Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

báo cáo thực trạng tình nguyện toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 17 trang )

1
Báo cáo Thực trạng
Tình nguyện Toàn cầu
Giá trị tổng quát vì lợi ích toàn cầu
2011
2
BÁO CÁO THỰC TRẠNG TÌNH NGUYỆN TOÀN CẦU 2011

© Chương trình Tình nguyện LHQ, 2011
Xuất bản bởi: Chương trình Tình nguyện LHQ (UNV)
Dịch bởi : Chương trình Tình nguyện LHQ tại Việt Nam
Thiết kế bởi: Baseline Arts, United Kingdom; Shubh
Chakraborty (cover idea)
Bản tổng quan này được xuất bản trên internet và
có bản in bằng các thứ tiếng Ả rập, Trung Quốc, Anh,
Pháp, Nga, Tây Ban Nha
Mời tham khảo trang: www.unvolunteers.org/
swvr2011
Việc in ấn bất kỳ phần nào của chế bản này đều phải
được sự đồng ý của UNV
3
NHÓM THỰC HIỆN
NHÓM THỰC HIỆN BÁO CÁO
Chủ bút
Robert Leigh
Nhóm nghiên cứu và chấp bút
David Horton Smith (Chuyên viên nghiên
cứu cấp cao), Cornelia Giesing, María José
León, Debbie Haski-Leventhal, Benjamin
J. Lough, Jacob MwathiMati, Sabine Stras-
sburg


Biên tập
Paul Hockenos
Những phân tích và khuyến nghị chính sách trong báo cáo này không thể hiện quan điểm
của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc. Việc nghiên cứu và chấp bút cho báo cáo là
thành quả của Nhóm thực hiện Báo cáo thực trạng tình nguyện toàn cầu và nhóm cố vấn do
Flavia Pansieri, Trưởng đại diện, Chương trình Tình nguyện Liên hợp quốc lãnh đạo.
Giám đốc dự án
Aygen Aytac
Chuyên viên truyền thông
Lothar Mikulla
Nhóm hỗ trợ hành chính
Vera Chrobok, Johannes Bullmann
4
BÁO CÁO THỰC TRẠNG TÌNH NGUYỆN TOÀN CẦU 2011
Tình nguyện hiện hữu trong mọi xã hội
trên thế giới. Ở mỗi nền văn hoá và với
những thứ tiếng khác nhau, những khái
niệm định nghĩa nó cũng như hình thức thể
hiện bằng câu chữ lại khác nhau. Nhưng giá
trị bao hàm trong những hành động tình
nguyện thì lại mang tính phổ quát và tương
đồng: đó là một đam mê đóng góp cho lợi ích
chung, hoàn toàn tự nguyện và không hề kỳ
vọng được đền đáp bằng vật chất.
Động cơ thúc đẩy tình nguyện viên là những
giá trị như công lý, công bằng và tự do như
được đề cập trong Hiến chương Liên hợp
quốc (LHQ). Một xã hội hỗ trợ và khuyến
khích các hình thức tình nguyện khác nhau
dường như cũng là một xã hội luôn củng cố

phúc lợi cho cư dân của mình. Xã hội thất bại
trong việc nhìn nhận và điều phối đóng góp
của tình nguyện viên tức là cũng tự từ chối
những đóng góp đáng có cho lợi ích xã hội.
Khi công bố Năm Quốc tế người tình nguyện
(IYV) 10 năm về trước, cộng đồng quốc tế
công nhận những đóng góp cần thiết của
tình nguyện viên tới tiến trình phát triển và sự
gắn kết và của cộng đồng và dân tộc. Nhưng,
khi chúng ta cố gắng đẩy nhanh tiến độ đạt
được mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015,
những đóng góp của tình nguyện viên không
phải lúc nào cũng được coi là nhân tố trong
các chiến lược phát triển và thường được gạt
ra bên lề các cuộc tranh luận về phát triển.
Chương trình Tình nguyện Liên hợp quốc
(UNV) thực hiện báo cáo đầu tiên của LHQ về
vấn đề tình nguyện như là một trong những
hoạt động đánh dấu kỷ niệm 10 năm Năm
quốc tế người tình nguyện (IYV+10). Bằng
việc nhấn mạnh những tiềm năng chưa được
ghi nhận của công tác tình nguyện, báo cáo
này còn chỉ ra rằng cấu trúc phát triển hiện tại
là chưa đầy đủ ở điểm nó bỏ qua những đóng
góp mà tình nguyện viên có thể mang lại.
Trong hai thập kỷ qua, UNDP đã nâng cao
khái niệm về sự phát triển con người, kêu gọi
nhân rộng lựa chọn và tự do của con người
đồng thời nâng cao khả năng kéo dài tuổi thọ
và tăng cường sức khoẻ cho người dân để họ

được giáo dục và hưởng thụ những điều kiện
vật chất cơ bản nhất. Báo cáo Phát triển con
người đã cho thấy tính hiệu quả của hoạt
động phát triển cần được đo lường không chỉ
bằng GDP trên đầu người mà còn bao gồm
cả giới hạn mà các lựa chọn của con người
được mở rộng và giúp phát triển chất lượng
cuôc sống.
Mô hình phát triển con người đặt con người
làm trung tâm của sự phát triển. Báo cáo của
UNV cũng đi theo hướng đó, nhận biết sự
quan trọng của những thành tựu phi vật chất
tới phúc lợi của cá nhân và của toàn xã hội.
Sự phát triển vật chất - sức khoẻ, giáo dục và
việc làm chính đáng - vẫn giữ nguyên tầm
quan trọng nhưng sự tham gia, trao quyền
và quyền công dân năng động, những biểu
hiện mạnh mẽ của chủ nghĩa tình nguyện,
lại là tối thiết.
Báo cáo phát triển con người toàn cầu 2010
đã viết “Đặt con người làm trung tâm của sự
phát triển có nghĩa là làm quy trình phát triển
trở nên công bằng, phổ rộng và giúp người
dân trở thành những thành phần năng động
của sự thay đổi”. Báo cáo của UNV chỉ ra rằng
tình nguyện là một cách thức vô cùng hiệu
quả để xây dựng năng lực của người dân ở
mọi xã hội và cấp độ.
Tại UNDP, chúng tôi tin rằng hỗ trợ các nước
xây dựng nền móng, năng lực và chính sách

thúc đẩy những thay đổi đột phá. Chính sách
có hiệu quả cần phải mang lại sự thay đổi cho
tầng lớp thường dân. Các chiến lược được ấp
ủ từ những hành động ở cấp cộng đồng có
thể giúp đạt được những thành quả đó.
Báo cáo này có thể sẽ mở màn cho các cuộc
đối thoại và thúc đẩy nhận thức về những
đóng góp của hoạt động tình nguyện trong
lĩnh vực hoà bình và phát triển.
Helen Clark
Giám đốc, Chương trình Phát triển LHQ
LỜI MỞ ĐẦU
5
LỞI MỞ ĐẦU VÀ LỜI TỰA
Báo cáo này tập trung vào những giá trị
phổ quát Báo cáo này tập trung vào những
giá trị phổ quát thúc đẩy nhân dân trên khắp
thế giới xây dựng những lợi ích chung và ảnh
hưởng của các hoạt động tình nguyện đối
với các xã hội và cá thể. Chúng tôi tin rằng
sức mạnh của các hoạt động tình nguyện
đẩy mạnh hợp tác, khuyến khích tham gia và
đóng góp cho lợi ích của cá nhân và của toàn
xã hội.
Hoạt động tình nguyện được công nhận là
yếu tố quan trọng đối với sự phát triển từ 10
năm trước , vào năm 2001 khi 126 Quốc gia
thành viên thông qua Nghị quyết của Đại hội
đồng LHQ vào cuối năm IYV. Nghị quyết này
đưa ra một lượng lớn những khuyến nghị

chính sách tới các chính phủ, các cơ quan
trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi
chính phủ và các tổ chức khác về các phương
thức để quảng bá và hỗ trợ cho các hoạt
động tình nguyện.
Kể từ đó tới nay, đã có những động thái tích
cực trong việc thực thi các khuyến nghị này.
Mặc dù vậy, khi chúng ta đánh dấu kỷ niệm
IYV+10,những đóng góp của các hoạt động
tình nguyện vẫn mới chỉ được công nhận
một phần. Nó vẫn chỉ là một phương án dự
bị hơn là một bộ phận cấu thành của các
chương trình được thiết kế nhằm thúc đẩy
sự tham gia của công dân và phúc lợi xã hội
Với báo cáo này, chúng tôi hy vọng sẽ đi
tiên phong trong việc công nhận các hoạt
động tình nguyện như một nhân tố quan
trọng trong tiến trình phát triển bền vững
và công bằng của các cộng đồng và dân tộc.
Trong bối cảnh môi trường thay đổi một cách
nhanh chóng, các hoạt động tình nguyện lại
vô cùng bền bỉ. Hình thức thể hiện có thể
khác nhưng những giá trị trung tâm về sự
đoàn kết và cam kết vẫn rất mạnh mẽ và phổ
quát. Chúng có thể tìm thấy ở tất cả các nền
văn hoá và xã hội và là cách thể hiện thật sự
tính nhân văn chung.
Người ta ngày càng nhận ra được sự cần thiết
phải thay đổi những sản phẩm thiếu bền
vững và thói quen tiêu dùng. Việc này cũng có

thể làm thay đổi cả những động cơ chính trị.
Và tương tự nó cũng đòi hỏi sự cam kết cũng
như tham gia tích của của công dân. Hoạt động
tình nguyện không phải thần dược cho tất cả
mọi vấn đề của thế giới ngày nay. Tuy nhiên,
nó là một nhân tố quan trọng đối với bất kỳ
chiến lược nào nhận thức được các quy trình
không thể được đo lường chỉ thong qua kết
quả kinh tế và rằng các cá thể không chỉ được
truyền cảm hứng chỉ bằng ý thích cá nhân mà
còn bằng những giá trị và niềm tin sâu đậm.
Trong những chương tiếp theo, chúng tôi sẽ
đưa ra rất nhiều ví dụ về những biến đổi mà
tình nguyện viên đã trải qua và cống hiến.
Chúng tôi chỉ ra vì sao hoạt động tình nguyện
mang tính quyết định tới sự phát triển con
người. Quan trọng hơn, chúng tôi đề cập một
xã hội loài người thực sự cần được vận hành bởi
những giá trị niềm tin, đoàn kết và tôn trọng,
những giá trị đã truyền cảm hứng cho tất cả
tình nguyện viên.
Khi chuẩn bị báo cáo đầu tiên của LHQ về hoạt
động tình nguyện, chúng tôi cũng đã liệt kê
một loạt những vấn đề về khái niệm và phương
pháp luận. Chúng tôi ý thức rõ ràng rằng cần
thêm những nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể
trau chuốt lại những hiểu biết của chúng tôi
về bản chất cũng như giới hạn của biểu hiện
mang tính nhân văn này. Báo cáo này là đại
diện cho điểm khởi đầu cho một cuộc tranh

luận rộng rãi hơn, chứ không phải là một câu
trả lời khẳng định. Trong những năm tiếp theo
chúng tôi dự định sẽ trau dồi những hiểu biết
của mình về động lực, quy mô, giá trị và ảnh
hưởng của hoạt động tình nguyện trên toàn
thế giới.
Flavia Pansieri
Trưởng đại diện, Chương trình Tình nguyện LHQ
Lời tựa
6
7
Tình nguyện là hình thức thể hiện căn bản
mối quan hệ của con người. Tình nguyện cho
thấy nhu cầu của con người được tham gia
vào xã hội và để họ cảm thấy quan trọng đối
với những người khác. Chúng tôi tin tưởng
vững chắc rằng những mối quan hệ xã hội
ấn chứa trong hoạt động tình nguyện là
quan trọng đối với từng cá nhân và đối với
lợi ích xã hội. Các đặc tính của tình nguyện
nằm trong các giá trị trong đó có đoàn kết,
tương hỗ, tin tưởng, sự sở hữu và trao quyền
và tất cả những thứ đóng góp đáng kể vào
chất lượng cuộc sống.
Người dân trên toàn thế giới tham gia vào
các hoạt động tình nguyên vì nhiều lý do
khác nhau: giúp xoá đói và cải thiện y tế và
giáo dục cơ bản, cung cấp nước sạch và điều
kiện vệ sinh, xử lý các vấn đề môi trường và
biến đỏi khí hậu, giảm thiểu nguy cơ thiên

tại, và chống loại trừ xã hội và xung đột vũ
trang. Trong tất cả các lĩnh vực này, tình
nguyện đóng góp vào hoà bình và phát triển
bằng cách nâng cao phúc lợi của người dân
và của cộng đồng. Tình nguyện cũng đóng
vai trò xương sống của rấy nhiều tổ chức phi
chính phủ địa phương và quốc tế và các tổ
chức dân sự phác cũng như các phong trào
chính trị, xã hội. Nó hiện diện trong khu vực
quần chúng và đang dần trở thanh một mối
quan tâm của khu vực kinh tế tư nhân.
Sự công nhận các hoạt động tình nguyện
ngày càng tang trong thời gian gần đây, đặc
biệt sau khi Liên hợp quốc công bố Năm
quốc tế Người tình nguyện 2001, nhưng xu
thế này vẫn bị hiểu sai và coi nhẹ. Mối lien
hệ chặt chẽ giữa các hoạt động tình nguyện
với các hoạt động hoà bình và phát triển con
người thường bị bỏ qua. Đã đến lúc những
đóng góp của các hoạt động tình nguyện tới
chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội cần
được hiểu là một phần đã bị lãng quên trong
mô hình phát triển mà phát triển kinh tế
được coi là yếu tố chủ đạo. Mặc dù vậy, báo
cáo Phát triển con người đầu tiên của UNDP
đã chỉ ra rằng Người dân có thể làm chủ cuộc
sống mà họ trân trọng. là mới thực sự là tài
sản của quốc gia. Phát triển nghĩa là mở rộng
các cơ hội để người dân có thể tự chủ được
cuộc sống mà họ tran trọng. Phát triển kinh

tế chỉ là một phương cách nhằm mở rộng các
cơ hội đó.
Tình nguyện là một phần trong những hoạt
động giàu tính nhân văn, mà sự hiện diện
chưa được hiểu đầy đủ và chưa được nhắc
đến trong các tranh luận về phát triển, cụ thể
trong các mô hình của Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Điều này không có nghĩa là phủ nhận những
sự phát triển đáng kể kể từ năm Quốc tế Người
tình nguyện trong việc phát triển thế giới,
nhằm đáp lại bốn chủ đề chính của năm, theo
thứ tự gồm tăng cường sự công nhận, điều
phối, mạng lưới và quảng bá cho hoạt động
tình nguyện. Các chính phủ đã phát triển
một danh mục những khuyến nghị cho các
giải pháp hỗ trợ hoạt động tình nguyện. Việc
này được nhắc đến trong nghị quyết số 56/38
của Đại hội đồng liên hợp quốc năm 2001 và
được bổ trợ bằng những nghị quyết bổ sung
sau đó. Những khuyến nghị này cũng nhấn
mạnh những báo cáo từ trước của Tổng thư ký
Liên hơp quốc.
“Người dân là tải sản của mỗi quốc gia.”
Báo cáo phát triển con người UNDP (1990).
Tóm tắt
Mở rộng quan niệm xem tình nguyện là một phần bổ sung quan
trọng của kế hoạch phát triển quốc gia trong các chính sách hợp
tác phát triển. Công nhận và thiết lập một cách chiến lược những
hình thức tình nguyện tự lực truyền thống vốn rất phong phú sẽ
mở ra những hướng mới để lien tục hỗ trợ cho nội lực phát triển.

Xây dựng cầu nối trong quan niệm của công chúng tại mỗi quốc
gia có hoạt động hỗ trợ phát triển giữa hoạt động tình nguyện
trong nước và tại các nước nhận hỗ trợ cũng giúp tiếp nhận hỗ
trợ từ cộng đồng đối với hợp tác phát triển.
Nguồn: UNGA. (2002b).
BOX O.1 : Tình nguyện là một phần quan trọng của
Kế hoạch phát triển
8
STATE OF THE WORLD’S VOLUNTEERISM REPORT 2011
Thởi điểm của báo cáo này, một thập kỷ sau
Năm Quốc tế Người tình nguyện, rất quan
trọng bởi vì nó rơi vào đúng thời điểm của
những tranh luận về các hình thức xã hội
mà chúng ta hướng tới, vì chính thời đại của
chúng ta và thế hệ sau này. Toàn cầu hoá
nhanh chóng thay đổi những trào lưu văn
hoá và xã hội, mang lại lợi ích cho một số
người những cũng loại trừ và đẩy một số khác
sang bên lề. Rất nhiều người cảm thấy họ mất
kiểm soát cuộc sống của chính mình. Tình
nguyện là một cách giúp con người tham gia
vào cuộc sống của cộng đồng và xã hội. Khi
làm thế, họ sẽ có thêm cảm giác được sở huvà
được hoà nhập và họ cũng có khả năng ảnh
hưởng lên định hướng của cuộc đời.
Không có bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử mà
có nhiều tiềm năng giúp con người trở thanh
những nhà hoạt động tích cực để tác động lên
những sự kiện giúp định hình số phận của họ
trong cộng đồng chứ không phải một kẻ đứng

yên thụ động. Tại châu Mỹ La tinh những năm
1980, ở Đông Âu những năm 1990 và gần đây
nhất trong thế giới Ả rập, nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của các phương tiện kỹ thuật số, con
người đã có thể thực hiện những đam mê của
mình trong tiến trình dân chủ thông qua các
hoạt động và chiến dịch tình nguyện.
Tình nguyện cần thiết được đặt lên trên bàn nghị
luận về phát triển ở các cấp độ thế giới, khu vực
và quốc gia. Sự hào hứng đối với rất nhiều hình
thức tình nguyện đã tăng đáng kể trong những
năm gần đây. Đây là bằng chứng từ những hoạt
động nghiên cứu, những toạ đào thảo luận về
chủ đề tình nguyện và các tin tức báo chí, đặc
biệt trong mối liên hệ với thảm hoạ thiên nhiên
và những sự kiện thể thao lớn như Olympic và
World Cup. Chính phủ cũng có thêm những
động thái hỗ trợ công tác tình nguyện như một
cách để tăng cường tham gia dân sự, không chỉ
nhằm phát triển hiệu quả tình nguyện mà còn
nâng cao những giá trị gắn kết và làm hài hoà
xã hội. Trong khi những mỗi quan tâm đến tình
nguyện chưa hề có trong Năm Quốc tế người
tình nguyện 2001, rất nhiều các hoạt động tình
nguyện mới lại bắt nguồn từ sự kiện đó.
Trong khi sự quan tâm đến hoạt động tình
nguyện không bắt đầu với Năm Quốc tế Người
Tình nguyện IYV trong năm 2001, nhiều sáng
kiến mới liên quan đến tình nguyện viên có thể
được gợi lại sự quan tâm đó.

Báo cáo này không có ý định lặp lại những
nghiên cứu sẵn có về hoạt động tình nguyện
(xem thư mục). Thay vào đó, chúng tôi trình bày
một tầm nhìn về hoạt động tình nguyện, kiểm
tra xem hoạt động tình nguyện liên quan đến
hòa bình và thách thức phát triển của thời đại
chúng ta như thế nào. Các ví dụ được trích dẫn là
chủ yếu từ các nước đang phát triển, nhằm điều
chỉnh sự mất cân bằng đã tuyên bố trong các
học thuyết từ trước đến nay. Tuy nhiên, dự kiến
báo cáo này sẽ được ứng dụng khắp toàn cầu.
Nghi quyết đột phá 56/38 của Đại hội đồng
Liên hợp quốc bao gồm các khuyến nghị rõ
ràng về cách thức trong đó các chính phủ và
hệ thống Liên Hợp Quốc có thể hỗ trợ hoạt
động tình nguyện. Một trong những xem xét
chính là:
n Bỏ qua yếu tố tình nguyện trong việc thiết
kế và thực hiện chính sách có thể dẫn đến
các nguy cơ quan trọng hoá một tài sản có
giá trị và đánh giá thấp truyền thống cộng
đồng hợp tác gắn kết với nhau.
n Không có mô hình phổ quát nào là thực
hành tốt nhất, vì những gì hoạt động tốt
ở một quốc gia có thể không phù hợp
ở nước khác khi nền văn hóa và truyền
thống rất khác nhau.
n Hỗ trợ cho các hoạt động tự nguyện
không bao hàm hỗ trợ để chính phủ thu
hẹp dịch vụ hoặc thay thế làm công ăn

lương.
“Con người cảm thấy mất quyền lực trong thời đại toàn cầu hoá
nhưng những vật nổi trôi trên nền song mà không hề có mỏ
neo níu giữ. Tình nguyện chính là mỏ neo này giúp con người
ảnh hưởng đến thay đổi trong chính cộng đồng của họ.”
Nguồn: Marian Harkin, [Thành viên của Nghị viện Châu Âu, Cố vấn cấp cao UNV
]. (2011).
BOX O.2 : Tình nguyện là mỏ neo trong thời đại thay đổi của
toàn cầu hoá
9
OVERVIEW
HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TRÊN THẾ
GIỚI NGÀY NAY
Một nền đạo đức của hoạt động tình nguyện
tồn tại trong mọi xã hội trên thế giới, mặc
dù trong hình thức khác nhau. Từ năm 2001,
nghiên cứu trên phạm vi rộng đã mở mang
sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nhận thức sai lầm cơ bản vẫn còn
phổ biến ở thế giới phương Tây và khác xa
với bản chất và đóng góp của hoạt động tình
nguyện. Không có phương pháp thống nhất
để đo lường mức độ tham gia tình nguyện.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chứng
minh cho tính phổ quát, sự lan rộng toàn
cầu, quy mô đại chúng và tác độngcủa hoạt
động tình nguyện.
KHUÔN MẶT MỚI CỦA TÌNH NGUYỆN
Cơ hội cho người dân tham gia vào các hoạt
động tình nguyện đã được mở rộng trong

những năm gần đây là một kết quả của các
nhân tố như toàn cầu hóa, sự mở rộng của
công nghệ mới và sáng kiến mới liên quan
đến trách nhiệm xã hội dân sự trong doanh
nghiệp khu vực tư nhân. Sự ra đời của công
nghệ truyền thông di động và tình nguyện
trực tuyến, đã cho phép nhiều người hơn
tham gia tình nguyện lần đầu tiên. Thông
tin liên lạc, hàng loạt dịch vụ tin nhắn là một
dạng “hoạt động tình nguyện vi mô “ góp
phần thúc đẩy sản xuất và chia sẻ thông
tin. Người dân thường sử dụng để nâng cao
nhận thức, thông báo lựa chọn và giám sát
các dịch vụ công.
Tình nguyện trực tuyến, công việc tình
nguyện thực hiện qua mạng Internet, đã
đáp ứng lại nhu cầu tình nguyện mà không
bị bó buộc bởi số lần tham gia cụ thể và địa
điểm , trong khi đó vẫn gia tăng tự do và linh
hoạt của tình nguyện viên. Sự chia sẻ thông
tin trên những mạng lưới xã hội như Twitter,
Facebook và Orkut đã giúp mọi người tổ
chức lại trong các hoạt động từ môi trường
đến thay đổi dân chủ, gần đây nhất là trong
khối các quốc gia Ả rập. Internet hỗ trợ hoạt
động tình nguyện thông qua việc kết hợp
sở thích của những người tìm kiếm cơ hội
tình nguyện với nhu cầu của các tổ chức tiếp
nhận, thông qua các chương trình như Tình
nguyện online của Chương trình tình nguyện

Liên hợp quốc (UNV). Quyền thanh viên của
các cộng đồng mạng cũng giúp cho các cá
nhân tham gia có cảm giác về sự liên kết và
phúc lợi.
Mặc dù hoạt động tình nguyện quốc tế
không còn mới mẻ, nhưng nó đã chuyển
mình sang những hình thức mới và hoà
nhập với những khía cạnh mới của thời đại
toàn cậu hoá. Hoạt động tình nguyện hay
sinh viên tình nguyện giữa kỳ thường diễn
ra trong khoảng thời gian ngắn là những
hình thức mới và ảnh hưởng của hoạt động
này vẫn còn là dấu hỏi. Các tập đoàn, các tổ
chwucs phi chính phủ, trường học và các tổ
chức tôn giáo ngày càng tích cực hơn trong
việc điều phối các vị trí tình nguyện quốc tế.
Thêm nữa có thêm hình thức tình nguyện
trong đó các chuyên gia từ các cộng đồng di
cư nhận các nhiệm vụ ngắn hạn và truyền tri
thức về đất mẹ.
Một hiện tượng liên quan khác đó là sự tham
gia của khối kinh tế tư nhân. Ngày nay, một
phần ba số công ty lớn có tổ chức hoạt động
tình nguyện cho nhân viên. Xu hướng hợp
tác lâu dài giữa khu vực kinh tế tư nhân với
các tổ chức phi chính phủ đang ngày càng
tăng.
TÌNH NGUYỆN VÀ HỆ PHÁT TRIỂN
Đóng góp của hoạt động tình nguyện đối với
sự phát triển đang hiện hữu trong các lĩnh

vực như duy trì sự bền vững của cộng đồng
và các hình thức phúc lợi dựa trên trị số. Trái
với quan điểm thông thường, những đối
tượng có thu nhập thấp cũng có xu hướng
tình nguyện giống như những đối tượng thu
nhập cao hơn. Bởi khi tham gia tình nguyện
họ nhận ra được những giá trị của mình,
trong đó bao gồm tri thức, kỹ năng, và mạng
lưới xã hội, vì lợi ích của bản than, gia đình
và cộng đồng. Giá trị của các hoạt động tình
nguyện lien quan mật thiết đến việc tăng
Những hiểu
biết sai lầm
cơ bản về bản
chất và đóng
góp của tình
nguyện vẫn
còn tồn tại sâu
trong xã hội
phương Tây
10
BÁO CÁO THỰC TRẠNG TÌNH NGUYỆN TOÀN CẦU 2011
cường năng lực của nhóm đối tượng yếu
thế nhất nhằm đạt được môi trường sống
an toàn và mở rộng lợi ích về vật chất, tinh
thần, kinh tế và xã hội. Thêm nữa, hoạt động
tình nguyện có thể giảm trừ sự loại bỏ xã hội
vốn là kết quả của nghèo đói, phan biệt và
các hình thức khác của bất bình đẳng. Tình
nguyện là một con đường hoà nhập giữa

các nhóm dân cư vốn bị gạt ra bên lề như
phụ nữ, người trẻ và người già, người tàn tật,
người nhập cư và người sống chung với HIV/
AIDS.
Có nhiều bằng chứng cho thấy sự tham gia
của tình nguyện viên giúp đẩy mạnh những
giá trị dân sự và sự gắn kết xã hội, giúp giảm
thiểu xung đột ở mọi cấp độ và còn giúp
hàn gắn sau chiến tranh. Thông qua những
đóng góp vào việc xây dựng niềm tin, các
hành động tình nguyện giúp làm dịu các
tình huống căng thẳng vốn là khởi nguồn
cho bạo lực vũ trang. Tình nguyện cũng giúp
tạo ra những mục tiêu chung để tái thiết sau
chiến tranh. Việc người dân nhích lại cùng
nhau thông qua sự tham gia và hợp tác tích
cực ở cấp địa phương sẽ là cách tốt hơn để
tháo gỡ những khác biệt mà không phải đối
đầu.
Tình nguyện trong lĩnh vực thiên tai đã từ lâu
là một trong những hình thức tình nguyện
dễ thấy nhất. Nó cũng là một trong những
biểu hiện rõ ràng nhất của giá trị nhân văn ẩn
sâu trong mong muốn được giúp đỡ người
khác. Mặc dù báo chí tập trung khá dày đặc
vào tình nguyện quốc tế, hàng xóm và cư
dân địa phương mới là những người đầu
tiên giơ cánh tay hỗ trợ trong thiên tai. Vai
trò của tình nguyện trong lĩnh vực này ngày
càng trở nên quan trọng do số thảm hoạ

thiên tai ngày càng tăng vì biến đổi khí hậu,
đô thị hoá quá nhanh và các nhân tốt khác.
Cộng đồng quốc tế nhận thức được rằng
quốc gia và các cộng đồng có thể và nên
xây dựng khả năng phục hồi với thảm hoạ
thông qua việc các bước từ dưới lên trên đối
với hình thức của các sang kiến tình nguyện
đã được hình thành trong cộng đồng. Trên
thực tế, Hội thảo thế giới năm 2005 về Giảm
thiểu đã chỉ rõ nguồn nhân lực hiệu quả nhất
đối với việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương
là từ nhóm tự lực từ cộng đồng địa phương,
các tổ chức từ địa phương và các mạng lưới
từ địa phương. “Đặt con người vào trung tâm
của sự phát triển không đơn giản như một bài
tập trí óc”, trích dẫn từ Báo cáo phát triển con
người năm 2010 “ Nó có nghĩa biến các quy
trình trở nên công bằng, rộng khắp và giúp
người dân tham gia vào guồng thay đổi xã
hội.
11
Tình nguyện có thể trở thành phương
tiện hiệu quả và thiết thực của việc xây dựng
năng lực cho người dân trong tất cả xã hội
và ở mọi cấp độ. Nó cũng cung cấp một kênh
mà qua đó những năng lực này có thể nâng
cao sự thịnh vượng cùa cá nhân, cộng đồng
và quốc gia.
Để đạt được mục tiêu phát triển toàn cầu, ví
dụ như Mục tiêu Thiên niên kỷ, những nỗ lực

tình nguyện của hang triệu cong dân là rất
cần thiết để hỗ trợ những nỗ lực của chính
phủ và các nhà hoạt động quốc tế.
12
Chúng tôi muốn mang lại sự công nhận rộng
lớn hơn đối với những hình thức tình nguyện
đa dạng và phong phú như một lực lượng
hùng mạnh cho sự phát triển. Chúng tôi
tin rằng tình nguyện vượt xa hơn việc hoàn
thành những nhiệm vụ được giao. Nó tạo ra
và duy trì niềm tin và sự cố kết xã hội và giúp
đỡ để rèn giũa nhận thức chung về sự đồng
nhất và vận mệnh. Hoạt động tình nguyện,
mà qua đó con người thống nhất trong việc
chia sẻ những nỗ lực để hướng đến mục tiêu
chung, là nét đặc trưng của hầu hết mọi xã
hội. Do đó, nó liên quan đến cuộc sống của
hàng triệu người trên toàn thế giới.
Báo cáo tình nguyện là sự mô tả và sự tôn
vinh những tác động tích cực của tình
nguyện, đặc biệt là đối với đa số những người
trải qua sự nghèo đói, mất an ninh và bị bỏ
rơi. Chúng tôi hi vọng có thể đánh thức sự
quan tâm đối với hoạt động tình nguyện bên
cạnh những người đang tham gia và các học
giả đã tham gia vào với chủ đề này. Chúng
tôi muốn thông báo tới cuộc tranh cãi chính
sách về hoà bình, phát triển và thịnh vượng
trong tương lai định hướng cho những nhà
Những giá trị

ẩn chứa của
hoạt động
tình nguyện là
ngọn nguồn
của những tiềm
năng cho sự
phát triển con
người
11
OVERVIEW
hoạc định chính sách ghi nhận khối tài sản
to lớn nhưng vẫn chưa được nhìn nhận và sử
dụng này.
Luận cương trung tâm xuyên suốt báo cáo
này là giá trị cố hữu của tình nguyện cung
cấp phương tiện tiếp cận tiềm năng đối với
việc phát triển con người. Quan điểm này về
sự phát triển bao gồm các yếu tố như là sự
đoàn kết, sự cố kết xã hội, sự tăng quyền lực,
sự thoả mãn trong cuộc sống, sự thịnh vượng
của cá nhân và xã hội. Sự thịnh vượng của
mỗi cá nhân về bản chất lien kết sự đóng góp
của họ đối với cuộc sống của người khác.
Những giá trị này từ lâu đã luôn gắn liền với
công việc của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, bất
chấp rất nhiều giá trị mà nó mang lại, tình
nguyện hầu như vắng mặt trên chiến lược
hoà bình và phát triển. Điều này phải được
thay đổi. Tình nguyện cần được nhìn nhận là
một nguồn tài nguyên phổ quát có thể khôi

phục và là một thành phần tối quan trọng
của nguồn vốn xã hội của mọi quốc gia. Nó
có tiềm năng to lớn để tạo nên sự khác biệt
thực sự trong phản ứng với phần lớn các mối
quan ngại toàn cầu. Chúng tôi hi vọng rằng
báo cáo này sẽ đóng góp vào sự nhìn nhận
tích cực hơn đối với tài nguyên này và cổ
động những suy nghĩ chiến lược tích cực và
hành động kết hợp chặt chẽ tình nguyện với
những chính sách và chương trình chủ đạo
đối với hoà bình và sự phát triển.
CHÚ MỤC
1 Báo cáo Phát triển con người.
2 UNGA, 2002b; UNGA, 2003; UNGA, 2006; UNGA,
2009
3 UNGA, 2002a; UNGA, 2005; UNGA, 2008
4 UNGA, 2002b, T. 6; Phụ lục: Khuyến nghị về các
phương thức Chính phủ và Hệ thống LHQ có thể hỗ
trợ tình nguyện. II. Hỗ trợ chính phủ, (g), điểm (i).
5 UNDP và EO, 2003
6 UNV, 2011c, T. 9
7 UNGA, 2002b
8 UNGA, 2002b, T. 3; Phụ lục: : Khuyến nghị về các
phương thức Chính phủ và Hệ thống LHQ có thể hỗ
trợ tình nguyện. I. Luận điểm chung, điểm 6.
9 UNGA, 2002b, T. 3; Phụ lục: : Khuyến nghị về các
phương thức Chính phủ và Hệ thống LHQ có thể hỗ
trợ tình nguyện. I. Luận điểm chung , điểm 3.
10 UNGA, 2002b, T. 3; Phụ lục: : Khuyến nghị về các
phương thức Chính phủ và Hệ thống LHQ có thể hỗ

trợ tình nguyện. I. Luận điểm chung , điểm 4.
11 UNDP, 2010b, T. 9
12 Uỷ ban Quốc gia về Phát triển, UNV, & UN Pakistan,
2004
12
BÁO CÁO THỰC TRẠNG TÌNH NGUYỆN TOÀN CẦU 2011
Tham khảo
Các báo cáo Phát triển con người. (Nhiều kỳ).
Mô hình phát triển con người. Tải ngày 21
tháng Tám năm 2011 từ trang http://hdr.
undp.org/en/humandev/
Uỷ ban Quốc gia và Phát triển con người,
Chương trình Tình nguyện LHQ (UNV)và
hệ hống UN tại Pakistan (Tháng 12/2004).
Hội thảo quốc tế về tình nguyện và Mục
tiêu Thiên niên kỷ [Báo cáo cuối cùng],
Islamabad, Pakistan. Tải từ ngày 23 tháng
Sáu năm 2011 từ trang http://www.
worldvolunteerweb.org/ fileadmin/docs/
old/pdf/ 2005/050822PAK_MDG.pdf
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và
Văn phòng đánh giá (EO). (2003). Tình
nguyện và phát triển. Tại văn phòng
đánh giá (Ed.), Bán chất. New York, NY:
UNDP và EO.
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP). (1990).
Báo cáo Phát triển con người : 1990: Mô
hình và Thước đo sự Phát triển Con người.
New York, NY: UNDP.
Đại hội đồng LHQ (UNGA). (2002a). Năm

Quốc tế người tình nguyện: Kết quả và các
tiềm năng tương lại (A/57/352) [Báo cáo
cảu Tổng thư ký trình bày tại kỷ họp thứ
57 - Điểm 98 trong chương trình họp].
Đại hội đồng LHQ (UNGA). (2002b). RKhuyến
nghị hỗ trợ các hoạt động tình nguyện
(A/RES/56/38) [Nghị quyết thông qua
bởi Đại hội đồng LHQ trong kỳ họp 56 -
điểm 108 trong chương trình].
Đại hội đồng LHQ (UNGA). (2010). Mục tiêu
và chủ đề của Hội nghị Liên hợp quốc
về phát triển bền vững (A/CONF.216/
PC/7) [Báo cáo của Tổng Thư ký Ủy ban
Chuẩn bị cho Hội nghị LHQ về Phát triển
bền vững họp phiên thứ hai - Điểm hai
chương trình họp].
Đại hội đồng LHQ (UNGA). (2003). Theo
dõi Năm Quốc tế người tình nguyện (A/
RES/57/106) [Nghị quyết được thông
qua bởi đại hội đồng tại kỳ họp thứ 57 –
Điểm 98 trong chương trình].
Đại hội đồng LHQ UNGA). (2005). Theo dõi
việc thi hành Năm Quốc tế Người tình
nguyện (A/60/128) [Báo cáo của Tổng
thư ký tại kỳ họp thứ 60 - điểm 64 trong
chương trình].
Đại hội đồng LHQ (UNGA). (2006). Theo dõi
kết quả Năm Quốc tế ngiười tình nguyện
(A/RES/60/134) [Nghị quyết thông qua
tại hội đồng tại kỳ họp thứ 60 - điểm 62

trong chương trình].
Đại hội đồng LHQ (UNGA). (2008). Theo dõi
việc thi hành Năm Quốc tế người tình
nguyện (A/63/184) [Báo cáo của Tổng thư
Ký tại kỳ họp thứ 63 - điểm 58(b) trong
chương trình].
Đại hội đồng LHQ(UNGA). (2009). Tiếp nối thi
hành Năm Quốc tế Người tình nguyện (A/
RES/63/153) [Nghị quyết thông qua tại kỳ
họp thứ 63 của đại hội đồng - điểm 55 (b)
chương trình họp].
Chương trình tình nguyện LHQ (UNV).
(2011). Phiên họp cố vấn cấp cao Báo cáo
Thực trạng tình nguyện Toàn cầu [Tóm
tắt báo cáo không công bố]. Bonn, Đức:
UNV.


Báo cáo Thực trạng
Tình nguyện toàn cầu
Giá trị tổng quá vì lợi ích toàn cầu
2011
OVERVIEW
Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) là một tổ chức trực
thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) có sứ mệnh đóng góp cho hoà bình và phát
triển thông qua hoạt động tình nguyện trên toàn thế giới. Tình nguyện là
một công cụ mạnh mẽ gắn kết mọi người tham gia giải quyết các thách
thức của phát triển, làm thay đổi tốc độ và trạng thái của phát triển. Tình
nguyện tạo ra những lợi ích cho cả xã hội trên diện rộng và cá nhân người

tình nguyện bằng cách tăng cường sự tin tưởng, đoàn kết và tương trợ
giữa các công dân và bằng cách chủ động tạo ra cơ hội tham gia cho
moi người. UNV đóng góp vào hoà bình và phát triển bằng cách vận
động ghi nhận vai trò của tình nguyện viên, phối hợp với các tổ chức
đối tác để lồng ghép tình nguyện vào các chương trình phát triển, huy
động ngày càng nhiều và tăng tính đa dạng của tình nguyện viên, bao
gồm cả những tình nguyện viên UNV có kinh nghiệm trên khắp thế giới.
UNV xem tình nguyện có tính phổ quát và có sự hoà nhập; và ghi nhận
tình nguyện viên trong sự đa dạng vốn có cũng như những giá trị duy
trì tinh thần tình nguyện: tự nguyện, cam kết, sự gắn kết và đoàn kết.
UNV do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP)
quản lý hành chính
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Về thông tin chung liên quan đến UNV:
United Nations Volunteers (UNV)
Postfach 260 111
D-53153 Bonn
Đức
Telephone: (+49 228) 815 2000
Fax: (+49 228) 815 2001
Email:
Internet: www.unvolunteers.org
UNV Facebook page: www.facebook.com/unvolunteers
UNV YouTube channel: www.youtube.com/unv
Văn phòng UNV tại New York
Two United Nations Plaza
New York, NY 10017, Hoa Kỳ.
Telephone: (+1 212) 906 3639
Fax: (+1 212) 906 3659
Email:

Để biết thêm thông tin về việc trở thành tình nguyện viên
LHQ, mời tham khảo tại:
www.unvolunteers.org
Để biết thêm thông tin về tình nguyện viên trực tuyến, mời
tham khảo tại:
www.onlinevolunteering.org

×