Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước, công tác quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu và nội
dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp. Vì vậy trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định
phải có phương hướng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Một quy luật tất yếu
trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì phải đứng vững được trên thị trường, đáp ứng một phần nhu cầu của thị
trường với sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ. Chính vì vậy các doanh
nghiệp sản xuất phải giám sát chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá
trình tái sản xuất, tức là từ khi tìm nguồn thu mua vật liệu đến khi tìm được thị
trường đến khi tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo được việc bảo toàn, tăng nhanh tốc độ
chu chuyển vốn, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống cho
người lao động và doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy, mở rộng sản xuất.
Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện
pháp quản lý mọi yếu tố liên quan tới sản xuất kinh doanh đặc biệt là công tác kế
toán. Kế toán là một trong những công cụ quan trọng nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi
nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế toán để biết tình
hình và kết quả kinh doanh, trong đó thì hạch toán kế toán là công cụ quan trọng
không thể thiếu để tiến hành các hoạt động kinh tế, là công cụ hữu hiệu giúp cho
doanh nghiệp có thể nhận thức một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản…
của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa
ra các quyết định thích hợp nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của doanh
nghiệp, đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính
toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở vạch
ra chiến lược kinh doanh.
Từ ý nghĩa và vai trò của công tác kế toán, qua việc áp dụng kiến thức đã học
vào thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần GaLi em đã tìm hiểu công tác kế toán tại
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
Công ty để thực hiện bài báo cáo tổng hợp. Nội dung bài báo cáo của em gồm 3
phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ Phần GALI
Phần 2: Tình hình thực tế công tác hạch toán của các phần hành cụ thể tại
Công ty Cổ Phần GALI
Phần 3: Đánh giá chung và hướng lựa chọn đề tài tốt nghiệp
Do việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn
và do bản thân còn hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, vì vậy em rất mong được sự đóng góp
ý kiến bổ sung từ quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên cùng ngành để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô Trần Thị Cẩm
Thanh và sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong Công ty đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TP HCM, ngày... tháng... năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hoàng Dung
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
PHẦN 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
GALI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần GALI
1.1.1. Khái quát chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty CP GALI
Tên giao dịch nước ngoài: GALI Joint Stock Company
Tên viết tắt: GALI, JSC
Địa chỉ trụ sở chính: 170 – 172 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP
HCM.
Điện thoại: (08) 35170088
Địa chỉ mail: www.gali-electronic.com
Mã số thuế: 0303575303
Fax: (08) 35172425
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần
Quy mô hiện tại: Doanh Nghiệp Vừa
Vốn điều lệ: 17.000.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh: Mua bán điện lạnh, điện gia dụng, điện tử, máy vi tính và
phụ kiện, điện thoại,xe ô to và phụ tùng. Cho thuê xe du lịch.Vận chuyển hành khách
theo hợp đồng, hàng hóa bằng đường bộ. Sản xuất và lắp ráp mặt hàng điện gia dụng,
điện lạnh, điện tử. Mua bán xe đạp điện, xe máy điện, nón bảo hiểm, dụng cụ bảo hộ
lao động. Lắp ráp xe đạp điện, xe máy điện ( không gia công cơ khí tại trụ sở) . Dịch
vụ quảng cáo thương mại.thiết kế tạo mẫu. In trên bao bì (không in tại trụ sở). Trang
trí nội ngoại thất. Sản xuất, thi công lắp đặt biển quảng cáo, bảng hiệu, hộp đèn, pa
no áp phích, đèn điện tử ( không rèn, đúc, cán keo kim loại, dập gò hàn, sơn, xi mạ
điện, tái chế phế thải tại trụ sở). Kinh doanh bất động sản ./..
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát
triển: Tiền thân của Công ty CP GALI là Công ty TNHH-TM HẢI TRIỀU - chuyên
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
mua bán các mặt hàng may mặc, sản phẩm bằng da, kim khí điện máy, điện tử, hàng
gia dụng… Được thành lập vào tháng 11 năm 1999 có trụ sở chính tại 426 Hai Bà
Trưng, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM.
Trên nền tảng đó, ngày 01 tháng 12 năm 2004 Công ty Cổ phần GALI đã ra đời
và đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 4103002914 của Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư TP. HCM. Với tổng số vốn là 17.000.000.000 đồng, tại 170 - 172 Phan Xích
Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP HCM. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công
ty là nhập khẩu, lắp ráp và kinh doanh các thiết bị, sản phẩm điện gia dụng, đồ dùng
trong nhà bếp, các mặt hàng điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, kim khí điện
máy...Từ khi thành lập đến nay Công ty liên tục đẩy mạnh phát triển và tự hào trở
thành nhà phân phối chính thức và độc quyền các sản phẩm mang thương hiệu GALI
Electric tại Việt Nam.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Vốn điều lệ của Công ty là : 17.000.000.000 đồng, số vốn này được chia làm
1.700 cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000.000 đồng, các thành viên góp vốn
cụ thể như sau:
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
STT Tên cổ đông sáng lập Số lượng cổ
phần
Giá trị cổ phần
( nghìn đồng )
Tỉ lệ góp
vốn(%)
1 Bùi Thế Đình 600 6.000.000 35,29
2 Đặng Ngọc Anh Đào 540 5.400.000 31,76
3 Bùi Tuyết Anh 280 2.800.000 16,47
4
Bùi Thế Linh
280 2.800.000 16,47
Lao động: Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp là khoảng hơn
200 nhân viên, làm việc tại chi nhánh của Công ty tại TP.HCM
Đến nay Công ty đã xây dựng được hệ thống hơn 1000 đại lý phân phối
trên toàn quốc, với 43 chủng loại sản phẩm tổng cộng 194 mẫu mã các loại và được
chia theo từng nhóm hàng dành cho từng cấp như nhóm hàng bình dân, trung cấp và
cao cấp.
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện qua biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
0
50.000.000.000
100.000.000.000
150.000.000.000
200.000.000.000
N
ă
m 2007 N
ă
m 2008 N
ă
m 2009
Tổng doanh thu
Biểu đồ 1.1
Trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Công ty CP GALI có
nhiều chuyển biến thuận lợi, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1.1-TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CP GALI
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu 80.623.702.895 144.328.918.591 250.112.789.629
Lợi nhuận trước thuế 945.344.687 2.885.506.499 7.126.057.711
Thuế TNDN phải nộp 236.336.171 721.376.624 1.781.514.428
Lợi nhuận sau thuế 709.008.516 2.164.129.875 5.344.543.283
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty rất thuận lợi,
doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể. Doanh thu năm 2008 là
144.328.918.591 đồng tăng 63.705.215.616 so với năm 2007, năm 2009 là
250.112.789.629 đồng tăng 105.783.871.038 so với năm 2008. Tương tự như vậy ta
thấy lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao qua các năm. Khoản thuế đóng góp cho ngân
sách nhà nước cũng tăng qua các năm.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
1.2.1. Chức năng
Công ty CP GALI được thành lập nhằm cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm và dịch vụ hậu mãi với chất lượng ngày càng cao và tiện ích nhất trong lĩnh
vực sản phẩm điện tử và điện gia dụng. Đưa GALI trở thành thương hiệu mạnh trong
lĩnh vực hàng công nghệ tiêu dùng.
1.2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế
độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của
các cơ quan ban ngành.
Hợp tác với các đơn vị trong ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ KD.
Phát triển đơn vị theo chức năng, quyền hạn được phép. Phối hợp giúp đỡ lẫn nhau
giữa các đơn vị trực thuộc Công ty đang làm tại địa bàn hoặc các tỉnh lân cận.
Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một
cách toàn diện tài năng và mục tiêu nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên Công ty,
từ đó thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cao nhất
cho Công ty và lợi tức cho các cổ đông, đồng thời cống hiến nhiều nhất cho xã hội.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu
Công ty CP GALI đang hoạt động theo loại hình là thương mại và dịch vụ, cung
cấp các loại hàng hoá chủ yếu: Mua bán điện lạnh, điện gia dụng, điện tử, máy vi tính
và phụ kiện, điện thoại, xe ô tô và phụ tùng. Cho thuê xe du lịch. Vận chuyển hành
khách theo hợp đồng, hàng hóa bằng đường bộ. Sản xuất và lắp ráp mặt hàng điện gia
dụng, điện lạnh, điện tử. Mua bán xe đạp điện, xe máy điện, nón bảo hiểm, dụng cụ
bảo hộ lao động. Lắp ráp xe đạp điện, xe máy điện ( không gia công cơ khí tại trụ
sở).
Ngoài ra Công ty còn cung cấp dịch vụ quảng cáo thương mại. Thiết kế tạo mẫu.
In trên bao bì. Trang trí nội ngoại thất. Sản xuất, thi công lắp đặt biển quảng cáo,
bảng hiệu, hộp đèn, pa no áp phích, đèn điện tử ( không rèn, đúc, cán keo kim loại,
dập gò hàn, sơn, xi mạ điện, tái chế phế thải tại trụ sở).
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty
1.3.2.1 Thị trường đầu vào: Hiện nay, các sản phẩm điện gia dụng của Công
ty được nhập về từ Trung Quốc, các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được mua từ
các nguồn cung cấp trong thành phố.
1.3.2.2 Thị trường đầu ra: Hiện tại, khách hàng tiêu biểu của Gali là những
Công ty có tên tuổi trên thị trường Việt, cũng như trên thị trường quốc tế như
NESTLE, HISAMITSU, Hệ thống siêu thị BIG C, TTĐM Thiên Hòa, TTĐM
Nguyễn Kim, Hệ thống siêu thị CO.OP MART…
1.3.3. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty
Đặc điểm TSCĐ: Chủ yếu là nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện,
văn phòng làm việc, kho bãi quản lý hàng hóa…
Bảng 1.2: BẢNG KÊ TSCĐ HIỆN CÓ:
Tài sản cố định Nguyên giá Giá trị HMLK Giá trị còn lại
Nhà cửa, vật kiến trúc 5.706.631.062 229.527.319 5.477.103.743
Máy móc thiết bị 4.434.388.523 192.065.271 4.242.323.252
Phương tiện vận tải 2.170.810.995 216.180.000 1.954.630.995
Tổng 12.311.830.582 637.772.590 11.674.057.992
( Nguồn: Phòng kế toán)
Đặc điểm lao động: Công ty Gali đã thu hút khoảng hơn 200 Cán bộ công
nhân viên đến làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau. Gali tự hào vì đã có đội ngũ
nhân viên nhiệt tình, trẻ trung, năng động và quan trọng hơn họ đã được Ban Giám
Đốc tạo điều kiện học hỏi, nâng cao kiến thức, và được đào tạo mang tính chuyên
nghiệp.
Bảng 1.3-TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG
Trình độ Số lượng Tỷ lệ%
Đại học 18 7,17
Cao đẳng 16 6,37
Trung cấp 15 5,98
12/12 77 30,68
THPP trở xuống 125 49,8
( Nguồn: Phòng kế toán)
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Tổ chức sxkd là các phương pháp và thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình
sxkd, phân phối hàng hóa một cách có hiệu quả. Việc tổ chức phân phối hàng hóa của
Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc: Quản lý các trung tâm bảo hành,
các showroom, cũng như CN của Công ty tại Hà Nội và TP. HCM.
Trung tâm bảo hành: Là nơi thay thế, sửa chữa các sản phẩm bị hỏng, hoặc
khi khách hàng có yêu cầu. Đồng thời tư vấn cho khách hàng về các chủng loại sản
phẩm, tính năng sản phẩm và chế độ bảo hành.
Showroom: Toàn bộ các sản phẩm của Gali đều được trưng bày tại
showroom. Bên cạnh sản phẩm được trưng bày, tại đây còn có đội ngũ nhân viên
phục vụ tận tình, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng, giải đáp thắc mắc khi cần, làm
demo trực tiếp giới thiệu tính năng của sản phẩm, đến đây khách hàng không chỉ
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Trung tâm bảo
hành
Showroom
170-172, Phan Xích Long,
P.2, Q. Phú Nhuận
9
426, Hai Bà Trưng, Q1
449, Trường Ching, Q. Tân Bình
Vùng miền
Gali Hà Nội
170-172, Phan Xích Long, P.2, Q.
Phú Nhuận
170-172, Phan Xích Long,
P.2, Q. Phú Nhuận
426, Hai Bà Trưng, Q1
142, Tô Kí, P. Đông Hưng
Thuận, Q.12
Gali TP. HCM
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
được tham quan, mà còn có thể chọn lựa sản phẩm yêu thích. Nếu khách hàng có nhu
cầu mua hàng, nhân viên GALI sẽ giao hàng đến tận nhà.
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
10
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
Chú thích :
: Quan hệ chỉ đạo;
: Quan hệ phối hợp Sơ đồ 1.2: sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
Phòng HC - SN
Phòng kinh doanh
Xưởng Q.12
Phòng Marketing
Phòng BH -
CSKH
Phó giám đốc
Trợ lý Giám Đốc
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận trong Cty:
Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu
ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của Công ty, các
chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Đây cũng là
đại diện pháp lý của Công ty trước pháp luật.
Giám Đốc điều hành: Đây là cơ quan giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp
nhất đối với mọi hoạt động thường nhật của Công ty, đại diện cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
Trợ lý Giám Đốc: Giúp GĐ duy trì hoạt động điều hành toàn bộ các mặt hoạt
động của Công ty. Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty của các
Phòng ban thông qua báo cáo của các bộ phận. Trợ giúp GĐ xây dựng định hướng
chiến lược phát triển Công ty, quản lý thời gian và kiểm soát công việc, hỗ trợ GĐ
theo dõi công việc của các PGĐ và các Trưởng phòng. Giúp cho GĐ trong các quan
hệ đối nội, đối ngoại. Kiểm tra các văn bản, chứng từ, từ các bộ phận khác chuyển
đến trước khi trình GĐ phê duyệt.
Phó Giám Đốc: là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc
khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Phòng kế toán: Chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày
của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu –
chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích
tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế
toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật
của Nhà nước.
Phòng HC-SN: Có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế
lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng
năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao
động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị. Tham
mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp tổ
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ,
thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen
thưởng trong toàn Công ty.
Phòng kinh doanh: Là phòng ban nghiệp vụ được thành lập từ thời đầu, ngoài
chức năng thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh giữ vai trò khai
thác các mảng sản phẩm và dịch vụ mới trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Phòng Marketing: Phòng Marketing đảm nhận với chức năng tham mưu Ban
Lãnh đạo trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược
thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới... giữ gìn và gia tăng giá
trị thương hiệu của đơn vị. Và một số nhiệm vụ khác.
Phòng BH-CSKH: Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại Phòng đảm
bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng; Quản lý, duy trì mối quan hệ giữa Công ty
với các khách hàng hiện đang giao dịch đảm bảo mục tiêu doanh số của Công ty giao
và các khách hàng mới; Kiểm soát các cơ chế chính sách bán hàng phù hợp nhằm
thúc đẩy doanh số và giảm công nợ khách hàng; Tổ chức thực hiện nâng cao chất
lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo kế hoạch, chiến lược của Công ty; Theo dõi
đôn đốc, xử lý mọi thông tin liên quan đến khiếu nại khách hàng; Tổ chức giao nhận
hàng hoá cho khách hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng; Tiếp nhận mọi thông tin
của khách hàng, thông tin đầu vào; Phân loại xử lý thông tin; Quản lý thành phẩm
của Công ty, đôn đốc và triển khai cung cấp hàng cho khách hàng và các Công ty
thành viên theo yêu cầu.
Xưởng Q.12: Xưởng vận hành có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các
thiết bị để sản xuất sản phẩm đã được Giám đốc Công ty phê duyệt, dưới sự quản lý
của Phó Giám Đốc.
Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để sửa chữa, bảo dưỡng tổ
máy, đảm bảo vận hành an toàn liên tục.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
Để phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy mô hoạt động SXKD của Công ty,
bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa
phân tán, Công ty vừa có bộ phận kế toán tại Công ty, vừa có bộ phận kế toán tại CN
(các đơn vị hạch toán báo sổ).
Theo hình thức này hầu hết công tác kế toán, từ hạch toán ban đầu, hạch toán
tổng hợp, chi tiết đến lập các bảng tổng hợp đều được tiến hành ở CN. Phòng kế toán
trung tâm, có nhiệm vụ chủ yếu là lập báo cáo tổng hợp của toàn đơn vị trên cơ sở
các bảng tổng hợp của các CN.
1.5.2. Bộ máy kế toán tại Công ty
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: là người có quyền điều hành toàn bộ công tác kế toán tài
chính, có chức năng tổ chức công tác kế toán, tổ chức hình thức hạch toán,
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
Kế
toán
kho,
giá
thành
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(TÀI CHÍNH)
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(QUẢN TRỊ)
Kế
toán
bán
hàng
Kế
toán
kho,
giá
thành
Thủ
quỹ
Bộ
phận
kế
toán
công
nợ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
bán
hàng
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
kiểm tra các chứng từ thu chi, thanh toán. Đồng thời phối hợp với kế toán tổng
hợp làm công tác tổng hợp quyết toán, lập báo cáo quyết toán cuối năm.
Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại
chứng từ, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, lập sổ sách kế toán cho từng bộ
phận của kế toán viên. Làm công tác trực tiếp tổng hợp quyết toán lập báo cáo.
Kế toán kho, giá thành:
Kế toán giá thành: Hạch toán, lưu trữ chứng từ, hóa đơn, tờ khai hải
quan hàng hóa và linh kiện. Thiết lập bộ hệ số và bộ định mức các thành phẩm
lắp ráp. Lập phiếu xuất kho linh kiện, kiểm tra chi phí, tính giá thành sản
phẩm. Lập và theo dõi chứng từ vận chuyển hàng hóa, linh kiện giữa các kho
nội bộ. Lập và theo dõi phiếu xuất hàng mẫu, hàng biếu tặng, hàng chuyển CN
Công ty tại Hà Nội. Kiểm tra, đối chiếu tình hình nhập, xuất hàng hóa và linh
kiện tại các kho với thủ tục theo định lỳ. Thực hiện các yêu cầu của cấp trên.
Kế toán kho: Hàng ngày nhận phiếu Nhập, phiếu Xuất, hóa đơn kiêm
vận chuyển nội bộ từ thủ kho, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, ghi vào
thẻ kho và sổ nhật ký nhập xuất theo từng kho (Linh kiện, nhập trả, hàng
hóa…). Hàng ngày tập hợp các chứng từ phát sinh liên quan tới việc Nhập
Xuất kho gửi về kế toán kho Công ty. Gửi báo cáo nhập-xuất-tồn hàng ngày
các kho: linh kiện, hàng hóa. Kiểm tra, đối chiếu số lượng hàng hoá, linh kiện,
thành phẩm nhập khẩu nhập kho theo tờ khai Hải Quan và lập Biên bản bàn
giao hàng hóa, linh kiện… giữa các bên rồi gửi mail về.
Kế toán bán hàng: Lập phiếu bán hàng và xuất hóa đơn GTGT cho từng đơn
đặt hàng, kiểm tra giá bán và chương trình khuyến mãi, ghi nhận công nợ từng
khách hàng khi có giao dịch mua bán phát sinh, hạch toán, lưu trữ các phiếu
hàng bán bị trả lại phát sinh. Quản lý, lưu trữ các hóa đơn GTGT bán ra. Thu
hồi, kiểm tra và lưu trữ liên 3 của hóa đơn GTGT. Xử lý những sai sót trong
quá trình sản xuất hóa đơn GTGT. Thực hiện các yêu cầu của cấp trên.
Thủ quỹ: Nhận, kiểm tra và lưu giữ các khoản tiền thu tại quỹ. Kiểm tra và
chi tiền mặt tại quỹ có sự phê duyệt của Ban Giám Đốc. Ghi nhận và lưu trữ
các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thu chi tại quỹ. Mở sổ quỹ tiền mặt theo
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Cẩm Thanh
dõi chi tiết các khoản thu tiền tại quỹ. Báo cáo tình hình thu chi, tồn quỹ theo
định kỳ. Kiểm tra, đối chiếu các khoản thu chi, tồn quỹ với kế toán thanh toán
theo định kỳ. Hỗ trợ công việc tiếp khách, theo dõi công văn, thư từ…
Kế toán công nợ: Theo dõi, phân bổ, hạch toán các khoản mục chi phí, dịch
vụ. Kiểm tra đối chiếu chi tiết nghiệp vụ phát sinh với số dư các tài khoản.
Theo dõi và phân bổ chi phí tính giá thành thành phẩm. Lên bảng tổng hợp và
lập báo cáo KQKD. Nhận, kiểm tra, hạch toán và lưu trữ báo cáo của Chi
Nhánh tại Hà Nội. Kiểm tra, đối chiếu số dư các tài khoản công nợ với kế toán
thanh toán vào cuối kỳ. Kiểm tra, theo dõi số dư các tài khoản Ngân Hàng và
lưu trữ chứng từ liên quan. Lưu trữ, theo dõi chứng từ hồ sơ xe ôtô sử dụng
và TSCĐ. Lập báo cáo thuế hàng tháng. Giao dịch với cơ quan chức năng
thuế khi có nhu cầu.
1.5.3. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng
Hiện tại Cty đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để tổ chức ghi sổ các
nghiệp vụ phát sinh.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để
ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ:
SVTH: Đặng Thị Hoàng Dung Kế toán 30C
16