Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu một số bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.97 KB, 22 trang )

Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
THI PHÁP CA DAO VÀ VẬN DỤNG TÌM HIỂU
BÀI CA DAO CỤ THỂ THEO THI PHÁP THỂ LOẠI
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu để tâm đến
nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Có thể nói, mảnh đất ca dao rộng lớn và sâu sắc
nhiều mặt vẫn là khoảng đất rộng rãi và hấp dẫn, đôi khi bí ẩn cho nhưng ai quan
tâm, yêu thích vẻ đẹp ca dao. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca
Việt Nam”. Nxb Khoa học xã hội, 1978, đã “coi đó là tiếng tơ đàn muôn điệu của
tâm hồn quần chúng”.
Mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó nhằm biểu đạt nội
dung riêng của nó. Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Đối với ca dao cũng
vậy, vì thế nắm được thi pháp ca dao ta mới có thể giải mã được những bài ca dao
xưa nay còn nhiều tranh cãi.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THI PHÁP CA DAO
1. Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao
Tính tập thể trong sáng tác và tính truyền miệng trong lưu hành, giao tiếp
khiến cái tôi trữ tình của ca dao không có dấu vết cá nhân, cá thể. Cái tôi trữ tình là
gì? Trong ca dao dân ca Việt Nam, cái tôi trữ tình thường là những cảm xúc chủ đạo
được thể hiện tinh tế, đa dạng.
Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao là: thông thường nội dung tác phẩm trữ
tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình, đó là hình tượng người
trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình
không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch
nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ
thể hiện được tâm hồn người, tấm lòng người.
Tập thể là một biểu hiện khác của những phương thức sáng tác và lưu truyền
văn học dân gian. Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là
sáng tác cá nhân nhưng lưu truyền bằng con đường của trí nhớ. Dùng trí nhớ không
thể giữ nguyên vẹn được cả nội dung và hình thức của tác phẩm, vì thế mà sáng tác


Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
ấy mỗi người có thể thay đổi tùy ý ít nhiều. Hơn nữa khi hát hoặc kể lại theo sở
thích, mục đích của mình và của người nghe, thế là dù cho lúc đầu có thể là do một
cá nhân sáng tác, nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, tác phẩm
văn học luôn luôn có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở
hữu tập thể.
Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu hành của văn học dân gian.
Văn học truyền miệng ra đời từ khi dân tộc chưa có chữ viết. Tuy nhiên khi dân tộc
đã có chữ viết thì văn học truyền miệng vẫn tiếp tục phát triển. Một mặt do đại đa số
nhân dân không có điều kiện học hành để hưởng thụ thành tựu văn học viết, mặt
khác do văn học viết không thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, thị
hiếu và tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân. Vì thế nhiều người có học mà
chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân dân cũng tham gia sáng tác và lưu truyền văn học dân
gian.
Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm và mơ
ước, khát vọng của người bình dân. Vì lẽ đó, khi những câu ca dao được ra đời và
truyền đi trong cộng đồng, nó đã bị phai dần cái tôi trữ tình sáng tác của một cá
nhân mà được sửa đổi đôi chút và trở thành của cả cộng đồng, của cả những con
người có cùng tình thế, ước mơ, tình cảm như câu ca dao. Và có lẽ vậy mà qua ca
dao ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái tim yêu thương của người bình dân với tất cả
sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường
vượt lên mọi khổ cực của cuộc sống.Vì thế nhân vật trữ tình trong ca dao là người
bình dân, người thi sĩ, những người sáng tác, người diễn xướng, thống nhất với
nhau.
- Chủ thể trữ tình thường được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với đối tượng
trữ tình, biểu hiện qua hai loại nhân vật:
+ Nhân vật hiển ngôn: hình tượng con người được trực tiếp thể hiện tình cảm, bộc
lộ tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca.
+ Nhân vật biểu tượng: thông qua biểu tượng, con người bộc lộ tâm tư cảm xúc với

nhau, đó là những biểu tượng gần gũi với con người Việt Nam: con cò, con thuyền,
cây đa, bến nước, sân đình
"Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao."
"Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền."
- Các nhân vật trữ tình được đặt trong nhiều mối quan hệ:
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
+ Quan hệ gia đình: mẹ-con, cha-con, mẹ chồng-nàng dâu, vợ-chồng, anh-
em,
"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang."
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
+ Quan hệ lứa đôi: chàng trai-cô gái, bạn bè,
“Thương ai rồi lại nhớ ai
Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng”.
+ Quan hệ xã hội: người nông dân-quan lại, chủ-tớ
"Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan."
"Con vua thì lại làm vua
Con vải ở chùa lại quét lá đa."
- Nhân vật trữ tình hiện lên trong sinh hoạt hằng ngày, cuộc sống lao động,
trong mối quan hệ với thiên nhiên, gia đình, làng xóm có lúc đối thoại, có lúc độc
thoại
VD: Đối thoại:
"Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà."
Hoặc:
"Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu”
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Độc thoại:
"Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thiểu như chim tha mồi.
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tưởng nhớ một người tình nhân."
+ Cảm xúc, tâm tư của nhân vật trữ tình được bộc lộ bằng nhiều giọng điệu:
tâm tình sâu lắng, trách móc, giận hờn, đau buồn, xót xa, nói bóng gió, hồn nhiên
vui tươi:
"Hoa cúc vàng nở hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh."
Nếu ở đây chủ thể là chàng trai đòi lại kỉ vật thì đó là người coi trọng vật chất,
so bì thiệt hơn, nhỏ nhen, xử sự không mấy đẹp đẽ. Và khi đáp lại thì lời của cô gái
sẵn giọng, ăn miếng trả miếng:
"Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em, em mặc, yếm gì anh, anh đòi!"
Nhưng nếu chủ thể là cô gái thì (qua hai dòng đầu) thì cả cô gái và chàng trai
đều là những người cư xử đẹp. Yêu nhau không lấy được nhau, người con gái chủ
động trả lại kỉ vật đã thuộc về cô gái, anh ta không có quyền nhận lại. Qua đó thấy
được nghịch cảnh đáng buồn, sự nuối tiếc về mối tình dang dở của chàng trai và cô
gái.
Đây là ví dụ điển hình về nhân vật trữ tình trong ca dao. Do có sự lưu truyền
nên ca dao như có phần khái quát hơn, nó không còn đề cập đến cá nhân cụ thể là
chàng trai hay cô gái mà đã được xem như câu hát chung cho mọi đối tượng: cá
nhân, cá thể trong ca dao đã phai nhạt mà thay vào đó tính cộng đồng đã được hiện

hóa.
2.Thời gian và không gian
Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản
ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
a)Thời gian nghệ thuật
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
*Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hòa
lẫn với thời gian người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại:
“Nào khi gánh nặng em chờ
Qua truông em đợi bây giờ phụ em”
*Thời gian hiện tại được xác định là thời điểm được sáng tác, diễn xướng và
thời gian thưởng thức, tiếp nhận hài hòa làm một. Nếu có thời gian quá khứ và
tương lai thì đó là thời gian quá khứ gần và tương lai gần. Trong ca dao có câu :
“Tìm em đã tám hôm nay
Hôm qua là tám, hôm nay là mười”
Hoặc
"Xa mình trời nắng nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, canh trưa tôi nói chiều”
Thời gian trong ca dao có tính công thức và ước lệ: trăm năm, ngàn năm, chiêù
chiều, đêm đêm, đêm trăng thanh
+Trăm năm: cuộc đời một con người mang nội dung là câu hẹn ước sự vĩnh
viễn:
“Trăm năm ghi tạc chữ đồng
Dù ai thêu phục vẽ rồng mặc ai”
+ Chiều chiều: tâm trạng nhớ nhung, sự khắc khoải chờ đợi tìm điểm nhìn
hoài vọng bến cũ quê hương:
“Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi/
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương”
*Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian đối lập: khi xưa, bây giờ, khi đi, khi

về sự thay đổi trong tình cảm.
“Khi đi bóng hãy còn dài
Khi về bóng đã vắng ai bóng tròn”
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
b)Không gian nghệ thuật: gần gũi, bình dị ở làng quê, là phương tiện để nhân
vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc suy nghĩ cũa mình. Đây là không gian trần thế, đời
thường gắn với môi trường sống thân thuộc với con người bình dân.
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và bị
chi phối bởi cảnh quan của nhân vật trữ tình:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo tren cành hoa sen”
Ta thường bắt gặp trong ca dao không có không gian xác định trong những lời
ru con:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm”
Không gian địa lí: những câu ca dao viết về miền quê cụ thể, địa danh cụ thể
qua đó thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Ngoài ra còn có một số không gian tiêu biểu như:
+ Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, bến đò thể hiện sự bất biến, vĩnh
hằng
“Bao giờ cạn nước Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền”
+ Không gian đối lập: xa-gần, đông-tây thể hiện sự cách trở, không hòa hợp,
ngang trái:
“Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm

Hẹn sang mười bốn sao năm chưa sang”
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
+ Không gian tâm lí: không có thực, được nhận diện bằng cái nhìn khác
thường đầy chủ quan.
+ Không gian phiếm chỉ:
“Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Dinh ai đắp ai đào mà sâu”
+Không gian vật lí: ở đó người bình dân sinh sống, làm lụng, tình tự, than thở:
“Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho”
+ Không gian xã hội: mối quan hệ đa dạng giữa người với người:
“Gặp nhau giữa chuyến đò đầy
Một lần đã hẹn, cầm tay mặn mà.”
Trong những câu ca dao đượm buồn thì không gian thường đi liền với thời
gian là lúc ban đêm.
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ”
Tóm lại: Trong văn thơ thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối
liên hệ chặt chẽ, một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ
bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ
thuật.
3.Các biểu tượng phổ biến:
Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao” đã định nghĩa: “Biểu tượng
là nhóm hình ảnh cảm xúc tinh tế về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm
mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư
trú”.
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao được xây dựng bằng ngôn từ với những
quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng. Biểu tượng không chỉ đơn thuần
thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan

niệm, tư tưởng của con người.
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu sắc tính
địa phương, tính dân tộc. Nó gồm một số biểu tượng phổ biến sau:
a. Con cò:
Đã từ lâu, hình ảnh con cò đã đi vào ca dao với tất cả vẻ đẹp của nó. Người
nông dân đã gửi gắm niềm vui, nỗi buồn, sự cực nhọc, vất cả trong những cánh cò
ca dao. Dường như thiếu những cánh cò ấy ca dao sẽ nghèo đi biết mấy. Con cò làm
tổ trên cành tre, con cò kiếm ăn trên đồng ruộng, bãi sông, không ăn lúa mà bắt cá,
bắt tép… Cứ như vậy, những cánh cò trắng muốt cứ in bóng trong suốt chiều dài của
ca dao.
Đi vào trong văn học, con cò trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sáng tạo
của cha ông ta khi nó gắn liền với hình ảnh người nông dân lam lũ, chịu thương chịu
khó, cần cù vất vả trên đồng ruộng:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.
Luôn chịu số phận hẩm hiu:
Con cò đậu cọc bờ ao
Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua.
Hình ảnh người nông dân nhất là người phụ nữ lam lũ, lầm lụi:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.
Họ còn luôn luôn bị khinh rẻ, bị đổ oan:
“Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò

Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Không, không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi”.
Trong hoàn cảnh bị áp bức, bị chà đạp, bị oan ức, họ vẫn muốn, dù phải chết,
cũng phải chết trong sự trong sạch:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Trong đời, thường thì “Cánh hoa rụng chọn gỉ đất sạch” (Chu Mạnh Trinh)
nhưng người nông dân Việt Nam không nghĩ thế, sống quyết không sống đục, chết
thì nhất định phải chết trong.
Người nông dân Việt Nam còn có tư tưởng lớn, cực kì cao thượng về cách
sống. Họ đã sáng tạo hình tượng người đi trước, lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng
sau thiên hạ, người hi sinh để đưa lại hạnh phúc cho mọi người qua hình tượng:
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”.
Có những hình ảnh con cò tham gia vào sự kết hợp của thể hứng và thể tỉ - hai
loại hình phổ biến trong văn học dân gian trong những câu ca dao tỏ tình như:
“Con cò núp bụi lúa xanh
Chờ con cá đến như anh chờ nàng
Con cò núp bụi lúa vàng
Chờ con cá đến như nàng chờ anh”.
Hay là:
Con quạ đen con quạ trắng
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì

Con ếch ngắn con ếch dài
Em trông anh, trông mãi trông hoài
Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên.
Một cánh cò thôi mà bay khắp mọi miền đất nước, xuyên thấu mọi thời gian,
cánh cò “ bay lả bay la” từ chiều sâu quá khứ đến chiều dài hôm nay, cánh cò lại bay
vào lời ru của mẹ, lời dạy của cô, lời tâm sự với bạn bè :
“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi…”
(Con cò – Chế Lan Viên)
Về mặt nghệ thuật, hình tượng con cò đã trở thành một mô-típ đậm đặc bản sắn
dân tộc và tính nhân dân, thường khơi gợi ở lòng người nhiều tình cảm và kỉ niệm
về quê hương đất nước.
b. Hoa
Hoa là thứ biểu tượng đáng chú ý trong ca dao. Hoa đi vào thế giới văn học
mang ý nghĩa tượng trưng cho một phẩm chất, một thân phận, một thời hoa của một
đời người. Trong đó, hoa nhài và hoa sen là đối tượng được phản ánh khá nhiều
trong kho tàng ca dao Việt Nam.
b.1 Hoa nhài
Ông cha ta đã dùng hình ảnh của hoa nhài để miêu tả cảnh xứng đôi vừa lứa:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời.
Chỉ “lấm tấm” thôi, nghĩa là không có gì to tát, lớn lao cả. Ấy là vẻ đẹp hiền
hòa, bình dị mà chẳng thoáng chút mặc cảm, tự ti nào vì có “kém ai” đâu!
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự thanh tao, quý giá, trang

nhã, văn minh lịch sự của con người:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Vẻ đẹp của hoa nhài thường được ví với nụ cười đáng yêu của người con gái:
“Miệng cười như cánh hoa nhài
Như nụ hoa quế như tai hoa hồng”
Vị trí của hoa nhài trong ca dao không chiếm ưu thế như hoa hồng, hoa mai.
Đấy là thứ hoa biết khiêm tốn, có chút e lệ, khép kín:
“Chơi hoa cho biết mùi hoa
Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài”.
“Hoa lí là chị hoa lài
Hoa lí có tài hoa lài có duyên”.
Trong ca dao, hoa nhài là một thứ hoa đẹp vẻ đẹp hài hòa, bình dị. Qua đó, ta
thấy được quan niệm thẩm mĩ và quan niệm đạo đức của nhân dân lao động. Họ ưa
chuộng những gì giản dị, nhỏ bé; ca ngợi thủy chung, tình nghĩa; thích cái đẹp bên
trong hơn cái phô trương bên ngoài.
b.2. Hoa sen
Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quý, ta không thể không nhắc tới
hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền bỉ:
“Hoa sen mọc bãi cát lâm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen”.
Sự đủ đầy, phúc lộc trong cuộc sống của người nông dân cũng được thể hiện
qua hình ảnh hoa sen:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba bốn cô có hẹn cùng trăng…
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Không những thế, hoa sen mang một mầm sống âm ỉ mà mạnh mẽ. Tuy dầm
mưa dãi nắng mà hương sắc chẳng nhạt phai:

“Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai”.
Không giống như hương thơm có tiếng của hoa nhài, hương sen là mùi hương
đằm thắm. Nó là biểu hiện của sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Cùng với sự phát triền của khoa học, kĩ thuật đã tạo ra rất nhiều giống hoa lạ
và đẹp, hương thơm quyến rũ, nhưng với sức sống mãnh liệt, dẻo dai mà phẩm chất
trong sạch, thanh cao hoa sen đã trở thành Quốc hoa Việt Nam – đại diện cho một
vẻ đẹp thánh thiện mà giản dị, chất phác, hiền lành của người dân đất Việt.
b.3. Trúc – mai
Theo quan niệm của nhà nho, tùng, trúc, mai là những thứ cây tượng trưng
cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quân tử. Còn tác
giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến mai, trúc nhằm
thể hiện con người. Có khi trúc được nhắc đến một mình tượng trưng cho người con
gái xinh xắn:
“Trúc xinh trúc đứng một mình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh”.
Có khi trúc, mai được dùng xoắn xít với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm
thiết:
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về mai nhớ trúc không?
Hình ảnh trúc mai trong ca dao được dùng để diễn đạt nhiều cung bậc tình
cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên:
+ Khi là lời nhắn nhủ hy vọng:
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
“Đợi cho trúc ở với mai

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng”
+ Khi là tâm trạng náo nức, vui mừng:
“Trầu này, cúc, mai, đào
Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi”.
+ Cũng có khi đó là nỗi giận hờn, oán trách: “Những là lên miếu xuống ghè
Để tôi đánh trúc đánh tre về trồng
Tường rằng nên vợ nên chồng
Nào ngờ nói thế mà không có gì”.
+ Và đó còn là nỗi khát vọng:
“Chiều nay có kẻ thất tình
Tựa mai mai ngã, tựa đình đình siêu”.
Như vậy, trong ca dao, biểu tượng trúc mai thương được dùng với ý nghĩa
tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.
4.Thể thơ lục bát
Trong những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác ở nhiều hình thức
thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên được vận
dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát. Điều này thật dễ hiểu vì thơ lục bát là “những
lời nói vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc.
Thể lục bát trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn
cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ
khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình
phong phú. Các tác phẩm ca dao được làm theo thể lục bát được vận dụng linh hoạt
và nhiều vẻ nhất trong dân ca, trong những giai điệu ngâm ngợi, ca xướng uyển
chuyển. Sở dĩ như vậy là do kết cấu đặc trưng riêng biệt về âm luật của thể loại thơ
này. Có thể thấy lục bát mang đầy đủ dáng dấp của một thể thơ cách luật với những
yếu tố đặc thù về tổ chức âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu trong hình thức
tối thiểu là một cặp lục bát gồm 2 câu với số tiếng cố định: 6 tiếng (câu lục) và 8
tiếng (câu bát). Phương thức gieo vần 6-8 là thao tác đặc biệt tạo nên được vẻ nhịp
nhàng trong ngôn ngữ thơ, là phương tiện tổ chức văn bản và là chỗ dựa cho sự phát
triển nhạc tính để hình thành nên những âm hưởng nhiều mầu sắc vang vọng trong

Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
thơ. Nhịp điệu thơ lục bát về cơ bản là nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 diễn tả
những tình cảm thương yêu, buồn đau…
“Người thương/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng”.
Nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay
tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5 là một
dạng của lục bát biến thể:
“Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”
Có thể hiểu lục bát biến thể là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng
không khít khịt trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết, về vị trí
hiệp vần… lục bát biến thể cũng là vấn đề đáng chú ý trong ca dao. Sự phong phú về
thể lục bát không chỉ dừng lại ở đó. Có câu lục biến thể tăng tiến như:
“Con gà rừng tốt mã khoe lông
Chẳng cho đi chọi, nhốt lồng làm chi!”
Phần lớn câu lục biến thể tăng tiến đều bắt nguồn từ dụng ý nghệ thuật của tác
giả dân gian mà cách nói phổ biến là giảng giải, phân trần. Một số câu lục biến thể
có sự chêm xen các từ khẩu ngữ đệm vào, đây là một đặc điểm của thơ hát nói.
Không hẳn lục bát chỉ có tăng số tiếng, câu nói có thể ngắn gọn, xúc tích hơn cũng
có thể nhờ vào câu lục biến thể giảm số tiếng. Loại biến thể này thì lời ca như những
câu châm ngôn, có lời như một tục ngữ. Lời thơ xúc tích, hàm nghĩa mang tính triết
lý nhân sinh, những nhận xét sắc sảo về những vấn đề cuộc sống, sinh hoạt, tình
yêu.
“Mật ngọt chết ruồi
Ai mà đến đấy thời người say sưa”
Khác với câu lục câu bác có thể kéo dài tự do, có thể là do đặc trưng về số
dòng số tiếng của thơ lục bát.”
“Hoa kia thơm lửng, thơm lừng

Dặn con ong kia đừng chởi nhởi, dặn con bướm đừng xôn xao”
Mang những đặc trưng chung của kiểu câu lục và câu bát biến thể và có những
đặc điểm như câu suy luận nhiều vế, câu kết hợp nhiều kiểu câu, khuôn lục bát
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
không rõ ràng, câu nặng tính khẩu ngữ, thường là câu dồn chứa nhiều thông tin, ranh
giới câu lục thường xâm lấn câu bát hoặc ranh giới chức năng của hai câu không rõ
ràng.
“Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng
Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu”
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấu về cơ bản thể thơ lục
bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số
tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có
lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối
thanh, hiệp vần… đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt
tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy
nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát về cơ bản vẫn
giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Từ ngàn đời nay sự liên kết luôn tạo nên những thứ bền chặt nhất, và thể song thất
lục bát kết hợp với lục bát đã tạo nên được một âm hưởng vang vọng, bay xa hơn
cho ca dao Việt Nam. Đa dạng phong phú nhưng không kém phần tinh túy xâu xa
với ba lối liên kết cơ bản nhất đã làm cho ý nghĩa của ca dao thấm dần vào hồn thơ
của người.
Đầu tiên là dạng song thất lục bát ở dạng này bài ca dao ít nhất là một khổ bao
gồm hai dòng đầu là 7, hai dòng sau là 6/8
“Thang mô cao/ bằng thang danh vọng
Nghĩa mô trọng / bằng nghĩa chồng con
Trăm năm nước chảy đá mòn
Xa nhau nghìn dặm dạ còn nhớ thương”.
Tiếp theo là dạng lục bát dán thất là hai câu 6/8 rồi đến hai câu 7:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”.
Cuối cùng là hai câu lục bát đầu cuối xen giữa hai câu thất:
“Đêm qua nguyệt lặn về tây
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Sự tình kẻ đấy người đây còn dài
Trúc với Mai
Mai về Trúc nhớ
Trúc trở về
Mai nhớ Trúc không
Bây giờ kẻ Bắc người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng riêng tư”.
Thể thơ này thường lặp đi lặp lại, cuộn trào như ngọn sóng phù hợp cho việc
diễn tả tâm trạng buồn đau của nhân vật trữ tình. Thể song thất và lục bát kết hợp
nhau là cho tình cảm vốn đa chiều, phức tạp được thể hiện có hiệu quả rõ rệt với
cách nói đa giọng, nhiều cung bậc và gam màu. Thể vãn là đặc trưng trong hát dặm
Nghệ Tĩnh. Mỗi câu thơ thường gồm 4, 5, 6 chữ và vần chân:
“Công đôi ta thề thốt
Kể đã mấy niên rồi
Lòng đã quyết lúa đôi
Nhất ngôn nói hẳn lời
Đừng bốn chốn ba nơi
Đững trăng gió chào mời
Trăng nhiều trăng rạng rỡ
Trăng nhiều đèn rạng rỡ”.
Thể vãn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, có
khả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm.

“Nào khi mô em nói với anh
Sông cạn mà tình không cạn
Vàng mòn mà nghĩa không mòn
Nay chừ nước lại xa non
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Đêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm”
Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thế vững chắc, là điểm nhẫn
kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn.
Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay, đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Giêng
Mua con gà mái về nuôi
Nó đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung

Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây”.
Ngoài ra còn có thể hỗn hợp, thể này kết hợp các đặc trưng của các thể khác
nhằm diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trong ca dao, thể này
sử dụng không nhiều, chiếm 1% nhưng khá đa dạng:
“Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non”
Nếu thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình

hoặc giao duyên, thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng
trong những bài hát có âm điệu nói lối và ca xướng thi thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ
phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên.
Nói tóm lại, đặc trưng thể thơ trong ca dao suy cho cùng là diễn đạc tâm trạng nhiều
chiều của nhân vật trữ tình. Tùy theo cảm xúc, cung bật mà chọn lựa một thể thơ
phù hợp. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi
lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu do vậy thể thơ chủ
yếu của ca dao vẫn là thể lục bát. Vì thể thơ này có khả năng diễn đạc tất thảy những
cung bậc cảm xúc mà những con người thấp cổ bé họng không biết chia sẻ cùng ai.
Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người
bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Ngày nay, thể lục bát trở
thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
II. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH BÀI CA DAO CỤ THỂ THEO THI PHÁP
THỂ LOẠI
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Không giống như tình trạng khuyết danh của phần lớn các sáng tác dân gian,
bài ca dao này xác định được tác giả cụ thể. Đây là một bài thơ của Dương Khuê,
một tác giả đời Nguyễn. Sáng tác theo phong cách dân gian, ngay sau khi ra đời nó
đã được đông đảo quần chúng thuộc, được dân gian hoá và người ta đã chấp nhận nó
như một tác phẩm dân gian: ca dao. Bài ca dao mang màu sắc của một bài thơ cổ
điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.
Trong ca dao, thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ trong việc bộc lộ tình cảm
của nhân vật trữ tình. Bài ca dao này thuộc bộ phận ca dao có yếu tố miêu tả trực
tiếp thiên nhiên. Ở đây, thiên nhiên được miêu tả trong những chi tiết gần gũi, quen

thuộc với cuộc sống của người dân. Người ta tả gió, trăng, sông, nước, cây cối…Lối
miêu tả gây ấn tượng gợi lên một không gian với đặc trưng của miền đất kinh kì.
Cảnh vật của hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm
thanh hài hoà, sống động, rõ nét pha chút mơ hồ, mờ ảo của màn sương đêm. Từ góc
nhìn cận cảnh của tác giả, từng khóm trúc với những cành vươn rộng, uốn cong
xuống, la đà sát mặt nước, sát mặt đất, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình
“la đà” - một nét vẽ thoáng, gợi cảm và ấn tượng. “la đà” là sà xuống thấp và đưa
đi, đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng. Đặt vào trong văn cảnh cụ thể của
bài ca dao, nó là một tính ngữ đầy sức gợi, được tác giả sử dụng tinh tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy ngay câu đầu tiên của bài, tác giả đã sử dụng một mô
típ quen thuộc trong ca dao: mô típ “gió đưa”. Những ai yêu ca dao đã quá quên
thuộc với những câu ca như:
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
“Gió đưa tờ giấy lên mây
Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu”
Hay: “Gió đưa cây cửu lý hương,
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn lấy mâm”
(Ca dao)
…….
“Gió đưa” ở những câu ca dao vừa kể trên được nói đến như một sự việc,
một cái cớ để nhằm bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình, tuyệt nhiên không phải là
tả cảnh. Nhưng “Gió đưa cành trúc la đà” lại là một câu tả cảnh thể hiện những quan
sát tinh tế của tác giả, điều này hiếm thấy thấy ở những câu ca dao cùng sử dụng mô
típ “gió đưa”. “Cành trúc la đà” - một chuyển động nhẹ nhàng, êm ái, là sự kết hợp
hài hoà, ý vị của thiên nhiên: cành trúc và gió. Tác giả đã khéo lấy cái vô hình (gió)

làm đòn bẩy để tả cái hữu hình (cành trúc). Cơn gió nhẹ nhàng, mơn man đưa đẩy
cành trúc mềm mại, tạo nên một bức tranh thi vị. Câu ca dao đầu tiên trong cái nhìn
cận cảnh của tác giả đã phác hoạ nên một bức tranh phong cảnh với tất cả vẻ yên
bình, êm ả và thơ mộng vốn có của nơi kinh kì cổ xưa.
Thời gian được nói đến trong bài ca dao này là khoảng thời gian nửa đêm về
sáng. Trong không gian đêm tối ấy, thị giác bị hạn chế, tác giả bằng sự tinh nhạy của
mình, đã hướng thính giác đón âm thanh từ xa vọng lại:
“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Câu ca dao ngắt nhịp 4/4 tạo hai vế tiểu đối: “Tiếng chuông Trấn Vũ” đối với
“canh gà Thọ Xương” cân xứng, hoà hợp như chính âm thanh tiếng chuông chùa
Trấn Vũ với tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới, hoà hợp như sự
hoà hợp của thiên nhiên (gió và trúc). Với nghệ thuật tả cảnh hết sức tinh tế, tác giả
sử dụng thủ pháp của Đường thi, dùng âm thanh để phác hoạ nên bức tranh phong
cảnh. Trong thơ xưa, ta đã từng biết đến những câu thơ miêu tả âm thanh tinh diệu
như:
“Tịch mịch u trai lý
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu tao kinh khách trẩm
Điểm tích sổ tàn canh…”
(Thính vũ - Nguyễn Trãi)
hay: “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền”
(Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế)
Thủ pháp miêu tả âm thanh từ trong Đường thi được tác giả sử dụng tinh tế
nhưng không dập khuôn. Trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, con người một
cách sâu lắng, tác giả đã diễn tả trọn vẹn một tiếng chuông ngân dài trong màn

sương đêm như hơi thở. Đặt trong khung cảnh thiên nhiên, nhịp sống con người hài
hoà tinh tế của bài ca dao, tiếng chuông nghe thật ấm áp và cảnh vật trở nên rất có
hồn. Phải chăng đó là tiếng hồn thiêng dân tộc: tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên như
ru hồn người vào cõi xa xăm, huyền thoại. Vẫn trong phép đối của câu ca dao, đối
lập với âm thanh ngân vang, vọng về của tiếng chuông như tiếng của nghìn xưa là
tiếng gà gáy sang canh – âm thanh của nhịp sống đời thường dân dã: “canh gà Thọ
Xương”. Cũng tiếng gà ấy trong một câu ca dao khác:
“Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
Tiếp nối cái chuỗi âm thanh dân dã, đời thường ấy là tiếng chày giã bột để
làm giấy dó ở phường Yên Thái vang lên rộn rã, nhịp nhàng. Lụa làng Trúc, giấy
Yên Thái là sản phẩm nức tiếng kinh kì Thăng Long từ thời nhà Lý, là nièm tự hào
của những người thợ thủ công tài hoa:
“Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo cho chàng cùng sóng áo em…”
hay: “Chày Yên Thái nện trong sương chểnh chơảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co”
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
(Tụng Tây Hồ phủ)
Tiếng gà gáy, tiếng chày giã bột giấy đó đã diến tả nhịp sống lao động cần
mẫn của nhân dân nơi ba mươi sáu phố phường. Cái hay, cái độc đáo của bài ca dao
này là ở sức gợi của nó. Toàn bài, tuyệt nhiên không thấy miêu tả hay nhắc đến bóng
dáng của con người. Nhưng qua những âm thanh ấy, ta cảm nhận được nhịp sống
của nhân dân ta một thời thanh bình, no ấm và yên vui.
Bài ca dao tràn ngập âm thanh. Đó là những âm thanh êm đềm trong sự mịt
mờ của cảnh vật Tây Hồ:
“Mịt mù khói toả ngàn sương”
Sương xuống phủ tràn khắp không gian, tác giả tưởng như là khói toả. Từ láy
tượng hình “Mịt mù” với từ “khói” và động từ “toả” mang đến cho câu ca dao ý

nghĩa biểu cảm đặc biệt. Thủ pháp so sánh được sử dụng khéo léo và kín đáo, màn
sương đêm được ví như “khói toả”. Tác dụng tạo hình của phép so sánh giúp cho
cách diễn tả vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát lại rất giàu chất thơ. Xuân Diệu đã
viết về ca dao như thế này: “Ca dao cũng là thơ, một loại thơ riêng biệt”, với bài ca
dao này, điều đó thật chuẩn xác.
Hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với một tấm gương. Thủ pháp so
sánh một lần nữa được vận dụng một cách thần tình, vẽ nên cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt
gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng
lặng như một tấm gương khổng lồ, trong cảm nhận của tác giả, không hề bị che lấp
bởi màn sương bao phủ. Qua hàng nghìn năm, đây là một thắng cảnh của kinh thành
Thăng Long - cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê chói lọi trong sử sách, biểu tượng
thiêng liêng của hồn nước nghìn năm.
Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thông thường của quần chúng nhân dân
nhưng đã được sử dụng theo phương thức trữ tình của thơ ca. Bài ca dao này cũng
không ngoại lệ. Ngôn ngữ của nó đã mang tính chất nghệ thuật hoá, có phần gần gũi
với ngôn ngữ của thơ ca bác học nhưng vẫn không mất đi tính chất tự nhiên trong
sáng vốn có của các sáng tác dân gian.
Bài ca dao hàm xúc chỉ trong hai cặp lục bát. Đây là kết cấu lục bát phổ biến
trong ca dao (từ thứ 6 của câu dưới vần với từ thứ 6 của câu trên). Hơi thơ lục bát
nhuần nhị đã mang lại cho bài ca dao sự giản dị, gần gũi và trong sáng.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang
Lớp Cao học Văn học Việt Nam Khóa 1 Tiểu luận cuối kì
Với hai cặp lục bát ngắn gọn này, tác giả đã gói vào trong đó tất cả cảnh đẹp
thiên nhiên Tây Hồ với những hình ảnh, âm thanh bằng những cảm nhận tinh tế,
diễn tả cái hay, cái đẹp của sự và tình, lời và ý, chữ và nghĩa. Mà cái hay, cái đẹp
của ca dao chính là nằm trong những yếu tố đó. Với bài ca dao này, những hình ảnh,

âm thanh có sức gợi, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng hiệu quả…chính là
nhằm hướng đến khắc hoạ bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước tươi đẹp, cuộc
sống bình yên, no ấm và không kém phần thi vị trong cảm nhận của tác giả. Qua đó
ta còn thấy được cái tình của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước, con người.
Như đã nói ở trên, đây là một sáng tác của Dương Khuê, nó mang đậm phong
cách ca dao bởi lẽ: mở đầu bằng mô típ “gió đưa” quen thuộc trong ca dao truyền
thống, hơi thơ lục bát nhuần nhị đậm chất ca dao. Hơn thế nữa đề tài mà tác giả
hướng đến là phong cảnh non sông đất nước(một bộ phận trong ca dao). Mặc dù có
tác giả xác định nhưng bài ca dao không thể hiện cái riêng, cá tính của tác giả. Đó là
một điệu hồn trong trẻo trong cảm nhận về cảnh đẹp của quê hương xứ sở.
C. KẾT LUẬN
Trong “Lời bạt cho dân ca miền Nam Trung Bộ”, Xuân Diệu có viết:
“Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước, như có cát, có biển, như có
mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần nơi khoé mắt một giọt ướt sáng ngời.
Đó là một giọt tinh tuý, chắt ra từ ruột già của non sông”.
Bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà…” cũng là cái giọt tinh tuý ấy. Nó làm
đẹp thêm tâm hồn mỗi người con đất Việt, làm ta thêm yêu Hà Nội, yêu quê hương
đất nước. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính – NXB Khoa học xã hội, 2006.
2. Văn học (tập 2) – Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử - NXB Giáo Dục, 1998.
3. Giáo trình dẫn luận thi pháp học – Trần Đình Sử - NXB Giáo Dục, 2005.
Thi pháp ca dao và vận dụng tìm hiểu bài ca dao cụ thể theo thi pháp thể loại Trang

×