Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.92 KB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sư dụng để bảo vệ một học vị nào cả.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề
tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương
nơi thực hiện đề tài.
Hà nội, ngày 02 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Phan Thị Ngọc Huyền
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khó luận này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân tập thể trong và ngoài
trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đã
trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong
học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Hồ Ngọc
Cường Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường - Khoa Kinh tế & PTNT
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới tập thể cán bộ UBND xã
Kiêu Kỵ, đoàn thể các cán bộ ở phòng Tài Nguyên và môi trường và Xí
nghiệp môi trường Đô Thị huyện Gia Lâm và các công nhân thu gom rác thải
của Xí nghiệp môi trường Đô thị Gia Lâm cùng với người dân xã Kiêu Kỵ đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong qua trình nghiên cứu tại địa
phương.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã


động viên khích lệ, chia sẻ khó khăn cũng như giúp đỡ nhiều mặt để tôi tiến
hành và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Phan Thị Ngọc Huyền
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
Nó bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi
trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi hiện
tại đang xuống cấp cục bộ về môi trường. Có nhiều nơi bị hủy hoại nghiêm
trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất
nước. Đặc biệt trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường
cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Xã Kiêu Kỵ là một xã vùng ven của Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội.
Trong những năm qua, ngoài nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế xã hội của
địa phương thì trên địa bàn còn là nơi tập kết rác thải sinh hoạt của Huyện Gia
Lâm và một phần quận Long Biên.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt và ảnh hưởng tới cuộc
sống, sức khỏe của người dân xung quanh khu vực tập kết rác nói riêng và
người dân trên địa bàn xã nói chung.
Để đảm bảo cho đời sống, sức khỏe và sản xuất của mình, người dân
đã có nhiều ứng xử khác nhau trước công tác thu gom, tập kết rác thải về bãi

rác Kiêu Kỵ trên địa bàn xã.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu để hệ thống hóa
lý luận và thực tiễn về ứng xử của người dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ, để góp
iii
phần đưa ra giải pháp cũng như đề xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng
liên quan quan tâm đúng mức, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động
thu gom rác thải. tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng xử của người dân với
tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về
bãi rác Kiêu Kỵ trên địa bàn xã Kiêu Kỵ- Gia Lâm – Hà Nội”.
Mục đích của khóa luận nhằm làm rõ vai trò của các cơ quan chức
năng, bên liên quan từ đó đề ra giải pháp cũng như đề xuất, kiến nghị quan
tâm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thảivà đề
xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động thu
gom rác thải.
Để thấy rõ được ứng xử của các hộ dân trước tình trạng ô nhiễm môi
trường do hoạt động thu gom rác thải, bài khóa luận sẽ thông qua đánh giá
ứng xử của hộ nông dân trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường,
giảm thiểu tác động cùa ô nhiễm môi trường và ứng xử của hộ đối với việc đề
xuất giải pháp giảm thiể ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng cácphương pháp
chọn địa điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp
phân tích số liệu, phương pháp dự báo để thấy rõ ứng xử của hộ nông dân
trong các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua thu nhập
thông tin từ phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi theo phương
pháp chọn mẫu điều tra tại 3 nhóm hộ dân với 3 khoảng cách khác nhau tới
bãi rác Kiêu Kỵ : nhóm hộ có khoảng cách < 500m với 15 hộ ( hộ gần bãi
rác), nhóm hộ có khoảng cách 500m – 1000m với 30 hộ ( hộ gần trung bình),
nhóm hộ có khoảng cách >1000m ( hộ xa bãi rác).
Kết quả điều tra cho thấy hoạt động thu gom và xử lý rác thải của nhà
máy xí nghiệp môi trường đô thị huyện Gia Lâm đã gây ra ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí và môi trường hệ sinh thái ảnh hưởng đến sức

khỏe, kinh tế người dân và xảy ra xung đột cộng đồng. Trước tình trạng ô
nhiễm đó những người dân xung quanh bãi rác đã có những ứng xử khác nhau
iv
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong đó có: Nhóm hộ gần bãi rác có
66,67% dùng máy lọc nước RO. Các nhóm hộ cách bãi rác từ 500 m – 1000
m sử dụng máy lọc nước chiếm 63,33% và các hộ xa bãi rác chiếm 53,33%
thấp hơn các hộ gần bãi rác vì mức độ ảnh hưởng cũng ít hơn.
Nhóm hộ do gần bãi rác nhất có 13,33% hộ thường xuyên đóng cửa,
hộ gần trung bình có 6,66% và hộ xa bãi rác thì chiếm 13,34%. Những hộ này
do không có sản xuất kinh doanh hay bán hàng nên họ đóng cửa thường
xuyên. Phần lớn người dân ở đây họ sử dụng cửa kính để giảm tiếng ồn và
mùi hôi khó chịu. Nhóm hộ gần bãi rác nhất chiếm tỷ trọng lớn nhất 73,33%
và giảm dần theo khoảng cách với hộ xa bãi rác là 53,33%.
Nhóm hộ gần bãi rác nhất có tỷ trọng người dân sử dụng nước để giảm
bụi là lớn nhất chiếm 33,33%, các hộ gần bãi rác chiếm thấp nhất là 13,33%.
Các hộ gần bãi rác nhất có 80% , nhóm hộ gần trung bình có 56,67% và
nhóm xa hơn thì có 53,33%. Mặc dù ứng xử này được sử dụng nhiều nhất
nhưng không mang lại hiệu quả.
Việc yêu cầu nhà máy xí nghiệp sử dụng công nghệ mới trong việc xử
lý và thu gom chất thải cũng được phản ánh qua các nhóm hộ điều tra, hộ gần
bãi rác nhất chiếm 6,67%, hộ gần bãi rác trung bình chiếm 40%, và hộ xa bãi
rácchiếm 46,67%. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của hoạt động xử lý và thu gom rác
thải của nhà máy xí nghiệp môi trường đô thị huyện Gia Lâm đến các hộ.
Tỷ lệ người dân chuyển đi vùng khác chiếm một phần nhỏ trong các
ứng xử
Còn một số ứng xử khác như một số hộ dân chuyển trồng lúa sang
nghành nghề kinh doanh khác, hoặc không làm ruộng nữa trả lại ruộng cho xã
làm tăng diện tích đất trống.
Ngoài những biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bãi rác
gây ra thì những hộ dân ở đây cũng đưa ra những đề xuất như việc tăng cường

hoạt động thu gom rác một cách triệt để, tổ chức tuyên truyền tập huấn các
v
nội dung bảo vệ môi trường và hành vi giảm thiểu ô nhiễm môi trường, di
chuyển bãi rác đi nơi khác,…
Như vậy, ứng xử của các hộ dân ở đây chỉ là các giải pháp trước mắt,
chính sách quản lý môi trường ở địa phương chưa thực hiện tốt. Nghiên cứu phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của các nhóm hộ dân như trình độ học
vấn, điều kiện kinh tế, khoảng cách của hộ tới bãi rác, tham gia lớp tập huấn.
Để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường tới đời sống kinh tế và
sức khỏe của người dân, đề tài đã đưa ra các giải pháp : Khuyến khích những
người dân xung quanh bị ảnh hưởng đưa ra những ý kiến nhằm góp ý cho
việc thu gom và xử lý rác thải lên cơ quan chính quyền và được chính quyền
xử lý. Đưa ra các biện pháp cải thiện cuộc sống cho những người dân, cho họ
các lời khuyên như thay đổi phương thức sản xuất, dùng hệ thống nước sạch,
… nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Giải quyết các vấn đề mà những người dân đã
gửi thư yêu cầu cơ quan chính quyền xử lý sẽ giúp người dân thấy được giá trị
của mình.
vi
MỤC LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CAC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1: Ý kiến của phó chủ tịch về vấn đề người dân chặn xe chở rác Error:
Reference source not found
Hộp 4.2: Kết quả xét nghiệm về mẫu nước ở xã Kiêu kỵ Error: Reference
source not found
Hộp 4.3: Trách nhiệm của ai Error: Reference source not found
Hộp 4.4: Diện tích trồng lúa bị thiệt hại hoàn toàn.Error: Reference source not
found

Hộp 4.5: Hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng Error: Reference source not
found
Hộp 4.6: Kết quả sản xuất lúa bị giảm 50%. Error: Reference source not found
Hộp 4.7: Ruộng đã bị bỏ hoang do ô nhiễm đất và nguồn nước Error:
Reference source not found
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Xe chở rác tại cổng của bãi chôn lấp rác thải Kiêu Kỵ San ủi, đầm
nén Error: Reference source not found
Hình 4.2: Xe san ủi của nhà máy xí nghiệp môi trường đô thị Huyện Gia Lâm
Error: Reference source not found
Hình 4.3: Hồ chứa nước thải Error: Reference source not found
Hình 4.4: Bãi chôn lấp Kiêu Kỵ Error: Reference source not found
Hình 4.5: Ruồi tại bãi chôn chấp rác Kiêu Kỵ Error: Reference source not
found
Hình 4.6: Hoạt động thu gom rác của công nhân Error: Reference source not
found
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
BQ Bình quân
ONMT Ô nhiễm môi trường
CC Cơ cấu
SL Số lượng
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp

CTR Chất thải rắn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BVMT Bảo vệ môi trường
PTNT Phát triển nông thôn
xi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
Nó bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên. Hiện nay môi trường đã trở thành vấn
đề chung của toàn nhân loại, được thế giới quan tâm. Mục tiêu đạt môi trường
xanh sạch đẹp không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh
hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống
thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày
càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi hiện
tại đang xuống cấp cục bộ về môi trường. Có nhiều nơi bị hủy hoại nghiêm
trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất
nước. Đặc biệt trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành kinh tế và quá trình đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường
cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Theo số liệu
thống kê thì trung bình rác thải sinh hoạt/ngày khu vực thành phố Hà Nội là
1368 tấn; TP Hồ Chí Minh là 3752 tấn. Với tốc độ tăng như hiện nay thì dự
kiến đến năm 2020, tổng lượng rác thải chỉ riêng 3 thành phố Hà Nội, Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng sẽ thải là khoảng 3.318.823 tấn/năm. Hệ lụy từ thực tế đó
sẽ dẫn tới lượng rác thải bị ứ đọng tại các thành phố và các địa phương khác
trở thành vấn đề đáng quan ngại. Hiện nay, công tác thu gom mới đạt 70%

lượng rác thải thải ra nhưng đã làm cho hầu hết các bãi rác của thành phố của
nước ta đều trong tình trạng quá tải. Với các nước có nền kinh tế phát triển
1
như Mỹ, Nhật, Anh, Hà Lan, thì việc xử lý rác chủ yếu sử dụng phương
pháp thiêu hủy bằng công nghệ cao hoặc đem đi chôn lấp. Trong khi đó, nước
ta vẫn phổ biến cách chôn lấp lộ thiên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, môi
trường. Cách làm này không những giải quyết được lượng rác tồn đọng mà
còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, ô
nhiễm đất và bầu không khí xung quanh. Từ đó, ảnh hưởng tới đời sống và
sản xuất của người dân trên địa bàn xung quanh khu vực có bãi rác hoạt động.
Xã Kiêu Kỵ là một xã vùng ven của Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội.
Trong những năm qua, ngoài nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế xã hội của
địa phương thì trên địa bàn còn là nơi tập kết rác thải sinh hoạt của Huyện Gia
Lâm và một phần quận Long Biên. Tình hình thu gom rác tập kết về đơn vị
xử lý rác thải nằm trên địa bàn bên cạnh những lợi ích tạo công ăn việc làm
thì còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt
và ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của người dân xung quanh khu vực tập
kết rác nói riêng và người dân trên địa bàn xã nói chung. Điều này có thể do
các nguyên nhân cơ bản như: công nghệ thu gom, xử lý rác thải còn nhiều hạn
chế, … đã làm cho sự ảnh hưởng và tác động tới môi trường diễn biến khá
phức tạp và rộng lớn theo không gian và thời gian. Để đảm bảo cho đời sống,
sức khỏe và sản xuất của mình, người dân đã có nhiều ứng xử khác nhau
trước công tác thu gom, tập kết rác thải về bãi rác Kiêu Kỵ trên địa bàn xã.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu ứng xử của người dân trước hoạt động thu gom, tập
kết rác thải về bãi rác Kiêu Kỵ là một yêu cầu của thực tiễn khách quan.
Thông qua đó, nghiên cứu sẽ phản ánh thực trạng người dân trên địa bàn xã
Kiêu Kỵ đánh giá cảm quan về ô nhiễm môi trường như thế nào? Người dân
hay có ứng xử nào đối với hoạt động thu gom rác thải về bãi rác? Các yếu tố
ảnh hưởng tới những ứng xử đó là gì? Từ đó, có những cơ sở khoa học tư vấn
cho địa phương, xí nghiệp thu gom rác tăng cường chất lượng hoat động, hạn

chế sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe, sản xuất của
2
người dân và có chính sách quan tâm tới người dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ
nói chung, xung quanh khu vực tập kết rác nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có một đề tài nào nghiên cứu để hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ứng
xử của người dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ, để góp phần đưa ra giải pháp cũng
như đề xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng liên quan quan tâm đúng
mức, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải. tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi
trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác Kiêu Kỵ trên địa
bàn xã Kiêu Kỵ- Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm
môi trường do hoạt động tập thu gom rác thải về bãi rác Kiêu Kỵ trên địa bàn
xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội làm rõ vai trò của các cơ quan chức năng,
bên liên quan từ đó đề ra giải pháp cũng như đề xuất, kiến nghị quan tâm và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng xử của
người dân trước tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải
gây ra.
+ Đánh giá thực trạng ứng xử của người dân với ô nhiễm môi trường ở
xã Kiêu Kị - Gia Lâm – Hà Nội.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của người dân trước thực
trạng ô nhiễm môi trường trong việc thu gom rác thải.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt
động thu gom rác thải.
3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom tại bãi rác Kiêu
Kỵ đang diễn ra như thế nào?
- Ứng xử của người dân trên địa bàn xã Kiêu Kỵ ra sao đối với hoạt
động thu gom rác thải này?
- Các yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của người dân trên địa
bàn xã Kiêu Kỵ đối với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom
rác thải gây ra?
- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bãi rác gây ra người dân phải
làm gì?
- Người dân đưa ra những đề xuất nào giảm thiểu tác động của ô nhiễm
môi trường gây ra và phải ứng xử như thế nào?
- Những người thu gom rác, quản lí rác cần làm những gì cho tốt cho
người dân?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng xử của người dân
với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải ở xã Kiêu Kị
- Gia Lâm – Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu những giải pháp giảm ô nhiễm
môi trường do hoạt động thu gom rác thải gây ra.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc khảo sát và đánh
giá ứng xử của người dân ở xã Kiêu Kị - Gia Lâm – Hà Nội đối với vấn đề ô
nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải.
+ Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Kiêu Kị -
Gia Lâm – Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian:Số liệu được điều tra từ năm 2011 đến 2013
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 23/01/2014 đến ngày 23/05/2014.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm môi trường
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về môi trường, tùy thuộc
vào phạm vi và đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học khác nhau.
Theo luật bảo vệ môi trường đã được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa IX. Kỳ họp thứ 4 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản
xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.” (Luật bảo vệ môi
trường Việt Nam, Năm 2006).
“ Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và
ảnh hưởng đến sinh vật”. (Masn và Langenhim, 1997)
“ Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và
có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như đất, nước, không khí, ánh
sáng, mặt trời, rừng, biển, tần Ozone, sự đa dạng sinh học về các loài”. (Joe
Whiteney,1993)
Như vậy môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại,
sinh trưởng, phát triển, phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là
“ khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghi ngờ của con người”.
Đúc kết từ các khái niệm trên mà môi trường được phân thành ba loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa
học, sinh học tồn tạo ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
5
động thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta khí để thở, đất để xây
nhà cửa, trồng cây chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất
thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người
thêm phong phú.

- Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, ở các tầng
lớp khác nhau như : Liên Hợp Quốc , Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh,
huyện, cơ quan, làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức, đoàn thể,
Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người tạo nên sức mạnh tập
thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
- Ngoài ra còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm cả
các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị và công viên nhân tạo…
Môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh
sống, sản xuất của con người, môi trường là tất cả những gì xung quanh ta.
Cho ta cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển. Vì vậy môi trường có vai trò
rất quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau:
+ Thứ nhất, môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật
liệu cũng như năng lượng cần thiết cho hoạt động sãn xuất và cuộc sống.
+Thứ hai, môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người.
+ Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo
ra trong cuộc sống và hoạt động sãn xuất của mình.
+ Thứ tư, môi trường là không gian sống và cung cấp dịch vụ cảnh quan.
Như vậy môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống con người. Nó
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh đó, mối quan
hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực
6
tiếp qua lại với nhau. Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường
đồng thời cũng là tác động thúc đẩy môi trường phát triển. Để phát huy vai trò
của môi trường, làm cho môi trường có tác động tích cực đến con người thì
với tư cách là chủ thể tác động con người phỉa có trách nhiệm và ý thức bảo
vệ môi trường, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch.
2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường (ONMT) là vấn đề nhảy cảm nên nó được định
nghĩa trên nhiều khía cạnh.
Theo luật bảo vệ môi trường,2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật”.
Theo tổ chức y tế thế giới: ONMT là việc chuyển các chất thải hoặc
nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người
và sự phát triển của các sinh vật hoặc giảm chất lượng môi trường sống.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá
một giới hạn cho phép, đi lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và sinh vật ( Lê Huy Bá và cộng sự, 2005).
Ô nhiễm môi trường còn được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân làm ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn chứa
hóa chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các thành
phần và các đặc tính của bất kì thành phần nào của môi trường hay toàn bộ
môi trường vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có
7
thể do hoạt động nhân tạo của con người hoặc các quá trình tự nhiên. Để đánh
giá mức độ ô nhiễm có thể dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh tật của con
người và của sinh vật hay dựa vào các thang đo tiêu chuẩn chất lượng môi
trường.
Ô nhiễm môi trường được chia làm 3 loại chính đó là: ô nhiễm môi
trường nước, ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm môi trường không khí. Cụ
thể như sau:

+ Ô nhiễm không khí : Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ
hoặc một số sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí trong sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn
xa(do bụi)”.
+ Ô nhiễm môi trường đất: “ Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất
cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiểm”.
+ Ô nhiễm nước: Hiến chương Châu Á về nước đã định nghĩa: “Ô
nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Ô
nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thong
vào môi trường nước.
Có thể phân loại ô nhiễm môi trường theo bản chất các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ,
hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2.1.1.3 Rác thải và hoạt động thu gom rác thải
a. Rác thải
Có thể hiểu Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt trong
quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác (Theo từ điển Bách khoa
8
toàn thư). Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại rác thải
như sau:
- Rác thải sinh hoạt:Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong
quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác
phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng,
bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.
Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất
khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất
kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi

công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của
chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất.
Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ
phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng
và vứt trả lại môi trường sống.
- Rác thải công nghiệp: Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất các nhà máy, xí nghiệp, gồm:
+ Chất thải rắn nguy hại: dễ cháy nổ, gây ngộ độc cho sức khỏe con
người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.
+ Chất thải rắn không nguy hại.
- Rác thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế, gồm:
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
+ Chất thải thông thường
- Rác thải phóng xạ: Là chất thải có chứa chất phóng xạ. Chất thải
phóng xạ thường là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân và các ứng dụng
9
khác của phân hạch hạt nhân hoặc công nghệ hạt nhân, chẳng hạn như nghiên
cứu và y học. Chất thải phóng xạ nguy hiểm cho hầu hết các hình thức của
sống và môi trường, và được quy định bởi các cơ quan chính phủ để bảo vệ
sức khỏe con người và môi trường.
Phóng xạ giảm theo thời gian, do đó, chất thải thường bị cô lập và được
lưu trữ trong một khoảng thời gian cho đến khi nó không còn là mối nguy
hiểm. Thời gian lưu trữ phụ thuộc vào loại chất thải. Chất thải ở mức độ thấp
với các mức phóng xạ thấp trên mỗi khối lượng hoặc khối lượng (chẳng hạn
như một số chất thải y tế hoặc chất thải phóng xạ công nghiệp) có thể cần
phải được lưu trữ cho các giờ, vài ngày trong khi chỉ cao cấp chất thải (như

nhiên liệu hạt nhân đã qua hoặc sản phẩm phụ của hạt nhân tái chế) phải được
lưu trữ cho một năm hoặc hơn. Các phương pháp chính để quản lý chất thải
phóng xạ là phân biệt và lưu trữ cho ngắn ngủi chất thải, xử lý gần bề mặt
thấp và chất thải cấp một số trung gian, và chôn sâu hoặc chuyển hóa cho các
chất thải có mức phóng xạ ca. Một bản tóm tắt của một lượng chất thải phóng
xạ và phương pháp quản lý đối với hầu hết các nước phát triển được trình bày
và xem xét định kỳ trong một phần của Công ước chung về an toàn quản lý
nhiên liệu đã qua sử dụng và sự an toàn của công tác quản lý chất thải phóng
xạ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Rác thải ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người
nên cần phải có hoạt động quản lý rác thải. Có thể hiểu hoạt động quản lí rác
thải là hoạt động thu gom, phân loại và xử lí các loại rác thải của con người.
Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào môi trường và
xã hội (Theo bách khoa toàn thư).
Có thể nói hoạt động quản lý rác thải và quản lý môi trường dựa trên
những tiêu chuẩn về môi trường là hai nhóm hoạt động song song có mục
đích gần tương đồng nhau. Bởi, quản lý môi trường là tổng hợp các biện
10
pháp, luật pháp, chính sách kinh tế , kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ
chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”.
Việc tiến hành quản lý rác thải và quản lý môi trường cần phải dựa
trên những tiêu chuẩn về môi trường. Đây là những chuẩn mực, giới hạn cho
phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường”.Tiêu chuẩn môi
trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lí và bảo vệ môi trường.
b. Hoạt động thu gom rác thải
Công tác thu gom rác thải mặc dù ngày càng được chính quyền các
cấp quan tâm, nhưng do lượng rác thải thải ra ngày càng tăng, năng lực thu
gom còn hạn chế cả về thiết bị lẩn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẩn chưa đạt

yêu cầu. Mặt khác do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị
vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẩn
chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho cơ sở cũng như thiết bị, nhân
lực và nâng cao nhận thức. Vì vậy việc thu gom rác chưa phân loại vẩn là chủ
yếu. Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp
(người dân tự thu gom vào các thùng rác/ túi chứa sau đó được công nhân thu
gom vào các thùng rác đầy tay cở nhỏ) và thu gom thứ cấp ( rác các hộ gia
đình được các công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển các xe ép
rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/ khu dân cư có đặt
con-tainer chứa rác, công ty môi trường các đô thị có xe chuyên dụng chở
con-tainer đến khu xử lý.
Vì vậy hoạt động thu gom rác thải có vai trò rất quan trọng đối với
con người, nó quyết định đến sức khỏe, kinh tế, xã hội của con người trong
khu vực gần bãi rác.
c. Tỷ lệ thu gom rác thải
11
Công tác thu gom rác thải thì được quan tâm hơn, đầu tư hơn nhưng
chỉ tập trung vào các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của các sở TN&MT năm 2010, khối lượng chất thải phát sinh
trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 6.200 tấn/ngày. Ước tính, tỷ lệ thu gom chất
thải thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt 95%, các huyện ngoại thành chỉ
đạt 60%, lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và các
chất thải khác chỉ đạt khoảng 60-70 %.
Vậy một câu hỏi đặt ra là số lượng chất thải mà nhà máy không xử lý
được nó sẽ làm gì và công cuộc xử lý thu gom đó đã gây ra những ô nhiễm
như thế nào đến những người dân xung quanh.
2.1.1.4 Ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải.
Khái niệm: Ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải là sự
biến đổi các thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường do hoạt
động thu gom rác thải của các cấp chưa tốt gây ảnh hưởng xấu đến con

người và sinh vật.
Do tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng rác thải sinh ra lớn cần phải chuyển
về một số khu vực ngoại thành để tiến hành xử lý. Cách làm này vô hình
chung đã chuyển một phần ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường do rác thải từ khu
vực đô thị ra khu vực ngoại thành. Những ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường do
hoạt động thu gom rác thải có thể xem xét như sau:
- Ô nhiễm môi trường nước: Gây đột biến gen, gây ung thư, các chất
gây ô nhiễm nguồn nước chúng thấm vào tầng nước ngầm hoặc sẽ xâm nhập
vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe con người
hiện tại và thế hệ mai sau.
- Ô nhiễm môi trường không khí:Các loại chất thải dể bị phân hủy
trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy
tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi
trường, sức khỏe và khả năng hoạy động con người.
12
- Ô nhiễm môi trường đất: Thành phần chất thải khá phức tạp, bao
gồm giấy, thức ăn thừa, rác làm vườn, kim loại, thủy tinh, nhựa tổng hợp…có
thể xử lý chất thải bằng cách chế biến, chôn lấp, nhưng bằng cách gì thì môi
trường đất cũng bị ảnh hưởng. Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân
hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có điều
kện thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt sản trung gian, cuối cùng hình thành các
chất khoáng đơn giản…
- Ảnh hưởng quan trọng nhất là kim loại nặng. Kim loại nặng được coi
là yếu tố cần thiết cho cây trồng, tuy nhiên chúng được coi là chất ô nhiễm
đến môi trường đất nếu chúng có nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của
sinh vật. Tác động này ảnh hưởng lâu dài đến việc sử dụng đất sau này.
- Ảnh hưởng đến giao thông: Việc thu gom rác thải cũng làm cho
mạng lưới giao thông dày lên, làm cho việc lưu thông trở nên khó khăn, phức
tạp, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống công trình giao thông như đường
xá, cầu cống.

Có thể nói những ảnh hưởng này hiện tại và trong tương lai sẽ trực
tiếp và gián tiếp tới đời sống con người xung quanh khu vực tập kết rác thải.
Từ đó, con người có những hành vi, thái độ và hành động khác nhau mà gọi
chung là ứng xử.
2.1.2 Ứng xử của người dân về ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom
rác thải.
2.1.2.1 Khái niệm ứng xử
Có rất nhiều khái niệm khác nhau với những lĩnh vực khác nhau mà các
chuyên gia, các nhà tâm lý học đưa ra để phân tích về ứng xử của con người
trước một vấn đề nào đó.
- Theo từ điển tiếng Việt, ứng xử của các cá nhân là thái độ, hành động
của các cá nhân trước một sự việc cụ thể. Thông thường thái độ và hành động
13
đúng đắn của các cá nhân sẽ giúp cho việc giả quyết công việc một cách hợp
lí, mang lại lợi ích cho cá nhân đó.
Nguyễn Khắc Viện (1991) cho rằng ứng xử là chỉ mọi phản ứng của
động vật khi có một yếu tố nào đó trong môi trường; các yếu tố bên ngoài và
tình trạng bên trong gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích
thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh.
Trong cuốn tâm lí học ứng xử, tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang đã đưa
ra khái niệm: Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với tác động của
người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở
chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự
lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy
thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết
quả giao tiếp nhất định ( Lê Thị Bừng và Hải Vang, 1997).
Theo Nguyễn Văn Bộ, những phản ứng đáp lại đối với tự nhiên theo
cách này hay cách khác có thể coi là ứng xử.
Tóm lại ứng xử của con người chỉ xảy ra khi và chỉ khi bị tác động mỗi
người khác nhau sẽ có những quyết định hành động khác nhau, nhưng những

quyết định đó cũng bị ảnh hưởng bởi không gian ngử cảnh nhất định. Nói như
vậy ứng xử có thay đổi nếu cùng người đó, sự việc đó nhưng ở ngữ cảnh khác
nhau. Ứng xử có thể được tạo ra hay thay đổi bằng cách học tập. Con người học
được cách ứng xử qua các tác động qua lại với môi trường. Tác động qua lại này
dẫn đến thưởng hay phạt, vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ. Những hậu quả
này có thể làm thay đổi các quyết định của con người.
Như vậy ứng xử trong phạm vi nghiên cứu tôi cho rằng: Ứng xử của
người dân đó là việc họ đưa ra những quyết định trong đó nhu cầu giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống là một tất yếu.
2.1.2.2 Nội dung ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do
hoạt động thu gom rác thải.
14

×