Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Thành An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.66 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quả trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có
mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tượng. Các đối tượng này quan tâm đến
tình hình tài chính, khả năng sinh lời và khả năng phát triển của doanh
nghiệp . Trên cơ sở đó họ có thể quyết định được cú nờn đầu tư vào doanh
nghiệp hay không, cú nờn bán hàng cho doanh nghiệp không hoặc cú nờn cho
doanh nghiệp vay hay không . Tất cả những câu hỏi đặt ra chỉ có thể lời được
khi họ biết được thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế
nào . Mặt khỏc,trờn góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, các cơ quan nhà
nước cơ quan thuế, tỏi chớnh, kiểm toán cũng cần phải có những tài liệu đáng
tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp .
Thế nhưng, nền kinh tế hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước . Một đặc điểm nổi bật đó là hoạt đông sản xuất kinh
doanh chịu sự tác động, chi phối mạnh của quy luật giá cả, sự cạnh tranh gây
gắt với nhiều cơ hội thách thức và cả những khó khăn mới đặt ra cho doanh
nghiệp . Chính vì vậy giá trị tài sản luôn luôn thay đổi tại mỗi thời điểm khác
nhau nên việc theo dõi và quản lý HTK chính xác giá trị thực của tài sản sẽ
góp phần cho việc quản lý tốt hơn .
Qua thực tập tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật
Thành An . Em xin trình bày đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình là: Kế toán
hàng tồn kho tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành
An
Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.
Nguyễn Viết Tiến .
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
DƯƠNG TUẤN ANH
MỤC LỤC
DANH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1.Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
2. Sơ đồ 2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung


3. Bảng 1: Bảng kê hàng hóa- dịch vụ bán ra
4. Bảng 2: Phiếu nhập kho
5. Bảng 3: Phiếu xuất kho
6. Bảng 4: Sổ Nhật ký chung
7. Bảng 5: Sổ cái tài khoản 156
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- HTK: Hàng tồn kho
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- NVL: Nguyên vật liệu
- CC, DC: Công cụ, dụng cụ
- LIFO: Nhập sau, xuất trước
- FIFO: Nhập trước, xuất trước
- DN: Doanh nghiệp
- NKC: Nhật ký chung
- CTGS: Chứng từ ghi sổ
- TSCĐ: Tài sản cố định
- GTGT: Giá trị gia tăng
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN HTKTRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
+ Về mặt lý luận: Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản
lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và
lưu thông của nhiều doanh nghiệp. Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp
thường bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dịch vụ
dở dang, thành phẩm, hàng hoá (gọi tắt là vật tư, hàng hoá).
Kế toán HTK không chỉ giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo kịp thời các
nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày, mà cũn giỳp doanh nghiệp có một
lượng vật tư, hàng hoá dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây

ứ đọng vốn, mặt khác không dự trữ quỏ ớt để bảo đảm cho quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián
đoạn.
HTK còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi lập báo cáo tài chính. Vì
nếu sai lệch giá trị hàng tồn kho, sẽ làm sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính. Nếu giá trị hàng tồn kho bị sai, dẫn đến giá trị tài sản lưu động và
tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bán tính
sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng của doanh nghiệp không còn
chính xác. Hơn nữa, hàng hoá tồn kho cuối kỳ của kỳ này còn là hàng hoá
tồn kho đầu kỳ của kỳ tiếp theo. Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp qua kỳ
sau và gây nên sai lầm liên tục qua các kỳ của giá vốn hàng bán, lãi gộp và
lãi thuần. Không những thế, số tiền của hàng hoá tồn kho thường rất lớn
nên sự sai lầm có thể làm ảnh hưởng một cách rõ ràng đến tính hữu dụng
1
của các báo cáo tài chính.
Như vậy chúng ta thấy rằng Hàng tồn kho là một yếu tố rất quan trọng
của phần lớn các doanh nghiệp. Chính vì thế mà việc nghiên cứu về kế toán
HTK trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
+ Về mặt thực tiễn
Qua điều tra phỏng vấn việc thực hiện kế toán HTK của các doanh
nghiệp hiện nay vẫn chưa được chú tâm nhiều nên số liệu HTK vẫn chưa
được đưa ra kịp thời gây ứ đọng vốn. Vì vậy việc nghiên cứu về kế toán HTK
để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là Kế toán HTK. Đề tài nghiên cứu về
kế toán HTK tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm để củng cố các kiến thức đã học trong
khi ngồi trên ghế nhà trường, tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế về kế toán
trong các doanh nghiệp đặc biệt là kế toán HTK.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Từ tính cấp thiết của kế toán HTK trong các doanh nghiệp. Vì vậy, em đã
chọn đề tài này để nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Phạm vi
chuyên đề xoay quanh vấn đề nghiên cứu kế toán HTK tại Công Ty TNHH
Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An được trình bày thành 2 chương
+ CHƯƠNG II : phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng
kế toán HTK tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
+ CHƯƠNG III : các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán HTK
tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
1.5. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán HTK trong các doanh nghiệp
1.5.1 HTK và phân loại HTK
2
+ Hàng tồn kho: Là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất,
kinh doanh, sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
+ Phân loại:
- Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động đã được thể
hiện đưới dạng vật hóa như: Sợi trong doanh nghiệ dệt, da trong doanh
nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc.
Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao
động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để
tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
- Công cụ, dụng cụ (CC,DC) là những tư liệu lao động không đủ tiêu
chuẩn quy định để xếp vào tài sản cố định.
CC,DC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất-kinh doanh, trong
quá trình sủ dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu.
Về mặt giá trị, CC,DC cũng bị hao màn dần trong quá trình sử dụng,
bởi vậy khi phân bổ giá trị của CC,DC vào chi phí sản xuất-kinh doanh, kế
toán phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản
trong công tác kế toán vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kế

toán ở mức có thể tin cậy được.
- Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến
cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm
đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Sản phẩm của các doanh
nghiệp công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể có
bán thành phẩm. Những sản phẩm hàng hóa xuất kho để tiêu thụ, đã thanh
toán hay chấp nhận thanh toán gọi là sản lượng hàng hóa thực hiện.
- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đến cuối kỳ kinh doanh vẫn
chưa hoàn thành nhập kho, chúng vẫn còn tồn tại các phân xưởng sản xuất.
3
Có những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho mà doanh nghiệp
xuất bán trực tiếp hoặc gửi bán thì được ghi giảm giá trị sản phẩm dở dang.
- Hàng hóa (tại các doanh nghiệp thương mại) được phân theo từng ngành
hàng, gồm có: Hàng vật tư thiết bị; hàng công nghệ phẩm tiêu dùng; hàng
lương thực, thực phẩm chế biến. Kế toán phải ghi chép số lượng, chất lượng, và
giỏ phớ chi tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp.
Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng cho số hàng đó bỏn và tồn cuối kỳ.
1.5.2 Tớnh giỏ HTK
Tính đơn giá hàng tồn kho sẽ rất đơn giản khi tất cả các đơn vị hàng
mua đều được mua với cùng một đơn giá ổn định từ kỳ này sang kỳ khác.
Tuy nhiên, khi các loại hàng hoá giống nhau được mua với những giá khác
nhau thì phát sinh vấn đề là sử dụng trị giá vốn nào cho hàng hoá tồn kho
cuối kỳ và trị giá vốn nào cho hàng hoá bán ra.
Về nguyên tắc, hàng tồn kho được đánh giá theo giá thực tế. Theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam, việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng
theo một trong các phương pháp sau:
Phương pháp tính theo giá đích danh;
Phương pháp bình quân gia quyền;
Phương pháp nhập trước, xuất trước;
Phương pháp nhập sau, xuất trước.

Chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng phương pháp cụ thể:
- Phương pháp tính theo giá đích danh:
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp cú ớt loại mặt
hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được, có đơn giá hàng tồn kho
rất lớn như các đồ trang sức đắt tiền, các bất động sản, ô tô mà có thể
nhận diện được từng loại hàng hoá tồn kho với từng lần mua vào và hoá
đơn của nó, hơn nữa các doanh nghiệp phải có điều kiện bảo quản riêng
4
từng lô hàng nhập kho, vì vậy mà khi xuất kho lô nào thỡ tớnh theo giá
đích danh của lụ đú.
Phương pháp này có thể được ủng hộ vỡ nó hoàn toàn làm phù hợp
giữa chi phí và doanh thu, song phần lớn các doanh nghiệp không sử dụng
giá đích danh vì 3 lý do sau:
Thứ nhất: Các thủ tục ghi sổ chi tiết thường rất tốn kém, nhất là trong
các doanh nghiệp không có máy vi tính.
Thứ hai: Nếu số lượng tồn kho giống nhau thì sự nhận diện từng đơn
vị không có tác dụng gì cả. Mục đích của báo cáo tài chính là báo cáo
thông tin kinh tế về các nguồn tài lực và cổ phần của một doanh nghiệp,
không cần thiết phải là các thông tin cụ thể về các tiềm năng này. Nói cách
khác vấn đề hiệu quả và giá trị là có ý nghĩa còn hiện vật thỡ khụng.
Thứ ba: Phương pháp giá đích danh bản thân nó có thể làm cho ban
quản trị điều khiển được lợi tức. Ban quản trị chỉ cần giữ lại trong tồn kho
những khối lượng có giá trị cao (hoặc thấp) để gây ảnh hưởng giả tạo tới
lợi nhuận.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho này thích hợp cả với các doanh
nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên
trong kế toán hàng tồn kho.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ:
Theo phương pháp này, kế toán không theo dõi thường xuyên, liên tục
tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho mà chỉ theo dõi vào cuối kỳ.

Vào cuối mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê số lượng hàng
tồn kho rồi lấy số lượng hàng tồn đú nhân (x) với đơn giá (Với mỗi phương
pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau thì đơn giá của chúng cũng khác
nhau) Khi biết đươc giá rị của hàng tồn kho cuối kỳ thì ta tính được giá trị
của hàng xuất bán trong kỳ :
5
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
hàng = hàng tồn + hàng nhập - hàng tồn
xuất đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Khi doanh nghiệp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế
đích danh thì khi kiểm kê cuối kỳ kế toán sẽ biết được số lượng của từng lô
hàng với đơn giá thực tế của nó. Từ đó tính được giá trị hàng tồn cuối kỳ và
suy ra được giá trị của hàng xuất bán.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên:
Phần trên chúng ta đã nghiên cứu phương pháp kiểm kê định kỳ. Theo
phương pháp này, tài khoản “Hàng tồn kho” chỉ cập nhật có một lần mỗi kỳ
kế toán, đó là cuối kỳ kế toán. Sau đó tài khoản “Hàng tồn kho” phản ánh
số dư hiện hành của hàng tồn kho chỉ cho đến khi nghiệp vụ mua và bán
đầu tiên được thực hiện trong kỳ tiếp theo. Từ đó về sau, tài khoản “Hàng
tồn kho” không còn phản ánh số dư hiện hành nữa.
Ngược lại, phương pháp kê khai thường xuyên cập nhật tài khoản
“Hàng tồn kho” sau mỗi lần nghiệp vụ mua hoặc bán xảy ra. Ngay khi cỏc
bỳt toỏn đó được vào sổ là tài khoản cho biết số lượng hiện hành của hàng
tồn kho có trong tay. Khi phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng,
nhà quản lý có khả năng giám sát hàng tồn kho có trong tay một cách liên
tục. Điều này giúp cho nhà quản lý lập kế hoạch thu mua trong tương lai.
Với phương pháp kế toán hàng tồn kho này thì giá trị hàng xuất được
tính bằng tổng của số lượng xuất của từng lụ nhõn với đơn giá thực tế đích
danh của từng lô hàng đó.
- Phương pháp bình quân gia quyền.

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính
theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị
từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình
6
có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàngvề, phụ
thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Giá trị Khối lượng Đơn giá
hàng = hàng x bình quân
xuất xuất gia quyền
oPhương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá Gtrị tồn đầu + Tổng Gtrị nhập
đơn vị =
bình quân Số lượng tồn + Số lượng nhập

oPhương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá
bình quân của từng loại hàng. Sau đó căn sứ vào giá đơn vị bình quân và
lượng hàng xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để xác định giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ.
Các phương pháp bình quân cũng được áp dụng khá nhiều trong các
DN ở Việt Nam.
Nhược điểm: Nó lại có xu hướng che dấu sự biến động của giá.
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không mang tính áp
đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán
hàng tồn kho khác. Hơn nữa những người áp dụng phương pháp này đều
cho rằng thực tế là các doanh nghiệp không thể đo lường một cách chính
xác về quá trình lưu chuyển của hàng nhập, xuất trong DN và do vậy nên
xác định giá trị thực tế hàng xuất kho theo phương pháp bình quân. Điều
này càng mang tính thuyết phục với những loại hàng tồn kho mà chúng có
tính đồng đều, không khác nhau về bản chất.

Ta thấy rằng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng tồn
7
kho chỉ phù hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ vì phải đến tận cuối kỳ chúng ta mới tính được giá
đơn vị bình quân. Sau khi kiểm kê ta biết được số lượng tồn cuối kỳ, từ đó
tính được giá trị hàng xuất trong kỳ.
Ta không nên sử dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên bởi vì mỗi lần
xuất chúng ta đều phải hạch toán trị giá xuất ngay nhưng ta lại không thể
xác định được đơn giá xuất.
Còn với phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì ngược lại, nên
áp dụng trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO:
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho
còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối
kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của
lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn
kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần
cuối kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chính là giá trị hàng mua vào
sau cùng. Phương pháp này thích hợp với điều kiện hàng tồn kho luân
chuyển nhanh. Phương pháp này nói chung cung cấp một sự ước tính hợp
lý về giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong
những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn vị.
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với
doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi
phí hàng tồn kho vào kho từ trước , điều này có thể dẫn tới việc thiếu chính
8

xác của lãi gộp và thu nhập thuần.
Phương pháp tớnh giỏ này áp dụng phù hợp với cả hai phương pháp
hạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Song
từ đặc điểm của mỗi phương pháp hạch toán mà chúng ta có thể thấy rằng
có sự khác nhau cơ bản về giá trị của hàng xuất và tồn cuối kỳ giữa FIFO
trong phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn
lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương
pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau
hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng
nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương
pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp này đảm bảo được nguyên tắc
phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Theo phương pháp này tổng giá trị hàng
xuất kho chính là giá trị của số hàng mua vào sau cùng.
Cụ thể là các chi phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu cũng vừa
được chớnh cỏc hàng tồn kho này tạo ra. Điều này dẫn tới việc kế toán sẽ
cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thu nhập của doanh
nghiệp trong kỳ. Phương pháp này đặc biệt đúng trong điều kiện lạm phát.
Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp LIFO được áp dụng phổ
biến. Khi mức giá của hàng tồn kho tăng và số lượng không đổi thì dẫn đến
giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa với lãi ròng giảm đi và cuối
cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm xuống. Mặc dù trong
tương lai giá cả của hàng tồn kho giảm xuống thì doanh nghiệp đã giảm đi
được một phần nào thuế thu nhập doanh nghịờp phải nộp (trong một hoặc
9
nhiều kỳ nào đó). Và hơn nữa đây là một lý do để doanh nghiệp có thể trì
hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một ưu điểm nữa của phương pháp LIFO là nó cải thiện dòng tiền
luân chuyển. Do số thuế phải nộp ít hơn và thời hạn nộp có thể được trì
hoãn nên doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền dùng để nộp thuế cho các
mục tiêu đầu tư khác.
Không những thế nó cũn hạn chế tối đa sự tác động của việc hàng tồn
kho giảm giá trong tương lai đối với thu nhập. Phương pháp này hạn chế
đến mức thấp nhất việc phải ghi điều chỉnh giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp trong điều kiện giá của hàng tồn kho giảm đi. Lý do xuất phát
giống như tên gọi của phương pháp này, tức là nhập vào kho sau khi đã
được xuất ra khỏi kho.
Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm trên phương pháp LIFO có một
số nhược điểm sau:
Thứ nhất: Nó dẫn đến thu nhập thuần của DN giảm trong điều kiện
lạm phát. Các nhà quản lý trong DN dường như thích việc báo cáo lãi thuần
tăng hơn là thấy việc thuế phải nộp giảm đi. Lý do của điều này chính bởi
vì các nhà quản lý trong DN sợ rằng các nhà đầu tư sẽ hiểu nhầm về khả
năng sinh lãi, khả năng thu hồi vốn đầu tư của họ.
Thứ hai: Theo phương pháp này hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm
trên bảng cân đối kế toán. Việc đánh giá hàng tồn kho để lập báo cáo kế
toán thông thường không được cập nhật bởi hàng tồn kho vào kho trước
vẫn còn nằm trong kho. Việc đánh giá giảm này làm cho vốn lưu động của
DN giảm thấp hơn so với thực tế hàng tồn kho.
Phương pháp này cũng phù hợp với cả hai phương pháp hạch toán hàng
tồn kho, và ta thấy rằng có sự khác nhau cơ bản giữa chúng
1.5.3 Kế toán HTK trong các doanh nghiệp quy định trong chuẩn mực
10
kế toán Việt Nam (VAS)
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(1) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

0Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
1Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
2 Thành phần của hàng tồn kho.
Hàng tồn kho bao gồm:
0 Hàng hoá mua về để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến;
1 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
2 Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn
thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
3 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
4 Chi phí dịch vụ dở dang.
Ngoài ra chúng ta cũng cần hiểu thêm về một số khái niệm liên quan:
 Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng
tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính
để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ
chúng.
 Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho
tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
1.5.4 Kế toán HTK theo chế độ kế toán hiện hành
HTK (hàng hóa) là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với
mục đích để bán (bán buôn, bán lẻ). Giá gốc hàng hóa mua vũa, bao gồm: Giá
11
mua theo hóa đơn và chi phí thu mua hàng hóa. Trường hợp doanh nghiệp
mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế,
tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của
hang hóa thì giá trị của hang mua gồm giá mua theo hóa đơn+ chi phí gia
công, sơ chế. Đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài các chi phí trờn cũn bao
gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), thuế

GTGT hang nhập khẩu (nếu không được khấu trừ) chi phí bảo hiểm…
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản
ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực kế toán số
02- “hàng tồn kho”
- Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và
phải theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua
hàng hóa.
- Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong bốn
phương phỏp tớnh giá trị hàng tồn kho theo quy định trong chuẩn
mực kế toán số 02.
- Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ
trong kỳ và hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức
phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tùy thuộc tình hình cụ thể của
từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất
quán.
- Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng
nhóm, thứ hàng hóa.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG KẾ TOÁN HTK (HÀNG HOÁ) TẠI CÔNG TY TNHH
12
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT THÀNH AN
2.1 Phương pháp nghiên cứu kế toán HTK trong các doanh nghiệp
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, phương pháp này dựa trên nguồn
thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ tài liệu trước đây để làm tài liệu
nghiên cứu hiện tại. Để nghiên cứu về kế toán HTK tại công ty thì phải thu
thập dữ liệu trên sổ sách kế toán của công ty và các quy định của công ty về
công tác kế toán HTK.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Là phương pháp sử dụng các thông số tài chính để từ đó phát hiện ra
những biến động bất thường ở những khoản mục HTK. Kết quả thu được sẽ
giúp cho người quản lý đưa ra các kế hoạch cụ thể về kinh doanh, hạn chế
HTK bị ứ đọng nhiều.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi
trường đối với kế toán HTK trong các doanh nghiệp
2.2.1 Đánh giá tổng quan về kế toán HTK trong các doanh nghiệp
+ Nhân tố vĩ mô ( Nhà nước, ngành, cơ quan chủ quản): Các cơ quan
ban nghành có ảnh hưởng lớn tới việc kế toán nói chung và kế toán HTK nói
riêng. Nhà nước ban hành các luật kế toán, luật thuế, thông tư, nghị định, các
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán quy định cụ thể về kế toán HTK . Các quy
định về kế toán yêu cầu doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu và vận
dụng theo các quy định nhà nước ban hành. Chính vì vậy mà yêu cầu kế toán
công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin thay đổi về kế toán để có thể
hoàn thành công tác kế toán tốt hơn.
+ Nhân tố vi mô: Công tác tổ chức hành chính của công ty, trình độ hiểu
biết của kế toán về chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn tới công tác kế toán
13
HTK. Công tác quản lý toán bộ hệ thống nhân viên của công ty cũng có ảnh
hưởng đến công tác kế toán HTK của công ty. Nếu nhân viên trong công ty
thực hiện tốt các yêu cầu công ty đề ra để phục vụ cho kế toán thì công tác kế
toán sẽ thuận lợi hơn.
2.3 Thực trạng kế toán HTK (hàng hoá) tại Công Ty TNHH Thương
Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
2.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công Ty TNHH
Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu :Cung cấp linh kiện, thiết bị máy tính
để bàn, xách tay. Công ty còn trực tiếp lắp ráp máy tính, điện tử, tổng đài,
điện thoại viễn thông linh kiện đi kèm Xuất nhập khẩu công ty kinh doanh.
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty TNHH Thương Mại và

Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
* Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND)
* Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC (Về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa)
Các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn
bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung
2.3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ Kỹ Thuật Thành An
Khái quát về tổ chức công tác kể toán công ty
* Nhiệm vụ của phòng kế toán
Kế toán HTK có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thu thập, xử lý cung
14
cp thụng tin cho ch doanh nghip. Nú gip cho doanh nghip xem xột, kinh
doanh mt hng, nhúm hng, c im kinh doanh no cú hiu qu, b phn
kinh doanh, ca hng no thc hin tt cụng tỏc bỏn hng, Nh ú, doanh
nghip cú th phõn tớch nh ga, la chn cỏc phng ỏn u t sao cho cú
hiu qu nht. K toỏn nhm mc ớch cung cp thụng tin vỡ vy k toỏn bỏn
hng phi cú nhim v t chc sao cho cỏc s liu trong bỏo cỏo bỏn hng
phi núi lờn c tỡnh hỡnh HTK giỳp cho vic ỏnh giỏ cht lng ton b
hot ng kinh doanh ca doanh nghip
C cu t chc b mỏy k toỏn ca cụng ty TNHH Thng Mi v Dch
V K Thut Thnh An
S 1: C cu t chc b mỏy k toỏn


K toỏn trng : l ngi quan trng nht trong phũng k toỏn, chu

trỏch nhim ton b v qun lý phõn cụng nhim v trong phũng, chu trỏch
nhim kim tra tng hp s liu k toỏn, lp bỏo cỏo k toỏn gi nờn cp trờn,
hng dn ton b cụng tỏc k toỏn, cung cp kp thi nhng thụng tin v tỡnh
hỡnh ti chớnh ca doanh nghip cho ngi qun lý.
15
TrởngPhòngKếtoán
Kế toán
thanh
toán
Nhân viên hạch toán ở trungtâm
Thủ
quỹ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tiền l ơng
Kế toán
vật liệu
• Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm theo dõi, thanh toán công nợ,
theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt gửi ngân hàng.
• Kế toán tổng hợp : chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí, tính giá thành
sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, cung cấp thông tin về tình hình tài
chính doanh nghiệp.
• Kế toán tiền lương: tính toán xác định cụ thể tiền lương, các khoản
BHXH, BHYT, và KPCĐ, phải tính vào chi phí và các khoản phải trả công
nhân viên.
• Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý quỹ, thu chi tiền mặt.
♦ Nhân viên hạch toán: Tập hợp hoá đơn chứng từ phát sinh ở các trung
tâm để chuyển lên phòng kế toán của Công ty.
* Hình thức tổ chức công tác kế toán công ty TNHH Thương Mại và

Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An tổ chức Kế toán theo hình thức tập trung, tạo
điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự kiểm soát tập trung,
thống nhất của Kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty.
* Hình thức kế toán áp dụng :
Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán với hình thức nhật ký chung.
2.3.2.2 Chính sách kế toán tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ
Kỹ Thuật Thành An
* Nguyên tắc xác định các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời
điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
bình quân liên ngân hàng do Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc
niên độ kế toán.
16
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển
vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
* Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho được
xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp
kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn
kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
* Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
- Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước
cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo

cáo, nếu:
+ Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (hoặc trong một chu
kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là tài sản ngắn hạn
+ Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (hoặc trong một chu kỳ
kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn.
* Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng, tài
sản cố địch được ghi nhận theo nguyờn gớa, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
* Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác
Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ và phải trả khách khoản
vay tại thời điểm báo cáo, nếu:
17
- Có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất
kinh doanh được phân loại là nợ ngắn hạn
+ Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (hoặc trên một chu kỳ
kinh doanh) được phân loại là nợ dài hạn.
Tài sản thiếu chờ xử lý được phân loại và nợ ngắn hạn
Thuế thu nhập hoãn lại được phân loại là nợ dài hạn
2.3.3 Thực trạng quy trình kế toán HTK (hàng hoá) tại Công Ty
TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
Kế toán HTK là bộ phận kế toán quan trọng trong hệ thống kế toán của
Công ty. Nó là yếu tố then chốt và làm căn cứ để các hoạt động phân tích về
tình hình thực tế và thấy được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trên
thương trường cạnh tranh máy tính gay go ác liệt. Nhiệm vụ của kế toán HTK
là theo dõi vật tư hàng hoá của Công ty, theo dõi vật tư hàng hoá của từng
trung tâm, từng bộ phận bán hàng, từng nhân viên bán hàng, và từng nhóm
khách hàng, từng nhóm mặt hàng. Kế toán HTK cung cấp được thông tin một
cách chính xác cho các bộ phận để có biện pháp sử lý và thay đổi chiến lược
kinh doanh, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và kế toán khác.

* Chứng từ sử dụng :
Tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ kế toán. Các
hoạt động nhập , xuất đều được lập chứng từ đầy đủ . Đây là khâu hạch toán
ban đầu , là cơ sở pháp lý để hạch toán nhập, xuất kho hàng hoá.
Trong quá trình kinh doanh kế toán sử dụng các loại chứng từ : phiếu
nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn GTGT vì đây là công ty
thương mại cho nên hoạt động chủ yếu là mua hàng, bán hàng và đặc biệt mỗi
loại chứng từ đều phải có 3 liên trong đó 1 liên là do kế toán giữ, 1 liên được
18
lưu giữ tại quyển gốc, còn lại 1 liên do thủ kho giữ (đối với phiếu nhập, phiếu
xuất ) hoặc do khách hàng giữ ( đối với phiếu thu phiếu chi, hoá đơn GTGT)
* Hệ thống tài khoản áp dụng :
Hệ thống tài khoản của công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế
toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC 14 tháng 9
năm 2006 Bộ Tài Chính
* Sổ sách áp dụng
Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán với hình thức nhật ký
chung. Chính vì vậy khi hạch toán HTK công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau:
- Sổ kế toán tổng hợp: các bảng kê , nhật ký chung , sổ cái tài khoản.
* Trình tù hạch toán doanh thu bán hàng hoá :
Kế toán doanh thu bán hàng hoá ở Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ Kỹ Thuật Thành An 5111- doanh thu bán hàng hoá.
• Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh
nghiệp, thuế doanh nghiệp, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu
thuần thực hiện được trong một kì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu bán hàng là giá trị sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp
đã bán, đã cung cấp cho khách hàng theo giá cả đã thoả thuận. Giá cả này được
ghi trên hoá đơn bán hàng hay các chứng từ có liên quan.

Doanh thu bán hàng thuần là doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp đã
thực hiện trong một kì hạch toán trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu nh chiết
khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại và trừ đi các khoản thuế( nếu có)
- Tài khoản 511 cuối kì không có số dư.
Căn cứ để xác định doanh thu là các hoá đơn bán hàng. Công ty chỉ sử
19
dụng một loại hoá đơn duy nhất là hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) theo mẫu
số 01 - BTC. Hoá đơn GTGT do phòng kinh doanh thành lập thành 3 liên :
Liên 1 : Lưu.
Liên 2 : Giao cho khách hàng.
Liên 3 : Dùng cho kế toán thanh toán
Trên hoá đơn ghi đầy đủ mã số thuế, tên kkhách hàng, địa chỉ khách
hàng, thanh toán ngay hay công nợ, hình thức thanh toán và đầy đủ chữ ký.
Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn bán hàng nhân viên hạch toán vào sổ chi
tiết bán hàngvà các bảng kê có liên quan . Sổ chi tiết bán hàng được lập cho
từng loại hàng hoá , trên đó phản ánh:
+ Ngày tháng ghi sổ
+ Sè hiệu chứng từ ,
+Hình thức thanh toán
+ Doanh thu và các khoản giảm trừ.
Cụ thể đối với hoá đơn bán hàng trên kế toán sẽ vào sổ chi tiết bán hàng
cho mặt hàng máy in .
Sổ chi tiết bán hàng được lập theo mẫu sau :
Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết bán hàng được lập cụ thể nh trên
nhân viên hạch toán ở trung tâm sẽ tổng hợp vào bảng kê tổng hợp hoá đơn
hàng hoá - dịch vụ bán ra. Đây sẽ là căn cứ để kế toán phản ánh vào nhật ký
chung đồng thời cũng là căn cứ để công ty hạch toán thuế phải nép. Bảng kê
hoá đơn dịch vô - hàng hoá bán ra tổng hợp tất cả các hoá đơn dịch vô - hàng
hoá bán ra theo chủng loại , sè lượng , doanh thu và thuế GTGT đầu ra bao
gồm :

- Cột 1 : sè thứ tự
- Cột 2 : tên hàng hoá - dịch vụ bán ra
- Cột 3 : sè lượng
20
- Cột 4 : doanh thu chưa có thuế GTGT
- Cột 5: thuế GTGT
Bảng 1: Bảng kê hàng hóa- dịch vụ bán ra
Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Thành An
Địa chỉ:Tiờn Hội – Đông Hội – Đông Anh – Hà Nội
Bảng kê hàng hoá - dịch vụ bán ra
(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng )
STT
Tên hàng hoá - Dịch vụ bán
ra
Số lượng
Doanh thu
(chưa thuế )
Thuế GTGT
I Hàng hoá 945.386.738 78.914.472
1 Máy tính Cereon 7 32.405.500 3.240.550
2 Máy tính intel Pentium III 15 121.500.000 12.150.000
3 Máy tính intel Pentium IV 25 252.800.000 25.280.000
4 Máy in 21 114.497.200 11.449.720
5 Loa 29 21.750.000 1.087.518
6 Chuột 20 6.935.000 346.760
7 Màn chắn 100 4.685.000 234.250
8 Bàn phím 50 11.755.000 587.750
9 Màn hình 25 41.750.000 4.175.000
10 Ram 40 93.405.000 4.670.250.
11 ổ cứng 30 69.950.000 6.995.000

12 Đĩa mềm 400 3.208.000. 160.400
13 CPU 25 53.800.700 2.690.035
14 Cạc màn hình 40 16.109.100 805.455
21
15 Máy quét 15 30.090.200 1.504.510
16 Fax Modem 20 19.000.100 950.005
17 Mainboard 10 23.500.500 1.175.025
18 Case 10 17.080.000 854.000
19 Handy drive Handy drive 5 6.300.000 315.000
20 Catridge 5.044.880 252.244
II Dịch vô 81.571.242 5.078.967
1 Dịch vụ sửa chữa 31.787.500 1.589.375
2 Dịch vụ cài đặt phần mềm 20.008.113 2.000.811
3 Bảo dưỡng máy 5.940.500 297.025
4 Đào tạo tin học 23.835.129 1.191.756
Cộng 1.026.957.980 83.993.439
 Đối với những hàng hoá công ty trực tiếp bán , thu tiền ngay và xuất
hoá đơn GTGT nhân viên hạch toán ở công ty sẽ vào bảng kê theo định
khoản sau :
Nợ TK 1111 : Tổng doanh thu bằng tiền mặt
Có TK 5111 : Doanh thu không bao gồm thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Bảng phản ánh những khoản thu bằng tiền mặt bao gồm các khoản :
doanh thu bán hàng hoá dịch vô , thuế………
Đối với những hàng hoá bán ra thu bằng tiền gửi ngân hàng nhân viên
hạch toán sẽ định khoản :
Nợ TK 1121 : Tổng doanh thu bằng TGNH
Có TK 5111 : Doanh thu không bao gồm thuế GTGT
Có TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra
22

×