Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.69 KB, 66 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2007
đạt 7,7%, là mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, và dự báo tăng trưởng cả năm 2007 sẽ
vượt mức kế hoạch 8,5%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên
đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Riêng việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2007 cũng có
thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập
WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu
hướng mới rất đáng quan tâm. Một loạt vấn đề cần được đặt ra để tìm những câu trả lời
thoả đáng nhất. Chẳng hạn như, làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt
Nam ở chính thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hàng rào
thuế quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục được cắt giảm? Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu
hơn nữa đề bù đắp vào khoản thị trường trong nước bị buộc phải nhường chỗ cho hàng
xuất khẩu? Làm thế nào để giảm nhập khẩu để từng bước giảm nhập siêu và tiến tới xuất
siêu vào cuối thập kỷ này như chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra?... Để có câu trả lời thoả
đáng nhất, điều mà chúng ta cần làm trước hết là tìm hiểu những vấn đề về xuất khẩu của
Việt Nam.

Trang 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM
1.1 KIM NGẠCH XUẤT - NHẬP KHẨU:
Tình hình xuất - nhập khẩu của Việt Nam
từ năm 2000 đến 8 tháng đầu năm 2007
(ĐVT: triệu USD)
Năm Xuất Khẩu Nhập khẩu Tổng số Nhập siêu
2000 14.483,00 15.636,50 30.199,50 1.153,50
2001 15.029,00 16.218,00 31.247,00 1.189,00
2002 16.706,10 19.745,60 36.451,70 3.039,50
2003 20.149,30 25.255,80 45.405,10 5.106,50


2004 26.507,40 31.959,30 58.466,70 5.451,90
2005 32.233,00 36.881,00 69.104,00 4.648,00
2006 39.605,00 44.410,00 84.015,00 4.805,00
8 tháng đầu
2007
(
*
)
31.218,00 37.632,00 68.850,00 6.414,00
(*) chỉ số ước tính ( Nguồn: Bộ Thương Mại)
Nếu như trong năm 2006 cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá tại cảng đi), nhập
khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá tại cảng đến), cán cân thương mại tuy nghiêng về nhập khẩu, ta
nhập siêu 4,8 tỷ USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt
trên 27 tỷ USD trong khi nhập khẩu lên tới con số 32,2 tỷ USD tăng trên 30% so với cùng
kỳ năm 2006 bằng 72,5% so với năm 2006 và mức siêu nhập đã đạt đến con số 5 tỷ USD.
Tính chung 8 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 6,4 tỷ USD hàng hóa. Theo dự báo của
Bộ Công thương, con số siêu nhập đến cuối năm 2007 có thể lên đến trên 8 tỷ USD. Về cơ
cấu nhập khẩu năm 2006 khoảng 70% là hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất
khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, đồng
nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị…
các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% thì trong 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch
nhập khẩu vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như máy móc, thiết bị dụng cụ,
phụ tùng ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4% so với cùng kỳ; xăng dầu 3,3 tỷ USD,
tăng 8,2%; sắt thép 2,15 tỷ USD, tăng 60,9%, hóa chất tăng 47,1%.
Chỉ số phát triển so với năm trước - Index (%)
Năm Xuất Nhập Tổng
Trang 2
khẩu Khẩu số
2000 125.5 133.2 129.4
2001 104% 104% 103%

2002 111% 122% 117%
2003 121% 128% 125%
2004 132% 127% 129%
2005 122% 115% 118%
2006 123% 120% 122%
8 tháng
đầu 2007 79% 85% 82%
Các nhân tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2004 - 2006
KNXK
tăng
(triệu
USD)

Trong đó
Do tăng giá XK Do tăng lượng XK
KN
(triệu USD)
T.trọng
(%)
KN (triệu
USD)
T.trọng
(%)
Năm
2004
6.327,00 1.973,40 31.2 4.353,60 68.8
Năm
2005
5.730,00 3.294,10 57.5 2.436,20 42.5
Năm

2006
7.163,30 2.941,00 41.1 4.222,30 58.9
(Nguồn: báo cáo Bộ Thương Mại trình Chính Phủ)
Tình hình Xuất khẩu hàng hóa chia theo khu vực kinh tế
(ĐVT: tỉ USD)
Năm
DN 100% vốn trong
nước
DN có vốn nước ngoài
Xuất khẩu Tỷ trọng Xuất khẩu Tỷ trọng
2000 7.67 52.97% 6.81 47.03%
2001 8.23 54.76% 6.8 45.24%
2002 8.83 52.87% 7.87 47.13%
2003 9.99 49.58% 10.16 50.42%
2004 12.01 45.32% 14.49 54.68%
2005 13.7 42.55% 18.5 57.45%
2006 16.51 42.05% 22.75 57.95%
8 tháng đầu
2007
13.77 44.11% 17.45 55.89%
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng Cục Thống Kê và Bộ Thương Mại
1.2 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU:
Trang 3
Xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: từ nguồn lượng, chủng loại, chất lượng hàng
hoá sản xuất ở trong nước để xuất khẩu, giá cả xuất khẩu, công tác quảng cáo, tiếp thị…
đến thị trường xuất khẩu. Trong yếu tố trên, thị trường xuất khẩu là yếu tố đặc biệt quan
trọng, bởi nó tác động đến hầu hết các yếu tố khác và sự tăng trưởng của tổng kim ngạch
xuất khẩu.
Dưới đây là diễn biến các thị trường xuất khẩu từ đầu năm 2007 đến nay
- Châu Á hiện vẫn là thị trường nhập khẩu hàng của Việt Nam nhiều nhất, chiếm trên

45% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường châu Á đang giảm dần, do xuất khẩu vào thị trường này tăng thấp hơn tốc
độ tăng chung, thậm chí vào một số nước và vùng lãnh thổ còn bị giảm so với cùng kỳ năm
trước.
+Nhật Bản - thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) của Việt Nam và lớn
thứ nhất châu Á, nhưng 4 tháng qua mới đạt 1,6 tỷ USD, chỉ tăng 2,5% (quý I còn bị giảm
1,6%), chủ yếu do xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang đây từ năm 2005 đã vượt Mỹ lên
đứng thứ nhất, nhưng từ mấy tháng nay đã bị dừng lại khi Nhật Bản kiểm tra phát hiện dư
lượng kháng sinh vượt mức cho phép.
+Trung Quốc - thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam lớn thứ tư thế giới và lớn thứ hai ở
châu Á, nhưng 4 tháng qua mới đạt 1 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ (quý I bị giảm 12,1%). Trong
quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Việt Nam liên tục ở vị thế nhập siêu và nhập siêu
từ Trung Quốc ngày càng tăng: quý I lên đến 1.134,6 triệu USD, lớn nhất trong các nước
và vùng lãnh thổ.
+Singapore - thị trường nhập khẩu nhiều hàng của Việt Nam, đứng thứ 6 trên thế giới
và thứ nhất khu vực Đông Nam Á, trong quý I đã nhập 459,3 triệu USD, tăng tới 50,6% so
với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhập siêu của Việt Nam từ Singapore rất lớn, quý I lên đến 826,3
triệu USD, đứng thứ hai sau Trung Quốc.
+Indonesia - nhập khẩu từ Việt Nam trong quý I/2007 gần 310 triệu USD hàng hoá,
vượt lên đứng thứ 8 thế giới, thứ 3 ở châu Á và thứ hai ở Đông Nam Á, tăng 27,8% so với
cùng kỳ, chủ yếu do tăng xuất khẩu gạo từ Việt Nam.
+Hàn Quốc- quý I/2007 đã nhập từ Việt Nam gần 247 triệu USD hàng hoá các loại,
đứng thứ 9 thế giới và thứ 5 châu Á. Tuy nhiên, trong quan hệ buôn bán Việt-Hàn, Việt
Nam luôn ở vị thế nhập siêu với mức nhập siêu quý I lên đến 653,8 triệu USD.
+Campuchia- quý I/2007 cũng nhập khẩu nhiều hàng của Việt Nam, đạt 223,9 triệu
USD, đứng thứ 11 thế giới, thứ 6 ở châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có
vị thế xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Campuchia.
+Thái Lan - quý I/2007 đã nhập khẩu từ Việt Nam 206,3 triệu USD hàng hoá, giảm
16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, Việt Nam luôn ở
thế nhập siêu với mức nhập siêu quý I/2007 lên tới 400,2 triệu USD.

+Hồng Kông- quý I/2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 116,6 triệu
USD, tăng 33,3%, đưa Hồng Kông trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 20 trên thế giới
và thứ 11 ở châu Á của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập siêu từ Hồng Kông với
mức nhập lên tới 197,6 triệu USD.
+Đài Loan - quý I/2007 đã nhập từ Việt Nam một lượng hàng hoá trị giá 221,5 triệu
USD. Tuy nhiên, trong quan hệ buôn bán với Đài Loan, Việt Nam vẫn luôn ở thế nhập siêu
với mức nhập siêu quý I lên đến 749,7 triệu USD.
Qua những kết quả ở trên, ta thấy quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước châu Á
trong những tháng qua có 3 đặc điểm: quy mô lớn nhất trong các châu lục khác; tăng chậm
Trang 4
nhất so với các châu lục khác, nên tỷ trọng giảm; Việt Nam nhập siêu lớn nhất ở châu lục
này.
- Mỹ là nước nhập khẩu của Việt Nam nhiều nhất, 4 tháng qua đạt 2,8 tỷ USD, đứng
thứ nhất trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam, tăng 23,1% so với cùng kỳ. Những mặt hàng có kim ngạch lớn nhất
vào thị trường này là dệt may (1,2 tỷ USD, tăng 32,9%); giày dép 290 triệu USD; gỗ và sản
phẩm gỗ 267 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam hiện ở vị thế xuất siêu
lớn (quý I xuất siêu 1.967,8 triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may vào Mỹ đang bị
chương trình giám sát bán phá giá giám sát, dự định điều tra vào tháng 8, nên ảnh hưởng
đến xuất khẩu trong thời gian tới.
- EU - thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Bốn tháng qua đã đạt gần 2,8 tỷ USD,
chiếm 19,4% tổng kim ngạch của Việt Nam, tăng 26,5% tốc độ tăng chung.
Trong khu vực này:
+Đức đứng đầu, với 604 triệu USD, tăng 32%; Việt Nam xuất siêu khá (quý I là 271,5
triệu USD);
+Anh đứng thứ hai, với 422 triệu USD, tăng 14,1%; Việt Nam xuất siêu khá (quý I đạt
307 triệu USD);
+Hà Lan đứng thứ ba, với 320 triệu USD, tăng 28,7%, Việt Nam xuất siêu 149,6 triệu
USD trong quý I;
+Italia đứng thứ tư, với 269 triệu USD, tăng 37%, Việt Nam xuất siêu khá (quý I xuất

siêu 139,7 triệu USD);
+Australia nhập khẩu từ Việt Nam 947,7 triệu USD trong quý I/2007, là nước nhập
khẩu lớn thứ ba trên thế giới của Việt Nam với tốc độ tăng khá cao (35,8%). Việt Nam
xuất siêu lớn (quý I là 803,4 triệu USD, lớn thứ 2 sau Mỹ).
1.3 CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
(ĐVT: Triệu USD)
Mặt hàng
8 tháng đầu
2007
So cùng kỳ
2006
Năm 2006 Năm 2005
Dầu thô 5.091 -11.80% 8.323 7.387
Dệt may 5.084 29.60% 5.820 4.806
Da giày 2.725 14.30% 3.555 3.005
Thủy sản 2.361 14.10% 3.364 2.741
Gạo 1.154 12.10% 1.306 1.399
Cà phê 1.414 90.80% 1.101 725
Cao su 799 -1.60% 1.273 787
Hạt tiêu 178 20.20% 190 152
Chè 71 4.40% 111 100
Hạt điều 396 24.20% 505 486
Sản phẩm gỗ 1.499 24.30% 1.904 1.517
(Nguồn: báo SaigonTimes và Tổng Cục Thống Kê)
Trang 5
Như vậy, trong 8 tháng đầu 2007, dầu thô xuất khẩu giảm 4.8% về số lượng, giá dầu
thô cũng giảm khoảng 18 USD/ tấn (khoảng 3.6%) làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này giảm đến 11.80% so với 8 tháng đầu năm ngoái. Sự sụt giảm xuất khẩu dầu thô đã kéo
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước xuống thấp trong 8 tháng đầu năm 2007.

Tuy nhiên , các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đều có tín hiệu khả quan như: cà phê,
tiêu, điều, dệt may và các sản phẩm gỗ. Trong đó, xuất khẩu cà phê tăng mạnh do nhu cầu
và giá cà phê trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh. Tiếp đến là mặt hàng hạt tiêu và
hạt điều, tuy có kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn,và giảm đến 43.1% về lượng nhưng tốc độ
tăng trưởng hạt tiêu lại vượt xa so với chỉ tiêu đề ra vì nguồn cung của Việt Nam đang
khan hiếm nên giá có xu hướng tăng. Năm 2006, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất
trên thị trường thế giới, chiếm đến 50% tổng số lượng giao dịch lên 200.000 tấn trên toàn
cầu.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
(ĐVT: Triệu USD)
Mặt hàng 8 tháng đầu 2007 So cùng kỳ 2006 Năm 2006 Năm 2005
Máy móc, thiết bị 6.212 51.40% 6.555 5.254
Xăng dầu 4483 6.40% 5.848 4.969
Sắt thép 2.310 65.00% 2.905 2.984
Điện tử, linh kiện 1.784 42.50% 2.055 1.695
Vải 2.598 34.30% 2.954 2.406
NVL dệt, may da 1.407 7.60% 1.959 2.308
Gỗ 669 41.10% 760 667
Kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2007 tăng 1,8% (gần 100 triệu USD) so với tháng 6/2007.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2007, KNNK đạt 32,2 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm
2006. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 11,42 tỷ USD, tăng 26,3%;
nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước là 20,82 tỷ USD, tăng 31,8%. Đa số
các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó: nhập khẩu xăng
dầu tăng 12%, sắt thép tăng 24,3%, phân bón tăng 14%, máy móc thiết bị tăng 42,2%, vải tăng
32%, tân dược tăng 22,5%.
Về thị trường nhập khẩu, 5 đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam là Trung
Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. KNNK từ 5 thị trường này chiếm trên
50% tổng KNNK của cả nước;
- Nhập siêu hàng hoá trong 7 tháng đầu năm ước đạt 5,45 tỷ USD, bằng 20,3% tổng
KNXK.

1.4 THU ẬN L ỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1.4.1 Thu ận l ợi :
Trở thành thành viên của WTO, hàng hoá của VN có cơ hội có mặt trên thị trường thế
giới và hấp dẫn các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường VN. Hiện nay, FDI của nước
ta đang trên đà gia tăng, đạt 5,8tỷ USD năm 2005 và theo dự kiến thì FDI của VN sẽ tiếp
tục tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Trang 6
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp
thu những thành tựu khoa học công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ các nước phát
triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức quản lý mới, sử
dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cải tiến và
hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa sẽ giúp các
doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, đa dạng về
mẫu mã, bao bì… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài.
Gia nhập WTO, thực thi theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hóa của VN
được đối xử bình đẳng như hàng hóa của các nước thành viên khác, các doanh nghiệp của
VN có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên khác, các doanh
nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh cùng
với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhạy bén với những thay đổi của thị trường giúp cho
doanh nghiệp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách thua kém về tài và lực, nâng cao vị thế
của Doanh nghiệp Việt Nam ngang bằng với Doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường
hội nhập nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của mẫu mã, chất lượng hàng
hóa, mạnh dạn trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Khả năng
thâm nhập thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp VN tăng
1.4.2 Khó khăn:
Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá cả,
tính cạnh tranh của giá cả còn thấp. Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của đối thủ

cạnh tranh. Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thật sự chủ động trong việc nghiên cứu
nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược giá.
Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn còn ít nên việc thu
mua, dự trữ hàng hoá còn hạn chế, đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất
khẩu chưa có khả năng chủ động trong việc định giá. Hơn nữa, do khả năng xoay chuyển
vốn lưu động còn thấp khiến cho doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng cạn vốn mặc dù đã
thế chấp tài sản để vay ngân hàng vẫn không đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho
doanh nghiệp.
Đa số doanh nghiệp VN còn chưa thể đáp ứng được các qui định nghiêm ngặt về an
toàn vệ sinh thực phẩm và các qui định về chất lượng. Trước xu thế hội nhập toàn cầu, làn
sóng nhập khẩu đang phát triển mạnh mẽ, thì tất cả các nước phải có các chiêu bài để bảo
vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, một trong những chiêu bài đó là đề ra những qui
định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của ta
chư đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt này.
Sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, chí phí nguyên vật liệu cao, năng suất lao động thấp
do đó chi phí kinh doanh cao nên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có nguồn lực để phát
triển
Không thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chuyên nghiệp như: vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ hải quan, ngân hàng, dịch vụ hải quan, luật sư đại diện…Hầu hết
các doanh nghiệp đều tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất, nhập khẩu.
Trang 7
Điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và nhiều lúc gặp khó
khăn từ phía đối tác.
Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, vì:
• Chưa có chính sách xây dựng thương hiệu.
• Chi phí để quảng cáo,quảng bá thương hiệu cao. Một phần tâm lý thu hồi vốn nhanh
khi làm ăn của các doanh nghiệp VN nên chưa chú trọng đến thương hiệu.
• Quan trọng nhất vẫn là chất lượng sẩn phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp VN. Sản
phẩm và dịch vụ của chúng ta chưa có sự đồng đều
Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về Pháp luật, thông lệ quốc tế, thiếu thông tin và không

tích cực tìm hiểu những qui định của các nước nhập khẩu hay những qui định của tổ chức
thương mại thế giới mà Việt Nam giờ đây đã là thành viên thứ 150. Chính sự thiếu hiểu
biết này đã gây không ít khó khăn cho Doanh nghiệp xuất khẩu VN, làm hạn chế khả năng
kinh doanh của doanh nghiệp như việc doanh nghiệp nước ta từng bị kiện bán phá giá cá
tra, cá basa, tôm (do các doanh nghiệp Mỹ kiện), giày da (do các doanh nghiệp EU khởi
kiện), nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bị Thái Lan chiếm dụng nhãn hiệu …
Chương 2: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
Trang 8
2.1 DẦU THÔ:
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Sản lượng xuất khẩu dầu thô Việt Nam
(ĐVT: Nghìn tấn)
Năm Sản lượng
1997 9.638
1998 12.145
1999 14.882
2000 15.424
2001 16.732
2002 16.870
2003 17.143
2004 19.501
2005 18.084
2006 18.601
8 tháng đầu 2007 13.000
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Từ năm 1991, Việt Nam được xếp vào hàng các nước xuất khẩu dầu thô do kim ngạch
xuất khẩu dầu thô lớn hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đã qua chế biến. Giá xuất khẩu
dầu thô tăng sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, làm tăng nguồn thu ngoại tệ,
phần nào khiến cung cầu ngoại tệ diễn biến theo chiều hướng tích cực, từ đó tác động đến

tỷ giá, làm cho tỷ giá giữa VND và USD được giữ ở mức tương đối ổn định. Như vậy, giá
dầu thế giới tăng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, với tư cách nước xuất khẩu dầu
thô.
Với sản lượng 19,36 triệu tấn dầu và khí năm 2002, xuất khẩu 16,9 triệu tấn dầu thô;
Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu thô.
Bên cạnh việc tăng tốc khai thác, xuất khẩu dầu thô, những năm gần đây, ngành công
nghiệp khí và hoá dầu Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đang phát triển mạnh. Riêng năm
2002, ngành công nghiệp này đã cung cấp 147.000 tấn condensate và 349.000 tấn khí hoá
lỏng (LPG) cho sản xuất và tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Theo dự kiến,
sản lượng dầu thô quy đổi của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 30-32 triệu tấn vào năm
2010. Ngoài việc tăng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, những dự án khí và hoá dầu nếu được
triển khai đúng tiến độ sẽ nâng cao giá trị của ngành dầu khí, phục vụ tốt hơn cho các
ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp trong nước.
Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó do giá
tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến
nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam năm 2005 trong 11 tháng đầu năm gần 16,5
triệu tấn dầu thô trị giá 6,8 tỉ đô la. Lượng dầu bán ra tuy giảm 7,6% nhưng kim ngạch tăng
30,3% vì giá dầu tăng vọt trên thị trường thế giới. Tổng lượng dầu thô xuất khẩu giai đoạn
2001-2005 đạt khoảng 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch bình
Trang 9
quân giai đoạn 2001-2005 đạt trên 16%/năm. So với mục tiêu của Chiến lược xuất khẩu
giai đoạn 2001-2010, lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng 12,5%.
Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô (khai thác từ các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại
Hùng, PM3, Cái Nước, Rạng Đông, Ruby và Sư Tử Đen) đạt mức rất cao, gần 8,3 tỷ USD.
Cơn sốt nhiên liệu thế giới thời gian qua đã giúp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu
dầu thô và cải thiện cán cân thương mại. 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất được hơn 13
triệu tấn, đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 70% về trị giá, đã tăng 960 triệu USD
so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu tính riêng tháng 8, xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 1,7 triệu tấn,

trị giá 493 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và 38% về trị giá so với tháng 8 năm ngoái.
Theo Bộ Thương mại, sự tăng lên của kim ngạch dầu thô trong tháng 7 chủ yếu do tăng
lượng xuất, còn giá đã bắt đầu xu hướng giảm dần (giảm gần 3 USD/thùng). Dự kiến từ
nay đến cuối năm, Việt Nam chỉ xuất thêm 4,5 triệu tấn với giá 38 USD/thùng. Như vậy,
kim ngạch trong những tháng cuối năm chỉ đạt 1,2 tỷ USD, tức là bình quân mỗi tháng đạt
300 triệu USD, giảm khoảng 195 triệu USD so với tháng 8 và giảm 135 triệu USD so với
bình quân tháng của 8 tháng đầu năm
2.1.2 Thị trường xuất khẩu:
Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn hàng
lớn là Australia (trên dưới 30%), Trung Quốc, Singapore (đều trên dưới 20%). Dầu thô là
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu dầu
thô của Trung Quốc khoảng 40 - 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố giá cả trên thị trường
thế giới của mặt hàng này trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho xuất khẩu. Xuất khẩu dầu
thô của Việt Nam sang Trung Quốc chắc chắn sẽ giữ được mức ổn định và tăng về giá trị.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia có kim
ngạch tăng bao gồm: dầu thô xuất khẩu 838 ngàn tấn, trị giá 371,2 triệu USD (tăng 11,7%
về lượng và 0,75% về trị giá);
Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình
Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản... Các
khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như: Shell,
BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem... (Trung
Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)...
Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và
đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới trong
và ngoài khu vực.
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn:
2.1.3.1 Thuận lợi:
- Thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu dầu
thô là dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ,

Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng... và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được khách
hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch. Trong đó, dầu thô Bạch Hổ chiếm tới
60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.
Trang 10
- Có một hệ thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi
hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần
như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện tượng
phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá trình khai
thác và xuất khẩu dầu thô).
Một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai thác dầu
khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ mỏ Bạch Hổ đang
giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào
xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, trong vài năm tới, mỏ Sư
Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ đi vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành
dầu khí Việt Nam.
2.1.3.2 Khó khăn:
- Là mặt hàng đặc biệt, ngoài việc bị điều chỉnh bởi tình hình cung cầu trên thế giới, giá
dầu thô còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như thời tiết, biến động chính trị…
- Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá
của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các khách hàng tiêu
thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung Đông...
Chất lượng dầu thô của các nước châu Phi xấp xỉ dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ nhưng
được chào bán thấp hơn dầu Việt Nam 5 USD/thùng, nên mới đây những khách hàng
Trung Quốc đã rút lui để chuyển sang mua dầu của châu Phi. Đây cũng là trở ngại lớn của
chúng ta trong tương lai.
- Xuất khẩu dầu thô khi giá tăng cao trên thị trường thế giới là rất vất vả. Vì có không ít
khách hàng cạnh tranh bằng chiêu thức chào bán với giá thấp hơn để đẩy mạnh bán ra.
- Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tăng lên hiện nay chủ yếu là do giá tăng
chứ không phải do tăng sản lượng khai thác. Hiện tại đây là một dấu hiệu tốt nhưng do kim
ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá dầu nên khi giá dầu trên thị trường thế giới ổn

định trở lại, kim ngạch xuất khẩu thực tế của Việt Nam sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, trữ lượng
dầu của Việt Nam còn ít so với các nước xuất khẩu dầu khác. Trong số 56 nước xuất khẩu
dầu thô trên thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 50 về trữ lượng. Mức dầu bình quân đầu
người ở Việt Nam cũng còn thấp, mới chỉ dừng ở 2 thùng/người, trong khi một nước xuất
khẩu dầu thô chỉ có thể hoàn toàn thu lợi từ việc giá dầu tăng khi mức dầu bình quân đầu
người tối thiểu là 50 thùng/người.
- Một bất lợi khác của giá dầu cao đối với kinh tế Việt Nam là Việt Nam phải nhập
khẩu 100% xăng dầu, do đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng. Chính vì vậy
Chính phủ Việt Nam phải dùng phần doanh thu từ xuất khẩu dầu thô để bù đắp cho lượng
tăng lên trong giá nhập khẩu. Như vậy, nếu giá dầu vẫn tiếp tục tăng cao, phần doanh thu
từ dầu thô sẽ không đủ bù đắp phần giá trị tăng lên do nhập khẩu xăng dầu. Do đó Việt
Nam cần chú trọng đến các biện pháp tăng cường công suất khai thác, phát hiện và tìm
kiếm các mỏ dầu ngoài khơi mới.
2.2 DỆT MAY:
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Trang 11
Dệt may là ngành kinh tế quan trọng, thu hút số lượng lớn lao động, hơn 300.000 lao
động là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau ngành dầu khí.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu
USD)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
1997 1.503
1998 1.450 -3,5
1999 1.746 20,4
2000 1.892 8,4
2001 1.975 4,4
2002 2.752 39,4
2003 3.689 34,0

2004 4.386 18,9
2005 4.806 9,6
2006 5.834 21,4
8 tháng đầu 2007 5.084
(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)
Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2003 đạt 3,7 tỉ USD gấp 2 lần so với năm 2001.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tháng 8/2007 ước đạt 830 triệu USD, tăng 32,8% so
với tháng 8/2006, tính chung 8 tháng đầu năm ước đạt 5,084 tỷ USD, tăng 29,6% so với
cùng kỳ. Tháng 8, sản xuất kinh doanh của ngành tiếp tục phát triển với nhiều dấu hiệu tích
cực do nỗ lực tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ trong
việc giải quyết vấn đề cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam. Do quản lý tốt công tác
giám sát xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ để tránh kiện bán phá giá nên các nhà nhập khẩu
Hoa Kỳ đã quay trở lại Việt Nam đặt hàng cho quý IV và các tháng đầu năm 2008.
Tập đoàn Dệt may và Hiệp hội Dệt may đang tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp
tham gia quảng bá sản phẩm, tiếp thị sản phẩm của ngành vào thị trường EU với sự hỗ trợ
từ Trung tâm xúc tiến xuất nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan. Cuối tháng
7/2007, Bộ Công Thương đã ra Quyết định dừng việc chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất hàng
dệt may, hàng dệt may bán thành phẩm, nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Hoa
Kỳ. Đây là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn việc chuyển tải bất hợp pháp, sử
dụng giấy xuất xứ hàng hóa (C/O) từ Việt Nam thay vì C/O từ nước khác cho việc tạm
nhập, tái xuất đối với hàng dệt may.
2.2.2 Thị trường xuất khẩu:
Thị trường Mỹ: nếu những tháng đầu năm, ngành dệt may VN điêu đứng vì hàng loạt
nhà NK Hoa Kỳ "bỏ đi" do lo ngại hàng dệt may VN bị Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát,
và có thể bị áp thuế chống bán phá giá... nhưng với sự chủ động giám sát đối với hàng dệt
may XK ngay từ trong nước, áp lực đã giảm, và các nhà NK Hoa Kỳ đã quay trở lại. Trong
tháng 7/2007, xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao
và tăng nhẹ so với tháng 6, kim ngạch xuất khẩu đạt 444,3 triệu USD, tăng 3% so với
Trang 12
tháng 6 và tăng tới 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm

tới 58% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 7. Nâng tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ 7 tháng năm 2007
lên 2,487 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu cao trong nhiều năm qua và cũng là bước đệm cho họat động xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang Mỹ thuận lợi trong những tháng cuối năm nay và đầu năm 2008.
Tiếp đến là thị trường EU, đạt kim ngạch 801.987.229 USD tăng 16,78% so với cùng
kỳ năm ngoái. Với tiến độ xuất khẩu như hiện nay, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang EU sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cũng có được sự tăng trưởng khá, đạt
389.472.316 USD, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đánh dấu sự hồi
phục mạnh mẽ tại thị trường Nhật Bản. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Canađa đã có sự tăng
trưởng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm, đạt 77.651.653 USD, tăng tới 42,74% so với cùng
kỳ năm trước.
Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng ở mức kỷ lục, tăng 491,84% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù kết
quả xuất khẩu đạt được vẫn còn thấp, chỉ đạt 21.274.148 USD nhưng cũng đã mở ra rất
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
2.2.3 Khó khăn:
Ngành dệt may hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn sau:
Một là, do trình độ máy móc thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quá lạc hậu,
không được đổi mới, nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh
nghiệp về chất lượng và thời gian giao hàng.
Hai là, phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu vào Việt Nam từ
Trung Quốc với số lượng lớn, giá rẻ. Bên cạnh đó, tâm lý các doanh nghiệp không muốn
đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ tùng, vì sợ không cạnh tranh nổi với sản phẩm của
Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, nhất là cơ chế thị trường hiện nay.
Ba là, giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao, nên sản xuất phụ
tùng không có hiệu quả.
Bốn là, phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lượng,
đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ khí

trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư.
Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện:
Nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may. Hiện nay, 70% sản
phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia
công. Vì phụ thuộc tới 80% nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam bị đội
giá tới 20 – 30%. Đặc biệt đối với bông xơ thì tỷ lệ này còn cao hơn. Mỗi năm ngành dệt
cần khoảng 60.000 tấn bông xơ, nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới sản xuất được từ
13.000 tấn đến 16.000 tấn, một con số nhỏ bé so với nhu cầu.
Mặc dù trong những năm qua, chính phủ rất quan tâm đến phát triển diện tích trồng
bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp, nên diện tích và sản lượng
bông trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể. Đặc biệt, vụ bông vừa qua
diện tích trồng bị thu hẹp, làm sản lượng giảm 20% so với những vụ trước. Nguyên nhân là
Trang 13
do người nông dân chuyển sang trồng các cây khác, hạn hán kéo dài đã làm nhiều vùng
trồng bông mất trắng hàng nghìn hecta, không cho thu hoạch.
Về phụ liệu, mặc dù thời gian qua có một số nhà máy như: Công ty cổ phần phụ liệu
may Nha Trang, Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt vải công nghiệp và các công ty tư
nhân đã sản xuất được phụ liệu khoá kéo, tấm lót, cúc, chỉ… nhưng sản lượng cũng rất nhỏ
bé, chỉ đáp ứng được khoảng 20 – 25% nhu cầu của ngành.
Chiến lược vẫn dừng lại ở ý tưởng và dự án: Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ
cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án. Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng,
cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn phải triển khai. Đây là
những khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế.
2.3 DA GIÀY:
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam là ngành có lịch sử phát triển lâu đời và hiện nay
đang là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho sự
phát triển kinh tế của đất nước: là ngành đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam và đã mang lại danh hiệu là một

trong 10 nước xuất khẩu da giày nhiều nhất trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%)
2000 1.471 6,05
2001 1.587 7,88
2002 1.875 18,15
2003 2.260 20,53
2004 2.691 19,07
2005 3.039 12,93
2006 3.555 16,90
8 tháng đầu 2007 2.700
(Nguồn: Vinanet)
Từ năm 1991 trở về trước, ngành da giày Việt Nam chỉ chủ yếu cung cấp cho thị
trường nội địa nhưng đến năm 1992 – năm đầu tiên xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đã
đạt kim ngạch lên tới 5 triệu USD. Và với đà tăng trưởng liên tục, đến năm 2006, tổng kim
ngạch xuất khẩu của ngành da giày đã đạt mức 3.55 tỉ USD. Năm 2006 tình hình sản xuất
kinh doanh của toàn ngành có nhiều biến động so với năm 2005, một phần do 3 tháng đầu
năm 2006, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc có ít đơn đặt hàng do ảnh hưởng
của vụ kiện chống bán phá giá các loại giày mũ da, một phần do phải cạnh tranh gay gắt
trên thị trường quốc tế, phải đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc
tế (về các tiêu chuẩn, giảm các hoá chất độc hai…). Đến cuối năm 2006, theo thống kê trên
10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới đã có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở
thành “nước lớn” về sản xuất giày dép trên thế giới, xét trong Châu Á thì chỉ đứng sau
Trang 14
Trung Quốc và Ấn Độ. Tổng chung 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ước đạt
2,7 tỉ USD, tăng 14,3% xuất khẩu các sản phẩm túi xách, vali, mũ, dù đạt 425 triệu USD
tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Chúng ta xuất khẩu nhiều loại mặt hàng đa dạng, phong phú như giày mũ da, giày vải,
giày sandal, giày thể thao, các loại giày thời trang, dép đi trong nhà… trong đó sản phẩm

giày mũ da là sản phẩm có giá trị cao nhất. Tuy nhiên, do tác động của vụ kiện chống bán
phá giá của EU năm 2005 mà hiện nay các mặt hàng giày mũ da bị giảm mạnh. Các nhà
nhập khẩu để tránh thuế chống bán phá giá nên cũng chuyển sang đặt các mặt hàng giày
thể thao công nghệ cao hoặc các loại giày khác có mũ giả da làm cho hai mặt hàng này có
phần tăng lên. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, mặt hàng giày vải cũng tăng mạnh,
một phần do nhu cầu người tiêu dùng tăng lên, một phần do duy trì trở lại sau thời gian
giày bị suy giảm (bởi các đơn hàng dự trữ hoặc hàng tồn kho nhiều…). Tuy nhiên yêu cầu
về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm giày vải cũng đã cao hơn nhiều so với các năm
trước.
Tháng 6/2007, giầy mũ da tổng hợp tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt 11,33
triệu đôi với trị giá 87,93 triệu USD, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của
Việt Nam trong tháng 6/2007; tăng 12,67% về lượng và tăng 11,9% về trị giá so với tháng
5/2007; tăng 42,5% về lượng, tăng 62,7% về trị giá so với tháng 6/2006. Trong đó xuất
khẩu sang Anh đạt 1,92 triệu đôi với trị giá 15,25 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và
7,3% về trị giá so với tháng 5/2007; giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 8,9% về trị giá so với
tháng 6/2006. Xuất khẩu sang Đức đạt trên 2 triệu đôi với trị giá 13,44 triệu USD, tăng
36% về lượng và 33% về trị giá so với tháng 5/2007; tăng 79,2% về lượng và 98,2% về trị
giá so với tháng 6/2006. Xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 1 triệu đôi với trị giá 9,12 triệu USD,
giảm 12,9% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng 5/2007, nhưng tăng 223,3% về
lượng và tăng 238,5% về trị giá so với tháng 6/2006…
Tháng 6/2007, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng mạnh so với tháng
6/2006. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao có đế và mũ bằng cao su/plastic dẫn
đầu về mức tăng kim ngạch và tiếp tục tăng mạnh, đạt 47,84 triệu USD, tăng 155% so với
cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường chính tăng
rất mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Bỉ đạt trên 6 triệu USD, tăng 137,4%; kim
ngạch xuất khẩu sang Anh đạt 5,2 triệu USD, tăng 398,4%; sang Hà Lan đạt trên 5 triệu
USD, tăng 209%; sang Mỹ đạt 4,9 triệu USD, tăng 15%...Tính chung 6 tháng đầu năm
2007, kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao có đế và mũ bằng cao su/plastic tăng 112% so với
cùng kỳ năm 2006.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giầy mũ nguyên liệu dệt, giầy thể thao mũ nguyên liệu

dệt, giầy không thấm nước tiếp tục giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch
xuất khẩu giầy mũ nguyên liệu dệt giảm 62,53% (tương đương 171,16 triệu USD), kim
ngạch xuất khẩu giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 68,85% (tương đương 79,2 triệu
USD), kim ngạch xuất khẩu giầy không thấm nước giảm 94,4% (tương đương 29,85 triệu
USD) so với cùng kỳ năm 2006.
2.3.3 Thị trường xuất khẩu :
Trang 15
Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt Nam (chiếm
50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép). Tuy nhiên lượng xuất khẩu vào thị trường này có
khá nhiều biến động trong năm 2006 do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá làm cho
sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc vào đối tác đặt hàng, hợp tác
sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thị phần XK vào thị trường này vẫn chiếm số lượng lớn
là do giày dép Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập khi
nhập khẩu vào EU. Hiệp hội Da giày cho biết, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá
đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm 2006 các doanh nghiệp da - giày đang
phải đối mặt với việc thiếu đơn hàng. Các nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo
sợ mức thuế chống phá giá cao. Tuy nhiên, sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh
châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi
Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng đã quay
trở lại Việt Nam để đặt hàng. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước thuộc EU
tiếp tục tăng. Tháng 7/2007 xuất khẩu giày dép của nước ta sang EU giảm 11% về lượng
và 7,2% về trị giá so với tháng 6/2007 nhưng tăng 14,85% về lượng và 20,7% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2006. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu giày dép của
nước ta sang khối EU tăng 8,7% về lượng và tăng 10,74% về trị giá so với cùng kỳ năm
2006.
Thị trường Hồng Kông: Ngoài thị trường EU, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong
tháng 7/2007 sang các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Nam Phi, Nga… tiếp tục tăng
mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Tháng 7/2007, xuất khẩu giày dép sang thị trường Hồng
Kông đạt mức tăng cao nhất, tăng 72,63% về lượng và 120,64% về trị giá, trong đó lượng

giày dép có đơn giá trên 15 USD/đôi tăng 119,9 nghìn đôi, lượng giày dép có đơn giá dưới
15 USD/đôi tăng 88,77 nghìn đôi.
Thị trường Châu Mỹ: Đây là thị trường mà trước đây ta không xuất khẩu sang nhiều,
tuy nhiên nay lại đạt kim ngạch rất cao. Ba nước Châu Mỹ nhập giày thể thao mũ da lớn
nhất của Việt Nam gồm: Mỹ, Braxin và Banama trong đó thị trường Mỹ là nhập khẩu
nhiều nhất. Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân cơ bản để
kim ngạch xuất khẩu giày mũ da tăng mạnh vào thị trường Châu Mỹ là do việc EU áp thuế
chống bán phá giá cho Việt Nam và Trung Quốc. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giày dép
sang một số thị trường như Braxin, Panama, Canada, Ôxtrâylia, Malaysia, Achentina giảm
đáng kể. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Panama giảm mạnh nhất, giảm
35,44% (tương đương 2,1 triệu USD); tuy nhiên, tính chung 7 tháng 2007, kim ngạch xuất
khẩu giày dép sang thị trường này vẫn tăng 26,5% (tương đương 6,8 triệu USD).
Thị trường Nhật Bản: Là thị trường yêu cầu chất lượng cao và tương đối khó tính nên
tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu vào Nhật hiện nay chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhu cầu nhập khẩu
giầy dép của nước này vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, xuất khẩu của nước ta sang Nhật
Bản sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay. Giầy dép Việt Nam có thể
xuất vào Nhật với số lượng lớn là các loại giày, dép có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su
hoặc plastic, da thuộc, hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc; dép xốp, dép quai hậu ...
Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về thiết kế, kích cỡ và phải phù
hợp với thời tiết. Vì vậy, Hiệp hội da giày đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và
thay đổi trong việc thiết kế giầy dép theo đúng thị hiếu của người dân Nhật Bản. Thậm chí,
có thể nhập khuôn của Nhật về để sản xuất cho phù hợp với kích cỡ của người Nhật. Ngoài
Trang 16
ra các nhà sản xuất cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật
để sản xuất theo thị hiếu người tiêu dùng.
Các thị trường khác như: Đông Âu, Châu Phi… đã và đang được các doanh nghiệp
khảo sát và tìm hiểu. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng loại
là thế mạnh sản xuất của Việt Nam như: giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày luyện
tập, giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng
da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt...

Tính chung 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Hồng
Kông tăng mạnh nhất, tăng 76,5% (tương đương 12,6 triệu USD) so với cùng kỳ năm
2006. Đứng thứ 2 là thị trường Ba Lan tăng 68,4%, tiếp đến là Trung Quốc tăng 62,4%,
Malaysia tăng 60,4%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang
Achentina giảm rất mạnh, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2006.
2.3.4 Khó khăn:
Số liệu cho thấy da giày là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao trong
những năm gần đây. Song hiện tại, ngành da giày cũng đang gặp rất nhiều vấn đề trong quá
trình phát triển và đặc biệt là trong tiến trình hội nhập. Ngành da giày Việt Nam hiện nay
bên cạnh lợi thế về nhập khẩu nhưng cũng còn tồn tại nhiều điểm yếu. Nguồn nguyên liệu
phần lớn phải nhập từ nước ngoài nên hiệu quả kinh tế thấp. Hơn 60% các sản phẩm da
giày của Việt Nam là gia công cho đối tác nước ngoài – là nhà buôn chứ không xuất khẩu
trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam bị phụ thuộc và
bị chi phối khá nhiều về việc sản xuất. Bên cạnh đó, chúng ta lại quan tâm xuất khẩu quá
nhiều vào một thị trường EU (50%) mà chưa dàn trải đều trên các thị trường khác nhau.
Tất cả các điều đó đã góp phần làm cho doanh nghiệp lao đao khi bị EU kiện bán phá giá.
Thời gian qua đã cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ rất cao bị kiện bán
phá giá, trợ cấp bán phá giá, tự vệ. Ngành giày da đã kiện hai lần bởi EU vào năm 1998 và
năm 2005. Nhưng vào năm 1998, chúng ta không bị đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ.
Nhưng đến năm 2005 vừa qua thì vụ kiện đã tương đối lớn và EU đã quyết định áp thuế
chống bán phá giá 10% cho sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, gây không ít điêu đứng
cho ngành da giày của nước ta.
2.4 THỦY SẢN:
2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Đất nước ta có chiều dài bờ biển 3260 Km, với 112 cửa sông lạch, có vùng nội thuỷ và
lãnh hải rộng 226.000 Km
2
, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu Km
2

với 4.000 hòn
đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vùng vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường với trữ lượng hải
sản gần 3 triệu tấn. Hàng năm chúng ta có thể khai thác 1,2 -1,4 triệu tấn hải sản mà không
làm ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi. Qua thống kê biển Việt Nam có trên 2100 loài cá,
trong đó có trên 130 loài cá có giá trị kinh tế: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc và
các loại thực vật biển khác.
Trong thời gian qua thuỷ sản đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam và thuỷ sản chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, da giày nếu xét về kim ngạch
Trang 17
xuất khẩu. Trên thị trường thế giới, Việt Nam đang dần trở thành một trong những nước
xuất khẩu thuỷ sản quan trọng với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Năm Kim ngạch (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng so với
năm trước (%)
1990 205,0
1991 262,2 27,9
1992 305,1 16,4
1993 368,8 20,7
1994 556,3 51,0
1995 621,4 11,7
1996 696,5 12,1
1997 782,0 12,3
1998 858,0 9,7
1999 973,6 13,5
2000 1.478,5 51,9
2001 1.816,4 22,9
2002 2.021,7 11,3
2003 2.275,6 12,6
2004 2.400,8 5,5

2005 2.739,0 14,1
2006 3.358,0 22,6
8 tháng đầu 2007 2.104,4
(Nguồn: Trung tâm tin học Thuỷ sản)
Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 205 triệu USD. Ngành thuỷ sản chỉ mất 12
năm để tăng kim ngạch xuất khẩu lên gấp 10 lần, từ 205 triệu USD đến 2.021,7 triệu USD
vào năm 2002. Như vậy trong 17 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam đạt kết quả khá ngoạn mục so với các ngành kinh tế khác và so với các nước
trong khu vực. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á có ảnh hưởng
nặng nề đến nền kinh tế các nước trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác
có sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
trong các năm 2001, 2002, 2003 có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2004, do hậu quả của
các vụ kiện bán phá giá, điều kiện sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng
trưởng năm 2004 có chậm lại nhưng đã nhanh chóng đạt lại tốc độ tăng trưởng trên 5,5%.
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đã tăng đến 14,1%. Đặc biệt năm 2006 là năm mà ngành
thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất cao 22,6%. Điều này cho chúng ta thấy xuất khẩu thuỷ
sản tăng trưởng vững chắc. 8 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 2,1 tỉ
USD cho thấy năm nay ngành thuỷ sản có thể đạt được kế hoạch kim ngạch xuất khẩu là
3,5 tỉ USD.
2.4.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản có
tính kinh tế cao. Tuy nhiên trong thời gian qua các mặt hàng thuỷ sản vẫn còn khá đơn
Trang 18
điệu, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Ngoài ra, từ năm 2006 đến nay kim ngạch
xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang các thị trường nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng.
Cơ cấu hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 8 tháng đầu năm 2007
Mặt hàng Số lượng (Tấn) Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm 73347.4 720985405
Cá tra, basa 213578.6 564762570
Nhuyễn thể chân đầu 48837.1 165636695

Cá 50198 160984666
Mặt hàng khác 27862.3 95858919
Cá Ngừ 32158.3 90851266
Tôm chế biến 8410.4 69133048
Cá khô 18798.2 68326099
Giáp xác khác 7896.6 59633086
Cá chế biến 28842.2 41460524
Mực khô 6149.2 39918630
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 8404 21757985
Tôm khô 2745.3 3706114
Tôm hùm 27.9 741571
Nhuyễn thể khác 243.7 460685
Tôm hùm, tôm mũ ni 12.2 187397
Tổng 527511.4 2104404660
(Nguồn: Trung tâm tin học Thuỷ sản)
Mặt hàng tôm đông lạnh vẫn đứng đầu trong thuỷ sản xuất khẩu, với 670,29 triệu USD,
nhưng thị phần lại giảm chút ít. Cá tra và cá ba sa tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng thứ 2, đạt 534,45 triệu USD. Cá đông lạnh chiếm vị trí thứ 3, đạt 156,67 triệu USD.
Mặt hàng nhuyễn thể các loại đứng thứ 4, tăng 20,31% so với cùng kỳ năm 2006, đạt
177,98 triệu USD. Mặt hàng cá ngừ tăng 25,41% so với cùng kỳ 2006 đạt 87,13 triệu USD.
2.4.3 Thị trường xuất khẩu:
Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã nổ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
nhằm mở rộng khả năng tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt
Nam. Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của
Việt Nam nhưng vị trí của các thị trường này cũng biến động theo thời gian.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo thị trường
Đơn vị tính: Giá trị (triệu USD); Tỷ trọng (%).
Thị
trường
Chỉ

tiêu
Năm
Trang 19
1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
8 tháng
đầu
2007
Nhật
Bản
Giá trị 382,1 467,3 465,9 538,0 582,9 754,9 813,4 842,6 396,2
Tỷ
trọng
48,9 31,6 25,6 26,6 25,6 31,4 29,7 25,1 18,8
Mỹ Giá trị 39,1 298,2 489,0 655,7 782,2 592,8 634,0 664,2 413,6
Tỷ
trọng
5,0 20,2 26,9 32,4 34,4 24,7 23,1 19,8 19,7
EU
Giá trị 74,9 99,2 107,0 84,4 127,2 243,9 436,7 723,5 527,9
Tỷ
trọng
9,6 6,7 5,9 4,2 5,6 10,2 15,9 21,5 25,1
Trung
Quốc,
Giá trị 106,4 291,7 316,7 302,3 147,8 131,2 134,4 164,3 113,5
Tỷ
trọng
13,6 19,8 17,4 15,0 6,5 5,5 4,9 4,9 5,4
ASEAN
Giá trị 64,1 77,8 64,9 79,5 73,1 165,7 123,2 150,9 108,1

Tỷ
trọng
8,2 5,3 3,6 3,9 3,2 6,9 4,5 4,5 5,1
Các
nước
Giá trị 115,4 244,3 372,9 361,8 562,4 513,3 597,3 812,5 545,1
Tỷ
trọng
14,7 16,4 20,6 17,9 24,7 21,3 21,9 24,2 25,9
Tổng
cộng
Giá trị 782,0 1.478,5 1.816,4 2.021,7 2.275,6 2.400,8 2.739,0 3.358,0 2.104,4
Tỷ
trọng
(%)
100 100 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Trung tâm tin học thuỷ sản)
Thị trường Nhật Bản ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 đã là thị trường nhập khẩu
thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên vị trí độc tôn này giảm dần trong những năm
trở lại đây. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngày càng giảm từ 48,9% vào năm 1997 xuống còn 25,6%
vào năm 2003, thể hiện nổ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Thị trường Châu Âu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
của Việt Nam. Mặc dù đây là khu vực thị trường rất khó tính nhưng có tiềm năng mở rộng
lớn. Thị trường EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ 1, đạt 500 triệu USD,
chiếm 25,17% thị phần về giá trị (năm 2006 là 22,84%). Thị trường Mỹ đã trở lại vị trí thứ
2, chiếm tỉ trọng 19,58% về giá trị (389,06 triệu USD). Thị trường Nhật Bản tụt xuống vị
trí thứ 3, chiếm 18,70% về giá trị, đạt 371,5 triệu USD, nguyên nhân là những tháng đầu
năm Nhật Bản kiểm soát nghiêm ngặt đối với thuỷ sản Việt Nam. Xuất khẩu vào Hàn

Quốc đạt giá trị 133,35 triệu USD (6,71% về giá trị), tăng 21,68% so với cùng kỳ năm
2006.
Trang 20
2.4.4 Thuận lợi và khó khăn:
2.4.4.1 Thuận lợi:
Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam còn rất lớn
Thông qua hình thức liên doanh và tự đầu tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã
nâng cấp trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh
trên thị trường.
Năm 2006, nước ta có thêm 38 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang
EU, nâng tổng số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này lên
209 đơn vị. Hàn Quốc công nhận thêm 13 đơn vị đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng tổng số
doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này lên 298 đơn vị. Vừa
qua, Nga cũng đã chấp thuận bước đầu cho 11 doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu sản phẩm sang Nga.
2.4.4.2 Khó khăn:
Ngành thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các yêu cầu về bảo vệ môi
trường, các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại từ các nước: Nhật Bản,
Canada, Mỹ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khối
ASEAN.
Các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu như:
rào cản thuế quan (thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối
kháng, thuế chống bán phá giá…) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất
nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, rào cản kỹ thuật…).
Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch,
giống nuôi trồng, đánh bắt… còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành qui trình công
nghệ mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô.
2.5 GỖ:
2.5.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Từ năm 2004, ngành xuất khẩu gỗ chế biến tạo sự bứt phá ngoạn mục, kim ngạch xuất
khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng gấp 4 lần (tăng 88%) so với năm 2003 và duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, năm 2005 là 35%, năm 2006 là 24,5%, sáu tháng đầu năm 2007, ngành thực
hiện kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD bằng cả năm 2004.dự kiến cả năm đạt 2,5 tỷ USD.
Đồ gỗ trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày
dép và thủy sản. 3 năm qua có sự dịch chuyển mạnh từ nguồn đầu tư FDI doanh nghiệp
(DN) các nước trong khu vực với trên 300 DN, nâng con số đơn vị chế biến gỗ và lâm sản
cả nước lên khoảng 2.000 DN, với hơn 170.000 công nhân. Năng lực chế biến gỗ, không
chỉ tăng về số lượng và quy mô, mà còn do các DN tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và
công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, kể cả trình độ quản lý và tay
nghề công nhân. Thị trường xuất khẩu gỗ chế biến mở rộng với hơn 120 nước và lãnh thổ,
Trang 21
và từng bước được củng cố vững chắc tại 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản. Năng
lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu VN được nâng cao.
Đồ gỗ của Việt Nam đang có một chỗ đứng khá vững trên thị trường thế giới. Kim
ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đặt 1.334 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ
năm trước. Đồ gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Những thị trường hút hàng của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Ôxtraylia, Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông.
Riêng trong tháng 7-2007, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD, tăng
37% so với tháng 7-2006. Hiện đồ gỗ Việt Nam được các đối tác nhập khẩu gỗ đánh giá
khá cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2007 ước đạt
1,5 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2006. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm
này lớn nhất của Việt Nam, kế đến là Nhật Bản, Anh… Xuất khẩu sản phẩm gỗ đã thực
hiện được 74,6% kế hoạch năm.
2.5.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm trong tháng 7/07
Nội thất phòng khách, phòng ăn 24.3%
Nội thất phòng ngủ 25.9%

Đồ trang trí 0.6%
Thủ công mỹ nghệ 1.6%
Nội thất nhà bếp 3.7%
Ghế 14.8%
Dăm 8.3%
Gỗ, ván 9.1%
Nội thất văn phòng 6.2%
Loại khác 5,5%
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong tháng 7/07, qua bảng trên cho thấy đồ nội thất
dùng trong phòng ngủ vẫn là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với 47,55 triệu USD,
chiếm 25,9% tổng kim ngạch. Đồ nội thất phòng ngủ xuất khẩu gồm có giường, bộ phận
giường, tủ áo, bàn, tủ trang điểm…tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng
ăn, đạt kim ngạch 44,6 triệu USD, chiếm 24,3% tỷ trọng; ghế đạt 27,22 triệu USD, chiếm
Trang 22
14,8%; gỗ ván đạt 16,67 triệu USD, chiếm 9,1%; đồ nội thất dùng trong văn phòng đạt
11,3 triệu USD, chiếm 6,2%…
Ghế vẫn là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, chiếm đến 25% tổng kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ. Các sản phẩm ghế xuất khẩu như ghế cao su, ghế gỗ sồ, ghế living
dining milner… Tiếp đến là đồ nội thất phòng ngủ, đạt 46,6 triệu USD trong tháng 3, nâng
tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất loại này trong 3 tháng đầu năm đạt 122,2 triệu USD,
tăng 15% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 18,3% tỷ trọng. Đồ nội thất phòng ngủ như
giường, tủ áo, bàn trang điểm… là những sản phẩm có thế mạnh của ta. Đồ nội thất dùng
trong phòng khách, phòng ăn cũng là một sản phẩm được ưa chuộng như bàn coffee, tủ
commot, tủ buffee…đạt kim ngạch 39,8 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội
thất loại này 3 tháng đầu năm đạt 112,4 triệu USD, tăng 19% so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài
ra, 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng cũng đạt 30,9 triệu USD,
tăng 3,4% so cùng kỳ năm ngoái; gỗ, ván đạt 31 triệu USD, tăng 12%; đồ nội thất nhà bếp
đạt 4,6 triệu USD, tăng 9,5%...
Hiện nay Việt Nam có trên 1.800 công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nhưng
những doanh nghiệp đạt kim ngạch cao đều là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài

như công ty Cty TNHH Scancom Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,6 triệu USD;
công ty TNHH Green River Wood & Lumber (Việt Nam) kim ngạch xuất khẩu được 40,8
triệu USD… 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt kim ngạch cao nhất năm 2006
chiếm 26,8% tổng kim ngạch, đạt 510,22 triệu USD.
Một số công ty đã tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như công ty CP
hợp tác kinh và XNK Savimex (mã CK là SAV), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 15
triệu USD trong năm 2006…
2.5.3 Thị trường xuất khẩu:
Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
trong tháng 7/2007 đạt trên 81,6 triệu USD, tăng 25,6% so với tháng 7/06. Tổng kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 508,3 triệu
USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 38,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ. Các sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường này vẫn là đồ nội thất dùng trong
phòng ngủ như giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ đầu giường… Những năm gần đây,
xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã gia tăng khá
nhanh. Tính chung cả sản phẩm gỗ và nội thất, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng
gấp 56 lần, từ 16 triệu USD (năm 2001) lên 902,5 triệu USD (năm 2006). Theo một con số
thống kê, năm 2001 Việt Nam chỉ mới xuất khẩu vào Hoa Kỳ một lượng rất nhỏ đồ gỗ,
16,1 triệu USD, chiếm 0,06% tỷ trọng nhập khẩu đồ gỗ của nước này. Sang năm 2002, con
số này nhảy vọt, đạt 44,7 triệu USD, tăng 178% so với 2001 và vượt qua cả tốc độ tăng
trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1,84 lần, đạt tỷ
trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước. Những năm tiếp theo đó, tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tuy vẫn giữ ở mức độ khá cao,
song đã có nhiều dấu hiệu thiếu ổn định. Năm 2003 đạt 116 triệu USD, tăng 160% và đây
là mức tăng cao nhất trong số 25 nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu sang Mỹ, tăng gần gấp 6
lần tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ (98%) và chiếm 20% thị phần đồ gỗ
của Việt Nam.Đến năm 2004, con số này là 388 triệu USD, tăng 235% và là mức tăng kỷ
lục do năm đầu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Hoa Kỳ trở thành
Trang 23
nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam và hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường

này đứng thứ 3 sau dệt may và giày dép. Đến năm 2005, bắt đầu có dấu hiệu đi xuống khi
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 697 triệu USD trong số 1,53 tỷ USD kim ngạch xuất
khẩu đồ gỗ của Việt Nam (chiếm 79%). Tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 29% với 902,5 tỷ
USD kim ngạch xuất khẩu. Riêng quý I/2007, kim ngạch đạt được 277,7 triệu USD, tăng
được 49% so cùng kỳ. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh là do
một số nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã bắt
đầu có hiệu lực. Theo đó, thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảm mạnh, trung bình từ 50 -
55% xuống còn 0 - 3%. Ngoài ra, đối với thị trường Hoa Kỳ, đồ gỗ Việt Nam được đánh
giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo và có giá khá cạnh tranh so với một số nước, đứng
thứ năm trong số 10 nước xuất khẩu gỗ lớn nhất vào Hoa Kỳ, sau Trung Quốc, Canada,
Mexico và Italia.
Kế đến là Nhật Bản, kim ngạch xuất sang Nhật Bản trong tháng 7 đạt trên 24,66 triệu
USD, tăng 23,2% so với tháng 7/06, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường này 7 tháng đầu năm đạt trên 177,8 triệu USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm
2006. Các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất vào Nhật Bản khá đa dạng, bao gồm đồ gỗ
nội thất, đồ gỗ công nghiệp ván sàn, khung tranh, hòm, hộp, đồ gỗ trang trí… Trong đó đồ
gỗ nội thất chiếm tỉ trọng lớn. Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỉ trọng lớn (từ 72 – 82%
từng năm), đứng thứ 2, sau Trung Quốc XK vào Nhật Bản. Dự kiến kim ngạch XK đồ gỗ
sang Nhật Bản tới năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân
25%/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng
bình quân 28%/năm. Đồ gỗ Việt Nam XK sang Nhật Bản từ năm 2004 – 2006 đạt tốc độ
tăng trưởng khá. Năm 2004: đạt 180 triệu USD; năm 2005: 240 triệu USD; năm 2006: 286
triệu USD.
Đứng thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản là thị trường Anh, với kim ngạch xuất khẩu trong
tháng 7 đạt 12,46 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Anh 7 tháng đầu năm đạt 120,6 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số
liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Anh trong
tháng 2 đạt trên 12,7 triệu USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2006, nâng tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta vào thị trường này 2 tháng đầu năm đạt 32,6 triệu
USD, tăng 37% so cùng kỳ năm ngoái. Về cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường

Anh: xuất khẩu ghế và các bộ phận của ghế chiếm tỷ trọng cao nhất với kim ngạch xuất
khẩu 2 tháng đầu năm đạt 11 triệu USD, chiếm 33,7% (trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ tới thị trường này). Trong đó kim ngạch xuất khẩu ghế nguyên chiếc chiếm 58%.
Trang 24
Đơn giá trung bình của mặt hàng ghế nguyên chiếc xuất khẩu vào thị trường Anh trong
tháng 2 đạt 25,9 USD/chiếc - FOB, giảm 5,83 USD/chiếc so với tháng 1. Tiếp đến là đồ
nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, đạt kim ngạch trên 10,5 triệu USD trong 2
tháng đầu năm và chiếm 32,2% tỷ trọng. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong
phòng khách và phòng ăn trong quý I đạt khoảng 12,6 triệu USD, tăng 30,5% so với cùng
kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào
thị trường Anh 2 tháng đầu năm cũng đạt khá, gần 5 triệu USD, chiếm 15,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Đơn giá trung bình của mặt hàng giường nguyên chiếc xuất
khẩu vào thị trường Anh trong tháng 2 đạt 78,71 USD/chiếc – FOB, tăng 11,26 USD/chiếc.
Trung Quốc, vươn lên đứng thứ 4 với kim ngạch tăng trưởng vượt bậc đạt trên 16 triệu
USD trong tháng 7, tăng 60,6% so với tháng 7/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường này 7 tháng đầu năm đạt 88,8 triệu USD, tăng 127% so với cùng kỳ năm 2006. Tuy
nhiên, sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ, ván nguyên liệu, dăm gỗ và
đồ gỗ mỹ nghệ.
Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường khác cũng khá tiềm năng như
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2007 đạt 48,6 triệu
USD, tăng 24,3%; Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2006 đạt 65,7
triệu USD, tăng 32,2% (tăng 16 triệu USD) so với năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu
chính: Đồ nội thất phòng khách (trong đó chủ yếu là bàn ghế và tủ); Ghế; Đồ nội thất và đồ
dùng trong nhà bếp; Gỗ nguyên liệu; Đồ nội thất phòng ngủ (giường; bàn ghế; kệ).
Canada: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong năm 2006 đạt 33,5 triệu USD;
tăng 90,2% (tăng 15,9 triệu USD) so với năm 2005. Các mặt hàng chính: Đồ nội thất
phòng khách (bàn ghế, tủ); Đồ nội thất phòng ngủ (giường; tủ; bàn trang điểm); Ghế; Đồ
nội thất văn phòng (bàn ghế, tủ)… ; 7 tháng đầu năm 2007 đạt 23,2 triệu USD, tăng 36,1%
…Đây là một thị trường tiềm năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, kim
ngạch nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ các loại của thị trường này từ năm 2000 đến nay liên

tục tăng mạnh. Năm 2007, tiêu dùng đồ nội thất của Canada được dự báo tiếp tục tăng
trưởng và nhập khẩu đồ nội thất của nước này sẽ tiếp tục tăng. Thị phần nhập khẩu đồ nội
thất của Canada từ Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 3% kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất
của nước này. Nền kinh tế Canada tăng trưởng khả quan hơn kinh tế Mỹ, với mức tăng 2,9
trong năm 2005 và tăng trưởng ổn định đến năm 2007. Ngành xây dựng của nước này ước
tăng 3,6% năm 2006. Nhu cầu về tiêu thụ đồ nội thất của nước này tăng trưởng khá ổn
định.
Ôxtrâylia: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Ôxtrâylia trong năm 2006 đạt 54,5 triệu
USD, tăng 30,1% (tăng 12,1 triệu USD) so với năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu chính:
Đồ nội thất phòng khách (tủ, bàn ghế, kệ TV); Đồ nội thất phòng ngủ (giường, tủ, bàn
ghế); ghế… Ôxtrâylia là một nước có môi trường kinh tế và chính trị khá ổn định, chính
sách thương mại minh bạch. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của thị trường này
khá cao, trong khi thị phần sản phẩm gỗ của ta tại thị trường này còn nhỏ bé. Với tất cả
những thuận lợi trên thì đây vẫn còn là thị trường rất tiềm năng và năm 2006, xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Ôxtrâylia sẽ tiếp tục tăng.
Kim ngạch xuất khẩu sang Đức 7 tháng đầu năm 2007 đạt trên 47,84 triệu USD, tăng
22,1%
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2006
Trang 25

×