1
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đòi
hỏi phải sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp để xây dưng
các hạ tầng công nghiệp và đô thị, làm cho diện tích đất canh
tác bị thu hẹp đáng kể. Hiện tượng đất chật, người đông đang là
xu hướng chung của các vùng nông thôn. Như vậy, quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm “dư thừa” một lượng lao
động nông nghiệp và đã tạo ra cầu về lao động phi nông
nghiệp. Một lượng lao động nông nghiệp buộc phải chuyển
sang các nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công
nghiệp. Vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục giúp ổn định
kinh tế, an sinh xã hội của những vùng nông thôn và tạo được
nguồn nhân lực cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông
thôn.
Nghị quyết số 51/2005/NQ-HDND ngày 21/07/2005
về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội trên địa
ban tỉnh đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm
2020. Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm
2020 với chỉ tiêu: đến cuối năm 2015, tỉ lệ lao động đã qua đào
tạo nghề đạt 70% (trong đó trình độ trung cấp nghề trở lên đạt
30% tổng số lao động đã qua đào tạo nghề); đến cuối năm 2020
đạt 80% (trong đó , trình độ trung cấp nghề trở lên đạt 35%
tổng số lao động đã qua đào tạo nghề). Như vậy đến năm 2015,
ngoài nhiệm vụ chính trị là đào tạo nghề từ trình độ trung cấp
trở lên đạt 30%, thì nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động trình
độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cũng phải phấn đấu đạt
40% tổng lao động đã qua đào tạo nghề.
2
Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu đã
chọn đề tài: “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” để làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề.
Các cơ sở dạy nghề.
Nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trình độ sơ
cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn
tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các giải pháp này được áp dụng vào đào tạo nghề
LĐNT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Khảo sát thực trạng đào tạo nghề, khảo sát nhu cầu học
nghề, tình hình việc làm và những đóng góp cho xã hội
sau khi được đào tạo.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
3
Lấy ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá tính khả thi của
đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thực tiễn nên đề tài chỉ nghiên cứu đào
tạo nghề cho LĐNT ở trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề thường
xuyên ở những vùng có đối tượng LĐNT học nghề đông.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của
luận văn được cấu trúc thành ba chương
Chương 1:Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề lao động
nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Đồng Nai.
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1 Chất lượng và chất lượng đào tạo.
1.1.2 Hiệu quả và hiệu quả đào tạo:
1.1.3 Phân loại hiệu quả đào tạo
1.1.4 Quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả đào tạo.
1.1.5 Nghề, đào tạo nghề, trình độ sơ cấp, DNTX.
1.1.6 Lao động nông thôn:
1.1.7 Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động:
1.2. Mối quan hệ giữa CCKT, CCĐT và CCLĐ.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu đào tạo có
mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại và chi phối lẫn
nhau. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế dẫn đến tất yếu đòi hỏi sự
điều chỉnh cơ cấu lao động, khi đó đặt ra nhu cầu điều chỉnh cơ
cấu đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và ngược lại.
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa CCKT, CCĐT và CCLĐ
1.3 Một số mô hình quản lý chất lượng đào tạo cụ thể.
Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp
dụng trước hết ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở
CCĐT
CCKT
CCLĐ
5
đào tạo với nhiều mô hình cụ thể khác nhau như Mô hình cấu
trúc các thành phần của quá trình đào tạo (Mô hình
SEAMEO)…Mô hình AUN về bảo đảm chất lượng; Mô hình
Châu âu về quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục
(EUTQM on ED) ….
1.3.1 Mô hình các yếu tố tổ chức
1.3.2 Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000
1.3.3 Mô hình CIPO-UNESCO
1.3.4 Mô hình EFQM ( EUTQM on ED)
1.3.5 Mô hình Mỹ
1.4 Các mô hình và kỹ thuật đánh giá chất lượng, hiệu quả
đào tạo:
1.4.1 Các mô hình đánh giá:
Mô hình Hamblin:
Mô hình Warr, Bird và Rackham:
Mô hình đánh giá thành quả chương trình của Mỹ.
1.4.2 Kỹ thuật đánh giá
Phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi (Questionnaire)
Một số yêu cầu khi sử dụng hình thức điều tra bằng
bảng câu hỏi.
Phỏng vấn hoặc thảo luận (Interview)
1.4.3 Các điều kiện đảm bảo qui mô và chất lượng đào tạo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo:
Phương pháp giảng dạy:
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:
Giáo trình, tài liệu giảng dạy:
6
1.5 Sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông
thôn khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.6 Cơ sở pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Kết luận chương 1
Phần cơ sở lý luận của đề tài giúp định hướng cho
người nghiên cứu xác định rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật
ngữ chuyên môn; xác định các cơ sở, mô hình, kỹ thuật để vận
dụng vào việc đánh giá, nhận định về tính hiệu quả đào tạo
nghề cho đối tượng là lao động nông thôn. Chỉ rõ mối quan hệ
mật thiết giữa chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo; Đồng
thời đưa ra mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với cơ cấu đào tạo
nghề và cơ cấu lao động. Để phát triển nông thôn bền vững thì
phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng LĐNT
đến những việc làm ở những ngành nghề, công việc đem lại giá
trị lao động, năng suất cao. Thực hiện được điều này, với điều
kiện LĐNT phải có hiểu biết, có kỹ năng chuyên môn để dần
thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng khu
vực kinh tế có giá trị cao hơn, từ đó nâng cao đời sống và thu
nhập. Muốn vậy, LĐNT phải được đào tạo nghề để có kỹ năng
lao động có kỹ thuật và hiểu biết chuyên môn thì mới đảm bảo
được các yêu cầu đặt ra của công việc. Trong tình hình phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn hiện nay thì nhu cầu tất yếu là
tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng tình
hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương.
7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh
Đồng Nai
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân
13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng
14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản
tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự
kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5
lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65
triệu đồng (1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005.
GDP bình quân 2006-2010
113,5%
1.Công nghiệp, Xây dựng
114,9%
2.Thương mại-Dịch vụ 115,0%
3. Nông, lâm ngư nghiệp 104,7%
8
(Nguồn : Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
5 năm giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế
hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 – UBND tỉnh Đồng Nai).
2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Thực trạng chất lượng nhân lực theo trình độ học vấn.
a. Thực trạng chất lượng nhân lực các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài: 410.000 người (Nguồn từ Sở Kế hoach
và Đầu tư tỉnh Đồng Nai)
b. Thực trạng chất lượng nhân lực các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh: 410.000 người (Nguồn từ Sở Kế hoach và
Đầu tư tỉnh Đồng Nai)
c. Thực trạng chất lượng nhân lực các doanh nghiệp có
vốn nhà nước: 60872 người (Nguồn từ Sở Kế hoach và Đầu tư
tỉnh Đồng Nai)
2.2.2 Thực trạng chất lượng nhân lực theo trình độ chuyên
môn – kỹ thuật:
a. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
b. Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành nghề:
2.3 Nguồn lao động tỉnh Đồng Nai
2.3.1 Dân số và lao động
2.3.2 Di dân cơ học
2.3.3 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở
Đồng Nai
2.4 Phương hướng phát triển nhân lực tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2011-2020
2.4.1 Quan điểm
2.4.2 Mục tiêu
9
2.5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, TỔNG HỌP
Thực trạng 1: Mạng lưới các cơ sở dạy nghề .
Đến 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 76 cơ sở dạy
nghề bao gồm: 5 trường Cao đẳng nghề, 2 trường cao đẳng có
dạy nghề, 9 trường Trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề
công lập, 33 trung tâm dạy nghề tư thục, 17 công ty đơn vị
khác có dạy nghề.
Stt Địa bàn
CSDN
Công lập
Tư thục và
khác có DN
1 Biên Hòa 10 39
2 Vỉnh Cửu 3 0
3 Trảng Bom 2 3
4 Thống Nhất 1 0
5 Xuân Lộc 1 4
6 Long Khánh 1 2
7 Tân Phú 1 1
8 Cẩm Mỹ 1 0
9 Định Quán 1 1
10 Long Thành 2 2
11 Nhơn Trạch 0 1
Tổng cộng 23 53
Bảng 2.1: Mạng lưới các cơ sở dạy nghề
10
Thực trạng 2: Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho LĐNT
tỉnh Đồng Nai.
TT Đơn vị
Tổng số
GV
Hợp đồng
>12 tháng
Thỉnh
giảng
1 Trường TCN LT-NT 63 18 45
2 TTDN TP Biên Hòa 9 2 7
3 TTDN Trảng Bom 36 10 26
4 TTDN Định Quán 37 10 27
5 TTDN Tân Phú 13 11 2
6 TTDN Thống Nhất 21 21 0
7 TTDN Long Khánh 34 20 14
8 TTDN Cẩm Mỹ 7 0 7
9 TTDN Vĩnh Cữu 3 0 3
10 TTDN Xuân Lộc 24 4 20
T
ổng cộng
247
96
151
Bảng 2.2: Số lượng giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT
Thực trạng 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trung
tâm dạy nghề công lập
Theo kết quả khảo sát ý kiến nhận xét của giáo viên và
học viên thì hiện nay cơ sở vật chất, nguyên vật liệu thực hành
vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu giảng dạy.
11
19.57%
5.19%
75.00%
65.09%
5.43%
29.72%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
Rất phù hợp Tương đối phù hợp Chưa phù hợp
GV
HV
Thực trang 4: Nội dung chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
Đánh giá
Nội dung chương trình
Số lượng
GV Tỉ lệ HV Tỉ lệ
Rất phù hợp 18 19.57% 11 5.19%
Tương đối phù hợp 69 75.00% 138 65.09%
Chưa phù hợp 5 5.43% 63 29.72%
Tổng cộng 92 100% 212 100%
Bảng 2.3: Biểu đồ Ý kiến của GV và HS về mức độ phù
hợp chương trình đào tạo.
Theo biểu đồ cho thấy vẫn còn 29.72% học viên đánh giá nội
dung chương trình chưa phù hợp
12
Thực trạng 5: Ngành nghề đào cho lao động nông
thôn
TT
Ngh
ề đ
ào t
ạo
TT
Ngh
ề đ
ào t
ạo
1 Làm vườn cây cảnh 20 Cơ khí
2 Trang điểm cơ bản 21 Chế biến rau quả
3 Chế biến món ăn 22 Sửa chữa ôtô
4
Sửa chữa & bảo trì XN
23 Mộc dân dụng
5 Trồng rau sạch 24 Khởi sự kinh doanh
6 Kỹ thuật trồng nấm 25 Điện tử gia dụng
7 Điện công nghiệp 26
KT chăm sóc cây ăn trái
8 May công nghiệp 27 Điện cơ
9 May gia dụng 28 Nấu ăn nhà hàng
10 Điện dân dụng 29 Chăm sóc sắc đẹp
11 Cắt, uốn tóc cơ bản 30
Kỹ thuật cao su tiểu điền
12 Chăn nuôi 31 Điện gia dụng
13 Sinh vật cảnh 32 Mộc mỹ nghệ
14 Hàn 33 Tin học văn phòng
15 Tiện 34 Cắt tỉa rau củ
16
Sửa chữa máy nông cơ
35 Trồng trọt
17
Sủa xe gắn máy
36
Bảo trì máy may CN
18 XD & sửa chữa nhà 37 Pha chế rượu
19 Đan lát 38 Trang điểm- cắm hoa
Bảng 2.4: Các nghề đào tạo cho lao động nông thôn
13
Thông Tin Học Nghề
4%
32%
45%
2%
8% 9%
Phòng LĐTBXH huyện
Các cơ sở dạy nghề
Hội nông dân, hội phụ nữ,
đoàn cấp xã
Từ phương tiện thông tin
đại chúng
Người quen giới thiệu
Nguồn khác
Thực trạng 6: Công tác tuyển sinh và tư vấn học
nghề cho LĐNT.
Bảng 2.6 Ý kiến của LĐNT về nguồn thông báo, thông tin
Bảng 2.7: Biểu đồ Ý kiến của LĐNT về nguồn thông báo,
thông tin học nghề
Stt Nguồn thông báo, thông tin SL Tỷ lệ %
1 Phòng LĐTBXH huyện 8 4%
2 Các cơ sở dạy nghề 68 32%
3 HND, hội phụ nữ, đoàn cấp xã 96 45%
4 Từ phương tiện thông tin 4 2%
5 Người quen giới thiệu 16 8%
6 Nguồn khác 20 9%
Tổng cộng 212 100%
14
Lý Do Chọn Nghề Để Học
43%
25%
19%
5%
8%
Do sở thích cá nhân
Theo định hướng gia đình,
bạn bè
Do nhu cầu việc làm
Theo định hướng của
chính quyền địa phương
Lý do khác
+ Tư vấn học nghề:
STT Lý do chọn nghề để học SL Tỉ lệ %
1 Do sở thích cá nhân
92 43.40%
2
Theo định hướng gia đình, bạn bè
52 24.53%
3
Do nhu cầu việc làm
40 18.87%
4
Theo định hướng của địa phương
11 5.19%
5
Lý do khác
17 8.02%
Tổng cộng
212
100%
Bảng 2.9: Biểu đồ % lý do chọn nghề để học
15
Mục Đích Học Nghề
9%
25%
21%
35%
10%
Đi làm cho các CSSX, Xí
nghiệp
Để có thu nhập cao hơn
Tự tạo việc làm
Nâng cao tay nghề
Mục đích khác
+ Các mục đích học nghề của LĐNT .
STT Mục đích học nghề SL Tỉ lệ %
1 Đi làm cho các CSSX 19 8.96%
2 Để có thu nhập cao hơn 54 25.47%
3 Tự tạo việc làm 44 20.75%
4 Nâng cao tay nghề 73 34.43%
5 Mục đích khác 22 10.38%
Tổng cộng
212
100%
Bảng 2.10 Các mục đích học nghề của LĐNT
Bảng 2.11: Biểu đồ % các mục đích học nghề
16
Khó Khăn Khi Tham Gia Học Nghề Của LĐNT
19%
25%
13%
37%
6%
Không có nhiều thời gian
Đi lại xa
Hạn chế về kiến thức
Khó khăn về tài chính
Ý kiến khác
Thực trạng 7: Những nguyên nhân khó khăn làm
ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề
STT Nội dung khó khăn SL Tỉ lệ %
1 Không có nhiều thời gian 40 18.87%
2 Đi lại xa 53 25.00%
3 Hạn chế về kiến thức 28 13.21
4 Khó khăn về tài chính 79 37.26%
5 Ý kiến khác 12 5.66%
Tổng cộng
212
100%
Bảng 2.12 Những khó khăn của LĐNT khi học nghề
Bảng 2.13: Biểu đồ % những khó khăn khi học nghề
17
18%
46%
28%
8%
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp trung học cơ
sở
Tốt nghiệp trung học phổ
thông
+Kiến thức của LĐNT
Stt Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %
1 Chưa tốt nghiệp tiểu học 100 18.38%
2 Tốt nghiệp tiểu học 253 46.51%
3 Tốt nghiệp THCS 150 27.57%
4 Tốt nghiệp THPT 41 7.54%
Tổng cộng 544 100%
Bảng 2.14: Trình độ học vấn của LĐNT khảo sát
Bảng 2.15: Biểu đồ % trình độ học vấn của LĐNT
tham gia khảo sát
18
Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật
89%
4%
3%
1%
1%
1%
1%
0%
Không có trình độ chuyên
môn
CNKT không có bằng
Chứng chỉ học nghề
dưới 3 tháng
Chứng chỉ sơ cấp nghề
Trung cấp nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng nghề
Đại học và trên đại học
Thực trạng 8: Trình độ CMKT của LĐNT
Stt
Trình
đ
ộ
CMKT
SL
T
ỷ lệ %
1 Không có TĐCM 487 89.52%
2 CNKT không có bằng 20 3.68%
3 CC học nghề dưới 3 tháng 17 3.13%
4 Chứng chỉ sơ cấp nghề 4 0.74%
5 Trung cấp nghề 7 1.29%
6 Trung cấp chuyên nghiệp 5 0.92%
7 Cao đẳng nghề 3 0.55%
8 Đại học và trên đại học 1 0.18%
T
ổng cộng
544
100%
Bảng 2.16: Trình độ CMKT của LĐNT (khảo sát)
Bảng 2.16: Biểu đồ % về trình độ CMKT của LĐNT
19
Tình Trạng Hoạt Động Kinh Tế
64%
1%
6%
16%
13%
Nông Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Thực trạng 9: Lĩnh vực kinh tế đang hoạt động
Stt
Tình trạng
hoạt động kinh tế
Số
lượng
Tỷ lệ %
1 Nông Lâm nghiệp
349 64.15%
2 Ngư nghiệp
4 0.74%
3 Tiểu thủ công nghiệp
34 6.25%
4 Công nghiệp và xây dựng
88 16.18%
5 Dịch vụ
69 12.68%
Tổng cộng 544
100%
Bảng 2.17: Tình trạng hoạt động kinh tế của LĐNT
Bảng 2.18: Biểu đồ % LĐNT hoạt động trong các lĩnh vực
kinh tế
20
79%
21%
Thực trạng 10: Tỷ lệ nghỉ học trong các năm qua
2006 2007 2008 2009 Tổng
Nhập học 4,720 4,935 5,506 5,967 21,128
Tốt
nghiệp
3,659 4,139 3,875 4,985 16,658
% nghỉ
học
22.48%
16.13%
29.62%
16.46%
21.16%
Bảng 2.19: Số liệu nhập học và tốt nghiệp trong các
năm qua
Bảng 2.20: Biểu đồ % tốt nghiệp và bỏ học
Từ số biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ học viên bỏ học là rất cao
chiếm 21.16%.
21
4.35%
0.00%
46.74%
38.68%
48.91%
61.32%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
Nhiều Tương đối đủ Ít
Bảng Đánh Giá Tỷ Lệ Học Thực Hành giữa GV và HV
Đánh giá
Số giờ học TH GV
Đánh giá
Số giờ học TH HV
Thực trạng 11: khảo sát đánh giá của GV và HV về số
giờ học thực hành
Về số giờ học thực hành trong chương trình đào tạo có
đến 61,32% học viên nhận xét số giờ học thực hành còn ít và
48,91% giáo viên nhận xét số giờ thực hành còn ít, cần tăng giờ
thực hành nhiều hơn để học viên được thực hành đầy đủ để
nâng cao kỹ năng.
Bảng 2.21: Biểu đồ % về mức độ phù hợp của số
giờ học thực hành.
22
0
75
101
36
0
20
40
60
80
100
120
Dưới 25% Từ 25%
đến 50%
Từ 50%
đến 75%
Từ 75 trở
lên
Mức độ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
Số lượng
Thực trạng 12: Mức độ áp dụng kiến thức đã học
vào thực tế.
Mức độ áp dụng Số lượng Tỉ lệ %
Dưới 25% 0
0.00%
Từ 25% đến 50% 75
35.38%
Từ 50% đến 75% 101
47.64%
Từ 75 trở lên 36
16.98%
Tổng cộng 212
100.00%
Bảng 2.22: Biểu đồ % về mức độ áp dụng các
kiến thức đã học
Theo biểu đồ trên, đa số học viên có thể áp dụng các
kiến thức đã học vào công việc với mức độ từ 50% trở lên
chiếm 64.62%.%. Có 35,38% học viên cho rằng họ chỉ có thể
vận dụng được các kiến thức ở mức từ 25% - 50%.
23
2.6 Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Đồng Nai
2.6.1. Thuận lợi.
Được sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Tỉnh ủy và
UBND tỉnh Đồng Nai đối với đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
2.6.2. Khó khăn
Trình độ học vấn của LĐNT còn thấp và không đồng
đều gây khó khăn cho giáo viên khi tham gia giảng dạy.
Cơ sở vật chất của các trung tâm dạy nghề trên các
Huyện tỉnh Đồng nai được quan tâm đầu tư xây dựng khang
trang (chỉ còn Huyện cẩm Mỹ chưa xây dựng) nhưng thiết bị
dạy nghề chưa được đáp ứng đầy đủ vì việc mua sắm trang
thiết bị ban đầu không do các trung tâm chủ động mua sắm mà
do nhà thầu cung cấp nên một số nghề thiết bị không phù hợp,
không đồng bộ nhất là nghề may.
Số lượng LĐNT đăng ký học ban đầu nhiều nhưng
không theo suốt khóa học, đi học không đều, nghỉ, bỏ học giữa
chừng gây lãng phí trong việc trang bị nguyên vật liệu thực
hành, công tác tổ chức lớp…
Đối với cấp Huyện và xã đội ngũ làm công tác dạy
nghề hầu hết là kiêm nhiệm, kiến thức về đào tạo nghề chưa
cao, chưa thực sự chuyên tâm đến lĩnh vực dạy nghề nên công
tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người dân biết và hiểu về
dạy nghề còn thấp.
24
2.6.3. Đánh giá chung:
Công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh
được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể. Tỉnh đã thực
hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành
nghề rất đa dạng nhưng chưa thực sự phù hợp với sự định
hướng phát triển của từng Huyện. Tuy nhiên, cũng phần nào
giúp người lao động nông thôn giải quyết việc làm tại chỗ,
nâng cao tay nghề và thu nhập. Điều kiện cơ sở vật chất còn
thiếu chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động dạy nghề, năng lực
đào tạo của cơ sở dạy nghề còn hạn chế về đội ngũ giáo
viên…Thời gian đào tạo cho hệ sơ cấp nghề qui định từ 3 tháng
đến dưới 1 năm, tuy nhiên ở các nghề đào tạo, tất cả chương
trình được xây dựng cho dạy nghề hệ sơ cấp ở mức thời gian
tối thiểu (tức đào tạo 3 tháng) nên kiến thức, kỹ năng, thái độ
của học viên có được sau khi kết thúc khóa học còn hạn chế.
Hiện nay, ở các trung tâm dạy nghề, các xã chưa theo
dõi hay nắm bắt số học viên sau khi tốt có việc làm là bao
nhiêu %, thu nhập tăng thêm như thế nào…
Mặc dù kinh phí đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Đồng
Nai trong các năm qua nhiều, nhưng theo kết quả khảo sát mục
đích học để chuyển đổi nghề còn rất thấp LĐNT khi tham gia
khóa học chưa có ý thức học để có được một nghề trong tay để
ổn định cuộc sống. LĐNT còn có tâm lý học để biết, đi cho vui
khi có thời gian rãnh và để được nhận tiền hỗ trợ (tiền ăn, tiền
đi lại) khi tham gia học nghề. Nhìn chung hiệu quả đào tạo
trong các năm qua còn thấp.
25
Kết luận chương 2
Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiện nay và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo các ngành kinh tế đồng thời khảo sát tình hình hoạt động
đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Đồng Nai về: công tác tuyển sinh,
nội dung chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kết
quả học tập và tình hình việc làm của học viên đã tốt nghiệp,
công tác tổ chức, quản lý triển khai…cho thấy trình độ học vấn
lao động nông thôn còn thấp và không đồng đều có trên 60%
tốt nghiệp từ tiểu học trở xuống gây khó khăn cho giáo viên
trong quá trình giảng dạy. Công tác tuyên truyền và tư vấn học
nghề chưa quan tâm nhiều hầu như xã nào cũng có đài phát
thanh nhưng lúc hoạt động lúc hư không ai sửa chữa, thời
lượng phát thanh về đào tạo nghề ít. Thiết bị dạy nghề chưa
đáp ứng cho nhu cầu dạy nghề đầy đủ. Ý thức học tập của
LĐNT còn thấp, còn mang tâm lý học để biết, học cho vui,
chưa mang ý thức học nghề để có một nghề trong tay để ổn
định cuộc sống. Nhìn chung hiệu quả đào tào nghề trong các
năm qua còn thấp, chưa được quan tâm đúng mức, chưa được
kiểm tra, giám sát chặt chẽ, còn buông lỏng đầu ra Từ những
dữ liệu người nghiên cứu nhận định, đánh giá chung về điểm
mạnh và điểm hạn chế tại địa phương khi triển khai dạy nghề
cho lao động nông thôn của tỉnh để làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở chương tiếp theo.