Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường đại học giáo dục - đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NINH THỊ HẠNH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN CƠNG NGHỆ THEO HƯỚNG DẠY HỌC
TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THANH TÚ

HÀ NỘI – 2012

1


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNTT và TT

: Công nghệ thông tin và truyền thông

DH

: Dạy học



DHLS

: Dạy học Lịch sử

DHTC

: Dạy học tích cực

ĐC

: Đối chứng

ĐH

: Đại học

ĐHQGHN

: Đại học Quốc gia Hà Nội

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KNDH


: Kỹ năng dạy học

KTĐG

: Kiểm tra đánh giá

LS

: Lịch sử

MS

: Microsoft

PPDH

: Phương pháp dạy học

PPDHLS

: Phương pháp dạy học Lịch sử

PTCN

: Phương tiện công nghệ

PTDH

: Phương tiện dạy học


PTL

: Phim tư liệu

QĐ-BGDĐT

: Quyết định – Bộ Giáo dục Đào tạo

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông

TK

: Thiết kế

TN

: Thực nghiệm

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

TT-BGDĐT


: Thông tư - Bộ Giáo dục Đào tạo

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển kỹ năng sử dụng PTCN ...................... 21
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng sử dụng PTCN của GV ................... 26
Bảng 1.3. Kết quả đánh giá mức đạt kỹ năng sử dụng PTCN của GV ...... 32
Bảng 2.1. Kịch bản công nghệ .................................................................. 64
Bảng 2.2. Thống kê kết quả kiểm tra lớp 10A4 và 10A6 (theo nhóm
điểm và tỷ lệ %) ....................................................................................... 83
Bảng 2.3. Thống kê kết quả kiểm tra lớp 10A4 và 10A6 (theo nhóm
điểm và tỷ lệ %) ....................................................................................... 84
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát GV thực nghiệm ............................. 87

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hướng dẫn sử dụng cơng cụ Google Search tìm kiếm
thơng tin ................................................................................................... 48
Hình 2.2. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873).................................. 49
Hình 2.3. Hướng dẫn chuyển tư liệu lưu trữ từ máy vi tính lên
Google Drive ............................................................................................ 53
Hình 2.4. Tấn cơng ngục Ba-xti................................................................ 57
Hình 2.5. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Easy Video Splitter .................. 59

Hình 2.6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Proshow Gold viết phụ đề
cho đoạn PTL ........................................................................................... 60
Hình 2.7. Hướng dẫn ghi lời thuyết mình cho bài trình chiếu với sự
hỗ trợ của phần mềm Adobe Presenter ..................................................... 67
Hình 2.8. Bài giảng thiết kế với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint
và Adobe Presenter .................................................................................. 68
Hình 2.9. Bài tập dạng ghép nối được lưu dưới dạng web ........................ 75
Hình 2.10. Bài tập dạng sắp xếp sự kiện được lưu dưới dạng web ............ 76
Hình 2.11. Hướng dẫn tạo trị chơi ơ chữ.................................................. 77
Hình 2.12. Ghép các dạng bài tập, câu hỏi khác nhau thành bài tập lớn .......... 78

5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát ý kiến HS về kỹ năng sử dụng PTCN
của GV (đơn vị: %; n = 402) .................................................................... 35
Sơ đồ 2.1. Hướng dẫn sắp xếp, lưu trữ tư liệu .......................................... 52
Biểu đồ 2.1. Kết quả kiểm tra của hai lớp 10A4 và 10A6 (TN lần
thứ nhất) (đơn vị: %) ................................................................................ 83
Biểu đồ 2.2. Kết quả kiểm tra lớp 10A4 và 10A6 (TN lần thứ hai)
(đơn vị: %) ............................................................................................... 84

6


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ...............................................................................................

i

Danh mục viết tắt ....................................................................................

ii

Danh mục bảng ........................................................................................
Danh mục biểu đồ ....................................................................................
Mục lục ....................................................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN CÔNG NGHỆ
THEO HƢỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN LỊCH
SỬ TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI ..............................................................................
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh ...........................................................
1.1.3. Hệ thống các kỹ năng sử dụng PTCN cần phát triển cho GV Lịch
sử nói chung và GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục –
ĐHQGHN nói riêng .................................................................................
1.1.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng sử dụng PTCN của GV ...........
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................
1.2.1. Giới thiệu về mục tiêu và chương trình đào tạo ngành sư phạm
Lịch sử của trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN .........................................
1.2.2. Thực trạng kỹ năng sử dụng PTCN trong dạy học của giáo viên
Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN ...............................

Tiểu kết chương 1 ....................................................................................
Chƣơng 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỬ
DỤNG PHƢƠNG TIỆN CƠNG NGHỆ THEO HƢỚNG DẠY
HỌC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ TỐT NGHIỆP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
– THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................
2.1. Một số yêu cầu khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng sử
dụng PTCN theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử ..............

iii
iv
v
1

7

9
9
9
22

23
26
29
29
31
38

39
39



2.1.1. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống....................................................................
2.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ....................................................................
2.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................
2.2. Mục tiêu, nội dung mơn Chương trình, phương pháp dạy học Lịch

39
39
40
41

sử ............................................................................................................. 41
2.3. Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng
dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử ..................................................... 43
2.3.1. Sử dụng công cụ Google Search và Google Drive để khai thác và
lưu trữ thông tin ....................................................................................... 43
2.3.2. Sử dụng các phần mềm đơn giản để hiệu chỉnh tư liệu dạy học ...... 54
2.3.3. Sử dụng phần mềm MS. PowerPointvà Adobe Presenter hỗ trợ
thiết kế và triển khai bài dạy ..................................................................... 61
2.3.4. Sử dụng phần mềm Hot Potatoes thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra
71
đánh giá kết quả học tập của học sinh .......................................................
2.4. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................
2.4.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................
2.4.2. Đối tượng và địa điểm thực nghiệm ................................................
2.4.3. Nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm ............................

78

78
79
79

2.4.4. Kết quả thực nghiệm....................................................................... 80
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 90
93
CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 94
PHỤ LỤC................................................................................................ 98

MỞ ĐẦU
8


1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, GV khơng đơn thuần
là người có kiến thức chun mơn sâu rộng mà cịn phải là người có kỹ năng dạy
học vững vàng, mới có thể truyền đạt kiến thức, giáo dục tư tưởng, phát triển tư duy
và thực hành cho học sinh HS. Khó có thể liệt kê đầy đủ được tất cả các KNDH cần
có của một người GV. Tuy vậy, mỗi mơn học lại có đặc trưng riêng nên GV bộ mơn
có thể xác định được những KNDH cần thiết cho bộ mơn của mình. Với GV bộ mơn
Lịch sử, việc phát triển kỹ năng sử dụng PTCN là thực sự cần thiết.
Trước hết, do tri thức LS mang tính q khứ, tính khơng lặp lại… nên HS
khơng thể trực tiếp quan sát được LS mà chỉ có thể nhận thức chúng một cách gián
tiếp thông qua các tài liệu được lưu truyền lại. GV có kỹ năng sử dụng PTCN thành
thạo sẽ đem lại cho HS những thông tin LS phong phú, đa dạng, có tính trực quan
cao… tăng khả năng tương tác và giúp hoạt động dạy học trở nên linh hoạt, sáng tạo
đáp ứng được yêu cầu, năng lực học tập LS của các đối tượng HS khác nhau.

Thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt
về khoa học – công nghệ giữa các quốc gia. Trong bối cảnh này, quốc gia nào không
phát triển được năng lực khoa học – cơng nghệ của mình thì khó tránh được sự tụt
hậu và chậm phát triển. Do vậy, xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, “tiếp cận và
khai thác tiềm năng của CNTT và TT để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy”
được xem là một trong những nhiệm vụ chiến lược của giáo dục nước nhà. Phát
triển kỹ năng sử dụng PTCN của GV môn Lịch sử cũng là từng bước thực hiện
nhiệm vụ chiến lược trên.
Nhận thức rõ vai trò của kỹ năng sử dụng PTCN đối với GV và nắm bắt xu
thế thời đại, trong chương trình đào tạo GV Lịch sử của trường Đại học Giáo dục –
ĐHQGHN đã xác định mục tiêu đào tạo đội ngũ GV có“kỹ năng sử dụng một số
phương pháp, công nghệ cơ bản hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về
Lịch sử và dạy học Lịch sử”. Trong gần 15 năm phát triển trường ĐH Giáo dục –
ĐHQGHN đã đào tạo được đội ngũ đơng đảo GV có kỹ năng cơ bản trong việc sử
dụng PTCN.

9


Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy ở trường THPT do nhiều lý do khác
nhau nên phần lớn GV ít có điều kiện phát triển kỹ năng đã được trang bị từ trường
đại học. Trong khi, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay diễn
ra từng ngày. Nó địi hỏi người GV phải có các kỹ năng mới và không ngừng rèn
luyện và phát triển các kỹ năng đã có.
Với mong muốn xây dựng một số biện pháp giúp GV Lịch sử (tốt nghiệp
trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN) phát triển kỹ năng sử dụng PTCN trong quá trình
dạy học, nghiên cứu này sẽ là cơ sở bước đầu để xây dựng biện pháp phát triển kỹ
năng sử dụng PTCN cho GV Lịch sử ở trưởng THPT hiện nay, chúng tôi quyết định
lựa chọn đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN
theo hướng dạy học tích cực cho GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục –

ĐH Quốc gia Hà Nội cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Phát triển kỹ năng sử dụng PTCN hỗ trợ dạy học nói chung và dạy học mơn
Lịch sử nói riêng là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác rèn
luyện và phát triển kỹ năng dạy học cho GV và sinh viên sư phạm trước yêu cầu,
điều kiện dạy học lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay. Do đó, vấn đề rèn luyện,
phát triển kỹ năng sử dụng PTCN trong dạy học đã được nhiều học giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Trong các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài, đáng chú ý là những ý kiến của
tác giả Chris Kyriacou trong cuốn “Essential Teaching Skills” (Các kỹ năng dạy
học cần thiết) (2007). Tác giả đã đưa ra định nghĩa cơ bản về kỹ năng dạy học, ba
yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng và hệ thống các kỹ năng dạy
học cần thiết của người GV. Trong đó, kỹ năng sử dụng CNTT và TT (Using ICT)
được đánh giá là một kỹ năng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị
bài dạy (planning and preparation) của GV với mục đích khuyến khích HS học tập
có kết quả cao hơn.
Ngồi ra, trong kết quả của cuộc khảo sát của Sở giáo dục và Đào tạo Tây Úc
về kỹ năng sử dụng CNTT của GV. Teacher ICT Skills (Evaluation of the
Information and Communication Technology (ICT) Knowledge and Skills Levels of
Western Australian Government School Teachers) cũng đã khẳng định và nhấn
10


mạnh vai trò của kỹ năng sử dụng phương tiện cơng nghệ trong q trình dạy học
của người giáo viên. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra tám kỹ năng sử dụng ICT
thiết yếu: xử lý văn bản; khai thác Internet; chuyển đổi định dạng tập tin; sử dụng
thư điện tử; sử dụng PowerPoint; sử dụng Excel; xử lý dữ liệu và quản lý chương
trình giảng dạy (Word processing; Internet; File navigation; Email; Presentation
packages; Spreadsheets; Databases and Curriculum Manager) và các số liệu nghiên
cứu thực tế về việc sử dụng các kỹ năng này của giáo viên Tây ÚC.

Ở Việt Nam, đề tài về phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV tuy không
phải là mới nhưng các công trình nghiên cứu một cách hệ thống từ cơ sở lý luận đến
các biện pháp và quy trình phát triển kỹ năng này chưa thực sự phổ biến. Vì nhiều lý
do khác nhau, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các biện pháp rèn luyện kỹ
năng dạy học cho sinh viên sư phạm, các cơng trình nghiên cứu về việc phát triển kỹ
năng dạy học cho GV nói chung và kỹ năng sử dụng PTCN nói riêng cịn hạn chế.
Thứ nhất sách chuyên khảo về kỹ năng dạy học môn Lịch sử.
Cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (2009) do tác giả
Nguyễn Thị Cơi (chủ biên), ngồi mục đích nâng cao trình độ nhận thức, khoa học
cho người học và đưa ra một số biện pháp, con đường để nâng cao trình độ nghiệp
vụ ở những kỹ năng cho là quan trọng như: nói, viết, vẽ, sử dụng bảng đen… Tác
giả cũng đã đề cập đến việc bồi dưỡng một số kỹ năng sử dụng và khai thác phương
tiện công nghệ như: khai thác thông tin Internet và sử dụng phần mềm MS.
PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Mới đây, trong bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng –
Một hướng tích cực trong đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của tác
giả Trần Quốc Tuấn và Đoàn Văn Hưng (trong cuốn Đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học lịch sử ở trường Phổ thông, GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ
biên), trang 463 - 478) đã nêu ra biện pháp xây dựng một đoạn phim tư liệu phù
hợp với nội dung và mục đích giảng dạy bằng cách sử dụng phần Hero để cắt, nối
các đoạn PTL LS có sẵn.
Thứ hai là một số đề tài luận án và luận văn có cùng hướng nghiên cứu với
đề tài luận văn của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình này được
chúng tơi kế thừa, trên cơ sở có điều chỉnh một số chi tiết cho phù hợp với đối tượng
11


giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN và thực tiễn dạy học
Lịch sử hiện nay.
Đề tài luận án: “Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về mơn giáo dục học

và quy trình rèn luyện các kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục”
(1992) của tác giả Nguyễn Như An. Đây là cơng trình nghiên cứu tương đối cơ
bản, có hệ thống về vấn đề luyện tập các kỹ năng giảng dạy cho sinh viên khoa
Tâm lý – Giáo dục.
Đề tài luận án của tác giả Trần Anh Tuấn: “Xây dụng quy trình luyện tập các
kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm” (1996)
đã đưa ra quy trình luyện tập các kỹ năng giảng dạy cơ bản cho sinh viên trong quá
trình thực hành, thực tập sư phạm.
Đề tài luận án “Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm” của tác giả Phan Thanh Long (2003) chỉ rõ cơ sở lý luận về kỹ năng
dạy học và thống các kỹ năng dạy học cần thiết cho sinh viên. Trên cơ sở đó đưa ra
một số biện pháp thiết thực để rèn luyện hệ thống kỹ năng này.
Luận văn sau đại học của tác giả Lê Thị Nhật: “Tìm hiểu năng lực dạy học
của giáo viên tâm lý – giáo dục” (1985) đã bước đầu khái quát năng lực dạy học của
người giáo viên nói chung và giáo viên tâm lý – giáo dục nói riêng. Nhưng do yêu
cầu và điều kiện nghiên cứu nên đề tài này còn những hạn chế nhất định cả về cơ sở
lý luận và thực tiễn.
Gần đây, có nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hương Thủy trong đề tài “Xây
dựng quy trình luyện tập các kỹ năng dạy học cơ bản trong quá trình thực tập sư
phạm cho học viên sư phạm nghề “ (2010). Trong đó, tác giả tìm hiểu thực trạng các
kỹ năng dạy học cơ bản, đưa ra một số nguyên tắc thiết kế quy trình luyện tập các
kỹ năng dạy học cơ bản. Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình luyện tập các kỹ năng dạy
học cơ bản trong quá trình thực tập sư phạm cho học viên sư phạm nghề tại trường
Cao đẳng nghề Điện cơ Hà Nội.
Thứ ba tạp chí, báo cáo nghiên cứu về kỹ năng dạy học lịch sử và kỹ năng sử
dụng một số phần mềm cụ thể có nhiều bài viết đề cập. Trong bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Thế Bình: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên
khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội” (Tạp chí Giáo dục số 236/2010) đã
12



khái quát chín biện pháp rèn luyện các kỹ năng dạy học cơ bản cho sinh viên khoa
Lịch sử như kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng diễn đạt viết, kỹ năng xây dựng và sử
dụng đồ dùng dạy học...
Cụ thể hơn về các định hướng sử dụng máy vi tính hỗ trợ dạy học Lịch sử ở
trường THPT như: sử dụng máy vi tính trong việc khai thác nguồn tư liệu; sử dụng
máy vi tính làm phương tiện củng cố, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập... có bài
viết: “Khả năng hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học lịch sử ở trường trung học
phổ thông” của tác giả Lê Thị Thu Hà (Tạp chí Giáo dục số 108/ 2005). Tuy nhiên
dung lượng trang viết có hạn nên nội dung mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.
Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác
giả đều đã đặt vấn đề và chú trọng đến việc phát triển kỹ năng dạy nói chung và kỹ
năng sử dụng PTCN nói riêng. Song các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc
phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng dạy học tích cực cho GV mơn Lịch sử
cịn nhiều vấn đề cụ thể chưa được giải quyết.
Các cơng trình kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá để chúng tôi
nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN cho GV Lịch
sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển kỹ năng sử dụng PTCN của GV Lịch sử nói chung và
GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ cho
GV Lịch sử tốt nghiệp Đại học Giáo dục – ĐHQGHN mà cụ thể là kỹ năng sử dụng
các phần mềm tin học phổ biến hỗ trợ dạy học: MS PowerPoint, Adobe Presenter,
Proshow Gold, Easy Video Splitter, Paint, Hot Potatoes… và Internet.
- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: tiến hành với 35
giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN từ khóa QH – 2003 S (2003– 2007) đến khóa QH – 2008 - S (2008 – 2012).


13


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sử dụng PTCN, chúng tôi
đề xuất hệ thống kỹ năng sử dụng PTCN cần rèn luyện cho GV mơn Lịch sử nói
chung, GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN nói riêng và một số
biện pháp để phát triển các kỹ năng sử dụng PTCN trong quá trình DH Lịch sử ở
trường THPT theo hướng dạy học tích cực.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần thực hiện
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng một số biện pháp
phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng dạy học tích cực cho GV Lịch sử tốt
nghiệp trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN.
- Xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển kỹ năng sử dụng PTCN.
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng sử dụng PTCN
theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục –
ĐHQGHN.
- Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng sử
dụng PTCN theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường
ĐH Giáo dục – ĐHQGHN.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, sưu tầm và phân tích những tài liệu từ sách báo,
tạp chí, Internet… về lý luận phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học, đặc biệt là lý

luận về kỹ năng sử dụng PTCN.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Dự giờ để thu thập thông tin, đánh giá kỹ năng sử
dụng PTCN của GV Lịch sử ở trường THPT.
14


+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng sử dụng PTCN, kỹ
năng sử dụng PTCN của GV Lịch sử ở trường THPT.
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp phát triển kỹ năng
sử dụng PTCN theo hướng dạy học tích cực cho GV Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH
Giáo dục – ĐHQGHN.
+ Phương pháp thống kê tốn học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu
được trong quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả
của các biện pháp do đề tài đưa ra.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu GV quan tâm đến việc sử dụng PTCN theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử ở trường THPT. Các biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng dạy
học tích cực được đề xuất trong đề tài có ý nghĩa với GV mơn Lịch sử nói chung và
GV Lịch sử tốt nghiệp ĐH Giáo dục – ĐHQGHN nói riêng.
7. Đóng góp của đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:
- Khẳng định vai trị, ý nghĩa, sự cần thiết của kỹ năng sử dụng PTCN theo
hướng DHTC cho GV Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN nói
riêng và GV Lịch sử ở trường THPT nói chung.
- Đánh giá được thực trạng kỹ năng sử dụng PTCN trong dạy học của giáo
viên Lịch sử tốt nghiệp trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng
DHTC cho GV Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Làm phong phú thêm lý luận PPDHLS nói chung và vấn
đề phát triển kỹ năng sử dụng PTCN theo hướng DHTC cho GV Lịch sử tốt nghiệp
trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm ngành Lịch
sử, cho GV ở trường THPT nói chung, GV mơn Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học
Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội nói riêng, cũng như bản thân tác giả luận văn
vận dụng trong q trình giảng dạy mơn PPDHLS.
15


9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kỹ năng sử dụng
phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử tốt
nghiệp trường đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 2: Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công
nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường đại học
Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực nghiệm sư phạm

16


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN CÔNG NGHỆ THEO HƢỚNG
DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ TỐT NGHIỆP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phương tiện công nghệ
* Khái niệm
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão,
nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới, nhiều ngành nghề mới đang hình thành và
phát triển rất nhanh. Điều này địi hỏi phải có đổi mới về mục tiêu và phương pháp
đào tạo, cũng như cải cách về nội dung và hình thức đào tạo. Từ đó, khái niệm
“công nghệ dạy học” đã xuất hiện và đều được hiểu cùng một ý nghĩa với từ tiếng
Anh được dùng phổ biến nhất hiện nay: Technology of teaching.
Trong gần bốn thập kỷ qua, vấn đề “công nghệ dạy học” đã thu hút được sự
quan tâm rộng lớn của các nhà giáo dục, sư phạm trên khắp thế giới, song vẫn chưa
có những kiến giải thống nhất về ranh giới nội hàm giữa các thuật ngữ "công nghệ
giáo dục", "công nghệ đào tạo", "công nghệ dạy học", "công nghệ sư phạm"...
Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về khái niệm công nghệ dạy học nhưng
hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất ba cách hiểu cơ bản về bản chất của
công nghệ dạy học [9, tr. 24 -31].
Thứ nhất đó là một q trình "cơng nghệ hố" dạy học.
Bản chất “cơng nghệ” trong q trình dạy học được thể hiện ở những khía
cạnh sau:
Cơng nghệ dạy học ở đây được hiểu như một q trình cung cấp đầy đủ
thơng tin cần thiết cho một đơn vị kiến thức, sự tương tác khoa học giữa người dạy
và người học và sự đảm bảo một mơi trường học tập thuận lợi.
Tóm lại, “cơng nghệ hố” q trình dạy học đã mơ phỏng lại nguyên lý cơ
bản của công nghệ sản xuất cơng nghiệp: phân giải q trình sản xuất thành các

17


chuỗi, công đoạn, tuân thủ nguyên tắc thứ tự, logic hoạt động, đảm bảo kiểm soát
được sản phẩm đầu ra.

Thứ hai đó là sản phẩm (kết quả) được "đóng gói" để chuyển giao.
Trên thực tế, q trình "cơng nghệ hố” dạy học được thể hiện rất rõ trong
những nỗ lực xác lập và triển khai hiệu quả các mơ hình dạy học, phương pháp, kỹ
thuật dạy học cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu dạy học. Các mơ hình, cách thức,
kỹ thuật, qui trình dạy học này đã được nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra những kết
quả tương đương trong những điều kiện cụ thể, đã được "đóng gói" để sử dụng.
Việc áp dụng triệt để các mơ hình, phương pháp dạy học cụ thể này sẽ giúp đảm
bảo đạt được mục tiêu dạy học đề ra.
Thứ ba, cơng nghệ dạy học được hiểu là việc tích hợp các yếu tố, sản
phẩm cơng nghệ vào q trình dạy học.
Đó là việc sử dụng, tích hợp các phương tiện, sản phẩm cơng nghệ vào trong
các q trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, trong và ngồi lớp học. Đặc
biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học được coi là
có ảnh hưởng mạnh mẽ và sáng giá nhất. Các nhà giáo dục, sư phạm coi công nghệ
dạy học (theo cách hiểu trên) là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo dục sau sự ra đời
của nhà trường, chữ viết, in ấn và sách.
Cơng nghệ dạy học và PPDH có mối liên hệ qua lại mật thiết, bổ sung, hỗ trợ
cho nhau. Nếu như PPDH được coi là cách chiếm lĩnh mục tiêu dạy học thì cơng
nghệ dạy học lại đảm bảo cho cách đó được thực hiện hiệu quả. Do vậy, đổi mới
PPDH nói chung và PPDHLS nói riêng trong giai đoạn hiện nay nhất thiết phải có
sự tích hợp cơng nghệ.
Theo đó, có thể khẳng định: PTCN là tập hợp các công cụ, thiết bị, vật liệu,
sản phẩm công nghệ được sử dụng theo những quy trình chặt chẽ hướng đến
những mục tiêu dạy học nhất định.
Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao tính tích
cực trong DH. Một cơng cụ điển hình hiện nay là máy tính với các chức năng vượt
trội sẽ làm thay đổi mơi trường học tập, vai trị và vị trí của người dạy và người học
trong từng cơng đoạn của q trình dạy học: cơng cụ mơ phỏng các hiện tượng, thí
nghiệm khơng cho phép quan sát được trên thực tế, công cụ lưu giữ thông tin, công
18



cụ chuẩn bị bài giảng… Ngồi ra, cịn rất nhiều phần mềm tin học đơn giản, phổ
biến và các thiết bị kỹ thuật hiện đại đều là những PTCN hỗ trợ tích cực cho q
trình DH.
Trong dạy học LS, việc sử dụng phương tiện công nghệ mà cụ thể là của máy
tính, các phần mềm tin học: MS. PowerPoint, Proshow Gold, Paint, Photozoom,
Easy Video Splitter, Hot Potatoes… và bộ công cụ hỗ trợ tìm kiến thơng tin trên
Internet cũng chính là một trong những biện pháp nâng cao tính tích cực của người
dạy và người học LS.
* Phân loại
Ở trường THPT hiện nay, bên cạnh cơ sở vật chất, phương tiện truyền thống
phục vụ cho việc giảng dạy môn học LS như: phịng bộ mơn Lịch sử, tồn bộ đồ
dùng giảng dạy và học tập trực quan như: bản đồ, tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật, các
thiết bị nghe – nhìn, các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho GV và HS
như sách giáo khoa, các sách tham khảo Lịch sử, có khơng ít PTCN được sử dụng
như: máy chiếu (projector); máy vi tính; các thiết bị, phần mềm tin học… Để nâng
cao hiệu quả và thuận lợi trong quá trình sử dụng PTCN trong DH, cần chú ý đến
việc phân loại PTCN. Có nhiều cách phân loại PTCN khác nhau, dựa vào mục đích
sử dụng trong DH Lịch sử có thể chia thành 4 loại:
 PTCN hỗ trợ tìm kiếm và lưu trữ thơng tin
Chính thức ra đời năm 1986, đến nay với khả năng kết nối mở, Internet đã
trở thành một mạng kết nối lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Trên
Internet, thông tin được lưu trữ và biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau, được cập
nhật liên tục từ tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Việc sử dụng Internet
trong học tập và giảng dạy đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành rất hiệu quả.
GV có thể truy cập các trang web để đọc tài liệu hay tìm kiếm tư liệu phục vụ
bài giảng của mình. Nhưng điều quan trọng là GV phải có kỹ năng tìm kiếm và
chọn lọc trong vơ số những tư liệu ấy để chọn tư liệu tốt nhất phù hợp với mục
đích dạy học của mình. Sử dụng sự hỗ trợ của PTCN với bộ cơng cụ tìm kiếm

thơng tin trên Internet như: Wolfram alpha; Google Search; Yahoo Search; Bing;
Amazon… Trong đó, Google Search hiện đang là cơng cụ hữu ích và được sử
dụng rộng rãi nhất.
19


Google Search là cơng cụ tìm kiếm nổi tiếng. Google Search liên kết với
hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thơng tin mà họ muốn
thơng qua các từ khóa và thuật tốn đơn giản. Chỉ với từ khóa đơn giản, GV có thể
tìm được trên Google rất nhiều thông tin liên quan đến từ khóa đó ở nhiều định
dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu… Bên cạnh đó,
Google Search cũng tận dụng cơng nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm
kiếm khác, bao gồm: Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News (tìm kiếm tin
tức), Google Translate (Dịch)…
Sau khi tìm kiếm, lựa chọn được thơng tin thì việc tổ chức, sắp xếp và lưu
trữ nguồn thông tin cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khai
thác, sử dụng thông tin sau này. Hiện nay, ngoài việc lưu trữ bằng cách tải tài liệu
xuống (download) máy tính, GV cịn có thể sử dụng những phương thức lưu trữ
thông tin linh hoạt, tiện dụng và sắp xếp chúng một cách khoa học, hợp lý dựa vào
sự hỗ trợ của bộ công cụ lưu trữ dữ liệu trên các trang web trực tuyến: Google
Drive, Mediafire, 4shared, Gmail.
Google Drive là công cụ giúp lưu trữ thông tin mới được đưa vào sử dụng
nhưng nó đã thể hiện sự tiện dụng và linh hoạt vượt trội của mình. Google Drive có
tính năng cho phép tạo các thư mục có khả năng đồng bộ tự động với tất cả các file
liên quan đến tài khoản Google của người dùng. Theo cách này, việc tìm kiếm tài
liệu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Google Drive có khả năng đồng bộ dữ liệu ổn định, nhanh chóng. Người
dùng chỉ cần đưa các tập tin cần lưu trữ vào thư mục do ứng dụng Google Drive tạo
ra trên máy tính là xong. Người dùng cũng có thể chọn cài đặt và chỉ định thư mục
bất kỳ làm thư mục đồng bộ. Google Drive giúp lưu trữ thông tin một cách an toàn

và truy cập bất cứ nơi nào (đặc biệt là trong khi bạn di chuyển. Người dùng có thể
truy cập vào dữ liệu từ bất cứ nơi nào trên web, tại nhà, tại lớp học... Có thể cài đặt
Google Drive trên máy tính và có thể tải về ứng dụng Google Drive cho điện thoại
thơng minh hoặc máy tính bảng.
 PTCN hỗ trợ hiệu chỉnh tư liệu dạy học
Nguồn tài liệu tìm kiếm được khơng phải bao giờ cũng phù hợp hồn tồn
với mục tiêu bài học và mục đích sử dụng của GV. Do vậy, GV gặp những khó
20


khăn nhất định khi sử dụng những tư liệu này trong quá trình dạy học. Với sự hỗ trợ
của PTCN, GV có thể hiệu chỉnh những phần nhất định trong tư liệu để phù hợp với
mục đích sử dụng của mình.
Đối với tư liệu hình ảnh, GV có thể sử dụng phần mềm Paint để chỉnh sửa
những hình ảnh chưa được ưng ý về kích cỡ, màu sắc, viết thêm phụ đề hoặc xóa
phụ đề minh họa cho ảnh tư liệu. Với những hình ảnh có độ phân giải thấp và kích
thước nhỏ để có chất lượng tốt hơn GV cũng có thể sử dụng sự hỗ trợ của phần
mềm Photozoom.
Đối với các đoạn phim hay tập tin (file) âm thanh quá dài so với thời gian
GV muốn sử dụng, GV có thể sử dụng phần mềm cắt bớt (ví dụ phần mềm Easy
Video Splitter) để sử dụng những đoạn video để đảm bảo đúng nội dung và thời
lượng của bài giảng. Ngồi ra, GV có thể chuyển tranh ảnh đơn lẻ thành một đoạn
trình diễn ảnh như một đoạn phim với hình ảnh minh hoạ sinh động, hấp dẫn, kích
thích hứng thú học tập của HS, nhất là là các tiết học như: Sinh học, Địa lí, Giáo
dục cơng dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá và đặc biệt là
Lịch sử.
Phần mềm Paint
Paint là phần mềm ứng dụng dùng để vẽ và chỉnh sửa hình ảnh, ln có trong
hệ điều hành Microsoft Windows. Tuy chức năng không phong phú bằng những
phần mềm đồ họa chun nghiệp nhưng nó vẫn được sử dụng nhiều vì cách sử dụng

đơn giản và nhanh chóng, khơng địi hỏi người dùng có khả năng tin học cao. Phần
mềm Paint có thể chạy trên máy vi tính cấu hình thấp.
Trong quá trình hiệu chỉnh tư liệu, phần mềm Paint sẽ giúp GV có được
những hình ảnh như ý muốn, phục vụ nội dung bài học với các chức năng cơ bản:
chụp ảnh màn hình máy tính, cắt ảnh (Crop), thay đổi kích cỡ (Resize), xoay chiều
ảnh (Rotate), chèn chữ (Add text), xóa các phần phụ đề khơng mong muốn trên ảnh
(Eraser).
Phần mềm Easy Video Splitter
Phần mềm Easy Video Splitter có thể giúp chia nhỏ các tập tin lớn với nhiều
định dạng khác nhau như: AVI/DIVX, MPEG (MPG) và WMV/ASF thành những
21


tập tin nhỏ hơn theo ý muốn với tốc độ hoạt động nhanh và chất lượng hình ảnh sắc
nét. Phần mềm cịn cung cấp tính năng xem trước (Preview) để người dùng dễ dàng
chọn đoạn phim muốn cắt. Giao diện đơn giản dễ sử dụng với những thao tác cơ
bản trên thanh công cụ.
Phần mềm Proshow Gold
Proshow Gold là giải pháp hoàn chỉnh về sử dụng các video clip hay các
định dạng ảnh số để tạo ra một dạng slide show có khả năng trình diễn “liên khúc”
các đoạn phim kết hợp với tập tin nhạc số làm âm thanh nền và âm thanh ghi âm có
tác dụng hỗ trợ thuyết trình.
Proshow Gold làm cho những bức ảnh “tĩnh” trở thành sống động bằng cách
thêm vào những hiệu ứng chuyển động giống như phóng đại và xoay. Chọn từ
những hiệu ứng chuyển tiếp với hơn 280 hiệu ứng để thêm phụ đề vào một bức ảnh
hay đoạn phim. Với Proshow Gold, mọi việc đều dễ dàng để xây dựng PTL từ
những hình ảnh “tĩnh”. Ngồi ra có thể điều chỉnh thời gian cho mỗi sự chuyển tiếp
giữa các hình ảnh và có thể thêm một số khơng giới hạn vào phụ đề để làm nổi bật
những hình ảnh trình diễn mà chúng ta đã lựa chọn, thiết lập phụ đề với bất kì kích
thước, kiểu dáng và màu sắc.

Tất cả những tính năng cơ bản trên cho phép người sử dụng xây dựng các
đoạn PTL sống động một cách dễ dàng mà khơng địi hỏi cao về trình độ tin học.
 PTCN hỗ trợ thiết kế và triển khai bài dạy
Hiện nay, có nhiều PTCN hỗ trợ tích cực cho việc thiết kế và triển khai bài
dạy như: Violet; Camtasia Studio, FrontPage, Publisher… nhưng việc ứng dụng
phần mềm MS. PowerPoint lại được đa số GV lựa chọn vì sự đơn giản, dễ sử dụng
và thu được nhiều kết quả khả quan.
Thiết kế bài dạy sử dụng mềm MS. PowerPoint cho phép GV có thể tích hợp
đa dạng các đối tượng, chèn các hiệu ứng giúp cho quá trình trình diễn nội dung
sinh động, đáp ứng ý tưởng sư phạm trong DH. Ngồi ra, phần mềm MS.
PowerPoint cịn giúp GV có thể sắp xếp, trình bày, và mơ tả được sự vận động logic
tiềm ẩn của nội dung kiến thức nhờ các hiệu ứng (Effect) hoặc các sơ đồ thông
minh (SmartArt). Khả năng tích hợp đa phương tiện (Multimedia) và khả năng tạo
các siêu liên kết mở rộng tài nguyên (Hyperlink) làm cho bài giảng của GV trở nên
22


sinh động, trực quan, thu hút được sự chú ý của HS, thể hiện được ý tưởng bài dạy
của GV.
Thay vì triển khai bài dạy với phấn trắng, bảng đen truyền thống, việc sử
dụng phần mềm MS. PowerPoint trong trình chiếu cùng với máy chiếu (projecter),
màn chiếu sẽ giúp bài giảng được thực hiện sinh động, gây hứng thú và phát huy
tính tích cực của cả GV và HS. Với các PTCN này, những hình ảnh “tĩnh”, các câu
hỏi, đáp án, tóm tắt kiến thức bài học sẽ trực quan hơn vì kích thước màn hình lớn
và phần mềm MS. PowerPoint cung cấp thêm những hiệu ứng trình chiếu sinh
động. HS có thể tham gia các hoạt động học tập trực tiếp trên các phương tiện này
và GV cũng có thể đưa ra đáp án phản hồi trực tiếp. HS sẽ tích cực tham gia bài
học, GV sẽ bớt được các thao tác giản đơn như trình bày bằng lời, ghi bảng và sử
dụng các thiết bị DH truyền thống mà vẫn đảm bảo việc cung cấp thông tin, đồng
thời giúp GV và HS loại bỏ nhiều thời gian chết trong giờ lên lớp, dành nhiều thời

gian cho việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
Tác giả Phan Ngọc Liên (2003) đã khẳng định: “Việc sử dụng các phương
tiện kỹ thuật khơng hạ thấp vai trị của người thầy giáo mà vẫn tăng hiệu quả bài
học ở các mặt thu nhận thông tin, tư duy, ghi nhớ và vận dụng kiến thức [21, tr. 62 – 63].
Vì vậy, khi sử dụng các PTCN hỗ trợ trình chiếu, GV vẫn là người làm chủ bài
giảng, có sự mở rộng liên hệ kiến thức một cách phong phú, đa dạng chứ khơng
phải chuyển từ hình thức “đọc chép” sang “chiếu chép”.
Phần mềm MS. PowerPoint 2007
MS. PowerPoint là một công cụ trình diễn đa năng cho phép tích hợp đa
dạng các đối tượng, chèn các hiệu ứng giúp cho quá trình trình diễn nội dung sinh
động, đáp ứng ý đồ sư phạm trong DH. Cụ thể, công cụ này cho phép: - Trình bày,
mơ tả được sự vận động logic tiềm ẩn của nội dung kiến thức (nhờ các hiệu ứng Effect); trình bày thơng tin theo thứ bậc, hệ hình logic; tích hợp Multimedia; tạo
các siêu liên kết mở rộng tài nguyên (Hyperlink); nhúng các liên kết tài nguyên mở
rộng; đóng gói, lưu giữ và chia sẻ thơng tin tiện dụng. Là phần mềm có tính chun
nghiệp cao, MS. PowerPoint giúp GV diễn đạt các ý tuởng cần trình bày khơng chỉ
bằng lời văn mà cịn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng vài âm thanh, các
đoạn phim một cách sinh động. Vì thế nó là một cơng cụ hỗ trợ giảng dạy rất tốt
trong trường học.
23


 PTCN hỗ trợ thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập khơng chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả
q trình học tập của HS mà cịn là nguồn thông tin phản hồi giúp GV nắm bắt được
chất lượng, phương pháp của việc giảng dạy để từ đó có những điều chỉnh thích hợp
cho cơng tác giảng dạy của mình. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học
có mối quan hệ chặt chẽ với việc giảng dạy của người thầy.
Tuy nhiên, làm thế nào để việc kiểm tra đánh giá phản ánh trung thực, chính

xác khả năng của HS và là động lực để HS tiếp tục học tập. Sử dụng PTCN mà cụ
thể là các phần mềm hỗ trợ KTĐG kết quả học tập trên lớp như: Hot Potatoes hay
Qedoc Quiz Maker với các chức năng thông minh, sinh động tăng khả năng tương
tác và tạo hứng thú và lôi cuốn được HS.
Phần mềm Hot Potatoes (phiên bản 6.0)
Hot Potatoes (phiên bản 6.0) là một chương trình để tạo các ứng dụng Elearning. Phần mềm hỗ trợ việc tạo các bài tập trắc nghiệm điện tử đa dạng, sinh
động. Sau đó có thể xuất thành định dạng web (.htm) và các Môđun để đưa lên web
thực hiện việc kiểm tra trực tuyến trên Internet. Phần mềm có khống chế thời gian
trả lời và cho điểm tương ứng, vì vậy GV có thể sử dụng để kiểm tra ngay trong giờ
dạy tăng khả năng tương tác và tạo hứng thú và lôi cuốn được HS tham gia hoạt
động học tập. Phần mềm Hot Potaoes có các chức năng cơ bản sau:
+ JQuiz: Dùng tạo các bài tập hỗ trợ bốn loại câu hỏi "nhiều lựa chọn", "câu
hỏi trả lời ngắn", "câu hỏi điền khuyết" và "câu hỏi nhiều câu trả lời".
+ JCloze: Gồm các bài tập điền vào chỗ trống.
+ JCross: Tạo bài tập dạng trị chơi ơ chữ Crosswords.
+ JMix: Tạo các câu hỏi sắp xếp các từ / cụm từ lộn xộn thành một câu /
đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu.
+ JMatch: Tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả
lời tương ứng với các câu hỏi.
+ The Masher: Cơng cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi.

24


Trên thực tế, để có một giờ dạy sử dụng PTCN thành công, tức là đạt được
các mục tiêu của bài học, GV cần biết kết hợp, sử dụng linh hoạt các loại PTCN
khác nhau bởi sự phân loại chỉ mang tính tương đối và với chức năng riêng, các
PTCN đều là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho GV trong quá trình dạy học.
1.1.1.2. Khái niệm kỹ năng sử dụng PTCN
“Kỹ năng” là khái niệm được nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài

nước quan tâm, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này.
Thứ nhất, xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật thao tác của hành động.
Người có kỹ năng về hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động
và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà khơng cần tính đến kết quả
của hành động. Khuynh hướng này có các tác giả như: V. A. Kruchexki, A. G.
Côvaliôp, Trần Trọng Thủy…
Thứ hai, coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn
là một biểu hiện của năng lực con người. Khuynh hướng này chú ý đến kết quả của
hành động, khẳng định kỹ năng được xem như một thành tố quan trọng để thực hiện
cơng việc có kết quả với chất lượng cần thiết và một thời gian tương ứng trong điều
kiện cụ thể. Kỹ năng trong quan niệm này vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm
dẻo, linh hoạt, vừa có tính mục đích. Đại diện cho khuynh hướng này có các tác giả:
N. Đ. Lêvitơp, X.I.Kixêgôp, Nguyễn Quan Uẩn, Phạm Viết Vượng… Tác giả
Nguyễn Thị Côi trong một cuốn sách chuyên khảo về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
môn Lịch sử cũng đã khẳng định: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành
động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành
động phù hợp với những điều kiện cho phép” [6, tr. 15].
Như vậy, thực chất hai quan niệm trên không mâu thuẫn với nhau. Sự khác
nhau giữa hai khuynh hướng chủ yếu ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu
trúc của kỹ năng mà thôi. Khuynh hướng thứ nhất chỉ thừa nhận sự tồn tại loại kỹ
năng mang tính thao tác kỹ thuật của hành động, chúng là cơ sở của việc hình thành
kỹ xảo. Khuynh hướng thứ hai thừa nhận sự tồn tại của loại kỹ năng được hình
thành trên cơ sở của tri thức và kỹ xảo, loại kỹ năng mang tính năng lực là chủ yếu.
“Kỹ xảo là loại hành động được tự động hóa nhờ luyện tập. Nó có đặc
điểm: khơng có sự kiểm sốt thường xun của ý thức, động tác mang tính khái
25


qt, khơng có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lượng thần kinh và bắp
thịt” [12, tr. 225]. Kỹ năng và kỹ xảo đều là cách thức của hành động, là thành phần

không thể thiếu của hành động, song giữa chúng có những khác biệt cơ bản. Sự
khác nhau giữa chúng được đặc trưng bởi mức độ thuần thục, tự động hóa. So với
kỹ năng, kỹ xảo thuần thục hơn, tự động hóa hơn và được giải phóng khỏi sự kiểm
sốt của ý thức.
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu
của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả. Năng lực có tính
tổng hợp, khái qt. Kỹ năng có tính cụ thể, riêng lẻ. Năng lực bộc lộ trong hoạt
động và gắn liền với một số kỹ năng tương ứng. Kỹ năng và năng lực đều là sản
phẩm của quá trình giáo dục, rèn luyện (bao gồm cả sự tự giáo dục, tự rèn luyện).
Kỹ năng đạt mức thành thạo thì thành kỹ xảo, năng lực đạt mức cao được xem là
tinh thông nghề nghiệp. Năng lực chứa đựng những yếu tố tiềm năng, linh hoạt
trong hành động, có thể giải quyết nhiệm vụ thành cơng trong nhiều tình huống
khác nhau, trong lĩnh vực hoạt động rộng hơn.
Tóm lại, khái niệm “kỹ năng” có thể được hiểu là khả năng vận dụng kiến
thức… và kỹ xảo đã có xác lập một hệ thống hành động, thao tác phù hợp với mục
đích hoạt động, điều kiện, phương tiện cụ thể và thực hiện được hệ thống hành
động, thao tác đó để giải quyết được nhiệm vụ đặt ra.
Dạy học LS là một hoạt động mang tính đặc thù, một q trình sư phạm phức
tạp. Khác với các bộ môn khác, tri thức LS có những đặc trưng đó là: tính q khứ,
tính khơng lặp lại, sự thống nhất giữa “sử” và “luận”… Vì vậy, vấn đề khó của bộ
mơn Lịch sử là tái hiện những sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử sao cho HS có
những hình dung sinh động về quá khứ, cụ thể hóa các sự kiện, khắc phục tình trạng
“hiện đại hóa” LS, đồng thời phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy
và ngơn ngữ của HS làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với sự kiện
LS. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thơng hiện
nay để làm được điều này, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố của quá trình dạy học,
trong đó khơng thể thiếu vai trị của PTCN.
Trong dạy học LS, GV vận dụng những hiểu biết và kỹ xảo đã có của mình
về PTCN để hỗ trợ q trình chuẩn bị, thiết kế và triển khai bài giảng sao cho việc
26



×