Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

BÁO cáo kết QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ rủi RO NGÔ bt11 đối với môi TRƯỜNG và đa DẠNG SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 208 trang )










BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ Bt11 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Số báo cáo: SYTVN-03-2012
Tên tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Syngenta Việt Nam
Địa chỉ liên hệ: Số 16 đường 3A, Khu Công nghiệp Biên Hoà 2 Đồng Nai, Việt Nam
Điện thoại: 0618826026 Fax: 0618826015
Website: www.syngenta.com

Biên Hòa, ngày 09 tháng 5 năm 2012
i


MỤC LỤC

NỘI DUNG
Trang
Phần I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tổ chức đăng ký khảo nghiệm
1


1.2. Giống cây trồng biến đổi gen đăng ký khảo nghiệm
1
1.3. Đơn vị khảo nghiệm
1
1.4. Giấy phép khảo nghiệm
2
Phần II. TỔNG QUAN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN

2.1. Sinh vật cho gen
3
2.2. Thông tin về quá trình chuyển nạp gen
5
2.2.1. Véc tơ sử dụng
5
2.2.2. Kích thước, trình tự, chức năng của gen hoặc đoạn gen đưa vào
6
2.3. Sinh vật nhận gen
8
2.3.1. Mô tả về cây ngô/bắp (sinh vật nhận gen):
8
2.3.2. Đặc điểm giống ngô nền (NK66)
18
2.4. Giống cây trồng biến đổi gen ngô Bt11
20
2.4.1. Tính trạng, điểm khác biệt giữa ngô Bt11 và ngô không chuyển
gien
20
2.4.2. Biểu hiện tính trạng/protein của ngô Bt11
20
2.4.3. Tình hình cấp phép, sử dụng ngô Bt11 trên thế giới

26
Phần III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KHẢO NGHIỆM Ở VIỆT NAM

3.1. Kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro trên thế giới đối với ngô chuyển
gen Bt11
30
ii

3.1.1. Các kết quả nghiên cứu về kiểu hình của ngô Bt11
30
3.1.2. Các nghiên cứu về khả năng trở thành cỏ dại trong môi trường nông
nghiệp của ngô Bt11.
31
3.1.3. Khả năng trở thành cỏ dại của ngô Bt11 trong môi trường phi nông
nghiệp
32
3.1.4. Những nghiên cứu đánh giá tác động của ngô Bt11 đến sinh vật
không chủ đích
33
3.1.5. Phân tích thành phần dinh dưỡng của ngô mang event Bt11
38
3.2. Xác định các yêu cầu cần khảo nghiệm đánh giá rủi ro ngô Bt11 đối với
môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam.
39
3.2.1. Tính an toàn của ngô chuyển gen Bt11 hay protein Cry1Ab và
protein PAT
39
3.2.2. Nguyên lý chung đánh giá rủi ro đối với cây trồng chuyển gen
42
3.2.3. Cơ sở lý luận cho việc đề nghị các nghiên cứu đánh giá rủi ro cho

khảo nghiệm hạn chế và diện rộng của ngô Bt11 đối với môi tường và đa
dạng sinh học ở Việt Nam
44
Phần IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP KHẢO
NGHIỆM

4.1. Khảo nghiệm hạn chế
79
4.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm
79
4.1.2. Nội dung khảo nghiệm
79
4.1.3. Ý nghĩa khảo nghiệm
80
4.1.4. Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm
80
4.1.5. Bố trí thí nghiệm
84
4.1.6. Chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và xử lý số liệu
84
4.2. Khảo nghiệm diện rộng
91
4.2.1. Mục tiêu khảo nghiệm
93
4.2.2. Nội dung khảo nghiệm
93
4.2.3. Ý nghĩa khảo nghiệm
94
4.2.4. Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm
94

4.2.6. Chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và xử lý số liệu
104
PHẦN V: KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

5.1. KHẢO NGHIỆM HẠN CHẾ
112
5.1.1. Kết quả
112
iii

5.1.1.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và kiểu hình của ngô Bt11
trong điều kiện canh tác tại Việt Nam
112
5.1.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của ngô Bt11 tới sinh vật không chủ đích
trên ruộng ngô khảo nghiệm
115
5.1.1.3. Hiệu quả của ngô Bt11 trong việc kiểm soát sâu đục thân ngô
Châu Á
127
5.1.2. Thảo luận
128
5.1.2.1. Nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại xâm lấn môi trường tự
nhiên của ngô Bt11 và nguy cơ trôi gen, phát tán gen
129
5.1.2.2. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến sinh vật không chủ
đích của ngô Bt11
131
5.1.2.3. Đánh giá các nguy cơ khác gây ảnh hưởng đến môi trường và
hệ sinh thái
135

5.1.2.4. Các vấn đề khác
139
5.1.3. Kết luận từ khảo nghiệm hạn chế
140
5.2. KHẢO NGHIỆM DIỆN RỘNG
141
5.2.1. Kết quả đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại của ngô Bt11
trong khảo nghiệm diện rộng thông qua so sánh các đặc điểm nông sinh
học, hình thái
141
5.2.2. Ảnh hưởng của ngô Bt11 đến các sinh vật không chủ đích
142
5.2.3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu đục thân của ngô Bt11
159
5.2.4. Năng suất và hiệu quả kinh tế của ngô Bt11
162
5.2.4.1. Năng suất của ngô Bt11
162
5.2.4.2. Hiệu quả kinh tế của ngô Bt11
163
5.3. KẾT QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO
165
PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1. Kết luận
169
6.2. Đề nghị
173
Phần VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
175



iv

MỤC LỤC HÌNH

Hình I:
Phản ứng được xúc tác bởi glutamine synthetase. Phản ứng này nếu
ngăn chặn bởi glufosinate ammonium (phosphinothricin) sẽ gây ra sự
tích luỹ ammonia đến nồng độ gây độc cho tế bào.
4
Hình II.
Glufosinate ammonium (GA) và sản phẩm chuyển hoá của nó, N-
acetyl-glufosunate (NAG), Methylphosphinicopropionic acid (MPP)
và 3-methylphosphinicoacetic acid (MPA) (Huang và cs., 1995)
4
Hình III.
Sơ đồ plasmid map pZO1502 cho thấy những vị trí hạn chế chính, các
thành phần di truyền bao gồm các đoạn gen của cây có mang gen Bt và
gen pat, và tổng thể plasmid, bao gồm vị trí của gen beta-lactamase
(amp hay bla) và vùng khởi đầu sao chép (ORI).
7
Hình IV.
Quy trình đánh giá rủi ro của cây trồng chuyển gen đối với môi trường
theo quyết định 2001/18/EC
44
Hình 1.
Diễn biến chỉ số gây hại của Rệp ngô trong thí nghiệm ngô Bt11
118
Hình 2.

Diễn biến mật độ Bọ rùa bắt mồi ăn thịt trong thí nghiệm ngô chuyển
gen Bt11
120
Hình 3.
Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt trong thí nghiệm ngô
chuyển gen Bt11
121
Hình 4.
Diễn biến mật độ bọ xít mù xanh trong thí nghiệm ngô chuyển gen
Bt11
122
Hình 5.
Diễn biến chỉ số gây hại của Rệp ngô trong thí nghiệm ngô Bt11 tại
Hưng Yên (A), Sơn La (B), BRVT (C) và Đăk Lăk (D)
145
Hình 6.
Diễn biến mật độ bọ rùa BMAT trong thí nghiệm ngô Bt11 tại Hưng
Yên (A), Sơn La (B), BRVT (C) và Đăk Lăk (D)
148
Hình 7.
Diễn biến mật độ nhện lớn BMAT trong thí nghiệm ngô Bt11 tại Hưng
Yên (A), Sơn La (B), BRVT (C), Đăk Lăk (D)
150
Hình 8.
Diễn biến mật độ CCCN trong thí nghiệm ngô Bt11 tại Hưng Yên (A),
Sơn La (B), BRVT (C), Đăk Lăk (D)
152


v


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.
Các thành phần trên plasmid pZO1502
7
Bảng 2.
Hàm lượng riêng của protein CryIAb trong mô ngô chuyển gen Bt11
trong chu trình sống của cây ngô (cây trồng trong nhà kính).
22
Bảng 3.
Hàm lượng protein CryIAb trong ngô Bt11 trồng ngoài đồng
23
Bảng 4.
Nồng độ protein PAT trong mô ngô Bt11. Dữ liệu được tóm tắt từ
bảng 4 của báo cáo phân tích gởi đến từ phòng thí nghiệm của Xeros
24
Bảng 5.
Danh sách các nước được phép canh tác ngô Bt11 và được phép sử
dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trên thế giới
25
Bảng 6.
Sự phát tán gen qua các con đường khác nhau
45
Bảng 7.
Tỉ lệ thụ phấn chéo ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn cho
phấn ở cây ngô
48
Bảng 8.
Tác động của ngô Bt đến sinh vật không chủ đích

52
Bảng 9.
Sự tồn tại của protein BT và những tác động đến hệ sinh thái đất
70
Bảng 10.
So sánh các đặc điểm nông sinh học và hình thái của ngô Bt11 với
giống nền NK66 và giống thương mại C919 trong khảo nghiệm hạn
chế
114
Bảng 11a.
Thành phần loài côn trùng và nhện trong khảo nghiệm ngô Bt11 theo
hệ thống phân loại (Hưng Yên và Bà Rịa Vũng Tàu 2010, 2011)
116
Bảng 11b.
Số lượng các loài côn trùng và nhện trong khảo nghiệm ngô Bt11
theo nhóm đối tượng ( Hưng Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, 2010 và 2011)
116
Bảng 12.
So sánh quần thể bọ đuôi bật (Collembola) trong đất trồng ngô Bt11
và giống nền NK66
123
Bảng 13.
So sánh tỷ lệ loài ưu thế (bọ đuôi bật Collembola) trong đất trồng ngô
Bt11 và NK66
124
Bảng 14.
Thành phần bệnh hại và tần suất bắt gặp trong thí nghiệm ngô Bt11
(Văn Giang- Hưng Yên và Tân Thành -Bà Rịa, 2010)
125
Bảng 15.

Mức độ gây hại của một số bệnh hại chính trong thí nghiệm ngô Bt11
(điều tra tại 75 NSG)
126
Bảng 16.
Mức độ gây hại của sâu đục thân ngô trong thí nghiệm ngô Bt11 và
giống nền NK66 (Hưng Yên và BRVT, 2010 và 2011)
128
vi

Bảng 17.
Một số đặc tính nông học của ngô Bt11 và giống nền NK66 khảo
nghiệm diện rộng tại Hưng Yên, Sơn La, Bà Rịa Vũng Tàu, và Đăk
Lăk
141
Bảng 18.
Một số đặc điểm hình thái của các ngô Bt11 và NK66 khảo nghiệm
diện rộng tại Hưng Yên, Sơn La, Bà Rịa Vũng Tàu, Đăk Lăk
142
Bảng 19.
Số lượng các loài côn trùng và nhện trong khảo nghiệm diện rộng
ngô Bt11 theo hệ thống phân loại
143
Bảng 20.
Số lượng các loài côn trùng và nhện trong khảo nghiệm diện rộng
ngô Bt11 theo nhóm đối tượng
144
Bảng 21.
So sánh một số chỉ số định lượng của Collembola giữa đất trồng
Bt11và NK66 Hưng Yên, Sơn La, Bà Rịa Vũng Tàu, Đăk Lăk
154

Bảng 22.
Thành phần loài Collembola ưu thế trên đất trồng ngô Bt11 và NK66
tại Hưng Yên, Sơn La, Bà Rịa Vũng Tàu, Đăk Lăk
155
Bảng 23a.
Mức độ gây hại của một số bệnh hại chính trong thí nghiệm ngô Bt11
tại Hưng Yên và Sơn La
157
Bảng23b
Mức độ gây hại của một số bệnh hại chính trong thí nghiệm ngô Bt11
tại BRVT và Đăk Lăk
158
Bảng 24.
Mức độ gây hại trên lá của sâu đục thân ngô trong khảo nghiệm diện
rộng ngô Bt11 tại Hưng Yên, Sơn La, BRVT và Đăk Lăk
160
Bảng 25.
Mức độ gây hại của sâu đục thân ngô trên thân, cờ và bắp trong khảo
nghiệm diện rộng năm 2011
161
Bảng 26.
Năng suất của ngô chuyển gen NK66Bt11 và giống nền NK66 trong
khảo nghiệm rộng năm 2011
162
Bảng 27.
Hiệu quả kinh tế của ngô Bt11
164


1


Phần I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tổ chức đăng ký khảo nghiệm
Tên Tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Syngenta Việt Nam
Địa chỉ liên hệ: Số 16 đường 3A, khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai, Việt Nam
Điện thoại: 0618826026 Fax: 0618826015
E-mail: Website: www.syngenta.com
Người và địa chỉ liên lạc tại Việt Nam:
Đại diện: Ông Shane Emms
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Địa chỉ liên hệ: Văn phòng đại diện Công ty TNHH Syngenta tại TP Hồ Chí Minh
Tầng 11 Toà nhà Đại Minh, 77 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 54318900 Fax: (08) 54318898
Email: Website: www.syngenta.com
1.2. Giống cây trồng biến đổi gen đăng ký khảo nghiệm
- Cây trồng chuyển gen khảo nghiệm: Ngô/Bắp (Zea May L.), thuộc chi Maydeae, họ
hoà thảo (Poaceae hay gramineae), bộ hoà thảo (Poales hay Graminales), lớp một lá
mầm (Monocotylens), ngành hạt kín (Angiospermatophyta), phân giới thực vật bậc
cao (Cosmobionia).
- Sự kiện chuyển gen: Bt11, có gen Cry1Ab và gen pat là gen chỉ thị
- Đặc tính biểu hiện: Ngô Bt11 mang đặc tính có lợi là kháng sâu đục thân ngô và
chống chịu thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glufosinate ammonium.
- Giống nền sử dụng: NK66, là giống đã được thương mại hóa tại Việt Nam năm 2006.
1.3. Đơn vị khảo nghiệm
Theo quyết định số 252/QĐ-BNN-KHCN, v/v Chỉ định Tổ chức khảo nghiệm đánh giá rủi ro
đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng chuyển gen, Công ty Trách
nhiệm Hữu Hạn Syngenta Việt Nam đã chọn Viện Di Truyền Nông nghiệp, Trung tâm khảo
kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam Bộ và Viện Bảo vệ Thực vật là
các đơn vị thực hiện khảo nghiệm đánh giá tác động của ngô chuyển gen Bt11 đối với môi
trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam.

2

 Viện Di truyền Nông nghiệp- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Đại diện: PGS.TS. Lê Huy Hàm
Chức vụ: Viện trưởng, Viện Di truyền Nông nghiệp
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84 4 8386734; Fax: 84 4 7543196
E-mail: Website: http:// www.agi.gov.vn
 Viện Bảo vệ thực vật
Đại diện: Tiến sĩ Ngô Vĩnh Viễn
Chức vụ: Viện Trưởng
Địa chỉ: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: + 84 4 38389724 Fax: +84 4 38363563
Email:
 Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam Bộ
Đại diện: ThS. Nguyễn Quốc Lý
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 135A Paster, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: + 84 838229085 Fax: + 84 838229086
Email:
1.4. Giấy phép khảo nghiệm
1.4.1. Khảo nghiệm hạn chế
Thực hiện theo quyết định số 773/QĐ/BNN-KHCN quyết định V/v “Khảo nghiệm hạn chế
đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của cây ngô chuyển gen” do Bộ
trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký ngày 29 tháng 03 năm 2010.
1.4.2. Khảo nghiệm diện rộng
Thực hiện theo quyết định số 403/QĐ/BNN-KHCN quyết định V/v “Công nhận kết quả khảo
nghiệm hạn chế và cấp phép khảo nghiệm diện rộng đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học
và môi trường của cây ngô chuyển gen” do Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn ký ngày 07 tháng 03 năm 2011.

3

Phần II. TỔNG QUAN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
2.1. Sinh vật cho gen
Sự kiện Bt11 có chứa thêm hai gen mã hoá cho hai protein là gen Cry1Ab và gen pat (là gen
chỉ thị), trong đó:
- Vi khuẩn B. thuringiensis là vi khuẩn gram dương sống phổ biến trong đất, cho
protein CryIAb được phát hiện ở nước Đức;
- Vi khuẩn Streptomyces viridochromogenes là vi khuẩn gram dương, sống trong đất
thuộc họ Actinomycetae cho protein PAT.
B. thuringiensis là vi khuẩn gram dương tạo bào tử trong điều kiện hiếu khí, có thể tạo ra các
protein dạng tinh thể, các protein dạng tinh thể này có tác dụng như các loại thuốc trừ sâu
sinh học để kiểm soát một số loại côn trùng và sâu bọ nhạy cảm chuyên biệt khi chúng ăn
phải. Vì có quá trình hình thành các loại protein này nên B. thuringiensis đã được sử dụng
như một loại thuốc trừ sâu sinh học nhiều thập kỷ nay. Độc tố Bt được sinh ra từ nhiều chủng
B. thuringiensis khác nhau chuyên biệt cho bộ cánh vảy, côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng.
(Yamamoto và Powell, 1993; Gill và cs., 1992), protein CryIAb được mã hoá bởi gen CryIAb
(Btk) kháng hữu hiệu với bộ cánh vảy (Koziel và cs., 1993).
Phương thức hoạt động của protein tinh thể của B. thuringiensis: Bacillus thuringiensis
var. kurstaki (Btk) tạo ra nhờ việc tinh thể hoá protein trong quá trình tạo tiền độc tố trong
quá trình hình thành bào tử, còn được gọi là “protoxins”. Những protoxins này bị phân huỷ
bởi dịch tiêu hoá trong ruột có tính kiềm và bị qúa trình thuỷ phân cắt thành các mạch nhỏ có
độc tính, đây chính là các mạch chính cần quan tâm (Höfte và Whiteley, 1989), các mạch
hoạt động này có tính trơ với các qúa trình tiêu hoá tiếp theo bởi theo các protease như
trypsin. Các protein được kích hoạt sẽ bám vào lớp mao mạch của màng nang trong ruột giữa
của côn trùng, thúc đẩy qúa trình tạo lỗ làm ảnh hưởng đến cân bằng thẩm thấu. Các tế bào sẽ
phình lên và bị ly giải do vậy các ấu trùng nhạy cảm với protein này sẽ ngừng ăn và chết từ
từ. Đối với nhiều loại protein Bt, các điểm bám chuyên biệt đã được trình bày là có tồn tại
trên biểu mô ruột giữa của các côn trùng nhạy cảm (Höfte và Whiteley, 1989).
Ngoài gen Btk, ngô Bt11 cũng mang một gen pat được phân lập từ Streptomyces

viridochromogenes (vi khuẩn gram dương), sống trong đất thuộc họ Actinomycetae. Phương
thức hoạt động của gen pat mã hoá là enzyme phosphinothricin-N-acetyl transferase có tác
dụng khử glufosinate ammonium (thành phần hoạt động trong thuốc diệt cỏ Basta®).
Glufosinate ammonium ngăn chặn sự xúc tác tổng hợp glutamine của cây, gây ra quá trình
tích luỹ ammonia trong các mô thực vật, khiến cho cây bị chết khi phun thuốc diệt cỏ này, tuy
nhiên cây chuyển gen biểu hiện gen pat sẽ được bảo vệ trước thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất
glufosinate-ammonium. Pat là gen chỉ thị dùng trong quá trình chọn lọc tạo event Bt11.
Protein PAT được đánh giá là an toàn sinh học bởi APHIS (Dịch vụ kiểm tra sức khỏe cây
trồng và động vật-bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).
4

Phương thức hoạt động của gen pat: gen pat mã hoá enzyme phosphinothricin-N-acetyl
transferase có tác dụng khử glufosinate ammonium, thành phần hoạt động trong thuốc diệt cỏ
Basta®. Glufosinate ammonium ngăn chặn sự xúc tác tổng hợp glutamine của cây, gây ra quá
trình tích luỹ ammonia trong các mô thực vật, khiến cho cây bị chết (Hình I). Cây chuyển gen
biểu hiện gen pat sẽ được bảo vệ trước thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất glufosinate-
ammonium.
Sự chuyển hoá glufosinate ammonium: Sự chuyển hoá glufosinate ammonium trên cây có
chứa gen pat đã được nghiên cứu kỹ trên cây ngô làm thức ăn gia súc. Enzyme PAT khử
glufosinate ammonium (GA) thông qua quá trình acetyl hoá phosphinothrincin, tạo thành N-
acetyl-glufosinate (NAG) cùng hai sản phẩm chuyên hoá nữa là 3-
methylphosphinicopropionic acid (MPP) và 3-methylphosphinicoacetic acid (MPA). Còn rất
ít GA tồn tại trong hạt và MPP thường là thấp hơn giới hạn định lượng, lượng NAG được xác
định vào khoảng 0,1 ppm.







Hình I: Phản ứng được xúc tác bởi glutamine synthetase. Phản ứng này nếu ngăn chặn
bởi glufosinate ammonium (phosphinothricin) sẽ gây ra sự tích luỹ ammonia đến nồng
độ gây độc cho tế bào.







Hình II. Glufosinate ammonium (GA) và sản phẩm chuyển hoá của nó, N-acetyl-
glufosunate (NAG), Methylphosphinicopropionic acid (MPP) và 3-
methylphosphinicoacetic acid (MPA) (Huang và cs., 1995)

O
O
O
-
NH
2
O
P
OHCH
3
NH
4
HO
P
O O
-

NH
O
O
-
O
P
CH
3
H
3
C
CH
3
OH
O
O
P
OH
O
H
3
C
OH
GA
NAG
MPP
MPA

O
O

O
-
NH
3
+
O
O
O
-
O
-
NH
3
+
ATP, Mg
2+
, NH
3
Glutamine synthetase
Glutamate Glutamine
NH
2
5

Giới hạn dư lượng cho hạt ngô làm thức ăn gia súc với nồng độ 0,2 ppm đã được công nhận
vào ngày 5 tháng 2 năm 1997 tại Hoa Kỳ, giới hạn này bao gồm tổng các chất nguồn và các
chất chuyển hoá có thể tồn tại trong hạt ngô (EPA, 1997a). Sự chuyển hoá GA và NAG trong
các động vật có ăn ngô mang gen pat cũng đã được nghiên cứu. Không có vấn đề gì về an
toàn được tìm thấy với sự hiện diện của glufosinate ammonium và dư lượng của nó trong
thức ăn cho động vật, trong điều kiện thực tế trong nông nghiệp (Hình II- Huang và cs.,

1995).
2.2. Thông tin về quá trình chuyển nạp gen
Ngô Bt11 được tạo ra từ dòng bố mẹ ban đầu được chuyển gen sử dụng plasmid pZO1502
mang gen kháng sâu và chống chịu thuốc diệt cỏ glufosinate ammonium, phương pháp
chuyển gen dung hợp tế bào trần (protoplast transformation) sau đó tái sinh cây.
Vị trí đoạn gen được chuyển: Đoạn gen được chèn vào nằm ở dọc trên nhiễm sắc thể số 8.
Việc chèn đó kết hợp vững chắc vào trong nhiễm sắc thể cây ngô và được di truyền như một
gen trội đơn theo quy luật di truyền Mendel.
Số lượng bản sao của gen đưa vào: Vị trí chèn là 1 bản sao của cả gen Bt và pat và được
điều khiển bởi đoạn vector 35S trên nhiễm sắc thể số 8. Ngoài ra, vị trí chèn cho thấy tính ổn
định của gen được di truyền qua các thế hệ và biểu hiện như một tính trạng trội theo quy luật
di truyền của Mendel.
Bản đồ của plasmid PZ01502 cho thấy plasmid có chứa ba gen; gen Btk (kháng sâu), gen pat
(chống chịu thuốc trừ cỏ) và gen amp mang đặc tính kháng ampicilin. Gen bla có nguồn gốc
Prokaryote (cũng có thể gọi là amp
R
) được điều khiển bởi promoter Prokaryote mã hoá cho ß-
lactamase, mang đặc tính kháng appicillin; nó được sử dụng như một marker chọn lọc vi
khuẩn (Bolivar và cs., 1977). Plasmid được phân loại trước khi chuyển gen với enzyme hạn
chế là Notl. Nó chia tách Plasmid thành hai đoạn, một mang gen Btk và pat, một đoạn khác
mang gen kháng ampillicin. Vật liệu chuyển gen sau tái sinh được trồng và lai ngược/lai chéo
với các dòng không chuyển gen có cùng đặc tính của công ty Syngenta, sử dụng như nguồn
giống lai thương mại bố mẹ.
2.2.1. Véc tơ sử dụng
Plasmid pZO1502 được sử dụng như một vector chuyển gen trong ngô Bt11. Đây là một biến
thể plasmid pUC18, đã thương mại hoá và được mô tả đầy đủ bởi Yanisch-Perron cùng cộng
sự (1985). Vi khuẩn Escherichia coli thường là thể mang plasmid pUC8 (Yanisch-Perron
cùng cộng sự (1985).
Plasmid pUC18 có trọng lượng phân tử là 2,7kb và chứa các phân đoạn sau (Yanisch-Perron
cùng cộng sự (1985):

 Gen bla có nguồn gốc Prokaryote (cũng có thể gọi là amp
R
) được điều hoà bởi
promoter Prokaryote mã hoá cho ß-lactamase, mang đặc tính kháng appicillin; nó
được sử dụng như một marker chọn lọc vi khuẩn (Bolivar và cs., 1977).
6

 Gen lac Z, mã hoá một phần ß-glactosidase (Kalnins và cs., 1983). Gen này không
chức năng.
 Nguồn gốc sao chép plasmid pUC là từ plasmid pBR 322 (Helinski, 1985), mang đột
biến (Chambers và cs., 1988).
2.2.2. Kích thước, trình tự, chức năng của gen hoặc đoạn gen đưa vào
Các phân đoạn sau đã được chèn vào plasmid pUC18, để thành plasmid pZO1502, bao gồm
phân đoạn gen 35S-1/intron/Btk HD-1/nos và phần đoạn gen 35S-2/intron/pat/nos. Cả 2 phân
đoạn pZO1502 được liệt kê trong bảng 1, và sơ đồ plasmid pZO1502 (Hình III).
Gen Btk là một phiên bản biến đổi của toàn bộ chiều dài gen CryIA(b) của vi khuẩn Bacillus
thurigiensis var. kurstaki HD-1. Gen Btk có nguồn gốc từ phân đoạn Ncol-BglII dài 1,8 kb.
Sự thay đổi gen CryIA(b) bao gồm những thay đổi trên ADN và được xén bớt để tăng sự biểu
hiện trên cây, như Perlak và cs. (1991) đã mô tả. Sự thay đổi không gây ra bất cứ những thay
đổi đoạn amino acid nào. Protein CryIAb đã cắt ngắn N-terminal 615 amino acid của protein
tự nhiên gồm 1155 amino acid.
Gen pat (phosphinothricin acetyl transferase) được dòng hoá từ vi sinh vật có trong đất
Steptomyces viridochromogenes chủng Tu494 (Schauch và cs., 1988b). Đoạn ban đầu
(Wohlleben cùng cs., 1988b) được thay đổi để tối thích sự biểu hiện ở thực vật. Những thay
đổi bao gồm việc thay đổi codon ban đầu là GTG thành ATG và những thay đổi codon sao
cho hàm lượng GC thấp hơn, đoạn amino acid thì vẫn không đổi.
Các promoter 35S lấy từ các virus khảm cây bông cải (CaMV) (Gardner và cs., 1981; Franck
và cs., 1980). 35S-1 có nguồn gốc từ CM1841 trong CaMV (Gardner cùng cộng sự, 1981) là
một đoạn Ddel đến Ddel dài 500bp, sau đó chen vào các vị trí SacI.35S-2 có nguồn gốc từ
chủng Cabb-S của CaMV (Franck và cs., 1980), là một đoạn từ AluI đến Ddel (dài 425 bp),

có hai điểm cuối được biến đổi.
Các intron gen mã hoá alcohol dehydrogenase 1S của ngô (Feeling & Bennett, 1985). Việc sử
dụng các intron này làm tăng sự biểu hiện gen dị hợp tử đã được mô tả trước đây
(Mascarenhas và cs., 1990).
Terminator nos ở vị trí 423-678 của gen nopaline synthetase từ Agrobacterium tumefaciens
(Bevan và cs., 1983) được thêm vào các điểm cắt hạn chế.
Khả năng chuyển của plasmid pUC18: Sự chuyển plasmid trong vi khuẩn được trung gian
bởi 2 nhóm gen mã hoá plasmid là gen chuyển (tra) và gen mã hoá cho chức năng vận động
(mob). Chức năng chuyển là sự phối hợp của ít nhất 12 gen khác nhau, chịu trách nhiệm tổng
hợp các lông và các thành phần bề mặt khác. Các lông giới tính này là nơi xảy ra sự tiếp xúc
vật lý-điều kiện tiên quyết cho sự tiếp hợp-giữa tế bào cho và tế bào nhận.


7

Bảng 1. Các thành phần trên plasmid pZO1502
Thành phần
Kích
thước
Chức năng
Nguồn gốc
Promoter-1 35S
0,514 kb
Khởi động việc biểu hiện gen
liên tục
CaMV (virus khảm cây
bông cải)
IVS6
0,472 kb
Tăng cường sự biểu hiện protein

Ngô (Zea mays)
Gene cryIAb
(gene Btk)
1,845 kb
Mã hoá phiên bản đã cắt bớt của
protein có chiều dài đầy đủ
CryIAb
Bacillus thurigiensis
subsp. Kurstaki chủng
HD-1
Terminator nos
0,27 kb
Cung cấp vị trí pulyadenyl hoá
Agrobacterium
tumefqciens
Promoter-2 35S
0,42 kb
Khởi động việc biểu hiện gen
liên tục
CaMV (virus khảm cây
bông cải)
IVS2
0,178 kb
Tăng cường sự biểu hiện protein
Ngô (Zea mays)
Gene pat
0,558 kb
Mã hoá cho phosphinothricin
acetyl-transferase
Streptomyces

viridochromogenes
Terminator nos
0,22 kb
Cung cấp vị trí polyadenyl hoá
Agrobacterium
tumefqciens

Hình III. Sơ đồ plasmid map pZO1502 cho thấy những vị trí hạn chế chính, các thành
phần di truyền bao gồm các đoạn gen của cây có mang gen Bt và gen pat, và tổng thể
plasmid, bao gồm vị trí của gen beta-lactamase (amp hay bla) và vùng khởi đầu sao chép
(ORI).
8

Chức năng vận động được xác định tại ít nhất 2 vị trí trên DNA plasmid. Một vùng mã hoá
cho protein vận động gắn với vùng protein vận động (mob) khác trên DNA plasmid. Việc tạo
phức hợp không chặt chẽ liên quan tới một điểm đứt mạch trên vùng này, thường gọi là vùng
nic/bom. Plasmid pUC18 vừa không có chức năng tra vừa không có điểm nic/bom. Vì thế
plasmid không có khả năng tiếp hợp do đó không xảy ra quá trình chuyển (Helinski, 1985)
Đoạn DNA được chèn: Đặc tính di truyền của giống Bt11 chuyển gen được đặc trưng bởi số
lượng bản sao, sự ổn định qua các thế hệ, sự vắng mặt của gen tổng hợp beta-lactam và sự mô
tả các trình tự của vector đã trình bày phần trên. Vị trí đột biến bao gồm đột biến trên 1 bản
sao của đoạn vector mang cả gen Bt và PAT trên phần dài của nhiễm sắc thể số 8. Ngoài ra,
vị trí đột biến cho thấy tính ổn định của gen được chuyển qua các thế hệ và biểu hiện như một
tính trạng trội theo quy luật di truyền của Mendel.
2.3. Sinh vật nhận gen
2.3.1. Mô tả về cây ngô/bắp (sinh vật nhận gen):
2.3.1.1. Đặc điểm hình thái, nông sinh học của ngô
Ngô hay còn gọi là bắp có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo
(Poaceae hay gramineae), bộ hoà thảo (Poales hay Graminales), lớp một lá mầm
(Monocotylens), ngành hạt kín (Angiospermatophyta), phân giới thực vật bậc cao

(Cosmobionia).
a) Nguồn gốc và phân bố:
- Ngô, trong tiếng Anh “maize” xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha (maíz) là thuật ngữ trong
tiếng Taino để chỉ loài cây này, là từ thông dụng Vương quốc Anh để chỉ cây ngô. Tại
Hoa Kỳ, Canada và Australia, thuật ngữ hay được sử dụng là corn, là từ trước đây dùng
để gọi cho một loại cây lương thực, hiện nay thuật ngữ này dùng để chỉ cây ngô, là dạng
rút gọn của "Indian corn" là “cây lương thực của người Anh điêng”. Lịch sử nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực khảo cổ, di truyền học, thực vật học, dân tộc học và địa lý học…quan
tâm và đưa ra nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho là nguồn gốc cây ngô khoảng năm
5.500 tới 10.000 trước công nguyên (TCN). Những nghiên cứu về di truyền học gần đây
cho rằng quá trình thuần hóa ngô diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung
Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gầngiống nhất với ngô ngày nay
vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas. Liên quan đến khảo cổ học, người ta cũng đã
phát hiện các bắp ngô có sớm nhất tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có
niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN, các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần
Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750 TCN. Một số giả thuyết cho rằng, có lẽ
sớm nhất khoảng năm 1500 TCN, ngô bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, ngô là lương thực
chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và
khu vực Caribe. Với người dân bản xứ tại đây, ngô được suy tôn như bậc thần thánh và có
tầm quan trọng về mặt tôn giáo do ảnh hưởng lớn của nó đối với đời sống của họ.
9

- Việc gieo trồng ngô đã lan rộng từ Mexico vào tây nam Hoa Kỳ sau đó vào đông bắc
nước này cũng như đông nam Canada, làm biến đổi cảnh quan các vùng đất này do thổ
dân châu Mỹ đã dọn sạch nhiều diện tích rừng và đồng cỏ để trồng ngô. Ngô lan truyền
sang châu Âu và phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu
Mỹ
- Ngô được đưa vào châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha trong chuyến thám hiểm thứ hai của
Columbus vào khoảng năm 1494. Người châu Âu đã nhận biết được giá trị của nó và
nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Vào những năm đầu của thế kỷ XVI, bằng đường thủy

các tầu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa cây ngô ra hầu hết các lục địa của
thế giới cũ. Năm 1517, ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức. sau đó là nam
châu Âu và Bắc Phi. Năm 1521, ngô đến Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Vào
khoảng năm 1575 ngô đến Trung Quốc.
- Ở Việt Nam, ngô là loại cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Ngô được trồng khắp
nơi, từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi. Có nhiều loại ngô, thường được
xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng như ngô nếp (hạt màu trắng, dẻo
hạt), chủ yếu để ăn, ngô tẻ (hạt màu trắng hoặc vàng), cứng nhưng sản lượng cao nên
dùng làm thức ăn cho gia súc. hai loại là ngô đường (hạt màu vàng không đều), vị ngọt và
ngô rau (bắp nhỏ, ít tinh bột) dùng để ăn.
- Cây ngô ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại
ngữ “ hồi đầu đời Khang Hi (1662-1762), Trần Thế Vinh, người huyện Tiên Phong (Sơn
Tây, phủ Quảng Oai) sang sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về nước. Khắp cả hạt
Sơn Tây đã dùng ngô thay cho lúa gạo. Từ đó ngô được phổ biến và phát triển ra khắp đất
nước. Nhà nông có câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai”, điều đó đủ để thấy rằng, mặc dù
trong những năm tháng đã có đủ lúa gạo nhưng ngô vẫn giữ vai trò quan trọng đối với
người nông dân.
- Tuy nhiên, do là một nước có truyền thống sản xuất lúa gạo, trong một thời gian dài ngô
ít được chú ý mà chỉ những năm gần đây mới phát triển. Cuộc cách mạng về giống ngô
lai đã góp phần phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô toàn quốc, đưa
nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á.
b) Đặc tính thực vật học của ngô
Ngô (Zea mays L.) là cây nông nghiệp một lá mầm thuộc chi Zea, họ hòa thảo (Poaceae
hay còn gọi là Gramineae). Các giống ngô ở Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao
cây, thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh
khác nhau. Song cây ngô đều có những dặc điểm chung về hình thái, giải phẫu. Các bộ
phận của cây ngô bao gồm: rễ, thân, lá, hoa (bông cờ, bắp ngô) và hạt.
Rễ ngô: Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Độ sâu và sự mở
rộng của rễ phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu và độ ẩm của đất. Ngô có 3 lọai rễ chính:
Rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.

10

Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): gồm có: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm
thứ sinh.
- Rễ mầm sơ sinh (rễ phôi): là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt ngô nảy
mầm. Ngô có một rễ mầm sơ sinh duy nhất. Sau một thời gian ngắn xuất hiện,
rễ mầm sơ sinh có thể ra nhiều lông hút và nhánh. Thường thì rễ mầm sơ sinh
ngừng phát triển, khô đi và biến mất sau một thời gian ngắn (sau khi ngô được
3 lá). Tuy nhiên cũng có khi rễ này tồn tại lâu hơn, đạt tới độ sâu lớn để cung
cấp nước cho cây (thường gặp ở những giống chịu hạn).
- Rễ mầm thứ sinh: Rễ mầm thứ sinh còn được gọi là rễ phụ hoặc rễ mầm phụ.
Rễ này xuất hiện từ sau sự xuất hiện của rễ chính và có số lượng khoảng từ 3
đến 7. Tuy nhiên, đôi khi ở một số cây không xuất hiện lọai rễ này. Rễ mầm
thứ sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung cấp nước và
các chất dinh dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần đầu. Sau đó vai
trò này nhường cho hệ rễ đốt.
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định): phát triển từ các đốt thấp của thân, mọc vòng
quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu lúc ngô được 3 - 4 lá. Số lượng rễ đốt ở mỗi đốt
của ngô từ 8 - 16 . Rễ đốt ăn sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5m, thậm chí tới 5m,
nhưng khối lượng chính của rễ đốt vẫn là ở lớp đất phía trên. Rễ đốt làm nhiệm vụ
cung cấp nước và các chất dinh dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây
ngô.
Rễ chân kiềng (còn gọi là là rễ neo hay rễ chống): mọc quanh các đốt sát mặt đất.
Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặt
đất. Ngoài chức năng chính là bám chặt vào đất giúp cây chống đỡ, rễ chân kiềng
cũng tham gia hút nước và thức ăn.
c) Thân ngô
- Thân ngô đặc và khá chắc, có đường kính từ 2-4 cm tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh
thái và chăm sóc. Chiều cao của thân ngô khoảng 1,5-4 m. Thân chính của ngô có nguồn
gốc từ chồi mầm. Từ các đốt dưới đất của thân chính có thể phát sinh ra từ 1-10 nhánh

(thân phụ) với hình dáng tương tự như thân chính.
- Thân ngô trưởng thành bao gồm nhiều lóng (dóng) nằm giữa các đốt và kết thúc bằng
bông cờ. Số lóng và chiều dài lóng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại các giống
ngô. Thường các giống ng8a1n ngày (thân cao 1,2-1,5 m) có khoàng 14-15 lóng; các
giống trung ngày (thân cao 1,8-2,0 m) có 18-20 lóng; các giống dài ngày (thân cao từ 2,0-
2,5 m) khoảng 20-22 lóng. Nhưng không phải lóng nào cũng có bắp. Lóng mang bắp có
một sãnh dọc cho phép bắp bám và phát triển bình thường.
d) Lá ngô
Căn cứ vào vị trí trên thân và hình thái có thể chia lá ngô làm 4 loại:
11

- Lá mầm: Là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ
bọc lá.
- Lá thân: Lá mọc trên đốt thân, có mầm nách ở kẽ chân lá.
- Lá ngọn: lá mọc ở ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi: Là những lá bao bắp.
Lá ngô điển hình được cấu tạo bởi bẹ lá, bản lá (phiến lá) và lưỡi lá (thìa lìa, tai lá). Tuy
nhiên có một số loại không có thìa lìa làm cho lá bó, gần như thẳng đứng theo cây.
- Bẹ lá (còn gọi là cuống lá): Bao chặt vào thân, trên mặt nó có nhiều lông. Khi
cây còn non, các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả bao phủ, bảo vệ
thân chính.
- Phiến lá: Thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, ở một số giống trên phiến lá có
nhiều lông tơ. Lá ở gần gốc ngắn hơn, những lá mang bắp trên cùng dài nhất
và sau đó chiều dài của lá lại giảm dần.
- Thìa lìa: Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây. Tuy nhiên,
không phải giống ngô nào cũng có thìa lìa; ở những giống không có thìa lìa, lá
ngô gần như thẳng đứng, ôm lấy thân.
Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân lá thay đổi tùy theo
từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ chặt với số đốt và thời
gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 - 16 lá, giống ngô trung bình: 18

- 20 lá, giống ngô dài ngày thường có trên 20 lá.
e) Bông cờ và bắp ngô
Ngô là loài cây có hoa khác tính cùng gốc. Hai cơ quan sinh sản: đực (bông cờ) và cái (bắp)
nằm ở những vị trí khác nhau trên cùng một cây.
Bông cờ (hoa đực): Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều
nhánh. Hoa đực mọc thành bông nhỏ gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Các gié mọc đối
diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có cuống ngắn và hai vỏ nâu
hình bầu dục trên vỏ trấu (mày ngoài và mày trong) có gân và lông tơ. Trong mỗi bông nhỏ
có hai hoa: một hoa cuống dài và một hoa cuống ngắn. Một bông nhỏ có thể có một hoặc ba
hoa. Ở mỗi hoa có thể thấy dấu vết thoái hoá và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ
đực mang ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là vẩy tương ứng với tràng hoa. Bao quanh các
bộ phận của một hoa có hai mày nhỏ - mày ngoài tương ứng với lá bắc hoa và mày trong
tương ứng với lá đài hoa.
Bắp ngô (hoa cái): Hoa tự cái (bắp ngô) phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 - 3 chồi
khoảng giữa thân mới tạo thành bắp. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống
có một lá bi bao bọc. Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi ngô), hoa mọc từng đôi bông nhỏ. Mỗi
bông có hai hoa, nhưng chỉ có một hoa tạo thành hạt, còn một hoa thoái hóa. Phía ngoài hoa
12

có hai mày (mày ngoài và mày trong). Ngay sau mày ngoài là dấu vết của nhị đực và hoa cái
thứ hai thoái hoá; chính giữa là bầu hoa, trên bầu hoa có núm và vòi nhụy vươn dài thành râu.
Râu ngô thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần
sang màu hung đỏ hay hung vàng. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn
bám vào và dễ nảy mầm.
f) Hạt ngô
Hạt ngô thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ và chân hạt.
Vỏ hạt là một màng nhẵn bao xung quanh hạt. Lớp alơron nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội
nhũ và phôi. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng. Nội nhũ
có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Tỷ lệ giữa nội nhũ bột và nội nhũ sừng tùy vào chủng
ngô, giống ngô.

Phôi ngô chiếm 1/3 thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù (phần ngăn cách giữa nội nhũ
và phôi), lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều
xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm, chứa
khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
2.3.1.2. Đặc tính sinh sản của ngô
a) Chu kỳ phát triển ngô
Thời gian sinh trưởng của cây ngô dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện
ngoại cảnh. Trung bình thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín là 90 - 160 ngày. Sự
phát triển của cây ngô chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Từ khi gieo đến khi xuất hiện nhị cái
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa cái cho đến khi hạt
chín hoàn toàn. Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian sinh trưởng phát triể của cây
ngô, song có thể chia ra các thời kỳ sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ 3 - 6 lá, thời kỳ 8 -
10 lá, thời kỳ xoáy nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín.
b) Phương thức sinh sản
Ngô là loài cây có hoa khác tính cùng gốc. Hai cơ quan sinh sản: đực (bông cờ) và cái (bắp)
nằm ở những vị trí khác nhau trên cùng một cây.
Ngô là cây một lá mầm với hoa đực và hoa cái nằm ở các vị trí khác nhau trên cùng một cây
và chúng là cây thụ phấn chéo trong cùng một thế hệ. Tuy nhiên, tỉ lệ tự thụ trong ngô được
báo cáo là khoảng 5%. Hoa đực được mọc trên một cụm gọi là cờ nằm ở trên đỉnh của thân
ngô theo trục thẳng đứng, những nhánh phụ của cờ ngô mọc xoắn quanh một trục. Hoa cái
của ngô thì nằm bên trong một bao được bao bọc dưới lá bắc dưới và chúng mọc lên từ một
trong những nốt của thân ngô thông thường nằm ở giữa thân.
13

Thời kỳ xoáy nõn: Vào giai đoạn cây được 12 lá, số noãn (hạt thế năng) trên mỗi bắp và độ
lớn của bắp được xác định. Số hàng trên bắp đã được thiết lập. Các chồi bắp trên vẫn còn nhỏ
hơn các chồi bắp dưới, nhưng đang tiến tới sát dần nhau về độ lớn. Điều kiện quan trọng cần
được đảm bảo ở giai đoạn này là độ ẩm và chất dinh dưỡng , sự thiếu hụt của các yếu tố này

dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng số hạt tiềm năng và độ lớn của bắp. Các giống ngô lai chín
sớm thường có bắp nhỏ hơn nên cần được trồng với mật độ cây cao hơn giúp chúng đảm bảo
được lượng hạt tương đương với các giống lai chín muộn trên cùng đơn vị diện tích.
Giai đoạn cây được 15 lá là giai đoạn quyết định đến năng suất hạt. Các chồi bắp phía trên
vượt hơn các chồi bắp phía dưới. Sau 1 - 2 ngày lại hình thành một lá mới. Râu ngô bắt đầu
mọc từ những bắp phía trên. Ở đỉnh của bẹ lá bao quanh, một số chồi bắp trên cũng đã bắt
đầu xuất hiện. Đỉnh của bông cờ cũng có thể nhìn thấy (Nguồn: Viện nghiên cứu ngô). Trong
giai đoạn này, sự đảm bảo đủ nước là điều kiện quan trọng nhất để có được năng suất hạt tốt.
Rễ chân kiềng bắt đầu mọc ra từ các đốt trên mặt đất khi cây được 18 lá. Chúng giúp cây
chống đổ và hút nước, chất dinh dưỡng ở những lớp đất bên trên trong giai đọan sinh thực.
Râu ngô mọc từ noãn đáy bắp rồi đến râu từ đỉnh bắp và tiếp tục phát triển. Bắp ngô cũng
phát triển nhanh chóng. Cây ngô lúc này đang ở vào khoảng 1 tuần trước lúc phun râu.
Thời kỳ nở hoa: Thời kỳ này bao gồm các giai đoạn: Trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh
và mẩy hạt
- Giai đoạn trổ cờ: Bắt đầu khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy hoàn toàn, còn râu
thì chưa thấy. Đây là giai đoạn trước khi cây phun râu khoảng 2 - 3 ngày. Cây ngô hầu
như đã đạt được độ cao nhất của nó và bắt đầu tung phấn. Tùy thuộc vào giống và
điều kiện bên ngoài mà thời gian giữa tung phấn và phun râu có thể dao động khác
nhau. Ở điều kiện ngoài đồng, tung phấn thường xuyên xảy ra vào cuối buổi sáng và
đầu buổi chiều. Giai đoạn tung phấn thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trong thời gian
này từng sợi râu cá thể có thể phun ra để thụ tinh nếu như hạt đã phát triển. Thời kỳ
này bông cờ và toàn bộ lá đã hoàn thiện nên nếu gặp mưa đá thì lá sẽ rụng hết sẽ dẫn
đến mất hoàn toàn năng suất hạt.
- Giai đoạn phun râu: Giai đoạn này bắt đầu khi một vài râu ngô đã được nhìn thấy bên
ngoài lá bi. Khi những hạt phấn rơi được giữ lại trên những râu tươi, mới này thì quá
trình thụ phấn xảy ra. Hạt phấn được giữ lại cần khoảng 24 giờ để thâm nhập vào từ
râu cho đến noãn - nới xảy ra thụ tinh và noãn trở thành hạt. Thường thường, tất cả
râu trên 1 bắp phun hết và thụ phấn hết trong khoảng 2 - 3 ngày. Râu mọc khoảng 2,5
- 3,8 cm mỗi ngày và tiếp tục kéo dài đến khi được thụ tinh. Noãn hay hạt ở giai đoạn
phun râu hầu như hoàn toàn chìm trong các vật liệu cùi bao quanh (mày, mày dưới, lá

bắc nhỏ) và ở bên ngoài có màu trắng. Vật liệu bên trong của hạt biểu hiện trong và
hơi lỏng. Phôi hoặc mầm còn chưa thấy rõ. Đây là thời gian quyết định số noãn sẽ
được thụ tinh. Những noãn không dược thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa. Ở
giai đoạn này cần theo dõi các loại sâu hại rễ ngô, sau ăn rau và xử lý kịp thời. Nhu
cầu về kali của cây đã đủ, còn đạm và lân được hút nhanh.
14

- Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt ngô: Ngô là cây giao phấn (thụ phấn
chéo), sự giao phấn này được thực hiện chủ yếu nhờ gió và côn trùng. Khi hoa đực
chín, các mày của nó phồng lên, các chỉ nhị dài ra, bao phấn tách ra khỏi hoa và tung
ra các hạt phấn hình trứng có đường kính khoảng 0,1mm. Mỗi bông cờ có 2 hoa, mỗi
hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn có 2 ô và trong mỗi ô
có khoảng 1000 - 2500 hạt phấn. Như vậy tổng cộng mỗi bông cờ cho 10 - 13 triệu
hạt phấn. Khi bắt đầu nở, các hoa ở 1/3 phía đỉnh trục chính tung phấn trước, sau đó
theo thứ tự từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Một bông cờ trong mùa xuân, hè đủ
ấm thường tung phấn trong 5 - 8 ngày; mùa lạnh, khô có thể kéo dài 10 - 12 ngày.
Thời gian phun râu của hoa cái thường sau tung phấn của hoa đực 1 - 5 ngày tuỳ
thuộc vào giống và điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có khi râu phun trước tung
phấn. Ở điều kiện Việt Nam, râu phun trong khoảng thời gian từ 5 - 12 ngày. Trên
một bắp hoa cái, gần cuống bắp phun râu trước rồi tiếp đến đỉnh bắp. Trên một cây,
bắp trên thường phun râu trước bắp dưới 2 - 3 ngày. Hạt phấn từ bông cờ rơi trên râu
ngô 5 - 6 giờ thì bắt đầu nảy mầm. Ống phấn mọc dài và đi dọc theo chiều dài của râu
ngô đến tận túi phôi. Tế bào phát sinh trong hạt phấn phân chia nguyên nhiễm sinh ra
hai tinh trùng di chuyển ra phía đầu ống phấn, khi noãn đầu ống vỡ ra, phóng hai tinh
trùng vào trong noãn. Ở đây quá trình thụ tinh diễn ra.
- Giai đoạn mẩy hạt (10 - 14 ngày sau phun râu): Hạt có dạng hình mẩy và bên ngoài có
màu trắng. Nội nhũ và chất lỏng bên trong có màu trong và có thể thấy phôi rất nhỏ.
Rễ mầm, bao lá mầm và lá phôi đầu tiên đã được hình thành mặc dù phôi còn phát
triển chậm.
Nhiều hạt đã mọc ra ngoài, các vật liệu bao quanh của cùi ở hạt và cùi đã gần như đạt tới kích

thước cuối cùng. Râu ngô đã hoàn thành chức năng ra hoa, đang thâm màu và bắt đầu khô.
Trong nội nhũ loãng của hạt bắt đầu tích luỹ tinh bột. Hạt bắt đầu giai đoạn tích luỹ chất khô
nhanh, chắc và bắp đầy hạt dần. Mặc dù tổng lượng đạm và lân trong cây đang còn tích lũy
nhanh, nhưng những chất dinh dưỡng này đang bắt dầu di chuyển từ các phần dinh dưỡng
sang các bộ phận sinh thực. Hạt có khoảng 85% độ ẩm. Độ ẩm của hạt giảm dần cho đến thu
hoạch.
Thời kỳ chín:
- Giai đoạn chín sữa (18 - 22 ngày sau phun râu): Hạt bên ngoài có màu vàng và chất
lỏng bên trong như sữa trắng do đang tích lũy tinh bột. Phôi phát triển nhanh dần.
Phần lớn hạt đã mọc ra ngoài vật liệu bao quanh của cùi. Râu có màu nâu, đã hoặc
đang khô. Do độ tích lũy chất khô trong hạt nhanh nên hạt lớn nhanh, độ ẩm khoảng
80%. Sự phân chia tế bào trong nội nhũ của hạt cơ bản hoàn thành, tế bào phồng lên
và đầy lên bằng tinh bột.
- Giai đoạn chín sáp (24 - 28 ngày sau phun râu): Tinh bột tiếp tục tích lũy bên trong
nội nhũ làm chất sữa lỏng bên trong đặc lại thành bột hồ. 4 lá phôi đã được hình
thành. Cùi tẽ hạt có màu hồng nhạt đến hồng do các vật liệu bao quanh hạt đổi màu.
Vào khoảng giữa giai đoạn này, bề ngang của phôi bằng quá nửa bề rộng của hạt.
15

Chất lỏng giảm dần và độ cứng của hạt tăng lên sinh ra trạng thái sáp của hạt. Sau đó,
những hạt dọc theo chiều dài của bắp bắt đầu có dạng răng ngựa hoặc khô ở đỉnh. Lá
phôi thứ 5 (cuối cùng) và các rễ mầm thứ sinh được hình thành.
- Giai đoạn hình thành răng ngựa (35 - 42 ngày sau phun râu): Tuỳ theo chủng mà các
hạt đang hình thành răng ngựa hoặc đã có dạng răng ngựa. Cùi đã tẽ hạt có màu đỏ
hoặc trắng tuỳ theo giống. Hạt khô dần bắt đầu từ đỉnh và hình thành một lớp tinh bột
nhỏ màu trắng cứng. Lớp tinh bột này xuất hiện rất nhanh sau khi hình thành răng
ngựa như một đường chạy ngang hạt. Hạt càng già, lớp tinh bột càng cứng và đường
vạch càng tiến về phía đáy hạt (phía cùi). Vào đầu giai đoạn này hạt có độ ẩm khoảng
55%. Ở giai đoạn này, nếu gặp thời tiết lạnh, chất khô trong hạt có thể ngừng tích luỹ
và lớp đen trên các hạt hình thành quá sớm. Điều này dẫn đến sự giảm năng suất và trì

hoãn công việc thu hoạch do ngô khô chậm khi gặp lạnh. Để hạn chế thiệt hại do tác
động của lạnh, nên chọn giống chín khoảng 3 tuần trước ngày lạnh gây tác hại đầu
tiên ở mức trung bình.
- Giai đoạn chín hoàn toàn - chín sinh lý (55 - 65 ngày sau phun râu): Sự tích luỹ chất
khô trong hạt đạt mức tối đa và tất cả các hạt trên bắp cũng đã đạt trọng lượng khô tối
đa của nó. Lớp tinh bột đã hoàn toàn tiến đến cùi và sẹo đen hoặc nâu đã hình thành.
Lớp đen này bắt đầu hình thành từ các hạt đỉnh bắp đến các hạt đáy bắp. Hạt ngô lúc
này ở thời điểm chính sinh lý và kết thúc sự phát triển. Lá bi và nhiều lá không còn
xanh nữa. Độ ẩm của hạt ở thời gian này tuỳ thuộc vào giống và điều kiện môi trường,
trung bình khoảng 30 - 35%. Nếu thu hoạch ngô cho ủ chua (si-lô) thì đây là thời
điểm thích hợp. Còn bình thường nên để ngô ở ngoài đồng một thời gian nữa, lúc cả
cây ngô đã ngả màu vàng để hạt ngô đủ khô (ở ngô tẻ độ ẩm khoảng 13 - 15%) để hạt
cất giữ được an toàn.
2.3.1.3. Lịch sử sử dụng sinh vật nhận
a) Lịch sử được thuần hóa, trồng trọt
Ngô trồng hiện nay được tiến hóa từ chi Cỏ ngô là một nhóm các loài cỏ lớn với danh
pháp khoa học Zea, được tìm thấy tại Mexico, Guatemala và Nicaragua. Các loài trong
chi Zea bị ấu trùng của một số loài côn trùng trong bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại,
như Spodoptera frugiperda; Helicoverpa zea; Diatraea và Chilo spp. (tại châu Mỹ); còn
tại Cựu thế giới là Gymnoscelis rufifasciata, Agrotis clavis, Agrotis exclamationis,
Hypercompe indecisa, Apamea sordens, Xestia c-nigrum, Agrotis segetum, Ostrinia
nubilalis v.v.
Các loài Cỏ ngô có thể kể ra như sau:
Zea diploperennis
Zea luxurians
Zea mays
16

Zea mays huehuetenangensis
Zea mays mays (ngô)

Zea mays mexicana
Zea mays parviglumis
Zea nicaraguensis
Zea perennis
Trong đó Zeamays chính là loài ngô được thuần hóa và sử dụng ngày nay.
Quá trình tiến hóa của ngô: Cỏ ngô là thành phần cực kỳ quan trọng trong quá trình tiến
hóa của ngô, nhưng các quan điểm về quá trình này lại rất khác nhau. Theo một mô hình tiến
hóa thì ngô đã phát triển lên trực tiếp từ Zea mays parviglumis bằng chọn lựa với các đột biến
quan trọng; tới 12% thành phần bộ gen của nó có từ Zea mays mexicana thông qua trao đổi
gen. Mô hình khác lại cho rằng ngô dại với các tai nhỏ đã được thuần hóa, và sau khi được
phát tán từ miền đông Trung Mexico, dạng lai ghép giữa ngô dại này với Z. luxurians hoặc Z.
diploperennis đã tạo ra sự bùng nổ lớn trong sự đa dạng gen của ngô, hình thái tai và lõi, khả
năng thích nghi với các môi trường sống mới, cũng như năng suất cây trồng được gia tăng.
Mô hình thứ ba cho rằng ngô nguyên thủy là kết quả lai ghép chéo giữa Z. diploperennis và
các loài cỏ trong chi Tripsacum; nhưng hỗ trợ cho giả thuyết này là rất ít.
Trong chi Zea này hiện tại người ta công nhận 5 loài cỏ ngô: Zea diploperennis, Zea
luxurians, Zea nicaraguensis, Zea perennis và Zea mays. Loài cuối cùng này được chia tiếp
thành 4 phân loài là: huehuetenangensis, mexicana, parviglumis và mays, trong đó ba phân
loài đầu là cỏ ngô, còn phân loài cuối cùng là ngô, loại cây duy nhất trong chi này được con
người gieo trồng làm lương thực hay thức ăn cho gia súc. Chi này đôi khi cũng được chia ra
thành 2 nhánh (sectio), là nhánh Luxuriantes, bao gồm 4 loài đầu tiên, và nhánh Zea với loài
duy nhất là Zea mays. Nhánh thứ nhất có đặc trưng là các chỗ phồng sẫm màu cấu thành từ
heterochromatin ở cuối ở mỗi nhánh nhiễm sắc thể, trong khi phần lớn các phân loài của
nhánh Zea có thể có 0-3 chỗ phồng giữa mỗi đoạn cuối của nhiễm sắc thể và trung đoạn và
rất ít chỗ phồng ở cuối (ngoại trừ phân loài huehuetenangensis có nhiều chỗ phồng lớn ở
cuối).
Các loài trong chi này có thể là cây một năm lẫn cây lâu năm. Zea diploperennis và Z.
perennis là cây lâu năm, trong khi các loài còn lại là cây một năm. Gần như tất cả các loài
đều là lưỡng bội (n=10) với ngoại lệ là Z. perennis (tứ bội (n=20)). Các loài và phân loài cỏ
ngô có thể dễ dàng phân biệt dựa trên các khác biệt về hình thái, di truyền học tế bào, protein

và ADN cũng như trên cơ sở nguồn gốc địa lý, cho dù hai loài lâu năm là cùng khu vực phân
bổ và khá giống nhau. Phân loài cỏ ngô khó xử nhất là Zea mays huehuetenangensis, kết hợp
các đặc trưng hình thái tương tự như của Zea mays parviglumis với nhiều chỗ phồng cuối của
nhiễm sắc thể và vị trí trung gian giữa hai nhánh. Phân loài cỏ ngô khác biệt nhất về hình thái
17

và bị đe dọa nhiều nhất là Zea mays nicaraguensis, chỉ phát triển trong điều kiện ngập lụt dọc
theo 200 mét cửa một con sông nhỏ ở tây bắc Nicaragua.
Như từ tên gọi có thể thấy, các loài/phân loài cỏ ngô tương tự như ngô ở nhiều điểm, đáng
chú ý nhất là hình thái của cờ (cụm hoa đực) của chúng. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa
cỏ ngô và ngô là chúng có nhiều nhánh, mỗi nhánh mang các chùm hoa cái nhỏ và khác biệt.
Mỗi chùm hoa này khi phát triển thuần thục sẽ tạo ra một 'tai' hai cấp gồm 5-10 đoạn rời hình
tam giác hay hình thang, màu đen hay nâu, mỗi đoạn chứa một hạt. Mỗi hạt được che phủ
bằng lớp vỏ quả rất cứng, bao gồm một quả đấu hay chỗ lõm xuống trong cuống và mày thấp
và cứng. Lớp vỏ này bảo vệ hạt không bị tiêu hóa trong ruột của các loài động vật nhai lại và
giúp cho việc phát tán hạt khi chúng bị thải ra theo phân. Hạt cỏ ngô khó nảy mầm nhưng sẽ
nhanh chóng nảy mầm nếu được xử lý bằng dung dịch loãng của perôxít hiđrô.
Tất cả các loài cỏ ngô Nicaragua có thể mọc trong hay rất gần với các cánh đồng trồng ngô,
tạo cơ hội cho việc lai tạp giữa ngô và cỏ ngô. Các thế hệ lai ghép đầu-cuối hay được tìm
thấy trong các đồng ngô này, nhưng tỷ lệ trao đổi gen là khá thấp. Một vài quần thể Zea mays
mexicana có hình dáng bề ngoài giống như ngô trong các cánh đồng trồng ngô, có lẽ là kết
quả của quá trình tiến hóa dưới áp lực từ việc diệt cỏ dại có chọn lọc từ phía người nông dân.
Tại một vài khu vực thuộc Mexico, cỏ ngô bị các nông dân chuyên trồng ngô coi là một loại
cỏ dại khó tiêu diệt, trong khi tại một số khu vực khác thì người ta lại coi chúng như là cây
đồng hành có ích, và khuyến khích việc chuyển gen từ cỏ ngô sang ngô của họ.
Trên thực tế tất cả các quần thể cỏ ngô hiện đang ở tình trạng bị đe dọa hay nguy cấp: Zea
diploperennis tồn tại trong khu vực chỉ vài dặm vuông; Zea nicaraguensis hiện còn khoảng
6.000 cây trong khu vực 200 x 150 mét. Trong những năm gần đây, chính quyền Mexico và
Nicaragua đã có một số hành động nhằm bảo vệ các quần thể cỏ ngô hoang dã, bằng cách sử
dụng các phương pháp bảo tồn in situ (tại chỗ) và ex situ (không tại chỗ). Hiện tại, có một

lượng lớn sự chú ý, quan tâm từ giới khoa học đối với các đặc trưng có ích của cỏ ngô, như
khả năng kháng côn trùng, khả năng sống lâu năm và chịu ngập lụt, nhằm cải tạo các giống
ngô, mặc dù điều này là cực kỳ khó khăn do nó cũng kèm theo các đặc trưng có hại của cỏ
ngô.
Ngô chỉ lan truyền gen tới các loài thực vật khác tương thích về sinh sản và điều này chỉ có
thể xảy ra ở những nơi mà có các loài họ hàng hoang dại của ngô mọc tại đó như Mexico và
Guatemala (EEA, 2002).
Khả năng sống sót của ngô ngoài môi trường: Ngô ngày nay là một loại cây trồng đã được
thuần hóa cao và không thể tồn tại mà không có sự can thiệp của con người (Niebur, 1993).
Ngô là loại cây trồng một năm, do cấu trúc đặc thù của bắp nên chúng không thể phát tán nếu
như không có tác động cơ học để tách ra từ lõi và hầu như hạt ngô không có giai đoạn ngủ
nghỉ. Không tồn tại sự tái sinh từ các bộ phận khác của cây ở điều kiện môi trường tự nhiên.
Sự sống của cây ngô phụ thuộc vào các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm hạt giống, kiểu gen, sự
bảo vệ của vỏ và giai đoạn phát triển. Ngô không phải là loại cỏ dại tồn tại dai dẳng. Hạt
giống ngô chỉ có thể tồn tại dưới một phạm vi hẹp của điều kiện khí hậu. Những cây tự mọc
18

rễ ràng bị chết do lạnh, hoặc rễ ràng kiểm soát bằng các phương pháp nông học thông thường
như canh tác đất và sử dụng các chất diệt cỏ chọn lọc (Niebur, 1993). Ngô không có khả năng
duy trì sinh sản nếu không có sự canh tác của con người và không xâm hại môi trường sống
tự nhiên (OECD, 2003).
b) Lịch sử sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
Tùy mỗi loại ngô khác nhau mà chúng được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Ngô có thể
dùng trong chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu chất đốt, nguyên liệu
trong công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người trong đó nhiều nước sử
dụng ngô là lương thực chính. Khẩu phần ăn ở các nước châu Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu
đỗ và ớt giống như các nước châu Á sử dụng cơm (gạo), cá, rau xanh và các nước châu Âu sử
dụng bánh mỳ, khoai tây, sữa.
Ở Việt Nam, ngô là loại lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa gạo. Hạt ngô có thể xay nhỏ nấu

với gạo thành cơm hoặc chế biến thành các món ăn như xôi ngô, ngô bung, nhiều vùng miền
núi thường bung ngô nếp với đậu đen ăn thay cơm, xay hạt ngô thành bột nấu bánh đúc
ngô…Ngô sử dụng làm thực phẩm như ngô bao tử xào thịt, súp ngô, chè ngô, cháo ngô, ngô
luộc, ngô hấp ngô rang, ngô nướng, kẹo ngô, bột dinh dưỡng ngô, rượu ngô…
Ngô làm thức ăn chăn nuôi: Từ ngô hạt có thể xay vỡ nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng…),
nghiền thành bột và chế biến làm thức ăn cho trâu bò, lợn và gia cầm, chế biến thức ăn cho
cá Thân lá ngô có thể cho trâu bò ăn tươi, sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) băm
nhỏ ủ chua làm thức ăn cho gia súc.
Chế biến thức ăn chăn nuôi từ ngô: Ngô nghiền thành bột và có thể trộn theo thành phần và
tỷ lệ khác nhau với bột sắn (khoai mỳ), cám gạo, khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, bột cá, vỏ
tôm, vỏ sò…để chế biến làm các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản…
Giá trị dinh dưỡng của thân, lá ngô ngô khá lớn, phụ thuộc vào giống ngô và thời vụ thu
hoạch. Trong 1 kg thân cây ngô có 600 - 700 g chất khô, 60 - 70 g protein, 280 - 300 g xơ.
Do vậy, thân, lá ngô là nguồn thức ăn thô quan trọng cho trâu bò ở nhiều vùng. Giá trị dinh
dưỡng thân, lá ngô còn tăng lên nếu được chế biến theo cách lên men ủ chua.
2.3.2. Đặc điểm giống ngô nền (NK66)
Giống ngô NK66 là giống ngô lai đơn đã được cho phép thương mại hóa ở Việt Nam từ năm
2006. NK66 là giống quốc gia, thích nghi rộng và có thể trồng trên tất cả các vùng sinh thái
và mùa vụ khác nhau. Giống cho năng suất cao, ổn định và được nông dân và người tiêu dùng
ưa chuộng với diện tích trồng năm 2010 vào khoảng 70000 ha/1.1 triệu ha ngô.
Sau đây là một số đặc điểm nông sinh học và chế độ canh tác cho ngô NK66 ở Việt Nam:
- Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày

×