Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần may II Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.65 KB, 27 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn cố định (VCĐ) là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về Tài sản
cố định (TSCĐ) nên quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến qui mô
của TSCĐ ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị công nghệ, năng lực
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy VCĐ là một tiền đề không
thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, là một bánh răng trong guồng
máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người ta đã từng vì VCĐ như dòng máu của doanh nghiệp. Dòng máu
này có tuần hoàn, chất lượng thì doanh nghiệp mới phát triển hưng thịnh.
Ngược lại, nếu dòng máu này bị nghẽn tắc hay kém chất lượng sẽ khiến cho
doanh nghiệp bị lụi bại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, mỗi doanh
nghiệp không thể không chú ý, quan tâm đến các phương pháp sử dụng hiệu
quả nguồn VCĐ quí báu của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Các doanh nghiệp được toàn quyền tự quyết trong mọi hoạt động và trong sử
dụng VCĐ. Chính vì vậy, quản lý việc sử dụng VCĐ là mục tiêu, nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của mỗi Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý và sử dụng VCĐ
trong doanh nghiệp, sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần may II – Hải
Dương em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần may II
Hải Dương”.
Những vấn đề trình bày trong bản khoá luận là những nghiên cứu về
quá trình quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp sao cho việc bảo toàn và
phát triển nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
1
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản khoá luận bao gồm ba phần
chính:


Chương I: Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các
doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý vốn cố định tại Công ty Cổ
phần may II Hải Dương.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
tại Công ty Cổ phần may II Hải Dương.
Hoàn thành bản khoá luận em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên hướng dẫn Bùi Tiến Hanh, sự giúp đỡ và chỉ bảo của
tập thể cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần may II Hải Dương. Song
di trình độ còn hạn chế cũng như kinh nghiệm còn non yếu và tài liệu tham
khảo còn hạn hẹp nên chắc chắn bài khoá luận của em sẽ có nhiều thiếu sót,
em kính mong được sự hướng dẫn, góp ý của thầy cô giáo, các cô chú anh
chị trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
CHƯƠNG I. VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1. TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp:
1.1.1. TSCĐ trong doanh nghiệp:
Một bộ máy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp muốn hành
động được thì không thể thiếu được các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao
động và các đối tượng lao động.
Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở
dang, bán tp…) các tư liệu lao động (như máy móc và thiết bị nhà xưởng,
phương tiện vận tải…) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động biến đổi nó theo mục đích của mình.
Trong đó thì TSCĐ trong các doanh nghiệp lại là bộ phận quan trọng nhất
trong các tư liệu lao động. Chúng được sử dụng một cách trực tiếp hay gián
tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái niệm TSCĐ : TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao
động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị
của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các
chu kỳ sản xuất.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/
2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001, một tư liệu lao động được coi là một
TSCĐ phải đồng thời thoả mãn 4 điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
- Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
- Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trở lên.
3
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
- Phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định. Tiêu chuẩn này được quy
định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức
giá cả của từng thời kỳ.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được
coi là công cụ dụng cụ lao động nhỏ, được sắm bằng nguồn vốn lưu động
nhỏ của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, việc xem xét tiêu chuẩn và
nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn.
Có thể cùng một tài sản trong trường hợp này được coi là TSCĐ song
ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. Ví dụ máy móc thiết
bị, nhà xưởng… dùng trong sản xuất là các TSCĐ song nếu là các sản phẩm
mới hình thành đang được bảo quản trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ thì
chỉ được coi là tư liệu lao động. Vì vậy việc phân biệt TSCĐ với các đối
tượng lao động trong một số trường hợp lại không đơn thuần dựa vào đặc
tính hiẹn vật.
Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các
điều kiện trên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì
cả hệ thống đó được coi như một TSCĐ. Ví dụ trang thiết bị cho một văn

phòng giao dịch của doanh nghiệp.
Một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đồng thời thoả mãn 2 điều
kiện trên và không hình thành các TSCĐ hữu hình thì được coi là các TSCĐ
vô hình của doanh nghiệp. Vận dụng chi phí mua bằng phát minh sáng chế
của đơn vị…
Chính bởi sự phức tạp trong các xác định TSCĐ nên việc quản lý vốn
cố định và TSCĐ trên thực tế là một công việc vô cùng phức tạp và cần thiết
phải chú trọng.
4
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
1.1.2. Đặc điểm của các TSCĐ trong doanh nghiệp.
Từ khái niệm TSCĐ ở trên, ta có thể rút ra những đặc điểm chung của
các TSCĐ như sau:
- TSCĐ trong doanh nghiệp tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản
phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Bởi vì TSCĐ là loại tư liện lao
động có thời gian sử dụng lâu dài cho phép nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong quá trình tham gia sản xuất, hình thái vật chất và đặc tính sử
dụng ban đầu của TSCĐ không thay đổi. Bởi vì TSCĐ là loại tư liệu lao
động dùng để biến đổi đối tượng lao động, hình thành những sản phẩm con
người mong muốn, thường mỗi loại TSCĐ chỉ làm ra một số sản phẩm nhất
định trong suốt cả quá trình sản xuất. Trong quá trình đó, nó bị hao mòn dần
chứ không biến đổi về hình thái vật chất hay đặc tính sử dụng ban đầu.
- Giá trị TSCĐ được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm
sản xuất ra cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi sản phẩm được tiêu thụ thì phần chi phí cho TSCĐ quay trở lại
hay được bù đắp.
1.1.3. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp.
Việc quản lý doanh nghiệp sẽ được đơn giản hoá đi rất nhiều nhờ vào

việc phân loại TSCĐ. Hay có thể nói việc phân loại TSCĐ là sự phân chia
toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức nhất định nhằm phục vụ
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có các tiêu thức phân loại
chủ yếu sau:
1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Theo phương pháp này thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2
loại:
5
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
- TSCĐ hữu hình (TSCĐ có hình thái vật chất) là những tư liệu lao
động chủ yếu được biểu hiện bằng hình thái vất chất cụ thể như máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải… Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản
có kết cấu được lập lại trên là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên
kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ vô hình (TSCĐ không có hình thái vật chất): Là những TSCĐ
không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư
có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi
phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua bằng phát
minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý có 1 nhãn quan tổng thể về
cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ đó mà xác định được các quyết định
đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực
tế. Mặt khác, các biện pháp quản lý tài sản, quản lý vốn và tính khấu hao
cũng được đề ra hợp lý chính xác hơn.
1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này. TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản dùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
của doanh nghiệp.

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng.
Đó là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc
lợi, sự nghiệp (như công trình phúc lợi) các TSCĐ sử dụng cho hoạt động
đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.
- Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: Đó là những
TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho Nhà
nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ
của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ
theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
1.1.3.3. Phân loại theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp có thể chia thành các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình
thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà
kho…
- Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc công tác,
thiết bị chuyên dùng những máy móc đơn lẻ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị chuyền dẫn. Là các loại phương tiện vận
tải như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hệ thống thông tin,
đường ống dẫn nước, băng tải…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong
công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy
vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy
hút bụi…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm là các vườn
cây lâu năm như vườn chè, vườn cafê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả,

thảm cỏ, đàn bò….
- Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê
vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh…
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ
trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ
và trích khấu hao TSCĐ chính xác.
7
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của doanh
nghiệp thành các loại:
- TSCĐ đang sử dụng: Đó là những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử
dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hoạt động phúc lợi, sự
nghiệp hay an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.
- TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại
chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.
- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: Là những TSCĐ không cần
thiết hay không hù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra.
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ
của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả
sử dụng chúng.
Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ
của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng
giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại
TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó sẽ có biện pháp
sử dụng cũng như quản lý việc sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp một cách
có hiệu quả nhất.
1.1.4. Vốn cố định và đặc điểm luân chuyển của VCĐ

1.1.4.1. Khái niệm VCĐ
Để tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp phải
bỏ ra một lượng vốn ứng trước nhất định đề đầu tư vào mua sắm, xây dựng,
lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là VCĐ của doanh nghiệp.
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì số vốn này sẽ không bị
mất đi và được thu hồi lại sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ của mình.
8
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
Như vậy, VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay
lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình.
1.1.4.2. Đặc điểm luân chuyển của VCĐ
Qui mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ quyết định qui mô của TSCĐ, ảnh
hưởng rất lớn đến tình trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử
dụng lại có ảnh hưởng quyết định chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu
chuyển của VCĐ có thể khái quát về đặc điểm luân chuyển của VCĐ trong
quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
- Một là: VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sản
phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều
chu kỳ sản xuất quyết định.
- Hai là: VCĐ luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kì sản
xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị sử dụng của TSCĐ giảm
dần, theo đó VCĐ cũng được tách thành 2 phần tương ứng, một phần gia
nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm hay tạo nên giá trị sản phẩm phần còn lại
được cố định trong đó. Trong các chu kì kế tiếp nếu như phần vốn luân
chuyển tăng dần thì phần vốn cố định lại giảm dần đi tương ứng với mức suy
giảm giá trị sử dụng của TSCĐ.
- Ba là: Sau nhiều chu kì sản xuất VCĐ mới hoàn thành 1 vòng luân

chuyển.
Sau mỗi chu kì sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản
phẩm dần dần phát triển lên sang phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại
giảm dần xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được
chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành
một vòng luân chuyển.
Những điểm luân chuyển trên đây của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ
phải luân gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của
doanh nghiệp. Sao cho không ngừng giá phát triển VCĐ của doanh nghiệp
9
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Hường – Q9K1
trên mọi hình thái biểu hiện bởi quy mô của VCĐ sẽ quyết định qui mô của
TSCĐ cùng với trình độ quản lý nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ trang
thiết bị kỹ thuật cũng như qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Khấu hao TSCĐ.
1.2.1. Hao mòn TSCĐ.
Hao mồn TSCĐ được biểu hiện dưới 2 hình thức.
1.2.1.1. Hao mòn hữu hình của TSCĐ.
Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất về giá trị sử
dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự
hao mòn có thể người thấy được sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các
bộ phận chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá
chất.
Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng tính năng kỹ thuật
ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không sử dụng được nữa.
Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế.
Về mặt giá trị đó là sự phát triển giảm dần giá trị hao mòn vào giá trị sản
xuất. Đối với các ý vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về
mặt giá trị.
Nguyễn nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào

các nhân tố trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử
dụng việc chấp hành các qui phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo vệ TSCĐ.
Ngoài ra còn có các nguyên tố về tự nhiên, môi trường, về chất lượng chế tạo
TSCĐ…
Việc nhận thức rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hao mòn hữu
hình TSCĐ sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết hữu hiệu để hạn
chế nó.
10

×