Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án Mỹ Thuật 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.04 KB, 27 trang )

TUẦN 5: MĨ THUẬT
BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động.
- Biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị:
- SGK, tranh ảnh các con vật
-Đất nặn, bảng con giấy báo
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(3-4p)
- Chấm điểm bài thực hành vẽ khối hộp và khối cầu.
- Nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B
- 4-5 HS nộp bài .
2. Bài mới.
(15-18p)
a. Giới thiệu bài (1p).
- GV giới thiệu bài – ghi bảng: Nặn con vật quen thuộc.
b.Quan sát - nhận xét (3-5P)
- Ch HS quan sát các tranh ảnh về các con vật
+H: Kể tên các con vật trong tranh ? mỗi con vật có những bộ
phận nào?
+H: Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về hình dáng giữa
các con vật?
+H: Ngoài các con vật trong tranh ảnh, em còn biết những con


vật nào nữa?
- Yêu cầu HS nêu tên con sẽ chọn để nặn, con vật đó có những
đặc điểm, màu sắc gì?
- Gọi HS trả lời, GV hướng dẫn cách nặn:
+ Nhớ lại hình dáng đặc điểm con vật sẽ nặn
+ Chọn màu đất nặn cho con vật
+ Nhào kĩ đất cho mềm,dẻo trước khi nặn
+ Có thể nặn theo hai cách : Nặn từng bộ phận và các chi tiết
của con vật rồi ghép, dính lại hoặc nhào đất theo một thỏi rồi
vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật hoàn chỉnh
( Tạo dáng đi, đứng , chạy, nhảy )
- Cho HS quan sát con vật đã được chuẩn bị.
c.Thực hành.(13-15p)
-Yêu cầu HS nặn con vật ưa thích.
- Nhắc HS giữ vệ sinh chung, không nhào đất trực tiếp lên mặtt
bàn
- GV theo dõi giúp đỡ những HS cong lúng túng chưa xácdịnh
dược các bộ phận của con vật sẽ nặn, tỉ lệ giữa các bộ phận
* Tiêu chí đánh giá;
+Nặn được con vật ưa thíc, cân đối giữa các bộ phận, tạo được
đúng dáng của con vật ( đi , nằm, chạy, nhảy )
- Yêu cầu HS trưng bày bài theo nhóm con vât, gọi HS nhận
xét – GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- Quan sát tranh, nêu tên
các con vật trong tranh.
- Đại diện, một số HS
nêu đặc điểm các con
vật.

- HS nêu con vật sẽ
chon để nặn.
- Lắng nghe.
- HS nặn theo nhóm.
- 3-4 HS nhắc lại tiêu trí
đánh giá, trình bày bài
theo nhóm.
- Nhận xét – đánh giá
bài của bạn.
3. Củng cố -
dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc lại bài học, các bước tiến hành nặn con vât.
+ H: Khi nặn cần lưu ý giữ vệ sinh như thế nào?
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí.
- Nhận xét – đánh giá tiết học; Vệ sinh tay.
o0o
TUẦN 6: MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ : VẼ HOẠ TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục
- HS biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết đối xứng qua trục.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết đối xứng trang trí.
II. Chuẩn bị:
- Một số bài có hoạ tiết đối xứng qua trục.
- Vở thực hành, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(4-5p)
- Chấm điểm bài thực hành “Nặn con vật ”.
- Nhận xét – đánh giá bài làm của học sinh.
- 3-4 HS chưa hoàn
thành bài ở tiết trước
nộp bài để GV đánh giá
2. Bài mới.
(18-20p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua
trục.
b. HĐ1: Quan sát nhận xét
-GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng phóng to
và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Họa tiết hình này giống hình gì?
+ Họa tiết nằm trong khuôn hình nào?
+ So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục .
- Gọi HS trả lời. GV kết luận: Các họa tiết này có cấu tạo đối
xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối
xứng bằng nhau và giống nhau.
*HĐ 2: Cách vẽ
-Cho HS xem hình gợi ý SGK, nêu nhận xét vè cách vẽ các hoạ
tiết đối xứng qua trục.
- GV kết luận:
+ Vẽ hình chung và kể đường trục chính.
+ Vẽ phá những nét chính của hoạ tiết.
+ Vẽ chi tiết và sửa hình cho cân đối.

+ Vẽ màu theo ý thích. Các phần đối xứng nhau của hoạ tiết cần
được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
*HĐ3: Thực hành
- Cho HS thực hành vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục ngang hoặc
trục dọc.
- HS thực hành - GV quan sát hướng dẫn bổ sung.
- Nhắc HS chọn hoạ tiết đơn giản.
-HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát hình minh
họa, thảo luận theo
nhomsb trả lời các câu
hỏi để nắm được đặc
điểm của cách trang trí
đối xứng qua trục.
- HS thảo luận nêu cách
vẽ đối xứng qua trục.
- 3-4 HS nhắc lại cách
vẽ.
- HS chọn họa tiết và
trang trí trong vở thực
hành mỹ thuật
3. Củng cố
dặn dò
(3-5p)
* GV chọn một số bài hoàn thành để nhận xét và đánh giá, nêu điều đạt được và chưa đạt
được trong bài vẽ.
- Nhắc những HS chưa thực hiện xong tiếp tục hoàn thành ở nhà.
- Nhắc chuẩn bị bài sau:
-Nhận xét – đánh giá tiết học.

o0o
TUẦN 7: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu biết về an toàn giao thông và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
-Vẽ được tranh về an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- Giáo dục hs có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về an toàn giao thông, một số biển báo giao thông, bài vẽ của hs lớp trước.
- SGK, Vở tập vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
( 3-5p)
- Chấm điểm bài thực hành: vẽ đối xứng qua trục .
- Gv nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
-3-4 HS nộp bài để
GV đánh giá
2. Bài mới.
(20-22p)
a. Giới thiệu bài ( 1p).
- GV giới thiệu bài – ghi bảng: Vẽ tranh : Đề tài an toàn giao
thông.
b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung đề tài.(4-6p)
- Cho HS quan sát tranh ảnh về an toàn giao thông, gợi ý để
HS nhận xét về:

+ Cách chọn nội dung về đề tài an toàn giao thông.
+ Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này.
+ Khung cảnh chung. .
+ Nêu những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn thông ở tranh
ảnh, từ đó tìm được nội dung cụ thể để vẽ các hình ảnh để vẽ
tranh.
c. Cách vẽ tranh. (10-14p )
- Cho hs quan sát một số tranh trong SGK và đọc mục 2 /22.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ tranh, GV kết luận:
+ Sắp xếp các hình ảnh: Người và phương tiện giao thông,
cảnh vật cần có chính có phụ sao cho hợp lí, chặt chẽ và rõ nội
dung.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
d.Thực hành – đánh giá(2-3p)
- Yêu cầu HS vẽ tranh vào Vở thực hành hoặc giấy A3.
- GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá:
+ Bài vẽ đúng nội dung đề tài : 3 đ.
+ Bố cục rõ ràng: 3đ.
+ Phối màu hợp lý: 3 đ.
+ Đặt được tên cho tranh: 1đ
- Hết thời gian thực hành, yêu cầu Hs đính bài vẽ theo nhóm.
Gv nhận xét – đánh giá các bài theo 2 mức A hoặc B.
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- HS quan sát tranh
mẫu, thảo luận M4 trả
lời các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện các nhóm

trình bày kết quả thảo
luận.
-1 HS đọc mục 2/22,
lớp quan sát các tranh
minh hoạ.
- 2-3 HS nêu cách vẽ.
- HS làm việc các
nhân vẽ bài theo ý
thích.
- Tham gia đánh giá -
nhận xét – bài vẽ của
bạn theo các tiêu chí.
3. Củng cố
dặn dò.
(2-3p)
* Liện hệ thực tế: Khi tham gia giao thông tất cả mọi người và các phương tiện phải
thược hiện đúng luật ATGT để tránh tai nạ cho bản thân và cho người khác.
- Nhắc tiếp tục hoàn thành bài thực hành; Chuẩn bị bài sau: Vẽ mẫu có dạng hình trụ
và hình cầu.
- Nhận xét – đánh giá tiết học
o0o
TUẦN 8 : MỸ THUẬT
VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được các vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ.
- Hs biết cách vẽ và vẽ hình gần giống mẫu.
- Hs thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ khác nhau
- Hình gợi ý cách vẽ

- Bài vẽ có dạng hình trụ, hình cầu của hs lớp trước.
- SGK, giấy vẽ, bút chì tẩy
III. Hoạt động trên lớp.
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC.
(3- 4p)
- GV đánh giá BT về nhà của tiết trước: Vễ tranh đề tài: An
toàn giao thông.
- GV nhận xét đánh giá theo 2 mức: A hoặc B.
- 3-4 Hs nộp bài.
2. Bài mới.
(20-22p)
a. Gv giới thiệu bài: (1 p )
- Gv: Đưa một số mẫu hình trụ, hình cầu để giới thiệu bài-
ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Quan sát, nhận xét: ( 3-5 p )
- Gv giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ đã
chuẩn bị để hs quan sát, tìm ra các đồ vật, các loại quả có
dạng hình trụ, hình cầu.
- GV gợi ý hs cách trình bày mẫu sao cho bố cục đẹp
*HĐ2: Hướng dẫn hs cách vẽ. (5-7p )
- GV yêu cầu hs quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho hs cách
vẽ:
+ Các em so sánh giữa tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của
mẫu, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu.

- GV vẽ lên bảng từng khối riêng biệt để gợi ý hs cách vẽ
hình khối trụ và hình khối cầu.
* Vẽ hình khối trụ:
Bước 1: Vẽ khung hình của khối hộp.
Bước 2. Xác định tỉ lệ các mặt của khối trụ .
Bước 3. Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng.
Bước 4. Hoàn chỉnh hình.
* Vẽ hình khối cầu:
Bước 1: Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông
Bước 2. Vẽ các đường chéo và đường ngang, trục dọc của
khung hình .
Bước 3. Lấy các điểm đối xứng qua tâm.
Bước 4. Dựa vào các điểm, vẽ các hình bằng nét thẳng rồi
sửa thành nét cong đều.
- Gv gợi ý hs các bước tiếp theo.
+ So sánh giữa 2 khối về vị trí, tỉ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa
hình vẽ cho đúng hơn.
+ Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt.
- Hs nhắc lại ghi tên bài
vô vở.
- Hs quan sát chọn, bày
mẫu theo nhóm và nhận
xét về vị trí, hình dáng, tỉ
lệ đậm nhạt của mẫu.
- Hs quan sát và nêu các
bước vẽ từng khối ( Trụ
và cầu ).
-Lắng nghe,
+ Hoàn chỉnh bài vẽ.
* HĐ3: Thực hành: ( 13-15 p)

- GV đặt mẫu để Hs vẽ- Lưu ý HS : + Khi vẽ hình, cần quan
sát và so sánh để xác định đúng khung hình chung, khung
hình riêng của mẫu.
+ Nhìn thấy mẫu ở hướng nào thì vẽ như thế.
- Nhắc hs chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn
giản ( vẽ bằng 3 độ đậm nhạt chính).
- Gợi ý và giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa Xác định
được khung hình.
- Gv đánh giá một số bài để lấy cơ sở nhận xét.
- HS vẽ bài theo yêu cầu
và gợi ý của GV.
- Hs nộp bài để Gv đánh
giá
3.Nhận xét -
đánh giá.
( 3-4 p)
- Gv gợi ý, nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt, chưa tốt.
- yêu cầu HS nhắc lại quy trình vẽ khối trụ khối cầu.
- Dặn hoàn thành bài vẽ ở nhà đối với những HS chưa hoàn thành.
* Dặn chuẩn bị bài sau : Sưu tầm về điêu khắc cổ
* Gv nhận xét chung tiết học.
o0o
TUẦN 9 : MỸ THUẬT
BÀI : VẼ THEO MẪU- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết một số điêu khắc cổ Việt Nam.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam, ( tượng tròn, phù điêu tiêu biểu )
- Hs yêu quí và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh một số tác phẩm điêu khắc của địa phương: Tượng nhà mồ;

- SGK, Vở thực hành mỹ thuật.
III. Hoạt động trên lớp.
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(3-5 p).
- GV chấm điểm bài thực hành ở nhà : Mẫu có dạng hình trụ,
hình cầu.
- Nhận xét - đánh giá các bài vẽ theo hai mức A hoặc B
- 3-4 HS nộp bài để GV
chấm điểm.
2. Bài mới:
(18-20p )
a.Giới thiệu bài (1p)
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc
cổ Việt Nam.
b.Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ (8-10p)
- Yêu cầu làm việc N4, quan sát hình minh họa SGK/ thảo
luận để nêu xuất xứ, nội dung, chất liệu của điêu khắc cổ Việt
Nam?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét – kết luận:
+ Xuất xứ: Các tác phẩm điêu khắc cổ do các nghệ nhân dân
gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa
+ Nội dung đề tài: Thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng
và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú sinh động.
+ Chất liệu: Thường được làm bằng những chất liệu như gỗ,
đá, đồng, đất nung,

*Một số số tác phẩm tiêu biểu - nổi tiếng. (8-10p)
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa/ , thảo luận N4 trả lời
các câu hỏi: + Tên của bức tượng hoặc phù điêu?
+ Bức tượng, phù điêu hiện đang được đặt ở đâu?
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát hình minh
họa, đọc thông tin SGK,
thảo luận theo câu hỏi
gợi ý.
- Đại diện các nhóm
trình bày kết quả.
- 3HS nhắc lại các chất
liệu tạo lên các tác phẩm
điêu khắc.
- HS quan sát tranh minh
họa. thảo luận N4.
+ Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì?
+ Em hãy tả sơ lược và cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù
điêu đó?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét – kết luận: Các
tác phẩm điêu khắc cổ thường có ở đình, chùa, lăng tẩm,
+ Điêu khắc cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ
thuật, góp cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và
đậm đà bản sắ dân tộc.
+Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm, điêu khắc cổ là nhiệm vụ của
mọi người dân Việt Nam.
-Đại diện các nhóm trình
bày kết quả .
3. Củng cố

- Dặn dò.
(4-5p )
- Cho HS quan sát các tác phẩm điêu khắc của địa phương mà GV đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS kể tên các tác phẩm điêu khắc ở địa phương mà em biết?
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí đối xứng qua trục.
- Nhận xét -đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 10: MĨ THUẬT
BÀI : VẼ TRANG TRÍ - TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. Mục tiêu.
- Hs nắm được cách trang trí đối xứng qua trục.
- Hs vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục.
- Hs yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bài trang trí đối xứng qua trục.
- SGK, bút chì, thước kẻ, màu vẽ, vở vẽ.
III. Hoạt động dạy học.
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(3-4p)
- H: Nêu một số nét cơ bản về điêu khắc cổ?
- H: Kể ten một số tác phẩm điêu kgắc cổ mà em biết?
- GV nhận xét đánh giá theo 2 mức A hoặc B.
-2HS trả lời. Lớp nhận
xét- bổ sung.
2. Bài mới.

(20-22p)
a. Giới thiệu bài-(1p)
- GV giới thiệu – ghi tên bài: Vẽ trang trí - trang trí đối
xứng qua trục.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* HĐ1: Quan sát, nhận xét. (3-5p)
- Y/c hs quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình
tròn, hình vuông, ở SGK/32 và giới thiệu một số hoạ tiết
đối xứng qua trục đã chuẩn bị, thảo luận:
- H:Nhận xét họa tiết hai bên trục đối xứng?
-H: Mỗi hình có thể kẻ tối thiểu bao nhiêu trục đối xứng?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV tóm tắt: Trang
trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối.
Khi trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm, cần kẻ
trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều.
* HĐ 2: Cách trang trí đối xứng. (3-5p)
- GvVẽ phác lên bảng hình gợi ý cách vẽ để hs nhận ra các
bước trang trí đối xứng.
-Yêu cầu Hs nêu các bước trang trí đối xứng?
- GV nhận xét – ghi bảng:
+ Kẻ đường trục.
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát hình minh
họa SGK/32 và các hình
trang trí đối xứng được
GV chuẩn bị
- Thảo luận để nhận ra đặc
điểm của trang trí đối
xứng

- HS nhắc được các ý tóm
tắt của GV
- HS quan sát hình minh
họa và thảo luận nêu các
+ Tìm hình mảng và hoạ tiết.
+ Vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục.
+ Tìm, vẽ màu vào hoạ tiết và nền (có đậm, có nhạt).
*HĐ3: Thực hành (10-12p)
- Yêu cầu HS vẽ bài vào vở tập vẽ.
- GV theo dõi giúp đơữ những HS chưa xác định được trục
đối xứng ; lựa chọn họa tiết
-Đính tiêu trí đánh giá lên bảng:
+ Bài vẽ có cân đối với trang giấy không.?
+Họa tiết ở hai bên trục đối xứng có giống nhau không
+ Màu sắc của bài trang trí có hài hòakhông?
- GV và HS nhận xét đánh giá theo 2 mức A hoặc B
bước tiến hành vẽ trang trí
đối xứng.
- Đại diện các nhóm trình
bày.
- HS nhắc lại các bước vẽ
đối xứng.
- HS vẽ bài trong khoảng
thời giang 10-12p, trình
bày bài vẽ theo tổ
3.Củng cố
dặn dò.
(2-3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước trang trí đối xứng qua trục.
- GV chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp để làm đồ dùng dạy học

- Dặn chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh : Đề tài ngày nhà Giáo Việt Nam.
- Nhận xét - đánh giá tiết học
o0o
TUẦN 11 : MỸ THUẬT.
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. Mục tiêu.
-HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh.
- HS vẽ được tranh về đề tài: Ngày Nhà giáo Viêït Nam.
- Giáo dục HS lòng yêu quý và kính trọng thầy, côc giáo.
II. Chuẩn bị.
- Một số tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam.
- Hình ảnh gợi ý cách vẽ.
- Bút chì, màu, vở thực hành.
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1- KTBC
(3-4p)
- Chấm điểm bài thực hành về nhà của tiết 10 (vẽ đối xứng
qua trục)
- GV nhận xét ưu – khuyết điểm của từng bài, đánh giá các
bài theo hai mức A hoặc B.
3-4 HS nộp vở thực hành
để GV chấm điểm.
2- Bài mới .
(36-37p)
a. Giới thiệu bài. (1p)

-GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ tranh đề tài: Ngày nhà giáo
Việt Nam.
b. Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài.(4-6p)
- Yêu cầu HS kể lại những hoạt động kỉ niện ngày Nhà giáo
Việt Nam mà em biết ?.
- GV nhận xét và đưa ra các đề tài: Lễ kỷ niệm ngày Nhà
giáo Việt Nam của Nhà trường được tiến hành hàng năm vào
ngày 20/11; Hs tặng hoa cho thầy cô giáo nhận dịp 20/11;
quang cảnh đông vui nhộn nhịp của sân trường trong đêm
văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
- Yêu cầu HS chọn nội dung đề vẽ tranh.
-GV xếp những HS có chung nội dung thành một nhóm .
* Giới thiệu một số bức tranhvà hình tham khảo trong SGK
để HS nhận ra cách vẽ, GV l?n lượt đưa các hình minh họa
các bước vẽ:
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS làm việc cá nhân nêu
nội dung mình chọn.
-Quan sát tranh và lắng
nghe.
+ Vẽ hình ảnh chính trước. + Hình ảnh phụ vẽ sau.
+ Vẽ màu theo sở thích, phù hợp và tươi sáng.
* Lưu ý HS: Không vẽ quá nhiềuhình ảnh hoặc hình ảnh quá
nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà.
c. Thực hành.(16-18p)
- Yêu cầu HS vẽ tranh theo nhóm,GV đến từng nhóm gợi ý
thêm cho HSvề cách sắp xếp hình ảnh và tô màu, đặt tên cho
tranh.
* Nhận xét –đánh giá:

- GV đưa ra tiêu chí đánh giá:
+ Bài vẽ có cân đối với trang giấy không, đủ mảng chính-
mảng phụ chưa?
+ Màu sắc hài hòa, phù hợp không?
+ Có đúng theo nội dung – đề tài không?
- GV đánh giá theo hai mức A hoặc B
- Dựa vào các hình minh
họa để nêu các bước vẽ
tranh.
- HS vẽ tranh theo nhóm
( Cùng chung nội dung).
- Trình bày bài theo
nhóm.
Dựa vào các tiêu chí đánh
giá, nhận xét và đánh giá
sản phẩn của bạn.
3.Cũng cố,
dặn dò
(3-5p)
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục vẽ đối với những HS chưa hoàn thành trên lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Mẫu vẽ có hai vật mẫu.
- Nhận xét – đánh giá tiết học
O0O
TUẦN 12 : MỸ THUẬT
BÀI : VẼ THEO MẪU- MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạc ở hai vật mẫu.
- Học sinh vẽ được hình gần giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu vẽ (hai vật mẫu), hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước, SGK, giấy vẽ, bút chì tẩy
III. Hoạt động trên lớp.
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(3-5 p).
- GV chấm điểm bài thực hành ở nhà : Vẽ tranh đề tài Ngày Nhà
giáo Việt Nam.
- Nhận xét - đánh giá các bài vẽ theo hai mức A hoặc B
- 3-4 HS nộp bài để GV
chấm điểm.
2. Bài mới:
(15-17p )
a. Giới thiệu bài: ( 1 p )
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Mẫu vẽ có hai vật
mẫu
b. Hướng dẫn quan sát và vẽ .
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: (3-4 p )
- Giáo viên cho HS quan sát các bài vẽ mẫu (Mẫu cân đối và
mẫu không cân đối); các mẫu trong SGK/38:
+ Nêu tỉ lệ chung giữa chiều cao và chiều ngang của Mẫu?
+ Xác định vị trí và ước lượng tỉ lệ của từng vật mẫu?
+ Đặc điểm về hình dáng của các vật mẫu?
+ Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật
mẫu?
* HĐ 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. (4-5p)
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu, gợi ý để HS nắm

được các bước vẽ:
+B1: Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu
(chiều cao, chiều ngang)
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát tranh và
đưa ra nhận xét về tỉ lệ ,
bố cục , độ đậm nhạt của
từng hình.
- HS nêu các bước tiến
hành vẽ mẫu có hai vật
mẫu theo các hình gợi ý.
+B2: Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ
nét chính bằng các nét thẳng.
+B3: Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu.
+B4: Phác các mảng đậm, nhạt.
+B5: Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ (có thể vẽ màu)
* HĐ 3: Thực hành.
- GV đặt mẫu, yêu cầu HS vẽ trong thời gian (8-10p)
“ Cái chai và quả cam”
- GV gợi ý – giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa xác định
được khung hình chung cho cả khối và từng mẫu vật hoặc phân
chia khung hình
* HĐ 4: Nhận xét - đánh giá. ( 3 p)
- Giáo viên gợi ý, nhận xét, xếp loại bài vẽ theo các tiêu chí:
+ Bố cục đã cân đối với trang giấy- phân chia khoảng cách ?
+ Hình, nét vẽ đã rõ ràng – tỉ lệ giữa hình vẽ và vật mẫu?
+ Đậm nhạt – màu sắc đã hài hòa chưa?
- Giáo viên nhận xét – khen ngợi những HS có bài vẽ tốt.
- HS vẽ bài vào vở tập

vẽ hoặc giấy A4.
- trình bày bài theo
nhóm.
- Nhận xét - đánh giá bài
vẽ của bạn theo tiêu chí,
gợi ý của GV
3. Củng cố -
Dặn dò.
(2-3p )
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành vẽ theo mẫu với hai vật mẫu
- Dặn chuẩn bị bài sau:Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người; Nhắc những học sinh chưa
hoàn thành bài tiếp tục vẽ tiếp ở nhà.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 13: MỸ THUẬT
BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG - NẶN DÁNG NGƯỜI
I. Mục tiêu.
- Hs nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động.
- Hs nặn được một số dáng người đơn giản.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.
II. Chuẩn bị.
- Một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III. Hoạt động dạy học.
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. KTBC
(4-5 p).
- Chấm điểm bài thực hành: Vẽ mẫu- Mẫu vẽ có hai vật

mẫu.
- GV nhận xét ưu khuyết điểm của từng bài, đánh giá theo
các mức A hoặc B.
- 3-4 HS nộp bài để HS
chấm điểm.
2. Bài mới:
(15-17p )
a. Giới thiệu bài.(1p)
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Nặn dáng người.
b. Hướng dẫn.
* HĐ1: Quan sát, nhận xét.(2-3p)
- Y/c hs quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và
trả lời các câu hỏi:
- H: Nêu các bộ phận của cơ thể con người?
- H: Mỗi bộ phận của cơ thẻ con người có dạng hình gì?
- H:Nêu một số dáng hoạt động của con người? (đi, đứng,
chạy, nhảy, )
-H: Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một
số dáng hoạt động?
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát – thảo luận
N4, trả lời các câu hỏi gợi
ý.
- Đại diện các nhóm trình
bày.
*HĐ 2: Cách nặn (4-5p)
- GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho hs quan sát:
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi
ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.

+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi
tiết như tóc, mắt, áo, rồi tạo dáng theo ý thích.
* HĐ 3: Thực hành (9-10p)
- Yêu cầu HS nêu các đề tài định năn.
- GV chia HS thành các nhóm có chung ý tưởng để nặn.
- Quy định thời gian hoàn thành và trưng bày sản phẩm.
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá
- Gv đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm:
+ Tỉ lệ của hình nặn. + Dáng hoạt động.
+ Đã thể hiện đúng đề tài lựa chọn?
- Gọi HS - GV nhận xét - đánh giá bài của từng nhóm.
- HS quan sát và nêu các
bước thực hiện nặn
- HS nêu tên hình sẽ nặn.
- Làm việc theo nhóm,
- Trình bày bài theo nhóm.
- Nhận xét bài theo các tiêu
chí.
3. Củng cố -
Dặn dò
(2-3p)
- Yêu cầu HS nêu lại cách nặn tạo dáng người.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Nhận xét - đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 1 4: MỸ THUẬT:
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu:
- Hs thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.

- Biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật.
- Biết hướng suy nghĩ, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bài vẽ của hs lớp trước
- Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC
(2-3p)
- Chấm điểm bài tập ở nhà: Nặn dáng người.
- Nhận xét ưu khuyết điểm của từng bài – đánh giá theo A hoặc B
-5-7 HS nộp bài để
đánh giá
3. Bài mới.
(20-22p)
a.Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Trang
trí đường diềm ở đồ vật.
b. Quan sát, nhận xét.(p)
- GV: Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các
hình tham khảo ở SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nêu lên vẻ đẹp của đường diềm ở một số
đồ vật theo câu hỏi gợi ý:
+ H: Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ
vật nào?

+ H: Khi được trang trí bằng đường diềm hình dáng của các đồ
vật ntn?
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- HS quan sát – nghe
giới thiệu.
- Thảo luận N4 trả lời
các câu hỏi.
- Đại diện một số
nhóm trình bàu kế quả,
lớp nhận xét - bổ sung.
- HS nhắc lại.
- Đại diện một số nhóm trả lời - GV kết luận: Trang trí đường
diềm có thể làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Có thể dùng hoạ tiết hoa, lá, chim, để trang trí.
+ Những hoạ tiết giống nhau thường được sắp xếp cách đều nhau
theo hàng ngang, hàng dọc xung quanh đồ vật.
+ Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
c. Cách trang trí (6phút).
- GV hướng dẫn HS cách trang trí theo các bước:
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước
của đường diềm, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách
đề nhau.
+ Chia các khoảng cách để vẽ hoạ tiết.
+ Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết
+ Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.
d. Thực hành - đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu HS vẽ bài vô Vở thực hành mỹ thuật
- GV nhắc HS vẽ theo từng bước – giúp đỡ nhứng HS còn lúng
túng trong việc xác định vị trí, chọn hoạ tiết

* Nhận xét, đánh giá (5phút)
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá:
+ Cách bố cục (hài hoà, cân đối).
+ Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp).
+ Màu sắc (hài hoà, có đậm, có nhạt).
- HS trình bày sản phẩm,
-Gọi HS tham gia đánh giá, GV nhận xét – đánh giá giá sản phẩm
theo 2 mức A hoặc B
- HS quan sát, nêu các
bước tiến hành vẽ hoạ
tiết trên đồ vật.
- Tiến hành vẽ bài vô
vở.
- HS tham gia đánh giá
bài của bạn theo các
tiêu chí.
3.Củng cố -
dặn dò
(2 - 3p)
- Nhắc những HS chưa xong tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành trang trí đường diềm trên đồ vật.
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh theo đề tài: Quân Đội.
- Nhận xét – đánh giá tiét học
o0o
TUẦN 15 : MĨ THUẬT.
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu biết thêm về quân đội và những Hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh
Hoạt hàng ngày.
- Hs vẽ được tranh về đề tài Quân đội.

- Hs thêm yêu quí các cô, các chú bộ đội.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số bức tranh về đề tài Quân đội
III. Hoạt đông dạy học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC
(3-4p)
- Chám điểm bài trang trí dường diềm ở đồ vật ( T14).
- GV nhận xét - đánh giá theo 2 mức: A hoặc B
-3-4 HS nộp bài để GV
chám điểm
2. Bài mới.
(15-17)
a. Giới thiệu bài: (1p)
- Giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ tranh - Đề tài quân đội.
b. Tìm hiểu nội dung đề tài - hướng dẫn.
* HĐ 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. (2-3p)
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quân đội và gợi ý để
hs nhận thấy:
+ Tranh về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là các cô,
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở
- HS quan sát tranh thảo
luận theo nội dung câu hỏi
gợi ý.
chú bộ đội.

+ Trang phục (mũ, quần, áo) của quân đội.
+ Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội.
+ Đề tài Quân đội rất phong phú.
*HĐ2: Cách vẽ tranh. (2-3p).
- Cho HS xem một số tranh ảnh thuộc chủ đề, nêu nội dung
chính của từng tranh và nhận xét cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trong một Hoạt
động cụ thể nào đó.
+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung.
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.
*HĐ3: Thực hành vẽ tranh và đánh giá (10-12p).
- GV quy định thời gian hoàn thành bài vẽ;
- Theo dõi và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* GV đưa tiêu chí đánh giá :
+ Nội dung (rõ chủ đề).
+ Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ).
+ Hình vẽ, nét vẽ (sinh động).
+ Màu sắc (hài hoà, có đậm, có nhạt).
- Gọi Hs nhận xét, GV nhận xét - đánh giá các bài vẽ theo các
mức A hoặc B.
- Đại diện các nhóm trình
bày.
- HS quan sát và lắng
nghe.
-HS vẽ và trình bày bài
theo nhóm.
- HS tham gia đánh giá
bài theo các tiêu chí .
3.Củng cố,
dặn dò:

(3 - 4p)
- Nhắc những HS chưa vẽ song, tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Sưu tầm bài bẽ có hai vật mẫu.
- Nhận xét - đánh giá tiết học
o0o
TUẦN 16: MĨ THUẬT
VẼ THEO: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu được đặc điểm của mẫu.
- Hs biết cách sắp xếp bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
- Hs quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu; Một số bài vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- Hình gợi ý cách vẽ, Một số bài vẽ của HS năm trước.
III.Các hoạt đông dạy học.
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. KTBC.
(3-4p)
- GV chấm điểm bài thực hành tuần 15: Vế đề tài: Quân đội.
- GV nhận xét - đánh giá bài theo 2 mức A hoặc B.
-3-4 HS nộp bài để GV
đánh giá.
2. Bài mới.
(16-18p)
a. Giới thiệu bài. (1p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mầu- Mẫu vẽ có hai vật
mẫu.
b.Tìm hiểu bài.

*HĐ 1: Quan sát, nhận xét- Nêu cách vẽ (5-7p)
- GV giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý SGK để Hs quan
sát, nhận xét đặc điểm của mẫu về:
+Sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật như
chai, lọ, phích, bình đựng nước,
+ Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu
trong một mẫu vẽ.
- Gợi ý HS quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ: Khung hình
chung, khung hình riêng, chiều cao, chiều ngang của từng vật
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát tranh và
mẫu vẽ , thảo luận N4
nêu đặc điểm và tỉ lệ của
từng hình.
- Đại diện các nhóm trình
bày kết quả thảo luận.
mẫu,
* Cách vẽ . - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn HS về
cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy.
- Nhắc nhở hs cách vẽ:
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu.
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ của các bộ phận.
+ Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho
giống mẫu.
+ Vẽ đậm, vẽ nhạt ( bút chì đen hoặc vẽ màu).
*HĐ 2: Thực hành. (12- 14p)
- GV đặt mẫu để HS ở mọi hướng đều nhìn thấy cả hai vật mẫu.
- Lưu ý HS: nhìn thấy vật ở góc độ nào thì vẽ như vậy.

- GV vẽ thị phạm theo các bước cho Hs quan sát, rồi xóa bảng,
yêu cầu HS vẽ.
- Gv theo dõi Hs vẽ, hướng dẫn và giúp đỡ những HS còn lúng
túng chưa xác định được khung hình của từng mẫu vật.
*Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu Hs trưng bày bài vẽ theo nhóm .
- Gợi ý Hs nhận xét bài theo các tiêu chí :
+ Bố cục (cân đối với tờ giấy).
+ Hình vẽ ( đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu).
+ Các độ đậm nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt).
- GV nhận xét đánh giá các bài theo 2 mức A hoặc B.
- HS quan sát các hình
gợi ý .
- Các nhóm thảo luận
nêu cách vẽ theo mẫu
( Đã được học từ những
tiết trước).
- HS vẽ bài vào giấy A4
hoặc vở thực hành
- HS đính bài vẽ theo các
nhóm ( Bài ve ở cùng
góc độ đặt chung một
nhóm)
- HS nhận xét bài vẽ theo
các tiêu chí của GV.
3.Củng cố
dặn dò.
( 2-3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo mấu : Bài vẽ có 2 vật mẫu.
- Nhắc những HS chưa vẽ song tiếp tục hoàn thành bài ve xở nhà.

- Dặn chuẩn bị bài sau: Xem Tranh.
- Nhận xét - đánh giá tiết học
o0o
TUẦN 17: MỸ THUẬT.
BÀI: XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I. Mục tiêu:* Giúp HS
- Tiếp xúc làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh du kích tập bắn.
- Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
III. Hoạt đông dạy học:
Các hoạt
động.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học
sinh.
1. Kiểm tra
bài cũ.
(2-3p)
- GV chấm điểm bài thực hành vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật
mẫu.
- GV nhận xét - đánh giá bài theo 2 mức A hoặc B.
- 3-4 HS nộp bài để
GV nhận xét - đánh
giá.
2. Bài mới.
(16-18p)
a. Giới thiệu bài. (1p)

- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Xem tranh du kích tập bắn.
b. Hướng dẫn quan sát – tìm hiểu nội dung tranh.
*HĐ1: Giới thiệu họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.(7-8p)
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK/ 54.
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh, mất vào ngày- tháng - năm nào?
+ Nêu một vài nét sáng tác và tham gia cách mạng của ông?
+Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của ông mà em biết?
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- 1 HS đọc thông tin
SGK, lớp đọc thầm.
- Hs làm việc N4, trả
lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét – chốt ý đúng.
* HĐ2: Xem tranh: Du kích tập bắn .(8-10p)
- Yêu cầu HS quan sát tranh sgk/ 55- GV giới thiệu về màu sắc, chất
liệu và nội dung tranh.
+ Tranh Du kích tập bắn được sáng tác vào thời gian nào?
+ Chất liệu chính của bức tranh ?
+ Nội dung- màu sắc của tranh?
- Gọi đại diện HS trả lời. GV nhận xét – kết luận: Du kích tạp bắn là
một tác phẩm tiêu biểu về đề tài tranh cách mạng. Tranh được vẽ
bằng chất liệu màu bột, diễn tả đội du kích đang luyện tập vào một
buổi trưa hè. Màu sắc trong tranh tươi sáng, đậm nhạt rõ ràng- diễn
tả được cái nắng chói chang củ ngày hè Nam Bộ.
- Đại diện các nhóm
trình bày kết quả.
+ HS qua sát tranh.
+ HS trả lời các câu
hỏi để nắm vững nội

dung tranh.
- Lắng nghe.
3. Củng cố
dặn dò.
(3-4p)
- Nêu cách sắp xếp – bố cục của tranh: Du kích tập bắn?
- Tư thế của các nhân vật trong tranh?
- Nhận xét - đánh giá tiết học, dặn chuẩn bị bài sau: Trang trí hình chữ nhật
o0o
TUẦN 18: MĨ THUẬT
BÀI : VẼ TRANG TRÍ - TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- Hs biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
II. Đồ dùng dạy học:
-Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh. Một số đồ vật dạng hình chữ nhật có
trang trí.
III. Hoạt đông dạy học:
Các hoạt
động
Họa động của giáo viên
Hoạt động của học
sinh
Bài mới.
( 32-33p)
a. Giới thiệu bài. ( 1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Trang trí hình chữ nhật.
b. Hướng dẫn quan sát - phát hiện cách vẽ.
* HĐ1: Quan sát, nhận xét. (4-5p)

- GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ
đã trang trí hoàn chỉnh .
- Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau ở cả 3 dạng bài.
- Gọi HS phát biểu, GVnhận xét - kết luận.
* HĐ2: Cách trang trí đối xứng. (3-5p)
- GV vẽ phác lên bảng hình gợi ý cách vẽ để HS nhận ra các bước
trang trí đối xứng.
+ Kẻ đường trục.
+ Tìm hình mảng và hoạ tiết.
+ Vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục.
+ Dùng đường cong nét lượn để hoàn chỉnh bài vẽ.
+ Tìm, vẽ màu vào hoạ tiết và nền (có đậm, có nhạt).
c. Thực hành trang trí và nhận xét (18-20p).
- GV gợi ý để HS trang trí : Mảng chính đặt giữa ( lớn) và mảng phụ
nhỏ hơn. Dùng 3-5 màu để trang trí cho bài vẽ; Các họa tiết giống
nhau vé cùng một màu, cùng độ đậm nhạt
-Yêu cầu HS làm bài, quy định thời gian hoàn thành: 12-14p, GV
theo dõi và giúp đỡ những HS chưa xác định được hình mảng hoặc
kẻ được hình.
* Gợi ý cách đánh giá:
+ Hình vẽ cân đối với trang giấy; Hình mảng màu sắc có hài hòa
- HS nhắc lại tên
banì, ghi vở.
- HS quan sát, thảo
luận N4 để thấy
được sự giống và
khác nhau trong
cách trang trí các
hình
- HS nêu các bước

vẽ trang trí HCN
- HS vẽ bài vào vở
thực hành hoặc giấy
A4.
- Đính bài đã hoàn
thành lên bảng.
- Tham gia nhận
xét- đánh giá xép
loại các bài theo tiêu
chí chung của GV.
không?
+ Các chi tiết ở các mảng đối xứng đã lặp lại giống nhau chưa?
- Yêu cầu HS đính bài vẽ đã hoàn chỉnh lên bảng.
- Gọi HS tham gia nhận xét, GV nhận xét - đánh giá theo các mức
A
+
; A; B.
Củng cố dặn
dò.
( 2-3p)
- Nêu các bước tiến hành trang trí hình chữ nhật?
- Có thể nhiều nhất bao nhiêu màu dể trang trí HCN?
- Nhắc HS tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà đối với những em chưa xong.
- Dặn chuẩn bị bài sau : Vẽ tranh - Đề tài trang trí ngày tết.
o0o
TUẦN 19: MỸ THUẬT.
BÀI: VẼ TRANH
“ ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN”
I Mục tiêu:
-HS tìm được và sắp xếp hình ảnh chính , phụ trong tranh .

-HS vẽ được tranh về ngày tết , lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
-HS thêm yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tiết, lễ hội và mùa xuân, bộ đồ dùng dạy học.
- Vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
sinh
1.KTBC.
(1-2p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét - đánh giá công tác chuẩn bị.
2.Bài mới.
(26-28)
a. Giới thiệu bài.(1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ tranh- Đề tài : Ngày tết - lễ hội
và mùa xuân
b. Tìm, chọn nội dung đề tài (3-5p)
- GV giới thiệu tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân để HS
nhớ lại:
+Không khí ; hoạt động; hình ảnh; màu sắc của ngày Tết, lễ hội
và mùa xuân.
-GV gợi ý HS kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở
quê hương mình.
c. Cách vẽ tranh. (3-5p)
- GV giới thiệu một số nội dung để vẽ tranh ví dụ:
+Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết.
+Chuẩn bị cho ngày tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng.
+Những hoạt động trong dịp tết, những hoạt động trong các lễ

hội .
-GV cho HS nhận xét một số bức tranh để các em nhận ra cách
vẽ:
+Vẽ các hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+Vẽ màu tươi sáng rực rỡ.
d. Thực hành (16-18p)
-GV nhắc HS:
+Vẽ hình người, cảnh vật sao cho hợp lí, vẽ được các dáng hoạt
động.
+Khuyến khích vẻ màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện được không
khí vui tươi phù hợp với nội dung đề tài.
-HS chọn nội dung và vẽ.
- HS nhắc lại tên
bài, ghi vở.
- HS quan sát tranh
và nêu không khí,
hình ảnh, hoạt động
của ngày tết và lễ
hội ở địa phương.
- Quan sát tranh
ảnh mẫu theo nhóm
- nêu cách vẽ.
- Đại diện các nhóm
trình bày kết quả
thảo luận
- Nhắc lại cách vẽ .
- HS vẽ bài vô vở
thực hành hoặc giấy
A4

- HS trình bày bài
theo nhóm: Ngày
tết; Lễ hội; Mùa
* Nhận xét và đánh giá (5’)
-GV Đưa ra tiêu chí đánh giá :
+Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh
+Cách vẽ hình, màu sắc; Đặt được tên cho bức tranh.
xuân.
- Tham gia đánh giá
nhận xét bài.
3. Củng cố
dặn dò.
(2-3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ tranh theo đề tài: Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tại lớp, tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
o0o
TUẦN 21 4: MỸ THUẬT
BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG- ĐỀ TÀI TỰ DO
I. Mục tiêu:
- HS có khả năng quan sát. biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật và tạo dáng theo ý thích.
- Kích thích sự ham thích - sáng tạo và cảm nhận vẻ đẹp của HS
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tượng, đồ gốm; đồ mĩ nghệ, một số đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu
khác nhau như: gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp; đất
- Đất nặn, dao , thước giấy báo cũ hoặc bìa cứng
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt
động.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC.
(3- 4 p)
- Chấm điểm bài thực hành ở nhà: Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có 2 hoặc
3 vật mẫu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị, đồ dùng phục vụ tiết học.
- Nhận xét - đánh giá các bài thực hành theo 2 mức A hoặc B.
- 3-4 HS nộp bài
thực hành để GV
đánh giá.
- Lớp nhận xét .
2. Bài mới.
(18-20p)
a. Giới thiệu bài.(1 p).
- Cho HS quan sát vật mẫu, giới thiệu bài: Nặn tạo dáng - đề tài tự
do
b. HĐ1: Quan sát, nhận xét.(3-5 p)
- GV cho HS quan sát vật mẫu.
- Yêu cầu HS nêu chất liệu tạo lên vật mẫu?
- Đại diện HS trả lời , GV kết luận : Đất, gỗ, sơn mài là những vật
liêu để tạo nên những hình người vật trang trí, mô hình ngộ nghĩnh
không chỉ để giải trí mà còn bán cho khách du lịch, người nước
ngoài.
c. HĐ2: Cách nặn (3-5p)
- GV tiến hành nặn kết hợp, hướng dẫn cách nặn, tạo dáng:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, đích lại.
+ Nặn từ một thoải đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm
các chi tiết.

+ Tạo dáng cho sinh động.
- gv đính bảng phụ ghi các bước nặn và hình gợi ý trong SGK/66-68;
phân tích hướng dẫn cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài.
d. HĐ3: Thực hành: (10-12p)
- Yêu cầu HS nêu tên hình nặn hoặc chủ đề nặn
- Ghép những HS có chung chủ đề nặn vào một nhóm .
- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm; Giúp đỡ những nhóm còn
lúng túng.
- Phân chia khu vực bảng để các nhóm trưng bày sản phẩm .
- GV nhận xét - đánh giá SP của các nhóm theo các mức A hoặc B.
- HS nhắc lại tên
bài, ghi vở.
- HS quan sát mẫu
vật.
- HS quan sát để
nắm cách nặn.
-2-3 HS nêu các
bước tiến hành nặn.
- HS nêu tên đề tài
làm việc cá nhân.
- HS trưng bày sản
phẩm theo nhóm.
3. Củng cố
dặn dò.
( 2-3)
- Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tiếp tục nặn ở nhà để đánh giá trong tiết tới.
- Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm chữ in hoa nét thanh - nét đậm
- Nhận xét - đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 22: MỸ THUẬT.

BÀI: VẼ TRANG TRÍ : TÌM HIỂU VỀ KIÊU CHỮ IN HOA
NÉT tranh NÉT ĐẬM
I. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II. Chuẩn bị.
-Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm, một số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo, tạp chí, một vài dòng
chữ kẻ đúng, đẹp.
- Bút chì, thước kẻ, com pa, màu vẽ, vở thực hành, sưu tầm một số kiểu chữ.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt
động.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của
học sinh.
1. KTBC.
(3- 5p)
- GV chấm điểm bài thực hành: Tập nặn tạo dáng.
- Nhận xét - đánh giá theo các mức : A
+
, A, B.
- 3-5 HS nộp bài để
GV đánh giá.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới.
( 18-20p)
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ trang trí, tìm hiểu về kiểu chữ in hoa
nét thanh nét đậm
b. Quan sát, nhận xét.( 2-3p)

- GV giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau và gợi ý:
+ Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ?
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
+ Dòng chữ nào là chữ kiểu in hoa nét thanh nét đậm?
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Một số HS trả lời, GV nhận xét - tóm tắt:
+ Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong một con
chữ có nét thanh nét đậm (nét to và nét nhỏ).
+ Nét thanh, nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát,
nhẹ nhàng.
+ Nét thanh, nét đậm đặt đúng vị trí sẽ làm cho hình dáng chữ cân đối,
hài hòa.
+ Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm có thể có chân hoặc không có
chân.
c.Tìm hiểu cách kẻ chữ.(3- 4p)
- GV nêu: Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh và nét đậm cần
dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ :
+ Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh.
+ Nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.
- GV minh họa bằng phấn trên bảng những động tác đưa tay lên nhẹ
nhàng để có nét thanh.
- GV kẻ chữ làm mẫu, vừa kẻ vừa phân tích để HS nắm vững bài:
Hải phòng
d. Thực hành. (12-14p)
- Yêu cầu HS kẻ các chữ : A, B, M, N;
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- HS quan sát thảo
luận nhóm 4, nêu
đặc điểm các loại

chữ
- Lắng nghe.
- Quan sát, nêu nét
đưa lên, nét kéo
xuống, nét ngang
của các con chữ
trong từ
“Hải phòng”

- HS kẻ chữ vào vở
thực hành.
- GV gợi ý HS:
+ Tìm màu chữ, màu nền ( màu nền nhạt thì màu chữ đậm hoặc ngược
lại).
+ Cách vẽ màu: Vẽ màu gọn trong nét chữ( vẽ màu ở viền nét chữ
trước, ở giữa nét chữ sau)
- GV hướng dẫn HS làm bài tìm vị trí các nét chữ và thao tác khó nhất
là vẽ đoạn chuyển tiếp giữa nét cong và nét thẳng, vẽ màu sao cho
đúng hình nét chữ.
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá.…
+ Hình dáng chữ (cân đối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí).
+ Màu sắc của chữ và nền (có đậm. Có nhạt).
+ Cách vẽ màu (gọn trong nét chữ).
- Hết thời gian thực hành- HS nộp bài để đánh giá.
- Nhận xét - tuyên dương những HS làm bài tốt.
- trang trí cho dòng
chữ( vẽ màu).
- đính bài hoàn thành
lên bảng, nhận xét -
đánh giá bài theo các

tiêu chí
3. Củng cố
dặn dò.
(3-5p)
- Chữ nét thanh – nét đậm là kiểu chữ như thế nào?
- Trong chữ nét thanh – nét đậm, những nét nào là thanh, nét nào đậm?
- Nhận xét - đánh giá tiết học
o0o
TUẦN 23 : MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
- HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh của các hoạ sĩ về những đề tài khác nhau (SGK)
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy - học :
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC.
(3-5p)
-H : Khi trang trí chữ nét thanh – nét đậm, căn vào yêu tố nào để
xác định nét thanh, nét đậm của con chữ ?
- Chấm điểm bài thực hành của tiết trước – đánh giá theo các mức A
hoặc B.
-2 HS trả lời .

- 3-4 HS nộp bài thực
hành để chấm điểm.
2. Bài mới.
(20-21p)
a. Giới thiệu bài (1p).
- GV giới thiệu bài – ghi bảng : Vẽ tranh : Đề tài tự do.
b. Tìm chọn nội dung đề tài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ các đề tài khác nhau trong SGK/71-
73 thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
- GV có thể gợi ý một số đề tài cụ thể để HS tập chọn nội dung và
tìm những hình ảnh phù hợp:
VD: Ở đề tài Nhà trường, có thể vẽ phong cảnh trường em, giờ học
trên lớp,giờ ra chơi ở sân trường,chăm sóc vường trường, vệ sinh
trương lớp…
* Kết luận: Đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được
những nội dung yêu thíchvà phù hợp để vẽ tranh.
- Gọi HS nêu tên đề tài và tìm các hình ảnh chính, phụ cho tranh.
c. Cách vẽ tranh
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- HS quan sát tranh
thảo luận N2, trả lời
các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm
trình bày kết quả.
- Lắng nghe
- HS nêu đề tài sẽ
chọn để vẽ.

- GV gợi ý HS cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (Vẽ rõ nội dung)
+ Vẽ hình ảnh phụ sau (Cho tranh sinh động)
+ Vẽ màu tươi sáng.(Tô màu theo ý thích)
d. Thực hành -Nhận xét đánh giá:
- Yêu cầu HS tiến hành vẽ tranh vô vở thực hành mỹ thuật .
- Gv theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng trong việc xác
định những hình ảnh chính của bức tranh theo đề tài đã chọn.
- Hết thời gian thực hành, Yêu cầu HS đính bài vẽ theo nhóm.
- GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá:
+ Tranh vẽ thể hiện rõ đề tài đã chọn - đặt được tên cho tranh (2đ)
+ Hình ảnh rõ ràng phù hợp. (3đ)
+Màu sắc sắc phối hợp hài hoà (3đ)
+ Bài vẽ cân đối với khổ giấy. (2)
- Gọi HS nhận xét – GV nhẫn ét , tuyên dương HS có bài vẽ xuất sắc
nhất.
-Lắng nghe.
- HS vẽ tranh theo
nhóm cùng chung đề
tài.
- HS đánh giá bài theo
các tiêu chí.
- Bình chọn bài vẽ
xuất sắc nhất
3. Củng cố
dặn dò.
(3-4p)
- H : Nêu nhữnh lưu ý khi vẽ tranh theo đề tài tự chọn.
-Nhắc những HS chưa hoàn thành bài thực hành , tiếp tục hoàn thành ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau : Vẽ theo mẫu.

- Nhận xét – đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 24:MĨ THUẬT.
VTM: MẪU CÓ HAI HOẶC BA ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu.
- HS biết quan sát, so sánh để tìm ra tỉ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạtchính của
mẫu.
- HS vẽ được hình gần giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ.
II.Chuẩn bị.
- SGK, 1 số mẫu lọ, bình, quả cam
- Vở tập vẽ, màu tô, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
( 3-5p)
- Chấm điểm bài thực hành: vẽ tranh theo đề tài tự chọn.
- GV nhận xét – đánh giá theo các mứcc A hoặc B
-3-4 HS nộp bài để GV
đánh giá
2. Bài mới.
( 18- 20p)
a.Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: VTM: Mẫu vẽ có hai vật mẫu….
b. Quan sát, nhận xét.
- GV đặt mẫu, Yêu cầu HS nhận xét tỉ lệ chung của mẫu:

+ chiều ngang, chiều cao
+ Vị trí vật mẫu? (mẫu nào ở phía trước, mẫu nào ở phía sau?)
+ Hình dáng màu sắc, đặc điểm của lọ và quả.
+ So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, từng bộ phận.
c. Cách vẽ.
- Yêu cầu HS quan sát H2 - SGK/85. - GV hướng dẫn cách vẽ:
+ Phác thảo khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng
vật mẫu.
+ Vẽ đường trục + Tìm tỉ lệ bộ phận các vật mẫu
-HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS quan sát vật mẫu -
Thảo luận N4, nhận xét về
tỉ lệ của các mẫu vật, các
bộ phận của từng mẫu.
- HS quan sát hình minh
hoạ.
- 2-3 HS nhắc lại các
bước tiến hành vẽ.
+ Vẽ nét chi tiết + Vẽ độ đậm nhạt
d. Thực hành
-Yêu cầu HS vẽ vào vở thực hành mĩ thuật
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng trong việc xác
định khung hình chung hoặc tỉ lệ của từng bộ phận của vật
mẫu…
* Nhận xét đánh giá.
- GV đính bảngphụ nêu tiêu chía đánh giá:
+ Mậu vật cân đối với tờ giấy; các bộ phận của vật mẫu thể
hiện cân đối với nhau trong bài.
+ Biết dùng chì để miêu tả độ sáng tối.

+ Biết tả bóng trong bài vẽ, thể hiện đúnh hướng sáng.
- Yêu cầu HS trính bày bài vẽ theo nhóm.
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
- HS thực hành vẽ theo
nhóm.
- HS đính sản phẩm theo
nhóm.
- Tham gia ddanhs giá bài
của bạn dựa vào các tiêu
chí.
3. Củng cố
dặn dò.
( 2-3p)
- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bài thực hành ở nhà ( Đói với nhứng HS chưa hoàn thành
tại lớp).
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Xem tranh : Bác Hồ đi công tác.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 25: MỸ THUẬT:
XEM TRANH: BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I. Mục tiêu:
- Tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sỹ Nguyễn Thụ.
- Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Chuẩn bị:
- SGK, Tài liệu tham khảo; một số tranh về Bác Hồ của các hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
- HS sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC
( 3-5p)
- Chấm điểm bài thực hành vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc
ba vật mẫu.
+ H: Nêu các bước tiến hành vễ theo mẫu ( Mẫu vẽ có hai
hoặc ba vật mẫu).
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B
- 3-5 HS nộp vở thực
hành mĩ thuật để GV
đánh giá.
- 1 HS nêu các bước vẽ.
-Lớp nhận xét - bổ sung.
2. Bài mới.
( 20-22p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Xem tranh : Bác Hồ đi công
tác.
b.HĐ1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ (8-10p)
- Yêu cầu HS đọc 1/77- SGK và trả lời các câu hỏi:
+H: Nêu những nét chiính về tiểu sử Nguyễn Thụ?
+H: Những tác phẩm nổi tiếng của ông?
- Gọi HS trả lời, GV nhận xét - bổ sung: + Hoạ sĩ Nguyễn
Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ông là
hiệu trởng trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1985-
1992. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu
nhà giáo nhân dân năm 1988.
+Ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công

nhất là tranh lụa. Đề tài chính trong tranh ông: phong cảnh và
sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật
trong tranh thường là các cụ già, thiếu nữ, em bé, được thể
- HS nhắc lại tên bài, ghi
vở.
- HS đọc thông tin
SGK/117, thảo luận N4
theo câu hỏi gợi ý.
- Đại diện một số nhóm
trình bày kết quả thảo
luận. Lớp nhận xét - bổ
sung.
- Lắng nghe.
hiện rất sinh động và màu sắc giản dị.
+ Bác Hồ đi công tác là một trong nhiều tranh đoạt giải của
ông,
+ Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ
thuật năm 2001.
*HĐ 2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác (10-12p)
- Cho HS xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý để HS tìm hiểu bức
tranh:
+ Hình ảnh chính, dáng vẻ của từng nhân vật trong tranh ntn?
+ Hình dáng của hai con ngựa ntn? + Màu sắc của bức tranh
rực rỡ hay trầm ấm?
- Gọi Đại diện các nhóm trả lời, GV kết luận, làm rõ nội dung
của bức tranh:
+ Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cỡi ngựa qua
suối trên đường công tác. Bác ngồi ung dung, thư thái trên
lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách
giản dị, gần gũi của Người.

+ Cảnh vật xung quanh gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi
rừng Việt Bắc.
+ Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với các độ
đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hoạ sắc nhẹ nhàng, trầm ấm,
hấp dẫn người xem.
+ Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị,
bức tranh Bác Hồ đi công tác là một trong những tác phẩm
thành công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- HS quan sát tranh.
- Thảo luận N4 nêu
những hình nảh chính,
màu sắc và sự tiinh tế
của bức tranh.
- Đại diện một số nhóm
nêu kết quả, các nhóm
khác nhận xét - bổ sung.
- Lớp lắng nghe.
3. Củng cố
dặn dò.
( 2-3p)
- Ai là tác giả của bức tranh Bác Hồ đi công tác? Hình ảnh và màu sắc chủ đạo của bức
tranh ?
- Hãy nêu tên và thông tin những bức tranh về Bác Bồ mà em sưu tầm được?
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Tập kẻ chữ in hoa nét thanh – nét đậm.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 26: MỸ THUẬT.
TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA
NÉT THANH NÉT ĐẬM
I. Mục tiêu:

- Nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối.
- Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu
hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
-SGK, một vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, tạp chí hoặc tự chuẩn bị.
-Vở thực hành, bút chì, tẩy, thước kẻ, com pa, ê ke, màu vẽ,
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC.
( 3-5p)
- Nêu cảm nhận của emm về bức tranh: Bác Hồ đi công tác?
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B
-2 HS nêu cảm
nhận.
- Lớp bổ sung.
2. Bài mới.
( 20-22p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Kẻ chữ in hoa – nét thanh,nét đậm.
b. Quan sát, nhận xét.(3-4p)
- GV giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét
đậm (kẻ đúng và chưa đúng). Gợi ý học sinh nhận xét:
- HS nhắc lại tên
bài, ghi vở.
- HS quan sát -

+ Kiểu chữ (kẻ đúng hay kẻ sai)?
+ Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy.
+ Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng?
+ Cách vẽ màu chữ và màu nền (chữ màu sáng thì nền mầu đậm và
ngược lại).
- Y/c HS tìm ra dòng chữ đúng và đẹp.
c. Cách kẻ chữ: (4-5p)
- GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi gợi ý để HS nhận ra
các bước kẻ chữ :
+ Căn cứ vào đâu xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ ?
+ Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng
cách giữa các con chữ và các tiếng.
+ Căn cứ vào đâu để xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh
cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của các con chữ ?
+ Sử dụng những dụng cụ nào để phác và vẽ chữ?.
+ Vẽ màu như thế nào cho phù hợp?
- Đại diện các nhóm trả lời. GV lưu ý HS: cần chọn màu và vẽ theo
ý thích.
d. Thực hành. (13-14p)
- GV lưu ý HS trong khi thực hành:
+ Xác định chiều cao, chiều dài của các con chữ sao cho cân đối
với trang giấy.
+ Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng cần đúng tỉ lệ.
+ Xác định đúng vị trí nét thanh nét đậm của từng con chữ.
+ Chọn màu để tranh trí dòng chữ theo ý thích, không nên chọn
nhiều màu.
- Hướng dẫn HS đánh giá - nhận xét bài theo các tiêu chí:
+ Bố cục hợp lý – cân đối; + Đúng kiểu chữ .
+ Màu sắc phù hợp giữa nền và chữ
- GV nhận xét – tuyên dương những bài trang trí đẹp.

thảo luận N2 theo
gợi ý.
- Đại diện một số
nhóm nêu nhận xét.
- HS thảo luận N4,
đọc thông tin
SGK/81 để trả lời
câu hỏi, rút ra các
bước vẽ.
- HS vẽ và trang trí
chữ vào vở thực
hành mỹ thuật.
- Nhận xét bài theo
các tiêu chí
3. Củng cố
dặn dò.
( 2-3p)
- Nêu cách trang trí chữ nét thanh – nét đậm?
- Nhắc HS làm bài tập ở nhà trong vở thực hành; Chuẩn bị : Vẽ tranh : Đề tài môi trường
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 27: MỸ THUẬT
BÀI: ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường.
- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- SGK, Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường (phong cảnh, các hoạt động bảo vệ môi trường).
- Hình gợi ý cách vẽ.

-Vở thực hành, bút chì, tẩy, thước kẻ, com pa, ê ke, màu vẽ,
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC
(3-5p)
- Đánh giá bài thực hành ở nhà: Kẻ chữ in hoa nét thanh – nét
đậm.
+H: Trình bày cách xác định chiều cao độ rộng của các con chữ?
- GV đánh giá theo theo các mức A hoặc B.
-3-5 HS nộp bài thực
hành.
-1 HS nêu quy trình.
2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. (1p).
( 20-22p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ thanh - Đề tài môi trường.
b.Tìm, chọn nội dung đề tài.(3-4p)
- GV giới thiệu tranh ảnh về môi trường và gợi ý để HS nhận ra:
+ Không gian sống xung quanh ta có đồi núi, ao hồ, kênh rạch,
sông suối, cây cối, đường sá, nhà cửa, bầu trời,
+ Môi trường xanh-sạch-đẹp rất cần cho cuộc sống con người.
+ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người.
* Để vẽ tranh về môi trường có thể chọn một trong số những hoạt
động: thu gom rác, làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước,
trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắt động vật quý hiếm,
- Gọi HS nêu nội dung sẽ chọn để vẽ tranh.
c. Cách vẽ tranh: (3-5p)

- GV đính bảng phụ có hình gợi ý cáhc vẽ. – Yêu cầu HS nêu các
bước vẽ.
- GV kết luận:
+ Vẽ hình ảnh chính trước, sắp xếp cân đối với phần giấy quy
định; + Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động; + Vẽ màu
theo ý thích (có màu đâm, màu nhạt).
* Lưu ý HS không nên vẽ nhiều hình ảnh tản mạn vì sẽ làm cho
bài vẽ vụn vặt, không rõ trọng tâm.
d. Thực hành: (13 – 15p)
- Yêu cầu HS vẽ vào vở thực hành.
- GV theo dõi, gợi ý, giups đỡ những HS còn lúng túng trong việc
xác định nội dung, các mảng chính phụ trong bài vẽ…
* Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí: + Cách
chọn nội dung; + Cách sắp xếp hình ảnh; + Cách vẽ hình; + Cách
vẽ màu.
- Tuyên dương những HS có bài vẽ hoàn chỉnh, đúng trọng tâm.
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở
- Quan sát tranh
minh hoạ.
- Lắng nghe .
- HS lần lượt nêu nội
đề tài sẽ chọn để vẽ.
- HS quan sát các
hình minh hoạ cách
vẽ.
- 2-3 HS nêu các
bước tiến hành vẽ
tranh.
- HS làm việc cá

nhân, vẽ bài trong
vở thực hành .
- Nhận xét bài vẽ
cảu bạn theo các tiêu
chí.
3. Củng cố
dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc nhứng HS chưa hoàn chỉnh bài vẽ tiếp tục hoàn thành ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu - Mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 28: MĨ THUẬT:
VTM- MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU ( VẼ MÀU )
I. Mục tiêu:
- HS hiểu đặc điểm của mãu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu).
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hai mẫu vẽ khác nhau (hình dáng, màu sắc).
- Hình gợi ý cách vẽ.
-Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ.
III. Các hoạt đông dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của
học sinh
1.KTBC.
( 3-5p)

- Đánh giá bài thực hành ở nhà: Tranh vẽ đề tài môi trường.
+ Kể tên các nội dung thuộc chủ đề môi trường có thể chọn để
vẽ tranh? Khi vẽ tranh chủ đề môi trường cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặ B.
- 3-5 HS nộp bài đề
đánh giá.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
2.Bài mới.
(20 - 22p )
a. Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai -HS nhắc lại tên bài,
hoặc ba vật mẫu.
b.Quan sát, nhận xét.
GV bày mẫu vật và gợi ý các em nhận xét về:
- Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.
- Vị trí của lọ, quả (ở trớc, ở sau, che khuất nhau, )
- Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả (cao, thấp, to, nhỏ)
- Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ hoa, quả.
c. Cách vẽ.
- GV hướng dẫn để HS nắm được cách vẽ theo các bước:
- Ước lợng chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình
chung.
- Quan sát mẫu, ớc lợng và phác khung hình của lọ, hoa, quả.
- Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa, quả.
- Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng.
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.
- Xác định các mảng màu, đậm nhạt ở mẫu và vẽ màu theo cảm
nhận riêng.
* Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ.
d.Thực hành vẽ và đánh giá.

-Yêu cầu HS vẽ bài vô vở thực hành. GV theo dõi, hướng dẫn
và giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng trong bước phác
khung hình và phân chia tỉ lệ của từng vật.
- GV đính bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá:
+ Bố cục: Hình vẽ cân đối hay không cân đối với tờ giấy.
+ Hình vẽ: Rõ đặc điểm, sát mẫu về tỉ lệ chung và tỉ lệ bộ phận.
+Vẽ màu hài hoà, không sử dụng quá nhiều màu.
- GV nhận xét tuyên dương những bài vẽ hoà hảo.
ghi vở.
- HS quan sát mẫu
vật, tranh mẫu và xác
định hưỡng vẽ.
- 2-3HS nêu cách xác
định tỉ lệ.
- HS lắng nghe, quan
sát hình gợi ý.
- 3-4HS nêu các bước
vẽ theo mẫu.
- HS vẽ bài vô vở
thực hành Mỹ thuật.
- Đính bài vẽ theo vị
trí nhìn thấy vật mẫu.
- 3-4HS tham gia
nhận xét bài vẽ của
bạn.
3. Củng cố
dặn dò.
( 2-3p)
- Nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu? Để bài vẽ hoàn hảo cần chú ý điều gì?
- Nhắc chuẩn bị bài sau: Đất nặn, giấy báo cũ, thước kẻ, dao…

- Nhận xét – đánh giá qtiết học
o0o
TUẦN 29: MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI
I. Mục tiêu
- Hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.
- Biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
- Lồng ghép giáo dục lòng yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
- Đất nặn và dụng cụ để nặn.
III. Các hoạt động dạy - học
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1. KTBC.
(3-5p)
- Đánh giá bài thực hành vẽ theo mẫu (mẫu vẽ có hao hoặc 3 vật
mẫu).
- GV nhận xét – đánh giá theo các mức A hoặc B.
- 2-3HS nộp bài.
2. Bài mới.
(20 -22p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng: Tập nặn tạo dáng: Đề tài ngày hội.
b.HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài.(5-6p)
- Yêu cầu HS kể một số lễ hội của địa phương .
- Đại diện một số HS nêu tên các lễ hội và các hoạt động chính
của từng lễ hội đó.

- GV giới thiệu bài, ghi
vở.
- HS kể tên các lễ hội ở
địa phương mà các em
biết.
c.HĐ 2: Cách nặn. (3-5)
- Cho HS quan sát đề tài đã nặn hoàn chỉnh - Yêu cầu HS nêu nội
dung và các hình ảnh chính, phụ của đề tài được quan sát.
- Yêu cầu HS quan sát hình gợi ý ở SGK; nhắc lại kỹ thuật nặn
đã được học ở tiết trước – GV chốt lại:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi
đất
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
* HĐ 3: Thực hành - nhận xét.(10-12p)
- Yêu cầu HS nêu tên đề tài sẽ chọn để nặn; Tiến hành nặn theo
nhóm .
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng trong việc xác định đề
tài, các mảng chín phụ….
* GV đính bảng phụghi tiêu chí đánh giá
+Hình nặn rõ đặc điểm; Tạo dáng sinh động, phù hợp với các hoạt
động; Sắp xếp các hình nặn rõ nội dung đề tài
- Hết thời gian , yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. Gv
nhận xét – đánh giá, tuyên dương HS có bài nặn tốt.
- HS quan sát đề tài đã
được GV chuẩn bị.
- Quan sát hình minh
hoạ, đọc thông tin
SGK, thảo luận theo
cặp nêu cách nặn.

- HS lần lượt nêu tên đề
tài sẽ chọn.
- HS nặn -tạo dáng theo
nhóm.
- Trưng bày sản phẩm
theo nhóm.
- tham gia nhận xét sản
phẩm của bạn
3. Củng cố
- dặn dò.
(2-3p)
- Nhắc HS tiếp tục nặn và tạo dáng ở nhà ( đối với những HS chưa hoàn thành).
- Dặn chuẩn bị bài sau: Trang trí đầu báo tường.
- Nhận xét – đánh giá tiết học.
o0o
TUẦN 32:MỸ THUẬT
BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT( VẼ MÀU)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách so sánh, quan sát nhận ra đặc điểm của vật mẫu.
- HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- Hs yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh tĩnh vật của HS lớp trước; lọ hoa, quả khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ; SGK; vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt
động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh

1.KTBC.
(3-5p)
- Châmá điểm bài thực hành ở nhà: Vẽ theo đề tài: Ước mơ
của em.
- Gv nhận xét – đánh giá theo 2 mức A hoặc B.
- 3-5 HS nộp bài đẻ GV
đánh giá.
2. Bài mới.
( 18-20p)
a. Giới thiệu bài. (1p).
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Vẽ theo mẫu- Vẽ tĩnh vật.
b.Quan sát nhận xét(2-3p)
- GV giới thiệu một số bức tranh tĩnh vật tạo cho HS hứng thú
với bài học
- Yêu cầu HS thảo luận N4 đề hiểu được khái niệm về tranh
tĩnh vật
- GV bày mẫu vẽ, Yêu cầu HS nêu nhận xét:
+ Vị trí của các vật mẫu.
+ Chiều cao , chiều ngang của các vật mẫu
+ Hình dáng của ọ hoa, quả
+ Màu sắc và độ đậm nhạt ở mẫu.
c. Cách vẽ .(2-3p)
- GV đính hình gợi ý cách vẽ lên bảng. Yêu cầu HS đọc thông
- HS nhắc lại tên bài,
ghi vở.
- HS quan sát và thảo
luận theo N4, nêu khái
niệm về trah tĩnh vật,
nhận xét về mẫu vật.
- Đại diện 3 nhóm trình

bày trước lớp.
- 1 HS đọc thông tin

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×