Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tôt đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.92 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
HỌC TỐT ĐI ĐỂU VÀ ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn thể dục ở tiểu học: Giáo
dục nếp sống lành mạnh, vui khỏe cho học sinh, nhằm thực hiện tốt mục tiêu
sức khỏe, thể lực cho học sinh. Thông qua bài tập và kỹ năng vận động cơ
bản, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe; phát triển toàn diện các tố chất
thể lực giúp học sinh sinh hoạt và học tập đạt kết quả cao. Trang bị cho học
sinh một số kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với
giới tính để các em tham gia tập luyện có hiệu quả cao. Góp phần giữ gìn sức
khỏe, nâng cao thể lực, thói quen tập luyện thể dục, thể thao và giữ gìn vệ
sinh cá nhân. Giúp học sinh biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã
học vào nếp sống sinh hoạt ở trường cũng như ở ngoài trường.
Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục
thể chất ở trường tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt môn thể dục ở bậc
tiểu học nói chung, môn thể dục lớp 5 nói riêng, cụ thể là nội dung đi đều và
đổi chân khi đi đều sai nhịp của chương trình thể dục lớp 5.
Vào đầu năm học ở tiết 8 bài 8 đến tiết 15 bài 15 của thể dục lớp 5, nội
dung chính là đi đều đổi chân khi sai nhịp. Một động tác không đơn giản và
đối với học sinh thì cũng phức tạp... rất khó học, khó nhớ và không thể nào
học trong tiết đầu là các em có thể tập được. Vì vậy để khắc phục khó khăn
khi dạy các bài này tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5
học tốt đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp”
1. Cơ sở lý luận:
1


- Chương trình thể dục lớp 5 được thực hiện theo phân phối chương trình
và chuẩn kiến thức kỉ năng cụ thể là:
+ Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học 35- 40 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong
đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết.


+ Ở lứa tuổi học sinh lớp 5, các em đã hoàn thiện hơn so với ở lứa tuổi học
sinh lớp 1, 2, 3, 4 tốc độ phát triển cũng tăng lên rõ rệt các em đã biết hành
động theo sự hướng dẫn của giáo viên ở mức độ cao hơn.
- Điều đó giáo viên phải gương mẫu thường xuyên chú ý giáo dục tư tưởng
cho học sinh để có thể giáo dục cho các em một cách chủ động, có kế hoạch
và có kết quả cao hơn.
- Trong giảng dạy: Khi luyện tập hoặc cho các em vui chơi trò chơi thì có ảnh
hưởng đến các lớp đang học. Vì vậy, giáo viên dạy cũng không được tốt lắm,
học sinh cảm thấy chưa say mê tích cực trong tập luyện. Học sinh không chỉ
học những bài thể dục tay không, trò chơi vận động mà các em còn rèn luyện
thêm các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo… thông qua các nội dung học
như: Bật nhảy, chạy, ném bóng…
- Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo viên
còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong trường từng tiết học như: Tính
dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn… cho
nên phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng
không thể thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
2. Cơ sở thực tiển:
- Trường tiểu học Ninh Lộc là một trường nằm ở khu vực nông thôn, địa bàn
khá rộng, diện tích đất trường ở các điểm trường phụ như: Tân Thủy, Tam Ích,
Mỹ Lợi còn hẹp, mặt sân không được bằng phẳng vào mùa mưa sân bị động
nước, mùa nắng thì oi bức không có bóng cây che mát, làm cho việc giảng
dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp nhiều khó
khăn.
- Những năm qua do điều kiện sân bãi còn gặp nhiều khó khăn nhất là mặt sân
hẹp có nhiều chướng vật, dụng cụ thể dục còn hiếm, thiếu tranh ảnh, dụng cụ
tập luyện. Nội dung bài thể dục và trò chơi vận động giáo viên chuẩn bị chưa
2



được chu đáo, giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập và chơi qua loa.
Học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của
các em không cao, khi các em tham gia vào trò chơi không được chủ động,
không nhiệt tình, không khí cuộc chơi không được hào hứng và sôi nổi,
không lôi cuốn các em vào cuộc chơi một cách chủ động.
- Trang phục của các em học sinh ở các điểm trường phụ không đồng đều vì
hoàn cảnh gia đình còn gặp khó khăn dẫn đến việc tập luyện của các em
không được tự tin, thoải mái, tập không hết biên độ động tác.
II/THỰC TRẠNG
1/Thuận Lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường cùng với sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh có hứng thú học môn thể dục. Thông qua tiết học thể dục các
em được tập luyện, vui chơi làm cho tinh thần thoải mái, hưng phấn để tham
gia tốt các môn học khác.
- Bản thân là giáo viên dạy chuyên môn thể dục nên có điều kiện áp
dụng các phương pháp dạy học linh hoạt trong tất cả các khối lớp.
2/KHÓ KHĂN:
- Khi quan sát giáo viên làm mẫu, do hoc sinh quan sát giáo viên đã
thực hiện động tác hoàn thiện, mà động tác này tương đối phức tạp do có nhịp
kép và khó nhớ, lại diễn ra nhanh trong quá trình đi đều sai nhịp, nên học sinh
khó nắm được các bước của động tác.
- Học sinh không nắm được cách rê chân như thế nào cho đúng do
dộng tác kết hợp nhiều bước rê chân khiến học sinh lúng túng.

3


- Học sinh biết cách rê chân thể hiện động tác đổi chân khi sai nhịp bên
ngoài. Nhưng khi sai nhịp thật sự thì không thể đổi chân khi sai nhịp do nhịp

hô bước đi trong hàng ngũ nhanh hơn tốc độ thực hiện động tác riêng lẻ.
- Học sinh biết cách thực hiện động tác đổi chân khi sai nhịp nhưng
không biết kết hợp khi sai nhịp như thế nào để đổi chân cho phù hợp.
- Do xưa nay các em chưa học động tác đổi chân khi sai nhịp bao giờ
nên mỗi khi sai nhịp các em có thói quen đứng lại và nhìn người phía trước đi
để đổi theo. Làm theo cách ấy, một số học sinh nhanh ý vẫn đổi chân được
nhưng sẽ ảnh hưởng tốc độ đi đều của các bạn khác đi sau. Khiến cho hàng
ngũ lộn xộn, không đẹp mắt.
Đầu năm 2014 - 2015 khảo sát 5 lớp 5 với sĩ số là: 124 em tôi nhận
thấy:
Số học sinh

Tổng số

%

Số học sinh thực hiện được

38

31

Số học sinh chưa thực hiện được

86

69

Với những khó khăn và kết quả ban đầu như trên, qua nhiều năm trực
tiếp giảng dạy, bằng những kinh nghiệm tích lũy được tôi đưa ra một số giải

pháp như sau:
III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để đạt hiệu quả bài dạy học động tác thể dục: đổi chân khi sai nhịp ở
lớp 5 thì người GV cần kết hợp vận dụng nhiều phương pháp khác nhau.
1. Phương pháp làm mẫu và giảng giải: khi làm mẫu và giảng giải động
tác này, tôi nhận thấy do động tác khá nhanh và có nhịp kép nên học sinh khó
4


nhận biết được động tác, do đó sau khi thực hiện hoàn thiện động tác. Lần 2
tôi thực hiện thật chậm và lưu ý các em nhịp kép phải rê chân như thế nào và
tôi nhận thấy để tránh tình trạng các em biết động tác đổi chân khi sai nhịp
nhưng lại không biết ứng dụng khi sai nhịp thật sự. nên khi làm mẫu, tôi làm
hoàn chỉnh bằng cách cho các em xem tôi đang đi sai như thế nào và vừa đi
vừa đổi cho đúng như thế nào chứ không làm mẫu riêng một động tác đổi
chân khi sai nhịp.
2. Phương pháp phân đoạn hoàn chỉnh: do đây là động tác khá phức
tạp , một nhịp hô có thể phải làm hai cử độngvà phải biết ứng dụng khi sai
chân trong quá trình đi đều. Như trên tôi đã nói do đó muốn hs nắm được
động tác, giáo viên cần phân đoạn động tác.
Ví dụ: nhịp 1 giáo viên bước sai qua chân phải, nhịp 2 giáo viên bước
sai qua chân trái, nhịp 1 trở lại cô không bước chân phải lên nữa mà bước rê
mũi chân phải vào gót chân trái sau đó đưa chân trái lên, giáo viên lưu ý học
sinh chú ý nhịp- kép này, và nhịp 2 các em bước chân phải lên như vậy động
tác đã được đổi trở thành đúng . Sau khi đã phân đoạn động tác như thế, giáo
viên cho học sinh tập từng phân đoạn của động tác và quan sát theo dõi các
em thực hiên.
Sau khi đã phân đoạn tập luyện giáo viên cần có bước hoàn chỉnh động
tác bằng cách hô ba lần 1, 2; 1, 2; 1, 2… để hs hoàn chỉnh động tác giáo viên
lưu ý, nhịp 1, 2 đầu là các em đi sai, nhịp 1, 2 tiếp theo là các em thể hiện đổi

chân khi sai nhịp, nhịp 1, 2 tiếp theo là em em đã đi đúng sau khi đã đổi
chân.. Nhắc nhở các em Sau khi đã đổi chân khi sai nhịp mà mình vẫn thấy
mình sai thì tiếp tục rê chân thực hiện động tác đổi chân khi sai nhịp. Sau khi
đã giúp học sinh nắm được các bước và thực hiện được hoàn thiện động tác
5


qua phương pháp giảng giải làm mẫu và phân đoạn hoàn chỉnh, làm thế nào
để các em ứng dụng khi đổi chân khi sai nhịp không bị lúng túng và chậm?
Tôi có đề xuất phương pháp 3.
3. Phương pháp tập luyện: Tuy các em đã nắm được và thực hiện được
động tác, nhưng phải rèn luyện cho học sinh trở thành kỹ năng thi khi đổi
chân sai nhịp các em thể hiện sự thành thục và không châm nhịp, không lúng
túng. Không còn cách nào khác các em phải tập luyện nhiều. Do đó giáo viên
chú ý cho các em tập luyện bằng nhiều hình thức như: tập thể , chia tổ và cá
nhân. Giáo viên và cán sự cố tình hô sai nhịp và cho học sinh tập đổi chân
nhiều lần và lúc đầu nhịp hô của giáo viên ở mức độ chậm, sau đó khi các em
đã quen thì hô nhanh để các em tập luyện.
Tập luyện cá nhân cũng nên chú ý vì tuy mất thời gian nhưng rất hiệu
quả để giúp giáo viên nhận biết kết quả tập luyện của các em.
Thời gian trên lớp có hạn, giáo viên nên chú ý nhắc nhở các em luyện
tập đổi chân khi đi đều sai nhịp ở nhà.
4. Phương pháp sửa sai: trong quá trình tập luyện phải kịp thời sửa sai
mỗi khi các em thực hiện có sai sót động tác, có thể cho học sinh nhận xét
động tác của bạn, nếu học sinh không nhận xét được, giáo viên phải trực tiếp
nhận xét, sửa sai.
5.Chú ý giúp đỡ học sinh yếu với tấm lòng yêu thương tận tụy.
6. Ngoài ra trong quá trình luện tập chỗ nào học sinh chưa nắm có thể
giảng giải và nhắc nhở cách phân đoạn trở lại, vận dụng cả ba phương pháp
trên đan xen, nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao nhất.

IV/ KẾT QUẢ
6


Hiện tại với những kinh nghiệm và hướng giải pháp trên tôi thấy rất có
hiệu quả khi áp dụng trong từng tiết dạy và học đổi chân khi sai nhịp . Giờ
học không còn căng thẳng cho giáo viên và cả học sinh. Tiết học trở nên nhẹ
nhàng, mà kết quả thể hiện rất cao, phần lớn học sinh lớp 5 đã biết đổi chân
khi đi đều sai nhịp. và thực hiện động tác như yêu cầu tiết học mong muốn.
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài:
Số học sinh

Chưa thực hiện đề
tài

Đã thực hiện đề tài

Tổng số

%

Tổng số

%

Số học sinh thực hiện được

38

31


100

81

Số học sinh chưa thực hiện
được

86

69

17

19

V/ KẾT LUẬN.
Muốn nâng hiệu quả giảng dạy đổi chân khi sai nhịp khi đi đều cho hs
lớp 5 ta cần vận dụng giảng giải làm mẫu rõ ràng và có sự kết hợp trước khi
đổi chân, khi đổi chân và sau khi đã đổi chân để trở thành đi đều đúng nhịp,
phân đoạn động tác để giúp học sinh thực hiện dễ dàng động tác kép phức tạp
và hoàn chỉnh động tác, chủ động giúp học sinh rèn luyện tích cực bằng nhiều
hình thức tập thể, cá nhân, nhóm, tổ và tuân thủ nguyên tắc từ chậm đến
nhanh, dễ đến khó để tạo thành kỹ năng thuần thục cho học sinh. Quan tâm
giúp đỡ học sinh yếu và học hỏi để vận dụng các phương pháp dạy học.
Trên đây là những kinh nghiệm và biện pháp khắc phục khi hướng dẫn
học sinh lớp 5 học và thực hiện động tác: đổi chân khi sai nhịp mà tôi đã đúc
kết được . Mong các đồng nghiệp đọc và góp ý kiến giúp tôi có nhiều sáng

7



kiến kinh nghiệm mới hơn để việc dạy và học môn thể dục hiệu quả ngày một
nâng cao thêm . Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ninh Lộc, ngày

tháng 10 năm

2014
NGƯỜI VIẾT

8


PHIẾU ĐỀ XUẤT
ĐỀ TÀI SKKN NĂM HỌC 2014 - 2015
1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt đi đều và
đổi chân khi đi đều sai nhịp”
Thuộc lĩnh vực (hoặc môn học): thể dục
2. Người đề xuất:
Họ và tên:
3. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu:
- Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn thể dục ở tiểu học:
Giáo dục nếp sống lành mạnh, vui khỏe cho học sinh, nhằm thực hiện
tốt mục tiêu sức khỏe, thể lực cho học sinh. Thông qua bài tập và kỹ
năng vận động cơ bản, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe; phát
triển toàn diện các tố chất thể lực giúp học sinh sinh hoạt và học tập
đạt kết quả cao. Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cần
thiết phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giới tính để các em tham gia tập
luyện có hiệu quả cao. Góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực,

thói quen tập luyện thể dục, thể thao và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Giúp
học sinh biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp
sống sinh hoạt ở trường cũng như ở ngoài trường.
- Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên
giáo dục thể chất ở trường tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt môn
thể dục ở bậc tiểu học nói chung, môn thể dục lớp 5 nói riêng, cụ thể là
nội dung đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp của chương trình thể
dục lớp 5.
- Vào đầu năm học ở tiết 8 bài 8 đến tiết 15 bài 15 của thể dục lớp
5, nội dung chính là đi đều đổi chân khi sai nhịp. Một động tác không
đơn giản và đối với học sinh thì cũng phức tạp... rất khó học, khó nhớ
và không thể nào học trong tiết đầu là các em có thể tập được. Vì vậy
để khắc phục khó khăn khi dạy các bài này tôi chọn đề tài: “Một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt đi đều và đổi chân khi đi đều sai
nhịp”
4. Mục tiêu đề tài:
- Giúp học sinh lớp 5 thực hiện đúng động tác đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Giúp học sinh hạn chế được một số sai lầm thường mắc trong quá trình tập luyện đi đều.
- Thông qua việc yêu thích tập luyện đi đều giúp học sinh yêu thích học môn thể dục. Từ
đó tạo thói quen rèn luyện thể chất.
5. Dự kiến kết quả đề tài: Khoảng 80% số hoc sinh lớp 5 thực hiện
được động tác đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp
6. Dự kiến địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu (đánh dấu x):
Tổ, nhóm chuyênXmôn
Đơn vị
X
X Bản thân
Ngành
7. Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc nghiên cứu:
9



+ Thời gian bắt đầu: 15/10/2014
+ Thời gian kết thúc: 15/03/2015
Thủ trưởng đơn vị
tháng 11 năm 2014

Ninh Lộc, ngày 21
Người đề xuất

10



×