Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÁO ÁN TÍCH HỢP MÔN LÍ GIẢI NHÌ QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.95 KB, 9 trang )

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o vÜnh phóc
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o vÜnh yªn
GIÁO ÁN VẬT LÝ 7
TIẾT 3 – BÀI 3:
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG
CỦA ÁNH SÁNG
TRƯỜNG : THCS TÍCH SƠN
TỔ : KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: TỐNG ANH TUẤN
SỐ ĐIỆN THOẠI : 01689450992
EMAIL :

Ngày soạn :
Ngày dạy:
TIẾT 3 - BÀI 3:
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
A. Mục tiêu.
.1. Kiến thức:
a.Môn Vật lý :
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
b.Môn Sinh học :
- Tác dộng của ánh sáng với sinh vật.
c. Môn Địa lý :
- Sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và sự vận động của mặt trăng quanh
Trái Đất.
d. Môn Tin học :
- Sử dụng phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát sự vận động của Trái
Đất và Mặt Trăng.
e. Bảo vệ môi trường :
- Tác động của sự ô nhiễm ánh sáng.


2. Kỹ năng
a. Môn Vật lý :
- Vận dụng được định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng
trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh
sáng.
b. Môn Sinh học:
- Tác động của ô nhiễm ánh sáng đến sinh vật.
c. Môn Địa lý:
- Nhận biết được sự vận động của trái đất quanh Mặt Trời.
- Nhận biết được sự vận động của mặt trăng quanh Trái Đất.
d. Môn Tin học:
- Biết sử dụng phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát sự vận động của
các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
e. Bảo vệ môi trường:
- Tác động của sự ô nhiễm ánh sáng với môi trường.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng
lượng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
- Thấy được tác động của sự ô nhiễm ánh sáng đối với cuộc sống của con người, từ
đó có biện pháp sử dụng ánh sáng hiệu quả.
B. Chuẩn bị. :
a) Học sinh : Mỗi nhóm
- 01 Đèn pin.
- 01 Màn chắn.
- 01 vật hình trụ.
- 01 Tranh vẽ nhật thực nguyệt thực.
- 01 Vật chắn sáng.
- 01 Tờ giấy khổ A3.
- 01 Bút dạ.

b) Giáo viên :
- 01 Đèn pin.
- 01 Màn chắn.
- 01 vật hình trụ.
- 01 Tranh vẽ nhật thực nguyệt thực.
- 01 Vật chắn sáng.
- 16 Nam châm
- Tranh vẽ sự tạo thành bóng đen và bóng mờ.
- Máy chiếu,
- Máy vi tính phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Phần mềm Solar System 3D Simulat
- Thông tin ô nhiễm ánh sáng.
- Thông tin tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Thông tin tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Video : Rối bóng tay
C. Tổ chức hoạt động dạy học.
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
Hãy phát biểu nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Trả lời:Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng.
III- Bài mới:
Hoạt động I: Tổ chức tình huống học tập.
Đọc tình huống trong SGK? (3ph)
Hoạt động II: Thí nghiệm, quan sát, hình thành khái niệm bóng tối, bóng
nửa tối. (12ph)
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
I. Bóng tối - bóng nửa tối.
- Các nhóm đọc mục thí nghiệm 1.
- Phát dụng cụ cho các nhóm.

- Các nhóm làm TN và trả lời câu hỏi
C1.
- Rút ra nhận xét gì?
- Các nhóm đọc mục thí nghiệm 2.
- Các nhóm làm TN và trả lời câu hỏi
C2.
I. Bóng tối - bóng nửa tối.
- Đọc thí nghiệm 1.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm
C1: Phần màu đen hoàn toàn không
nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì
ánh sáng truyền theo đường thẳng, bị
vật chắn chặn lại.
Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau
vật cản có một vùng không nhận được
ánh sáng từ ……………. tới gọi là
bóng tối.
- Làm thí nghiệm 2 (Chú ý điện cao
thế)
C2: Trên màn chắn ở sau vật cản vùng
1 là bóng tối, vùng 3 được chiếu sáng
đầy đủ, vùng 2 chỉ nhận được ánh
sáng từ 1 phần của nguồn sáng nên
không sáng bằng vùng 3.
- Rút ra nhận xét gì?
- Cho học sinh xem video: Nghệ thuật
rối bóng.
- Ứng dụng sinh học:
+Nếu không đủ ánh sáng thì tác động

đến con người như thế nào?
- Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con
người đặc biệt tới mắt
- Tích hợp bảo vệ môi trường:Ở các
thành phố lớn, do có nhà cao tầng
hoặc cây xanh ven đường, ánh sáng do
các đèn cao áp, đèn quảng cáo nhiều
khi bị vật cản che khuất tạo ra nhiều
bóng tối, gây lãng phí năng lượng. Do
đó cần cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù
hợp tập trung vào nơi cần thiết.
Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau
vật cản có vùng chỉ nhận được ánh
sáng từ ……………. tới gọi là bóng
nửa tối.
Hoạt động III: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực(10 ph)
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
Cho học sinh xem sự vận động của
Trái Đất quanh Mặt Trời và Mặt Trăng
quanh trái đất trên phần mềm Solar
System 3D Simulat
II. Nhật thực - nguyệt thực.
a- Nhật thực
- Đọc mục II.
- Trả lời câu hỏi C3.
Học sinh quan sát: Sự vận động của
Trái Đất quanh Mặt Trời và Mặt Trăng
quanh Trái Đất trên phần mềm Solar
System 3D Simulat
II. Nhật thực - nguyệt thực.

a) Nhật thực: Nhật thực toàn phần( hay
một phần) quan sát được ở chỗ có bóng
tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng
trên Trái Đất.
(Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật
thực toàn phần ta lại không nhìn thấy
Mặt Trời và thấy trời tối lại?)
C3: Nơi nhật thực toàn phần nằm trong
vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt
Trăng che khuất không cho ánh sáng
Mặt Trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó ta
không nhìn thấy Mặt Trời và trời tối
lại.
Hình ảnh về nhật thực
b-Nguyệt thực
- Khi nào có nguyệt thực?
- Trả lời câu hỏi C4.
Tích hợp tin học và địa lý:
Hướng dẫn học sinh sử dụng phần
mềm Solar System 3D Simulator để
quan sát sự vận động các vì sao trong
b) Nguyệt thực: Nguyệt thực xảy ra khi
Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không
được Mặt trời chiếu sáng.
C4: Vị trí 1: có nguyệt thực.
Vị trí 2 và 3 trăng sáng.
hệ mặt trời.
Hình ảnh về nguyệt thực
Hoạt độngIV: Vận dụng(5ph)
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

III. Vận dụng.
- Trả lời câu hỏi C5.
Trả lời câu hỏi C6.
III. Vận dụng.
C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn
hơn thì bóng tối và bóng nửa tối đều
thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát
+ Nếu thừa ánh sáng thì tác động đến con
người như thế nào?
- Tại các thành phố, do có nhiều nguồn
sáng ( ánh sáng do đèn cao áp, do các
phương tiện giao thông, các biển quảng
cáo ) khiến cho môi trường bị ô nhiễm
ánh sáng.
- Cho học sinh xem một số hình ảnh về sự
ô nhiễm ánh sáng ở các thành phố.
- Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người
tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn
đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng có cường
độ quá mức dẫn đến khố chịu. Ô nhiễm ánh
sáng gây ra các tác hại như:
+ Lãng phí năng lượng.
+ Ảnh hưởng đến quan sát bầu trời ban
đêm.
+ Ảnh hưởng đến tâm lý con người và hệ
sinh thái.
+ Gây mất an toàn giao thông và sinh hoạt.
- Để giảm ô nhiễm ánh sáng đô thị cần:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng

chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có
thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù
hợp với sự cảm nhận của mắt.
màn chắn thì hầu như không còn bóng
nửa tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ nét.
C6: Khi dùng vở che kín bóng đèn dây
tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng
bóng tối sau vở, không nhận được ánh
sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể
đọc được sách. Dùng vở không che kín
được đèn ống, bàn nằm trong vùng
bóng nửa tối sau vở, nhận được 1 phần
ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn
được được sách.
IV- Củng cố: (7ph)
- Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ điều gì?
Học sinh hoạt động nhóm trả lời các nội dung câu hỏi sau:
Câu hỏi nhóm 1,2
1) Ô nhiễm ánh sáng là gì? (3đ)
2)Tác động của ô nhiễm ánh sáng với đời sống con người và sinh vật? (3đ)
3) Biện pháp khắc phục? (4đ)
Câu hỏi nhóm 3, 4
1) Thế nào là vùng bóng tối? Ứng dụng của bóng tối trong đời sống và kỹ thuật?
(5đ)
2) Thế nào là hiện tượng nhật thực? Nguyệt thực? (5đ)
V- Dặn dò: (1ph)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc mục có thể em chưa biết?

- Làm bài tập 3.1; 3.2; 3.3; 3.4 sách bài tập.
- Đọc trước bài: Định luật phản xạ ánh sáng.

×