Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

báo cáo nghiên cứu “tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.81 KB, 112 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

“Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế
và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt
động y tế và giáo dục tại Việt Nam”

Đơn vị thực hiện: ACTIONAID VIETNAM
Hỗ trợ kỹ thuật: Công ty Tư vấn Quản lý và Chuyển đổi Tổ chức (T&C Báo cáo nghiên cứu 1
Consulting)



MỤC LỤC
PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

6

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN

11

1.1 Giới thiệu chung về nghiên cứu

11

1.2 Tổng quan về xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và giáo dục


23

1.3  hận định chung về xã hội hóa giáo dục và y tế và khả năng
N
tiếp cận dịch vụ của người nghèo
31
CHƯƠNG II – TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HĨA VÀ CÁC
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ
VÀ GIÁO DỤC

32

2.1  trình tiến triển của chính sách xã hội hóa trong giáo dục
Q
và y tế của Việt Nam
32
2.2 Mục tiêu, định hướng của chính sách xã hội hóa giáo dục và y tế 34
2.3 Các nguồn lực cho XHH giáo dục và y tế

36

2.4 Các khuyến khích với chính sách XHH

39

2.5  ác chính sách bổ trợ để tăng cường hiệu quả và hạn chế
C
mặt trái của chính sách XHH với người nghèo

41


2.6  ác vấn đề tồn tại trong chính sách XHH liên quan tới
C
tiếp cận của người nghèo tới dịch vụ giáo dục và y tế

45

CHƯƠNG III - TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐẾN DỊCH VỤ
GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI HÓA
48
3.1  ết quả nghiên cứu từ phỏng vấn lãnh đạo địa phương về
K
xã hội hóa giáo dục

48

3.2 Hoạt động của các cơ sở giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa 53
3.3 Đánh giá của người dân về xã hội hóa trong giáo dục

62

3.4 Kết luận và khuyến nghị

74

CHƯƠNG IV – TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐẾN DỊCH VỤ
Y TẾ TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI HÓA
76
4.1 Kết quả phỏng vấn lãnh đạo địa phương về XHH y tế


76

4.2 Hoạt động của các cơ sở y tế trong bối cảnh xã hội hóa

82

4.3 Đánh giá của người dân về xã hội hóa trong y tế

90

PHỤ LỤC

105

Báo cáo nghiên cứu

3


Danh mục bảng biểu
Bảng
Bảng 1: Các phương pháp thu thập dữ liệu

9

Bảng 2: Những thông tin chung về mẫu điều tra

15

Bảng 3: Quy mô ngành y tế Việt Nam, năm 2008


25

Bảng 4:  ố liệu về các loại hình cơ sở giáo dục tại Hà Tĩnh
S
năm 2009
47
Bảng 5: So sánh giữa các cơ sở về các đặc điểm hoạt động chính 52
Bảng 6:  ỷ lệ các loại hình dịch vụ giáo dục được lựa chọn (tự do)
T
theo thu nhập của hộ
61
Bảng 7:  ào cản trong giáo dục cho các địa phương và toàn bộ
R
mẫu điều tra
64
Bảng 8:  ào cản trong giáo dục cho hộ không thuộc diện nghèo
R
ở các địa phương và toàn bộ mẫu điều tra
65
Bảng 9:  ào cản trong giáo dục cho hộ nghèo ở các địa phương
R
và toàn bộ mẫu điều tra
66
Bảng 10: Các loại hình cơ sở y tế tại các địa bàn khảo sát

81

Bảng 11: So sánh giữa các cơ sở về các đặc điểm hoạt động chính 82
Bảng 12:  hu nhập của hộ và sự lựa chọn cơ sở y tế với những

T
loại bệnh nhẹ
90
Bảng 13:  hu nhập của hộ và sự lựa chọn cơ sở y tế với những
T
loại bệnh nặng
92
Bảng 14:  ào cản tiếp cận dịch vụ y tế ở các địa phương và
R
bệnh nhân
94
Bảng 15:  ào cản trong y tế cho hộ không thuộc diện nghèo ở
R
các địa phương thuộc mẫu nghiên cứu
94
Bảng 16:  ào cản trong y tế cho hộ nghèo ở các địa phương
R
trong mẫu nghiên cứu
95
Bảng 17:  ác loại hình cơ sở Giáo dục của Tỉnh (chỉ thu thập ở
C
cấp Tỉnh)
110
Bảng 18: Các loại hình cơ sở Y tế tại Tỉnh (chỉ thu thập ở cấp Tỉnh) 111

4

Báo cáo nghiên cứu



Biểu đồ
Biểu đồ 1:

C
 ơ cấu cấp học và học sinh giữa cơ sở giáo dục cơng
và ngồi cơng lập năm học 2008 – 2009
23

Biểu đồ 2:

Tỷ lệ chi cho giáo dục so với thu nhập của hộ

Biểu đồ 3:

K
 hó khăn tiếp cận hỗ trợ trong giáo dục từ phía hộ
gia đình
61

60

Biểu đồ 4:   o sánh mức độ rào cản hiện tại và 5 năm trước đối
S
với tiếp cận dịch vụ giáo dục (toàn mẫu)
68
Biểu đồ 5:

S
 o sánh sự thay đổi về rào cản cho nhóm thuộc
diện hộ nghèo

68

Biểu đồ 6:

S
 o sánh sự thay đổi về rào cản cho nhóm khơng
thuộc diện hộ nghèo
68

Biểu đồ 7:

S
 o sánh về mức độ thay đổi của các rào cản giữa nhóm
hộ nghèo và nhóm khơng thuộc diện hộ nghèo
69

Biểu đồ 8:

R
 ào cản tới tiếp cận dịch vụ giáo dục của mẫu chung
và nhóm nghèo
71

Biểu đồ 9:

S
 ự lựa chọn của hộ gia đình khi sử dụng dịch vụ y tế 90

Biểu đồ 10:  ào cản đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của
R

người bệnh
100

Báo cáo nghiên cứu

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAV:

ActionAid Việt Nam

BHYT:

Bảo hiểm Y tế

BTC:

Bộ Tài chính

CĐ:

Cao đẳng

CHXHCN:

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CSSK:


Chăm sóc sức khỏe

ĐH:

Đại học

GDĐT:

Giáo dục đào tạo

GDTX:

Giáo dục từ xa

KCB:

Khám chữa bệnh

LĐ –TBXH: Lao động Thương binh và Xã hội
NHNN:
NSNN:

Trung học chuyên nghiệp

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:


Trung học phổ thông

UBND:

Ủy ban Nhân dân

WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới

XHH:

Báo cáo nghiên cứu

Ngân sách Nhà nước

THCN:

6

Ngân hàng Nhà nước

Xã hội hóa


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

T


rong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện chất lượng các
dịch vụ cơng nói chung và giáo dục và y tế nói riêng. Chủ trương “xã hội hóa” được
thực hiện như một hình thức tăng trách nhiệm và huy động nguồn lực của toàn
xã hội nhằm nâng cao chất lượng và nguồn cung ứng các dịch vụ này. Xã hội hóa chính
là việc giảm tỷ trọng bao cấp và hỗ trợ của nhà nước thông qua việc giao trách nhiệm
tự chủ về tài chính cho các đơn vị cơng như bệnh viện, trường học, giảm hoặc cắt bao
cấp dịch vụ cho người dân, cũng như khuyến khích các thành phần kinh tế cung cấp
các dịch vụ cơ bản khác cho người dân. Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực
hiện chủ trương “xã hội hóa ” cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm giảm tiếp cận của người
nghèo tới dịch vụ y tế và giáo dục. Phát hiện và điều chỉnh kịp thời những nguy cơ tiềm
ẩn trên là yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho các nhà quản lý.
Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân vào q trình cải cách
hành chính cơng ở Việt Nam”, do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ, ActionAid Việt Nam
(AAV) và các đối tác đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của xã hội hóa dịch vụ
cơng nhằm phân tích chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận của người nghèo đối
với các dịch vụ này. AAV đã lựa chọn công ty Tư vấn Quản lý và Chuyển đổi tổ chức
(T&C Consulting) để hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện nghiên cứu tại các tỉnh Lai Châu, Hà
Tĩnh và Đăk Lăk.
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác động của q trình xã hội hóa
dịch vụ cơng đối với tiếp cận của người nghèo trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Cụ thể,
nghiên cứu này đánh giá các lợi ích và quan ngại của q trình xã hội hóa dịch vụ cơng
để xem xét khả năng thực hiện các giá trị và sứ mệnh xã hội khi chuyển đổi sang việc tự
chủ về tài chính và tổ chức.
Nghiên cứu gồm 2 phần chính (1) tổng quan về các chính sách, khung pháp lý và định
hướng của Đảng và nhà nước về cơng tác xã hội hóa ngành giáo dục và y tế ở Việt Nam
nói chung và những chính sách đảm bảo sự tiếp cận của người nghèo tới dịch vụ y tế và
giáo dục; và (2) đánh giá những tác động của cơng tác xã hội hóa tới mức độ tiếp cận
của người nghèo tới dịch vụ y tế và giáo dục ở một số địa phương trong vùng dự án.
Xã hội hóa hiện là một chủ trương quan trọng trong phát triển giáo dục và y tế. Xuất
phát điểm của chủ trương này có thể coi là từ chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng

làm” vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Chủ trương “Xã hội hóa ” giáo dục và y tế được
chính thức đề cập trong “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại
hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng” năm 1996, và được chính phủ cụ thể ở Nghị
quyết NQ90/CP năm 1997.
Điểm nổi bật trong các văn kiện và chính sách trên là về mục tiêu của chủ trương XHH:
XHH nhằm huy động tiềm năng nhân lực, vật lực, tài lực của toàn xã hội, trên cơ sở đổi
mới cơ chế quản lý, đa dạng hóa hoạt động và các nguồn đầu tư nhằm tạo điều kiện để
toàn bộ xã hội được hưởng thụ tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục…Về lý thuyết, chính
sách XHH cũng hướng tới mục tiêu về công bằng xã hội trong thụ hưởng các dịch vụ
trên. XHH các dịch vụ công bao gồm các đặc điểm chính (i) Người sử dụng dịch vụ bỏ
(một phần hay toàn bộ) tiền ra mua dịch vụ; (ii) Các cơ sở cung cấp dịch vụ công đưa một

Báo cáo nghiên cứu

7


phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt động của mình vào giá dịch vụ do người sử dụng chi
trả (thay vì được nhà nước bao cấp tồn bộ); và (iii) Khuyến khích người dân, các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ.
Nhà nước cũng đã có những chính sách những khuyến khích nhất định dành cho các cơ
sở thực hiện XHH, đặc biệt là chính sách không phân biệt đối xử đối với các sản phẩm
và dịch vụ của các cơ sở này. Ngoài ra, nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách nhằm
tăng cường quản lý các cơ sở hoạt động theo hình thức XHH, cũng như trợ giúp người
nghèo để có thể tiếp cận tới các dịch vụ này. Tuy nhiên, hệ thống chính sách XHH mới
chỉ nhấn mạnh việc huy động nguồn lực cho cung ứng dịch vụ công mà chưa đề cập rõ
ràng và cụ thể tới việc thay đổi tương ứng vai trị quản lý của chính nhà nước trong q
trình XHH. Hệ thống chính sách XHH (các chính sách ở cấp độ hướng dẫn thực hiện) hiện
tại chưa gắn liền với việc thay đổi vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chính phủ
ở địa phương. Hệ quả của việc này là hệ thống chính sách XHH hiện tại có sự thiếu hụt

trong các quy định và cơ chế kiểm soát cụ thể về quản lý nhà nước (nhất là quản lý chất
lượng dịch vụ) đối với các cơ sở XHH, và sự thiếu cụ thể trong chính sách kiểm sốt tài
chính nhằm tránh lạm dụng XHH.
Kết quả phỏng vấn và khảo sát ở các tỉnh cho thấy chủ trương và các chính sách xã hội
hóa trong giáo dục và y tế được các cấp quản lý địa phương đánh giá cao và ủng hộ
mạnh mẽ. Tuy nhiên các, các địa phương có điều kiện kinh tế chậm phát triển gặp nhiều
khó khăn hơn trong việc XHH giáo dục và y tế do hạn chế cả về nguồn cung (nhà đầu
tư) và nhu cầu (mức độ sẵn sàng đóng góp của người dân). Với dịch vụ giáo dục, trên
phương diện quản lý nhà nước ở địa phương, việc triển khai chính sách XHH chưa gắn
liền với vai trị quản lý nhà nước tương ứng như vai trò định hướng, điều tiết, và giám sát.
Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho XHH chưa được phát triển toàn diện
giữa các vùng, chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng, và thậm chí bị lạm dụng đối
với một số khoản thu. Khi những hạn chế này xảy ra thì người nghèo chính là đối tượng
bị thiệt hại đầu tiên và nặng nề nhất. Thực tiễn khảo sát hoạt động của một số cơ sở
giáo dục cũng cho thấy người nghèo đang bị thiệt trên một số lĩnh vực. Thứ nhất, chính
sách giảm học phí cho người nghèo trên thực tế hiện chỉ áp dụng ở các trường cơng lập.
Trong khi đó, rất nhiều học sinh nghèo lại không thể thi vào được trường công lập (kể từ
cấp phổ thơng trung học trở lên), mà chỉ có thể vào học ở trường dân lập. Vì vậy, họ đã
khơng được hưởng chính sách trên. Trong khi đó, kết quả dạy và học ở các trường dân
lập lại thấp hơn ở trường công lập. Kết quả khảo sát các hộ gia đình cũng chỉ rõ người
nghèo đang chịu rào cản lớn hơn về học phí và phụ phí nếu so với 5 năm trước. Như vậy,
cùng với việc triển khai XHH thì người nghèo đang gặp khó khăn lớn hơn về chi phí cho
giáo dục. Tuy nhiên, người nghèo cũng đang được hưởng những cải thiện về chất lượng
tổng thể của giáo dục từ XHH. Với dịch vụ y tế, XHH đã mang lại những tác động tích cực
tới việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tác động lớn nhất là đã huy động vốn đầu
tư mở rộng nguồn cung ứng các dịch vụ y tế, đa dạng hóa loại hình dịch vụ y tế, và tạo
sức ép cạnh tranh nhất định, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các dịch vụ này. Người
nghèo được hưởng lợi gián tiếp từ việc các cơ sở XHH làm giảm tải cho bệnh viện công
và tạo sức ép nhất định tới việc tăng chất lượng khám chữa bệnh ở bệnh viện công. Tuy
nhiên, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chủ yếu mới đang cung cấp các dịch vụ ít rủi

ro và có lợi nhuận cao, sử dụng các thiết bị hiện đại. Dịch vụ điều trị hoặc chữa bệnh
phức tạp vẫn do các bệnh viện công cung cấp. Khác với các cơ sở XHH trong giáo dục
(cụ thể là trường dân lập), các cơ sở XHH y tế (khám dịch vụ trong bệnh viện cơng và
phịng khám/bệnh viện tư) trực tiếp phục vụ người có khả năng chi trả. Như vậy, người
nghèo không phải là đối tượng phục vụ của các cơ sở này. Các cơ sở khám chữa bệnh tư
nhân có tiến hành đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, về nguồn nhân lực
chất lượng cao thì các cơ sở này chủ yếu đang tìm cách thu hút từ các cơ sở cơng. Các
bệnh viện cơng có nhận thấy vấn đề chảy máu chất xám, song chưa có biện pháp đối
phó hữu hiệu.

8

Báo cáo nghiên cứu


Từ những phát hiện đó, các khuyến nghị chính cho việc hạn chế các tác động tiêu cực
của XHH được nhóm nghiên cứu đề xuất bao gồm: Với dịch vụ giáo dục (i) nên coi XHH
giáo dục là gắn liền với việc chuyển đổi vai trò quản lý của nhà nước từ việc trực tiếp
cung cấp dịch vụ sang việc quản lý vĩ mơ, nâng cao vai trị dự báo, lên kế hoạch, quy
hoạch, điều tiết sự phát triển giữa các vùng, và kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ
sở thuộc sở hữu khác nhau; (ii) các địa phương cần có quy hoạch phát triển hệ thống cơ
sở giáo dục ở các vùng khác nhau, từ đó tính tốn và có chính sách khuyến khích để các
vùng sâu vùng xa vẫn có cơ sở giáo dục, giảm rào cản về khoảng cách cho họ. Trong một
số trường hợp, nhà nước có thể dành tiền đầu tư các trường cơng nhiều hơn cho vùng
sâu vùng xa vì ở các vùng đông dân các cơ sở dân lập và tư thục sẽ ngày càng phát triển
và bổ sung khá lớn về nguồn cung dịch vụ; (iii) tăng cường công tác kiểm tra giám sát,
kiểm định chất lượng, đặc biệt là việc thực hiện các chính sách học phí và phụ phí, tránh
tình trạng lạm dụng chính sách XHH. Với dịch vụ y tế (i) tăng cường chức năng quản lý vĩ
mô như quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát của nhà nước; (ii) tăng cường công tác
kiểm tra giám sát nhằm hạn chế hiện tượng lạm dụng XHH để tăng chi phí khám chữa

bệnh tại các bệnh viện cơng; và (iii) đảm bảo nguyên tắc trong việc xác định hộ nghèo
tránh tình trạng các chính sách hỗ trợ người nghèo khơng hướng đúng vào nhóm đối
tượng cần thụ hưởng.

Báo cáo nghiên cứu

9


CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào
tháng 11/2006. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong tự do thương mại với sự cạnh
tranh khắc nghiệt, q trình tư nhân hóa, và sự tham dự nhiều hơn của các đối tác
nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tư cách thành viên WTO đòi hỏi Việt Nam phải cam
kết điều chỉnh các chính sách về dịch vụ công cho phù hợp với các yêu cầu của WTO.
Thương mại hóa và tư nhân hóa các dịch vụ cơng cơ bản như giáo dục, y tế có khả năng
sẽ được mở rộng và đẩy mạnh hơn. Ít sự tham gia của nhà nước đồng nghĩa với việc mục
tiêu xã hội của các dịch vụ công sẽ hướng nhiều hơn sang mục tiêu lợi nhuận.
Hai lĩnh vực giáo dục và y tế ở Việt Nam đang nhận được nhiều quan tâm của xã hội liên
quan đến chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng và trách nhiệm giải trình. Cả hai lĩnh
vực này đều đang được tập trung để cải cách nhằm tự chủ về tài chính và tổ chức. Trong
những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện chất lượng các dịch vụ
công thông qua định hướng “xã hội hóa” – một hình thức tăng trách nhiệm và huy động
nguồn lực của toàn xã hội. Xã hội hóa chính là việc giảm tỷ trọng bao cấp và hỗ trợ của
nhà nước thông qua việc giao trách nhiệm tự chủ về tài chính cho các đơn vị công như
bệnh viện, trường học, giảm hoặc cắt bao cấp dịch vụ cho người dân, cũng như khuyến
khích các thành phần kinh tế cung cấp các dịch vụ cơ bản khác cho người dân.
Trong bối cảnh đó, sẽ có các cơ hội tích cực và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tiếp cận

dịch vụ công của người nghèo. Đã có những thành cơng và thất bại của các chính sách
cơng đối với lĩnh vực bảo trợ xã hội cũng như nhiều phân tích được tài liệu hóa từ các
góc nhìn phân tích về quản trị cơng. Khá nhiều nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác
đã chỉ ra rằng tư nhân hóa dịch vụ cơng khơng đảm bảo tăng chất lượng của dịch vụ mà
có thể giảm tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ này. Nếu những xu hướng này
không được xem xét, cân nhắc một cách thấu đáo thì những người nghèo ở Việt Nam có
thể sẽ khơng được hưởng lợi và thậm chí có thể phải chịu nhiều tác động tiêu cực.
Trong khn khổ dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân vào q trình cải
cách hành chính cơng ở Việt Nam”, do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ, ActionAid Việt
Nam (AAV) và các đối tác đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của xã hội hóa dịch
vụ cơng nhằm phân tích chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận của người nghèo
đối với các dịch vụ này. Đây là một nghiên cứu phân tích tương quan về tiếp cận của
người nghèo đến các dịch vụ công – tư nhân để đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Kết
quả của nghiên cứu sẽ được chia sẻ tại địa phương và cấp quốc gia. Căn cứ vào những
phát hiện từ nghiên cứu này, các thông điệp về mặt chính sách cũng sẽ được xây dựng
nhằm thúc đẩy các cơ hội đối thoại về các vấn đề liên quan đến q trình xã hội hóa
các dịch vụ cơng.
AAV đã lựa chọn công ty Tư vấn Quản lý và Chuyển đổi tổ chức (T&C Consulting) để hỗ
trợ kỹ thuật và thực hiện nghiên cứu. Các nghiên cứu viên sẽ hỗ trợ các thảo luận tại hội
thảo báo cáo được tổ chức trong suốt quá trình nghiên cứu.

10 Báo cáo nghiên cứu


Do là một phần của 1 dự án tài trợ nên nghiên cứu sẽ phải tuân thủ các thỏa thuận của
nhà tài trợ và góp phần đạt mục tiêu chung của dự án. Nhóm Dự án Cải cách Hành chính
Cơng của AAV và các đối tác của dự án đã hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn, thống nhất
mục tiêu, quy trình cũng như hỗ trợ quá trình nghiên cứu.
Đây cũng là hoạt động tiếp nối của đánh giá dịch vụ công sử dụng thẻ báo cáo công
dân đã được tiến hành tại các tỉnh nêu trên. Trong quá trình nghiên cứu tại thực địa và

trước khi hoàn thiện báo cáo, nhóm nghiên cứu đã cùng đối tác địa phương tổ chức hội
thảo báo cáo nhanh nhằm chia sẻ các phát hiện từ nghiên cứu với các bên liên quan.
Quá trình này có thể được xem như các can thiệp nhằm nâng cao nhận thức về những
tác động của xã hội hóa và vận động tại cấp địa phương. Tại Hà Nội, Trung tâm Hợp tác
và Phát triển nguồn Nhân lực (C&D) sẽ tiến hành một đánh giá thực địa tương tự để đưa
ra các phân tích so sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị.

1.1.2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
1.1.2.1 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác động của q trình xã hội hóa
dịch vụ công đối với khả năng tiếp cận của người nghèo với hai lĩnh vực được lựa chọn
là giáo dục và y tế ở Việt Nam.
Cụ thể, nghiên cứu này đánh giá các lợi ích và quan ngại của q trình xã hội hóa dịch vụ
cơng để xem xét khả năng thực hiện các giá trị và sứ mệnh xã hội khi chuyển đổi sang
việc tự chủ về tài chính và tổ chức.
Nghiên cứu bao gồm 2 phần chính:
(1)

Tổng quan về các chính sách, khung pháp lý và định hướng của Đảng và nhà nước
về cơng tác xã hội hóa ngành giáo dục và y tế ở Việt Nam nói chung và những
chính sách đảm bảo sự tiếp cận của người nghèo tới dịch vụ y tế và giáo dục;

(2)

Đánh giá những tác động của cơng tác xã hội hóa tới mức độ tiếp cận của
người nghèo tới dịch vụ y tế và giáo dục ở một số địa phương trong vùng bao
phủ của dự án.

Phần đầu tập trung vào nghiên cứu khung pháp lý và các chính sách và chiến lược liên
quan đến xã hội hóa dịch vụ y tế và giáo dục. Các chính sách được khảo sát trước hết là

những chính sách, quy định trực tiếp chi phối xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cịn tìm kiếm các chính sách, quy định bổ sung và việc thi
hành của các chính sách quy định này, ví dụ: chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo
và cận nghèo, chính sách cho vay, trợ cấp cho học sinh nghèo. Để hiểu rõ hơn về mục
tiêu, hồn cảnh ra đời chính sách, và quan điểm người hoạch định chính sách, nhóm
nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà quản lý tại cấp trung ương (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế...) về các chính sách xã hội hóa và chính sách liên quan đến tiếp
cận của người nghèo đến giáo dục và y tế.
Phần 2 đánh giá tác động của việc thực thi các chính sách xã hội hóa tại các địa phương
đối với mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của người dân, đặc biệt là người
nghèo. Đây là mục tiêu có tính thách thức cao vì rất khó tách bạch giữa tác động của
XHH với tác động của những nhân tố khác (như tăng trưởng kinh tế, tăng dân số, biến
đổi môi trường, chính sách xóa đói giảm nghèo, v.v.) tới tiếp cận của người dân tới các
dịch vụ này. Tuy nhiên, ở ba tỉnh dự án, thay đổi về tiếp cận của người dân tới giáo dục
và y tế có thể gắn phần lớn hoặc chủ yếu tới chính sách XHH và các chính sách hỗ trợ
người nghèo.
Ngồi ra, để có dữ liệu khách quan hơn về tác động của chính sách XHH, nhóm tư vấn
đã sử dụng và kết hợp nhiều nguồn dữ liệu như văn bản tài liệu, phỏng vấn sâu các nhà
quản lý cấp địa phương (từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Báo cáo nghiên cứu 11


Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, UBND Huyện), tìm hiểu thực
trạng hoạt động của các cơ sở y tế công và tư nhân, các trường học cơng và ngồi cơng
lập, và khảo sát mức độ tiếp cận của người dân đến hai dịch vụ y tế và giáo dục tại các
vùng dự án của AAV. Việc kết hợp các nguồn và loại hình dữ liệu khác nhau cho phép
nhóm tư vấn đưa ra được những đánh giá khách quan về tác động của XHH tới việc tiếp
cận dịch vụ giáo dục và y tế.
Các kết quả nghiên cứu ở cả hai phần cho phép nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất về
khung chính sách và quy định để nâng cao cơ hội và giảm những tổn thương cho người

nghèo như kết quả mong muốn của q trình xã hội hóa.
1.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tập trung vào tìm ra câu trả lời cho các vấn đề sau:
(1) Ở cấp chính sách:
a. mục tiêu riêng của các chính sách có liên quan đến xã hội hóa và các quy định
Các
trong cả hai lĩnh vực khi được thiết kế, ban hành và ý kiến của các nhà hoạch định
chính sách về tác động tiềm năng của các chủ trương chính sách trên;
b. phạm vi thi hành của các chính sách và các quy định có liên quan cùng
Về
những tác động thực tế/tác động dự báo của các chính sách này tới việc tiếp
cận các dịch vụ Y tế và Giáo dục của người nghèo.
(2) Ở cấp độ địa phương
a. 
Việc triển khai q trình xã hội hóa giáo dục, y tế tại các địa phương (quan
điểm của địa phương, quy mô, mức độ xã hội hóa tại các địa phương và các
biện pháp giám sát...);
b.

Các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận hai dịch vụ y tế và giáo dục tại các
địa phương trong bối cảnh xã hội hóa.

(3) Ở cấp độ các nhà cung cấp dịch vụ:
a.

Nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược của họ nhằm đáp ứng các chính sách và các
quy định liên quan đến xã hội hóa;

b.


Ý thức của họ về các chính sách và hành động thực tế của họ trong việc cung
cấp các dịch vụ cho các khách hàng mục tiêu.

Lưu ý là: Quá trình “Xã hội hóa” trong hồn cảnh của Việt Nam có liên quan đến
những nhà cung cấp dịch vụ không chỉ từ khu vực tư nhân mà còn bao gồm các cơ
sở của nhà nước được trao quyền tự quyết về mặt tài chính và tổ chức/nhân sự (theo
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ). Những nhà cung cấp dịch vụ được khảo
sát gồm ba đối tượng “khu vực do tư nhân làm chủ”, “các cơ sở do nhà nước làm chủ
nhưng nhận quyền tự quyết về tài chính”, và “các cơ sở của nhà nước phụ thuộc phần
lớn vào ngân sách nhà nước”. Việc khảo sát các nhà cung cấp dịch vụ theo ba loại
hình này giúp cung cấp các dữ liệu để so sánh, và nhờ đó, nhóm nghiên cứu có được
một phân tích đầy đủ hơn.
(4) Ở cấp độ của người sử dụng dịch vụ:
a.

Những thay đổi nếu có trong việc tiếp cận các dịch vụ Y tế và Giáo dục của
người nghèo sau khi các chính sách và quy định về xã hội hóa có hiệu lực;

b.

So sánh về việc tiếp cận các dịch vụ công (y tế, giáo dục) giữa nhóm người
nghèo và các nhóm khác trong dân cư (ví dụ nhóm người thu nhập trung bình,
cao) về số lượng và chất lượng.

12 Báo cáo nghiên cứu


1.1.2.3 Thu thập dữ liệu
Các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau sẽ được áp dụng cho các nhu cầu thơng
tin khác nhau nhằm có được các đầu vào đầy đủ cho việc phân tích và đưa ra các đề xuất

liên quan, như trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1. Các phương pháp thu thập dữ liệu
Các phương
pháp thu
thập dữ liệu
Nghiên cứu
tài liệu

Nguồn thông tin/ Người
cung cấp thông
-  ác chính sách và quy định
C
về tiến trình “Xã hội hóa”
trong lĩnh vực y tế và giáo
dục hiện nay (danh mục các
văn bản pháp luật, chính
sách, quy định có trong phụ
lục 4 và 5 của Báo cáo này);
-  ác chính sách và quy
C
định bổ sung;
-  ác báo cáo có liên quan
C
do các tổ chức/các bên liên
quan (như các cơ quan nhà
nước, các nhà tài trợ như
Ngân hàng Thế giới, Cộng
đồng Châu Âu và các tổ
chức phi chính phủ, v.v.);
-  áo cáo về chuyến khảo

B
sát mức độ hài lịng của
người sử dụng dịch vụ
cơng (do AAV tiến hành).

Phỏng vấn
các nhà
hoạch định
chính sách
cấp trung
ương

Bộ Y tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dữ liệu/thơng tin dự kiến
-  ác mục đích/mục tiêu có trong
C
các chính sách;
-  ác nhóm mục đích được xác định
C
trong các chính sách;
-  iệc thi hành các chính sách trên;
V
-  ánh giá mà các báo cáo của các
Đ
bên liên quan khác nhau đưa ra
(để có được các quan điểm khác
nhau về các vấn đề);
-  hững đề xuất cho bất kì sự sàng

N
lọc nào cần cho các cuộc phỏng
vấn sâu với các nhà hoạch định
chính sách;
-  ất kì một gợi ý nào về các kiến
B
nghị chính sách đáng được xem
xét trong suốt nghiên cứu.

-  ó các số liệu định tính về:
C
+  Quan điểm, ý kiến của họ) về các
(
vấn đề trên (các mục tiêu, mục
đích, nhóm mục đích, việc thi
hành … của các chính sách);
+  ánh giá của họ về những tác động
Đ
thực tế và tác động tiềm năng
(theo hướng dự báo) tới việc tiếp
cận các dịch vụ của người nghèo;
-  ác đề xuất của họ về các chính
C
sách (đặc biệt là những quy định,
chính sách xóa đói giảm nghèo bổ
sung) hoặc việc thi hành các chính
sách xóa đói giảm nghèo.
Chú ý: Những vấn đề này sẽ được xây
dựng theo một cách trung lập và chỉ
những ai tham gia trả lời miệng và cởi

mở mới được đưa vào nghiên cứu.

Báo cáo nghiên cứu 13


Các phương
pháp thu
thập dữ liệu
Phỏng vấn
những người
thi hành
chính sách
ở cấp địa
phương

Nguồn thông tin/ Người
cung cấp thông
Sở Y tế
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Tài chính
Sở Nội vụ
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Lao động Thương Binh và
Xã hội

Dữ liệu/thông tin dự kiến
-  hu được số liệu định tính về:
T
+  hững ý kiến về các chính sách
N

trong bối cảnh địa phương;
+  ánh giá về tác động thực tế/
Đ
tiềm năng (xu hướng dự báo)
đến việc tiếp cận các dịch vụ y
tế, giáo dục của người nghèo;
+  ánh giá của họ về những
Đ
nhà cung cấp dịch vụ tại địa
phương họ sinh sống (nhiệm
vụ, nhóm mục tiêu, việc cung
cấp các dịch vụ trên thực tế);
+  ác đề xuất/kiến nghị của họ
C
nếu có.

Các trường
hợp nghiên
cứu về
những nhà
cung cấp
dịch vụ tại
địa phương
kết hợp với
khảo sát

Trường tư thục/phòng khám
tư nhân
Quyền tự chủ của các trường
học, bệnh viện của nhà nước

Các trường học, bệnh viện
phụ thuộc phần lớn vào
Ngân sách Nhà nước.

-  ó được sự định tính (thơng qua
C
các trường hợp nghiên cứu) và
định lượng về chiến lược và hoạt
động thực tế trong các mặt:
+  ứ mệnh của họ
S
+  ác khách hàng mục tiêu
C
+  iá cả
G
+  ịch vụ nào đem lại thu nhập cao
D
nhất và giá của các dịch vụ này
là bao nhiêu (để so sánh với khả
năng chi trả của người nghèo)
+  hác
K

Người sử
dụng dịch vụ

Hộ nghèo và hộ có thu
nhập trung bình tại các địa
phương.


-  hu được các đánh giá định lượng
T
của người sử dụng dịch vụ y tế và
giáo dục, cụ thể:

Kích cỡ mẫu được mô tả chi
tiết ở mục 1.2.4

+  ể kiểm tra xem liệu có những
Đ
thay đổi khơng trong việc chi
tiêu của họ vào các dịch vụ; việc
sử dụng các dịch vụ khác nhau
(qua nhiều năm. Ví dụ, trước và
sau khi thi hành chính sách Xã
hội hóa);
+  hững đánh giá của họ về việc
N
tiếp cận các dịch vụ (về mặt số
lượng và chất lượng);
+  hững kiến nghị của họ, nếu có.
N

14 Báo cáo nghiên cứu


1.1.2.4 Địa bàn và mẫu số liệu nghiên cứu
Địa bàn thực hiện
Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn 3 tỉnh Đắc Lắc, Hà Tĩnh và Lai Châu. Cụ thể,
đối với phần điều tra hộ gia đình, mẫu phỏng vấn được chọn tại 3 xã của huyện Eakar

tỉnh Đắc Lắc; 4 xã tại hai huyện Lộc Hà và Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh; và 3 xã của huyện Tam
Đường tỉnh Lai Châu.
Huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc được thành năm 1986 tách từ hai huyện Krong Pắk và MĐ
Rắk với diện tích 103.743 ha và dân số 143,5 ngàn người năm 2008. Eakar khơng phải
là huyện có tiềm năng về đất canh tác hay cây cơng nghiệp, nhưng lại có thế mạnh về
cơng nghiệp chế biến, khai khóa ng và vật liệu xây dựng. Cơ cấu kinh tế của huyện là
nông, lâm nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ, với sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu. Đời sống kinh tế-xã hội cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, 21,4% năm
2008. Phần lớn dân cư sống ở các vùng sâu, vùng xa có nhiều tập tục cịn lạc hậu, trình
độ dân trí nói chung cịn thấp, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc triển khai
và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế và thiếu hiệu quả. Người dân
còn gặp nhiều khó khăn tiếp cận dịch vụ cơng.
Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là huyện đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, gần các trung
tâm tỉnh lỵ, giao thông đi lại dễ dàng. Kinh tế tương đối phát triển, số hộ nghèo chiếm
khoảng 11,2% (năm 2008). Huyện Lộc Hà là huyện mới thành lập năm 2007, có diện tích
11.830 ha và dân số 91,3 ngàn người (năm 2008). Đây là một huyện ven biển có điều
kiện tự nhiên khá thuận lợi và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, đặc biệt là kinh tế
biển. Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nhỏ. Kinh tế phát triển còn
chưa xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế cịn chưa hợp lý, chủ yếu là làm nơng nghiệp và
nghề muối. Đời sống của nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo là 32,1%, việc học tập, khám
chữa bệnh còn chưa thực sự thuận lợi.
Huyện Tam Đường, Lai Châu là một huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt bởi núi cao,
nhiều đèo dốc, sạt lở đất và lũ quét thường xảy ra. Giao thông kém phát triển khiến việc
đi lại cực kỳ khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Trình độ phát triển xã hội còn ở mức thấp,
tỷ lệ hộ nghèo còn cao (khoảng 27% năm 2008), trình độ dân trí trung bình cịn hạn chế,
trong khi đội ngũ cán bộ các cấp còn rất yếu và thiếu. Kinh tế của Tam Đường chủ yếu là
nơng nghiệp có kèm theo thủy sản (khoảng 300 tấn năm 2008). Sản xuất cơng nghiệp
cịn rất khiêm tốn, chủ yếu là khai thác khóa ng sản, quặng … và chế biến với giá trị tổng
sản lượng đạt 100 tỷ đồng vào năm 2008. Các ngành dịch vụ của huyện cũng cịn hạn
chế khi chỉ đóng góp khoảng 20 tỷ đồng giá trị sản lượng trong năm 2008.

Mẫu số liệu nghiên cứu
Mẫu số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm 215 hộ với 1090 nhân khẩu của 4 huyện
thuộc ba tỉnh Lai Châu, Hà Tĩnh và Đắc Lắc. Trong đó 50 hộ với 256 nhân khẩu thuộc mẫu
điều tra tại Lai Châu, 55 hộ với 291 nhân khẩu tại Đắc Lắc, và 110 hộ với 543 nhân khẩu
thuộc mẫu điều tra tại Hà Tĩnh. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu này được trình bày tóm
tắt trong bảng sau:

Báo cáo nghiên cứu 15


Bảng 2: Những thông tin chung về mẫu điều tra
Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

20

79

Nghề nghiệp:
Nhà nước

5,1%

Kinh doanh

3,3%


Nơng dân

88,4%

Khác

3,3%

Tuổi

44,06

Trình độ:
Khơng biết chữ

10,2%

Tiểu học

19,5%

Trung học

66,5%

Trung cấp

2,8%

Cao đẳng


0,9%

Số thành viên trong hộ

5,07

1

11

Số lao động trong hộ

2,21

0

6

1389,98

0

8000

Hộ nghèo

0,38

0


1

Số người trong độ tuổi đi học
(3 – 22 tuổi)

2,11

0

5

Tỷ lệ hộ gia đình có người đi khám
chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong
vòng 5 năm

0,95

0

1

Số lượt người đi viện năm 2008

6,35

0

120


Thu nhập trung bình/tháng/hộ

Trong mẫu điều tra, chỉ có 35% số chủ hộ/người trả lời là nam giới được điều tra, trong
khi tỷ lệ này ở Lai Châu, Đắc Lắc và Hà Tĩnh lần lượt là 62%, 2% và 39%. Đây là một đặc
điểm rất đáng quan tâm trong quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu giữa các tỉnh trong
mẫu nghiên cứu bởi lẽ Lai Châu có phần lớn chủ hộ là nam giới, nhưng ở Đắc Lắc hồn
tồn ngược lại.
Tuổi trung bình của các chủ hộ là 44,1, trong đó có chủ hộ mới 20 tuổi và chủ hộ già nhất
trong mẫu điều tra là 79. Độ tuổi trung bình của chủ hộ tại Đắc Lắc là trẻ nhất ở mức 39,2
tuổi, còn ở Hà Tĩnh là cao nhất ở mức 46,5 tuổi.
Phần lớn số người được hỏi là nông dân và một tỷ lệ nhỏ cho các ngành nghề khác, đặc
biệt là ở Lai Châu nơi có tới 98% số người được hỏi là nơng dân. Theo mẫu nghiên cứu
chung, có tới 88,4% là nơng dân, cịn làm việc trong khu vực nhà nước, kinh doanh và
ngành nghề khác lần lượt là 5,1%, 3,3% và 3,3%.
16 Báo cáo nghiên cứu


Trình độ của chủ hộ cũng rất đa dạng: khơng biết chữ vẫn chiếm tới 10,2%, chủ hộ có
trình độ Tiểu học là 19,5%, Trung học là 66,5% và từ Trung cấp trở lên có 3,7% nhưng
khơng có ai có trình độ Đại học và Sau Đai học. Các chủ hộ không biết chữ chủ yếu thuộc
Lai Châu với 28%, cịn ở Hà Tĩnh thì chỉ có chưa đầy 1%. Đây là một sự khác biệt rất lớn
giữa các vùng nghiên cứu. Người có trình độ cao, từ Đại học trở lên, khơng có trong mẫu
nghiên cứu. Trường hợp của Hà Tĩnh, thu nhập trung bình của hộ là thấp nhất trong mẫu
điều tra nhưng tỷ lệ mù chữ rất ít và tỷ lệ các cấp học cao thì nhiều hơn các địa phương
khác trong mẫu nghiên cứu.
Thông tin về hộ được điều tra cũng có sự khác biệt giữa các tỉnh trong mẫu điều tra.
Trung bình mỗi hộ có 5,1 nhân khẩu và ở các tỉnh Lai Châu là 5,1, Hà Tĩnh là 4,9 còn Đắc
Lắc là 5,3. Như vậy, các huyện thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thơng khó khăn
thường có qui mơ gia đình lớn hơn khu vực ở đồng bằng, giao thông thuận lợi. Về thu
nhập của hộ, những con số này có thể có những tranh luận.

Theo kết quả chung cho tổng thể mẫu nghiên cứu, thu nhập trung bình của mỗi hộ
trong mẫu điều tra là 1,39 triệu đồng/tháng, trong đó có hộ khơng có bất cứ nguồn thu
nhập nào trong tháng, và có hộ có thu nhập cao nhất là 8 triệu đồng/tháng ở Đắc Lắc.
Mức thu nhập là khác biệt giữa các địa phương nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu tại Tam
Đường, Lai Châu lại là địa phương có thu nhập trung bình của hộ cao nhất và đạt 1,56
triệu đồng/tháng và chính hai huyện Can Lộc và Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh lại có thu nhập
trung bình của hộ thấp nhất chỉ đạt mức 1,25 triệu đồng/tháng. Mẫu nghiên cứu có tỷ
lệ hộ nghèo là 38%, cịn ở Đắc Lắc con số này là 49%, Hà Tĩnh 35%, nhưng Lai Châu chỉ
có 32%.
Theo mẫu điều tra chung, mỗi hộ trung bình có 2,2 lao động, trong đó mẫu Lai Châu
trung bình mỗi hộ có 2,5 lao động, và con số này ở mẫu Hà Tĩnh và Đắc Lắc lần lượt là 2,2
và 2,1. Điều này có thể ngụ ý rằng lao động vẫn là yếu tố chính và quan trọng đóng góp
vào thu nhập chung của hộ ở các địa phương này.
Số con trong độ tuổi đi học trung bình mỗi hộ là 2,1. Con số này tương đối đồng đều
ở cả ba mẫu điều tra ở ba tỉnh. Như vậy, đối tượng nằm trong phạm vi nghiên cứu của
nghiên cứu này trong lĩnh vực giáo dục là tương đối tốt bởi lẽ mỗi hộ có trung bình hơn
hai người đang ở trong độ tuổi đến trường và đó chính là cơ sở để nhóm nghiên cứu có
thể nghe được ý kiến từ cả người thụ hưởng dịch vụ giáo dục và những người thực sự
trả tiền cho dịch vụ này. Về tiếp cận tới dịch vụ y tế, có tới 95% số hộ được hỏi trả lời rằng
trong hộ của họ đã có các thành viên phải đi viện trong thời gian 5 năm qua, trong đó ở
Lai Châu có 90%, Đắc Lắc là 100% và Hà Tĩnh 95%. Số lượt đi viện trung bình cho cả mẫu
nghiên cứu là 6,4 lượt trong năm 2008 và lần lượt cho các tỉnh Lai Châu, Hà Tĩnh và Đắc
Lắc là 3,4; 6,3; và 9,1 lượt.
1.1.2.5 Phân tích dữ liệu
Với các số liệu định tính, nhóm nghiên cứu áp dụng cả hai cách tiếp cận phân tích nội
dung và khai thác thơng tin để hiểu được văn bản. Việc phân tích dựa trên các câu hỏi
nghiên cứu quan trọng với quá trình phân loại và mã hóa. Nhóm nghiên cứu trích những
đoạn cụ thể và tiêu biểu để minh họa cho những phát hiện chính nổi lên trong q trình
phân tích. Tồn bộ phân tích được tiến hành với những ghi chép bằng tiếng Việt. Để
đảm bảo tính khách quan của việc phân tích, cần ít nhất hai chuyên gia tư vấn tiến hành

phân tích và so sánh, sau đó sẽ so kết quả của họ với nhau. Các kết quả hay ý tưởng trái
ngược được thảo luận cho tới khi đi đến thống nhất.
Các dữ liệu (về nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ) là các dữ liệu định lượng và
được phân tích bằng phần mềm SPSS. Nhóm nghiên cứu xây dựng bộ mã hóa, sau đó
tiến hành kiểm tra để phát hiện ra các các dữ liệu không chính xác. Dữ liệu chủ yếu được
phân tích theo tần số trong lĩnh vực nhân khẩu học và điểm trung bình, và so sánh giữa
hai nhóm dân cư (hộ nghèo và không nghèo) và giữa các tỉnh.

Báo cáo nghiên cứu 17


1.1.2.6 Những hạn chế của nghiên cứu
Khó khăn lớn nhất của đợt nghiên cứu là việc không tiếp cận được một số đối tượng
chính để thu thập thơng tin, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương.
Điều này gây chậm trễ cho việc hoàn tất báo cáo nghiên cứu theo đúng kế hoạch ban
đầu. Ngoài ra, do đơn vị tổ chức nghiên cứu này là một tổ chức phi chính phủ quốc tế,
AAV, nên một số cán bộ quản lý cấp sở, huyện tại các địa phương khảo sát còn e ngại
khi cung cấp dữ liệu cho nhóm nghiên cứu. Ví dụ, Sở GD ĐT, Sở Y tế tỉnh Đăk Lắk từ chối
cung cấp các dữ liệu tổng hợp về hai ngành này mà chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn của
nhóm nghiên cứu.
Một hạn chế nữa của nghiên cứu là tác động của xã hội hóa tới sự tiếp cận của người
nghèo về dịch vụ y tế và giáo dục chỉ có thể được phân tích một cách gián tiếp thơng
qua việc đánh giá mức độ cải thiện trong sự tiếp cận của các nhóm dân cư trong 5 năm
qua tới hai dịch vụ trên. Khơng có vùng/tỉnh nào khơng thực hiện xã hội hóa để làm
nhóm kiểm chứng. Ngồi ra các số liệu q khứ (trước khi có chủ trương chính sách
XHH) về rào cản tiếp cận về giáo dục và y tế trong vùng nghiên cứu đều khơng sẵn có.
Tuy nhiên, việc kết hợp các loại hình thơng tin khác nhau và có dữ liệu so sánh giữa
nhóm nghèo và khơng nghèo cho phép kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.

1.2 Tổng quan về xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và giáo dục

Xu thế hội nhập và đẩy mạnh tự do là không thể đảo ngược, và xu thế đó đặc biệt rõ
ràng sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các quy chế, thông
lệ quốc tế và cam kết về mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, về tư nhân hóa kể cả
là các lĩnh vực truyền thống và là nhiệm vụ của Nhà nước như y tế và giáo dục,… phải
dần được thực hiện phù hợp với lộ trình mà Chính phủ đã cam kết. Điều đó có nghĩa là
tư nhân sẽ tham gia tích cực hơn và việc cung cấp các dịch vụ cơng trong đó hai lĩnh vực
chính là giáo dục và y tế, còn Nhà nước sẽ giảm trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch
vụ này và tăng tính trách nhiệm của cộng đồng. Như vậy, mục tiêu xã hội của các dịch vụ
giáo dục và y tế sẽ hướng dần sang mục tiêu lợi nhuận.
Việt Nam có một thời gian dài thực hiện bao cấp, việc sử dụng các dịch vụ công như giáo
dục và y tế là hồn tồn miễn phí, nên các lĩnh vực này có một sức ì, chậm đổi mới và còn
lúng túng trong việc xây dựng cơ chế vận hành vừa phù hợp với thị trường lại vừa phù
hợp với mục tiêu xã hội. Kinh tế phát triển, mức sống dân cư và chất lượng cuộc sống
của người dân được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về giáo dục, chăm
sóc y tế. Cho dù, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn để cải thiện chất lượng
và xây dựng cơ chế vận hành cho các lĩnh vực này, nhưng với nguồn ngân sách hạn chế,
Nhà nước đã không thể bao cấp hết mọi đối tượng và mọi hoạt động của hai lĩnh vực
này. Xã hội hóa trong giáo dục và y tế là một trong những giải pháp được lựa chọn, theo
đó việc bao cấp và hỗ trợ từ Nhà nước sẽ giảm dần thơng qua việc giao trách nhiệm tự
chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục và y tế công, và khai thác các nguồn lực khác của
toàn xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và hoạt động y tế.
Luật giáo dục năm 2005 khẳng định “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự
nghiệp giáo dục… khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham
gia phát triển sự nghiệp giáo dục”. Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính
trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã
nhấn mạnh: “Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính
sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát
triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta”. Nghị quyết 90/CP cũng đã khẳng định
“xã hội hóa khơng có nghĩa là làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt phần
ngân sách nhà nước”. Suy ra rằng, xã hội hóa trong giáo dục và y tế có nghĩa là huy động

thêm sức mạnh của nhân dân cộng với trách nhiệm ngày càng tăng của Nhà nước để

18 Báo cáo nghiên cứu


phát triển giáo dục và y tế. Như vậy, với tổng nguồn lực lớn hơn, xã hội hóa giáo dục, y
tế nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng, tăng chất lượng dịch vụ, và
tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho tất cả mọi người trong xã hội.

1.2.1 Xã hội hóa giáo dục và y tế là gì
Ở các nước phương Tây, cụm từ “xã hội hóa” (tiếng Pháp là socialisation hay tiếng Anh là
socialization) từ trước tới nay, vẫn thường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”, “đặt dưới
chế độ cộng đồng”, “quản lý hay điều khiển của nhà nước nhân danh xã hội”, “quốc hữu
hóa” v.v. Trong tiếng Việt trước đây “xã hội hóa” được Từ điển tiếng Việt (Hồng Phê chủ
biên - 1985) cũng giải thích xã hội hóa là làm cho trở thành của chung của xã hội, với thí
dụ xã hội hóa (XHH) tư liệu sản xuất, tức là, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất.
Tuy nhiên, khái niệm XHH được dùng hiện tại ở Việt Nam có nghĩa hồn tồn ngược lại.
Các cơ quan báo chí và trong ngơn ngữ thường ngày người ta nói về XHH hoạt động y
tế, giáo dục, thể thao, văn hóa1... theo nghĩa là huy động các nguồn lực ngoài nhà nước
(nguồn lực của xã hội) vào cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Trong các văn bản pháp luật chính thức của nhà nước Việt Nam thì thuật ngữ XHH xuất
hiện lần đầu trong Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
1996 - 2000 (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996). Trong báo cáo này thì XHH giáo dục được
coi là chủ trương quan trọng để phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên các nội dung
của XHH chỉ được nêu ra qua Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt
Nam năm 1997 về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hóa. Sau đó các nội dung của XHH tiếp tục được cụ thể hóa ngày 19/8/1999 khi Chính
phủ có Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Theo các văn bản này, XHH được

hiểu như sau:
“Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia
rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng
bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và
tinh thần của nhân dân”.
“XHH là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập
và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hóa”.
“XHH và đa đạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa thể thao có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần phát
triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành”.
“XHH là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài
lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo
điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất
lượng cao hơn…”
Với người dân thì XHH được hiểu đơn giản là nhân dân đóng góp thêm nguồn lực cho
các hoạt động đó: đóng góp tiền dưới dạng các loại phí, nói nôm na là mua dịch vụ; bỏ
tiền, công sức ra cung ứng các dịch vụ đó, như lập trường tư, bệnh viện tư, phòng khám
tư, v.v.).
Như vậy, XHH các dịch vụ cơng có thể được hiểu là:
i)

Người sử dụng dịch vụ bỏ (một phần hay toàn bộ) tiền ra mua dịch vụ;

1  à XHH cả sở hữu tài sản (trong trường hợp cổ phần hóa) nhưng vấn đề này sẽ khơng được bàn đến vì
V
vượt ngồi phạm vi báo cáo này

Báo cáo nghiên cứu 19



ii)

Các cơ sở cung cấp dịch vụ công đưa một phần hoặc tồn bộ chi phí hoạt
động của mình vào giá dịch vụ do người sử dụng chi trả (thay vì được nhà
nước bao cấp tồn bộ)

iii)

Khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng
dịch vụ.

Khi dịch ra tiếng nước ngồi, thơng thường XHH được cho là tương đương với tư nhân
hóa trong tiếng Anh (privatization). Tuy nhiên xã hội hóa có phạm vi rộng hơn, bao hàm
cả việc các cơ sở công cung cấp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ theo cơ chế thị trường.
Trong báo cáo này khi đề cập đến XHH giáo dục và y tế chúng tôi sử dụng các nội
dung của XHH được miêu tả bởi NQ 90/CP năm 1997 như là cách hiểu chính thức về
XHH hiện nay.

1.2.2 Giáo dục Việt Nam và xã hội hóa giáo dục
Ngành Giáo dục Việt Nam hiện đang cung cấp dịch vụ cho 20.304 ngàn học sinh, sinh
viên các cấp từ mầm non đến đại học. Trong đó 2.774 ngàn là các cháu thuộc cấp học
mầm non, 6.732 ngàn học sinh tiểu học, 5.468 ngàn học sinh trung học cơ sở, 2.927
ngàn học sinh trung học phổ thông, 682 ngàn sinh viên trung học chuyên nghiệp và học
viên của các Trung tâm giáo dục thường xuyên, và 1.720 ngàn sinh viên cao đẳng và đại
học. Quy mô giáo dục đã tăng lên rất nhiều qua các năm trên góc độ số trường học, và
số giáo viên, nhưng giảm dần theo quy mô học sinh ở một số cấp học. Tổng số trường
học các cấp từ tiểu học đến phổ thông trung học năm học 2008 – 2009 tăng 38,6% so
với tổng số trường học năm học 2000– 2001, về giáo viên tăng 21,9%, nhưng quy mô
học sinh lại giảm 14,9% trong cùng thời kỳ. Ở cấp Cao đẳng và Đại học, quy mô không

ngừng gia tăng cả về số trường, số sinh viên và giảng viên. Nếu so sánh quy mô ở năm
2008 với năm 2000 số trường đại học và cao đẳng tăng gấp 2,2 lần, số sinh viên tăng 1,9
lần, và số giáo viên tăng 1,9 lần. Trong khi đó chi từ Ngân sách nhà nước cho giáo dục chỉ
tăng từ 11,6% trong tổng chi ngân sách nhà nước năm 2000 lên tới 13,5% tổng chi ngân
sách nhà nước năm 2007. Rõ ràng là sức ép tài chính từ ngân sách nhà nước đối với lĩnh
vực giáo dục rất lớn, và sự gia tăng chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho giáo dục như vậy
là chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tế. Việc xã hội hóa để giảm bớt gánh nặng cho
Nhà nước là một điều có cơ sở, nếu xét trên góc độ nguồn lực dành cho giáo dục.
Sau khoảng hơn 10 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa,
và thể thao theo Nghị quyết 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ, cơ cấu
ngành giáo dục có sự chuyển biến mạnh mẽ và đã có những cấp học có các cơ sở xã hội
hóa thực hiện nhiệm vụ giáo dục lớn hơn cơ sở công. Chẳng hạn ở cấp học Mầm non,
số trường học mầm non ngồi cơng lập chiếm 49,3% nhưng các trường mầm non ngồi
cơng lập đã thu hút tới 51,1% tổng số các cháu đến trường ở cấp học này. Một số cấp
học có tỷ lệ cơ sở xã hội hóa cịn ít như Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung tâm giáo dục
thường xuyên. Đây là các cấp học thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước nhằm phổ
cập giáo dục, hoặc xóa mù chữ, hoặc đào tạo nghề cho người nghèo và con em nông
dân mất đất nông nghiệp. Ở cấp Đại học và Cao đẳng, một số trường cơng lập mở hệ
ngồi ngân sách nhằm thu hút các sinh viên không đủ điều kiện vào hệ ngân sách (và
tất nhiên là đóng học phí cao hơn so với sinh viên hệ ngân sách).

20 Báo cáo nghiên cứu


Biểu đồ 1: Cơ cấu cấp học và học sinh giữa cơ sở giáo dục cơng và ngồi cơng lập
năm học 2008 – 2009

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009

Các trường ngồi cơng lập chỉ mới hình thành và phát triển nhưng đã có những kết

quả đáng ghi nhận. Các cơ sở giáo dục xã hội hóa giúp giảm tải cho các cơ sở công lập,
và tăng sự lựa chọn cho người dân. Đã có 20,8% số trường trung học phổ thơng ngồi
cơng lập, cung cấp dịch vụ cho 21,2% học sinh thuộc cấp học này; 30,4% số trường
ngoài công lập ở cấp Trung học chuyên nghiệp được thành lập và hoạt động, cung cấp
dịch vụ giáo dục cho 22,2% tổng số học sinh của cấp học. Đối với cấp Cao đẳng và Đại
học, trong ba năm gần đây, số trường Cao đẳng và Đại học ngồi cơng lập thành lập
mới nhiều hơn tổng số các trường loại này từ trước đó cộng lại (37 trường ngồi cơng
lập thành lập mới so với 31 trường đã thành lập và hoạt động trước đó). Các trường Cao
đẳng và Đại học ngồi cơng lập hiện chiếm khoảng 18% tổng số trường và đang cung
cấp dịch vụ giáo dục cho 11,8% tổng số sinh viên.
Có thể thấy rằng chủ trương xã hội hóa trong giáo dục đã tạo ra được sự thay đổi cơ
bản trong nhận thức của xã hội về xã hội hóa trong giáo dục. Các cơ sở giáo dục ngồi
cơng lập đã được mở rộng về quy mơ, đa dạng hóa về loại hình và các sản phẩm dịch vụ
thuộc các loại hình, và cuối cùng làm tăng sự lựa chọn cho người học. Các nguồn lực xã
hội đã được huy động, tăng tính trách nhiệm của cộng đồng, người dân cho việc phát
triển lĩnh vực giáo dục.

1.2.3 Y tế Việt Nam và xã hội hóa y tế
Hệ thống cơ sở y tế của Việt Nam bao gồm các bệnh viện, phòng khám đa khoa, bệnh
viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, trạm y tế xã/phường, trạm y tế của cơ quan xí
nghiệp và các cơ sở khác. Các cơ sở y tế này hoặc thuộc quyền quản lý của ngành y tế
(bộ y tế và sở y tế) hoặc thuộc các ngành khác quản lý. Năm 2008, ngành y tế có 13.460
cơ sở y tế cơng lập với khoảng 219.800 giường bệnh với 223,5 ngàn cán bộ y tế các
cấp; khoảng 30.000 cơ sở y tế ngoài cơng lập (chủ yếu là các phịng khám) với 13.180
giường bệnh và có tổng số 93.100 cán bộ y tế. Quy mô ngành y tế tăng đều đặn qua

Báo cáo nghiên cứu 21


hàng năm. Cơ sở y tế công lập tăng, nhưng tăng không đáng kể; nếu so sánh giữa năm

2008 và 2000 trong vòng tám năm số cơ sở y tế chỉ tăng 2,6%, số cán bộ y tế tăng 37,4%
và số giường bệnh tăng thêm 14,5% trong cùng thời kỳ. Các cơ sở y tế công lập khám
cho khoảng 110 triệu lượt người và điều trị nội trú cho hơn 9 triệu lượt người trong năm
2008. Trong khi các cơ sở ngồi cơng lập khám và điều trị cho hơn 4 triệu người.
Bảng 3: Quy mô ngành y tế Việt Nam, năm 2008
Cơng lập

Ngồi cơng lập

13.460

30.000*

Bệnh viện

974

93

Phịng khám đa khoa

781

300

Cơ sở khác

11.705

29.607


Số giường bệnh

219.800

13.188

Cán bộ y tế

223.500

93.100**

Số lượt khám chữa bệnh (000)

119.000

4.000

Số cơ sở y tế

* Số liệu này do Bộ Y tế ước tính năm 2008.
** Con số này bao gồm 70% số cán bộ y tế của cơ sở y tế ngồi cơng lập là cán bộ y tế của các cơ sở y tế công làm
việc cho các phịng khám ngồi giờ.
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế

Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa, và thể
thao theo Nghị quyết 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ, ngành Y tế đã
có những bước phát triển đáng kể. Năm 1989 cả nước có 19.809 cơ sở hành nghề y tế
tư nhân, đến thời điểm này con số đó đã là 30.000 cơ sở, trong đó có 93 bệnh viện, 300

phịng khám đa khoa, 87 nhà hộ sinh, và số còn lại là phòng khám chuyên khoa và dịch
vụ y tế. Các cơ sở y tế ngồi cơng lập có số giường bệnh tương đương với 6% số giường
bệnh của các cơ sở công, khoảng 8,7% số cán bộ y tế, và 3,4% số bệnh nhân so với các
cơ sở công lập. Hiện tại, cứ 100 ngàn dân có 11 người hành nghề y tế tư nhân, trong số
đó có đến 70% là cán bộ y tế của các cơ sở cơng, chủ yếu làm việc trong các phịng khám
chun khoa ngoài giờ.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, cho tới nay đã có 28 tỉnh, thành phố có bệnh viện tư nhân,
trong đó 88 bệnh viện tư nhân có vốn đầu tư trong nước cịn 5 bệnh viện có vốn đầu tư
nước ngoài. Các bệnh viện tư chiếm khoảng 8,6% so với bệnh viên công. Các bệnh viện
tư chủ yếu được thành lập ở các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ
An, Đà Nẵng… Theo quy hoạch ngành y tế của Chính phủ thực hiện năm 2006, thì đến
năm 2010 cả nước có trung bình 2 giường bệnh của bệnh viện tư nhân trên một vạn
dân, và đạt 5 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2020. Ngồi ra các bệnh viên cơng cũng
mở các loại hình khám chữa bệnh “dịch vụ” dành cho những bệnh nhân sẵn sàng trả
mức phí cao hơn để có điều kiện khám chữa bệnh nhanh và tốt hơn.
Trong những năm vừa qua, cùng với hệ thống cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế ngồi
cơng lập đã góp phần khơng nhỏ trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người
dân. Các cơ sở y tế ngoài cơng lập đã góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế cơng; đa dạng
hóa loại hình, tăng sự lựa chọn cho người bệnh.

22 Báo cáo nghiên cứu


1.3 Nhận định chung về xã hội hóa giáo dục và y tế và khả
năng tiếp cận dịch vụ của người nghèo
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong giáo dục và y tế đã thu được một số kết quả nhất
định như tăng nguồn cung ứng dịch vụ, đa dạng hóa được các loại hình và các sản phẩm
trong từng loại hình, tăng sự lựa chọn cho người sử dụng dịch vụ. Đồng thời xã hội hóa
giáo dục và y tế đã huy động được các nguồn lực xã hội hoặc sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực, cùng với Nhà nước đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và hoạt động khám

chữa bệnh của người dân.
Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục và y tế cũng có thể gây ra cá tác động tiêu cực đến khả
năng tiếp cận các dịch vụ này của người nghèo:
i)

Xã hội hóa dịch vụ công không nhất thiết sẽ đi kèm với nâng cao chất lượng
dịch vụ. Đối với dịch vụ mà người sử dụng khó có khả năng và điều kiện đánh
giá chất lượng như y tế và giáo dục, cạnh tranh (do xã hội hóa tạo nên) khơng
nhất thiết là áp lực nâng cao chất lượng. Tồi tệ hơn, nếu khơng có sự giám sát
và kiểm sốt chất lượng tốt nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch
vụ, cạnh tranh còn tạo sức ép để các đơn vị cung cấp dịch vụ giảm chất lượng,
chạy theo lợi nhuận đơn thuần.

ii)

Tương tự, xã hội hóa về cơ bản khơng tự thân hướng tới người nghèo. Mặc
dù người nghèo có thể hưởng lợi một cách gián tiếp thông qua sự tăng lên
của nguồn cung cấp dịch vụ, song mức phí dịch vụ cao và sự phân biệt về đối
tượng khách hàng của các hoạt động “xã hội hóa” sẽ dần tạo nên sự bất bình
đẳng trong sử dụng dịch vụ. Vì vậy, xã hội hóa tự thân nó khơng giúp giải quyết
các mục tiêu xã hội, nhất là tạo sự bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ cơng đối
với người nghèo.

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và thực thi chính sách xã hội hóa các lĩnh vực cơng
trong giáo dục và y tế ở Việt Nam cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo. Nếu
khơng, các chính sách này có thể sẽ khơng mang lại lợi ích cho những người nghèo mà
thậm chí có thể gây ra các tác động tiêu cực tới nhóm người rất dễ bị tổn thương này.

Báo cáo nghiên cứu 23



CHƯƠNG II – TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HĨA VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI
NGHÈO TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC
2.1 Quá trình tiến triển của chính sách xã hội hóa trong giáo
dục và y tế của Việt Nam
Hiện nay dù chính sách “xã hội hóa” đã trở thành một chính sách quan trọng trong phát
triển giáo dục và y tế nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cho biết chủ trương này này
ra đời khi nào. Có thể chính sách này bắt nguồn từ chủ trương “nhà nước và nhân dân
cùng làm” nhằm đối phó với những khó khăn của việc cung cấp các dịch vụ y tế và giáo
dục đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, chủ trương này được thực hiện không thống nhất
trên cả nước mà tùy vào từng địa phương. Trong “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng” ngày
15/12/1986 phần về “Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5
năm 1986-1990” có chỉ rõ:
“Việc đóng góp của các tổ chức kinh tế tập thể và của nhân dân vào việc xây dựng cơ sở
vật chất cho ngành giáo dục theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cần
được quy định rõ ràng thành chế độ, vừa để huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân,
vừa tránh mọi sự lạm dụng”.
Nhờ vào chủ trương này cuối những năm 1980 có sự xuất hiện trở lại những trường dân
lập ở Việt Nam (trường PTDL Lương thế Vinh và Đại học dân lập Thăng long).
Đại hội Đảng lần thứ 7 năm 1991 tiếp tục khẳng định chủ trương cần huy động các
nguồn lực trong xã hội cho phát triển giáo dục và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Chủ trương này sau đó được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 14 tháng 01 năm 1993.
Một trong những quan điểm chủ đạo của nghị quyết này là cần thực hiện phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong giáo dục và y tế.
Đối với giáo dục thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, thực hiện cơng bằng xã
hội trong giáo dục: người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào
tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo

và các đối tượng chính sách đều được đi học.
Đối với y tế nhà nước chủ trương đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ
(nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm
năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Đây là nghị quyết mở đường cho
việc tư nhân tham gia vào lĩnh vực y tế ở Việt Nam kể từ sau năm 1975.
Như đã đề cập ở trên, chính sách XHH giáo dục và y tế chính thức được đề cập trong “Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
VIII của Đảng” năm 1996 phần Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 1996 – 2000: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH.
Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mọi người dân, các doanh nghiệp,
các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết
các vấn đề xã hội”.
Một năm sau, nghị quyết NQ 90/CP đã cụ thể hóa chính sách này bằng một nghị quyết
riêng về vấn đề XHH giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Đây là văn bản đầu tiên quy định
24 Báo cáo nghiên cứu


cụ thể và chi tiết nhất về các nội dung trong chính sách XHH giáo dục và y tế. Để thực
hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
y tế, văn hóa, thể thao trên thực tế, chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP
ngày 19/8/1999 của Chính phủ với nhiều ưu đãi dành cho các tổ chức và cá nhân tham
gia cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế.
Chính sách XHH tiếp tục được khẳng định như là chủ trương quan trọng để đẩy mạnh
phát triển giáo dục và chăm sóc sức khỏe người dân qua các nghị quyết của Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa 8, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại các
đại hội Đảng IX và X. Về phía cơ quan hành pháp, Chính phủ đã ban hành NQ 05/2005/
NQ-CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, ban hành nghị
định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường. Ngồi ra cịn hàng loạt
các văn bản pháp luật khác nhằm cụ thể hóa hay hỗ trợ thực hiện chính sách XHH giáo

dục và y tế (tham khảo phụ lục 4 và 5). Các bộ ngành có liên quan cũng lần lượt ban
hành các quyết định phê duyệt các đề án về XHH trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền
như: Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 ;
Quyết định 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 của Bộ Y tế về phê duyệt Đề án Phát triển xã
hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Quyết định số 1000/2005/
QĐ-BLĐTBXH ngày 07/6/2005 của Bộ LĐ-TBXH về việc phê duyệt Đề án Phát triển xã hội
hóa dạy nghề đến năm 2010; …
Tóm lại XHH là một chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý có nội dung đa dạng và phức
tạp. Trong báo cáo này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những tác động của chủ
trương XHH giáo dục và y tế tới những người nghèo - những người dễ bị tổn thương
nhất trong xã hội. Các phân tích khác có liên quan cũng nhằm vào mục tiêu này.

2.2 Mục tiêu, định hướng của chính sách xã hội hóa giáo dục
và y tế
Mặc dù là nghị quyết đầu tiên của chính phủ về XHH, Nghị quyết số 90/CP lại không chỉ
rõ các mục tiêu của xã hội hóa mà chỉ nêu nên một số nội dung có tính ngun tắc về
XHH giáo dục và y tế. Theo nghị quyết này, chính sách XHH được coi là:
“Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực
và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo
điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng
cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước, khơng phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà
nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này...”
Chính sách XHH cũng được coi là giải pháp để giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong
hưởng thụ các dịch vụ công.
“Thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa cũng là giải pháp quan trọng
để thực hiện chính sách cơng bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của
Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, tức là người
dân được xã hội và Nhà nước chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp,

cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương”.
Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động
văn hóa, xã hội khơng phải là huy động bình quân, mà là vận dụng cách huy động và
mức huy động tùy theo các lớp người có điều kiện thực tế khác nhau, có mức thu nhập
khác nhau. Những nguời thuộc diện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước được
miễn, giảm phần đóng góp.

Báo cáo nghiên cứu 25


×