Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tiểu luận công cuộc cải tổ ở liên xô (1985 - 1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.49 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
Tiểu luận kết thúc môn:
Những vấn đề cơ bản và cập nhật của lịch sử thế giới
Đề tài:
MỤC LỤC:
1
CÔNG CUỘC CẢI TỔ Ở
LIÊN XÔ (1985 - 1991)
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH VŨ
LỚP SỬ 4B
MSSV: K37.602.120
Mở đầu:
Có thể nói, thế kỉ XX đã đi vào lịch sử nhân loại với những dấu ấn sâu sắc, một
trong những dấu ấn cho đến ngày nay khi nhân loại bước sang thế kỉ XXI vẫn còn
để lại những đánh giá nhìn nhận, đó là sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Thực tế
sau hơn 70 năm tồn tại với nhiều thành tựu vĩ đại, Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và
Liên Xô bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện dẫn tới sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở khu vực này.Liên bang Xô Viết tan rã ngày 26.12.1991, 15 nước
công hòa Liên bang trước đây đã thành lập những nước độc lập, có chủ quyền, 11
nước đã liên kết với nhau trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Đây là hậu
quả của khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội đã kéo dài từ nhiều thập kỉ nay. Một
khúc quanh kịch tính nhất, đau đớn nhất từ sau Cách mạng Tháng Mười đến nay.
Tại sao? Có thể nói, người ta sẽ còn bàn luận nhiều về sự sụp đổ của Liên xô như
một bài học đắc giá không quên. Nhiều nhà khoa học, chính trị Châu Âu đã cho
rằng sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới là không thể
tránh khỏi, vì nguyên nhân của sự sụp đổ này nằm trong bản chất của chủ nghĩa xã
hội. Mà về bản chất, chủ nghĩa xã hội không thể đổi mới được.
Nhưng thực tế cho thấy, nhìn phạm vi toàn thế giới, nhận xét trên không có căn
cứ xác đáng bởi ở những nước lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa như Trung
Quốc, Việt Nam, sau quá trình đổi mới các nước này không những đã thoát khỏi


khủng hoảng mà chế độ xã hội chủ ngĩa còn được củng cố. Kinh tế - chính trị ổn
định, có bước tiến rõ rệt. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Rõ ràng,
không thể nhận định rằng chủ nghĩa xã hội là vô vọng, không thể đổi mới được
như nhiều nhà nghiên cứu Phương Tây khẳng định. Vậy ở đây có vấn đề: Cái gì
chi phối thành công hay thất bại của chế độ chủ nghĩa trong điều kiện của cuộc
khủng hoảng chung của chủ nghĩa xã hội vào những năm 80 ? Theo dõi diễn biến
các sự kiện xảy ra tại các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Á lẫn châu Âu trong
những năm 80 cho thấy, để thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ, hội nhập với thế giới,
hầu hết tất cả các nước này đều bắt tay vào công cuộc cải cách mở cửa, đổi mới,
cải tổ đất nước. Song đường lối cải cách, đổi mới, cải tổ ở các nước này cũng có sự
khác biệt. Trung Quốc, Việt Nam ưu tiên hàng đầu cải cách kinh tế, coi đó là trọng
tâm của cải cách. Đổi mới, cải cách chính trị về thực chất chỉ là tạo điều kiện, thúc
đẩy cải cách kinh tế mà thôi. Ở Liên Xô và Đông Âu tình hình lại khác hẳn. Sau
một vài năm tiến hành cải cách kinh tế không mấy thắng lợi, các nước này đã quay
2
sang cải cách chính trị, coi đó là khâu then chốt, quyết định cho cải cách ở lĩnh vực
khác. Kết quả là Trung Quốc, Việt Nam đã thoát khỏi trì trệ khủng hoảng đi lên
còn Đông Âu và Liên Xô thì rơi vào sụp đổ. Từ luận điểm này chúng ta thấy rằng
nguyên nhân thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu nằm
chính trong đường lối, bước đi của cải tổ.
Vì vậy, nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô để có những nhìn nhận khách
quan về sự thực lịch sử từ đó thấy những sai lầm và có thể rút ra những kinh
nghiệm cho các nước vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, Liên
Xô và Việt Nam đều lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở Liên Xô, chủ
nghĩa xã hội đã từng đạt những thành tựu to lớn, điển hình nhưng cuối cùng đi đến
sụp đổ, còn ở Việt Nam, chúng ta đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng và nhân dân học tập, rút kinh nghiệm được gì từ sự thất bại của công
cuộc cải tổ ở Liên Xô? Nghiên cứu, tìm hiểu cải tổ ở Liên Xô, có thể phần nào
giúp chúng ta tránh khỏi những bước đi sai lầm và vững tin hơn trên con đường đổi
mới.

PHẦN 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI CẢI TỔ
I. Hoàn cảnh lịch sử:
1. Tình hình trong nước:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành cường quốc thứ hai trên thế
giới. Sự lớn mạnh đó là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy bản chất ưu việt
của chế độ XHCN (XHCN). Tuy nhiên kể từ đầu những năm 1970 tốc độ của Liên
Xô bắt đầu chậm lại và rơi vào trì trệ. Đúng như Goocbachốp đã thừa nhận: "Cách
nhìn trung thực và không thiên kiến dẫn chúng ta đến kết luận chắc chắn rằng: Đất
nước đang ở vào tình trạng tiền khủng hoảng .
a) Về kinh tế:
Nền kinh tế Liên Xô trong những năm 70, 80 trì trệ, nguyên nhân là do nền kinh
tế không kịp thời chuyển từ quỹ đạo phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu,
phát triển theo chiều rộng chủ yếu dựa vào cách làm tăng sức lao động, tăng xí
nghiệp, thiết bị. Tài nguyên thiên được khai thác "không tiếc tay" đáng lẽ ra phải
hiện đại hoá máy móc và quy trình công nghệ thì lại mở rộng và xây dựng thêm
nhà máy. Thiết bị giá cũ, máy móc không được tận dụng phải dựng một khối lượng
3
nhân công quá lớn để sửa chữa. Việc xây dựng các xí nghiệp mất nhiều thời gian.
Giữa thiết kế và thi công là một quãng thời gian dài từ 8 đến 10 năm. Đến lúc đi
vào hoạt động thì nhà máy đó đã lạc hậu về mặt kỹ thuật . Liên Xô cho xây dựng
hàng loạt tổ hợp sản xuất khổng lồ theo lãnh thổ như tổ hợp sản xuất miền tây
Xibia để khai thác dầu và khí đốt. Trong khi trên thế giới dầu lửa tăng vọt thì ở
Xibia giá thành lại hạ do dầu tự phun lên. Trong những năm 70, khai thác dầu ở
Xibia tăng 10 lần. Ở Liên Xô lúc này đẻ ra ảo giác về sự vô tận của tài nguyên
thiên nhiên. Những ảo giác đó cũng như thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt
đã tạo ra sự chóng mặt trong giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Trong những năm
70, việc khai thác than cũng được đẩy mạnh. Hai tổ hợp khai thác than là
Pavôlôđarơxcơ - Ekibaturơxki và Canxcô Achinxki. Các tổ hợp công nông nghiệp
cũng được xây dựng như nhà máy ô tô Camxki bên bờ sông Chennắc
Như vậy việc phát triển kinh tế theo chiều rộng sử dụng tối đa lợi thế tự nhiên,

xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, thiết bị lao động đã làm cho tiềm lực Liên Xô ngày
càng cạn kiệt nguồn tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng. Chính sau này
Goocbachốp cũng phải thừa nhận "Chúng ta đã tiêu phí và đến nay vẫn còn tiêu
phí nhiều nguyên liệu, năng lượng, những tài nguyên khác trên đơn vị sản phẩm
hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Của cải của nước ta… đã nuông
chiều chúng ta, nói một cách thô bạo đã làm hư hỏng chúng ta”
Kết quả là, nền kinh tế Liên Xô vẫn ở giai đoạn phát triển công nghiệp trong khi
kinh tế các nước phát triển đã chuyển sang giai đoạn khoa học - công nghệ. Nếu ở
các nước phát triển cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật quy định sự phát triển chung
thì ở Liên Xô, đầu những năm 80 mới chỉ có 10% - 15% các xí nghiệp tự động hoá
hoặc cơ giới hoá đồng bộ. Chỉ khoảng 10% - 15% công nhân có trình độ chuyên
môn cao. Lao động chân tay còn chiếm 70% - 75% trong nông nghiệp. Nguồn dự
trữ sức lao động cũng giảm dần. Từ 1960 - 1970 sức lao động bổ sung là 23,2 triệu
trong thập niên 70 còn 17,8 triệu và tiếp tục giảm trong những năm 80
Trong nông nghiệp tình hình lại càng tồi tệ hơn. Hạn hán mất mùa vào 1972 và
1975 buộc phải nhập một khối lượng lớn ngũ cốc từ Bắc Mỹ và các nước phương
Tây. Chăn nuôi chưa bao giờ đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ 1970 đến 1987
lượng lương thực và thực phẩm nhập khẩu tăng lên không ngừng: mỡ động vật
tăng 183.2 lần, ngũ cốc tăng 13.8 lần, dầu thực vật 12,8 lần…Năm 1985, nhập
khẩu lương thực chiếm 21% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Liên Xô.
4
Cơ cấu kinh tế Liên Xô bị mất cân đối.
Việc tăng quân số và tăng cường chạy đua vũ trang nhằm giành thế cân bằng
với Mỹ làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân mang đặc trưng quân sự rõ rệt. Công
nghiệp nhẹ và nông nghiệp luôn là khâu yếu trong toàn bộ nền kinh tế. Do vậy nhu
cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng của nhân dân không được
đáp ứng. Tỷ lệ giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ mất cân đối vì ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng là nguyên tắc bất biến trong chính sách của Liên Xô.
Theo số liệu thống kê năm 1985 tỷ trọng giá trị sản lượng của công nghiệp nhóm A
chiếm 74,8%, công nghiệp nhóm B chiếm 75.3% trong tổng sản phẩm, tương

đương với tỷ trọng sản lượng công nghiệp nặng năm cao nhất thời kỳ chiến tranh
thế giới thứ hai
Sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Tốc
độ tăng trưởng của nông nghiệp tụt xa so với công nghiệp. Năm 1960 đến 1975
giá trị sản lượng công nghiệp tăng 3,2 lần, còn giá trị sản lượng nông nghiệp chỉ
tăng 0,4 lần. Trong những năm Brêgiơnhép cầm quyền sản lượng lương thực bình
quân theo đầu người hàng năm từ 570 kg tăng lên khoảng 800 kg. Vốn sản xuất cố
định tăng 4 lần. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư không cao, thức ăn cho gia súc thiếu
thốn, khả năng chống thiên tai kém. Mỗi năm Liên Xô nhập khẩu từ 30 - 40 triệu
tấn lương thực
Cơ chế quản lý kinh tế cứng nhắc:
Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô một cơ chế quản lý
kinh tế đã hình thành. Đó là cơ chế kế hoạch hoá một cách cứng nhắc, tập trung
hoá quản lý và bộ máy hành chính quan liêu hoá, khuynh hướng bình quân chủ
nghĩa. Chính cơ chế đó đã cản trở sự phát triển và tính tự chủ của các cơ sở sản
xuất. Từ sau năm 1970 số lượng chỉ tiêu kế hoạch phân bổ cho các xí nghiệp ngày
càng tăng. Những cơ sở sản xuất chỉ lo thực hiện các chỉ tiêu, không có điều kiện
tự hạch toán, phát huy sáng kiến. Cả đất nước không kịp thời xoay chuyển theo đòi
hỏi của nền sản xuất hiện đại. Xét công bằng trong thời kỳ chiến tranh (1941-
1945) cơ chế quản lý đó đã góp phần giúp Liên Xô xây dựng thành công đất nước,
chiến thắng phát xít. Sau khi chiến tranh cơ chế đó vẫn giúp cho Liên Xô trong một
thời gian dài phục hồi sức lực của mình và đạt được những thành tựu lớn.
5
Nhưng sau đó, khi hoàn cảnh thế giới và trong nước đã thay đổi. Những ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng đã làm ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp khác.
Các hình thức quản lý kỷ luật mang tính chất quân sự vẫn tồn tại trong lúc các
động lực của đời sống kinh tế đã biến đổi như kích thích người lao động bằng vật
chất, chất lượng lao động, đánh giá cao vị trí người lao động… Một minh chứng
cho cơ chế quản lý quan liêu mệnh lệnh là sự kiện mà N.C Baibacốp đã kể lại trong
cuốn sách của mình: Trong công cuộc đấu tranh vì những công nghệ mới ở Liên

Xô những năm 80, A.I. But - một kỹ sư làm việc ở Uỷ ban kỹ thuật nông nghiệp
nhà nước- đã phát minh ra phương pháp "ôdôn hóa". Đó là chiếc máy phun khí
ôdôn để diệt trùng, bảo vệ rau quả. Việc ứng dụng phương pháp này sẽ làm giảm
đáng kể những tổn thất trong quá trình bảo quản. Nhưng ông But không chờ đợi
được đến khi phương pháp này được áp dụng .
Thí dụ thứ hai là trường hợp của tiến sĩ I. A. Hintơ. Ông sáng chế ra máy
nghiền công nghệ cao và được ban giám định quốc gia thừa nhận là có khả năng
ứng dụng với hiệu quả kinh tế cao. Nhưng sáng chế đó không được Liên Xô áp
dụng. Các nước phương Tây đã mua bằng phát minh và mời ông đến để tổ chức
sản xuất. Baibacốp - người trực tiếp chứng kiến điều đó đã chua xót kết luận: "Trên
khắp thế giới các nhà quản lý kinh tế đều chạy theo các chuyên gia, còn ở nước ta
thì các chuyên gia bị sưng chán vì va phải cánh cửa của những người quản lý kinh
tế" Cơ chế đó đã đạt đến giới hạn của nó. Nếu như trong nhiều năm qua, cơ chế đó
bảo đảm được một nhịp độ phát triển vững chắc, thì từ nay, phải trả với một giá đắt
Đặc điểm sự phát triển của Liên Xô trong những năm 70 đầu những năm 80 cho ta
thấy sự suy sụp toàn bộ và nặng nề của nền kinh tế:
• Thu nhập quốc dân giảm xuống 2,5 lần. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo
đầu người chỉ bằng 37% của Mỹ. Sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần, nông
nghiệp giảm 3,5 lần. Từ 1980 đến 1985 Liên Xô không đạt được vị trí số 1
trên thế giới về sản phẩm tính theo đầu người cao nhất thế giới như tuyên bố
1961.
• Mức tăng năng suất giảm 2 lần và tiến dần đến số 0. Chi phí điện năng,
nhiên liệu, kim loại cho một đơn vị thu nhập quốc dân cao hơn Mỹ 1,5 đến 2
lần
• Tốc độ phát triển thời kỳ trước khi cải tổ diễn ra theo xu hướng chậm dần:
6
Nội dung 1961-1965 1966-1970 1971-1975 1975-1980 1981-1985
Thu nhập
quốc dân
6,5 7,8 5,7 4,3 3,6

Công
nghiệp
8,6 8,5 7,4 4,4 3,7
Nông
nghiệp
2,3 3,8 2,3 1,7 1,4
Đầu tư 5,4 7,3 6,7 3,2 3,7

Theo con số từ thống kê khác về thu nhập quốc dân của Liên Xô: 1966 - 1970
tăng 7,1%; 1781 - 1975 tăng 5,1% ; 1975 - 1980 tăng 3,9 %; 1981 - 1985 tăn 2,6%
Dù cho con số có chênh lệch nhưng đều có biểu hiện chung: tốc độ phát triển
của Liên Xô tụt xuống tới mức gần như dừng lại và có biểu hiện "tiền khủng
hoảng". Kế hoạch năm năm lần thứ XI không được hoàn thành.Trong lịch sử đây
là lần đầu tiên kế hoạch 5 năm không được hoàn thành. Vị trí của Liên Xô với tư
cách là cường quốc kinh tế bị thách thức nghiêm trọng. Nhật Bản, Tây Âu ngày
càng lớn mạnh. Năm 1986 tổng sản phẩm xã hội của Mỹ là 3900 tỷ USD, Liên Xô
là 1800 tỷ USD, Nhật Bản là 1700 tỷ USD. Đầu 1988 quan chức Nhật chính thức
công bố Nhật đã vượt xa Liên Xô, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế
giới
Như vậy nền kinh tế Liên Xô có biểu hiện giảm sút nghiêm trọng, nhận xét về
tình trạng đất nước thời kỳ này, Rưscôp viết: "Tình hình đất nước, tôi xin nhắc lại,
đang làm tôi lo sợ, những năm cuối thời kỳ Brêgiơnhép đã để lại cho chúng tôi một
di sản khủng khiếp, chỉ một ví dụ. Năm 1982 mức tăng trưởng thu nhập thực tế của
nhân dân - lần đầu tiên từ sau chiến tranh! đã tụt xuống số không. Phải dứt khoát
không được trùng trình, làm ngay lập tức…bằng những con đường nào, phương
pháp nào đưa nền kinh tế quốc dân tiến về trước". Nhu cầu cải tổ nền kinh tế trở
nên cấp thiết.
b) Về chính trị xã hội:
Cùng với bức tranh nền kinh tế Liên Xô đang ở giai đoạn "tiền khủng hoảng"
thì bức tranh chính trị - xã hội cũng xám xịt, không mấy gì sáng sủa. Trước hết

chúng ta thấy thời kỳ này uy tín của Đảng cộng sản bị giảm sút. Trong Đảng có sự
lẫn lộn lãnh đạo giữa quyền lãnh đạo của Đảng với chính phủ dẫn tới khuynh
7
hướng Đảng trị. Những cán bộ giữ vai trò lãnh đạo không phải lúc nào cũng từ bỏ
được những đặc quyền, đặc lợi. Sự lãnh đạo của Đảng bị suy yếu, sáng kiến trong
cán bộ bị mất đi. Mọi người đều thấy sự trì trệ trong lãnh đạo. Sự trì trệ này đến
một giai đoạn nào đó sẽ làm suy yếu khả năng làm việc của Bộ chính trị, Ban Bí
thư Trung ương Đảng, thậm chí của cả toàn thể bộ máy Đảng và Nhà nước. Tính
kỷ luật tinh thần trách nhiệm của người Đảng viên đã suy yếu. Cán bộ trong Đảng
tìm cách che giấu điều đó bằng việc thực hiện những biện pháp và những cuộc vận
động phô trương, bằng việc mở ra nhiều cuộc hội hè cả ở trung ương và ở các địa
phương.
Nhiều tổ chức Đảng ở địa phương không cương quyết chống các hiện tượng
tiêu cực, lối bao che tuỳ tiện và tình trạng kém kỷ luật. Nhiều nguyên tắc bình đẳng
giữa các Đảng viên bị vi phạm. Nhiều cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo tự đặt mình ra
ngoài sự kiểm soát và phê bình của nhân dân. Métvêđép, người đã từng là uỷ viên
Bộ chính trị uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, uỷ viên hội đồng Tổng
thống Liên Xô nhận xét:
Trên thực tế, các nhà lãnh đạo hoàn toàn không bị kiểm tra từ dưới lên - không
chỉ từ nhân dân, mà cả từ các tổ chức Đảng. Tuy về phương diện hình thức họ
được bầu ở các hội nghị và các hội nghị toàn thể Ban chấp hành các cấp, thủ tục
này bị cắt xén đến mức trên thực tế nó đảm bảo việc bầu bán theo mỗi điều kiện
miễn là được cấp trên tán thành"
Tình trạng xuống dốc của một số bộ phận Đảng viên còn được chính
Goocbachốp thừa nhận:
"Trong một số khâu lãnh đạo nảy sinh thái độ coi thường phát luật, dung dưỡng
nhiều việc làm dối trá, hối lộ, lấy lòng nịnh hót. Hành vi của những cán bộ sau khi
được tín nhiệm và được giao quyền hành đã lạm dụng quyền lực trấn áp, phê bình,
kiếm chác, làm giàu, gây nên sự phẫn nộ chính đáng của người lao động." Như
vậy, xét trong toàn bộ hoạt động thực tiễn, các tổ chức Đảng và Nhà nước lạc hậu

so với yêu cầu của thời điểm thực tại. Do vậy cần những đổi mới Đảng để lấy lại
uy tín đưa Liên Xô vững bước đi lên.
Một mặt khác trong đời sống chính trị của Liên Xô đó là tình trạng lên "cơn
sốt" bởi sự thay đổi thường xuyên những người lãnh đạo cấp cao. Tháng 1/1982
nhà tư tưởng chủ yếu của đất nước- Xuxlôp qua đời. Đến tháng 11/1982 đến lượt
8
Brêgiơnhép, tiếp đó là Anđrôpốp (2/1984). Nhân dân cảm thấy chán ghét với hình
ảnh "những nhà lãnh đạo già nua, ốm yếu, tính hiếu danh và thích những lời tâng
bốc, sự ban phát huân chương một cách hào phóng và tự khen thưởng - tất cả tạo
nên tâm lý nặng nề, khó chịu. Trong đất nước hình thành nên sự cai trị của giới
quan chức già nua, bám lấy chiếc ghế quyền lực" Brêgiơnhép với hình hảnh về một
con người đã nâng cao mức sống và đóng góp to lớn cho hồ bình nhưng gần đến
cuộc đời hoạt động chính trị của mình, do vượt qua lứa tuổi minh mẫn, ông đã trở
thành đối tượng hài hước và bị chế nhạo
Sau khi Brêgiơnhép qua đời, Anđrôpốp lên thay. Ông nhận thấy được thực
trạng xã hội đang trì trệ và thấy cần đổi mới: "Công việc của chúng ta đang chết dí
tại chỗ. Người ta đã tranh cãi nhau quá nhiều. Đã đến lúc phải bắt tay vào giải
quyết cụ thể các vấn đề". Anđrôpốp cố gắng đưa ra những chính sách gần gũi với
nhân dân nhưng những biện pháp đó chỉ giúp xã hội yên ắng một thời gian. Sau đó
Anđrôpốp lại có những sai lầm. Ông chú ý đến chủ nghĩa hình thức. Công việc đổi
mới đang dang dở thì ông bị bệnh tật dày vò. Ông từ trần vào tháng 1/1984. Ông
giữ chức vụ tối cao được 15 tháng. Tiếp nối lãnh đạo Đảng sau đó là Trécnencô.
Ông tiếp tục cải cách của Anđrôpốp: "Ta tiếp tục thúc đẩy bằng cố gắng tập thể sự
nghiệp được bắt đầu dưới sự lãnh đạo của Anđrôpốp. Ông cũng khẳng định một
cách dứt khoát: "Thay đổi cơ chế kinh tế đòi hỏi người ta phải tiến công vào những
vấn đề đáng lẽ ra phải giải quyết từ trước". Tuy nhiên đến năm 1984, nền kinh tế
tăng trưởng chậm lại. "Bệnh tật đã làm Trécnencô xa rời dần đời sống công cộng
trong lúc mà đất nước phải đương đầu trên lĩnh vực quốc tế cũng như nội trị và
hàng ngàn đòi hỏi mới. Mátxcơva vào lúc bấy giờ dường như sống trong thời kỳ
chờ đợi. Những cuộc họp được thông báo bị hoãn lại, các sáng kiến được dự định

cũng tạm đình lại". Đất nước một lần nữa lại mất đi người lãnh đạo tối cao.
Trước những biến đổi liên tục những người lãnh đạo tối cao như vậy, quần
chúng cảm thấy chán trường, nghi ngờ Đảng. Trong xã hội, đời sống nhân dân
chậm được cải thiện. Các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia
tăng. Tính tích cực xã hội của công dân bị giám sút. Sự thờ ờ tăng lên, tâm lý
không thoả mãn, không khí ngột ngạt trong xã hội lan tràn. Một ví dụ cho đời sống
nhân dân chậm được cải thiện. Đó là sự thiếu thốn về lương thực hay là sự khan
hiếm về hàng hoá được thể hiện trong cuốn " Êkíp Goocbachốp, nhìn từ bên trong"
của Métvêđép: "Hàng năm người ta phải phấn đấu giành giật lấy mùa màng, song
tình hình thị trường lương thực không được cải thiện là bao. Mọi người đã phải
9
chịu đựng vài thập kỷ những cảnh quầy hàng trống rỗng, xếp hàng dài, sản xuất
hàng tiêu dùng, lĩnh vực dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí ở tình trạng nghèo nàn"
Đời sống của nông dân ngày càng thiếu thốn, họ không thể mua nhà để ở vì xã
hội không quan tâm đến sản xuất. Nền kinh tế trì trệ. "Người nông dân cái gì cũng
thiếu… tiền người nông dân làm ra không thể mua hoặc xây nhà vì không đủ vật
liệu xây dựng, nông dân không có khả năng mua tủ lạnh vì anh ta buộc phải bán
lúa mỳ, thịt và các loại nông phẩm khác dự biết là lỗ vốn, bởi vì chính sách giá cả
nó như vậy" Trong bộ máy chính quyền cũng như xã hội có biểu hiện quan liêu,
độc đoán. Theo A. Xakharôp trong cuốn "Không có con đường nào khác" nhận
xét: "Tệ nạn quan liêu hoàn toàn không vụ lợi. Nấp dưới lời lẽ hoa văn. Nó trà đạp
lên công bằng xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống vật chất như vấn đề nhà ở, chất
lượng bảo vệ sức khoẻ, giáo dục, tiền lương đặc biệt hạ thấp trong những ngành
nghề đại chúng nhất. Tiền hưu của phần lớn những người hưu trí ít ỏi một cách
đáng xấu hổ" Tệ quan liêu làm cho xã hội suy đồi. Nhân dân mất lòng tin vào
Đảng, Nhà nước và đó cũng là điều kiện tốt để các thế lực thù địch có cơ hội chống
phá. Chính giới phương Tây phải thừa nhận "Phương Tây sẽ có ít lợi hơn nếu như
nền kinh tế Xô viết có hiệu quả. Thà rằng nền kinh tế đó cứ ngắc ngoải dưới sức
nặng của những vấn đề quan liêu"
Tóm lại tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong cuối những năm 70 đầu 80 có

biểu hiện sự trì trệ, thụt lùi nếu không có sự thay đổi Liên Xô sẽ rơi vào khủng
hoảng nặng nề về mọi mặt
2. Tình hình thế giới:
Vào thập kỷ 70, tình trạng khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới có xu
hướng gia tăng. Cuộc khủng hoảng chính thức bùng nổ năm 1973 mang tính toàn
cầu. Dầu mỏ và khí đốt trở nên khan hiếm. Cuộc khủng hoảng năng lượng đặt ra
cho nhân loại những vấn đề bức xúc cần giải quyết: Sự bùng nổ dân số và nguy cơ
vơi cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống, những hiểm họa ô
nhiễm môi trường đe doạ đến hành tinh cần khắc phục, yêu cầu đổi mới để thích
nghi trong nền kinh tế, chính trị trước sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật. Trước những vấn đề cấp thiết đó, các nước TBCN đã tập trung
vào phát triển khoa học kỹ thuật. Nhờ lợi dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
10
cùng với những biện pháp thích nghi mới, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua khủng
hoảng, phục hồi phát triển.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ban đầu không tác động mạnh đến Liên Xô vì
Liên Xô giàu tài nguyên thiên nhiên. Nhưng sau khi các nước tư bản ổn định được
tình hình thì Liên Xô mới chịu tác động mạnh do giá dầu mỏ giảm. Nó đặt Liên Xô
trước thách thức của sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật
Cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc và xu thế cải cách ở một số nước XHCN
ở Đông Âu.
Trung Quốc vào những năm 70 đứng trước những đòi hỏi cần phải cải cách.
Năm 1978 Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa
xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Trải qua những năm tháng bước đầu cải cách, nhờ biện pháp, phương châm,
chính sách kinh tế đúng đắn, Trung Quốc giành được thành tựu to lớn. Từ 1980 -
1985 tổng giá trị sản phẩm công nông nghiệp của Trung Quốc bình quân tăng hàng
năm là 11%. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp bình quân tăng hàng năm là 12%.
Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 8,1%. Tổng giá trị

sản phẩm quốc dân tăng bình quân 10% Mức sống của nhân dân Trung Quốc được
nâng cao rõ rệt. Thu nhập và mức tiêu dùng của nhân dân tăng nhanh chóng. Thể
chế kinh tế xơ cứng được đổi mới đầy sức sống, năng động, thích ứng với yêu cầu
xã hội. Nền kinh tế từ chỗ khép kín chuyển sang kinh tế mở cửa, tích cực lợi dụng
trao đổi quốc tế.
Thành quả bước đầu của Trung Quốc là nguồn động lực thúc đẩy Liên Xô cải
tổ, bởi không cải tổ Liên Xô sẽ khủng hoảng và đi đến sụp đổ.
Trong xu thế cải cách của các nước XHCN, một số nước Đông Âu cũng nhận
thấy cần phải cải cách và bắt tay vào cải cách.
Tháng 7 - 1948 đại hội đại biểu lần thứ V liên đoàn những người cộng sản Nam
Tư chỉ ra rằng không thể rập khuôn theo kinh nghiệm của Liên Xô. Từ thập kỷ 40
đến thập kỷ 50, Nam Tư bắt đầu thực hiện một số cải cách quan trọng như lập hội
đồng công nhân, loại bỏ một số bộ chủ quản Liên bang và mở rộng quyền cho các
xí nghiệp, giao tư liệu sản xuất cho tập thể điều hành. Những năm tiếp theo Nam
11
Tư mở rộng hơn nữa quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương của xí nghiệp, tiến
hành cải cách giá cả, thu hút vốn nước ngoài… khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế
1983, Nam Tư đề ra "Chương trình phát triển ổn định kinh tế…"
Tóm lại, tất cả tình hình trong và ngoài nước đã đặt Liên Xô trước nhiều thách
thức buộc Liên Xô phải chọn con đường hoặc là tiến hành cải tổ đất nước thoát
khỏi khủng hoảng đưa Liên Xô tiến lên hoặc là giữ nguyên hiện trạng đất nước
PHẦN 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ CỦA CÔNG CUỘC CẢI
TỔ Ở LIÊN XÔ ( 1985-1991)
I. Giai đoạn thứ nhất: (4/1985 - 1987)
1. Về kinh tế:
Cải tổ kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành bại
của cải tổ. Vì vậy Ban lãnh đạo Liên Xô đã nhanh chóng đưa ra đường lối cải tổ
nhằm khắc phục tình trạng trì trệ của nền kinh tế. Hội nghị toàn thể Uỷ ban trung
ương Đảng Cộng Sản Liên Xô (8/1985) nhận định: "cần phải đạt được một sự tăng
tốc đáng kể tiến bộ kinh tế- xã hội. Không có con đường nào khác". Hội nghị còn

nêu một loạt các biện pháp để tăng tốc phát triển nền kinh tế. Đến đại hội XXVII
cuả Đảng Cộng sản Liên Xô (3/1986) đường lối cải tổ kinh tế được cụ thể hoá và
chính thức thông qua.
Đại hội còn dự định thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế có tổ chức và hiệu
suất cao nhất với lực lượng sản xuất phát triển toàn diện, quan hệ sản xuất XHCN
chín muồi và cơ chế quản lý kinh tế hoàn thiện, làm cho tiềm lực sản xuất nâng cao
gấp đôi. Cần làm cho nền kinh tế quốc dân, đưa khoa học kỹ thuật và tổ chức kinh
tế lên trình độ mới làm cho kinh tế quốc dân chuyển sang một quỹ đạo phát triển
theo chiều sâu, làm cho năng suất lao động xã hội và chất lượng sản phẩm, hiệu
quả sản xuất đạt đến trình độ cao nhất thế giới, đảm bảo tổ hợp kinh tế quốc dân
thống nhất của nhà nước có cơ cấu và cân đối tối ưu, nâng cao hơn nữa xã hội hóa
lao động và trình độ xã hội hóa sản xuất
Đảng cộng sản Liên Xô cũng xác định chiến lược tăng tốc tập trung vào giải
quyết các vấn đề buộc Liên Xô phải tăng tốc: Thứ nhất, giải quyết những nhiệm vụ
gay gắt của xã hội (lương thực, nhà ở, sức khỏe, hàng tiêu dùng, môi trường sinh
thái). Thứ hai, nguy cơ phá vỡ sự cân bằng chiến lược quân sự (Mĩ bắt đầu triển
12
khai chương trình sáng kiến phòng thủ chiến lược). Thứ 3, đảm bảo sự độc lập
hoàn toàn về kinh tế của đất nước đối với các nước tư bản phương Tây. Thứ 4,
ngăn chặn sự tụt dốc về tốc độ phát triển và xu hướng dẫn đến khủng hoảng của
nền kinh tế. Đại hội XXVII Đảng Cộng Sản Liên Xô chủ trương phát triển tăng tốc
dựa vào ba nhân tố:
Thứ nhất, nhấn mạnh phát triển sản xuất theo chiều sâu và đẩy nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
Vấn đề chuyển kinh tế từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu đã được
Brêgiơnhép nêu lên từ đầu thập kỷ 70 nhưng chưa phát triển mạnh. Thực chất Liên
Xô cũng nhận thấy thế giới đã bước vào thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật
nên thấy rằng cần đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhưng do hạn chế trong
quản lý và việc mở rộng quân bị, nên việc phát triển khoa học kỹ thuật không được
đẩy mạnh.

Khi Goocbachốp lên nắm quyền, đưa ra việc thực hiện cải tạo kỹ thuật mới đối
với nền kinh tế quốc dân và chuyển nền kinh tế quốc dân sang quỹ đạo phát triển
theo chiều sâu, xem đó là mục tiêu chiến lược kinh tế của Đảng cộng sản Liên Xô.
Ông yêu cầu đặt việc thực hiện phát triển theo chiều sâu và đẩy nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trọng tâm của toàn bộ công tác, "cần đạt được sự chuyển biến có
tính chất quyết định về mặt này", "trong thời gian ngắn nhất chiến lĩnh trận địa
khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
Để thực hiện sản xuất theo chiều sâu và đẩy nhanh khoa học kỹ thuật phát triển,
Đại hơi XXVII đã nêu ra nhiều biện pháp như đẩy nhanh phát triển ngành chế tạo
máy, ngành thông tin để đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Goocbachốp nhận
định rằng "hiệu quả của công việc cải tổ, nhịp độ phát triển kinh tế ở mức độ quyết
định phụ thuộc vào ngành chế tạo máy". Chính ngành này là nơi vật chất hoá
những tư tưởng khoa học kỹ thuật cơ bản, chế tạo công cụ lao động mới, các hệ
thống máy móc quyết định tiến bộ của các nghành kinh tế quốc dân khác" .Ngoài
ra có biện pháp tăng cường kích thích vật chất và kích thích tinh thần với nhân
viên, khuyến khích chế tạo thử nghiệm vào kế hoạch sản xuất của xí nghiệp, khen
thưởng cán bộ lãnh đạo xí nghiệp có thành tích cao trong công việc đẩy nhanh tiến
bộ khoa học kỹ thuật. Khi xí nghiệp hoàn thành hợp đồng đạt các chỉ tiêu tiến bộ
khoa học kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, sản phẩm đạt được trình độ kỹ thuật
13
tiên tiến thế giới, tăng sản phẩm xuất khẩu và nâng cao trình độ kỹ thuật của sản
phẩm xuất khẩu người lãnh đạo có thể nhận được tiền thưởng với số lượng nhất
định.
Như vậy những biện pháp mà ban lãnh đạo Liên Xô đưa ra chúng ta thấy có
những biện pháp hợp lý, đúng đắn nhưng lại không có khả năng thực hiện vì cơ
chế quản lý yếu kém. Việc đẩy nhanh phát triển ngành chế tạo máy trong lúc thế
giới đẩy mạnh sản xuất hàng dân dụng, tiết kiệm nguyên liệu, vốn đầu tư, còn Liên
Xô ngày càng cạn kiệt tài nguyên, suy yếu về kinh tế đã làm cho "cơ cấu ngành
nghề vốn đã méo mó lại càng méo mó hơn"
Thứ 2, thực hiện hoàn hiện cơ chế quản lý kinh tế:

Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế có một ý nghĩa quyết định đối với việc
chuyển nhanh nền kinh tế Liên Xô sang phát triển chiều sâu, tăng tốc độ phát triển,
nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động. Chính cơ chế cũ lỗi thời đã đang cản trở
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cản trở việc đổi mới cơ cấu kinh tế. Báo
cáo chính trị tại Đại hội XXVII Đảng cộng sản Liên Xô viết: "Không thể nào giải
quyết được các nhiệm vụ kinh tế mới nếu không cải tổ lại sâu sắc cơ chế kinh tế".
Đại hội cũng đưa ra phương hướng cơ bản cho cuộc cải tổ:
• Nâng cao tính thiết thực của quản lý kinh tế tập trung nâng cao vai trò của
các cơ quan trung ương trong việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu, trong sự
quy định nhịp độ và tỷ lệ hợp lý.
Điều mới ở đây là Đại hội XXVII không đề cao tính tập trung một cách chung
chung như trước mà đã đề cao tính thiết thực của quản lý tập trung. Tức là làm thế
nào để thực hiện được chứ không phải chỉ đề ra mục tiêu.
• Kiên quyết mở rộng tính độc lập của các hội liên hiệp và xí nghiệp, nâng cao
trách nhiệm của chúng đối với kết quả cuối cùng, chuyển sang chế độ hạch
toán kinh tế thực sự.
Điều này đòi hỏi phải khắc phục tình trạng cơ quan trung ương can thiệp sâu vào
hoạt động hàng ngày của các cấp kinh tế ở dưới. Nhưng điều này thực hiện được
quả không dễ .
14
• Chuyển sang sử dụng các biện pháp kinh tế để quản lý nền kinh tế quốc dân
ở tất cả các cấp …
Mặc dù nhấn mạnh như vậy nhưng Đảng cộng sản Liên Xô lại đặt ra những
ràng buộc bằng sức mạnh một chiều và tăng cường mở rộng chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất coi đó là "trọng tâm chú ý" của Đảng, "không nên đi chệch một cách
hỗn loạn sang hoạt động tư nhân", loại bỏ tận gốc "Mọi hình thức thu nhập của cải
không phù hợp với chủ nghĩa xã hội" Vì vậy các công ty có quyền tự chủ kinh
doanh và trách nhiệm chỉ là hình thức hay lời nói mà thôi.
Thứ ba, coi trọng yếu tố con người, trọng tâm là thay thế rộng rãi thế hệ cán bộ.
Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô khẳng định rằng muốn sự nghiệp cải tổ

thành công phải chuẩn bị tốt về tâm lý công tác trong điều kiện mới, phải chỉnh
đốn, thay đổi tác phong công tác, con người làm nhiều việc thực tế, chống nói
suông, thiếu trách nhiệm…
Để thực hiện chủ trương cải tổ, ban lãnh đạo trung ương Đảng đã tổ chức gặp
gỡ các đại diện "Phong trào Xtakhanốp" và các thanh niên tiên tiến. Goócbachốp
nói chuyện với thanh niên kêu họ đem hết nhiệt huyết, trí tuệ phục vụ đất nước. Đa
số nhân dân ủng hộ chính sách, hy vọng đất nước sẽ thay đổi theo hướng lạc quan.
Mọi tiềm năng đất nước được khơi dậy: các xí nghiệp cố gắng tận dụng tối đa công
suất hiệu quả có bằng tăng ca, kỷ luật lao động được củng cố, phong trào thi đua
sản xuất được khởi dậy, các tấm gương lao động sản xuất tiên tiến được tuyên
truyền rộng rãi. Các nhà sáng kiến và phát minh sản phẩm được động viên sáng tạo
để nhanh chóng cơ khí hoá và tự động hoá sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm.
Kết thúc giai đoạn một, công cuộc cải tổ đã thu hút được đông đảo những người
ủng hộ đường lối cải tổ. Vì họ thấy được tình trạng đất nước đang ở giai đoạn "tiền
khủng hoảng" cần phải cải tổ. Điều này cũng được chính các quan sát viên phương
Tây công nhận: "Trong giai đoạn từ 1985 - 1987, ban lãnh đạo mới phần nào đã
vượt qua được sự chống đối của bệnh quan liêu và kích thích được quần chúng.
Một nhà Xô viết học nổi tiếng người Mỹ giáo sư X.Bialer viết: "Goócbachốp đã
hoàn thành bước xuất phát nhưng đòi hỏi phải tập trung cả năng lượng để chuyển
dịch khối đá Liên Xô theo hướng của thế kỷ thứ 30"
15
Tình hình kinh tế cuối năm 1985 và năm 1986 có những chuyển biến tích cực
do nhiệt tình lao động của quần chúng tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1985 -
1986 đạt 4,1% trong khi tốc độ trung bình của 10 năm trước cải tổ là 3,3 - 3,6%
Mặc dù kinh tế Liên Xô trong giai đoạn 1 của cải tổ có dấu hiệu chuyển biến
nhưng nó không có sự cải thiện cơ bản. Tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn phát triển
một cánh uể oải, chất lượng sản phẩm chậm cải tiến, sự tăng trưởng kinh tế chủ
yếu vẫn trên cơ sở phát triển chiều rộng. Tín hiệu xấu đã xuất hiện. Chính sự yếu
kém về tình độ chuyên môn và tổ chức lao động đã khiến tai nạn lao động xảy ra
thường xuyên trong tất cả các ngành, mà vụ Checnôbưn ngày 27/4/1986 là thảm

khốc nhất. Năm 1987 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,3%. Hàng hoá khan hiếm
những hàng người xếp hàng dài trước các quầy thực phẩm và bách hoá chờ mua
hàng là tình trạng phổ biến. Chiến dịch cấm rượu ở mức độ nào đó là đúng nhưng
nó "quá đà" đã gây nên tình trạng nghiêm trọng.
Như vậy mục đích tăng tốc trong thời gian ngắn đã không đạt được. Một chính
sách mới đánh dấu giai đoạn 2 của cải tổ ra đời, đó là chính sách cải tổ.
2. Về chính trị xã hội:
Sự kiện quan trọng trong lĩnh vực chính trị lúc này là việc xem xét lại cương
lĩnh của Đảng năm 1961. Cuối năm 1985 đầu 1986 đã diễn ra những cuộc thảo
luận rộng rãi về "dự thảo mới" của cương lĩnh, sau đó được Đại hội Đảng cộng sản
Liên Xô lần thứ XXVII thông qua. Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội lần thứ
XXII của Đảng năm 1961, còn được gọi là cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa cộng
sản. Đảng cộng sản Liên Xô nhận thức rằng: Tình hình thế giới và trong nước có
nhiều biến đổi cần đòi hỏi chiến lược và sách lược phù hợp. Đại hội khẳng định:
Cương lĩnh thứ ba của Đảng cộng sản Liên Xô được sửa đổi lần này là cương lĩnh
hoàn thiện có kế hoạch và toàn diện chủ nghĩa xã hội"
Đặc điểm chủ yếu của cương lĩnh sửa đổi là việc tránh nhắc đến luận điểm về
xây dựng chủ nghĩa cộng sản, điều mà cương lĩnh thông qua ở Đại hội XXII khẳng
định trong một tương lai gần. Cương lĩnh khẳng định hiện tại Đảng cộng sản Liên
Xô đang chủ trương đường lối chiến lược phát triển hệ thống chính trị của xã hội là
"hoàn thiện nền dân chủ Xô viết, thực hiện ngày càng đầy đủ hơn nữa tự quản
XHCN của nhân dân trên cơ sở tham gia tích cực có hiệu quả của những người lao
16
động, của các tập thể và tổ chức của họ vào việc giải quyết các vấn đề trong đời
sống xã hội"
Như vậy cùng với sự thông qua bản sửa đổi cương lĩnh thì tư tưởng cộng sản
chủ nghĩa bị thu hẹp và dần bị đẩy lùi bởi tư tưởng cải tổ.
Tư tưởng cải tổ được nhắc nhiều từ Hội nghị Trung ương tháng 1/1987, trong
bài phát biểu của mình về chính sách cán bộ Goocbachốp nêu đề nghị chọn cán bộ
lãnh đạo xuất phát từ sự trung thành của họ với tư tưởng cải tổ. Lấy "thái độ với

cải tổ" là "tiêu chuẩn" có tính chất quyết định của chính sách cán bộ, là loại "máy
định vị" của chính sách cải tổ.
Cải cách thành công hay không phụ thuộc vào cán bộ có thể nhận thức sâu sắc
hay không tính tất yếu của cải tổ và thực hiện các mục tiêu đó một cách sáng tạo.
Vì vậy đối với những người không muốn thay đổi tác phong làm việc, ngăn cản tư
tưởng đổi mới, họ sẽ bị "mời đứng sang một bên, không được gây cản trở"
Biện pháp về cán bộ mà Liên Xô thực hiện trong thời kỳ đầu cải tổ chủ yếu là:
Một là, sử dụng hình thức thay đổi cán bộ không xứng đáng. Những cán bộ
không xứng đáng là loại cán bộ chống lại cải tổ, có biểu hiện tham ô, vi phạm pháp
luật, thiếu trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm quản lý hiện đại, cán bộ đến tuổi về
hưu… Theo chủ trương đó trong ba năm đầu các chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng về cơ bản đã được thay thế bãi nhiệm hơn 60 bộ trưởng, cán bộ cấp thứ
nhất nhà nước cộng hồ liên bang và cán bộ cấp tỉnh thay thế 35 đến 40% trong năm
1986 đã có hơn 20 vạn cán bộ Đảng, chính quyền các cấp bị xử phạt vì tham ô, hối
lộ, lạm dụng chức quyền . Theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc thì biện pháp đó
"tương đối thuận lợi, tự nhiên mặc dù có tổn thương đến tình cảm của con người
nhưng không làm người ta có cảm giác bị gạt đi".
Hai là, tăng cường quản lý và giám sát cán bộ. Đó là giám sát quần chúng và
giám sát cơ quan cấp trên, đảng có chủ trương "bất kỳ tổ chức đảng nào, bất kỳ cán
bộ công tác nào đều không nằm ngoài sự giám sát".
Ba là, thay đổi chính sách cán bộ. Đảng lấy thái độ đối với cải cách và thành
tích công tác làm tiêu chuẩn có tính quyết định đề đánh giá cán bộ, bổ sung lực
lượng mới cho cán bộ lãnh đạo, coi trọng việc học tập lý luận và tư tưởng đạo đức,
17
phẩm chất của cán bộ, thực hiện chế độ tuyển chọn các cán bộ thuộc cơ quan Đảng
và Nhà nước bằng cách bầu cử, bỏ phiếu kín…
Những biện pháp chỉnh đốn cán bộ trên đây xét về lý luận, biện pháp thực hiện
là hợp lý, đúng đắn nhưng liệu nó có được chấp hành trong thực tế không? Việc
xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ là bộ phận cấu thành của công tác cải cách
thể chế chính trị. Đây là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, đầy khó khăn thử thách. Do

vậy trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những cản trở cho quá trình cải
cách.
Hội nghị toàn thể Uỷ ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã quyết định đẩy
mạnh công cuộc cải tổ theo hướng thực hiện các chính sách "công khai hoá và dân
chủ hoá".
Dân chủ về "bản chất là chính quyền của người lao động là hình thức thực hiện
các quyền công dân và chính trị rộng rãi của người lao động, là sự quan tâm đến
các cuộc cải tạo và tham gia thực tiễn vào thực hiện các cuộc cải tạo đó"
"Tính công khai là một phương thức thu nhập ý kiến và các quan điểm muôn
hình muôn vẻ phản ánh lợi ích của tất cả các tầng lớp và các nhóm nghề nghiệp
của xã hội Xô viết. Chúng ta sẽ không thể tiến lên được nếu không thông qua việc
phê bình, đặc biệt là thông qua sự phê bình "từ dưới lên" mà kiểm tra chính sách
của mình, mà đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, ngăn ngừa các hiện tượng
đó.
Dân chủ hoá và công khai hoá được coi là con đường, biện pháp phương tiện để
thực hiện cải tổ. Goocbachốp đã khẳng định rằng: "dân chủ hoá, công khai - đó
không chỉ là những phương tiện của cải tổ. Đó là sự thực hiện bản chất chế độ
XHCN của chúng ta, chế độ của những người lao động và vì những người lao
động. Đó không phải là một chiến dịch nhất thời mà thực chất của chủ nghĩa xã
hội. Đó là điều làm nó khác biệt với dân chủ tư sản" .
Nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng phương tiện là dân chủ hoá Goocbachốp
đã nhắc lại lời nói của Lênin: "Vô sản chuẩn bị tiến tới chủ nghĩa xã hội thông qua
dân chủ ngày càng được mở rộng".
Khi trả lời phỏng vấn của báo Unita tức báo của Đảng cộng sản Italia,
Goocbachốp khẳng định sự cương quyết lựa chọn con đường dân chủ: "không có
18
con đường nào khác để chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng ở nước chúng tôi tự
hoàn thiện và tự đổi mới ngoài con đường đẩy sâu chế độ dân chủ. Dân chủ hoá có
một giá trị độc lập vì thông qua nó cùng với việc tạo ra những tiền đề vật chất mà
tạo ra được những điều kiện phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, tính tích cực

công dân và ý thức trách nhiệm của nó"
Dân chủ hoá ở Liên Xô được thực hiện với những đặc điểm:
Thứ nhất, dân chủ hoá được xây dựng và phát triển dựa trên chế độ tự quản
XHCN của nhân dân. Tính tự quản của nhân dân theo quan niệm của Goocbachốp
với Lênin là "bản chất của chính quyền Xô viết". Tự quản là quyền tự quản của các
xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, thường là trong mối quan hệ độc lập với quyền lực tập
trung của nhà nước, của cả nước.
Thứ hai, dân chủ hóa ngày càng được thực hiện rộng rãi trong tất cả các lĩnh
vực đời sống xã hội, áp dụng triệt để các nguyên tắc tự quản thật sự vào công việc
của các tập thể lao động, trong các xí nghiệp, các hợp tác xã.
Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ hoá được triệt để thực hiện qua việc bầu cử
các Xô viết và các cơ quan dân cử khác, qua hoạt động của những cơ quan đó.
Thứ ba, công cụ chủ yếu của dân chủ hóa là tính công khai, phê bình và tự phê
bình. Từ sau Hội nghị tháng 4 năm 1985 của Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô, tính công khai trở thành đặc trưng nổi bật nhất trong sinh hoạt dân chủ ở
Liên xô. Để thực hiện tính công khai thì các phương tiện thông tin đại chúng, báo
chí được sử dụng rộng rãi, đóng vai trị cực kỳ trọng yếu trong việc phát huy mạnh
mẽ tính công khai. Lênin nói rằng: "Không có tính công khai thì dân chủ chỉ là trò
cười", còn Goocbachốp cho rằng: "phê bình là thứ thuốc đắng, nhưng bệnh tật
khiến thuốc ấy nên cần thiết. Người ta nhăn mặt nhưng người ta uống".
Thứ tư, củng cố pháp chế XHCN là một bộ phận không tách rời của quá trình
dân chủ hóa. Một nền dân chủ chân chính không thể tồn tại ngoài vòng pháp luật,
bên trên pháp luật. Đặc trưng chủ yếu của dân chủ XHCN là kết hợp dân chủ với kỉ
luật, giữa tính độc lập với trách nhiệm, giữa quyền lợi với nghĩa vụ ở bất kỳ vị trí
nào trong xã hội.
Dân chủ được đẩy mạnh thực hiện trong lao động sản xuất, trong đời sống.
Nhiều đạo luật ra đời thể hiện tinh dân chủ như luật về "các tập thể lao động và
19
việc tăng cường vai trò của các tập thể này trong việc quản lý xí nghiệp" do Hội
đồng bộ trưởng và Hội đồng trung ương các công đoàn Liên Xô soạn thảo và thông

qua tháng 7 năm 1985.
Như vậy dân chủ được coi là phương tiện, công cụ đắc lực cho công cuộc cải tổ.
Trên lý luận nó mang tính tiến bộ nhưng trong quá trình thực hiện thiếu nguyên tắc
và không thể kiểm soát được đã trở thành công cụ lật đổ chủ nghĩa xã hội. Lời mở
đầu của đạo luật có đoạn: "tập thể lao động xí nghiệp là tế bào cơ sở của xã hội
XHCN. Vai trò của nó ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển các khả năng
tham gia tích cực của công nhân, nông dân và trí thức vào việc quản lý của họ.
Việc nâng cao giác ngộ chính trị, trình độ văn hoá, kỹ thuật và nghề nghiệp của họ
tạo nên những điều kiện khách quan để mở rộng các quyền hạn của các tập thể lao
động cũng như nâng cao trách nhiệm của họ trước xã hội". Đạo luật đánh dấu một
giai đoạn có ý nghĩa trong sự phát triển của nền dân chủ XHCN ở Liên Xô.
Ngoài đạo luật nói trên Liên Xô còn đề ra nhiều hình thức khác nữa để công
nhân có thể tham gia rộng rãi vào việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội như sự ra đời
của "hội nghị sản xuất thường kỳ", hội đồng đội Trong các xí nghiệp công nhân,
viên chức được cử các đại diện của mình tham gia hội nghị để thảo luận các vấn đề
có liên quan như vấn đề kế hoạch, về quan hệ với chính quyền, về lương bổng, về
đào tạo cán bộ…Theo con số chính thức, những hội nghị đó tồn tại ở 150 nghìn xí
nghiệp và những kiến nghị do các hội nghị đó nêu ra cho phép tiết kiệm 1 tỷ rúp
3. Về ngoại giao:
Sau khi lên cầm quyền, để tạo hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế
trong nước, Ban lãnh đạo Liên Xô đưa ra đường lối đối ngoại "tư duy chính trị
mới".
"Tư duy chính trị mới" có nội dung chủ yếu là đề cao giá trị vĩnh hằng toàn
nhân loại, thừa nhận một nền an ninh chung dựa trên những nguyên tắc chính:
• Từ bỏ nhận định rằng thế giới ngày nay chia làm hai hệ thống chính trị - xã
hội đối lập là TBCN và XHCN, và thừa nhận thế giới hiện tại là thống nhất,
quan hệ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
• Từ bỏ niềm tin rằng nền an ninh của thế giới hiện nay dưạ trên sự cân bằng
lực lượng của hai hệ thống đối lập nhau và thừa nhận sự cân bằng các lợi
ích.

20
• Từ bỏ nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, chủ nghĩa xã hội và thừa
nhận sự ưu tiên cuả giá trị toàn nhân loại so với bất kỳ các giá trị nào khác
như: dân tộc, giai cấp, tư tưởng .
Trong giai đoạn một của cải tổ, Goocbachốp chủ yếu tập trung giải quyết vấn
đề trong nước nên về mặt đối ngoại có một số ý tưởng mới nhưng còn "lúng
túng". Trong đó ta thấy nổi bật lên một số vấn đề:
*Đường lối đối ngoại với Mỹ:
Liên Xô muốn nắm lá cờ hồ dịu để tháo gỡ sự bế tắc trong quan hệ giữa 2 nước
từ lâu đã căng thẳng. Nếu Mỹ đẩy mạnh kế hoạch chiến tranh giữa các vì sao thì
Liên Xô phải phản ứng lại. Nếu vậy sẽ dồn gánh nặng khó khăn vào kinh tế và
kinh tế Liên Xô lại đang gặp rất nhiều khó khăn. Goocbachốp cố gắng hồ dịu để
phục hồi kinh tế trong nước. Khi mới lên cầm quyền Goocbachốp có nhiều bài phát
biểu nói về quan hệ Xô - Mỹ. Ông tuyên bố sự đối đầu Xô - Mỹ là không cần thiết
phải tiếp tục. Liên Xô không mưu tìm ưu thế quân sự đơn phương.
Những cuộc trao đổi thư từ giữa Rigân và Goocbachốp đã dẫn đến cuộc gặp cấp
cao hai nước vào tháng 11/1985 tại Giơnevơ .Tuy vẫn giữ thái độ thận trọng nhưng
hai bên đã đi đến thoả thuận giải quyết các vấn đề nhân đạo trên tinh thần hợp tác.
Sau đó các cuộc gặp cấp cao đã diễn ra hàng năm.
Liên Xô còn đơn phương tuyên bố tạm thời ngừng bố trí tên lửa tầm trung trên
phần đất Châu Âu.
Giai đoạn đầu của cuộc đàm phán Giơnevơ không có tiến triển gì. Tháng
4/1985, báo cáo của Goocbachốp tại hội nghị toàn thể uỷ ban Trung ương Liên Xô
một mặt chỉ trích Mỹ vẫn muốn giành ưu thế quân sự nhưng đồng thời cũng bày tỏ
mong muốn Mỹ thay đổi lập trường và có thể ký kết được những hiệp ước mà hai
bên có thể chấp nhận. Tuy nhiên Liên Xô cũng khẳng định nếu Mỹ tiếp tục chuẩn
bị "chiến tranh giữa các vì sao" thì Liên Xô cũng "không còn cách lựa chọn nào
khác" ngoài việc áp dụng những biện pháp tương ứng.
*Đường lối đối ngoại với Trung Quốc:
Liên Xô đã nhiều lần bày tỏ ý định cải thiện đường lối đối ngoại giữa hai nước

nhưng chưa có kết quả tốt đẹp.
21
*Đường lối đối ngoại với Đông Âu:
Liên Xô tăng cường điều hồ quan hệ với các nước Đông Âu, nhưng không nới
lỏng nguyên tắc chung. Bảo vệ củng cố quan hệ với Đông Âu là "nguyên tắc số
một" của Liên Xô. Đồng thời nhấn mạnh nhất thể hoá, tuyên truyền "quy luật
chung là cơ sở phát triển của các nước". Ngày 26/4/1985 Hội nghị những người
đứng đầu các nước thàn viên Hiệp ước Vacsava ký kết điều ước kéo dài 20 năm
hiệu lực và nghị định thư kéo dài thêm 10 năm.
Nhìn chung, trong giai đoạn một, cải tổ nền ngoại giao Xô Viêt còn mang
hướng tích cực nhằm tạo điều kiện thế giới thuận lợi cho công cuộc cải tổ trong
nước. Tuy nhiên về sau nó càng bộc lộ sự chuyển hướng trong quan hệ đối ngoại.
Tóm lại, ở giai đoạn một của cải tổ, cải tổ kinh tế vẫn giữ vị trí trọng tâm và
được coi là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên tư tưởng cải tổ chính trị đã bước đầu
được hình thành qua Đại hội XXVII của Đảng cộng sản Liên Xô, Hội nghị Trung
ương 1/1987. Đó là những tư tưởng đổi mới thật sự, phù hợp với thời đại và hiện
thực đất nước Xô viết. Trong giai đoạn khởi đầu này, Liên Xô đã đạt được bước
chuyển biến nhất định. Tuy nhiên nó chưa phải là những biến đổi cơ bản. Công
cuộc cải tổ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, liệu nó có thành công hay
không chúng ta hãy tìm hiểu ở giai đoạn hai của cải tổ.
II. Giai đoạn thứ hai: (6/1987 - 1989)
1. Về kinh tế:
Trong giai đoạn một của công cuộc cải tổ, Liên Xô đã có những chuyển biến
nhất định nhưng mục đích tăng tốc trong thời gian ngắn đã thất bại. Liên Xô
chuyển sang chính sách mới - chính sách cải tổ.
Chính sách cải tổ bắt đầu được thực hiện vào giữa năm 1987. Trong năm 1987
và 1988, cải tổ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế với những cải cách tiến bộ.
Tiếp đó cải tổ lan rộng ra các lĩnh vực khác.
Hội nghị toàn thể Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô họp từ ngày 25
đến 26/6/1987 đã thông qua Nghị quyết "Những nguyên tắc cơ bản trong cải cách

quản lý kinh tế" và "Những nhiệm vụ của Đảng trong việc cải tổ căn bản công tác
quản lý kinh tế". Tiếp theo ngày 29 đến 30/6/1987 Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao
họp. Hội nghị bàn luận về sự cần thiết và thực chất của cải cách, quản lý kinh tế,
22
đến cải tạo chức năng quản lý kinh tế tập trung, cải tổ cơ cấu tổ chức và công tác
của các cơ quan quản lý…
Hội nghị thảo luận về vấn đề sửa đổi và thông qua Luật xí nghiệp. Đây là lần
đầu tiên xí nghiệp được xác nhận có địa vị kinh tế là người sản xuất hàng hoá
XHCN, mở rộng quyền tự chủ xí nghiệp. Sau khi được sửa đổi Luật xí nghiệp quốc
doanh có nội dung là:
• Xí nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và phân phối một phần tài sản của
toàn dân như vốn cố định, vốn lưu thông cũng như các nguồn vật chất và tài
chính, có quyền chuyển nhượng bán, trao đổi, cho thuê quỹ cố định (nhà
xưởng, thiết bị, công cụ ).
• Xí nghiệp thực hiện hoàn toàn nguyên tắc hạch toán kinh tế và tự lo vốn.
Hoạch toán kinh tế có nghĩa là xí nghiệp phải thanh toán toàn bộ các chi phí
thường xuyên kể cả quỹ lương, vốn đầu tư cải tạo và mở rộng xí nghiệp
bằng tiền do xí nghiệp làm ra . Và điều đó có nghĩa là những xí nghiệp thua
lỗ lâu dài, làm ăn không có khả năng trả nợ, sau khi có khả năng trả nợ, sau
khi có sử dụng biện pháp xoay chuyển không có kết quả có thể đóng cửa.
• Quan hệ tài vụ giữa xí nghiệp và Nhà nước xây dựng trên cơ sở ổn định lâu
dài định mức kinh tế (xí nghiệp trả chi phí cho Nhà nước theo định ngạch
tiền vốn sản xuất, nguồn lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên đã sử
dụng. Sau khi trả chi phí và trả lãi vay vốn ngân hàng Nhà nước sẽ đánh thuế
tiền lãi mà Nhà nước để lại cho xí nghiệp áp dụng).
• Xí nghiệp có quyền lập kế hoạch khi sản xuất như kế hoạch năm năm và kế
hoạch hàng năm.
• Quản lý xí nghiệp thực hiện nguyên tắc kết hợp lãnh đạo tập trung và quyền
tự quản của tập thể lao động, thực hiện chế độ bầu cử lãnh đạo xí nghiệp.
Lãnh đạo Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về

kết quả xí nghiệp. Tập thể lao động, Đảng, công đoàn, tổ chức đoàn thanh
niên của xí nghiệp được tham gia giải quyết các vấn đề quan trọng và giám
sát việc chấp hành.
• Xí nghiệp có thể triển khai hoạt động kinh tế đối ngoại.
• Xí nghiệp có quyền không thực hiện những chỉ thị của ngành chủ quản cấp
trên vượt quá quyền hạn.
23
Mặt khác để các xí nghiệp hoạt động linh hoạt, có hiệu quả, những người lao
động cũng tiến hành cải cách căn bản về một số mặt như công tác kế hoạch, giá
cung ứng vật tư tài chính, tín dụng, cơ cấu tổ chức quản lý…
Xem xét hội nghị ta thấy tốt lên một số nội dung mới và tư tưởng mới, tạo
không khí phấn khởi, niềm tin trong xã hội. Nó đã loại bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, thay
thế bằng định mức kinh tế lâu dài. Đây được coi là đột phá lớn nhất vì định mức
kinh tế đã trở thành đòn bẩy và phương tiện chủ yếu để lãnh đạo kinh tế.
Hội nghị có cái nhìn mới về thị trường khi nền kinh tế hàng hoá xã hội có kế
hoạch tức là đưa quan hệ hàng - tiền một cách hữu cơ vào hệ thống kinh tế XHCN.
Luật xí nghiệp đặt thương mại bán buôn lên vị trí hàng đầu, cung ứng tập trung
đặt xuống vị trí thứ hai. Điều này chứng tỏ kinh tế đã đi theo khuynh hướng kinh tế
hàng hoá.
"Cải cách căn bản cơ chế giá cả" trong "Luật xí nghiệp" vạch rõ: "Giá cả thoả
thuận và giá cả tự quy định sẽ được mở rộng". Trước đây Trung Quốc cũng tiến
hành cải cách giá cả nhưng gặp nhiều khó khăn. Nay Liên Xô cải cách cả giá bán
buôn và bán lẻ.
Những xí nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ, sản phẩm không có nơi
tiêu thụ, sản xuất không có hiệu quả có thể đóng cửa điều đó có nghĩa là thực tế
Nhà nước đã cho phép phá sản.
Luật xí nghiệp có nhiều điểm tiến bộ so với trước đây: "Công bằng mà nói thì
đây là một kế hoạch cải cách cơ chế kinh tế rất chặt chẽ" . Nhưng vì gặp nhiều khó
khăn trong thực hiện nên những tư tưởng mới mẻ hoặc chỉ được thực hiện nửa
chừng hoặc không được thực hiện. Cải cách bị lái sang hướng khác.

Năm 1988 các Luật về hợp tác xã và Luật kinh doanh cá thể mở đường cho
kinh doanh cá thể phát triển. Kinh tế tư nhân từ đây có điều kiện phát triển mạnh
mẽ.
Khu vực nông nghiệp được đẩy mạnh cải cách và có thay đổi lớn từ sau hội
nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 3/1989. Hội nghị đã tiến hành cải tổ về
ruộng đất, quyết định bãi bỏ sự quản lý siêu trung ương với tổ hợp nông - công
nghiệp, giải tán Uỷ ban nông công nghiệp Nhà nước Liên Xô được thành lập từ
24
năm 1985, ngừng cuộc đấu tranh chống kinh tế phụ gia đình bắt đầu từ năm 1986 -
1987.
Vào mùa xuân năm 1989, Nhà nước cũng đã thực hiện đường lối phi tập trung
hoá các tổ hợp công - nông nghiệp và cải tổ kinh tế ở nông thôn, thừa nhận sự bình
đằng và tồn tại của 5 thành phần kinh tế về ruộng đất, nông trường quốc doanh,
nông trang tập thể, các tổ hợp nông nghiệp, hợp tác xã lĩnh canh và kinh tế nông
dân.
Ta thấy từ cuộc đấu tranh kinh tế phụ chuyển sang thừa nhận tính hợp lý của nó
là bước chuyển sâu sắc trong sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô. Nông dân được
phép ra khỏi các nông trang và nhận đất để canh tác. Hình thức khoán đất cho các
hộ nông dân canh tác cũng xuất hiện.
Tuy nhiên những cải tổ trong nông nghiệp không đem lại kết quả ngay. Vì cải
tổ đó không được thực hiện theo một đường lối nhất quán mà phải thường xuyên
điều chỉnh và tình hình chính trị không ổn định. Cho đến cuối năm 1989 nhiệm vụ
chính trị quốc nội quan trọng nhất là vấn đề lương thực thực phẩm hầu như đã thất
bại.
Cải tổ trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn này có bước đi mạnh dạn, mang nhiều tư
tưởng mới, bước đầu có kết quả nhưng do chính sách thực hiện không nhất quán,
đồng bộ, bị thế lực chống cải tổ phản đối nên đã thất bại. Hầu như tất cả các mặt
hàng tiêu dùng đều vắng bóng trong các cửa hàng quốc doanh. Chế độ nhập khẩu
trở nên phổ biến. Nhà nước phải tuyên bố chuyển thời gian thực hiện nhiệm vụ đề
ra sang những năm 90. Nền kinh tế Liên Xô vốn đang khó khăn lại càng khó khăn

hơn. Có thể nói năm 1989 là năm rối loạn của nền kinh tế Liên Xô. Hệ thống tài
chính rối loạn, thị trường mất cân đối, hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng. Tình
hình xã hội rất căng thẳng do đời sống nhân dân không được cải thiện. Lòng tin
của nhân dân với cải tổ và lãnh đạo giảm sút nghiêm trọng. Tâm lý bất bình trong
nhân dân tăng lên.
2. Về chính trị xã hội:
Sau một thời gian cải tổ kinh tế không thành công, Ban lãnh đạo Liên Xô đứng
đầu là Goocbachốp cho rằng nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó khăn hiện
nay là hệ thống chính trị. Vì vậy ban lãnh đạo quyết định cải tổ lĩnh vực chính trị .
25

×