Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỰA TRÀNG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.57 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ NHỰA TRƯỜNG AN
Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN VĂN THUẬN
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ THÚY
Mã SV : CQ512942
Lớp : KẾ TOÁN TỔNG HỢP A
Khóa : 51
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 12/2012
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Mục lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ 1
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỰA
TRƯỜNG AN 1
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục sơ đồ 5
Danh mục bảng biểu 7
Lời nói đầu 1
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý bán hàng tại Công ty TNHH MTV Thương mại và


Dịch vụ nhựa Trường An 2
1.1.1. Danh mục hàng hoá của Công ty 2
1.1.2. Thị trường của Công ty 4
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty 6
1.2.1. Quản lý giai đoạn trước bán hàng 9
1.2.2. Quản lý giai đoạn trong bán hàng 13
1.2.3. Quản lý giai đoạn sau bán hàng 17
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH
MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An 18
2.1.1. Chứng từ kế toán 18
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng 21
2.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng 24
2.2.1. Chứng từ kế toán 28
2.2.2. Kế toán chi tiết giá vốn 30
2.2.3. Kế toán tổng hợp giá vốn 32
2.3. Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty 36
2.3.1. Chứng từ kế toán 36
2.3.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí bán hàng 41
2.4.1. Chứng từ kế toán 45
2.4.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 48
3.1.1. Ưu điểm 58
3.1.2. Tồn tại 60
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 61
3.2.1. Xác định kết quả bán hàng riêng cho từng mặt hàng 62
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
3.2.2. Trích lập dự phòng khoản phải thu 65
3.2.3 Ứng dụng tin học trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 70
Kết luận 72
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942

Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Danh mục các từ viết tắt
CCDC Công cụ dụng cụ
CP BH Chi phí bán hàng
CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
KH Khấu hao
NKC Nhật ký chung
NKĐB Nhật ký đặc biệt
NL NK Nguyên liệu nhập khẩu
NT Ngày tháng
NT GS Ngày tháng ghi sổ
NVL Nguyên vật liệu
TBCN Thiết bị công nghệ
Thg Tháng
TK Tài khoản
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TSCĐ TSCĐ
VNĐ Việt Nam Đồng
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Danh mục sơ đồ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ 1
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỰA
TRƯỜNG AN 1
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục sơ đồ 5
Danh mục bảng biểu 7
Lời nói đầu 1
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý bán hàng tại Công ty TNHH MTV Thương mại và

Dịch vụ nhựa Trường An 2
1.1.1. Danh mục hàng hoá của Công ty 2
1.1.2. Thị trường của Công ty 4
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty 6
1.2.1. Quản lý giai đoạn trước bán hàng 9
1.2.2. Quản lý giai đoạn trong bán hàng 13
1.2.3. Quản lý giai đoạn sau bán hàng 17
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH
MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An 18
2.1.1. Chứng từ kế toán 18
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng 21
2.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng 24
2.2.1. Chứng từ kế toán 28
2.2.2. Kế toán chi tiết giá vốn 30
2.2.3. Kế toán tổng hợp giá vốn 32
2.3. Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty 36
2.3.1. Chứng từ kế toán 36
2.3.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí bán hàng 41
2.4.1. Chứng từ kế toán 45
2.4.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 48
3.1.1. Ưu điểm 58
3.1.2. Tồn tại 60
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 61
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
3.2.1. Xác định kết quả bán hàng riêng cho từng mặt hàng 62
3.2.2. Trích lập dự phòng khoản phải thu 65
3.2.3 Ứng dụng tin học trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 70
Sơ đồ 2.3: mô hình kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung 70
Kết luận 72

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Danh mục bảng biểu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ 1
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỰA
TRƯỜNG AN 1
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục sơ đồ 5
Danh mục bảng biểu 7
Lời nói đầu 1
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý bán hàng tại Công ty TNHH MTV Thương mại và
Dịch vụ nhựa Trường An 2
1.1.1. Danh mục hàng hoá của Công ty 2
1.1.2. Thị trường của Công ty 4
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty 6
1.2.1. Quản lý giai đoạn trước bán hàng 9
Biểu 1.1: Báo giá hàng hóa dịch vụ 11
Biểu 1.2: Đơn đặt hàng 12
1.2.2. Quản lý giai đoạn trong bán hàng 13
Biểu 1.3: Mẫu hợp đồng bán hàng công ty TNHH MTV Thương mại và
Dịch vụ nhựa Trường An 13
1.2.3. Quản lý giai đoạn sau bán hàng 17
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH
MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An 18
2.1.1. Chứng từ kế toán 18
Biểu 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng 18
Biểu 2.2: Biên bản kiểm nghiệm 19
Biểu 2.3: Quyết định của giám đốc kinh doanh về việc thu hồi hàng hóa.20
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng 21

Biểu 2.4 Sổ chi tiết bán hàng 22
Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 51112 22
Biểu 2.6: Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu hàng hóa 23
2.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng 24
Biểu 2.7: Nhật ký bán hàng 26
Biểu 2.8: Sổ Cái tài khoản 511 27
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
2.2.1. Chứng từ kế toán 28
Biểu 2.9: Phiếu xuất kho 28
Biểu 2.10: Phiếu nhập kho 29
2.2.2. Kế toán chi tiết giá vốn 30
Biểu 2.11: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán 30
Biểu 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 63212 31
Biểu 2.13: Bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán 32
2.2.3. Kế toán tổng hợp giá vốn 32
Biểu 2.14: Trích sổ nhật ký chung của Công ty TNHH MTV TM&DV
nhựa Trường An 34
Biểu 2.15: Sổ Cái tài khoản 632 35
2.3. Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty 36
2.3.1. Chứng từ kế toán 36
2.3.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí bán hàng 41
Biểu 2.20: Sổ Chi phí bán hàng 43
Biểu 2.21: Trích sổ nhật ký chung của Công ty TNHH MTV TM&DV
nhựa Trường An 44
Biểu 2.22: Sổ Cái tài khoản 641 44
2.4.1. Chứng từ kế toán 45
2.4.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 48
Biểu 2.25: Sổ Chi phí quản lý doanh nghiệp 51
Biểu 2.26: Trích sổ nhật ký chung của Công ty TNHH MTV TM&DV

nhựa Trường An 52
Biểu 2.27: Sổ Cái tài khoản 642 52
Biểu 2.28: Sổ chi tiết tài khoản 911 bộ phận bán hàng 56
Biểu 2.29: Sổ Cái tài khoản 911 56
3.1.1. Ưu điểm 58
3.1.2. Tồn tại 60
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 61
3.2.1. Xác định kết quả bán hàng riêng cho từng mặt hàng 62
3.2.2. Trích lập dự phòng khoản phải thu 65
Biểu 2.31: Bảng kê trích lập dự phòng các khoản phải thu 69
3.2.3 Ứng dụng tin học trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 70
Sơ đồ 2.3: mô hình kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung 70
Kết luận 72
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Lời nói đầu
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng như nhiều nước
trên thế giới đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực sản xuất sang
lĩnh vực thương mại dịch vụ. Do đó mà trong những năm gần đây, các doanh
nghiệp Thương mại và dịch vụ tại Việt Nam được thành lập khá nhiều. Ý thức được
tầm quan trọng của thương mại và dịch vụ, năm 2009 Công ty Cổ phần nhựa Việt
Nam đã tách bộ phận kinh doanh của chi nhánh Công ty tại Hà Nội thành Công ty
TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An.
Sau gần 4 năm hoạt động công ty đã đóng góp một phần quan trọng trong
việc phát triển sản xuất kinh doanh ngành nhựa, cho thấy tầm quan trọng của
thương mại dịch vụ trong việc lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện
nay.
Có được thành công đó, Công ty đã phải xây dựng một hệ thống thông tin
tin cậy về hàng hóa bán ra, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho mỗi loại hàng mà
công ty kinh doanh. Có thể nói kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã

cung cấp thông tin kịp thời đến nhà quản trị Công ty, giúp Công ty có được những
quyết định đúng đắn. Do đó trong chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình tôi đã
chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An”
Chuyên đề có kết cấu ba chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý bán hàng tại Công ty TNHH MTV
Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An
Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Trần Văn Thuận, các
nhân viên Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa
Trường An đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bản Chuyên đề tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý bán hàng tại Công ty
TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An
1.1. Đặc điểm bán hàng của Công ty
1.1.1. Danh mục hàng hoá của Công ty
Trong gần bốn năm hoạt động, Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch
vụ nhựa Trường An đã cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng cho nhu
cầu của các đối tượng khách hàng trong nước. Những mặt hàng công ty cung cấp
được phân làm ba nhóm chính:
• Nhóm thứ nhất là các nguyên liệu, vật tư nhập nhẩu cung cấp cho ngành
nhựa và các ngành khác.
• Nhóm thứ hai bao gồm các thiết bị công nghệ do công ty nhập khẩu phân
phối hoặc nghiên cứu chế tạo.
• Nhóm thứ ba là các sản phẩm ngành nhựa thu mua trực tiếp trong nước.
Các nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của Công ty TNHH MTV Thương mại

và Dịch vụ nhựa Trường An bao gồm:
• Bột nhựa PVC, hạt nhựa PVC compound.
• Các loại nhựa như: PE, PP, PET, PS, ABS, SAN, POM, PA…
• Các loại màng nhựa (film) PVC, PP, BOPET, CPP, MCPP, BOPP.
• Các loại phụ gia, hóa chất tăng cường lực, trợ gia công, hóa dẻo, mực in,
dung môi.
• Vật tư cho các ngành khác: nhôm thỏi, giấy nhôm (aluminium foil)…
Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2025, đã được Bộ Công Thương phê duyệt, thì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
công nghiệp ngành nhựa giai đoạn 2011-2020 sẽ đạt 17,5%, tỷ trọng ngành nhựa so
với toàn ngành công nghiệp đến năm 2020 đạt 5,5%. Theo đó, mục tiêu phát triển
ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một ngành kinh tế mạnh với tốc
độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa
đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, tận dụng và xử
lý phế liệu phát sinh, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành
công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy
nhiên khi ngành công nhiệp chế biến dầu mỏ tại Việt Nam chưa thực sự phát triển
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
thì nhập khẩu nguyên liệu và máy móc là cần thiết. Mặc dù tháng 2 năm 2009 nhà
máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động, đã dần dần đáp ứng được nhu
cầu trong nước về các sản phẩm hóa dầu phục vụ cho ngành nhựa tuy nhiên để có
thể đáp ứng được nhu cầu to lớn cho sự phát triển nhanh và ổn định của ngành nhựa
Việt Nam thì ngành công nghiệp hóa dầu của Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa.
Do đó Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An xác định mặt
hàng nhập khẩu này sẽ còn tạo doanh thu lớn cho công ty trong vài năm tới.
Cùng với sự cần thiết của nguyên liệu nhựa nhập khẩu, nhu cầu máy móc
sản xuất cũng ngày càng tăng cao, nhất là các thiết bị nhập khẩu công nghệ cao.
Đáp ứng nhu cầu đó Công ty đã kết hợp tư vấn chuyển giao công nghệ với phân
phối các thiết bị máy móc phục vụ cho ngành nhựa Việt Nam . Các mặt hàng máy

móc thiết bị kinh doanh bao gồm các máy móc, thiết bị ngành nhựa nhập khẩu hoặc
tự nghiên cứu chế tạo như:
• Các loại máy: máy băm nhựa, máy nghiền bột nhựa PVC, máy trộn cao
tốc PVC, máy sản xuất ống nhựa HDPE.
• Các dây chuyền sản xuất: dây chuyền sản xuất dây đóng gói, dây đai
PET, PP…; Dây chuyền tạo hạt PET, PP, PE; Dây chuyền sản rửa thu hồi PP, PET,
PE; Dây chuyền sản xuất ống gân PE, PVC; Dây chuyền sản xuất tấm trần cửa nhựa
PVC; Dây chuyền sản xuất thanh profie (khung cửa nhựa).
• Các khuôn mẫu, trục in cho ngành nhựa.
• Các loại máy móc ngành khác theo đơn đặt hàng.
Cùng với các mặt hàng nhập khẩu kể trên, các mặt hàng được thu mua và
phân phối trong nước cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng doanh thu cao của công ty.
Nhờ sự phát triển nhanh và khá ổn định của ngành nhựa mà các sản phẩm từ ngành
nhựa trong nước ngày càng đa dạng về mẫu mã và chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm nhựa trong sinh hoạt hàng ngày và trong các ngành công nghiệp
khác đặc biệt là ngành xây dựng. Các mặt hàng này bao gồm:
Sản phẩm: bao bì, phụ tùng, linh kiện bằng nhựa
• Bao bì mềm:
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Bao bì phức hợp, màng co, màng căng với các chất liệu nhựa khác nhau
như: LDPE, HDPE, BOPP, PVC, PP có in hoặc chưa in, ở dạng cuộn hoặc cắt
thành các hình dạng khác nhau ….hoặc kết hợp nhiều lớp vào một lớp.
Màng nhôm cổ chai bia.
Túi siêu thị, túi rác ,
Các loại bao dệt PP có in.
• Bao bì rỗng:
Chai nhựa PET các loại
Chai phức hợp nhiều lớp (3 – 4 lớp) có thể tích đến 1000 ml.
Các loại thùng / can có thể tích đến 200 lít.

Két đựng chai bia, nước giải khát…
• Sản phẩm nhựa phục vụ cho công nghiệp và gia dụng:
Phụ tùng, chi tiết nhựa cho sản xuất ô tô, xe máy, thiết bị điện, điện tử, may
mặc, xây dựng (vỏ bình Accu, vỏ máy điều hòa, vỏ bọc tủ lạnh, vỏ tivi )
Tấm rỗng lấy sáng Polycarbonate (PC)
Tấm đặc PE, PP, màng chống thấm PE cho xây dựng, công trình giao
thông, thủy lợi, thủy điện.
Dây đai PET.
Các sản phẩm nhựa dân dụng
Như vậy tuy Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường
An là công ty mới thành lập, thời gian hoạt động ngắn nhưng công ty đã có sự nỗ
lực lớn trong hoạt động đa dạng hóa danh mục hàng hóa, thực sự trở thành cầu nối
cho sản xuất và tiêu dùng. Có thể nói Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ
nhựa Trường An cùng với những công ty thương mại khác là nhân tố tích cực đã và
đang thúc đẩy sự phát triển sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu hàng hóa tại
Việt Nam.
1.1.2. Thị trường của Công ty
Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, do đó thu
nhập của người dân tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể trong những năm qua.
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Cùng với sự cải thiện trong thu nhập, nhu cầu tiêu dùng theo đó cũng tăng lên. Nhờ
thế mà ngành nhựa Việt Nam có một thị trường rộng lớn bao gồm cả thị trường tiêu
dùng dồ gia dụng lẫn thị trường khác như thị trường vật liệu xây dựng, thị trường
vật tư phục vụ cho các ngành khác.
Xác định được những nhu cầu của từng thị trường, Công ty TNHHH MTV
Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An đã xác định cho mình những thị trường có tiềm
năng đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Thị trường của Công ty hiện nay bao gồm:
• Thị trường các công ty sản xuất ngành nhựa: Thị trường này bao gồm
các công ty sản xuất nhựa, đặc biệt là các công ty nằm xung quanh địa bàn Hà Nội

và các vùng lân cận. Công ty xác định các đối tượng này có nhu cầu tiêu thụ một số
lượng lớn các nguyên liệu hóa chất, thiết bị chuyên ngành nhựa nhập khẩu như: bột
nhựa PVC, hạt nhựa PVC compound; các loại nhựa như PE, PP,PET, P, ABS, SAN,
POM, PA,…; các loại màng nhựa (film) PVC, PP, BOPET, CPP, MCPP, BOPP…;
các loại phụ gia, hóa chất tăng cường chịu lực, trợ gia công, hóa dẻo, mực in, dung
môi; khuôn mẫu, thiết bị nhập khẩu hoặc tự thiết kế để sản xuất nhựa.
• Thị trường các công ty xây dựng, cấp thoát nước, công trình giao thông,
thủy điện, thủy lợi. Các sản phẩm công ty cung cấp cho thị trường này bao gồm các
loại ống nước nhiều cỡ, nhiều chủng loại; tấm rỗng lấy sáng Polycarbonate (PC);
tấm đặc PE, PP, màng chống thấm PE cho xây dựng.
• Thị trường các công ty sản xuất thuộc các ngành khác: Thị trường các
công ty này bao gồm các công ty thực phẩm, các công ty sản xuất thiết bị điện tử,
điện lạnh, các công ty sản xuất otô, xe máy, may mặc, các hệ thống bán lẻ, Hầu
hết các công ty sản xuất, hệ thống bán lẻ đều có thể là khách hàng của công ty với
các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là bao bì nilông, chai rỗng, thùng can túi siêu thị, ,
các linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, vỏ tủ lạnh, vỏ ti vi, vỏ dây điện,
• Thị trường các đại lý bán đồ gia dụng, vật liệu xây dựng: thị trường nay
gồm các đơn vị bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc, có nhu cầu về các sản phẩm nhựa
bao gồm cả các sản phẩm nhựa gia dụng, bao bì, chai rỗng, các vật liệu xây dựng
như ống nước, cửa nhựa, tấm đóng trần bằng nhựa.
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Như vậy Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An có
thị trường rộng lớn từ các công ty sản xuất ngành nhựa đến các công ty ngành khác
và các đơn vị bán lẻ. Về mặt địa lý, thị trường công ty bao gồm cả các công ty, các
đại lý từ Bắc vào Nam, tuy nhiên hiện tại công ty mới chỉ hoạt động trong thời gian
ngắn, tiềm lực về kinh tế cũng như các mối hàng xuất khẩu chưa nhiều, nên thị
trường xuất khẩu vẫn chưa phải là thị trường chính của Công ty. Công ty xác định
trong tương lai, thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường các nước khu vực
Đông Nam Á, sau đó là các nước Châu Âu sẽ là thị trường chính của Công ty.

1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty
Công ty chủ yếu phân phối hàng hóa theo phương thức bán buôn. Đây là
phương thức được sử dụng phổ biến của các doanh nghiệp thương mại. Hàng hoá của
công ty thường được bán buôn theo lô hoặc được bán với số lượng lớn, giá hàng hóa bán
ra được phòng Kinh doanh thương mại xác định tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và
phương thức thanh toán. Công ty sử dụng hai hình thức bán buôn như sau:
• Bán buôn hàng hoá qua kho:
Theo phương thức này hàng hóa mà Công ty mua về được nhập kho chờ
bán, khi có khách yêu cầu mua hàng, hàng hóa sẽ được xuất từ kho bảo quản của
doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho lại có thể thực hiện dưới 2 hình thức:
− Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp.
Theo hình thức này, khách hàng sẽ cử đại diện đến kho của Công ty để
nhận hàng. Công ty xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp cho đại diện bên khách hàng.
Sau khi đại diện bên khách hàng nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chứng nhận nợ,
hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
− Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng.
Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng
Công ty xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển
hàng đến kho của khách hàng hoặc một địa điểm mà khách hàng quy định trong hợp
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
đồng. Thông thường với phương thức này Công ty thường dùng phương tiện của
công ty để giao hàng, tuy nhiên trong một số trường hợp, do bộ phận vận chuyển
quá tải Công ty có thể thuê ngoài để chuyển hàng cho khách. Hàng hoá chuyển bán
vẫn thuộc quyền sở hữu của mại Công ty, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận,
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu
thụ; Khi đó hàng hóa mới được chuyển quyền sở hữu cho khách hàng. Chi phí vận
chuyển do Công ty chịu hoặc hay bên mua chịu theo thoả thuận từ trước giữa hai
bên trong hợp đồng. Nếu Công ty chịu chi phí vận chuyển, chi phí này sẽ được tính
vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, Công ty sẽ tính khoản

chi này vào khoản phải thu tiền của khách hàng.
• Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng.
Công ty sau khi mua hàng, hàng hóa được kiểm nhận không đưa về nhập
kho mà chuyển bán thẳng cho khách hàng. Phương thức này có thể thực hiện theo
hai hình thức:
− Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
Công ty sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại
kho người bán. Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán
tiền hoặc chấp nhận nợ, lúc đó hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ.
− Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
Theo hình thức chuyển hàng này, Công ty sau khi mua hàng nhận hàng
mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao
cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp
này vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty cho đến khi nhận tiền của bên mua thanh
toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận đươc hàng và chấp nhận thanh toán thì
hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ. Cũng như phương thức bán hàng
qua kho, việc thanh toán chi phí vận chuyển sẽ thuộc trách nhiệm của bên mua hoặc
bên bán tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên.
Trong trường hợp Công ty thanh toán thì chi phí này được tính vào chi phí bán
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
hàng, nếu bên mua phải thanh toán thì khoản chi phí này sẽ được tính vào khoản
khách hàng phải trả cho Công ty.
1.2. Tổ chức quản lý bán hàng của Công ty
Đối với một doanh nghiệp thương mại như công ty TNHH MTV Thương
mại và Dịch vụ nhựa Trường An thì việc tổ chức quản lý bán hàng hợp lý là việc
hết sức cần thiết. Điều này không những giúp nhà quản trị công ty quản lý tốt các
hoạt động kinh doanh của đơn vị mà còn tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng cao
doanh số bán hàng và lợi nhuận. Do đó Công ty rất chú trọng việc xây dựng cơ cấu
tổ chức quản lý bán hàng hợp lý vừa phù hợp với đặc điểm của Công ty vừa đáp

ứng được sự thuận tiện đối với khách hàng trong liên hệ mua hàng với công ty.
Quá trình bán hàng của Công ty chia làm các giai đoạn như sau:
• Giai đoạn trước bán hàng gồm:
− Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường nhằm chọn ra các thị trường
tiềm năng phù hợp với khả năng cung cấp hàng hóa của công ty, đồng thời lựa chọn
các mặt hàng kinh doanh hợp lý.
− Xây dựng chính sách bán hàng, tiếp thị, chào bán hàng hóa đến các
khách hàng tiềm năng.
• Giai đoạn trong bán hàng gồm:
− Duyệt bán hàng: duyệt đơn hàng, kí hợp đồng bán hàng, thống nhất
phương pháp thanh toán và chính sách chiết khấu với khách hàng.
− Giai đoạn thực hiện bán hàng gồm: giao hàng cho khách tại kho của
công ty hoặc bán thẳng có vận chuyển hàng hóa đến nơi yêu cầu hoặc giao trực tiếp
cho bên mua, viết phiếu xuất kho nếu xuất hàng từ kho của Công ty và viết hóa đơn.
• Giai đoạn sau bán hàng gồm:
− Thanh toán với khách: giai đoạn này khách có thể thanh toán ngay hoặc
nhận nợ, Công ty sẽ có chính sách chiết khấu phù hợp với từng hình thức thanh
toán.
− Chăm sóc khách hàng sau bán hàng: theo dõi, chăm sóc khách hàng sau
bán hàng gồm bảo hành hàng hóa, giải quyết khiếu nại về hàng hóa,…
Cụ thể việc quản lý hoạt động bán hàng của Công ty trong từng giai đoạn
như sau:
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
1.2.1. Quản lý giai đoạn trước bán hàng
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, xác định đúng đắn nhu cầu của thị
trường và thì trường mục tiêu luôn là vấn đề sống còn. Xác định bán hàng gì, bán
cho ai và bán như thế nào không phải là vấn đề đơn giản. Nắm bắt thị trường tốt,
luôn đón đầu thị trường là mục tiêu cốt lõi của giai đoạn này.
Trong nền kinh tế thị trường, khi mà thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi

hằng ngày, hằng giờ, hôm nay hàng hóa này được ưa chuộng nhưng ngày mai đã
khác thì doanh nghiệp thương mại như Công ty cần phải thực sự nhạy bén trong
việc nắm bắt thị trường. Do đó việc nghiên cứu thị trường sớm được Công ty chú
trọng.
Đồng thời với công việc nghiên cứu thị trường thì công cuộc tiếp thị và
chào hàng cũng là công đoạn cần thiết. Trên thị trường hiện nay có không ít những
công ty thương mại cũng có cùng mặt hàng kinh doanh như của Công ty, và đương
nhiên họ trở thành những đối thủ cạnh tranh nặng ký luôn luôn muốn lôi kéo khách
hàng về phía mình. Do đó việc bán hàng trong nền kinh tế thị trường như hiện nay
không chỉ cần chất lượng hàng hóa mà còn cần một chính sách bán hàng, tiếp thị
sáng tạo, gây ấn tượng với khách hàng.
Nhận thức được sự khó khăn trong giai đoạn trước bán hàng vốn rất phức
tạp, yêu cầu sự tinh tế, tỉ mỉ và sáng tạo, thay vì để bộ phận đảm nhiệm trọng trách
này nằm trong phòng kinh doanh như hầu hết các công ty thương mại khác thì Công
ty tách hẳn thành một phòng riêng là phòng Quan hệ khách hàng và Phát triển thị
trường.
Trong giai đoạn này phòng Quan hệ khách hàng và Phát triển thị trường có
trách nhiệm trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm ngành
nhựa từ đó đưa ra danh sách tất cả các nhóm đối tượng có nhu cầu về hàng hóa của
công ty. Sau khi liệt kê danh sách nhóm đối tượng phòng sẽ lọc ra những nhóm đối
tượng phù hợp với công ty nhất và quyết định cung cấp hàng hóa cho nhóm đối
tượng này. Cuối bước nghiên cứu thị trường, phòng Quan hệ khách hàng và phát
triển thị trường sẽ đưa ra bản kế hoạch kinh doanh theo định kỳ hàng tháng, hàng
quý, hàng năm trình lên Giám đốc kinh doanh, Giám đốc kinh doanh từ đó sẽ có kế
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
hoạch thu mua hàng hóa hay đặt hàng phù hợp chuyển cho nhân viên phòng kinh
doanh thực hiện đảm bảo đủ hàng hóa để cung cấp cho khách hàng khi cần.
Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu phòng Quan hệ khách hàng và
Phát triển thị trường tập trung tìm kiếm các khách hàng cụ thể theo tiêu chí phân

loại khách hàng đã được nghiên cứu ở bước trên. Tiếp theo nhân viên phòng sẽ trực
tiếp đến chào hàng các đối tượng đã được lên danh sách đồng thời gửi báo giá đến
cho khách hàng.
Mẫu báo giá hàng hóa của công ty như sau:
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Biểu 1.1: Báo giá hàng hóa dịch vụ
CÔNG TY TNHH MTV TM & DV NHỰA TRƯỜNG AN
18C Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
BÁO GIÁ HÀNG HÓA DỊCH VỤ
Kính gửi: CÔNG TY CỔ PHẦN TÚI NHỰA HÀ NỘI
Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ nhựa Trường An là một
trong những công ty có chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngành nhựa tốt nhất Việt
Nam với giá cả cạnh tranh nhất. Các mặt hàng mà công ty chúng tôi đem đến với
quý khách hàng là những mặt hàng chất lượng cao được sản xuất trong nước và
những mặt hàng nhập khẩu từ những nước uy tín trên thế giới.
Đến với Công ty chúng tôi, quý khách hàng sẽ thỏa mãn tối đa kể cả về
chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Chúng tôi xin phép gửi tới quý Công ty báo giá hàng hóa và dịch vụ mà
Công ty cung cấp. Giá trên đơn đặt hàng có thể thỏa thuận nếu quý khách mua với
số lượng lớn. Quý khách hàng quan tâm có thể đến tham khảo tại văn phòng công
ty chúng tôi tại 18C Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc gửi đơn đặt hàng
theo mẫu kèm theo cho nhân viên kinh doanh của chúng tôi.
Cảm ơn quý khách đã giành thời gian xem báo giá của chúng tôi, hy vọng
Công ty chúng tôi sẽ có sự hợp tác tốt đẹp với quý khách trng thời gian tới!
Stt Tên hàng hóa, dịch vụ xuất xứ Đơn vị tính Đơn giá
(VNĐ)
1 Hạt nhựa nguyên sinh PE Ấn Độ Kg 34.500
2 Hạt nhựa nguyên sinh PP Nigeria Kg 27.450
3 Hạt nhựa PVC compound Ấn Độ Kg 25.050

… … … … …
Hà Nội, Ngày 25 tháng 12 năm 2011
Giám đốc kinh doanh
(Ký tên, đóng dấu)
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Kết thúc giai đoạn này, nhân viên phòng quan hệ khách hàng và phát triển
thị trường sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng và chuyển cho giám đốc kinh
doanh ký duyệt, đơn hàng này sẽ chuyển lại cho phòng kinh doanh thực hiện bán
hàng. Với những khách hàng Công ty đã liên hệ nhưng không nhận được đơn đặt
hàng sẽ được nhân viên phòng Quan hệ khách hàng và Phát triển thị trường lưu lại
hồ sơ nhằm tìm ra phương thức tiếp thị mới hoặc tìm ra phương thức bán hàng hay
hàng hóa phù hợp để cung cấp về sau.
Mẫu đơn đặt hàng của Công ty như sau:
Biểu 1.2: Đơn đặt hàng
CÔNG TY TNHH MTV TM & DV NHỰA TRƯỜNG AN
18C Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐƠN ĐẶT HÀNG
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN TÚI NHỰA HÀ NỘI
Địa chỉ: 12-B11, khu dân cư 918, phường Phúc Đông, Quận Long Biên, Hà Nội
Mã số thuế: 0104147864
Đại diện: Bà Vũ Thị Thỏa Chức vụ: Giám đốc
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn
vị
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
1 Hạt nhựa nguyên sinh PE Kg 250 34.500 8.625.000
2 Hạt nhựa nguyên sinh PP Kg 250 27.450 6.862.500

Cộng tiền hàng: 15.487.500
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT: 1.548.750
Tổng cộng tiền thanh toán: 17.036.250
Số tiền viết bằng chữ: mười bảy triệu không trăm ba mươi sáu nghìn hai trăm năm
mươi đồng.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011
Khách hàng
(Ký, ghi rõ họ
tên)
Nhân viên kinh doanh
(ký ghi rõ họ tên)
Giám đốc kinh doanh
(Ký tên, đóng dấu)
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
1.2.2. Quản lý giai đoạn trong bán hàng
Giai đoạn này do phòng Kinh doanh thương mại đảm trách. Trong giai
đoạn này đơn hàng được phòng Kinh doanh thương mại xem xét khả năng thực
hiện, nếu có vấn đề về thời gian giao hàng hoặc hàng hóa tạm thời hết hoặc không
có, đơn hàng sẽ chuyển lại cho phòng Quan hệ khách hàng và phát triển thị trường
để xem xét lại về thời gian hoặc chủng loại hàng hóa khách yêu cầu. Nếu đơn hàng
có thể thực hiện được sẽ thực hiện kí kết hợp đồng bán hàng cho khách hàng. Việc
ký kết hợp đồng sẽ do Giám đốc kinh doanh trực tiếp ký.
Mẫu hợp đồng như sau:
Biểu 1.3: Mẫu hợp đồng bán hàng công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ
nhựa Trường An
CÔNG TY TNHH MTV TM&DV NHỰA
TRƯỜNG AN
18C Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số:001/HĐ2012-NTA
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
- Căn cứ theo luật thương mại nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
- Căn cứ vào nghị định số 17/HĐBT, ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên
Hôm nay, ngày 06 tháng 01 năm 2012, chúng tôi gồm có:
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN TÚI NHỰA HÀ NỘI
Địa chỉ: 12-B11, khu dân cư 918, phường Phúc Đông, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại:
Số tài khoản:
Fax:
Tại:
Mã số thuế: 0104147864
Đại diện: Chức vụ:
BÊN B: CÔNG TY TNHH MTV TM&DV NHỰA TRƯỜNG AN
Địa chỉ: 18C Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại:
Số tài khoản:
Fax:
Tại:
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Mã số thuế: 0105008197
Đại diện: Chức vụ:
Sau khi bàn bạc, thỏa thuận hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với những
điều khoản sau:

Điều 1: Bên B cung cấp cho bên A hàng hóa với số lượng chủng loại, giá
cả như sau:
Số
TT
Miêu tả hàng hóa
Số
lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
Tên hàng hóa Đơn vị
tính
1 Hạt nhựa nguyên sinh PE Kg 250 34.500 8.625.000
2 Hạt nhựa nguyên sinh PP Kg 250 27.450 6.862.500
TỔNG CỘNG : 15.487.500
(Số tiền bằng chữ:) mười lăm triệu bốn trăm tám bảy nghìn năm trăm đồng
Giá trên chưa bao gồm 10 % VAT
Điều 2: CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN
- Bên B giao hàng cho bên A đúng mặt hàng đã ghi tại Điều 1 trong tình
trạng còn nguyên đai kiện và đầy đủ, có kèm theo phiếu kiểm nghiệm chất lượng
hàng hóa.
- Bên B có trách nhiệm giao hàng cho bên A tại địa chỉ 12-B11, khu dân
cư 918, phường Phúc Đông, Quận Long Biên, Hà Nội.
- Toàn bộ chi phí vận chuyển do bên B chi trả.
Điều 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Giá trị hàng hóa:
Tiền thuế VAT (10%):
Tổng giá trị hợp đồng có VAT:
15.487.500 Việt Nam Đồng

1.548.750 Việt Nam Đồng
17.036.250 Việt Nam Đồng
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
(Số tiền bằng chữ:mười bảy triệu không trăm ba mươi sáu nghìn hai trăm
năm mươi đồng chẵn )
Điều 4: BẢO HÀNH KỸ THUẬT
4.1 Hai lô hạt nhựa được bảo hành trong vòng 3 tháng với điều kiện bảo
quản ở nhiệt độ thấp hơn 40 độ C, kho thoáng mát
4.2 Bên B chỉ chịu trách nhiệm bảo hành cho Bên A nếu hàng hóa hư
hỏng do chất lượng kém mà không phải do lỗi bảo quản của bên A được nêu trong
điều 4.3.
4.3 Các hư hỏng sau sẽ không được bảo hành nếu do lỗi khách hàng:
- Do bảo quản ở nhiệt độ trên 40 độ C
- Do thiên tai hỏa hoạn
- Do để quá lâu không đem ra sử dụng
4.4 Khi bảo hành phải mang theo hóa đơn do Bên B phát hành. Hóa đơn
phải còn nguyên vẹn, đọc được và khớp với hóa đơn lưu tại quyển của bên B.
4.5 Bên A liên hệ với phòng Quan hệ khách hàng và Phát triển thị trường
của bên B để được hướng dẫn bảo hành khi cần.
Điều 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
5.1 Bên A sẽ thanh toán cho bên B tổng giá trị hợp đồng, số tiền là:
17.036.250 Đồng (Số tiền bằng chữ: mười sáu triệu không trăm ba mươi sáu nghìn hai
trăm năm mươi đồng chẵn) bằng chuyển khoản vào tài khoản của Bên B chậm nhất 30
ngày làm việc của ngân hàng Vietcombank sau khi bên B phát hành hóa đơn.
Số TK bên B:
Tại: Ngân hàng Vietcombank
5.2 Trong trường hợp bên A thanh toán không đúng hợp đồng thì bên A sẽ
chịu lãi suất phạt theo lãi suất Ngân hàng Ngoại Thương Vietcombank cho những
giá trị chưa thanh toán kể từ ngày quá hạn thanh toán.

5.3 Thời hạn thực hiện hợp đồng chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày 02 bên
ký kết hợp đồng.
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
Điều 6: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
6.1 Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp
đồng, nếu có vấn đề phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và
tích cực bàn bạc, giải quyết trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi.
6.2 Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có khiếu nại của hai bên mà hai bên
không tự giải quyết được, thì sự việc sẽ được chuyển đến Tòa án Kinh Tế Thành
Phố Hà Nội và phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng đối với hai bên.
6.3 Mọi chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp sẽ do bên có lỗi
chịu. Sau khi bên A thanh toán toàn bộ trị giá hợp đồng cho bên B và ký biên bản
bàn giao và thanh lý hợp đồng thì hợp đồng này sẽ được thanh lý.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, bên A
giữ 02 bản và bên B giữ 02 bản.
Đại diện Bên A Đại diện bên B
Sau khi hợp đồng cung cấp hàng hóa được ký kết, bộ phận kinh doanh
trong nước sẽ thực hiện giao hàng cho khách, nếu trong hợp đồng ký kết yêu cầu
Công ty giao hàng tận nơi khách yêu cầu, phòng kinh doanh sẽ bố trí xe của Công
ty hoặc thuê ngoài nếu cần để vận chuyển cho khách. Sau khi bàn giao hàng hóa thủ
kho sẽ lập phiếu xuất kho nếu xuất tại kho hoặc nhân viên kinh doanh sẽ viết biên
bản bàn giao hàng hóa nếu giao trực tiếp cho khách không qua kho, hóa đơn vận
chuyển sẽ được lập riêng độc lập với hóa đơn bán hàng.
Toàn bộ hoạt động ký kết, giao hàng, vận chuyển hàng hóa được phòng
kinh doanh thương mại kiểm soát, có ký duyệt của Giám đốc kinh doanh, đồng thời
có chứng từ đầy đủ, định kỳ kiểm soát viên của Công ty sẽ xem xét và ký duyệt
nhằm đảm bảo hoạt động này được thực hiện đúng quy trình mà công ty xây dựng,
tránh thất thoát hàng hóa của Công ty, hoặc chậm trễ trong giao hàng hay chậm trễ
trong việc xét duyệt đơn hàng và ký kết hợp đồng.

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942
Chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán GVHD: TS. TRẦN VĂN THUẬN
1.2.3. Quản lý giai đoạn sau bán hàng
Quản lý sau bán hàng bao gồm công việc thanh toán do phòng kế toán đảm
trách và dịch vụ hậu mãi do phòng Quan hệ khách hàng và Phát triển thị trường
đảm trách.
Yêu cầu của giai đoạn này là đẩy nhanh quá trình thanh toán, không để tiền
của Công ty bị chiếm dụng, giải quyết đúng quy định các điều kiện chiết khấu của
Công ty, đảm bảo công bằng cho khách hàng. Để đạt được yêu cầu này trong quá
trình thanh toán kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, đồng thời Kế toán trưởng
phải xem xét sự hợp lý của chứng từ và ký duyệt chứng từ trước khi chuyển cho kế
toán các phần hành nhằm giảm sai sót của công việc thanh toán, giảm khiếu nại do
nhầm lẫn có thể xảy ra.
Việc quản lý sau bán hàng là công việc hết sức quan trọng của bất kỳ doanh
nghiệp thương mại nào, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc làm mất đi uy tín của
doanh nghiệp. Theo quan niệm của marketing hiện đại thì quan hệ với khách hàng
là vô cùng quan trọng việc giữ chân khách hàng cũ còn quan trọng hơn việc có
khách hàng mới. Để có thể giữ chân khách hàng thì điều thực sự cần thiết đối với
một doanh nghiệp thương mại là đảm bảo sự hài lòng và mối quan hệ cần thiết với
khách hàng. Trong cuốn những nguyên lý marketing, cha đẻ của marketing hiện đại
Philip Kotler đã nhấn mạnh: "Trong marketing hiện đại, song song với việc thiết kế
một hỗn hợp marketing tốt nhất để bán được hàng, ngày càng có xu hướng chú
trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan hệ khách hàng tốt nhất để giành
lấy và giữ khách hàng". Tuy nhiên để xây dựng được mối quan hệ tốt với khách
hàng thì Công ty luôn phải tạo cho mình một hình ảnh tốt kể cả sau khi khách hàng
đã nhận hàng và thanh toán xong. Theo quan điểm marketing thì đây chính là xây
dựng chính sách hậu mãi tốt. Nhận thức được điều này Công ty đã quán triệt phòng
Quan hệ và Phát triển thị trường tạo điều kiện cho khách hàng giải quyết nhanh
chóng các thủ tục bảo hành sản phẩm, đổi, trả sản phẩm do lỗi của nhà sản xuất
hoặc lỗi của Công ty. Đồng thời theo dõi những khách hàng thường xuyên của

Công ty để có chính sách chiết khấu phù hợp trong những lần mua hàng tiếp theo.
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY - CQ512942

×