Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

tập san khoa học và giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 98 trang )











Trưởng ban biên tập
TS. Huỳnh Thị Kim Cúc
Phó ban biên tập
TS. Đặng Thị Mộng Quyên
Thư ký
TS. Đỗ Chí Thịnh
Thành viên
ThS. Trần Quang Việt
TS. Phạm Châu Huỳnh
TS. Đặng Quang Hải
ThS. Đào Thị Minh Tâm
ThS. Lê Thị Nguyên Tâm
ThS. Vương Phương Hoa
ThS. Bùi Thị Thanh Minh
CN. Nguyễn Phúc Hiếu
Biên tập tiếng Anh
Ian Lister
Carole Kendal


Địa chỉ: 101B Lê Hữu Trác,


quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3 831 841
Fax: 0511.3 844 728
Email:
Website: ww.cfi.edu.vn


Trường Cao đẳng
Lương thực – Thực phẩm
Tập san
KHOA HỌC & GIÁO DỤC


MỤC LỤC

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG

Trường cao đẳng lương thực – thực phẩm chặng đường xây dựng và phát triển
Huỳnh Thị Kim Cúc
1
Thư viện số - bước phát triển vượt bậc của trường
Ông Thị Ánh Tuyết, Đặng Thị Mộng Quyên
8
Trung tâm nghiên cứu & chuyển giao công nghệ trường Cao đẳng Lương thực – Thực
phẩm
Phạm Châu Huỳnh, Nguyễn Thị Hạnh
13
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC

Nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc và hàm lượng Anthocyanin của quả dâu tằm và

bắp cải tím
Huỳnh Thị Kim Cúc, Tạ Thị Tố Quyên
14
Nghiên cứu chế độ thanh trùng sản phẩm nước dưa hấu đóng hộp
Nguyễn Thị Thu Thùy, Lê Thị Mai Loan, Lê Thị Mai, Lê Nguyễn Kiều Nhi, Trần Thị Mỹ
Dung

25
Khảo sát phương pháp học tập của sinh viên được đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại
trường cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
Nguyễn Thị Kim Nguyên, Trần Thị Thái
31
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ trích ly đến hiệu suất thu nhận hợp chất
polyphenol trong chè
Hoàng Minh Thục Quyên, Đặng Minh Nhật

39
Nghiên cứu tăng thời gian bảo quản tương ớt bằng việc sử dụng phụ gia thực phẩm ở
nồng độ thấp
Trương Hồng Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Hoàng Minh Thục Quyên

46
Nghiên cứu sản xuất gạo sơ chế quy mô phòng thí nghiệm dùng làm bánh gạo magic
pop
Nguyễn Thị Hoài Tâm

52
THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC

Ứng dụng công nghệ màng lọc phân tử và thẩm thấu ngược để xử lý các chất ô nhiễm

hữu cơ dạng vết trong nước và nước thải
Đặng Quang Hải
60
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
Vương Phương Hoa

62
Một số nghiên cứu mới về chế tạo và định tính màng phủ nanô tinh thể tio2 trên nền vật
liệu Polyme
Phạm Châu Huỳnh

64






DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Đào tạo cử nhân thực hành Kế toán – một hướng mới trong đào tạo Kế toán ở nước ta
hiện nay
Đào Thị Minh Tâm
67
Đánh giá thực trạng giám sát trong hoạt động Ngân hàng
Phan Thị Linh
70
Việc vận dụng các cơ sở kế toán trong kế toán khu vực công tại Việt Nam
Văn Thị Thanh Yên
77
Hướng đến chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực

Hồ Thị Duyên Duyên
84
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát
triển năng lực tự học của sinh viên
Nguyễn Thị Kim Anh

87







Lôøi Noùi Ñaàu

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, công bố, giới thiệu
các công trình nghiên cứu khoa học, thông tin trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của cán bộ viên chức, học sinh sinh viên trong trường, Trường Cao đẳng Lương thực –
Thực phẩm ra mắt Tập san Khoa học và Giáo dục. Nội dung chính của tập san gồm các
chuyên mục:
* Thông tin hoạt động nhà trường: Gồm các bài viết về hoạt động, định hướng của
nhà trường, công tác tuyển sinh, kiểm định chất lượng, công tác học sinh sinh viên, chuyển
giao công nghệ…
* Khoa học - công nghệ và giáo dục: Công bố các bài báo về kết quả công trình
nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trong và ngoài trường.
* Thông tin khoa học - công nghệ và giáo dục: Đăng tải các bài điểm báo khoa học,
các nghiên cứu trong và ngoài nước nổi bật liên quan đến ngành nghề đào tạo của trường, các
tiến bộ của khoa học và công nghệ, các xu hướng phát triển khoa học và công nghệ hiện nay.
* Diễn đàn - Trao đổi kinh nghiệm: Nơi trao đổi của bạn đọc và chia sẻ kinh nghiệm

về các vấn đề trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục.
Tập san số 01 đang có trên tay bạn không những đánh dấu kết quả các nghiên cứu, bài
viết của cán bộ viên chức trong nhà trường một cách hệ thống, mà còn có ý nghĩa chào mừng
Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, ghi nhận những đóng góp và kết quả hoạt động
của nhà trường, và chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 2014.
Để hoàn thành Tập san số 01 chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và tham
gia tích cực của cán bộ viên chức, học sinh sinh viên đã và đang công tác, học tập tại trường,
Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả những đóng góp đó.
Trong quá trình biên tập tuy có nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc.

BAN BIÊN TẬP

TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TS. Huỳnh Thị Kim Cúc
Bí thư Đảng ủy, Q.Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm

Trường Cao đẳng Lương thực –
Thực phẩm được thành lập theo Quyết
định số 143/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày
7/1/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền
thân là Trường Trung học Lương thực -
Thực phẩm ra đời năm 1976; trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao
là đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao
đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo
nghề trong lĩnh vực Nông nghiệp và
PTNT; nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ; thực hiện các quan hệ hợp
tác quốc tế; thực hiện công tác tuyển sinh,
quản lý người học; quản lý tổ chức, biên
chế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, xây dựng, đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; quản lý, sử
dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các
nguồn vốn theo quy định pháp luật; giữ gìn
an ninh chính trị, xây dựng thực hiện các
quy chế trong nhà trường.
Trải qua 38 năm hoạt động, với sự
nỗ lực của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên,
học sinh, sinh viên (HSSV), nhà trường đã
đạt được những kết quả quan trọng, góp
phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước,
đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo
viên củng cố, tăng cường cơ sở vật chất để
tiếp tục góp phần vào sự nghiệp đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Những thành tựu nổi bật
1.1. Công tác đào tạo
Trong suốt 38 năm xây dựng và
phát triển, trải qua nhiều giai đoạn với
những nhiệm vụ khác nhau, nhà trường đã

không ngừng mở rộng qui mô, đa dạng hoá
loại hình, ngành nghề đào tạo. Tổng số
tuyển sinh đào tạo gần 40.000 HSSV ở các
trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp và đào tạo nghề (Bảng 1).
Trong những năm từ 1976 đến năm
2006, qua mỗi giai đoạn 10 năm số lượng
tuyển sinh đào tạo tăng lên liên tục, giai
đoạn sau gấp 3 lần giai đoạn trước. Giai
đoạn 7 năm (2007 – 2014) số lượng tuyển
sinh đào tạo tăng nhanh, chiếm tỷ lệ 40,1%
trong tổng số tuyển sinh của cả giai đoạn.
Chủ yếu gia tăng bậc Cao đẳng (chiếm
85,6%) và đào tạo nghề ngắn hạn (chiếm
54,34%). Quy mô bình quân hàng năm đạt
gần 3.000 HSSV.



TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

2

Bảng 1: Số liệu tuyển sinh từ năm 1976 đến 2014
Giai đoạn
Tổng số
tuyển sinh
đào tạo
Trong đó
Cao

đẳng
TCCN
TC Nghề
Nghề ngắn
hạn
1976 - 1985
1.756
-
1.131
0.148
0.477
1986 - 1995
5.791
-
3.156
1.356
1.279
1996 - 2006
16.066
1.274
9.003
1.923
3.866
2007 - 2014
16.362
7.595
2.077
143
6.690
Cộng

39.975
8.869
15.367
3.570
12.312
(Nguồn: Số liệu báo cáo thống kê Phòng Đào tạo, 2014)
Cùng với gia tăng về quy mô, nhà
trường đã không ngừng mở rộng đào tạo
theo nhiều cấp độ và loại hình. Từ chủ yếu
đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN),
nhà trường đẩy mạnh đào tạo nghề, mở các
lớp đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ năng
quản lý, kiểm nghiệm chất lượng thực
phẩm, bồi dưỡng kỹ thuật cho người lao
động tại các nhà máy, các lớp đào tạo ngắn
hạn theo chương trình công nghệ sinh học,
đào tạo nghề cho nông dân,.…
Năm 2002, trường bắt đầu tuyển
sinh đào tạo Cao đẳng, đến năm 2014 số
lượng tuyển sinh đào tạo trình độ Cao đẳng
là 8.869 sinh viên (SV). Cơ cấu tuyển sinh
đào tạo thay đổi theo chiều hướng trình độ
Cao đẳng ngày càng tăng, giai đoạn 2007 -
2014, không kể đào tạo nghề ngắn hạn,
tổng số tuyển sinh đào tạo chính quy là
9.672, trong đó tuyển sinh trình độ Cao
đẳng là 7.595, chiếm tỷ lệ 78.5%.
Quá trình mở rộng qui mô gắn liền
với quá trình đa dạng hoá ngành nghề.
Trong giai đoạn 1976 - 1990, các ngành

đào tạo chủ yếu tập trung phục vụ yêu cầu
thu mua, phân phối, bảo quản, chế biến
lương thực.
Những năm về sau cùng với sự
thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế của đất
nước, sự thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành,
hoạt động đào tạo của trường chuyển mạnh
sang phục vụ cho công nghiệp chế biến
nông sản thực phẩm với nhiều ngành nghề
như công nghệ sản xuất đường mía, bánh
kẹo, rau quả, súc sản, thuỷ sản, sản xuất
muối biển,
Năm 2002 nhà trường đào tạo bậc
Cao đẳng với 2 ngành học Công nghệ thực
phẩm và Kế toán. Năm 2005 thực hiện các
Chương trình Công nghệ sinh học, nhà
trường mở thêm ngành Công nghệ sinh
học với các chuyên ngành phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp chế biến và môi
trường. Đồng thời giai đoạn này cũng mở
thêm ngành Quản trị kinh doanh và chuyên
ngành Marketing đáp ứng đòi hỏi của cơ
chế thị trường, ngành Tin học ứng dụng
hướng đến nhu cầu ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý các lĩnh vực kinh tế -
kỹ thuật.
Năm 2012 trước những nhu cầu cấp
bách của xã hội về an toàn thực phẩm, nhà
trường đã xây dựng Đề án và được Bộ cho
phép mở ngành học mới “Quản lý chất

lượng thực phẩm”. Đây là ngành học lần
đầu tiên được đào tạo ở Việt Nam, đáp ứng
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

3

kịp thời nhu cầu bức xúc về nguồn nhân
lực hiện nay. Năm 2014 trường cũng đã
được Bộ cho phép mở các ngành học mới
phục vụ lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn, đó là Công nghệ sau thu hoạch, Công
nghệ chế biến thủy sản và Công nghệ kỹ
thuật môi trường. Hiện nay, trường đã có
10 ngành bậc Cao đẳng chính quy với trên
20 chuyên ngành, 2 ngành Cao đẳng liên
thông, 14 ngành TCCN và trên 25 chương
trình đào tạo sơ cấp nghề và nghề ngắn
hạn.
Không chỉ xây dựng các chương
trình đào tạo trong trường, nhà trường còn
chủ trì xây dựng các chương trình và biên
soạn giáo trình Quốc gia sử dụng trong
toàn quốc, cụ thể: chủ trì xây dựng 3
chương trình đào tạo Cao đẳng (Công nghệ
thực phẩm, Công nghệ sinh học và Quản lý
chất lượng thực phẩm) và biên soạn 18
giáo trình theo Dự án KHCN nông nghiệp
của Bộ NN&PTNT; chủ trì xây dựng 01
chương trình, biên soạn 6 giáo trình đào
tạo kỹ thuật viên theo Chương trình Công

nghệ sinh học nông nghiệp; chủ trì xây
dựng 5 chương trình và biên soạn 40 giáo
trình đào tạo sơ cấp nghề cho lao động
nông thôn theo đề án 1956; chủ trì xây
dựng 4 bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc
gia, 2 bộ chương trình đào tạo Cao đẳng
nghề và Trung cấp nghề Quốc gia.
Quá trình mở rộng qui mô, đa dạng
hoá ngành nghề, loại hình đào tạo gắn liền
với sự phấn đấu đổi mới mục tiêu, nội
dung và phương pháp đào tạo. Bám sát
những chuyển biến trong chủ trương và
chính sách, cập nhật những tiến bộ của
khoa học và công nghệ và trên cơ sở khảo
sát nhu cầu, lấy ý kiến người học, cựu
HSSV, các nhà quản lý, các cơ quan sử
dụng lao động nhà trường đã xây dựng
chuẩn đầu ra, rà soát điều chỉnh chương
trình đào tạo của các ngành theo hướng
tăng kỹ năng thực hành nghề nghiệp gắn
với thực tiễn, chuyển đổi đào tạo từ học
chế niên chế sang học chế tín chỉ đối với
hệ Cao đẳng, thay đổi phương pháp dạy và
học theo hướng chuyển người học từ vị thế
thụ động sang tự giác và chủ động trong
nhận thức, rèn luyện kỹ năng thực hành và
hình thành các giá trị, Những cố gắng đó
đã làm cho chất lượng đào tạo ngày càng
tốt hơn, được người học và các đơn vị sử
dụng đánh giá cao.

1.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Hoạt động NCKH trong nhà trường
ngày càng thu hút được nhiều giảng viên
và SV tham gia, góp phần nâng cao rõ rệt
chất lượng đào tạo và khẳng định vị thế
của nhà trường. Nhiều công trình khoa học
được công bố trên tạp chí khoa học trong
nước và quốc tế, một số đề tài NCKH đã
được áp dụng trong đào tạo thông qua việc
bổ sung, đổi mới nội dung giảng dạy, một
số đề tài đã được chuyển giao công nghệ
cho cơ sở sản xuất và chuyển giao cho
nông dân các địa phương. Giai đoạn 10
năm từ 2004 – 2014 đã có 77 công trình
nghiên cứu khoa học được công bố trên
các tạp chí KHCN chuyên ngành, trong đó
có 17 bài báo được đăng trên các tạp chí
quốc tế, thực hiện 15 đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp, 02 dự án liên kết với
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
sinh học nông nghiệp.
Một số sản phẩm nghiên cứu khoa
học nhà trường có thể chuyển giao công
nghệ: giống nấm ăn và nấm dược liệu, một
số chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp, giống một số loại hoa, trồng
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

4


rau hữu cơ, chiết tách chất màu thiên nhiên
làm phụ gia thực phẩm, chế biến một số
sản phẩm an toàn từ nông sản.…
Năm 2014 nhà trường đã xuất bản
Tập san “Khoa học & Giáo dục” số 1, công
bố những kết quả nghiên cứu khoa học và
những bài viết của CBVC về Khoa học và
Giáo dục.
1.3. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo
Nhà giáo là yếu tố hàng đầu quyết
định chất lượng giáo dục, vì vậy xây dựng
đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo
về chất lượng nhằm nâng cao năng lực
giảng dạy đáp ứng quy mô và nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường góp
phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội là hết sức cấp thiết. Nhà trường đã
đặt ra mục tiêu là xây dựng đội ngũ giảng
viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có
khả năng tiếp cận các chương trình giáo
dục tiên tiến, có khả năng nghiên cứu các
tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
Được sự hỗ trợ của Dự án Khoa
hoc công nghệ nông nghiệp, Chương trình
Công nghệ sinh học của Bộ NN&PTNT,
Chương trình 322 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các chương trình học bổng của các

trường đại học ở các nước Đài Loan, Úc,
Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan nhà trường
đã cử nhiều giảng viên đi đào tạo sau đại
học. Đến năm 2014, trong tổng số 167
CBVC có 127 giảng viên cơ hữu, đạt tỷ lệ
sinh viên/giảng viên là 20/1 (quy chuẩn),
giảng viên có trình độ sau đại học là 108
người chiếm 85%, trong đó tiến sỹ 7,2%,
thạc sỹ 77,8%. Hiện nay, đang có 16 giảng
viên học NCS ở nước ngoài và các trường
đại học có uy tín trong nước.
1.4. Công tác xây dựng cơ sở vật chất
Từ những cơ sở vật chất sơ khai
ban đầu có rất nhiều khó khăn, nhưng với
sự quyết tâm của tập thể CBVC, thế hệ
HSSV qua các thời kỳ và sự quan tâm đầu
tư của Bộ NN&PTNT, sự giúp đỡ của
UBND TP Đà Nẵng, đến nay nhà trường
đã có cơ sở vật chất khá khang trang và
đồng bộ đáp ứng quy mô đào tạo khoảng
3.000 HSSV. Trong 5 năm gần đây các
phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học đã
được đầu tư trên 20 tỷ đồng, các phòng học
được trang bị máy chiếu, nhiều phòng thí
nghiệm đã được mở rộng và trang bị các
thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin được
nâng cấp về thiết bị, dung lượng đường
truyền được mở rộng, mạng không dây phủ
sóng khuôn viên, các phần mềm quản lý

đào tạo, quản lý HSSV, quản lý tài chính,
phần mềm thư viện,… được đưa vào ứng
dụng.
Với 21 phòng thực hành thí nghiệm
với trang thiết bị hiện đại (phân tích thực
phẩm, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm,
công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào
thực vật, công nghệ gen, công nghệ protein
– enzyme, phân tích lý hóa, xử lý môi
trường, nhân giống nấm,…),các xưởng
thực hành thực tập (sản xuất rượu bia, chế
biến thủy sản, rau quả, bánh kẹo, chế biến
món ăn, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược
liệu,…), trại thực nghiệm (trồng hoa, cây
cảnh, nuôi trồng nấm, trồng rau sạch,…)
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và học tập của giảng viên và
HSSV. Năm 2014, trường đang xây dựng
phòng kiểm nghiệm thực phẩm đạt chuẩn
ISO17025, năm 2015 sẽ hoàn thành đánh
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

5

giá ngoài và công nhận phòng đạt chuẩn.
Hệ thống thư viện được liên kết với
9 thư viện ngoài, có trên 30.000 đầu sách
từng bước được số hóa lưu trữ trên hệ
thống thư viện điện tử. Các phòng đọc mở,
phòng máy tính kết nối internet cho phép

bạn đọc tự tra cứu, chọn sách và tải các tài
liệu đã được số hóa trên thư viện điện tử.
1.5. Những thành tích đạt được
Với truyền thống 38 năm xây dựng
và trưởng thành, nhà trường đã vinh dự
được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần
thưởng và danh hiệu cao quý.
* Về tập thể trường
Huân chương Độc lập hạng Ba;
Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì,
Ba; 10 Cờ thi đua của Chính phủ; 10 Cờ
thi đua của Bộ và UBND thành phố; 03
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 53
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
* Tập thể đơn vị thuộc trường
02 Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ; 40 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố Đà
Nẵng.
* Cá nhân
01 Huân chương Lao động hạng
Nhì; 02 Huân chương Lao động hạng Ba;
02 Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 04 Chiến sĩ
thi đua cấp Bộ; 07 Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ; 103 Bằng khen của Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố

Đà Nẵng; 06 giáo viên đạt danh hiệu giáo
viên dạy giỏi toàn quốc; 18 giáo viên dạy
giỏi cấp thành phố.
Đảng bộ Nhà trường liên tục qua
các năm đều được công nhận “Đảng bộ
trong sạch, vững mạnh”, Công đoàn được
công nhận “Đơn vị vững mạnh”, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh được công nhận “Đơn
vị xuất sắc”.
Năm 2014, nhà trường vinh dự
được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Độc lập hạng Ba. Đây là một phần
thưởng cao quý ghi nhận thành tích của tập
thể nhà trường trong thời gian qua, đồng
thời là động lực để mỗi cán bộ, giáo viên,
HSSV nhà trường phấn đấu hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian đến.
2. Chặng đường phát triển mới
Thực hiện Nghị quyết số 29-
NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ
tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về
“Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”, tiếp nối chặng đường xây
dựng và phát triển, với vị thế của một
trường Cao đẳng trọng điểm thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại
khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, tập

thể thầy và trò nhà trường quyết tâm thực
hiện thắng lợi “Chiến lược phát triển
trường giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020” đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Mục tiêu chung là đổi mới cơ bản
và toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho
người học có được những kiến thức, kỹ
năng tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động; đảm bảo mang lại
điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao
độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giáo viên;
chuẩn bị đủ điều kiện để phát triển thành
trường đại học vào cuối giai đoạn thực
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

6

hiện Chiến lược nhằm nâng cao vai
trò của nhà trường trong hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Mục tiêu cụ thể là:
- Đến năm 2015: Trở thành cơ sở
đào tạo có uy tín, chất lượng, hiệu quả cao,
đáp ứng được yêu cầu phát triển nhân lực
của Ngành, nhu cầu xã hội và dạy nghề
cho lao động nông thôn. Bước đầu chuẩn
bị các điều kiện làm tiền đề để phát triển
thành trường đại học.

- Đến năm 2020: Trở thành trường
đại học ở khu vực miền Trung - Tây
Nguyên, là cơ sở đào tạo có thương hiệu,
có uy tín về chất lượng đào tạo, cơ sở
nghiên cứu ứng dụng hiệu quả; thực hiện
đào tạo đa cấp, đa ngành, trong đó lấy
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên
cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công
nghệ các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông
sản, thực phẩm, quản lý chất lượng thực
phẩm và công nghệ sinh học làm thế mạnh.

3. Kết luận
Qua 38 năm hoạt động, với gần
40.000 HSSV các loại hình, ngành nghề
đào tạo đã tốt nghiệp ra trường, trong đó có
những HSSV nắm giữ những trọng trách ở
các cơ quan Đảng, chính quyền và các
doanh nghiệp là một đóng góp quan trọng
của nhà trường vào các hoạt động kinh tế -
xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng
cho Ngành.
Phát huy những thành quả nhiều
thế hệ cán bộ, viên chức, HSSV đã phấn
đấu đạt được trong 38 năm qua, trong
những năm đến nhà trường tập trung nỗ
lực thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ
góp phần phục vụ cho công cuộc công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và sự phát triển của đất nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với việc đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng theo hướng bền vững, hoạt
động đào tạo và NCKH của nhà trường sẽ
hướng đến góp phần giải quyết các vấn đề
về an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên,
môi trường, nâng cao thu nhập cho lao
động trong khu vực nông thôn, phát triển
công nghệ sinh học gắn với sản xuất nông
nghiệp hữu cơ và thích ứng với điều kiện
biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng
trong chuỗi kinh doanh nông sản thực
phẩm. Đồng thời tham gia tích cực vào Đề
án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn giai đoạn 2014 – 2020. Nhà trường
tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung chương
trình đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên,
nâng cao năng lực quản lý và trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường cơ sở
vật chất, khẩn trương xúc tiến các điều
kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến
lược là xây dựng nhà trường trở thành
trường đại học, một cơ sở đào tạo và
nghiên cứu khoa học có chất lượng và hiệu
quả cao, có môi trường thuận lợi cho cán
bộ, giáo viên phát huy trí tuệ, cống hiến
cho sự nghiệp xây dựng đất nước, cho

HSSV hình thành và phát triển năng lực
đáp ứng nhu cầu xã hội.


TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

7





Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm 2014





Văn nghệ chào mừng năm học mới
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

8

THƯ VIỆN SỐ - BƯỚC PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA TRƯỜNG

Ông Thị Ánh Tuyết
1
, Đặng Thị Mộng Quyên
2
1

Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm

2
Ban giám hiệu, Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm

Cùng với sự hình thành và phát
triển của Trường Cao đẳng Lương thực –
Thực phẩm (LT-TP), từ năm 1976, thư
viện trường đã được thành lập. Với chặng
đường 38 năm, thư viện đã không ngừng
trưởng thành, phát triển và có những đóng
góp đáng kể vào sự nghiệp dạy và học của
nhà trường.
1. Phát triển nguồn tài nguyên tại thư
viện – Nhu cầu cần thiết
Ngày đầu mới thành lập, thư viện,
một bộ phận của Phòng Đào tạo, chỉ là một
góc nhỏ bên phải của phòng với diện tích
khoảng 40m
2
, đủ để 2 chiếc bàn dài cho
bạn đọc và 4 giá sách. Số lượng tư liệu của
thư viện cũng khá khiêm tốn với khoảng
3.213 bản sách, 15 loại báo và tạp chí, 3 ô
mục lục dùng cho tra cứu tài liệu (Báo cáo
phòng Đào tạo, 2013). Thời ấy, nhu cầu
mượn sách, báo của học sinh và giáo viên
rất lớn. Mỗi một cuốn sách đều được mượn
đi mượn lại nhiều lần, có quyển không còn
chỗ để ghi ngày mượn sách. Báo và tạp chí

phục vụ cho giáo viên và học sinh cũng
khá hạn chế. Để khắc phục điều này, nhiều
thầy cô giáo đã phát động phong trào tiết
kiệm, quyên góp để mua báo hỗ trợ thông
tin cho các em học sinh theo hình thức:
Hàng tuần, mỗi lớp được cung cấp 01 tờ
Báo Thanh Niên. Kinh tế khó khăn, cơ sở
vật chất thiếu thốn khiến thư viện trở thành
trung tâm thông tin - tư liệu vô cùng cần
thiết đối với thầy và trò của nhà trường.
Từ năm 2007, công tác thư viện trở
nên khởi sắc khi đề án xây dựng thư viện
đã hoàn thành với tổng điện tích 517m
2
.
Thư viện được bố trí trên mặt bằng khá
thuận lợi, thoáng mát, ngay trung tâm nhà
trường với nhiều phòng phục vụ cho bạn
đọc và công tác thư viện như: phòng đọc
kho mở (250m
2
), phòng mượn sách
(167m
2
),

phòng internet (50m
2
), phòng
nghiệp vụ (50m

2
). Cùng với sự phát triển
của nhà trường, số lượng tư liệu tại thư
viện đã tăng lên không ngừng. Bên cạnh
sách, báo, tạp chí, các loại tài liệu như giáo
trình, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, bộ
tiêu chuẩn, tài liệu điện tử, tài liệu ngoại
văn, băng đĩa hình… cũng đã góp phần
làm cho tư liệu tại thư viện trở nên phong
phú, đa dạng.
Đến nay, với số lượng cán bộ,
giảng viên, viên chức nhà trường là 167, số
lượng học sinh – sinh viên khoảng trên
3000 thì sự phát triển nguồn tài nguyên tại
thư viện về lượng và chất là nhu cầu cần
thiết. Thật sự, thư viện nhà trường đã sở
hữu một khối lượng tư liệu khá lớn, hơn
30.000 bản sách tiếng việt, hơn 800 bản
sách ngoại văn, 6512 đầu sách các loại và
56 loại báo, tạp chí (Bảng 1). Các tài liệu
có hàm lượng khoa học, thông tin mới liên
quan đến các ngành đào tạo luôn được thư
viện thường xuyên cập nhật. Hàng năm thư
viện xây dựng kế hoạch bổ sung sách từ
1.500 đến 2.000 bản sách, sách ngoại văn
100 bản mới vào thư viện. Đặc biệt, trong
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

9


tình hình kinh tế khó khăn, để bổ sung
thêm một lượng sách đáng kể cho nhà
trường phục vụ giảng dạy và học tập, đặc
biệt là những sách chuyên ngành quý hiếm,
không còn tái bản, đồng tác giả Ông Thị
Ánh Tuyết và Nguyễn Thị Hồng Ngân đã
thực hiện sáng kiến: “Tăng cường số
lượng và chất lượng sách cho thư viện
bằng việc vận động quyên góp sách” vào
ngày 21/4/2014. Kết quả sau cuộc vận
động, thư viện trường có thêm 552 bản
sách và 270 tạp chí các loại.
Bảng 1. Sự phát triển về số lượng tư liệu tại thư viện Trường Cao đẳng LT-TP


Năm
Sách
(bản)
Báo,
tạp chí
(loại)
Giáo
trình
(bản)
Luận văn,
luận án
(bản)
Tiêu
chuẩn
(bản)

Cơ sở dữ
liệu của
TV điện
tử
Tiếng Việt
Tiếng Anh
1976
3.213
-
15
-
-
-
-
1986
15.000

35
156

20

2007
24.824
35
156
3.450

156


2009
27.685
357
156
8.765

235
27.685
2014
30.328
800
56
13.576
25
412
30.328
(Nguồn: Báo cáo số liệu kiểm kê hàng năm của thư viện Trường Cao đẳng LT-TP)

2. Xây dựng thư viện điện tử, thư viện số
- Bước đột phá của thư viện trường
Thư viện là một thiết chế không thể
thiếu trong công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển từ thư viện truyền thống
thành thư viện điện tử đang dần được thay
thế trên phạm vi toàn quốc, là xu hướng
phát triển tất yếu ở tất cả các nước trên thế
giới. Thư viện điện tử làm thay đổi phương
thức hoạt động nghiệp vụ cũng như công

tác phục vụ bạn đọc, có khả năng phục vụ
đa dạng, chia sẻ thông tin rộng khắp cả về
không gian và thời gian, không hạn chế đối
tượng, số lượng và khối lượng phục vụ,
phương thức khai thác thông tin nhanh
chóng, thuận lợi, phù hợp cho nhiều mục
đích sử dụng khác nhau, rút ngắn quá trình
tìm kiếm, cung cấp thông tin một cách
thuận tiện và đạt hiệu quả cao nhất.
Từ năm 2005, thư viện điện tử nhà
trường chính thức được áp dụng trên phần
mềm quản lý thư viện Access. Đến năm
2008 dự án ADB “Tăng cường đào tạo kỹ
thuật và dạy nghề Nông Nghiệp – Trường
Cao đẳng LT-TP, thuộc dự án khoa học
công nghệ nông nghiệp” đã đầu tư chính
thức dùng phần mềm libol60 cho thư viện
(Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2011). Đây là nguồn học
liệu xuất phát từ dạng truyền thống (in trên
giấy) đã được số hóa, lưu giữ dưới dạng
điện tử và được quản lý bởi các phần mềm
máy tính, bắt đầu từ đây thư viện bước
sang trang mới. Ứng dụng phần mềm này
đem lại hiệu quả rất cao trong công tác
quản lý và phục vụ bạn đọc như: Tiết kiệm
1/5 thời gian công việc hàng ngày (ghi tài
liệu mượn, ký trả, hướng dẫn bạn đọc tra
tìm ô mục lục, sắp xếp phích…), giúp việc
thống kê và báo cáo số liệu dễ dàng trong

mọi hoạt động thư viện, công tác bổ sung
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

10

và biên mục khoa học logic dễ dàng kết
nối với các thư viện trong cả nước, giúp
bạn đọc dù ở đâu vẫn truy cập vào kho
sách dễ dàng không phụ thuộc vào thời
gian và địa lý.
Năm 2012 dự án ADB lại tiếp tục
đầu tư “Thư viện số” với phần mềm
liboldigital. Đến nay đã số hóa được hơn
2000 tài liệu đưa vào sử dụng, đem lại hiệu
quả nhất định. Trong điều kiện hiện nay
nguồn sách in còn thiếu, có thêm nguồn tài
liệu số sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều
lựa chọn. Thư viện số hiện nay được liên
kết với 9 trường của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nhằm phục vụ nguồn
tài nguyên chung cho các trường thuộc Bộ.
3. Đổi mới công tác phục vụ bạn đọc –
Nhiệm vụ trọng tâm
Thư viện là giảng đường thứ hai
giúp nhà trường trong công tác học tập và
giảng dạy, tuyên truyền đường lối chính
sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
Ứng dụng những lý thuyết trong sách vào
thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực cho đất
nước “vừa hồng, vừa chuyên”. Vì vậy công

tác phục vụ người đọc là “lá trầu mặt”, là
khâu tiếp xúc trực tiếp với bạn đọc. Đây là
công tác quan trọng nhất, vì thông qua
công tác này tài liệu của thư viện mới được
sử dụng có hiệu quả, phát huy vai trò tác
dụng trong nhà trường. Để hoàn thành
công tác này thư viện thường xuyên sáng
tạo và đổi mới ứng dụng vào thực tế như:
- Ứng dụng phương pháp gán màu
cho nhãn gáy, sắp xếp theo chủ đề, giúp
bạn đọc chọn tài tiệu dễ dàng, đẹp mắt.
- Cải cách lại toàn bộ công tác hành
chính một cách đơn giản, bạn đọc tiếp cận
dễ dàng qua đăng ký trực tuyến.
- Giao dịch mượn sách và tra tìm
tài liệu cho bạn đọc, thông báo trễ sách,
thông báo cho bạn đọc đến trả sách 15
ngày trước khi ra trường … đều thực hiện
bằng email.
- Hướng dẫn bạn đọc thường xuyên
hàng tuần tại phòng internet, hướng dẫn
qua cổng thông tin thư viện.
- Thường xuyên trưng cầu ý kiến
bạn đọc. Thư viện chỉnh sửa, thay đổi
phương thức phục vụ ngày càng hoàn thiện
hơn.
- Công tác quảng cáo, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng
được chú ý và đầu tư nhằm thu hút bạn đọc
đến thư viện.

- Đầu tư cho công tác kho tàng luôn
gọn sạch, hình thức tài liệu đẹp, bố trí sắp
xếp trang trí phòng thoáng mát đó cũng là
chiếc cầu nối bạn đọc đến thư viện.
4. Thư viện trường hiện nay – Những
trăn trở và đề xuất
Tuy thư viện trường hiện nay đã
khang trang và phát triển hơn rất nhiều so
với trước đây, chất lượng và số lượng tư
liệu rất phong phú và đa dạng, công tác
phục vụ bạn đọc được chú trọng nhiều
hơn, hình thức cung cấp thông tin tư liệu
cũng phong phú hơn, nhưng số lượng bạn
đọc truy cập và download thông tin cũng
như sử dụng phòng đọc vẫn còn hạn chế.
Liệu rằng cần có những khảo sát, nghiên
cứu tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các
giải pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa
việc sử dụng tài nguyên của thư viện.
Với sự phát triển như vũ bão của
công nghệ thông tin, “văn hóa mạng” như
hiện nay, “văn hóa đọc” trong học sinh-
sinh viên đang ngày càng có dấu hiệu giảm
dần. Các em có thể sử dụng hàng giờ để
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

11

“lướt web, chơi game, xem phim” nhưng
mấy khi đến thư viện đọc sách, tạp chí dù

chỉ vài mươi phút. Vì vậy, công tác tuyên
truyền nên được thư viện thường xuyên tổ
chức dưới nhiều hình thức: Panô, áp phích,
trưng bày, triễn lãm sách, giới thiệu sách
mới, xuất bản các thư mục chuyên đề
ngành học, tổ chức hội chợ sách…Qua đó,
sẽ giúp cho người đọc tiếp cận với thông
tin tại thư viện một cách thường xuyên và
gần gũi hơn.
Đội ngũ cán bộ là một trong những
nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động thư
viện. Hiện nay, tất cả các cán bộ thư viện
đều có trình độ đại học chuyên ngành
thông tin - thư viện, ngoại ngữ, tin học.
Tuy nhiên, các cán bộ cần thường xuyên
được gửi bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn,
hội thảo khoa học, các phần mềm ứng
dụng để đáp ứng yêu cầu phát triển và phù
hợp với thời đại công nghệ thông tin trong
hoạt động thư viện ngày nay.
Trải qua một chặng đường dài đổi
mới và phát triển, thư viện Trường Cao
đẳng Lương thực – Thực phẩm đã có
nhiều cố gắng góp phần không nhỏ đáp
ứng nhu cầu nghiên cứu học tập trong nhà
trường. Với những thành tựu đã đạt được
trong những năm qua, cán bộ thư viện đã
đạt được nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua
và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tặng bằng khen năm 2014. Thư

viện trường cũng được Bộ chọn là thư viện
đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ
thông tin và tham gia vào dự án phát triển
thư viện trong thời gian đến. Tuy nhiên,
như bao nhiêu thư viện khác hiện nay,
công tác phục vụ bạn đọc đang phải đối
mặt với những thử thách. Thư viện, các bộ
phận trong nhà trường, thầy cô giáo và các
em học sinh sinh viên phải chung tay góp
sức, tạo ra những đổi mới thường xuyên
trong các hoạt động thư viện trường hiện
nay, để thư viện mãi là kho tàng tri thức
quý giá của nhà trường và là địa chỉ tin cậy
của bạn đọc.


TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

12



Giảng viên và sinh viên trao đổi sau giờ học


Thư viện trường năm 2014
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

13


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
Phạm Châu Huỳnh
1
, Nguyễn Thị Hạnh
1
1
Trung tâm NC&CGCN, Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm

1. Giới thiệu chung
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển
giao Công nghệ (NC&CGCN) là đơn vị
trực thuộc Giám hiệu của Trường Cao
đẳng Lương thực – Thực phẩm, được
thành lập ngày 01/02/2012 trên cơ sở hợp
nhất quản lý các phòng thí nghiệm và
xưởng sản xuất của trường. Trung tâm có
chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao
công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ,
tổ chức các hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, tổ chức thực hành thực tập phục
vụ đào tạo. Các nội dung chính trong
nhiệm vụ và chức năng như sau:
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị
trong và ngoài Trường Cao đẳng Lương
thực – Thực phẩm thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học; ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học để thực nghiệm tạo
công nghệ mới, sản phẩm mới; ứng dụng

kết quả khai thực nghiệm để sản xuất thử
qui môi nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ
mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản
xuất và đời sống.
- Phục vụ việc phát triển nghiên
cứu khoa học và công nghệ; thực hiện các
hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ;
thực hiện dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào
tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức
khoa học – công nghệ và kinh nghiệm thực
tiễn.
- Tổ chức thực hành, thực tập phục
vụ đào tạo liên quan đến khoa học và công
nghệ, như công nghệ sinh học, công nghệ
thực phẩm, công nghệ môi trường,…
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất được giao;
khai thác, sử dụng máy và thiết bị phục vụ
nghiên cứu khoa học trong trường và các
dịch vụ khoa học – công nghệ; tổ chức các
hoạt động sản xuất, giới thiệu và tiêu thụ
sản phẩm.
- Chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ
công nghệ cho các bên liên quan; môi giới
chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyển giao
công nghệ, đánh giá – định giá công
nghệ,…
- Hợp tác với các cá nhân, đơn vị
trong và ngoài nước để thực hiện nghiên

cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lương thực
– Thực phẩm giao.
Về cơ sở vật chất, Trung tâm hiện
có 40 phòng – xưởng với tổng diện tích
1120 m
2
, được tổ hợp thành 21 phòng thí
nghiệm (CN thực phẩm, Phân tích thực
phẩm, CN vi sinh vật, CN tế bào, CN
protein–enzyme, CN môi trường, CN sinh
học,…), 8 xưởng thực hành thực tập (sản
xuất ethanol, công nghệ chế biến thủy
sản,công nghệ chế biến rau quả, công nghệ
sản xuất bánh kẹo, …), liên hợp sản xuất
giống và nuôi trồng nấm ăn và nấm dược
liệu (nấm Linh chi, nấm Sò, …), trại thực
nghiệm (trồng hoa, cây cảnh, trồng rau
sạch, …).
Tổng đầu tư riêng phần thiết bị
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

14

nghiên cứu, dây chuyền sản xuất khoảng
50 tỷ đồng. Thiết bị phục vụ nghiên cứu có
gần 300 danh mục; nhiều trong số đó có trị
giá từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
2. Hoạt động trong giai đoạn 2012–2014

2.1. Tiếp nhận và khai thác năng lực
trang – thiết bị
Trong quá trình hoạt động, Trung
tâm NC&CGCN đã nhận được sự đầu tư
mạnh từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn. Chỉ riêng qua Dự án Khoa học
và Công nghệ Nông nghiệp, đã có hơn 200
chủng loại thiết bị mới được trang bị. Với
số lượng lớn thiết bị được tiếp nhận, Trung
tâm đã phối hợp với các khoa hoàn thiện
quy trình vận hành, ban hành và thực thi
quy trình quản lý hồ sơ.
Việc đưa các thiết bị vào sử dụng
đã được tích cực triển khai, với sự phối
hợp của các Khoa Công nghệ sinh học và
Công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, tính đến
thời điểm này vẫn còn khoảng 20% số thiết
bị chưa được khai thác, trong đó có những
loại như máy định danh vi khuẩn Biomic
V3, máy sấy thăng hoa Christ Alpha, hệ
thống ELISA, hệ thống PCR, các thiết bị
phục vụ chuyển gene, Đây là các thiết bị
với tính năng có mức chuyên biệt cao, chi
phí hóa chất/chuẩn khi vận hành lớn, chỉ
có thể phát huy tốt trong khi phục vụ đề tài
nghiên cứu phù hợp hoặc trong dịch vụ
phân tích.
Nhằm nâng cao hiệu năng khai thác
thiết bị, Trung tâm đã chủ động đề xuất
xây dựng hệ thống quản trị chất lượng cho

các phòng thí nghiệm theo chuẩn ISO
hướng tới cung ứng dịch vụ phân tích.
Việc này cũng nhằm gắn kết đào tạo với
thực tiễn và tạo điều kiện cho giảng viên
nâng cao chuyên môn trên các lĩnh vực
được phân công. Hệ thống quản trị chất
lượng nói trên hiện đang trong giai đoạn
gấp rút hoàn thiện; theo kế hoạch đến
tháng 11/2014 kết thúc việc đánh giá nội
bộ và năm 2015 đăng ký công nhận phòng
thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025.
2.2. Phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa
học
Trung bình mỗi năm, Trung tâm
phục vụ cho hơn 100 lượt lớp thực hành và
cá nhân nghiên cứu khoa học. Nội dung cụ
thể gồm việc chuẩn bị các điều kiện sẵn
sàng về thiết bị, không gian, hậu cần (cung
ứng nguyên – vật liệu, hóa chất, ), tiếp
nhận và tiêu thụ sản phẩm, tổng hợp tài
chính. Trung tâm đã từng bước cải tiến
công tác phục vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu
thực hành, thực tập.
2.3. Sản xuất - cung ứng nấm giống và
thực phẩm
Nấm giống: Trung tâm đã duy trì
cơ sở đã có trước đây và tiếp tục phát triển
việc sản xuất nấm giống. Sản phẩm đã
được sự tín nhiệm cao đối với các hợp tác
xã nấm, các hộ dân trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Trong các
năm 2012 và 2013, đã cung ứng cho các cơ
sở sản xuất bên ngoài trường 10.578 kg
giống nấm Sò cấp III và 22.815 kg nấm
giống Linh chi cấp II. Hoạt động này ngoài
mục tiêu ứng dụng nguồn giống nghiên
cứu vào thực tế tại các cơ sở nuôi trồng
nấm, cũng tạo sự gắn kết giữa đào tạo và
thực tiễn, góp phần quảng bá thương hiệu
và đem lại nguồn thu cho nhà trường, ước
tính gần 40 triệu/năm.
Thực phẩm: Trung tâm đang tăng
cường việc sản xuất và cung ứng nội bộ
các sản phẩm thực phẩm như chả các loại
(không hàn the), bánh delimanjoo, rau
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

15

sạch, đồ hộp các loại (cá, thịt, nước quả),
nước uống tinh khiết.
Riêng về nước uống tinh khiết,
xưởng sản xuất tài trợ bởi Dự án Khoa học
và Công nghệ Nông nghiệp năm 2012 tại
Trung tâm đã sản xuất và cung ứng cho
nhà trường và sinh viên 15.185 bình 20 lít;
11.652 chai 500 mL cho tiêu dùng nội bộ,
làm lợi cho trường khoảng 60 triệu
đồng/năm.
Hiện tại Trung tâm đang xúc tiến

đưa vào sản xuất một số dòng sản phẩm
mới trên cơ sở các nghiên cứu tại trường,
như các thực phẩm chức năng giàu
anthocyanin (sản phẩm của nhóm nghiên
cứu của TS. Huỳnh Thị Kim Cúc), tương
ớt không dùng chất bảo quản (nhóm
nghiên cứu của ThS. Trương Hồng Linh).
Một khu sản xuất rau sạch (ứng
dụng canh tác hữu cơ – vi sinh) cũng đang
được triển khai trên diện tích khoảng 1000
m
2
, bao gồm cả khu trồng, sơ chế, ươm
cây, sản xuất chế phẩm phân hữu cơ vi
sinh.
2.4. Dịch vụ chuyển giao công nghệ
Một trong những nhiệm vụ của
Trung tâm là ươm tạo, và liên hệ, tìm kiếm
đối tác để chuyển giao công nghệ. Mục
đích chính của hạng mục này không phải là
hướng vào việc tạo nguồn thu về tài chính,
mà là tăng cường sự đóng góp của nhà
trường vào sự phát triển của nông nghiệp,
công nghiệp chế biến nông thủy sản, và
phát triển nông thôn trên địa bàn trường
hoạt động. Theo hướng đó, Trung tâm đã
tích cực trong việc chuyển giao kỹ thuật
trồng một số loại nấm ăn cho các hợp tác
xã nông dân trên địa bàn Đà Nẵng, cung
ứng dịch vụ xây dựng các vườn rau sạch

cho cộng đồng và hộ gia đình, cùng với
Khoa Công nghệ sinh học tổ chức khóa
đào tạo Ứng dụng công nghệ sinh học
trong sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý phế
phụ phẩm nông nghiệp cho cán bộ các
ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Trung tâm cũng đang có kế
hoạch khảo nghiệm và lấy chứng nhận hợp
qui để đi đến chuyển giao hoặc sản xuất
thương mại cho một loại chế phẩm phân
hữu cơ vi sinh được phát triển từ những
nghiên cứu tại trường trong những năm
gần đây.
Như vậy trong hai năm qua, Trung
tâm NC&CGCN đã đạt được một số kết
quả nhất định. Tuy nhiên tầm mức hoạt
động chưa tương xứng với nguồn lực trang
thiết bị hiện có. Điều này có thể giải thích
bởi những lý do sau: (1) về khoa học –
công nghệ, mặc dù trang bị khá nhưng
thiếu kinh phí hoạt động, (2) nhân sự bị
dàn mỏng cho nhiều hạng mục hoạt động;
nhiều cán bộ được cử đi tham gia các
chương trình đào tạo sau đại học tại nước
ngoài, (3) là đơn vị hoạch toán phụ thuộc,
không có chức năng kinh doanh, do đó
việc sản xuất và cung ứng dịch vụ sản xuất
gặp khó khăn về nhiều mặt.
3. Định hướng phát triển trong thời gian
tới

Việc lãnh đạo nhà trường đang đi
đến quyết định dành cho Trung tâm
NC&CGCN một qui chế hoạt động cơ bản
tự chủ, cùng với việc được tăng cường
nhân sự gần đây là những cơ sở để Trung
tâm hướng đến những mục tiêu cao hơn
trong thời gian tới. Một số điểm chính
trong kế hoạch như sau:
- Tiếp tục đảm bảo tốt hoạt động
phục vụ thực hành theo tiến độ tại các
phòng thí nghiệm và xưởng của Trung
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

16

tâm.
- Ổn định và mở rộng các hoạt
động sản xuất và cung ứng nội bộ các loại
thực phẩm, sinh hoạt và hàng gia dụng.
Sẵn sàng gia công hoặc liên kết với doanh
nghiệp để thương mại hóa các sản phẩm
nhằm tăng hiệu năng khai thác thiết bị nhà
xưởng, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh
viên, tăng cuờng sự hiện diện của nhà
trường ra xã hội.
- Tăng cường hoặc triển khai mới
các loại hình dịch vụ khoa học – kỹ thuật
ra bên ngoài trường, như nhận và phân tích
mẫu tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn
ISO/IEC 17025, chuyển giao cho nông dân

kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật canh tác theo
tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP, canh tác
hữu cơ, chuẩn hóa và chuyển giao công
nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học; tham
gia tích cực hơn nữa vào việc phát triển
các hình thái canh tác nông nghiệp sạch,
cải tạo đất, bảo vệ môi trường sản xuất
nông nghiệp và nông thôn, ứng dụng các
kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất và
chế biến nông – thủy sản.
- Tìm cơ chế tài chính phù hợp để
có thể sử dụng các nguồn thu tái đầu tư
cho hoạt động khoa học – công nghệ tại
Trung tâm như nâng cấp chất lượng hoặc
thử nghiệm sản phẩm mới, thử nghiệm
thăm dò các hướng công nghệ mới,….
Đồng thời, xây dựng qui chế phù hợp để
năng động phát triển công nghệ đi đôi với
bảo mật và bảo vệ bản quyền; đảm bảo
quyền lợi thỏa đáng và lâu dài cho tất cả
các đối tác (cán bộ – công chức nhà
trường, sinh viên, đối tác ngoài,…) tham
gia trong việc phát triển công nghệ và
những hoạt động sinh lợi liên quan.
- Tạo và phát triển mạng lưới các
đối tác chiến lược gồm các doanh nghiệp,
hợp tác xã nông dân, các trường, viện, hiệp
hội,… trong và ngoài nước có hoạt động
khả dĩ bổ trợ hoặc tương thích với Trung
tâm. Tiếp tục phát triển mạng lưới cộng tác

là các chuyên gia trong các lĩnh vực hoạt
động của Trung tâm. Tìm kiếm các nhà tài
trợ cho hoạt động khoa học – công nghệ
của Trung tâm.
- Tạo nhiều cơ hội để các bạn sinh
viên có thể tham gia và hưởng lợi từ hoạt
động của Trung tâm. Một nội dung là tạo
nhiều việc làm bán thời gian nhằm qua đó
sinh viên có trải nghiệm thực tế sản xuất và
dịch vụ, đồng thời có thêm thu nhập. Song
song, Trung tâm phải tìm nguồn kinh phí
để bảo trợ cho các nghiên cứu khoa học và
các hoạt động sáng tạo của sinh viên, kể cả
hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp của họ. Ưu
tiên tuyển cộng tác viên là sinh viên của
trường cho các dự án khoa học – công
nghệ do Trung tâm làm chủ đầu tư. Tìm
kiếm các cơ hội tài trợ và tuyển dụng từ
các đối tác bên ngoài cho sinh viên của
trường.
Chúng tôi tin rằng, nếu tạo được một cơ
chế phù hợp, Trung tâm NC&CGCN sẽ
phát huy tốt nguồn lực hiện có và đóng
góp tích cực vào sự phát triển của nhà
trường. Những hoạt động của Trung tâm sẽ
góp phần củng cố và phát triển một môi
trường đào tạo theo hướng thực chất, thực
tiễn, năng động, có hàm lượng hoạt động
khoa học cao. Qua đó, gia tăng hiệu quả
hoạt động của trường, tăng mức đóng góp

vào thực tiễn và sức hấp dẫn đối với xã
hội, góp phần để nhà trường phát triển
nhanh và bền vững, trở thành một trung
tâm đào tạo và khoa học – công nghệ uy
tín của miền Trung – Tây Nguyên.
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường

17




Giờ thực hành phân tích vi sinh của sinh viên tại phòng thí nghiệm trường




Sinh viên háo hức học tập thực tế tại Furama Resort Da nang

TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Khoa học - công nghệ và giáo dục

18

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA MÀU SẮC VÀ HÀM LƯỢNG
ANTHOCYANIN CỦA QUẢ DÂU TẰM VÀ BẮP CẢI TÍM
RELATIONSHIP BETWEEN ANTHOCYANIN CONTENTS AND CHROMATIC
CHARACTERISTICS OF MULBERRY FRUITS AND PURPLE CABBAGE

Huỳnh Thị Kim Cúc
1

, Tạ Thị Tố Quyên
2
1
Ban giám hiệu, Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm

2
Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm
Email:

Tóm tắt
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc của quả dâu tằm và bắp cải tím với hàm
lượng anthocyanin chứa trong chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu
giàu anthocyanin phục vụ cho việc chiết tách anthocyanin làm chất màu tự nhiên trong chế
biến thực phẩm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được rằng giữa màu sắc của quả dâu tằm và
bắp cải tím với hàm lượng anthocyanin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với dâu tằm,
quả càng chín thì độ sáng (L*) càng giảm và hàm lượng anthocyanin càng cao; cụ thể quả quá
chín có màu đen, mềm thì L* thấp nhất và hàm lượng anthocyanin cao nhất (138,18mg/100g
nguyên liệu) gấp 10,75 lần quả chưa chín; 2,39 lần quả gần chín và 1,36 lần quả chín vừa.
Bắp cải tím có màu càng tím thì L* càng giảm và hàm lượng anthocyanin càng cao; cụ thể
bắp cải màu tím đậm có L* thấp nhất và hàm lượng anthocyanin cao nhất gấp 1,62 lần bắp cải
màu tím nhạt và 1,16 lần bắp cải màu tím.
Từ khóa: anthocyanin, quả dâu tằm, bắp cải tím, độ sáng (L*), màu sắc.
Abstract
In this study, the relationship between the anthocyanin contents and the chromatic
characteristics of mulberry fruits and purple cabbage was investigated, aiming to support the
determination that the best time to harvest the materials for food-colourant processing is
when the anthocyanin contents is highest. Chromatic characteristics were seen to have a good
correlation with anthocyanin contents in the materials. For mulberry fruits, ripening led to a
reduction of brightness (L*-value) and an increase in anthocyanin contents. The over-ripe
mulberry fruits (soft texture, dark colour) showed the lowest L*-value and the highest

anthocyanin contents (138.18 mg/100g raw material) - 10.75 times, 2.39 times, and 1.36
times higher than those in green fruits, mature fruits, and ripe fruits respectively. In the case
of purple cabbage, the cabbages with a more intensive purple colouring showed lower L*-
values and higher anthocyanin contents. The cabbages with the darkest purple colour showed
the lowest L*-value and the highest anthocyanin contents, ie 1.62 times and 1.16 times higher
than those of a light purple and medium purple respectively.
Keywords: anthocyanin contents, mulberry fruits, purple cabbage, brightness (L
*
-value),
color.

TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Khoa học - công nghệ và giáo dục

19

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Anthocyanin phân bố rộng rãi trong
thiên nhiên, có mặt trong 27 họ thực vật,
thường tạo ra các màu đỏ, tím, xanh thẫm
ở nhiều loại rau, hoa, quả. Nhìn chung,
hàm lượng anthocyanin trong rau quả dao
động từ 0,1 đến 1% hàm lượng chất khô
(Vendramini and Trugo, 2004). Trên thế
giới, một số loại quả có hàm lượng
anthocyanin cao đã được phát hiện như:
quả việt quất, quả lý chua đen, quả mâm
xôi, (Goiffon và cộng sự, 1999).
Theo kết quả nghiên cứu của
Huỳnh Thị Kim Cúc và cộng sự (2004),
một số nguyên liệu phổ biến ở nước ta có

chứa anthocyanin như: vỏ thanh long, bắp
cải tím, quả dâu tằm, lá cẩm, lá tía tô, vỏ
nho, vỏ cà tím, vỏ đậu đen, trà đỏ, khoai
lang tím, quả sim. Trong đó, quả dâu tằm
và bắp cải tím có hàm lượng anthocyanin
cao hơn cả (quả dâu tằm có hàm lượng
anthocyanin 1,188% và bắp cải tím là
0,897%). Tuy nhiên, mức độ màu sắc của
rau quả khác nhau cho hàm lượng
anthocyanin khác nhau (Vendramini and
Trugo, 2004). Do đó cần nghiên cứu mối
quan hệ giữa màu sắc và hàm lượng
anthocyanin của quả dâu tằm và bắp cải
tím để làm cơ sở cho việc lựa chọn nguyên
liệu phục vụ cho việc chiết tách
anthocyanin.
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu
- Quả dâu tằm (tên khoa học là
Morus acidosa Griff thuộc họ Moraceae)
được thu mua tại vườn ở Hội An - Quảng
Nam, sau khi thu mua được đưa xử lý
trong vòng 24 giờ.
- Bắp cải tím (tên khoa học là
Brassica arvensis thuộc họ Moricandia )
được thu mua tại vườn ở Đà Lạt, sau khi
thu mua được đưa xử lý trong vòng 48 giờ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xác định hàm lượng

anthocyanin
Sử dụng phương pháp pH vi sai
(the pH diffrential method) (AOAC
2005.02). Nguyên tắc của phương pháp:
dựa trên sự đổi màu và thay đổi độ hấp thụ
của anthocyanin theo sự thay đổi của pH.
Tại pH = 1,0 các anthocyanin ở dạng muối
oxinium (còn gọi là cation flavylium) có
màu và có độ hấp thụ cực đại. Ở pH = 4,5
anthocyanin có dạng carbinol không màu
nên độ hấp thụ gần như bằng không.

2.2.2. Phương pháp đo màu sắc










Hình 1. Không gian màu CIELAB
TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Khoa học - công nghệ và giáo dục

20


Sử dụng máy đo màu sắc Minolta-

CR400, dựa trên nguyên lý đo màu sắc
theo hệ thống CIELAB, đó là hệ thống sắp
xếp màu sắc được Ủy ban chiếu sáng Quốc
tế (CIE) đề nghị năm 1976, hệ thống này
biểu đạt màu sắc thông qua ba trị số chính
L*, a*, b*. Trong đó: L* là độ sáng của
màu; a* là tọa độ màu trên trục đỏ - lục; b*
là tọa độ màu trên trục vàng – lam (Hình 1)
(Bakker và cộng sự, 1998).
2.2.3. Phương pháp xử lý mẫu nghiên
cứu
- Đối với quả dâu: sau khi thu mua
thường lẫn nhiều loại có độ chín không
giống nhau, được biểu đạt bằng màu sắc
khác nhau. Nguyên liệu được chia thành 4
mức độ chín với ký hiệu mẫu như sau: D1:
Quả chưa chín (màu hơi hồng); D2: Quả
gần chín (có màu hồng); D3: Quả chín vừa
(có màu đỏ đậm hoặc đỏ đen); D4: Quả
quá chín (có màu đen, mềm).
- Đối với bắp cải tím: sau khi thu
mua có màu sắc, độ đậm nhạt khác nhau,
được phân chia thành 3 mẫu: C1: có màu
tím nhạt; C2: có màu tím; C3: có màu tím
đậm.
Các mẫu sau khi phân loại được
bảo quản đông lạnh ở nhiệt độ -20
0
C để
phục vụ cho nghiên cứu trong thời gian tối

đa 3 tháng.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Các kết quả nghiên cứu là trung
bình của 3 lần lặp lại. So sánh sự khác biệt
đáng kể được thực hiện bằng phần mềm
Minitab 16 với p<0,05.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu mức độ chín của quả
dâu tằm cho hàm lượng anthocyanin cao
Để xác định giai đoạn chín nào của
quả dâu tằm cho hàm lượng anthocyanin
cao, tiến hành nghiên cứu mối quan hệ
giữa chỉ số màu sắc ứng với từng giai đoạn
chín với hàm lượng anthocyanin. Kết quả
đo chỉ số màu sắc và hàm lượng
anthocyanin trong dịch chiết của 4 nhóm
quả được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Màu sắc và hàm lượng anthocyanin của quả dâu theo độ chín
Chỉ tiêu
D1
D2
D3
D4
Mô tả màu, trạng thái
Màu hồng
nhạt, cứng
Màu đỏ
hồng, cứng
Màu đỏ đen,
cứng

Màu đen sẫm,
mềm
L*
39,90±2,37
a
29,84±1,72
b

15,49±1,49
c

6,26±0,74
d

a
*
23,20±1,37
b

29,95±0,75
a

4,70±0,34
c

1,57±0,27
d

b
*

13,62±0,12
a

9,40±1,37
b

1,60±1,37
c

0,71±1,37
d

Hàm lượng anthocyanin,
mg/100g nguyên liệu
12,86±1,95
d

42,42±1,03
c

101,34±1,93
b

138,18±2,57
a


Kết quả ở Bảng 1 cho thấy khi độ
chín tăng dần thì giá trị L* giảm, điều đó
có nghĩa là màu đậm dần, sắc màu đỏ-lục

(a*) ở quả quá chín rất thấp, do sắc đỏ trộn
với màu lục chuyển sang tím. Tương ứng
sắc màu vàng-lam (b*) cũng giảm dần.
Đặc biệt, sự gia tăng rất mạnh của hàm
lượng anthocyanin trong quá trình chín của

×