,3%.
3.2.2. Phản ứng Mantoux:
Bảng 3.9. Kết quả phản ứng Mantoux.
Kết quả Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Âm tính 14 23.3
Dương tính nhẹ 15 25.0
Dương tính vừa 18 30.0
Dương tính mạnh 13 21.7
Tổng 60 100
Nhận xét:
Phản ứng mantoux dương tính vừa chiếm tỷ lệ cao 30%, phản ứng âm tính
chiếm 23,3%, dương tính nhẹ 25%, dương tính mạnh 21,7%.
20
Biểu đồ 3.6: Phản ứng Mantoux
3.2.3. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn
Bảng 3.10. Vị trí tổn thương trên phim XQ phổi chuẩn.
Vị trí tổn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Phổi phải 15 25.0
Phổi trái 10 16.7

Hai bên 35 58.3
Tổng 60 100
Nhận xét:
Vị trí tổn thương ở cả 2 bên phổi chiếm tỷ lệ cao 58,3%.
Vị trí tổn thương một bên phổi phải 25%, một bên phổi trái 16,7%.
21
Biểu đồ 3.7: Vị trí tổn thương trên Xquang phổi chuẩn
Bảng 3.11. Đặc điểm tổn thương cơ bản trên phim XQ phổi chuẩn.
Tổn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thâm nhiễm không hang 16 26.7
Thâm nhiễm có hang 44 73.3
Tổng 60 100
Nhận xét:
Đặc điểm tổn thương cơ bản trên Xquang phổi chuẩn: Tổn thương thâm
nhiễm có hang chiếm tỷ lệ cao 73,3%. Thâm nhiễm không hang 26,7%.
22

Biểu đồ 3.8: Đặc điểm cơ bản trên Xquang phổi chuẩn
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổn thương đến các bộ phận khác.
Bộ phận ảnh hưởng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Lệch khí quản 07 11.7
Hẹp khoang liên sườn 0 0
Co kéo trung thất 0 0
Co kéo vòm hoành 0 0
Không ảnh hưởng 53 88.3
Tổng 60 100
Nhận xét
23
Ảnh hưởng của tổn thương trên Xquang đến các bộ phận khác: không
ảnh hưởng chiếm 88,3%, lệch khí quản là 11,7%.


Biểu đồ 3.9: Ảnh hưởng của tổn thương trên Xquang đến các bộ phận
3.2.4. Xét nghiệm công thức máu
Bảng 3.13. Số lượng bạch cầu.
Số lượng BC Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Giảm 08 13.3
Bình thường 34 56.7
Tăng 18 30
Tổng 60 100
Nhận xét:
Số lượng BC bình thường là 56,7%, BC tăng là 30%, BC giảm là 13,3%.
Bảng 3.14. Số lượng hồng cầu.
Số lượng HC Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thấp 12 20
24
Bình thường 48 80
Tổng 60 100
Nhận xét:
Số lượng HC bình thường là 80%, HC thấp là 20%.
3.2.5. Xét nghiệm sinh hoá máu
Bảng 3.15. Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hoá máu thăm dò chức
năng gan, thận.
Các chỉ số sinh hoá Giá trị trung bình
Ure máu (mmol/l) 4.0
Glucose máu (mmol/l) 6.16
Creatinin (µmol/l)
78.0
Acid uric (µmol/l)
350
SGOT 33.34

SGPT 24.83
GGT 69.06
Nhận xét:
Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hóa có GGT 69,06U/l các chỉ số
khác đều ở trong giới hạn bình thường.
3.3. Kết quả điều trị:
3.3.1. Diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị:
Bảng 3.16. Thay đổi các triệu chứng lâm sàng sau 2 tháng .
Triệu chứng lâm
sàng
Trước điều trị (1) Sau 2 tháng (2)
n % n %
Ho khan 07 11.7 3 5.0
Ho có đờm 43 71.7 15 25.0
Ho ra máu 13 21.7 0 0
Đau ngực 26 43.3 02 3.3
Sốt 49 81.7 0 0
Khó thở 32 53.3 0 0
Có ran ở phổi 22 36.7 2 3.3
Nhận xét:
Sau 2 tháng điều trị triệu chứng ho có đờm, đau ngực vẫn còn tồn tại
chiếm tỷ lệ 25% và 3.3%, có ran ở phổi là 3.3%.
25

×