Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong 5 năm gần đây và phân tích các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giảm thất nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.54 KB, 20 trang )

Đề tài: Phân tích tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong 5 năm gần đây
và phân tích các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giảm thất nghiệp.
A, LỜI NÓI ĐẦU
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kì, nhiều xã hội.
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất
nghiệp cao nó trực tiếp hay gián tiếp tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Thất
nghiệp là hiện tượng kinh tế tồn tại ở nhiều thế kỉ nhiều xã hội khác nhau. tình hình
thất nghiệp cao có thể tác động trược tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển kinh tế.
Khi tỷ lệ thấy nghiệp cao thì tài nguyên bị lãng phí thu nhập người dân bị giảm sút.
Về mặt kinh tế, mức tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ với sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản
xuất. Về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra tổn thất về người, xã hội, tâm lý nặng nề.
Mặc dù, thất nghiệp gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng đòi hỏi
một xã hội không có thất nghiệp là rất khó khăn mà các chính sách, các biện pháp
của chính phủ nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp
tự nhiên. Tỷ lệ thất nhiệp tự nhiên khác nhau ở mỗi quốc gia như ở Mỹ tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên 5-6%, Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 4% …Ở việt nam hiện
nay nước ta đang trong thời kì dân số vàng tỷ lệ người ở tuổi lao động quá cao.
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một khó khăn đòi hỏi cần có
những chính sách hợp lý. Giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng của xã hội hiện
nay. Nếu giải quyết hợp lý nó sẽ giúp tăng trưởng kinh tế một cách rõ rệt, tăng tích
lũy cho Việt Nam phù hợp với già hóa dân số trong khoảng 20 năm sau thời kì dân
số vàng.
Nhóm 5, chúng tôi sẽ đi phân tích tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong
5 năm gần đây và phân tích các biện pháp mà chính phủ đưa ra để giảm thất
nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu nhập số liệu
+ Phương pháp xử lý số liệu
Tài liệu tham khảo từ:
Giáo trình kinh tế học vĩ mô,
www.sinhvienulsa.info


www. chi nhphu.vn
www.tailieu.vn
www.gso.gov.vn : Tổng cục thống kê
www.molisa.gov.vn : bộ Lao động-thương binh và Xã hội
www.vneconomic.com
www.economic.about.com
B, NỘI DUNG
I, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP
1, Khái niệm
Lực lượng lao động xã hội: là một bộ phận của dân số bao gồm những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu lao động (và những người
ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động).
Thất nghiệp: những người trong LLLĐXH không có việc làm và đang tích
cực tìm kiếm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động
xã hội.
2,Các loại thất nghiệp:
Thất nghiệp là một hiện tượng cần phải được phân loại để hiểu rõ về thất nghiệp
được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau đây:
a, Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp,
không hợp nghề, hợp vùng.
- Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh.
- Nhập mới: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc
làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc, sinh viên tốt nghiệp đang
chờ công tác )
- Tái nhập: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm
việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Như vậy thất nghiệp là con số mang tính thời điểm nó luôn biến đổi không

ngừng theo thời gian.Thất nghiệp kéo dài thường xảy ra trong nền kinh tế trì trệ
kém phát triển và khủng hoảng.
b, Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm
kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao
hơn, gần nhà hơn )
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao
động (giữa các ngành nghề, khu vực ) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu
kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự lao động
này là mạnh kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và kéo dài.
- Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu) : xảy ra khi mức cầu chung về lao
động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và
gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ
trị trường lao động.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển) : xảy
ra khi tiền lương danh nghĩa được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của
thị trường lao động. Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị - xã hội tác động.
c, Theo phân tích hiện đại về thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc do
việc làm hoặc mức lương chưa phù hợp với bản thân họ.
=> Thất nghiệp tự nguyện bao gồm những người thất nghiệp tạm thời và thất
nghiệp cơ cấu.
- Thất nghiệp không tự nguyện: chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện
hành nhưng không được thuê.
=> Thất nghiệp không tự nguyện chính là thất nghiệp do thiếu cầu và thất nghiệp
theo lý thuyết cổ điển.
- Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân
bằng. Tại đó mức tiền lương và giá cả hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằng dài
hạn.
THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN, TỰ NGUYỆN VÀ KHÔNG TỰ NGUYỆN

S*
L
đường cung lực lượng lao động
s
L
đường cung lao động thực tế (bộ phận lao động sẵn sang làm việc với mức
lương tương ứng)
Tại w
0
số việc làm đạt mức cao nhất có thể mà không phá vỡ sự cân bằng

Toàn dụng nhân công: N = N
*

Mức thất nghiệp tự nhiên: N
0
– N
*
(Với N
0
là số người sẵn sàng làm việc tại mức lương w
0
)
Tại w = w
0
, tổng số người thất nghiệp tự nguyện là đoạn EF.
Mức thất nghiệp tự nhiên chính là mức thất nghiệp tự nguyênk khi thị trường
lao động ở trạng thái cân bằng.
Nếu nhà nước quy định mức lương tối thiểu w
1

thì AC là thất nghiệp, AB là
thất nghiệp không tự nguyện, BC là thất nghiệp tự nguyện, N
1
là số người có
việc làm.
3, Tác động
a, Góc độ kinh tế
+ Nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả
+ Cá nhân và gia đình người thất nghiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc mất nguồn thu
nhập, kỹ năng sói mòn, tâm lý không tốt.
b, Góc độ xã hội
+ Dễ nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội
+ Chính phủ phải chi nhiều tiền trợ cấp thất nghiệp
c, Góc độ chính trị
Người lao động giảm lòng tin đối với chính sách của chính phủ.
4, Nguyên nhân
• Người lao động cần có thời gian để tìm dược việc làm phù hợp nhất với họ:
- Do sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp.
- Do sự thay đổi nhu cầu làm việc của người lao động.
- Luôn có những người mới tham gia hoặc tái nhập vào lực lượng lao động.
• Sự vượt quá của cung so với cầu lao động:
- Do Luật tiền lương tối thiểu, tác động của tổ chức công đoàn.
- Do cơ cấu kinh tế thay đổi.
- Do tính chu kỳ của nền kinh tế.
5, Giải pháp cho tình hình thất nghiệp
Vấn đề chính là ổn định tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu % để xã hội không bị biến
động và kinh tế tăng trưởng. Theo một số lý thuyết kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp tối
ưu là từ 4-5 %.
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp theo lý thuyết
-Đối với thất nghiệp tự nhiên

+ Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm.
+ Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
+ Tạo thuận lợi cho di cư lao động.
+ Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
-Đối với loại thất nghiệp tự nguyện
+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mọi mức
lương thu hút được nhiều lao động hơn.
+ Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị
trường lao động.
-Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khóa, tiền tệ để
làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô
sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.
6, Dung hòa thất nghiệp và lạm phát:
Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát thể hiện ở đường cong Phillip:
Trong ngắn hạn, khi thất nghiệp tăng thì lạm phát sẽ giảm và ngược lại. Các
quốc gia luôn đau đầu để dung hòa thất nghiệp và lạm phát. Tất nhiên là khi
thất nghiệp tang thì lạm phát giăm dần, giá cả có xu hướng giảm dần. Khi
mức giá giảm đến một mức nào đó thì nhà nước sẽ có điều tiết, mức giá sẽ
tăng nhẹ, hình thà một mặt bằng giá, khi đó thất nghiệp sẽ có xu hướng giảm
dần
II, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM
GẦN ĐÂY
1,Thành tựu kinh tế đáng chú ý năm 2012
-Lạm phát thấp hơn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm:
Năm 2012 là năm có mức lạm phát thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại. Hạ
nhiệt lạm phát xuống còn 8% là một điểm mốc hết sức quan trọng trong việc điều
hành của Chính phủ. Kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được đánh
giá cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với những
năm trước. Đây là mức tăng CPI lý tưởng. Chính phủ đã thành công trong kiềm
chế CPI dưới áp lực tăng giá, với nhiều yếu tố bất ổn diễn ra suốt năm.

Chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm 2012 được đánh giá là hoàn thành
nhiệm vụ, góp phần giảm lãi suất 5-8% và đảm bảo bội chi ngân sách cả năm ở
mức 4,8%.
-Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính
đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là
năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây.
- Sau 20 năm, lần đầu tiên Việt Nam không còn nhập siêu:
Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục gần 115 tỷ USD và
xuất khẩu gạo đạt 8 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Cán cân xuất - nhập khẩu
theo đó cũng được cải thiện giúp Việt Nam xuất siêu lần đầu tiên sau 20 năm, với
mức thặng dư khoảng 284 triệu USD.
2, Những thách thức, khó khăn:
-Không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP của cả nước năm 2012 chỉ dừng ở con số 5,03% và không
đạt được mức 5,2% như dự báo trước đó.
-Đầu tư nước ngoài suy giảm.
Mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2012 ước đạt 12,7 tỷ USD, bằng 82%
so với kết quả năm 2011 - thể hiện sự suy giảm chút ít nhưng chấp nhận được
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Đáng lưu ý là một số nhà đầu tư lớn, giàu
tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ vẫn khẳng định sự hấp dẫn về thị
trường trong trung và dài hạn, mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác,
việc thu hút gần 6,5 tỷ USD vốn ODA cam kết tại Hội nghị CG 2012 được đánh
giá là kết quả quan trọng
-Gần 52.000 doanh nghiệp gặp khó
Do sức cầu yếu, tồn kho lớn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, tình hình
doanh nghiệp trong năm 2012 có nhiều diễn biến không thuận. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 10, cả nước chỉ có 68.300 doanh nghiệp
thành lập mới. Trong khi đó, có 51.800 doanh nghiệp do khó khăn, phải thu hẹp
sản xuất, giải thể, phá sản… tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

-Thị trường bất động sản “đóng băng”
Sau một thời gian tăng trưởng nóng, nguồn cung vượt quá khả năng thanh
toán của thị trường, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng “đóng băng”, gây
nhiều nợ xấu. Nợ xấu chiếm khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản.
-Sản xuất công nghiệp giảm sút, tồn kho lớn:
Sản xuất công nghiệp giảm sút là nguyên nhân lớn nhất khiến GDP năm
2012 không đạt mục tiêu đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 đạt 4,8%,
là mức thấp so với nhiều năm gần đây. Trong khi đó, tồn kho tại thời điểm đầu
tháng 12-2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng kỳ
năm trước.
3, Thực trạng thất nghiệp trong 5 năm gần đây từ 2008-2012
Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phất triển, quy mô dân số và mật
độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh,
trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, đặc biệt là sau khi nhập WTO, vấn
đè giải quyết việc làn gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phấn bố
chưa hợp lý, nguồn nhân lực thiếu chuyên môn càng làm cho chênh lệch giữa cung
và cầu về lao động rất lớn gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trên toàn
quốc.
BẢNG THỐNG KÊ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM TỪ NĂM
2008-2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2.38 2.9 2.88 2.22 1.99
Tỷ lệ thiếu việc làm (%) 5.1 5.61 3.57 2.96 2.8
Số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ
nước ngoài phải về nước trước thời hạn.
Năm 2012 có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ
việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp
cũ.
-Tỷ lệ thất nghiệp càng tăng rõ rệt trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại
giảm trong năm 2008-2009. Đó là do sự thay đổi của KH-KT đòi hỏi cần có một

lương lao động có trình độ cao hơn, một lượng lao động có trình độ thấp bị sa thải
cùng với tình hình nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không tiêu thụ được hàng
hóa, buộc phải cắt giảm nhân công.
-Năm 2010-2011
Tỷ lệ thất nghiệp giảm, song xét về số tuyệt đối, số người thất nghiệp lại
tăng. Là do luôn có những người mới tham gia hoặc tái nhập vào lực lượng lao
động. Hiện nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị
trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ với số người thất nghiệp năm 2012 hiện
khoảng 931 nghìn, số người thiếu việc làm là 1,45 triệu, tăng khoảng 195 nghìn
người so với năm 2011
Ngoài ra, nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp chung và thiếu việc làm giảm là do
áp lực cung giảm. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong khu vực
thành thị tăng lên là do ngành công nghiệp giảm mạnh và do tác động từ quá trình
đô thị hoá
-Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi: Theo số liệu mới nhất từ cơ quan thống kê,
năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99 %, giảm so với mức
2,2 7% năm 2011; tỷ lệ thiếu việc làm là 2,8 %, giảm so với 2,96 % của năm 2011.
Tỷ lệ thất nghiệp theo khu vực:
Năm 2012
Khu vực Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%)
Cả nước 1.99 2.8
Thành thị 3.25 1.58
Nông thôn 1.42 3.35
Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị
năm 2012 giảm so vơi năm, nhưng ở khu vực nông thôn lại tăng (0,93%)
Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm
năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động
phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6 % năm 2010 tăng
lên 35,8 % năm 2011 và 36,6 % năm 2012.


Cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa
phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài
mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp
và bấp bênh.
- Tỷ lệ lao động theo lĩnh vực kinh tế: cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn tới cơ cấu
lao động theo lĩnh vực kinh tế cũng thay đổi.Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong nền kinh tế năm 2012 ước tính 51,6 triệu người, tăng 1,3 triệu người so
với năm 2011, trong đó lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
48,0%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,9%; khu vực dịch vụ chiếm
31,1%.
- Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính: Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề
lao động việc làm. 2,5% phụ nữ không có việc làm, so với 1,7% nam giới (năm
2012)
- Tình hình việc làm trên thị trường: Theo báo cáo được Tổng cục Thống kê
công bố tại Hà Nội hôm nay với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số
người có việc làm tăng thêm 1.1 triệu trong vòng 3 quý vừa qua nhưng đồng thời,
lực lượng lao động Việt Nam cũng tăng với con số tương tự.
-Sự gia tăng dân số: Theo số liệu mới nhất thì dân số Việt Nam 2012 ước
tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011 người dự báo trong vài năm
tới dân số Việt Nam có thể lên tới con số 100 triệu người. Dân số ngày càng tăng
trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, như vậy thì tỷ lệ thất
nghiệp sẽ ngày càng cao hơn.
Dân số tăng nhanh dẫn tới tình trạng như sự quan tâm, cũng như giáo dục
con cái của các gia đình giảm hẳn. Nó dẫn tới tình trạng trẻ em không được tới
trường > làm tăng tỷ lệ mù chữ lên cao,dẫn tới thất nghiệp cao
-Sự thay đổi nhu cầu làm việc của người lao động: Trong những năm qua
có nhiều ngành lượng cung lao động vượt cao hơn so với cầu như xây dựng, kiến
trúc, kế toán, quản lý nhân sự, hành chính văn phòng, quản lý điều hành, hóa chất,
cơ khí, tài chính – ngân hàng.
- Sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp:

Trong khi đó, nhu cầu nhân lực năm 2012 lại giảm 2,9% so với năm 2011.
Khác với những năm trước, nhu cầu tuyển dụng ồ ạt lao động phổ thông trong
những ngành nghề sản xuất chế biến, năm 2012 nhu cầu này giảm hẳn.
Cạn vốn, thu hẹp sản xuất, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh túng quẫn,
thẳng thừng tuyên bố nợ lương hay khuyến khích nhân viên tự nguyện nghỉ. Trong
khi đó, số lượng các công ty bất động sản làm ăn thua lỗ đóng cửa hàng loạt tăng
mạnh, kéo theo đó số lượng nhân sự bị cắt giảm cũng ồ ạt. Các ngân hàng, công ty
tài chính cũng đang lao đao bởi khủng hoảng nhân sự, số lượng nhân viên bị sa thải
tăng mạnh. Chế độ đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị thôi việc đều bỏ ngỏ.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng doanh nghiệp “chết” cao gấp 10
lần của những năm về trước. Những tác động từ thực trạng nêu trên đã gây ra nhiều
hệ lụy cho xã hội. Người lao động mất việc làm, doanh nghiệp nợ ngân hàng, nợ
bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, viễn thông, nước Điều này có nghĩa, khi doanh
nghiệp “chết” đi, lượng người thất nghiệp sẽ gia tăng theo quy luật cung cầu của
nền kinh tế.
Báo cáo nhân lực trực tuyến do VietnamWorks công bố cho thấy trong năm
2012, nhân lực ngành bất động sản giảm 50 %, xây dựng giảm 49 %. Theo đánh
giá của nhiều chuyên gia lao động, năm 2012 ngành Xây dựng có số lượng lao
động thất nghiệp lớn nhất và cũng là “con nợ” lớn nhất của ngành bảo hiểm xã hội.
-Sự vượt quá của cung so với cầu:
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp
Hàng năm chúng ta có hơn một triệu thí sinh thi tú tài, chỉ cần một nửa số
này thi đậu vào đại học, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề thì số người
còn lại (từ18 đến 20 tuổi) sẽ tham gia vào lực lượng lao động phổ thông gia tăng
hàng năm. Làm tăng LLLĐ lên, khiến nền kinh tế không đáp ứng được lượng việc
làm cần thiết.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi: Theo chu kỳ phát triển kinh tế, sau
hưng thịnh ñến suy thoái khủng hoảng. Ở thời kỳ được mở rộng, nguồn nhân lực
xã hội ñược huy động vào sản xuất, nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu
hút nhiều lao động. Ngược lại thời kỳ suy thoái sản xuất đình trệ ,cầu lao động

giảm không những không tuyển thêm lao động mà còn một số lao động bị dôi dư
gây nên tình trạng thất nghiệp.
Kết thúc 2012 nền kinh tế được đánh giá là suy giảm, song số liệu điều tra
của Tổng cục Thống kê qua 3 chỉ số chính: tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thiếu việc làm và
thu nhập, tiền lương vẫn được “cải thiện nhẹ”.
Đồng thời, nếu không có thất nghiệp thì nhiều người sẽ không có động lực
làm việc, đặc biệt là những lao động chân tay. Nếu không có thất nghiệp doanh
nghiệp phải trả các khoản lương cũng như đáp ứng tất cả các đòi hỏi, đôi khi rất
bất hợp lý của người lao động. Nếu không có thất nghiệp thì không thực hiện được
việc tái cơ cấu tổ chức…
Ví dụ: Nếu không có thất nghiệp thì sẽ không có nhiều người đi tìm việc trên
đường vào giờ làm việc => các lái xe taxi hay xe bus sẽ thất nghiệp…
.
4, Các biện pháp cho tình hình thất nghiệp hiện nay.
Để xảy ra tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát
triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm dịch vụ mà những
người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn
nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc
làm, để họ rơi vào tình cảnh đói nghèo sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác.
Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ
nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.
- Giảm tuổi về hưu: Khi tuổi về hưu giảm sẽ tạo ra chổ làm cho những người khác
đến tuổi lao động.
- Giảm giờ làm: Trước kia, thay vì một tuần làm 48 tiếng thì nay sẽ giảm bớt
xuống còn 40 tiếng và sau có thể giảm xuống còn 35 tiếng. Giảm giờ làm sẽ tạo ra
số chỗ làm việc mới cho người lao động khác.
- Chính phủ đưa ra giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm
bảo an sinh xã hội, giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất trở
lại, tạo việc làm thêm cho người lao động khác.
- Thông qua các chương trình kế hoạch xã hội, thông qua quỹ quốc gia về giải

quyết việc làm ch người dân.
- Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc
làm, tự lập nghiệp.
- Cần xây dựng các chương trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo và các
chương trình khác.
- Cần tập trung phát triển nghề ngắn hạn và phổ cập nghề cho lao động nông thôn,
đống bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
- Đa dạng hóa đào tạo, tái đào tạo và thiết lập các trung tâm hướng nghiệp và giới
thiệu việc làm. Đây là các trung tâm với chức năng cầu nối giữa nhà sử dụng và
người lao động tạo ra sự lưu động trên thị trường lao động đáp ứng được nhu cầu
về nguồn vốn của thị trường.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.
- Mở rộng và tích cực tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động.
- Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động trên thế giới để từ đó đưa
ra các chính sách phù hợp cho xuất khẩu lao động sang các nước.
II, PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ ĐƯA RA ĐỂ GIẢM THẤT
NGHIỆP
1, Chính sách của chính phủ về kinh tế:
a, Gói kích cầu của chính phủ
Nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm đã được xác định. Việc
“bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước
hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng
việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải
pháp tối ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các quốc gia đã từng áp dụng trước
đây. Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cải tạo, nâng
cấp các công trình đã xuống cấp trên phạm vi rộng không chỉ giải quyết bài toán
yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như “phàn nàn” của nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề
lao động dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái. Một vấn đề yếu kém của

cơ sở hạ tầng được giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì
việc thu hút vốn đầu tư nhà nước sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới
phục hồi trở lại. Đồng thời chính phủ có thể đầu tư gói kích cầu 5 – 6 tỉ USD để
tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực dễ tạo nhiều
công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất
ở nông thôn… có thể sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp vẫn dừng lại ở mức hợp lý.
Ví dụ: Năm 2009, gói kích cầu 17.000 tỷ hỗ trợ 4% lãi suất để các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó
chính phủ còn cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong
thời gian 9 tháng năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động: sản xuất sản phẩm
cơ khí là tư liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, kinh doanh
lương thực, phân bón…
b, Chính sách tài khóa
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức
thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng
chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuê hoặc cả
hai. Kết quả làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việclàm và giảm
thất nghiệp.
Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000
tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất
trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định
kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai
trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và
đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế
Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3
%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88 % (từ 23 % năm 2008), thị trường chứng khoán
và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước.
Chương trình cắt giảm thuế: Bộ tài chính đã nhanh chóng hướng dẫn thi
hành các ưu đãi trong lĩnh vực thuế, phí và thủ tục. Giảm thuế VAT cho một loạt

các mặt hàng; Giảm 30 % thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong quí IV/2008 và cả năm 2009; Miễn trừ thuế thu nhập cá nhân trong nửa
đầu năm 2009. Trên thực tế tổng số tiền thuế được miễn giảm khoảng 20.000 tỷ
đồng (Bộ Tài chính 2009). Sau quí I/2009, nền kinh tế đã trải qua 4 quý liên tiếp
tăng trưởng quí sau cao hơn quí trước, nền kinh tế đã bước khỏi giai đoan thu hẹp
của một chu kỳ kinh tế.
c. Chính sách thu hút vốn đầu tư
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp thì nhà nước cũng cần có các chính sách để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
Trước hết cần phải quyết liệt đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, thúc đẩy cổ phần hóa. Cũng như phải có cơ chế cụ thể các doanh nghiệp này
minh bạch hóa hoạt động, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là một
kênh quan trọng để thu hút nguồn vốn mới, tạo đà cho sự phát triển. Đồng thời, cần
đẩy nhanh thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại xử lý các ngân hàng yếu
kém… Xem xét việc cho phép các đối tác nước ngoài được mua cổ phần các ngân
hàng thương mại. Đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, yếu kém thuộc diện tái cơ cấu
thì phải đẩy nhanh thực hiện giải pháp này nhằm thu hút vốn mới, đồng thời cũng
tạo thêm sức mạnh cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng trong nước.
Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để hội nhập quốc tế và đặc biệt
là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Ví dụ: Miễn, giảm thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Miễn hoặc giảm
thuế các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
c, Chính sách xuất khẩu lao động:
Nhằm đưa những quan điểm trên vào thực tiễn, Chính phủ đó sử dụng rất
nhiều cụng cụ cũng như chính sách khuyến khích nhằm tạo cho hoạt động XKLĐ
những con đường phát triển thuận lợi nhất. Mới đây, thông qua nghị định
81/2003/NĐ-CP, Chính phủ đó có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ,
theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, cho
việc đào tạo người lao động , việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải
quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt

động XKLĐ.
Như vậy, quỹ này ra đời sẽ góp phần phát triển thị trường lao động, nâng
cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao
động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong
hoạt động này.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ cho vay đối với
người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện
chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản,
điều này đó tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với những
lao động nghèo ở nông thôn – lực lượng chính của XKLĐ, mà trước đây không có
tiền để đóng góp chi phí XKLĐ hoặc không có tài sản để thế chấp. Đồng thời với
chính sách này, hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đó được giảm bớt và trở nên đơn
giản thuận lợi hơn.
Mặc dù chủ trương chính sách đó được ban hành tương đối đồng bộ và từng
bước hoàn thiện, nhưng vẫn cũn chậm để triển khai vào cuộc sống, vẫn còn tình
trạng một số ngành, địa phương đứng ngoài hoạt động XKLĐ hoặc có tham gia
nhưng thiếu triệt để. Ở một số địa phương, cán bộ còn quan liêu, cửa quyền và sách
nhiễu trong việc giải quyết thủ tục đi XKLĐ. Bên cạnh đó, cũn nhiều khoản mục
khác cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng vẫn còn vắng bóng. Ví dụ
như chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với vấn đề tạo lập, giữ vững và phát triển
thị trường XKLĐ, vấn đề tư pháp quốc tế, vấn đề bảo hộ họat động XKLĐ khi
tham gia vào thị trường mới …
e, Các chính sách khác:
- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp
- Cắt giảm thuế tiêu thụ
- Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh
nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc
làm trong doanh nghiệp
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con gái của họ
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động

- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo
- Hạn chế tăng dân số
2, Các chính sách về quản lý nhà nước ( bảo hiểm thất nghiệp):
Cuối tháng 6 năm 2006, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được đề cập tới
trong luật bảo hiểm xã hội và được Quốc hội thông qua. Ngày 12 tháng 12 năm
2008 chính sách này được cụ thể hóa bằng nghị định 127 của Chính phủ. Và ngày
1 tháng 1 năm 2009, Bảo hiểm thất nghiệp chính thức được áp dụng trên toàn
quốc.
Nội dung chính của bảo hiểm thất nghiệp là:
- Đối tượng nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định
thời gian hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng – 36 tháng với người sử dụng lao
động có từ 10 lao động trở lên.
- Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là phải đóng bảo hiểm thất
nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; đã đăng ký với cơ quan
lao động khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc
làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định. Với quy
định này thì tối thiểu phải tới 1- 1- 2010 các lao động bị thất nghiệp có đóng bảo
hiểm thất nghiệp mới bắt đầu được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Năm 2009 mới tiến
hành thu phí bảo hiểm thất nghiệp là chính.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương, tiền công hàng tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi người lao
động thất nghiệp, Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là 3 tháng nếu có đủ 12 –
dưới 36 tháng đóng BHTN; 6 tháng nếu có đủ 36 – dưới 72 tháng đóng BHTN ; 9
tháng nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có từ
đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Không chỉ người có thu nhập thấp mà cả những lao động có thu nhập
cao từng làm việc trong các ngành “hot” trước đây như bất động sản, chứng khoán,
xây dựng, đã đến nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp, đối tượng này xuất hiện nhiều

hơn so với thời điểm cách đây 3 năm.
Trên thực tế, Luật Bảo hiểm Xã hội và chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn
nhiều kẽ hở khiến người lao động lách luật trục lợi. Theo thống kê của các cơ quan
bảo hiểm, hiện cả nước có hơn 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khó khăn nhất hiện nay là công tác kiểm tra, xác minh những lao động đăng ký thủ
tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều đáng lo ngại hơn là người lao động khi đã
đóng bảo hiểm đủ thời gian quy định thì sẽ đua nhau “nhảy việc” để được hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
Ở các quốc gia, bảo hiểm thất nghiệp đã được áp dụng từ lâu do nó có tác
động lớn tới việc giải quyết các vấn đề việc làm nhưng đến hiện nay nó mới được
áp dụng ở Việt Nam. Bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo cho người lao động có một
khoản thu nhập bù đắp thu nhập bị mất do thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi
cho người lao động quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên do mới được áp
dụng nên tác động của bảo hiểm thất nghiệp trong việc giải quyết việc làm ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế.
3, Chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động:
Một trong những nguyên nhân gây ra thất nghiệp là do chất lượng của nguồn
nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Do đó, vấn đề phát
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được đặt thành một chiến lược
quốc gia. Cần huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng quy mô và chất lượng cho việc
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Thứ nhất, công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và
thực tế phát triển của nền kinh tế. Vì thế, ngành giáo dục – đào tạo phải không
ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả
các cấp, mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề cho phù
hợp với thực tế. Đào tạo nghề cần căn cứ trên định hướng phát triển kinh tế,
định hướng và quy hoạch phát triển các ngành, coi trọng công tác dự báo nhu
cầu lao động theo các trình độ, chuyên môn nhằm tránh khỏi tình trạng thừa ở
một số ngành này, nhưng lại thiếu ở một số ngành khác.
- Thứ hai, thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo không ngừng, suốt

đời. Việc giáo dục và đào tạo không chỉ trong quá trình học tập trên ghế
nhà trường, mà phải học cả ở thực tế, học ở ngoài xã hội. Không ngừng
mở rộng giao lưu quốc tế nhằm học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao kiến
thức. Người lao động không chỉ hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề, mà
còn phải biết các kiến thức tổng hợp khác như: ngoại ngữ, vi tính, giao tiếp ngoài
xã hội…
- Thứ ba, nghiên cứu, ban hành các chính sách phân luồng học sinh ngay từ
khi tốt nghiệp phổ thông trung học như quy định đối tượng được phép tham gia thi
vào các trường đại học, cao đẳng thông qua điểm học tập; khuyến khích tham gia
vào các trường dạy nghề bằng các học bổng từ ngân sách nhà nước…
- Ngoài ra còn phải định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Kéo dài thời gian học nghề và nâng cao trình độ đào tạo trung bình, đào tạo và đào
tạo lại, đào tạo và nâng cao năng lực hệ thống quản lý lao động - việc làm, hỗ trợ
DN trong việc tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời.
4, Các chính sách khác:
- Chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Mở rộng liên
doanh liên kết với nước ngoài nhằm xuất khẩu lao động tại chỗ. Chú trọng phát
triển các danh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc cho lao
động. Về dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ đặc biệt là
phát triển du lịch, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng - những ngành giữ vị trí
chủ đạo và then chốt trong kinh tế khu vực thành thị. Về nông nghiệp,
chuyển dịch theo hướng tăng năng suất lao động, lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế
làm chủ đạo. Đồng thời từng bước hình thành một nền nông nghiệp sinh thái,
nông nghiệp sạch. Và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành thị theo
hướng dịch vụ - côngnghiệp - nông nghiệp.
- Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo
việc làm, tự lập nghề.
- Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, hải
đảo, vùng nông thôn nghèo.
- Chính phủ đưa ra giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và

đảm bảo an sinh xã hội, giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất
trở lại, tạo việc làm thêm cho người lao động.
-Các chính sách hỗ trợ lao động như:
Giảm tuổi về hưu: khi tuổi về hưu giảm sẽ tạo ra chổ làm cho những người khác
đến tuổi lao động;
Giảm giờ làm: trước kia thay vì một tuần làm 48 tiếng thì nay sẽ giảm bớt xuống
còn 40 tiếng và sau có thể giảm xuống còn 35 tiếng. Giảm giờ làm sẽ tạo ra số chỗ
làm việc mới cho người lao động khác
C, KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện nay
thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng
bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm mà nó được cả thế
giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp. Từ những phân tích ở trên, cũng như tình
hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản
lý của Nhà nước đưa ra các chính sách làm giảm tình trạng thất nghiệp. Có được
điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta, những chủ nhân tương lai của
đất nước. Đất nước ta đang trông chờ vào thế hệ trẻ, đặc biệt là cán bộ quản lý kinh
tế trong tương lai, là một sinh viên khoa Quản trị Nhân sự tôi nhận thức được điều
này. Phải luôn trau rồi kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực để theo
kịp với sự tiến triển của nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, một thế
giới mới, thế giới của sự văn minh, giàu có và công bằng.

×