Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

sự đổi mới loại hình phát thanh của một số đài cấp tỉnh ở phía nam (từ năm 1986 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 121 trang )


ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II
 



Báo cáo tổng hợp
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2011-2012


SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH
CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM
(TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)



Chủ nhiệm đề tài: Phan Thị Kim Loan
Đơn vị: Khoa Báo chí


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012


SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

2
MỤC LỤC


MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. 4 Lý do chọn đề tài
2. 5 Tình hình nghiên cứu đề tài
3. 6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5. 8 Phương pháp nghiên cứu
6. 8 Bố cục
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự đổi mới loại hình phát thanh 10
1.1. 10 Một số khái niệm mới trong phát thanh
1.2. 14 Tính cấp thiết phải đổi mới
Chương 2: Thực tiển đổi mới của loại hình báo chí phát thanh trong gần 25
năm qua của một số Đài ở phía Nam
19
2.1. Sự đổi mới về nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh 19
2.2. Sự đổi mới về công nghệ phát thanh 26
2.3. Sự đổi mới về nội dung và kết cấu chương trình phát thanh 36
2.4. Sự đổi mới quy trình sản xuất chương trình 64
Chương 3: Một số nhận định về xu hướng phát triển của phát thanh
96
hiện đại
96
3.1. Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở 96
3.2. Phát thanh đa phương tiện 98
3.3. Tăng tính đời thường, tính tương tác trong phát thanh 101
PHẦN KẾT LUẬN 105
PHỤ LỤC 107

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)



|

3

Phát biểu của Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy
TPHCM tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Đài Phát thanh Giải
phóng…
107
Chúng tôi, thế hệ trẻ VOH 111
Dẫn chương trình
……………………………………………………………117



SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát thanh là một trong 4 loại
hình báo chí trong xã hội truyền thông và
phát thanh ra đời rất sớm. Hiện nay phát thanh đang trong cuộc cạnh tranh khốc
liệt với các loại hình báo chí khác khi công nghệ truyền thông được ứng dụng và
khai thác một cách tối đa. Phải khẳng định rằng, phát thanh đã, đang và sẽ ngày
một phát triển hơn nữa. Bởi, phát thanh đã không ngừng được đổi mới ngày

càng phù hợp với xu hướng chung của thời đại.
Ghi nhận lại chặng đường hơn 25 năm đổi mới ấy là một điều cần thiết.
Cần thiết không chỉ cho những người làm phát thanh, những nhà nghiê
n cứu mà
hơn hết là cho những người làm công tác giảng dạy, học tập tại Trường Cao
đẳng Phát thanh – Truyền hình II.
Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu “Sự đổi mới loại hình phát thanh
của một số đài cấp tỉnh ở phía Nam (Từ năm
1986 đến 2010)” nhằm khẳng định
những thành tựu của phát thanh một cách khái quát nhất mà trước đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu nào cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Mặc khác, năm học 2010 – 2011, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Biên
soạn tài liệu lịch sử báo viết Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000”. Với tư cách
là giảng viên phụ trách giảng dạy học phần Lịch sử báo chí, tôi thấy rằng m
ình
cần có trách nhiệm tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hơn nữa chất lượng
giảng dạy trong thời gian tới. Năm học 2011 – 2012, tôi mạnh dạn chọn nghiên
cứu đề tài: “Sự đổi mới loại hình phát thanh của một số đài cấp tỉnh ở phía Nam
(Từ năm 1986 đến 2010)”. Một mặt, nội dung của đề tài nhằm bổ sung nguồn tư
liệu về lịch sử loại hình báo phát thanh cho học phần Lịch sử báo chí. Mặt khác,
tôi m
uốn tạo bước khởi đầu định hướng cho công việc viết giáo trình trong thời
gian tới theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

5

Về tê
n gọi của đề tài, tôi chọn “sự đổi mới”, thay cho “sự phát triển”. Khái
niệm đổi mới là cải cách cái lỗi thời thay vào đó, thừa kế cái tốt cũ và thêm cái
mới hợp với thời đại mới. Đổi mới không bao giờ là đủ cả, nó kéo dài theo chiều
dài của lịch sử. Hay nói cách khác đổi mới là làm cho tốt hơn trên nền những gì
đang có.
Trong bức tranh chung về một nền báo chí phát triển, phát thanh Việt Nam
ngày càng có nhiều đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu
công chúng và đồng thời đóng góp lớn cho trang vàng lịch sử báo chí nước nhà.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ đào tạo ở các trường đại học và cao
đẳng là việc biên soạn giáo trì
nh và tài liệu giảng dạy. Đây là một yêu cầu bức
thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong khi đó thực trạng về cô
ng tác biên soạn giáo trình và tài liệu giảng
dạy cao đẳng báo chí phát thanh – truyền hình được cho là: “Hiện Trường chưa
có bộ giáo trình chuẩn, hay tài liệu chuẩn cho các môn cơ sở ngành và chuyên
ngành; phần lớn tài liệu giảng dạy được các giảng viên tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu khác nhau…” (Công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng
bộ giáo trình các học phần nghiệp vụ cơ bản của chương trình cao đẳng báo chí
phát thanh – truyền hình” năm
2008 của Khoa Báo chí)
Đối với học phần Lịch sử báo chí cũng không ngoại lệ. Nhất là phần lịch

sử phát thanh và lịch sử truyền hình. Có thể nói tài liệu về lịch sử phát t
hanh vô
cùng hạn chế. Ngoài cuốn, Nhiều tác giả (1995), Nửa thế kỷ Tiếng nói Việt Nam,
NXB CTQG, thì một số tài liệu khác chỉ là những bài viết rời rạc. Nhất là lịch sử
phát thanh giai đoạn 1986 đến nay.

Mặc khác, theo như chương trình đào tạo báo chí, sinh viên Trường Cao
đẳng Phát thanh – Truyền hình II được tiếp cận phần lịch sử phát thanh chỉ có

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

6
10 tiết. Với thời lượng ít ỏi như thế, người dạy và cả người học đều cần có một
tài liệu tham khảo chung nhất, súc tích, n
gắn gọn và hệ thống nhất. Đề tài: “Sự
đổi mới loại hình phát thanh của một số đài cấp tỉnh ở phía Nam (Từ năm 1986
đến 2010)” được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu rời rạc ở một số đài
cấp tỉnh khu vực phía Nam và trên cơ sở lý luận là các công trình nghiê
n cứu về
sự phát triển vược bậc của báo chí Việt Nam từ khi đất nước đổi mới.
Đây là đề tài mới, trong quá trì
nh tìm kiếm nguồn tư liệu, chủ nhiệm đề tài
chưa thấy có công trình nghiên cứu hay tài liệu nào có liên quan đến đến đề tài.
Do vậy, đề tài tập trung đánh giá, phân tích những nội dung đổi mới của loại
hình báo chí phát t
hanh trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát trực tiếp tại một
số đài phát thanh – truyền hình khu vực phía Nam.
Trong phần lý luận chủ nhiệm đề tài đã t
ham khảo: Đức Dũng (2003), Lý
luận báo phát thanh, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội; GS,TS. Vũ Văn Hiền -
TS Đức Dũng (chủ biên) (2007), Phát thanh trực tiếp, NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội; Một số bài báo đã đăng thuộc lĩnh của đề tài được chủ nhiệm t
ham

khảo: Sao Khuê (2007), Đổi mới phát thanh: Đã chậm rồi, xin đừng trể nữa, theo
VNN; Nguyễn Lan Phương (2007), Những ưu thế và hạn chế của báo phát thanh
trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại, VOV NEWS; Nguyễn Lan Phương
(2010), Phát thanh Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, VOV
NEWS…
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trước khi có sự xuất hiện của truyền hì
nh và internet thì radio là phương
tiện truyền thông số 1 thế giới. Hiện nay, vị thế của radio đã bị sút giảm, nhưng
tại Việt Nam, phát thanh vẫn có những thính giả trung thành của mình dù rằng
số lượng đã bị san năm xẻ bảy cho nhiều loại hình truyền thông khác. Nhiều

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

7
thính giả vẫn lưu giữ thói quen nghe radio của m
ình, nhất là với những thính giả
lớn tuổi.
Một lần nữa khẳng định trước sự phát triển như vũ bão của các loại hình
truyền t
hông đại chúng, phát thanh cũng được đánh giá là vẫn giữ vững vị thế
trong cuộc so kè, cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Theo như tên của đề tài, tôi chỉ
tập trung nghiên cứu ở loại hình báo phát thanh.
Từ sau giải phóng hoàn toàn m
iền nam, thống nhất đất nước, ở hầu hết
các tỉnh thành trên cả nước đều thành lập Đài Phát thanh. Tuy nhiên điều kiện
kỹ thuật, nhân sự còn hạn chế, chương trình phát thanh còn đơn giản, thời lượng

phát sóng chưa nhiều. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986), nền báo chí
nước nhà nói chung, báo phát thanh nói riêng dù ít dù nhiều cũng đã đổi mới. Và
sự đổi mới rõ ràng nhất, toàn diện nhất phải kể đến là từ những năm cuối của thế
kỷ XX. Đề tài nghiên cứu của tôi tập trung vào mốc thời gian đổi mới này, tức
từ năm 1986 đến năm 2010.
Bên cạnh đó, vì
thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu của
bản thân chưa cao, tài liệu cập nhật còn hạn chế, tôi chỉ chọn một số đài cấp tỉnh
khu vực phía Nam để tìm
hiểu, nghiên cứu. Cụ thể ở đây là Đài Tiếng nói nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai, Đài Phát
thanh – Truyền hình Bình Dương, Đài Phát thanh – Truyền hình Long An
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương

đối có hệ thống về sự đổi mới của phát thanh. Việc nghiên cứu sẽ góp phần đánh
giá một cách tổng quan nhất về sự đổi mới của phát thanh Việt Nam nói chung
cũng như phát thanh khu vực phía Nam nói riêng.
Tài liệu có tính t
hực tế cao, phù hợp với đối tượng tiếp nhận l
à sinh viên
báo chí phát thanh – truyền hình. Nội dung tài liệu sát với yêu cầu của công tác

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

8
đào tạo chuyên ngành báo chí phát thanh – truyền hình. Sản phẩm của đề tài sẽ

cung cấp cơ sở lý luận cho quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh
viên của trường, là công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp sinh viên ít ghi chép, tập trung
trao đổi, thảo luận và tìm
hiểu sâu hơn về nội dung bài giảng; đồng thời làm tiền
đề cho việc nghiên cứu sau này đối với lĩnh vực phát thanh.
5. Phương pháp nghiê
n cứu
Phương pháp chủ yếu được vận dụng là phương pháp nghiê
n cứu lịch sử
kết hợp với phương pháp cụ thể là thống kê, miêu tả, phương pháp định tính và
cả định lượng trên cơ sở các tài liệu tham khảo hiện có. Cụ thể: Đọc các tài liệu
về lịch sử Việt Nam, đặc biệt giai đoạn 1986 đến năm 2010, tìm hiểu Nghị quyết
của Đảng; đọc các t
ài liệu, sách tham khảo, các bài báo cần thiết cho đề tài;
thống kê, so sánh, tổng hợp để đi đến những nhận định khái quát.
Căn cứ vào các tài liệu tham
khảo được, chủ nhiệm đề tài chọn lọc những
nội dung cần thiết, sắp xếp lại có hệ thống và phù hợp với khung đề cương
chương trình; đồng thời bổ sung thêm những kiến thức mới, đặc biệt là những
kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy để hệ thống hóa và đưa ra những nhận
định, đánh giá về loại hình báo chí phát thanh trong gần 25 năm đổi mới.

6. Bố cục
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục…, phần chính văn của đề tài bao gồm 4 chương, được kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý
luận và thực tiễn về sự đổi mới loại hình báo phát
thanh
1.1. Một số khái niệm mới trong phát thanh
1.2. Tính cấp thiết phải đổi mới

Chương 2: Về sự đổi mới của loại hình báo chí phát thanh trong gần
25 năm qua.

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

9
2.1. Sự đổi mới về nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh
2.1.1. Yêu cầu về sự đổi mới
2.1.2. Phẩm chất, kỹ năng của người làm phát thanh
2.2. Sự đổi mới về công nghệ phát thanh
2.2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ kỹ thuật
2.2.2. Những ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phát thanh
2.3. Sự đổi mới về nội dung và kết cấu chương trình phát thanh
2.3.1. Sự tăng nhanh thời lượng phát sóng chương trình phát t
hanh
2.3.2. Nội dung chương trì
nh khai thác tối đa thế mạnh nhắm đến đối tượng
phục vụ
2.3.3. Sự đa dạng về thể loại
2.4. Sự đổi mới quy trình sản xuất chươn
g trình
2.4.1. Đổi mới hướng đến tính khoa học
2.4.2. Đổi mới hướng đến chất lượng
Chương 3: Một số nhận định về xu hướng phát triển của phát thanh
hiện đại.
3.1. Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở
3.2. Phát thanh đa phương tiện

3.3. Tăng tính đời thường, tính tương tác trong phát thanh




SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự đổi mới loại hình phát thanh
1.1. Một số kh
ái niệm mới trong phát thanh
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ
và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm t
hanh tác động trực tiếp vào thính giác
người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói,
tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện thực.
Nói đến phát thanh, chúng ta hình dung ngay đến ra
dio. Vài ba chục năm
trước, radio thường có hình dạng thô thiển, kích cỡ lớn, cồng kềnh. Cùng với
năm
tháng, cũng như sự phát triển của khoa học và đời sống kinh tế xã hội, radio
cũng có những bước tiến đáng kể. Nếu như xưa kia, một trong những tài sản vật
chất quí giá của đa số người dân nước ta là chiếc đài bán dẫn bất kể to hay nhỏ
hay do nước nào sản xuất thì bây giờ, chúng ta có quyền lựa chọn cho m
ình
chiếc radio hợp túi tiền, hợp thị hiếu, gọn nhẹ, xinh xắn với vô số tiện ích. Đó có

thể là chiếc Regency TR-1-radio xách tay mini đầu tiên trên thế giới, có thể bỏ
vừa vặn vào chiếc xách tay, là sản phẩm được tạp chí PC World bình chọn là
một trong 50 thiết bị điện tử có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người
trong nửa thế kỷ qua, có thể là chiếc radio vệ tinh đa chức năng Delphi XM
SKYFi2 do Hãng điện tử Delphi (Mỹ) sản xuất với 130 kênh khác nhau do hãng
Phát thanh XM phủ sóng trên t
oàn cầu. Hoặc cũng có thể đó là chiếc radio USB
FM có hình chú heo con đủ màu, xinh xắn dành cho phụ nữ… Dù hình dáng,
kích cỡ thế nào thì radio vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống
tinh thần của con người.
Trước đây, khi truyền hình còn là một công cụ giải trí xa xỉ với đại bộ
phận người dân thì radio chính là một thế giới rộng mở với biết bao điều kỳ
diệu. Bên t
rong các đài phát thanh là thế giới sôi động của những người ngồi sau

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

11
m
icrophone và hóa thân vào nhiều số phận, nhiều cuộc đời, nhiều chức vụ để
thông qua Radio đưa thính giả đến với những đợt sóng thần hung hãn tàn phá
các làng chài ven biển của hàng loạt quốc gia, đưa thính giả đến gần hơn với các
nền văn hóa khác nhau trên hành tinh, giúp thính giả thư giãn với những giai
điệu ngọt ngào, du dương của âm nhạc hay những câu chuyện sâu sắc đậm chất
nhân văn….
Tầm
quan trọng của phát thanh lớn đến nỗi nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ

nhận ra đây là một cơ quan quan trọng hàng đầu của bất cứ một quốc gia nào và
luôn cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong những trường hợp khẩn cấp, cần đưa
thông tin đến nhiều người trên diện rộng thì Đài phát thanh chiếm ưu thế tuyệt
đối so với báo viết, báo hình và cả báo trực tuyến bởi vì trong phát thanh, người
nghe cảm n
hận được sự thay đổi tâm trạng của bản thân họ nhờ các tác động của
lời nói do phát thanh viên truyền đến họ.
Về vấn đề đổi mới trong phát thanh, như trên đã nói “Đổi mới là cải cách
cái lỗi thời thay vào đó, thừa kế cái tốt cũ và thêm cái mới hợp với thời đại
mới”. Khái niệm “
sự đổi mới” rất phù hợp khi nghiên cứu một loại hình báo chí
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12/1986) là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới của
Việt Nam. Nghị quyết Đại hội xác định:
“đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực”
và Đảng đã đặt ra vấn đề đổi mới báo chí. Sau Đại hội Đảng, chưa bao giờ trong
lịch sử Việt Nam, b
áo chí cách mạng lại có sự sôi động và vai trò của người làm
báo được thừa nhận đến như vậy.
Trên cơ sở đó, Đại hội V (thá
ng 10/1989) của Hội Nhà báo cũng đã xác
định phương hướng Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Vấn đề đổi
mới báo chí được nhấn mạnh: phải đổi mới thông tin, đổi mới tư duy, đổi mới
phong cách, đổi mới tổ chức và cán bộ trong báo c
hí mới có thể tiến kịp sự phát
triển của cách mạng và báo chí mới phát huy được đầy đủ chức năng là công cụ

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)



|

12
của Đảng, là cầu nối giữa đảng với quần chúng. Đại hội VI (3/1995) cũng tiếp
tục khẳng định con đường đang đi và nâng cao thêm
: Đổi mới báo chí vì sự
nghiệp đổi mới và hiện đại hóa đất nước.
Gần 25 năm qua, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo
của Đảng có thể xem là thời cơ vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống
báo chí cách mạng nước ta. Những người làm
báo phát thanh đã tranh thủ, khai
thác và tận dụng khai thác khá tốt thời cơ này để đổi mới, thích nghi, phát triển,
có những bước tiến vượt bậc, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp cách mạng đặt ra đối với báo chí nói riêng, đối với công tác văn hóa – tư
tưởng nói chung.
Nhờ những đổi thay lớn lao t
rong đời sống chính t
rị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của đất nước, quá trình dân chủ hóa thông tin được tăng cường. Công chúng
báo chí từ chỗ tiếp nhận thụ động chuyển dần sang chủ động, bình đẳng trong
thu nhận, trao đổi thông tin. Chức năng “diễn dàn” của các tầng lớp nhân dân
trên báo chí nói chung, trên sóng phát thanh nói riêng ngày càng được thể hiện
rõ nét và sinh động. Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế, của khoa học kỹ th
uật là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện
truyền thông đại chúng. Nằm trong xu thế chung đó, báo phát thanh trong những
năm vừa qua đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng
chương trình, phục vụ tốt hơn nhu cầu tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, nhu
cầu thông tin, giải trí, giáo dục của nhân dân.
Từ những năm

90 của thế kỷ 20, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh cũng đã
có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Đây chính là mốc ch
uyển từ phát thanh
truyền thống sang phát thanh hiện đại.
Và như thế, nhiều khái m
iệm trong phát thanh xuất hiện trong gần 25 năm
đổi mới này. Trước hết là phát thanh hiện đại. Phát thanh hiện đại nổi bật với sự
thay đổi về phương tiện kỹ thuật cũng như tra
ng thiết bị máy móc, đường

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

13
truyền, dây dẫn, chuyển từ phát thanh sóng AM, FM sang hệ thống phá
t thanh
DAB, và giờ đây đã là kỉ nguyên của phát thanh kỹ thuật số.
Phát thanh hiện đại đang được coi là loại hình truyền thông hiện đại và có
sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội, có đư
ợc một lượng thính giả rộng rãi. Phát
thanh hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ cùng các loại hình truyền thông khác, và
trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ vượt bậc, vững mạnh.
Phương thức phát thanh trực tiếp là bước đột phá của phát thanh hiện đại.
Đây là vũ khí
cạnh tranh của phát thanh trong bối cảnh bùng nổ thông tin của
đời sống báo chí hiện đại. Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh
hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại. Một số tiêu chí của phát
thanh trực tiếp là: Sóng phát thanh đồng hành với sự kiện, hấp dẫn thính giả với

một chút riêng tư, tiếp cận sự kiện ở những góc nhìn mới mẻ.
Phát thanh trực tiếp phát huy ưu thế của dạng chương trình mở, trong đó
thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chương trình tạo nên “diễn đàn” của đông
đảo công chúng. Từ đó, một số khái niệm mới ra đời “báo chí cộng đồng” hay
“báo chí công dân”. Đây là khái niệm để chỉ hình thức công chúng đồng thời
vừa là người tiếp nhận thông tin, vừa là người tham gia cung cấp, phản ánh
thông tin. Khái niệm này thể hiện vai trò quan trọng của công chúng và t
hể hiện
đặc trưng tự do báo chí ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một một số khái niệm đã x
uất hiện mới mẻ như phát thanh
có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế… thực
sự là một cuộc cách mạng giúp cho loại hình phát thanh đổi mới toàn diện trong
nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển.
Internet radio là kênh truyền t
hông đa phương tiện, làm tăng tầng suất và
biên độ tương tác với công chúng thí
nh giả, kéo người nghe vào cuộc như những
cộng tác viên tích cực. Chính internet radio cũng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ tư

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

14
duy, phong cách y
êu cầu từ nhà báo phát thanh – đòi hỏi ở họ sức bật tư duy, đa
năng, nhạy bén
1.2. Tính cấp thiết phải đổi mới

Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước là đổi mới toàn diện t
rên tất cả các
mặt và trước hết là đổi mới kinh tế. Nếu ví sự đổi mới ấy như một cỗ xe lao
nhanh về phía trước thì tất yếu các bộ phận cấu thành nên cỗ xe ấy đều phải có
vai trò nhất định. Trong khi đó, quá trình toàn cầu hoá kinh tế trở thành tiền đề
và động lực cho toàn cầu hoá truyền thông đại chúng. Báo chí nói chung, phát
thanh nói riêng phải không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu thông t
in về sự
đổi mới, phát triển của đất nước.
Mặt khác, báo chí Việt Nam
là một bộ phận của báo chí thế giới. Báo chí
thế giới đã phát triển vược bậc, dù chậm, nhưng báo chí Việt Nam hay cụ thể là
loại hình phát thanh cũng đi cùng xu hướng phát triển của báo chí thế giới m
ang
đặc trưng của báo chí Việt Nam.
Thật vậy, biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin là ngày nay, ở bất kì đâu
chúng ta cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông ti
n của thế giới trong ngày
qua. Thông tin tại mọi ngóc ngách của trái đất được các hãng truyền thông cung
cấp một cách nhanh chóng và chính xác tới cho mỗi công dân.
Thế giới chuyển m
ình hướng tới một xã hội tiên tiến, hiện đại, những luồng
thông tin tràn ngập trên đời sống, điều này là một cơ hội để tất cả các phương
tiện truyền thông mở rộng kết nối, khẳng định vị trí đứng của m
ình với công
chúng, phát thanh cũng là lĩnh vực được công chúng quan tâm, chú ý, cho nên
ngoài là điều kiện là cơ hội thì cũng chính là thách thức của báo phát thanh Việt
Nam.
Phát thanh không chỉ khẳng định vị trí của mình đối với công chúng trong
nước mà còn phải vươn xa ra các nước khác, liệu phát thanh có làm đư

ợc điều
này, có khẳng định được vị trí của loại phương tiện truyền thông được yêu

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

15
thích?, phát thanh hiện đại phải tự tìm cho mình một hướng đi nếu không muốn
bị tụt hậu. Đây là một câu hỏi lớn, mà báo phát thanh hiện đại còn phải phấn đấu
nhiều hơn nữa, áp dụng những tiến bộ trong lĩnh vực truyền thông để cũng đưa
Việt Nam vươn ra thế giới.
Quan điểm khác nhau giữa báo phát thanh và những loại hình báo chí khác

có thể được chỉ ra rằng: Thứ nhất, báo phát thanh không dùng hình ảnh nhưng
thông qua
những phương tiện âm thanh để diễn đạt, chuyển tải ý nghĩa của
thông điệp một cách chính xác, hình tượng. Thứ hai, báo phát thanh vô cùng gần
gũi, thân mật vì những phát thanh và kĩ thuật viên sẽ sử dụng một loạt những âm
thanh hết sức trung thực, gần gũi và đời thường. Báo phát thanh tỏa sóng rộng
khắp, vì vậy thính giả vô cùng dễ tiếp cận và dễ mang đi, phát thanh không có
giới hạn về khoảng cách (tốc độ phủsóng 300000km
/s). vì thế nó mang tính xã
hội hóa rất cao. Báo phát thanh thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời và lấy âm
thanh một cách trực tiếp từ hiện trường khác hẳn với báo in, cùng một lúc, cùng
thời điểm, hàng triệu dân chúng có thể nghe cùng một lúc.Vô cùng sống động,
riêng tư và thân mật vì với báo phát thanh, công chúng được nghe thông tin qua
giọng đọc, tức là bằng giọng nói của chính những con người cụ thể, giống như
họ đang ngồi ngay cạnh nên rất thân mật. Nhưng mỗi thính giả lại lắng nghe

radio với tư cách cá nhân, mỗi người có một lời nhận xét, đánh giá riêng. Yêu
cầu đặt ra cho báo phát thanh lúc này là: Hãy nói với công chúng như nói với
một người.
Sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động và âm
nhạc). Âm thanh không bị phụ thuộc vào hình ảnh, chữ in nên không ảnh hưởng
gì đến trình độ văn hóa. Như vậy, đây không chỉ là p
hương thức tác động duy
nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của báo phát thanh trong tương quan so sánh
với các loại hình báo chí khác.
Tính tất yếu còn thể hiện ở chỗ đáp ứng yêu cầu t
hông tin của khán giả,
thính giả, độc giả trong kỷ nguyên công nghệ thông tin truyền thông và công

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

16
nghệ số phát triển nhanh chóng, các cơ quan báo chí phát thanh hướng tới trở
thành cơ quan báo chí truyền thông đa phương tiện, trực tiếp thông tin từng giây
từng phút t
rên sóng phát thanh, âm thanh, hình ảnh trên mạng thông tin toàn cầu,
trên điện thoại di động, qua máy thu hình trên toàn lãnh thổ Việt Nam và toàn
cầu, tuyên truyền hiệu quả, hội nhập sâu hơn vào truyền thông khu vực và quốc
tế.
Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh gồm:
Nội dung
thông tin về tình hì
nh quốc tế, có các trang văn hoá, văn học thế giới, nhìn ra thế

giới; Đó là xu hướng phát sóng ra nước ngoài của các tổ hợp truyền thông.
“Những thành tựu kỳ diệu của khoa học – kỹ thuật và công nghệ từ thế kỷ XX
với việc tạo ra những phương tiện truyền thông hiện đại đã thu hẹp trái đất lại
khiến không còn một khu vực nào trên thế giới sống lẻ loi cô lập” (vtv.vn).
Bên
cạnh những loại truyền thông phát triển mạnh mẽ như Truyền hình, Báo mạng
thì Phát Thanh cũng đang ngày càng cải tiến để góp phần làm cho đời sống báo
chí ngày càng sôi động hơn.
Trên thế giới đang diễn ra quá
trình toàn cầu hoá. Đây là những điều kiện
để phát thanh mỗi nước (trong đó có Việt Nam) phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng. Qua giao
lưu quốc tế, báo phát thanh
ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự
phát triển của đất nước và sự nghiệp hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới.
Tham
gia vào đời sống quốc tế, những người làm phát thanh Việt Nam có
môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và
sáng tạo to lớn. Có điều kiện và thời cơ để khai thác, xứ lý và cung cấp thông ti
n
nhanh chóng, kịp thời, đa dạng cho công chúng. Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại. Sử dụng được các
phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho tác nghiệp. Công chúng Việt Nam có thêm sự
lựa chọn thông tin trong và ngoài nước cho nhu cầu của mình. Báo phát thanh

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|


17
Việt Nam
cũng có cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế, vừa tự mình phát triển vừa
đóng góp chung cho sự nghiệp báo phát thanh thế giới.
Khi gia nhập với thế giới các rào cản bị xóa bỏ sự trao đổi hàng hóa phát
triển,
từ đó kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, có thêm việc làm, thu nhập của
nhân dân sẽ tăng, nhu cầu về nguồn thông tin trên thế giới cũng sẽ tăng nhanh.

Ðây chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ phát thanh hiện đại phát
triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm của phương tiện truyền thông như
phát thanh phát triển lên một tầm cao mới.
Phát thanh phải đổi mới vì phải không ngừng cạnh tranh mạnh mẽ của các
loại hình báo chí khác. Trong t
hời đại thế kỷ của khoa học công nghệ, thông tin
đến với công chúng cũng đòi hỏi phải nhanh, nhạy và chính xác. Ngày càng có
nhiều loại
hình báo chí với hình thức và nội dung phong phú vươn nên chiếm
lĩnh thị trường thông tin, thu hút độc giả.
Tất nhiên, sự phát t
riển của các loại hình báo chí cho thấy được một sức
sống mới của nền báo chí Việt Nam và cũng là điểm đáng mừng của “bộ mặt
mới trong nền báo chí”. Tuy nhiên với nhu cầu của công chúng, các loại hình
báo chí, đặc biệt là phát thanh bị cạnh tranh bởi truyền hình và báo mạng nên
luôn phải tư duy, đổi mới, tìm lối đi cho chính m
ình.
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí phát triển với tốc độ đến chóng mặt
và thông t
in của nó được kết nối khắp hành tinh. Báo mạng đã trở thành một
phương tiện truyền thông trong thời đại mới - thời đại của khoa học và công

nghệ. Tính cập nhật thông tin nhanh, giá thành rẻ, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi
nào chỉ cần với một máy tính nối mạng bạn cũng dễ dàng truy nhập thông ti
n,
biết mọi hoạt động thông tin, sự kiện kinh tế - chính trị - văn hoá đang diễn ra
khắp thế giới. Xu thế phát triển của các loại hình báo chí trong tương lai sẽ là
mô hình của các tập đoàn truyền thông. Phát thanh cũng phải theo mô hình và cơ
chế tổ chức hiện đại như vậy. Sự cạnh tranh thông tin diễn ra về hình thức chúng

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

18
ta ít nhận thấy, nhưng thực chất sự cạnh t
ranh này diễn ra ngày càng quyết liệt.
Phát thanh nếu không muốn là một loại hình báo chí tụt hậu thì tất yếu phải luôn
luôn chủ động đổi mới về mọi mặt.


SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

19
Chương 2: Thực tiễn đổi mới của loại hình báo chí phát thanh trong gần 25
năm qua của một số Đài ở phía Nam
2.1. Sự đổi mới về nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh
2.1.1. Yêu cầu về sự đổi mới

“Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm
báo chí” (lời Chủ
tịch Hồ
Chí Minh). Người làm báo cần phải có: học vấn, kiến thức, kỹ năng…
nhưng trước hết cần cái tâm. 28/12/1989 Luật Báo chí được Quốc hội thông qua
thay thế Luật số 100SL-L002 ngày 20/5/1957 quy định chế độ báo chí. Từ năm
1993, Hội Nhà báo đã phát động hội viên trong cả nước thảo luận và xây dựng
bản Qui ước về “Đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam”. Qui ước được Đại
hộiVI (1995) chính thức thông qua và coi đấy là phương thức xử sự của người
làm báo trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống đời thường.
Như vậy, nhà báo nói chung, người làm báo phát thanh nói riêng được tạo
mọi điều kiện tác nghiệp trên cơ sở hành lang pháp lý mới trong thời kỳ đất
nước đổi mới. Để từ đó, tháng 6/2000, BCH TW Đảng khóa VIII đã tặng Hội
Nhà báo Việt Nam bức trướng với dòng chữ vàng: “Báo chí cách mạng Việt
Nam trung thành, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.”
Riêng nhà báo Hồng Vinh viết: Chúng ta không thể hình dung được, nếu sự
nghiệp đổi mới thiếu sự tham gia của đội ngũ các nhà báo, càng không thể hình
dung sự phát triển của đời sống chính trị, văn hóa tinh thần xã hội, nâng cao dân
trí không có vai trò của báo chí. Đặc biệt, đất nước ta đang bước vào thời kỳ
phát triển mới, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì
càng cần thiết phải có sự tham gia và tham gia tích cực của báo chí… Nhiều
báo, đài có chuyên t
rang, chuyên mục tuyên truyền gắn với sự phát triển kinh tế,
kết quả đổi mới… Nhìn chung, hoạt động báo chí trong thời gian qua khởi sắc
cả về hình thức và chất lượng thông tin. Trình độ nghiệp vụ và chính trị của đội

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)



|

20
ngũ cán bộ tham
gia hoạt dộng báo chí đã nâng lên rõ rệt. Nhiều cơ quan báo,
đài đã tham gia tích cực hơn trong bảo vệ cái đúng, cái sai, mở rộng diện thông
tin đến vùng sâu, vùng xa, coi trọng hơn việc thông tin đến người Việt Nam định
cư ở nước ngoài…” (Tạp chí Cộng sản – Số tháng 6/2004).
Trước tình hình mới, nhà báo đòi hỏi phải nâng cao nhận thức về nhiệm vụ
vẻ vang của báo chí, về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm
báo cách mạng, tạo nên bước chuyển mới về chất trong việc rèn luyện, nâng cao
kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp báo chí theo phong cách báo chí Hồ Chí Minh.
Chính sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các loại hình báo chí buộc
nghiệp vụ phát thanh phải không ngừng thay đổi cho phù hợp với nhu cầu không
ngừng thay đổi của những đối tượng công chúng cũng không ngừng thay đổi.
Công chúng đã và đang thay đổi và điều đó đòi hỏi những nhà báo cũng phải
thay đổi. Lối sống của khán giả thay đổi, những người làm chương trình phát
thanh phải tạo ra những sản phẩm đi sâu vào đời sống.
Nhiều người cho rằng người làm báo theo lối cũ là những người gác cửa
thông tin, lựa chọn từ nhiều nguồn tin phức tạp. Những nhà làm báo của thế kỷ
21 là những “hoa tiêu” lão luyện. Họ sẽ tiếp tục tổ chức và lý giải thông tin. Họ
tìm hiểu về các xa lộ thông tin và những ngõ ngách thông tin, rồi dẫn độc giả
đến các thông tin mà họ cần thông qua các loại hình báo chí.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng mới, nhà báo bây giờ cần
phải hiểu thông tin thôi thì chưa phải là sản phẩm có giá nhất. Sự cảm thông là
điều thiết yếu để truyền thông có hiệu quả.
Xã hội phát triển, một nghề báo mới, một trào lưu làm báo mới ra đời, được
gọi là “báo chí cộng đồng” hay “báo chí công dân”.
Đứng ở góc độ pháp lý, ở
Việt Nam, mỗi công dân đều có quyền được công bố thông tin. Tuy nhiên, cũng

theo Luật Báo chí Việt Nam, báo chí là tiếng nói của các tổ chức của Đảng, diễn
đàn của nhân dân. Luật báo chí Việt Nam cũng cho thấy trên lãnh thổ này không

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

21
có báo chí tư nhân (dù trên thực tế, mấy c
hục năm qua, tư nhân đã tham gia làm
báo dưới nhiều hình thức). Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong các
quyền cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều đó có nghĩa ai cũng có
quyền đưa các hình ảnh, clip, bài viết lên mạng, miễn là những thông tin ấy
không được xâm hại lợi ích của Nhà nước, không được xâm phạm đời tư và
danh dự, nhân phẩm của người khác…
Thế mạnh của thông tin do công dân
cung cấp là ở chỗ: Họ có mặt ở khắp mọi nơi, họ đưa tin mọi lúc. Và họ không
chỉ đưa tin mà còn bình luận, tranh luận, thảo luận dưới nhiều góc nhìn khác
nhau. Và họ góp phần tạo nên dư luận xã hội – vốn được xem là cơ chế tác động
của báo chí.
Hơn hết, ngày nay, đỉnh cao của một sự thay đổi lớn đang diễn ra là các
loại hình truyền thông đan xem lẫn nhau mà người ta gọi là sự hội tụ. Như vậy,
một nhà báo đầy nhiệt huyết, đương nhiên phải chuẩn bị cho nghề nghiệp của
mình trong ngành công nghiệp truyền thông với những phương tiện truyền thông
đại chúng mới.
Chẳng hạn, cơ cấu bộ máy
của Đài Tiếng nói
nhân dân TP.HCM hiện nay
gồm có: 1 Ban lãnh đạo Đài, 8 Ban biên tập (BBT chương trình, BBT thời sự,

BBT khoa giáo, BBT kinh tế, BBT nông thôn, BBT văn nghệ, BBT FM, BBT
trang tin điện tử và tiếng nước ngoài), 2 phòng kỹ thuật (phòng sản xuất chương
trình, phòng phát sóng), 4 phòng nghiệp vụ (phòng dịch vụ quảng cáo, phòng
hành chánh tổng hợp, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tài vụ). Đài đã và
đang từng buớc xây dựng tiêu chí cho mình một phong cách thật Nam Bộ:
phóng khoáng, cởi mở, đời thường, thân t
hiện và đáng tin cậy. Trong xu thế làm
phát thanh hiện đại, Đài TNNDTP hôm nay có một đội ngũ hùng hậu gần 300
cán bộ, phóng viên - BTV và nhân viên, trong đó có gần 120 Đảng viên. Hơn
phân nửa đội ngũ nhân lực của Đài hiện là Phóng viên, BTV trẻ, đội ngũ kỹ
thuật năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Chủ trương của Ban

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

22
biên tập Đài là tiếp tục định hướng nội dung theo phong cách gần gũi nhưng
chuẩn mực, theo đúng bản chất vốn có của phát thanh.
Từ chỗ chỉ vài chục cán bộ, phóng viên, bi
ên tập, kỹ thuật viên, vài phòng
ban chuyên môn, chỉ có Chi bộ, chi đoàn, công đoàn và Chi hội Nhà báo… đến
nay, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ đã phát triển với hơn
200 cán bộ, phóng viên biên tập, kỹ thuật viên, gồm 11 phòng chuyên môn
nghiệp vụ, có
Đảng bộ, đoàn bộ, công đoàn và Liên chi hội Nhà báo, với gần
100 đảng viên và Nhà báo thường xuyên hoạt động, góp phần hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ chính trị của Cơ quan.
2.1.2. Phẩm chất, kỹ năng của người làm phát thanh

Tất nhiên nhà báo phát thanh vẫn phải có đầy đủ phẩm chất của một n
gười
làm báo chuyên nghiệp: tính nhạy bén (săn tin, tổ chức nguồn tin, cái mũi ngửi
ra tin…), sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, trung thực, bản lĩnh chính trị vững
vàng, phông văn hóa rộng, niềm đam mê… thì trong báo phát thanh với đặc thù
là nghe và liên tưởng khác với truyền hình là xem, nghe và chứng kiến. Nhà báo
phát thanh luôn biết là lời nói
trên radio phải làm cho thính giả nghe được, liên
tưởng để thấy được, hiểu được và cảm nhận được một cách đầy đủ. Để làm được
điều này không hề đơn giản, đòi hỏi những phẩm chất đặc biệt của đội ngũ
những người làm phát thanh như: Phóng viên phải thực sự nhạy bén, năng động
và có tính chủ động cao; phải xông xáo, linh hoạt, có khả năng phát hiện, khám
phá và có khả năng viết rất nhanh bằng một nút pháp sinh động; phải hoạt bát,
lợi khẩu và có khả năng nói trước máy…
Khả năng này tạo điều kiện để phóng viên thực hiện những cuộc phỏng vấn
ngắn (đối với các nhân chứng) một cách s
inh động mà đặc biệt là trong việc dẫn
dắt mạch đi của tác phẩm. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của phóng viên là
vô cùng cần thiết trong việc nhanh chóng thích ứng và làm chủ với mọi tìn
h
huống.

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

23
Ngoài ra, nhà báo phát thanh cần có những phẩm chất v
à kỹ năng cơ bản

khác như:
Giao tiếp qua Radio: Một thời, phát thanh là nghề của những người có chất
giọng tuyệt vời, và quan điểm chi phối
là phát thanh viên đang nói với hàng
triệu thính giả. Bây giờ đã khác: đó là quá trình con người giao tiếp với con
người với tư cách cá nhân và phát thanh là nghề của những người có kỷ năng
giao tiếp qua radio đầy nhiệt tình, thân ái, lôi cuốn và dễ gần. Thính giả sẽ ch
án
ngán những giọng điệu trịch thượng, hờ hững và vô cảm của phát thanh viên và
sẽ ngay lập tức, tắt radio
Kỹ năng đọc và nói trước micr
o: Phát thanh viên chỉ có một vũ khí duy
nhất trong tay: giọng nói và cách nói. Trước tiên, giọng phải rõ ràng, và nghe
được. Phải có cách đọc và cách biểu đạt, sử dụng lối nói gần gũi, đời thường,
nhấn nhá đúng lúc, tốc độ đọc vừa phải. Chuẩn bị kỹ lưỡng và có một trạng thái
tốt nhất khi ngồi trước mi
cro.
Kỹ năng ghi âm: Hiểu biết và
sử dụng thành thạo, hiệu quả các phương
tiện kỹ thuật hiện đại cũng là một vấn đề quan trọng, đặc biệt trong việc ghi âm.
Hiểu biết cặn kẽ kỹ thuật sẽ giúp phát thanh viên, biên tập viên phối hợp đồng
bộ với các kỹ thuật viên trong các chương trình trực tiếp.
Để không rơi vào sự ngớ ngẩn, lúng t
úng trước khách mời phỏng vấn,
phóng viên phát thanh cần có sự chuẩn bị thật tốt tại nhà: kiểm tra pin, băng và
mang nhiều băng dự phòng nếu có thể, nên sử dụng micro định hướng, kiểm tra
dây dẫn, các giắc cắm xem có hoạt động bình thường không. Ghi âm thử và cho
chạy thử để kiểm tra. khi ghi âm nên đóng kín cửa sổ và buông rèm, tránh ngồi
giữa phòng vì ở đó tập trung âm thanh phản hồi nên âm thanh thu được là kém


nhất. tránh phỏng vấn qua một mặt bàn cứng ví âm thanh phản xạ rất khó chịu.
nhớ tắt điện thoại và nhắc những người xung quanh không gây tiếng động ồn ào.

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

24
Đặt máy ở nơi có thể quan sát được băng có chạy hay không và nếu có gắng
m
icro thì đặt tránh tầm nhìn để không làm đối tượng phỏng vấn bị mất tập trung.
Khi ghi
âm: giữ chắc micro một cách thuận tiện và không bị mỏi, lấy mức
chuẩn cho cả hai giọng bằng cách hỏi một câu giao tiếp bình thường để điều
chỉnh âm lượng ở mức thích hợp. nếu hai mức giọng khác nhau thì đưa mic tới
gần noi yếu hơn, tự điều chỉnh mức của m
ình bằng cách nói to hoặc nhỏ hơn chứ
không nên yêu cầu khách mời điều chỉnh dễ làm họ bối rối. vừa ghi âm, vừa
quan sát các mức đo trên máy. Lúc đang ghi âm, không nên ngắt lời mà phải chú
ý lắng nghe. Chú ý phát hiện các tạp âm dù nhỏ và phải cảnh giác với tạp âm
bên ngoài. Một chiếc xe máy chạy ngang qua ngõ hay một chiếc máy bay ngang
qua sẽ giảm chất lượng t
hu âm một cách đáng kể. Vì vậy, tốt nhất là ghi âm lại.
Không xê xích micro nếu không cần thiết để tránh tiếng ồn do micro bị rung
động. Chú ý nghe và chủ động dừng thu những lúc lạc đề, ngắt quãng do đối
tượng phỏng vấn bị ho, bị nấc, bị nghẹn… Thu xong cần nghe thử lại để chắc
chắn âm thanh tốt và kết thúc bằng việc ghi rõ nhãn gồm tên mình, họ tên chức
vụ người trả lời, ngày tháng thực hiện và chủ đề.
Ngòai ra, cần chủ động ghi

âm khoảng nửa phút những tiếng động xung
quanh mà không có lời của nhân vật để tiện cho việc biên tập, thay thế hay làm
vĩ thanh kết bài…
Ghi âm xong thì bi
ên tập: xác định những đoạn tốt và bỏ những đoạn
không phù hợp chủ đề, loại bỏ những lời trùng lặp, những đoạn ấp úng… rút
ngắn tư liệu cho phù hợp thời gian, lọc ra những ý quan trọng t
rong những đoạn
đối tượng trả lời dài dòng và thiếu mạch lạc.
Tổ chức và thực hiện chương trình: Khi viết bài cho phát thanh, phóng
viên phải tự hỏi: phải bắt đầu như thề nào để thu hút
thính giả đây? Những thông
tin nào là chủ yếu và quan trọng nhất? chí tiết nào sẽ dẫn câu chuyện tới đỉmnh
điểm? cái gì sẽ tạo ra sự hấp dẫn để duy trì sự thích thú của người nghe đối với

SỰ ĐỔI MỚI LOẠI HÌNH PHÁT THANH CỦA MỘT SỐ ĐÀI CẤP TỈNH Ở PHÍA NAM (TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2010)


|

25
chương trình? Một khi đã biết được điều m
ình muốn nói và thông tin mình
muốn truyền đạt thì tiếp đến là cân nhắc làm sao để thực hiện câu chuyện tốt
nhất.
Còn biên tập viên thì cân nhắc một tác
phẩm trước khi phát sóng bằng
những câu hỏi: thông tin này có ý nghĩa gì với công chúng? có mới không? Mở
đầu vậy là êm chưa? Cấu trúc rõ ràng không? Có quá nhiều hay quá ít chi tiết
không? Có câu nào dài dòng, rườm rà không? Câu viết có dễ đọc không? Có cần

viết lại không?
Và khi thực hiện một chương trình phát thanh thì
BTV phải giải quyết các
câu hỏi: chương trình đem lại lợi ích gì cho người nghe? Phần mở đầu có hấp
dẫn không? Cấu trúc chương trình có rõ ràng không? Chương trình có quá nhiều
chi tiết không? …
Để thực hiện tốt các chương trình phát thanh trực tiếp, ngoài các điều kiện
về kỹ thuật, m
áy móc chuyên dụng như thiết bị thu phát, phòng dựng, hệ thống
máy tính, bàn trộn, điện thoại… còn phải kể đến yếu tố con người. Nhà báo

Nguyễn Trọng Trí, Trưởng ban Thời sự - Đài TNND TP.HCM cho biết: việc
thực hiện phát thanh trực tiếp đòi hỏi sự chỉ huy chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, tác
phong làm việc khoa học, tinh thần làm việc có trách nhiệm, kỷ luật cao của các
thành viên trong ê kíp thực hiện chương trình. Mỗi người phải hoàn thành tốt
công việc của mình, hiểu rõ toàn bộ chu trình thực hiện chương trình và sử dụng
thành thạo mọi phương tiện kỹ thuật cần thiết. Nếu cả ê kíp từ người dựng
chương trình, phóng viên, dẫn chương trình, phát t
hanh viên cho đến kỹ thuật
viên dù có làm việc tốt đến đâu mà chỉ cần một khâu bất kỳ làm việc lơ là,
không tập trung, không ăn ý là công sức của cả tập thể coi như đổ xuống sông
xuống bể. Đặc biệt là những phóng viên hay biên tập viên trực tiếp nói trên
m
icro phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên
môn để phản ánh tốt các sự kiện, đồng thời phải có vốn văn hóa rộng và khả

×