Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài luật chăm sóc, bảo vệ giáo dục của trẻ em việt nam công dân 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.8 KB, 7 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết 21. Bài 13. QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu 1 số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em theo quy định của Pluật nước
ta.
- Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các quyền của trẻ em.
2. Kĩ năng:
- HS nhận biết được những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Biết tự bảo vệ quyền của mình và thực hiện tốt các bổn phận, biết nhắc nhở các bạn
cùng thực hiện.
- Kĩ năng sống: Biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh, đồng thời biết lên án,
tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về quyền này.
3. Thái độ:
- HS tự hào, tin tưởng, biết ơn gia đình và xã hội phê phán, đấu tranh với các hành vi vi
phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng bổn phận của mình.
- Giá trị sống: Đồng tình ủng hộ, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, phê phán lên án những
hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hiến pháp năm 1992.
- Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.
2. Học sinh:
Xem trước bài, sưu tầm tranh ảnh về các nhóm quyền trẻ em.
III. Các hoạt động tổ chức dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định:
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:


a. Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch?
b. Kiểm tra việc lập kế hoạch học tập, làm việc của một số học sinh.
3. Bài mới:
* Dẫn dắt bài mới:
Giáo viên bắt nhịp cùng cả lớp hát bài ''Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai'' của tác
giả Lê Mây.
Ngạn ngữ Hi Lạp cũng đã nói ''Những ngọn tháp là niềm tự hào của thành phố. Những
con tàu là niềm tự hào của biển cả. Trẻ em là niềm tự hào của con người.''
Cho chúng ta thấy được toàn thế giới đã luôn quan tâm và coi trọng quyền trẻ em.
Việt Nam cũng vậy.
1
Ngày 12/8/1991 VN ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN. Vậy
nội dung cụ thể và những quy định pháp luật của quyền này là gì chúng ta cùng tìm hiểu
trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyện đọc và tranh.
- GV: Treo tranh và giới thiệu 5 bức tranh
trong SGK.
- HS: Đọc diễn cảm truyện đọc.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh
trang 39/SGK.
- GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm (4 nhóm, 5 phút)
a)Theo em vì sao Thái có những hành vi
vi phạm pháp luật?
b) Thái đã không được hưởng những
quyền gì so với lứa tuổi của các bạn?
c) Theo em, Thái phải làm gì để trở thành
người tốt?

d) Nêu các quyền của trẻ em được thể
hiện trong tranh 1,2,3,4,5?
- HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện
nhóm báo cáo.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: đánh giá, kết luận.
- Nhóm 1:
- GV: Bổ sung những hành vi vi phạm
pháp luật của Thái:
+ Lấy cắp xe của mẹ nuôi.
+ Bỏ đi bụi đời.
+ Chuyên cướp giật (mỗi ngày từ 1 - 2 lần)
- Nhóm 2:
- Nhóm 3:
- Nhóm 4:
1. Truyện đọc:
''Một tuổi thơ bất hạnh''
a) Nguyên nhân vi phạm pháp luật của
Thái:
- Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi.
- Bố mẹ đẻ bỏ Thái đi tìm hạnh phúc riêng.
- Ở với bà ngoại già yếu, phải làm thuê vất
vả.
b) Thái không được hưởng các quyền:
- Được bố mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi
dưỡng và dạy bảo.
- Được đi học.
- Được có nhà ở.
c) Thái cần phải:
- Đi học.

- Rèn luyện tốt.
- Vâng lời cô chú.
- Thực hiện tốt quy định của trường, pháp
luật.
d) Quyền trẻ em được thể hiện trong
tranh:
- Tranh 1: Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
2
- GV: Cho chúng ta thấy được bản chất
của Thái là một người tốt (Tôi gặp em…là
một em bé nhanh nhẹn, vui tính và thông
minh) nhưng vì không có được môi trường
gia đình tốt, không có điều kiện đi học,
sống và lớn lên trong sự bất hạnh, tủi hờn,
khiến em sa đoạ. Thái không có lỗi cho
cuộc đời của mình, nhưng hoàn cảnh đã
khiến thái phạm tội. au khi được đưa vào
trường giáo dưỡng em đã thay đổi. Nhẽ ra
Thái phải được hưởng những quyền cơ bản
giống các bạn trong bức tranh trên. Giống
như các em ngồi đây đã và đang được
hưởng.
- GV: Đó chính là một số quyền cơ bản mà
trẻ em cần được hưởng, và công ước LHQ
về quyền trẻ em cũng đã công nhận trẻ em
có 4 nhóm quyền (Sống còn, bảo vệ, phát
triển, tham gia). Vậy cụ thể Pháp luật Việt
Nam quy định trẻ em có những nhóm
quyền nào? Chúng ta tìm hiểu trong phần
tiếp theo.

* Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV: Phát phiếu học tập về một số điều
luật của nước ta quy định về quyền trẻ em.
Theo em pháp luật nước ta quy định trẻ em
có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm
quyền nào?
- HS: Nghiên cứu và trả lời.
- TL: Có 3 nhóm quyền cơ bản của trẻ em
Việt Nam.
+ Quyền phát triển
+ Quyền tham gia
+ Quyền bảo vệ.
- H: Em hiểu thế nào là quyền bảo vệ?
- Tranh 2: Quyền được nuôi dưỡng, chăm
sóc.
- Tranh 3: Quyền được khai sinh.
- Tranh 4: Quyền được đi học.
- Tranh 5: Quyền được vui chơi, giải trí.
* Bài học:
- Thái là một người có bản chất tốt, nhưng
vì sinh ra và lớn lên trong tuổi thơ bất
hạnh, tủi hờn, vất vả, Thái đã sa vào tệ nạn
xã hội.
- Nhà nước, Xã hội và gia đình cần tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho trẻ em phát triển.
2. Nội dung bài học:
a. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục của trẻ em Việt Nam:
3

- TL:
- GV: Bổ sung, nếu trẻ em bị đánh đập
(Xâm phạm thân thể, tính mạng, bị xúc
phạm danh dự và nhân phẩm sẽ được pháp
luật bảo vệ)
Chúng ta đã và đang thực hiện xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực
chính là góp phần bảo vệ quyền trẻ em.
- H: Thế nào là quyền chăm sóc?
- TL:
- GV: Lấy ví dụ bổ sung: trại trẻ mồ côi,
trường học dành cho trẻ em khuyết tật ở
Vĩnh Phúc, Hay như Thái được nhận vào
trường giáo dưỡng.
- H: Thế nào là quyền giáo dục của trẻ
em Việt Nam?
- TL:
- H: GV phân tích thêmdục điều 40 của
luật giáo dụcquy định trẻ em đến tuổi đều
được đến trường, nếu ai có hành vi cản trở,
dụ dỗ trẻ em bỏ học sẽ bị xử phạt theo quy
định.
Phân tích thêm những quyền giáo dục các
em được hưởng.
- H: Hãy phân loại 5 bức tranh trên với
3 nhóm quyền tương ứng của trẻ em
Việt Nam?
- TL:
+ BV: 3
+ CS: 1,2

* Quyền được bảo vệ:
Quyền khai sinh và có quốc tịch. Được nhà
nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính
mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
* Quyền được chăm sóc:
- Được nuôi dạy, phát triển, được bảo vệ
sức khoẻ.
- Được sống chung với cha mẹ, được
hưởng sự chăm sóc của các thành viên
trong gia đình
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được xã hội và
nhà nước giúp đỡ điều trị, phục hồi chức
năng.
Trẻ em không nơi nương tựa được nhà
nước xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
* Quyền được giáo dục:
- Được học tập, được dạy dỗ.
- Vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
4
+ GD: 4,5
- H: Các em đã được hưởng các quyền
này chưa? Quyền này của các em đã
được đảm bảo chưa?
- HS: Trả lời cá nhân.
- GV: Mỗi chúng ta đã được tạo điều kiện
tốt nhất để phát triển toàn diện trở thành
người công dân có ích cho xã hội. Vậy
chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt bổn
phận của mình không phụ lòng sự mong

mỏi của gia đình, sự quan tâm của xã hội.
- GV: Treo bảng phụ giới thiệu bổn phận
của trẻ em.
- H: Em đã thực hiện được những bổn
phận nào trong những bổn phận trên?
Em sẽ làm gì để thực hiện được những
bổn phận còn lại?
- HS: Trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- GV: chốt.
- GV: Như chúng ta đã nói ngay từ đầu.
Trẻ em nhận được sự quan tâm của toàn xã
hội.
- H: Trách nhiệm cụ thể của gia đình và
nhà nước xã hội được quy định như thế
nào?
- TL:
- H: Với những trách nhiệm trên em sẽ
tự thực hiện và bảo vệ quyền lợi của
mình như thế nào?
- H: Em hiểu gì về câu nói của Hồ Chí
Minh '' Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
b. Bổn phận của trẻ em:
- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Tôn trọng pháp luật và tài sản của người
khác.
- Yêu quý, kính trọng giúp đỡ ông bà cha
mẹ, lễ phép với người lớn.
- Chăm chỉ học tập hoàn thành chương

trình phổ cập giáo dục.
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và
dùng chất kích thích.
c. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước
và xã hội:
- Gia đình: Cha mẹ, người đỡ đầu chịu
trách nhiệm trước tiên về việc bảo vệ,
chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện
tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt
nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có
trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi
dưỡng các em trở thành công dân có íhc
cho đất nước.
5
trồng người''.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV: treo bảng phụ.
- HS: Suy nghĩ sau đó lên tích đáp án trên
bảng Ao.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Kết luận.
- H: Những hành vi vi phạm trên cụ thể
đã vi phạm quyền gì?
- TL:
+ Đáp án 1,2, 6 phạm quyền được bảo vệ
của trẻ em.
+ Đáp án 4 vi phạm quyền được giáo dục
của trẻ em.
- H: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ,

lôi kéo vào con đường phạm tội em sẽ
làm gì?
- TL:
- H: Nêu nhận xét của em về việc làm
của Tú. Theo em Tú đã không làm tròn
quyền và bổn phận gì của trẻ em?
- TL:
3. Bài tập:
a. Bài tập a/SGK:
Hành vi xâm phạm quyền trẻ em: 1,2,4,6.
d. Bài tập d/SGK:
- Đáp án đúng: 1,3
- Đáp án sai: 2,4
đ. Bài tập đ:
- Tú không hiểu cho nỗi khổ của cha mẹ,
đã ăn chơi đua đòi không hợp với hoàn
cảnh gia đình mình. ảnh hưởng đến học
tập.
- Tú đã vi phạm quyền được giáo dục, bổn
phận 3,4.
4. Củng cố:
- GV: Đưa ra tình huống
Trên dường đi học về ngang qua chợ, 3 bạn An, Hoà, Thắng nhìn thấy bà bán
nước đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền (Bị liệt 2 chân và mù mắt) ăn xin. An kịp thời
can ngăn và cho em bé 1 nghìn đồng. Hoà chờ An và nói ''Mày đúng là dở hơi, bỗng
dưng mất 1 nghìn tiền quà''. Còn Thắng đã đi từ lúc nào như không có gì xảy ra.
+ Em có nhận xét gì về hành vi của bà bán nước, An, Hoà và Thắng.
+ Nếu làn 1 trong bốn nhân vật trên em sẽ chọn là nhân vật nào? Vì sao?
- GV: Có thể tổ chức trò chơi thi hát, những bài hát về quyền lợi, vai trò của trẻ em.
5. Dặn dò:

- Học bài cũ, làm các bài tập b,c và bài tập SGK.
6
- Chuẩn bị bài mới: Bài 14 bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Sưu tầm tranh
ảnh về môi trường và tình trạng môi trường ở địa phương cũng như Việt Nam và thế
giới)
7

×