Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SXTM CƠ KHÍ HỒNG KÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.04 KB, 47 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC DÂN LẬP BÁCH NGHỆ

@&?`










BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ





TẠI
CÔNG TY TNHH SX- TM CƠ KHÍ HỒNG KÝ






Gíao viên hương dẫn:


Học sinh thưc hiện: Nguyễn Chí Nghĩa
Niên khoá: 2006- 2008









TP.HCM 2008



Qua hai năm học tập tại trường được sự chỉ bảo tận tình của các thầy
cô, bản thân em nói riêng và tất cả các bạn trong lớp nói chung đã tích luỹ và
học hỏi đươc những bài học quý báu trang bị kiến thức để làm hành trang
cho công việc sau này.

Cùng với sự giúp đỡ của Ban Gìám Đốc Công Ty và các anh chị phòng
kế toán tại Công Ty TNHH SX- TM CƠ KHÍ HỒNG KÝ đã tạo điền kiện em
hoàn thành tốt báo cáo trong thời gian thực tập tại Công Ty .

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy cho các em trong 2
năm học vừa qua 2006-2008.

Qua đây, em xin được gởi lời cảm ơn đến ban Giám đốc công ty đã tạo
điều kiện cho em đươc tìm hiểu sâu về chuyên môn cũng như học hỏi thêm
vốn kiến thưc còn hạn hẹp và truyền đạt cho chúng em những kinh nghiệm

quý báu.

Cuối cùng em kính chúc ban Giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô
dồi dào sức khoẻ, ngày càng thành công trong sư nghiệp và mãi là những
người đào tạo kiến thức, dìu dắt cho thế hệ mai sau của chúng em.Một điều
không thể quên ; xin chúc công ty ngày càng lớn mạnh cải tiến mẫu mã ,chất
lương sản phẩm , cũng như quy mô sản xuất.





EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!



NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
THỰC TẬP
˜ ™

















Ngày tháng năm 2008
Kế Toán Trưởng Giám Đốc
















NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
˜ ™

















Ngày tháng năm 2008

















M


C L

C




PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Trang 1
1. Vài nét sơ lược về công ty 1
2. Sự ra đời 1
3. Những nét chung 1
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Trang 2

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY Trang 4
1. Cơ cấu tổ chức 3
2. Chức năng quyền hạn 4
IV. BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP Trang 8
1.Sơ đồ tổ chức 8
2. Hệ thống kế toán 8
V. HÌNH THỨC KẾ TOÁN 9


PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN
A – KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Trang 9
I. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM Trang 10

II. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ NVL Trang 11


III. KẾ TOÁN TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT NVL Trang 14
1. Kế toán chi tiết 14
1.1 Chứng từ sử dụng 14
1.2 Sổ chi tiết 16
1.3 Phương pháp kế toán chi tiết 16
2. Kế toán tổng hợp 16
2.1 Kế toán tăng vật liệu 16
2.2 Kế toán xuất nguyên vật liệu 19

B KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ Trang 20
I Khái Niệm, Đặc Điểm, Phân Loại, Đánh Giá Công Cụ Dụng Cụ 20
1. Khái niệm 20
2. Đăc điểm của công cụ dụng cụ 20
3. Phân loại 20
4. Đánh giá công cụ dụng cụ 20
5. Phương pháp hạch toán 20

II.Kế Toán Nhập Xuất Công Cụ Dụng Cụ 20
1. Chứng từ sử dụng 21
2. Kế toán chi tiết 21
3.Kế toán tổng hợp nhập xuất công cụ dụng cụ 21

PHẦN II : THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CTY Trang 24
A- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CTY 24
I. Đặc điểm, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu 24
1. Đặc điểm và phân loại NVL 24
2. Đánh giá NVP 25

II. Kế Toán Nhập Xuất Nguyên Vật Liệu 27

1.Kế toán chi tiết 27
2.Kế toán tổng hợp 29

B- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ 35
I. Phân Loại, Đánh Giá, Phương Pháp Phân Bổ Công Cụ Dụng Cụ 35
1.Phân loại 35
2. Đánh giá công cụ dụng cụ 36
3.Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ 36

II. Nhập Xuất Công Cụ Dụng Cụ 36
1.Chứng từ sự dụng 36
2. Trình tự hạch toán 36
3.Kế toán tổng hợp nhập xuất CCDC 36

PHẦN IV : NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN
I NHẬN XÉT 38
III KIẾN NGHII 40
IV KẾT LUẬN 41


KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 1
PHẦN I
-–®—
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1. Vài Nét Sơ Lược Về Công Ty:
• Tên công ty: Công Ty TNHH SX-TM CƠ KHÍ HỒNG KÝ
• Trụ sở chính của Công ty tọa lạc: 38 Tây Lân khu phố 7, phường Bình Trị Đông, Quận

Bình Tân, Tp.HCM.
• ĐT: (08) 7540374 – 7540375 – 75411 22
• Fax: 84-8-7505042 – 2665979
• Diện tích đất: 10.000m
2

• Diện tích nhà xưởng: 8000m
2

• Vốn điều lệ: 4 tỷ đồng.
2. Sự ra đời:
Hồng Ký trước đây là một hộ kinh doanh cá thể, có vài chủng loại máy công cụ nhỏ được
giới thiệu bán ở các chợ với sản lượng thấp. Xuất phát từ những nhu cầu tất yếu của con
người, Hồng Ký được phát triển thành cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu
cầu của nhiều khách hàng tại Tp.HCM và các tỉnh. Đến năm 2001 Hồng Ký được chuyển
cấp thành Công ty TNHH SX - TM Cơ Khí Hồng Ký. Đây là bước ngoặc quan trọng đánh
dấu sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Hồng Ký.
3. Những Nét Chung:
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 2
Hồng Ký là một công ty TNHH chuyên sản xuất và thương mại ống thép, máy chế biến gỗ
và máy công cụ theo giấy phép đầu tư số 4102004415/SKH&ĐT do Sở Kế hoạch và Đầu tư
cấp ngày 05/04/2003.
II.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH:
1. Quy Mô Hoạt Động:
Từ khi thành lập đến nay tuy có nhiều khó khăn, thăng trầm nhưng Công ty đã phấn đấu để
không ngừng phát triển. Công ty rất tự hào là một trong những công ty có thương hiệu được
thị trường đón nhận. Những hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã mang lại lợi ích
hài hòa cho các thành viên trong công ty, các khách hàng và nhà cung cấp nói chung. Bên
cạnh đó, Công ty đã thực hiện tốt mọi nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

2. Sản Phẩm Và Thị Trường Tiêu Thụ:
Hiện nay các khách hàng của Công ty bao gồm các công ty chế biến gỗ và các đơn vị
thuộc ngành xây dựng, ngành chế tạo máy.
2.1 Sản phẩm: bao gồm các loại chủ yếu sau
Chủng loại sản phẩm Ký hiệu
- Các loại máy công cụ phục vụ ngành xây dựng.
- Các loại máy chế biến gỗ phục vụ ngành tinh chế gỗ.
- Ống thép- Inox
- Các loại máy khác.
CMCC
GMCBG
XDOT
2.2 Thị trường tiêu thụ:
- Với hệ thống máy móc thiết bị hiện có, đội ngũ kỹ sư quản lý năng động, công nhân lành
nghề, Công ty có khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường phía Bắc, Trung, Nam và xuất
khẩu đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Trong tương lai Công ty sẽ nghiên cứu sản xuất thêm một số mặt hàng cơ khí nhằm phục
vụ trong sinh hoạt gia đình, trang trí nội thất, xây dựng như kệ sắt, bàn cửa, xà gồ
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 3
Nhằm quán lí tốt chất lượng, công ty đã thiết lập HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG, theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2000 để kiểm soát toàn bộ qúa trình Sx bằng 06 mục tiêu chủ yếu:
Thủ tục kiểm soát Tài liệu chất lượng số CTL 4.2.3
Thủ tục kiểm soát hồ sơ CTL 4.2.4
Thủ tục về Đánh giá Chất lượng nội bộ CTL 8.2.2
Thủ tục Kiểm soát sản phẩm không phù hợp CTL 8.3.0
Thủ tục về Hành động khắc phục CTL 8.5.2
Thủ tục về Hành động bộ phận ngừa CLT 8.5.3
Ngoài ra, để thực hiện việc kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng, Công ty còn soạn thảo
một số thủ tục quy trình và các bản mô tả, chỉ dẫn công việc cho từng vị trí công việc liên

quan đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
Trong công tác quản lý, Công ty luôn giữ đúng phương châm hành động nhằm phấn đấu trở
thành:
Ø Một Công ty luôn cung cấp cho khách hàng của mình những SP có chất lượng tốt, ổn định
nhất
Ø Một Công ty với số lượng nhân viên ít, nhưng đảm bảo được thường xuyên được giáo
dục, đào tạo và huấn luyện để có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, nhằm đáp ứng tốt
những yêu cầu nhiệm vụ.
Ø Một công ty có tập thể cán bộ nhân viên và từng nhân viên có thể phát huy hết năng lực
của mình trên cơ sở nhận thức công ty là của chính mình và của chính chúng ta.
Ø Một công ty không ngừng cải tiến, không bao giờ thỏa mãn với hoàn cảnh hiện tại.
Xuất phát từ phương châm đó, Công ty đã thiết lập và cam kết thực hiện một CHÍNH
SÁCH CHẤT LƯỢNG với những nội dung chủ yếu sau:
“ CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG MỌI YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG, GIÁ CẢ
CẠNH TRANH, GIAO HÀNG ĐÚNG HẸN VÀ KHÔNG NGỪNG CẢI TIẾN, HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ”
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 4

Để thực hiện được chính sách chất lượng trên, toàn thể Ban Lãnh đạo và nhân viên của Công
ty HỒNG KÝcam kết thiết lập, áp dụng và duy trì một hệ thống Quản lý Chất lượng, đáp
ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, để thỏa mãn
ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.
Căn cứ vào thực tiễn hoạt động của Công ty, mục tiêu chất lượng của công ty là:
1. Phấn đấu giảm sự khiếu nại và phàn nàn của khách hàng.
2. Giảm tỷ lệ sản phẩm không phù hợp, từ đó có thể giảm chi phí.
3. Giao hàng đúng hẹn và cung cấp những dịch vụ kỹ thuật nhanh nhất theo yêu cầu
của khách hàng.
4. Không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Chính sách chất lượng này được phổ biến đến tất cả các nhân viên các cấp trong công ty, để

hiểu rõ, cam kết thực hiện và duy trì , thông qua các chỉ tiêu chất lượng cụ thể được nâng
cao không ngừng trong quá trình hoạt động của công ty.
2. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất:
Sản xuất theo hợp đồng hay sản xuất để sẵn lưu kho hoặc theo yêu cầu sản xuất của Ban
Giám đốc.
III.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CHỨC NĂNG QUYỀN HẠN
CỦA CÁC PHÒNG BAN:
1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty:
- Ban Tổng Giám đốc gồm: một giám đốc và hai phó giám đốc
- Trưởng phòng chất lượng
- Trưởng phòng kế hoạch.
- Trưởng phòng kinh doanh và vận chuyển
- Trưởng phòng vật tư
-Trưởng phòng hành chánh
- Trưởng phòng kế toán – tài chánh
- Phòng kỹ thuật ( bao gồm bộ phận Thiết kế, bộ phận KCS, bộ phận Kỹ thuật và bộ phận
Nghiên cứu và phát triển )
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 5
- Trưởng phân xưởng sản xuất
- Trưởng phân xưởng ống
- Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là trên 300 người. Trong đó có 20 kỹ sư và cán
bộ quản lý, công nhân trực tiếp sàn xuất.
- Công ty luôn xác định và cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực đã được đào tạo để thiết lập,
thực hiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm những hoạt động đánh giá chất
lượng nội bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Quốc Tế về quản lý chất lượng ISO
9001: 2000.
2. Chức Năng Quyền Hạn Của Các Phòng Ban:
Ban lãnh đạo Công ty chịu trách nhiệm cao nhất trong việc thiết lập, áp dụng, duy trì và
không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống chất lượng theo Tiêu Chuẩn ISO 9001: 2000.

Trách nhiệm của các bộ phận được tóm tắt như sau:
2.1 Chức danh Giám đốc Công ty
- Là người đại diện pháp nhân của công ty và là người có quyền hạn cao nhất.
- Điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Là người lập kế hoạch kinh doanh và đề ra các mục tiêu cần đạt được của Công ty.
- Cụ thể hoá các mục tiêu được Nhà nước giao phó.
- Khi đi vắng uỷ quyền cho các phó giám đốc theo tính chất của công việc.
2.2 Phó Giám đốc Kỹ thuật:
- Quản lý các hoạt động về mặt kỹ thuật.
- Khi được uỷ quyền thì thay mặt GĐ để giải quyết các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật.
-Khi đi vắng uỷ quyền cho nhân viên trong phòng tuỳ theo công việc và chức danh, nhiệm
vụ của từng người.
2.3 Phó Giám đốc Điều hành:
− Quản lý các hoạt động về mặt điều hành của Công ty.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 6
- Khi đi vắng uỷ quyền cho nhân viên trong phòng tuỳ theo công việc và chức danh, nhiệm
vụ của từng người.
2.4 Các phòng ban
2.4.1 Phòng Kế toán- Tài vụ:
- Quản lý các họat động tài chính, tài sản của Công ty theo luật định.
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, chi, các khoản công nợ, các khoản nghĩa vụ đối với
ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ
công nhân viên.
- Giám sát tình hình xuất nhập nhiên liệu, thành phẩm.
2.4.2 Phòng tổ chức hành chánh:
- Quản lý nhân sự: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, đánh giá nhân viên.
- Quản lý lao động tiền lương, theo dõi ngày công lao động, tính lương, bảo hiểm xã hội
- Quản lý hành chính,công tác bảo vệ.

- Quản lý đội xe vận chuyển và xe công tác; nhà ăn -
phục vụ ăn trưa.
2.4.3 Phòng vật tư: ( thu mua vật tư - nguyên vật liệu)
- Phối hợp với bộ phận Kế hoạch và bộ phận Sản xuất để lập kế hoạch mua vật tư.
- Cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.
- Theo dõi nhập, xuất, bảo quản vật tư;công nợ phải trả cho nhà cung ứng.
- Theo dõi Cung ứng vật tư chất lượng tốt với chi phí thấp.
- Đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp dựa trên các chỉ tiêu chất lượng.
- Quản lý kho vật tư và phân phối.
- Kiểm kê kho theo định kỳ.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 7
2.4.4 Phòng kinh doanh: gồm bộ phận tiếp thị, bán hàng và giao nhận
- Thu thập thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường về chủng loại hàng hoá, giá cả.
- Thu thập thông tin về sản phẩm mới, khách hàng mới. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
- Thưc hiện các dịch vụ bán và sau khi bán. Theo dõi, quản lý khách hàng trong quá trình
bán
- Ghi nhận và báo cáo với cấp trên hoặc cán bộ bộ phận có liên quan từ những yêu cầu
của khách hàng
- Điều hành đội xe vận chuyển giao hàng.
- Điều hành đội xe vận chuyển (nội bộ) phôi liệu - lao động bốc xếp các đề xuất khác
2.4.5 Phòng Kỹ Thuật: bao gồm bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận nghiên cứu thiết kế và
bộ phận kỹ thuật
- Thực hiện hoạt động thiết kế sản phẩm mới cho công ty.
- Quản lý hổ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật công nghệ.
- Ban hành và quản lý các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất quy trình công nghệ.
- Phối hợp với các ban ngành liên quan để giải đáp thông tin khách hàng về mặt kỹ thuật.
2.4.6 Phòng kế hoạch sản xuất:
- Lập kế hoạch sản xuất theo hợp đồng hay sản xuất để sẵn lưu kho hoặc theo yêu cầu sản
xuất của Ban Giám đốc.

- Quản lý kho thành phẩm.
2.4.7 Phân xưởng sản xuất:
- Thực hiện chế thử sản phẩm mới cho công ty.
- Tổ chức việc phân cấp thiết bị.
- Lập kế hoạch bảo trì sữa chữa thiêt bị được phân cấp.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 8
IV.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN:
1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty:
Ghi chú:Chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ đối chiếu



*Kế toán trưởng:
− Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
− Phản ánh ghi chép tình hình SXKD & phân tích kết quả tài chính.
− Tính toán và trích nộp ngân sách nhà nước.
− Tổ chức phổ biến thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của nhà nước cho
cán bộ công ty, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để lập kế hoạch kế toán tài
chính.
− Tổ chức lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán.
− Thực hiện công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật.
− Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản tiền vốn của công ty.
*Kế toán thanh toán:
− Kế toán thanh toán lập phiếu thu, phiếu chi khi có các nghiệp vụ kế toán liên quan phát
sinh tại công ty.Đồng thời, căn cứ vào phiếu thu,phiếu chi đó tiến hành lên sổ quỹ.
Kế
toán
kho

Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
doanh
thu
Thủ
quỹ
Kế
toán
vật tư
Kế toán trưởng công ty
Kế
toán
của
các
cửa
hàn
g

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 9
− Kế toán ngân hàng theo dõi khoản tiền gởi ngân hàng _Tiền vay ngân hàng, uỷ nhiệm
chi,theo dõi tình hình bán hàng thông qua ngân hàng.
*Kế toán vật tư:
− Kiểm soát và lập phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu, khai báo số dư đầu kì của từng loại
nguyên vật liệu, cả về số lượng lẫn thành tiền ghi vào sổ ngay từng phiếu nhập- xuất nguyên
vật liệu đã có chữ kí.Cuối tháng cộng theo các cột: nhập (số lượng, thành tiền ); xuất ( số

lượng, thành tiền ); tồn ( số lượng, thàng tiền ).
*Kế toán doanh thu:
− Kiểm soát và lập phiếu xuất thành phẩm, căn cứ vào phiếu đề nghị xuất thành phẩm, hoá
đơn đầu ra (hoá đơn giá trị gia tăng bán hàng) đã được duyệt, kế toán kho kiểm tra và lập
phiếu xuất kho thành phẩm ( lập 02 liên).
2. Hệ Thống Kế Toán Tại Công Ty:
Hiện nay, công ty TNHH SX-TM Hồng Ký đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống
nhất ban hành theo quy định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính.
IV. HÌNH THỨC KẾ TOÁN:
- Công ty TNHH SX_TM Cơ Khí Hồng Ký đặt tại 38 Tây Lân khu phố 7, Phường Bình Trị
Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM có sự độc lập tương đối về sản xuất kinh doanh, tự bù
đắp chi phí, hạch toán lãi lỗ nên hình thức kế toán tại công ty là Hình thức hạch toán trên
máy vi tính, dựa vào phần mềm AccNet.
- Hằng ngày, kế toán căn cừ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng
loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi
Có đẻ nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẳn trên phần mềm kế
toán.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán
tổng hợp ( Sổ Cái hoặc Nhật Kí- Sổ Cái ) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập Báo Cáo Tài Chính.



KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 10

PHẦN II
–®—
CƠ SỞ LÍ LUẬN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ
DỤNG CỤ


A. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
I. KHÁI NIỆM,ĐẶC ĐIỂM,NHIỆM VỤ KẾ TOÁN :
1. Khái Niệm:
- Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham
gia thường xuyên và trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của sản phẩm.
- Phần lớn các nguyên vật liệu là dùng để chế tạo sản phẩm. Một số được chi dùng cho yêu
cầu quản lý.
2. Đặc Điểm:
- Tham gia chỉ một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Hình thái vật chất thay đổi hoàn toàn.
- Giá trị sử dụng sẽ được tính hết một lần vào chi phí của bộ phận sử dụng khi xuất dùng.
3. Nhiệm Vụ:
- Phản ánh kịp thời, chính xác và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt:
số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.
- Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác
nhau, kiểm tra chặt chẽ viêc định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời những
trường hợp sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích, lãng phí.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 11
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các vật
liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng vá có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh
chóng, hạn chế các thiệt hại.
- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lí, lập báo cáo về vật liệu, tham gia công
tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu.
II. PHÂN LOẠI - ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU :
1. Phân Loại:
Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng 1 khối lượng nguyên vật liệu lớn bao
gồm nhiều loại có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phân loại nguyên vật liệu là đìều quan trọng và cần thiết để tổ chức quản lí và hạch toán
nguyên vật liệu một cách chính xác.
Vật liệu chính: là vật liệu cấu thành nên thực thể của sản phẩm, giữ vai trò chủ yếu trong
quá trình sản xuất sản phẩm kể cả bán thành phẩm mua ngoài.
Vật liệu phụ : Là vật liệu góp phần cùng vật liệu chính để làm tăng thêm giá trị sử dụng
của sản phẩm như thay đổi về màu sắc, tăng them độ kết bóng, độ dẽo, độ kết dính…
Vật liệu phụ bao bì: là vật liệu dùng để bảo quản đóng gói sản phẩm nó góp phần quan
trọng vào việc tạo ra sản phẩm và là vật liệu không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất.
Nhiên liệu: là đối tượng lao động, có vai trò cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất
kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm diển ra bình thường.
Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, rắn, khí
Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sữa chữa máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất
Phế liệu: là vật liệu được thải ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
chúng đã mất hết phần lớn tính năng sử dụng.




KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 12

Chi phí trực tiếp các khoản giảm trừ


SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Loại: Nguyên liệu, vật liệu chính _Kí hiệu: 1521

Kí hiệu Tên và quy
cách vật liệu

ĐVT Đơn gía
hạch toán
Ghi chú
Nhóm Danh đi
ểm
vật liệu
1521.01


1521.02
1521.01.01
1521.01.02

1521.02.01
1521.02.02


2. Đánh Giá Vật Liệu:
Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu hay nói cách khác
là việc tính toán nhằm xác định giá trị nguyên vật liệu để từ đó có căn cứ quản lí và ghi sổ kế
toán.
2.1 Khâu nhập:
Giá nhập kho được xác định tuỳ theo nguồn nhập. Có hai cách đánh giá nguyên vật liệu nhập
kho:
ØGiá thực tế là giá được hình thành trên cơ sở chứng từ phát sinh thực tế để tạo ra vật liệu.
ØGiá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sử dụng ổn
định trong một thời gian dài.
- Đối với vật liệu mua ngoài:

Giá nhập kho Giá ghi trên

= + +
Thực tế hoá đơn phát sinh khi mua và hàng mua trả lại



KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 13

Chi phí Tiền thuê ngoài



- Giá thực tế của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:

Giá nhập kho Giá trị vật liệu
= + +
Thực tế xuất chế biến vận chuyển gia công chế biến

- Giá trị nguyên vật liệu được cấp:

Giá nhập kho Giá trị ghi trên Chi phí
= +
Thực tế sổ của đơn vị cấp vận chuyển

- Vật liệu nhận góp vốn = Giá do hội đồng định giá, xác định
- Vật liệu được biếu tặng = Giá thực tế được xác định trên giá thị trường
2.2 Khâu xuất:
Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp sau:
Ø Phương pháp thực tế đích danh:
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn

định và nhận diện được.
Ø Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):
Phương pháp này thì giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá của nguyên vật liệu
nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, trị giá nguyên vật liệu tồn kho được tính theo
giá nguyên vật liệu nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc cuối kỳ.
Ø Phương pháp nhập - sau xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này thì giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá của lô hàng
nhập sau hoặc gần sau cùng, trị giá nguyên vật liệu được tính theo giá nhập kho đầu kỳ hoặc
gần tồn đầu kỳ.



KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 14


ØPhương pháp đơn giá bình quân:
Theo phương pháp bình quân gia quyền thì giá trị nguyên vật liệu được tính theo giá trị
trung bình.Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mổi khi nhập vật liệu, phụ
thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
ØPhương pháp dùng giá hạch toán:
Giá hạch toán là giá sử dụng tam thời để hạch toán nhập, xuất, tồn vật liệu kịp thời thuận lợi
hơn.

Giá hạch toán vật liệu = Số lượng x Giá đơn vị hạch toán.
Giá thực tế vật liệu xuất kho =Giá hạch toán vật liệu xuất x Hệ số giá vật liệu

III. KẾ TOÁN TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU:
1. Kế Toán Chi Tiết:
Kế toán chi tiết vật liệu là kế toán một cách tỉ mỉ về số lượng lẫn giá trị của vật liệu- nhập-

tồn.Công việc kế toán được tổ chức tại 2 nơi là tại kho và tại phòng kế toán.
1.1 chứng từ sử dụng::
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá
- Hoá đơn gía trị gia tăng.
- Bảng kê nhập xuất tồn.
* Cách lập và trình tự luân chuyển chứng từ:
Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT): do phòng vật tư lập thành 3 liên và người phụ trách bộ
phận kí tên, sau đó người nhập mang phiếu nhập đến kho để nhập vật liệu.
Nhập kho xong, thủ kho ghi ngày tháng năm nhập kho và cùng người nhập vật
liệu kí vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi
sổ kế toán.
- Liên 1: được chuyển về lưu tại phòng kế toán.
- Liên 3: giao cho người nhập vật liệu giữ.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 15
Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT): do phòng kế toán lập thành 3 liên:
Trong đó: - Liên 1: lưu ở phòng vật tư.
- Liên 2: thủ kho và kế toán dung chung.
- Liên 3: lưu ở bộ phận sử dụng.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT): dùng trong trường hợp xuất vật
liệu, hàng hóa di chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ, xuất hàng hóa bán lưu động,
xuất dùng cho các chi nhánh cửa hàng phục vụ để bán. Xuất hàng đến cửa khẩu, xuất hàng
cho cơ sở nhận ủy nhiệm thác xuất khẩu. Xuất hàng đến hội chợ triễn lãm, khi sử dụng phải
có kèm theo lệnh điều động của giám đốc.Chứng từ này được lập thành 03 liên:
Trong đó: - Liên 1: lưu
- Liên 2: dùng để vận chuyển hàng
- Liên 3: sử dụng nội bộ

Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (mẫu 08-VT): Do ban kiểm kê lập thành 2
liên:
- Liên 1: lưu ở kho
- Liên 2: lưu ở phòng kế toán
Hàng qúi công ty tiến hành kiểm kê. Kế toán chi tiết tiến hành thành lập ban kiểm kê gồm
:kế toán kho nguyên liệu , kế toán kho vật tư ,kế toán kho nhiên liệu , kế toán kho bao bì
phối hợp với thủ kho và phòng kinh doanh tiến hành kiểm kê bằng cách cân ,đong ,đo, điếm
và sau đó đối chiếu giữa sổ sách và số lượng thực tế tại kho . Nếu có thừa thiếu thì ban kiểm
kê lập ra cách giải quyết.Sau đó lập biên bản kiểm kê và những người tham gia kí tên vào
biên bản đó.
Bảng kê nhập-xuất-tồn kho: do phòng kế toán lập để theo dõi tình hình tồn đầu, nhập,
xuất, tồn cuối về số lượng lẫn giá trị để có thể báo cáo khi có yêu cầu của giám đốc.
Bảng này được lập thành 2 bảng:
Bảng 1: lưu tại phòng kế toán
Bảng 2: chuyển cho phòng vật tư
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT): dùng trong trường hợp vật liệu đã xuất
dùng nhưng cuối tháng sử dụng không hết để lại dùng tiếp cho kì sau. Chứng từ này do bộ
phận sử dụng lập thành 2 liên:
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 16
Trong đó: - Liên 1: lưu ở phòng vật tư
- Liên 2: chuyển về phòng kế toán để hạch toán
1.2) Sổ chi tiết :
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu: do kế toán nguyên vật liệu ghi chép và giữ.Trong sổ chi tiết
NVL kế toán mở riêng cho từng mặt hàng để tiện việc theo dõi. Kế toán căn cứ vào chứng từ
ghi cả số lượng lẩn giá trị
- Thẻ kho: là dạng sổ tờ rời do thủ kho phụ trách ghi và giữ.
Nguyên tắc: mỗi vật tư mở một thẻ ghi đầy đủ các chỉ tiêu : tên nhãn hiệu quy cách, đơn vị
tính, mã số vật liệu. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất hợp lí ghi số lượng vào thẻ
kho.

1.3) Phương pháp kế toán chi tiết:
Doanh nghiệp có thể chọn một trong ba phương pháp:
ØPhương pháp song song.
ØPhương pháp đối chiếu luân chuyển.
ØPhương pháp sổ số dư.
2. Kế toán tổng hợp:
2.1) Kế Toán Tăng Vật Liệu :
2.1.1) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 152 “Nguyên liệu-Vật liệu”: tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có
và tình hình tăng giảm của các loại Nguyên liệu-Vật liệu của công ty.
+Bên nợ tài khoản 152: phản ảnh giá thực tế NVL tăng do:
-Nhập kho
-Kiểm kê phát hiện thừa
-Đánh gía tăng
+Bên có tài khoản 152: phản ảnh giá thực tế NVLgiảm do:
-Xuất kho
-Kiểm kê vật liệu phát hiện thiếu
-Đánh giá giảm
-Giảm giá chiết khấu thương mại được hưởng khi mua
+ Số dư cuối kỳ: phản ánh giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 17
* Các tài khoản có liên quan:
Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”: tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh
toán về các khoản nợ phải trả của công ty cho người bán vật liệu, hàng hoá… theo hợp đồng
đã kí kết.
Tài khoản 138 “Phải thu khác”
Tài khoản 338 “Phải trả khác”
Tài khoản 133 “Thuế GTGT đầu vào”
Tài khoản 111 “Tiền mặt”

Tài khoản 112 “TGNH”
Tài khoản 141 “Tạm ứng”
2.1.2 Các trường hợp hạch toán:
a Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên:
Ø Khi mua nguyên vật liệu nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 152: nguyên vật liệu
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có Tk 111, 112, 331 Tổng giá trị thanh toán
Ø Mua nguyên vật liệu cuối tháng mới nhập kho, cuối tháng kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
Ø Khi mua nguyên vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại, kế toán phản ánh như
sau:
Nợ TK 111, 112, 141, 331
Có TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Ø Trường hợp được hưởng chíết khấu thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Phải trả người bán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 18
Ø Nhập kho nguyên vật liệu do thu hồi nợ, nhận lại vốn góp liên doanh , hoặc được cấp
vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 222: Góp vốn kinh doanh
Có TK 144, 244: Ký quỹ, ký cược
Ø Nếu vật liệu mua về nhưng phát hiện có thiếu hoặc thừa mà chưa xác định được

nguyên nhân, kế toán ghi:
- Nếu nhập kho phát hiện thiếu:
Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 152: Nguyên vật liệu
- Nếu khi nhập kho phát hiện thừa:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý
+ Trong trường hợp nếu nhập kho luôn số vật liệu thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập
Có TK 331: Giá thực tế ghi trên hoá đơn
Có TK 338: Giá thực tế của nguyên vật liệu thừa

+ Nếu xuất trả lại cho người bán:
Nợ TK 338: Giá thực tế của vật liệu
Có TK 152: Nguyên vật liệu
a Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ:
Ø Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị vật liệu tồn kho đầu kỳ và vật liệu trên đường đi,
kế toán ghi:
Nợ TK 611: Mua hàng
Có TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
Ø Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên vật liệu, kế toán ghi:
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG CỤ DỤNG CỤ
SVTH: Nguyễn Chí Nghĩa Trang : 19
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 611: Mua hàng

Ø Giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ cho sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 611: Mua hàng
2.2Kế Toán Xuất Vật Liệu:
2.2.1Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 152 : nguyên liệu vật liệu
 Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Tài khoản 627 : chi phí sản xuất chung
 Tài khoản 641 : chi phí bán hàng
 Tài khoản 642 : chi phí quản lý doanh nghiệp
 Tài khoản 632 : giá vốn, hàng bán
2.2.2 Các trường hợp hạch toán:
Ø Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ Tk 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152: Nguyên vật liệu

Ø Xuất nguyên vật liệu để góp vốn kinh doanh:
Nợ TK 222: Góp vốn kinh doanh
Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác
Có TK 152: Nguyên vật liệu
Ø Xuất nguyên liệu gia công, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK152: Nguyên vật liệu

×