Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

de van 12 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.36 KB, 27 trang )

ĐỀ 19
Câu 1 (2đ):
Anh (Chị) hãy trình bày những nét chính về tình hình phát triển của
hai bộ phận văn học: bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học
không công khai trong giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 2 (3đ)
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người dân
Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày lí do vì sao phải giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
Câu 3 (5đ):
Anh (chị) hãy chọn một trong hai bài thơ “Chiều tối” (Mộ) hoặc “Mới
ra tù tập leo núi” (Tân xuất ngục học đăng sơn” của Hồ Chí Minh cả
phần phiên âm chữ Hán lẫn phần dịch thơ và phân tích bài thơ đó.
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1 (2đ):
Anh (Chị) hãy trình bày những nét chính về tình hình phát triển của
hai bộ phận văn học: bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học
không công khai trong giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1- Yêu cầu đề bài:
Trình bày ngắn gọn rõ ràng đặc điểm tình hình phát triển của hai bộ phận
văn học: bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học không công khai…
2- Định hướng làm bài
Hai bộ phận văn học công khai (hợp pháp) và bộ phận văn học không công
khai (bất hợp pháp) là kết quả của sự phân hoá về quan điểm nghệ thuật và
khuynh hướng thẩm mĩ trong một bối cảnh lịch sử- xã hội cụ thể của nền
văn học dân tộc, giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
1945.
* Bộ phận văn học công khai (hợp pháp)
- Khái niệm: Là bộ phận văn học tồn tại trong vòng pháp luật của chính


quyền thực sân Pháp, không bị cấm đoán, đàn áp.
- Phân hoá thành hai xu hướng: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
- Nêu đặc điểm tình hình phát triển của văn học lãng mạn và văn học hiện
thực: Nội dung tư tưởng, thành tựu nổi bật, tác phẩm, tác giả tiêu biểu,
những hạn chế….
* Bộ phận văn học không công khai (bất hợp pháp):
* Khái niệm: là bộ phận văn học cách mạng mà tiêu biểu nhất là thơ văn
sáng tác trong tù của các chiến sĩ cách mạng, cũng có lúc được lưu hành
công khai như văn thơ Đông kinh nghĩa thục, thơ văn thời kì Mặt trận dân
chủ…
- Nêu cơ sở và ý nghĩa xa hội của văn học cách mạng, giá trị tư tưởng và
nghệ thuật, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
=> Ý nghĩa, vai trò của sự phân hoá thành niều xu hướng văn học đối với
quá trình hiện đại hoá và sự phát triển của văn học dân tộc đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 2 (3đ)
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người dân
Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày lí do vì sao phải giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
1- Yêu cầu của đề bài:
Trình bày ý kiến của cá nhân về khái niệm tiếng Việt và lí do phải giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt cũng như liên hệ trách nhiệm của bản thân trong
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2- Định hướng:
a- Giải thích khái niệm:
- Tiếng Việt được hiểu theo cấp độ chung nhất là sự kết tinh cao nhất của
văn hoá tinh thần và vật chất của con người Việt Nam qua các thế hệ.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là như thế nào? Tiếng Việt rất giàu và
đẹp, phông phú về âm lượng, âm sắc, đa thanh, đa cảm và giàu chất biểu

cảm, đa dạng về lối nói, lối diễn đạt, do đó nói và sử dụng đúng tiếng Việt
chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
b- Tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Tiếng Việt là tài sản vô giá của toàn dân tộc.
- Tiếng Việt là tiếng của mẹ để, là tiếng của dân tộc, là phương tiện quan
trọng để thực hiện giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đống.
- Tiếng Việt là đặc điểm riêng để phân biệt văn hoá Việt với văn háo của các
dân tộc khác.
=> người Việt phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cho tiếng Việt.
c- Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt:
- Học, trau dồi kiến thức, hiểu biết về tiếng Việt và khả năng giao tiếp (H/S
lấy VD minh hoạ).
- Thực hiện đúng, đầy đủ các qui tắc, qui phạm, chuẩn mực của tiếng Việt,
không tuỳ tiện trong việc viết câu, sử dụng từ, không nên sử dụng xen kẽ
tiếng Việt những ngoại ngữ kách, tránh lạm dụng nhiều quá có thể làm mết
đi vẻ đẹp của văn phong người Việt.
- Có ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt phổ thông, thường xuyên sử
dụng các lối nói, cách nói để tạo ra lời hay, ý đẹp, tránh nói cộc cằn, thô lỗ.
- Chọn đúng tình huống giao tiếp để sử dụng các cấp độ biểu đạt của tiếng
Việt một cách hợp lí.
- Tránh viết tắt, sử dụng kí tự làm mất vẻ phong phú của tiếng Việt.
KẾT LUẬN
Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
Câu 3 (5đ):
Anh (chị) hãy chọn một trong hai bài thơ “Chiều tối” (Mộ) hoặc “Mới
ra tù tập leo núi” (Tân xuất ngục học đăng sơn” của Hồ Chí Minh cả
phần phiên âm chữ Hán lẫn phần dịch thơ và phân tích bài thơ đó.
1- Yêu cầu của đề bài:

- Cần thuộc lòng cả hai bài thơ trên.
- Chọn một trong hai bài thơ để phân tích.
2- Định hướng:bài “Chiều tối”
MỞ BÀI
- Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Chiều tối” nằm trog hệ thống thơ
“chuyển lao” của Hồ Chí. Bài thơ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và bức
tranh sinh hoạt trong một lần Người bị giải đi lúc chiều tối ở vùng núi vắng.
Ẩn giấu sau bức tranh là tấm lòng yêu đời, niềm lạc quan cách mạng của
người chiến sĩ trong hoàn cảnh đầy thử thách.
THÂN BÀI
a- Hai cầu đầu:
- Một bức tranh thiện nhiên mang tâm trạng:
+ Thiên nhiên buồn: thiên nhiên của buổi chiều tối với hình ảnh cánh chim
mỏi mệt, chòm mây lững lờ trôi.
+ Thiên nhiên nói hộ tâm trạng Hồ Chí Minh. Cảnh thiên nhiên phù hợp với
tâm trạng của Người lúc bấy giờ: cũng lẻ loi, mệt mỏi sau một ngày chuyển
lao.
+ Bức tranh thiên nhiên thể hiện khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên của
Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh tù đày, Người vẫn theo dõi cánh chim, chòm
mây trên bầu trời, vẫn hướng về thiên nhiên, về sự sống hằng ngày, vẫn có
sự giao cảm cùng cảnh vật.
- Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên qua bút pháp cổ điển kết hợp với
bút pháp hiện đại:
+ Cổ điển: sử dụng hình ảnh ước lệ (cánh chìm về tổ), dùng nét chấm phá
(cánh chim, chòm mây… để chỉ những cảnh thiên nhiên) cùng thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt trang trọng mang phong vị Đường thi.
+ Hiện đại: Cũng hình ảnh ước lệ nhưng có sự sáng tạo: “cánh chim” trong
thơ cổ thường bay về chốn vô định gợi cảm giác ngậm ngùi, chia li. “Cánh
chim’ trong chiều tối hướng về sự yên ấm hằng ngày (“về rừng tìm chốn

ngủ”).
b- Hai câu cuối:
- Một bức tranh cuộc sống đầy tươi vui, khoẻ khoắn.
+ Bức tranh cuộc sống của người lao động mà hình ảnh trung tâm là người
thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối”
+ Bức tranh của công việc là xay ngô.
+ Bức tranh của cuộc sống rực rỡ, ấm áp bởi màu hồng của bếp lửa, bởi
niềm vui của lao động (hình ảnh “lò than đã rực hồng”)
+ Bức tranh cuộc sống thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng thơ
(từ buồn sang vui, từ tối thành sáng, từ hiện tại tới tương lai); thể hiện sự cao
đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh (lạc quan, yêu đời, yêu người, trong hoàn
cảnh tù đày vẫn cảm thông với nỗi vất vả, với niềm vui của người lao động).
- Bức tranh cuộc sống thể hiện hàm súc, thông qua bút pháp cổ điển kết
hợp với hiện đại.
+ Hàm súc: từ “hồng” thể hiện một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống và
trái tim mẫn cảm của một nghệ sĩ tài hoa. Từ “hồng” cho ta thấy không còn
cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn.
+ Cổ điển: lấy sáng để nói tối (so sánh với nguyên tác để thấy giá trị từ
‘hồng” trong “lô dĩ hồng” (bản dịch thừa chữ “tối”), điệp ngữ liên hoàn “mà
bao túc”).
+ Hiện đại: hình ảnh nhân vật trung tâm là người lao động. “Chất thép” toát
ra từ câu thơ tạo nên tính hiện đại.
KẾT LUẬN
- Bài thơ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh thiên
nhiên chiều tối nơi xóm núi. Nổi bật trong bài thơ là hình tượng nhân vật trữ
tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống
trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về sự sống và tương lai.
- bài thơ có sự kết hợp hài hoà của vẻ đẹp cổ diển truyền thống với tinh thần
hiện, hoà quyện giữa ‘thép” và tình.
ĐỀ 20

Câu 1 (2đ)
Hãy tóm tắt những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ đầu
TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 2 (3đ):
Học tập là công việc quan trong không thể thiếu được trong xã hội
hiện đại. Trên cơ sở và tầm quan trọng đó, UNSCO đã xác định “Học để
biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình”.
Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về nhận định trên.
Câu 3 (5đ):
Hình tượng người lái đò sông Đà trong bút kí “Người lái đò sông Đà”
là một phát hiện góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của
Nguyến Tuân. Phân tích hình tượng ông lái đò để làm sáng tỏ nhận định
trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1 (2đ)
Hãy tóm tắt những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ đầu
TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
1- Yêu cầu
Trình bày ngắn gọn về đặc điểm của nền văn học VN từ TK XX đến C/M
tháng Tám 1945, tập trung chủ yếu ở các đặc điểm sau: nền văn học đổi mới
theo hướng hiện đại hoá, tốc độ phát triển mau lẹ, phân hoá phức tạp thành
nhiều xu hướng.
2- Định hướng:
Giai đoạn văn học từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một
vị trí quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà, nó đánh dấu sự trưởng
thành và phát triển vượt bậc trên tất cả các mặt của nền văn học với 3 đặc
điểm dưới đây:
a- Đặc điểm thứ nhất: Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
- Cơ sở xã hộ và nhu cầu, ý thức nghệ thuật. Khái niệm hiện đại hoá văn
học.

- Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá văn học.
b- Đặc điểm thứ 2: Tốc độ phát triển hết sức mau lẹ.
- Tốc độ phát triển trên các lĩnh vực của nền văn học.
- Các nguyên nhân phát triển.
c- Đặc điểm thứ 3: Nền văn học phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng.
+ Bộ phận văn học công khai (hợp pháp): Nêu khái niệm, hai xu hướng văn
học lãng mạn và văn học hiện thực (đặc điểm và tình hình phát triển: nội
dung tư tưởng, thành tựu nổi bật, tác giả- tác phẩm tiêu biểu, những hạn
chế….).
+ Bộ phận văn học không công khai: Khái niệm; Cơ sở và ý nghĩa xã hội
của văn học cách mạng bất hợp pháp; Giá trị tư tưởng và nghệ thuật; Tác
giả- tác phẩm tiêu biểu.
Câu 2 (3đ):
Học tập là công việc quan trong không thể thiếu được trong xã hội
hiện đại. Trên cơ sở và tầm quan trọng đó, UNSCO đã xác định “Học để
biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình”.
Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về nhận định trên.
1- Yêu cầu đề bài
Đây là dạng bài nghị luận trình bày ý kiến về tầm quan trọng của vấn đề học
tập. Do vậy cần lập luận hợp lí để làm nổi bật ý kiến của mình về vấn đề ấy,
dù là ý kiến ủng hộ hay phản đối luận điểm trên.
2- Định hướng làm bài:
- Nêu vai trò quan trọng của học tập trong xã hội.
- Giới thiệu và đưa vào phần mở bài phần nhận định của UNESCO.
MỞ BÀI
a- Giải thích khái niệm:
- Học để biết: Tức là học để có kiến thức xã hội, về tất cả các lĩnh vực trong
cuộc sống, để rút ra những điều hay lẽ phải…
- Học để làm: Tức là học để vận dụng kiến thức của mình trong thực hành,
tạo nên thành qur kiến thức.

- Học để cùng chung sống: Tức là học để làm quen với sự khác biệt giữa các
nền văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ… để hoà nhập với xã hội.
- Học để khẳng định mình: Thông qua học vấn, con người có thể chứng tỏ
được khả năng của mình, để mọi người nhớ và biết đến mình, góp ích cho xã
hội.
=> Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định
mình nói lên tầm quan trọng của việc học tập. Hiểu biết đều có được thông
qua quá trình học tập, tu dưỡng trong ghế nhà trường cũng như trong xã hội.
b- Hậu quả của việc thất học và thiếu hiểu biết trong cuộc sống:
- Thất học dẫn đến thiếu hiểu biết sẽ gây ra những hành động xấu xa mà lí
trí không kiểm soát được (DC)
- Thất học dẫn đến cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, đôi khi không bảo vệ
được mình vì thiếu kiến thức và hiểu biết xã hội.
- Thất học khiến cho xã hội ngày càng nghèo nàn, lạc hậu và tối tăm.
c- Học như thế nào để biết, để làm, để cùng chung sống, để tự khẳng
định mình?
Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc học, người học cần xác định:
- Động cơ đúng đắn trong việc học tập, học cái mình cần đảm đương công
việc được giao và học cái xã hội cần để đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Việc học cần phải phù hợp với khả năng của cá nhân, không chạy theo
những cái nằm ngoài khả năng tiếp thu của cá nhân.
- Phải biết hiểu rộng và sâu về khái niệm học, học ở đây không chỉ nắm bắt
kiến thức trong sách vở mà phải thực hành vận dụng, phải học tập thực tế
cuộc sống, ở cách giao tiếp, ứng xử hằng ngày…
KẾT BÀI
Khẳng định sự cần thiết phải học taap và qua đó đề xuất những cách học tập
hợp lí và cần thiết.
Câu 3 (5đ):
Hình tượng người lái đò sông Đà trong bút kí “Người lái đò sông Đà”
là một phát hiện góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của

Nguyến Tuân. Phân tích hình tượng ông lái đò để làm sáng tỏ nhận định
trên.
1- Yêu cầu của đề bài:
Cần phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm để chứng minh hình
tượng người lái đò trong các tác phẩm góp phần làm thay đổi quan niệm
nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuấn, quan niệm về tài hoa của người nghệ sĩ
và bút kí “Người lái đò sông Đà”
THÂN BÀI
Học sinh cần phân tích những khía cạnh sau:
a- Quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân: Có vốn hiểu
biết uyên bác về nhiều mặt để tạo ra góc nhìn sự vật hiện tượng theo bình
diện văn hoá- lịch sử, văn hoá- nghệ thuật; người nghệ sĩ tài hoa cần phải
cảm nhận được cái khác thường của những cá tính mãnh liệt, những ấn
tượng mạnh tác động vào giác quan người nghệ sĩ. Từ quan niệm này,
Nguyến Tuân thường chọn con người “Vang bóng một thời” để khắc hoạ.
Quan niệm này gắn với thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của
Nguyễn Tuân.
b- Quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân thay đổi khi
ông đi gần với nhân dân, với các sáng tác sau Cách mạng. Qua tác phẩm
này, Nguyễn Tuân nhận ra chất nghệ sĩ tài hoa ở những con người lao động
bình thường. Điều đó thể hiện ở bút kí “Người lái đò sông Đà”, qua hình
tượng ông lái đò.
c- Hình tượng người lái đò sông Đà được nhìn từ các góc độ:
- Tư thế của người ra trận, chấp nhận thử sức với dòng sông hung dữ, điều
này được miêu tả bằng thạch trận mà dòng sông Đà dàn sẵn, đã bày thành
thế trận để nghênh tiếp đối thủ. Sông Đà dường như có ý thức chủ động tấn
công, chủ động phòng thủ với các thác ghềnh cuộn xoáy và các dải đá ngầm

đủ mọi tư thế mà chỉ cần sơ suất là con thuyền vỡ tan. Người lái đò cũng chủ
động không kém khi bước vào trận chiến vượt ghềnh thác ấy. Nhân vật
không nói một lời nào, cũng không kêu la khi bị dòng nước sắc mạnh tấn
công. Người lái đò luôn chủ động né tránh những đòn tấn công hay phản
công của dòng sông và thác ghềnh hung dữ. Hàng loạt những ngôn từ mang
tính tạo hình, tạo cảnh nhiều lĩnh vực được huy động để miêu tả cuộc vượt
thác ấy.
=> Người lái đò được miêu tả ở đây với vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm,
kiên cường, bất chấp hiểm nguy.
- Người lái đò không chỉ có lòng dũng cảm mà còn có phẩm chất trí tuệ cao.
Ngoài việc nắm vững và hiểu rõ đối thủ “ông nắm chắc binh pháp của thần
sông, thần đá”, “ông thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi nước ải”. Người
lái đò còn chủ động lợi dụng sức mạnh cảu dòng nước và cũng là đối thủ của
ông để lái con thuyền vượt qua hiểm nguy. Trên “trùng vi thạch trận” ấy,
người lái đò còn thể hiện như một nghệ sĩ tài hoa không chỉ để đưa thuyền
vượt thác, không chỉ để đảm bảo an toàn cho con thuyền mà còn trực tiếp
biểu diễn nghệ thuật vượt thác và người thưởng thức ở đây không ai khác
chính là Nguyễn Tuân.
=> Lòng dũng cảm và sự hiểu biết tường tận thấu đáo đối thủ đã tạo ra bản
lĩnh cho người lái đò, biến người bình thường thành người nghệ sĩ tài hoa
vượt thác, băng ghềnh. Phẩm chất kiên định, bản lĩnh tự tin cùng với cách
sinh hoạt bình thường không khoe mẽ là phẩm chất quan trọng của người lái
đò này.
KẾT LUẬN
Hình tượng người lái đò là sự gặp gỡ những tâm hồn đồng điệu, biết yêu
quý tài năng và cũng là phát hiện mới về vẻ đẹp của những con người lao
động bình thường, chất phác, Điều đó đã giúp cho nhà văn nhìn đúng hơn về
tài năng mang tính nghệ sĩ.
ĐỀ 21
Câu 1 (2đ):

Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt các chặng đường phát triển của văn
học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975?
Câu 2 (3đ):
Martin Luther King từng nói “Trong thế giới nayT, chúng ta không
chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im
lặng đáng sợ của người tốt”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Câu 3 (5đ):
Có người nói “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử to lớn, là
một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép,
lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
1- Yêu cầu của đề bài:
Trình bày tóm tắt về 3 chặng đường phát triển của văn học VN giai đoạn
1945- 1975, cần tập trung vào nêu chủ đề, tác giả, tác phẩm.
2- Định hướng
Cần tập trung nêu chủ đề chính, tác giả, tác phẩm của 3 chặng đường phát
triển.
- Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 là giai đoạn
đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: tiếp sau Cách mạng tháng Tám là hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài 30 năm, nhân dân ta vừa
tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vừa tiến hành
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Nền văn học trải qua 3 chặng đường phát triển:
a- Chặng đường 1945- 1954: Văn học ngay sau Cách mạng tháng Tám và
văn học kháng chiến (chủ đề, tác phẩm, tác giả tiêu biểu)
* Từ những ngày đầu đất nước độc lập:
+ Chủ đề bao trùm là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi
tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến và những tấm

gương vì nước quên mình.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Huế tháng tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn
quốc kì- Xuân Diệu, Tình sông núi- Trần Mai Ninh….
* Từ kháng chiến bùng nổ cuối 1946:
+ Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến cứu nước với chủ đề
cách mạng và kháng chiến,
+ tác phẩm tiêu biểu: “Một lần tới thủ đô”- Trần Đăng, “Đôi mắt”, “Ở rừng”
của Nam Cao. “Làng”- Kim Lân, “Bên kia sông Đuống”- Hoàng Cầm, “Tây
Tiến” – Quang Dũng…
b- Chặng đường 1955- 1964:
+ Chủ đề: Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất nước nhà, văn học tập trung ca ngợi hình ảnh con người lao động mới,
sự đổi thay số phận và tinh thần con người trong thời kì mới với tinh thần
lãng mạn tràn đầy lạc quan. Văn học còn thể hiện tình cảm với miền Nam
ruột thịt.
+ Tác giả- tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc- Nguyễn Khải, Sống mãi với thủ đô-
Nguyến Huy tưởng, Vợ nhặt- Kim Lân, Cửa biển- Nguyên Hống…
c- chặng đường 1965- 1975:
+ Chủ đề: cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ca ngợi cuộc ra trận vĩ đại
của toàn dân tộc, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phản ánh cuộc
sống chiến đấu, lao động của con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất
khuất và khám phá sức mạnh kì diệu của con người VN trong chiến tranh
khốc liệt.
+ Tác giả- tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng- Nguyễn thi. Rừng xà
nu- Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính- Nguyễn Minh Châu, Ra
trận, Máu và hoa – Tố Hữu…
= > Văn học cách mạng theo sát các chặng đường lịch sử dân tộc, có nhiều
thành tựu xuất sắc, đưa nền văn học dân tộc phát triển lên một tầm cao mới.
Câu 2 (3đ):
Martin Luther King từng nói “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ

xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im
lặng đáng sợ của người tốt”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
1- Yêu cầu:
- Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý kiến của Lther King
- Cần xác định ý nghĩa của ý kiến bằng việc cắt nghĩa những từ “người xấu-
người tốt”, tác hại từ “hành động và lới nói của người xấu”, “sự im lặng
đáng sợ của người tốt”, “Xót xa”…
- Lí giải được vì soa xót xa trước hành động và lời nói của người xấu, vì sao
xót xa trước sự im lặng của người tốt? Trong đó trọng tâm làm rõ là vì sao
xót xa trước sự im lặng đáng sợ của người tốt.
- Để làm rõ được điều này, cần trả lời câu hỏi: Khi nào và vì sao người tốt
im lặng? Sự im lặng người tốt phản ánh điều gì? Tác hại của việc người tốt
im lặng? Nên đánh giá về sự im lặng ấy? Làm thế nào để chấm dứt sự im
lặng của người tốt, để họ tiếp tục cất lên tiếng nói?
2- Định hướng làm bài
MỞ BÀI
Cần tham khảo:
- Trong truyện thơ “Lục Vân Tiên”, chàng Lục Vân Tiên được xây dựng như
một mẫu hình lí tưởng khi “giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha. Hành
động của Lục Vân Tiên bao giờ cũng là điểm tựa cho niềm tin của con người
vào cái tốt, cái thiện, cái đẹp của phẩm cách con người và vào tương lai của
xã hội. Khi người tốt, việc tốt vì một lí do nào đó không thể tiếp tục giữ vị
trí quan trọng của nó trong cuộc sống và trong lòng người là khi người xấu,
cái xấu sẽ ngạo mạn khẳng định sự chiến thắng của nó.
- Martin Luther King từng nói “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót
xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im lặng đáng
sợ của người tốt”.
THÂN BÀI
a- Giải thích khái niệm:

- “Xót xa”: Cảm giác đau đớn, nuối tiếc, khó nguôi.
- “Ngưới xấu”: người kém đạo đức, đáng khinh ghét; người có thể gây hại,
mang lại điều không hay.
- “Lời nói và hành động của người xấu”: có thể gây tổn thương, làm hại cho
người khác và cho xã hội.
- “người tốt”: người có biểu hiện đáng quí về tư cách đạo đức, hành vi, quan
hệ, được mọi người đánh giá cao.
- “im lặng”: không có hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ,
phải có sự phản ứng. Sự im lặng ấy trở nên đáng sợ khi nó là biểu hiện bất
thường trong ứng xử của con người và gấy cảm giác bất an, hoang mang cho
người khác.
=> Nghĩa chung: Nỗi đau đớn, nuối tiếc do những hành động, lời nói của kẻ
kém đạo đức không ghê gớm sâu sắc bằng nỗi đau đớn, nuối tiếc khi người
tốt không còn bộc lộ thái độ hay hành động phản ứng trước những điều tệ
hại.
b- Bàn luận mở rộng vấn đề:
- Vì sao phải xót xa trước những hành động của người xấu?
+ Vì nó là biểu hiện thấp kém về cả nhận thức và ý thức của con người.
+ Vì nó gấy ra những tổn thất về vật chất và tinh thần cho con người và xã
hội.
+ Vì sự tồn tại của nó là sự biểu hiện của sự bất ổn của xã hội ở một mức độ
nhất định (tuý theo mức độ và tác hại của hành vi mà người xấu thực hiện).
- Vì sao phải xót xa trước sự im lặng đáng dợ của người tốt?
+ Vì người tốt vốn là người có đạo đức, có khả năng tinh thần trách nhiệm
trong việc thực hiện những hành vi có ích cho xã hội. Với phẩm chất vốn có,
họ không thể không có những phản ứng với cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc
sống. Thái độ im lặng của họ là một biểu hiện bất thướng.
+ Sự im lặng của người tốt có thể do nhiều nguyên nhân: cảm thấy mình bất
lực khi những phản ứng của mình không có hiệu quả, cảm thấy cô độc khi
những việc tốt đã làm không nhận được sự ủng hộ của số đông, cảm thấy

mất niềm tin khi thấy kết của của những hành động, lời nói xuất phát từ hiểu
biết, lương tâm và trách nhiệm bị coi nhẹ, bị chế nhạo, thậm chí còn mang
lại những tổn thương không đáng có… Song dù vì bất kì nguyên nhân nào
thì sự im lặng ấy là biểu hiện sự tha hoá ở cá nhân, vừa phản ánh tình trạng
bất ổn của xã hội…
+ Khi người tốt im lặng là xã hội đứng bên bờ vực của sự phá sản về những
giá trị tinh thần, là biểu hiện của bước lùi văn minh nhân loại.
c- Đánh giá:
- Nếu hành động và lời nói của người xấu là biểu hiện sự bất ổn của xã hội
đã bộc lộ ra bên ngoài thì sự im lặng đáng sợ của người tốt là là “sóng ở đáy
sông”, là sự bất ổn của xã hội đã chạm đến tầng sâu của nền tảng tinh thần.
Vì vậy, ý thức của Martin Luther King có ý nghĩa như một lời cảnh báo
nghiêm khắc để cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của giá
trị tinh thần biểu hiện qu hành vi, ứng xử của con người trong đời sống xã
hội.
- Là ý kiến đầy tâm huyết thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển
chung của toàn xã hội.
- Là thái độ đúng, thái độ tích cực xuất phát xuất phát từ nhận thức sâu sắc
và yêu cầu đối với hành vi của con người trong một xã hội tiến bộ, nhân văn.
c- Đề xuất ý kiến (làm thế nào để người tốt không còn im lặng nữa?):
- Trao quyền và khuyến khích người tốt cất tiếng nói bằng thái độ trân trọng
lắng nghe, tiếp thu sẵn sang sửa đổi theo những đóng góp có giá trị.
- Có chính sách bảo vệ để để tránh mọi tổn thất không đáng có khi người tốt
cất tiếng nói của họ.
- Xây dựng những tổ chức, hiệp hội của những người có cùng chí hướng,
mục đích phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội để người tốt có chỗ
đứng và điểm tựa để họ không cần phải ngần ngại khi bộc lộ thái độ, chính
kiến và hành động của mình.
KẾT LUẬN
- Người tốt khi đơn độc sẽ trở nên yếu đuối và thất bại cay đắng. Họ chỉ có

thể mạnh để tiếp tục làm người tốt theo đúng nghĩa khi họ được kết nối với
nhau trong trong một tập thể và một xã hội biết coi trọng những giá trị đích
thực của con người.
- Trước sự im lặng của người tốt, xót xa là có cảm giác khó tránh. Nhưng chỉ
xót xa thôi thì chưa đủ. Cần có những hành động và giải pháp tích cực để
thay đổi tình trạng này trong cá nhân người tốt và trong đời sống cộng đồng.
Đó cũng là vấn đề được đặt ra và giải quyết ở tầm vĩ mô và vi mô của xã
hội.
Câu 3 (5đ):
Có người nói “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử to lớn, là
một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép,
lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.
Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên
1- Yêu cầu:
Cần chứng minh các nội dung sau:
- Giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn.
- Giá trị văn học xuất sắc của thể văn chính luận.
Lưu ý Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận nên cần nắm vững
đặc trưng thể loại của tác phẩm khi phân tích và chứng minh, đặc biệt là các
phương diện: bố cục, lập luận, lí lẽ, bằng chứng, ngôn từ.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Đánh gisd khái quát vị trí của tác phẩm, khẳng định sức chinh phục mạnh
mẽ, lớn lao của tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ở giá trị lịch sử to lớn và giá
trị vawn học xuất sắc.
THÂN BÀI
a- Tuyên ngôn Độc lập- một văn kiện lịch sử to lớn:
- Thời gian và địa điểm ra đời của bản Tuyên ngôn
- Sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ: tình hình quốc tế và tình

hình trong nước, âm mưu của thực dân Pháp và các cường quốc muốn tái
chiếm Việt Nam, can thiệp sâu vào tình hình chính trị Việt Nam.
- Tầm vóc và sứ mạng lịch sử của bản Tuyên ngôn: Chặn đứng mọi âm mưu
chống phá thành quả của Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một nghìn năm
chế độ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân Pháp, mở ra kỉ nguyên độc lapaj,
tự do cho dân tộc.
b- Tuyên ngôn Độc lập – một tác phẩm chính luận xuất sắc.
- Bố cục ngắn gọn, súc tích: là một thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới
những mục đích tức thời, quan trọng, ưu tiên cho hàm lượng thông tin, triệt
để tạo ra tác dụng chiến đấu, loại bỏ những âm mưu trực tiếp, nguy hiểm của
kẻ thù
- Lập luận chặt chẽ, đanh thép: Viếc dẫn hai bản tuyên ngôn của hai c]ờng
quốc Mĩ và Pháp, đồng thời suy rộng ra quyền độc lập của dân tộc bên cạnh
quyền con người và quyền công dân. Tố cáo sự chà đạp chân lí: TD Pháp ở
Việt Nam, tố cáo sự lợi dụng lá cờ bình đẳng, tự do, bắc ái, lên án sự phản
bội trắng trợn, đê hèn, sự vong ơn bội nghĩa của chúng. Khẳng định quyền
tự chủ chính đáng của nhân dân Việt Nam.
- Lí lẽ sắc bén, hùng hồng: SỨc mạnh của lí lẽ chính là sự thật, tác giả đã
dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh: TD Pháp đã không bảo hộ
được Việt Nam, TD Pháp đã phản bội Việt Nam, TD Pháp đã gieo rắc nhiều
tội ác với nhân dân Việt Nam. Tác giả dùng thực tế để đánh tan những mơ
hồ về chính trị , dùng thực tế để khẳng định công lao của Việt Minh- đại
diện duy nhất của nhân dân Việt Nam => Lí lẽ này chứng minh rằng: sự độc
lập của Việt Nam là phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm: Từ ngữ hết sức chọn lọc, súc
tích. Tác giả dụng hàng loạt động từ, tính từ, quán từ… chính xác, giàu sắc
thái biểu cảm. Sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ có tính khẳng định và
nhấn mạnh.
Chú ý: Lấy DC trong bài làm để rõ các ý trên.
KẾT BÀI

- Khẳng định lại nội dung nhận định
- Đánh giá tầm vóc lịch sử và giá trị văn học để có thể xem TNĐL là một
áng văn bất hủ
ĐỀ 22
Câu 1 (2đ):
Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nam
Cao.
Câu 2 (3đ)
Nhà văn Pháp Phrăngxoa Côpê nói “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt
ráo hoảnh của phường ích kỉ”
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói đó.
Câu 3 (5đ)
Dựa vào tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và
những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tái hiện trong bài viết
“Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng, hãy phát biểu suy nghĩ của mình về phẩm chất
người nông dân Nam Bộ.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Câu 1 (2đ):
Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nam
Cao.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Trình bày ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao tập trung ở hai
giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật, là nhà văn suốt cuộc đời
cầm bút luôn trăn trở “sống và viết”
- Có thể nói chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam ra đời từ đầu TK XX
nhưng phải đến Nam Cao mới thực sự tự giác về các nguyên tắc của nó.
* Trước Cách mạng:
Hệ thống quan điểm nghệ thuật được phát biểu trong các tác phẩm nghệ

thuật: Trăng sáng, Đời thừa, Tư cách mõ, Nước mắt.
+Trong đó Trăng sáng phên phán thứ văn chương “lãng mạn”, khẳng định
văn chương hiện thực.
+ Đời thừa coi văn chương phải thấm đẫm tinh thần nhân đạo và sáng tạo.
+ Tư cách mõ: Nêu tác động của ngoại cảnh trong việc hình thành tính cách
con người.
+ Nước mắt nêu quan điểm phản ánh bằng tình thương và tấm lòng nhân đạo
của chủ nghĩa hiện thực.
* Sau Cách mạng:
-Đôi mắt nêu tuyên ngôn nghệ thuật mới: nhà văn phải nhìn đúng về con
người và cuộc đời, và con đường đúng đắn của nghệ sĩ là đứng về phía nhân
dân, hết lòng tham gia kháng chiến phục vụ sự nghiệp cách mạng.
=> Nam Cao thực sự là người nghệ sĩ chân chính, hết lòng vì sự nghiệp cách
mạng của nước nhà.
Câu 2 (3đ)
Nhà văn Pháp Phrăngxoa Côpê nói “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt
ráo hoảnh của phường ích kỉ”
1- Yêu cầu của đề bài:
Trình bày ý kiến cảu cá nhân đồng tình hay phản đối trước cấu nói của nhà
thơ Pháp.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
- Giới thiệu nhà văn Phrăngxoa Côpê: là nhà thơ chuyên khai thác về đề tài
về những đối tượng nghèo khổ.
- Dẫn dắt câu nói…
- Đây là câu nói hoàn toàn đúng, nó liên quan đến cách đánh giá, nhìn nhận
con người, liên quan tới cách đối xử giữa con người và con người.
THÂN BÀI
a- Giải thích khái niệm:
- “Phường ích kỉ”

+ Là những người chỉ biết sống riêng cho mình, không quan tâm đến người
khác, luôn sợ người khác đụng chạm, nhờ vả mình
+ “ích kỉ”: là lối sống thu mình, không giao tiếp và ki cần giao tiếp bao giờ
cũng đưa ra những điều kiện để kiếm lợi về mình.
- Tại sao “người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường
ích kỉ”?
+ vì coi trọng bản thân mình hơn nên những người ích kỉ có cách nhìn cuộc
đời, đánh giá xã hội theo cách riêng của họ mà đặc trưng là xem thường, coi
khinh người khác.
+ Người ích kỉ chỉ biết riêng mình, do vậy, họ không hề có sự đồng cảm, sẻ
chia. Tất cả những ai không liên quan đến họ, không đem lợi ích cho họ đều
là xấu xa.
+ Người ích kỉ nhìn nhận vấn đề phiến diện, một chiều, họ không hề để ý
đến những nỗi đau, bất hạnh của người khác.
=> Cách nhìn nhận, đánh giá con người như vậy khôn nên tồn tại trong cộng
đồng. Lối sống ích kỉ cần phải loại trừ ra khỏi đời sống cộng đồng.
b- Do vậy, phải sống thế nào cho đúng:
- Sống vị tha, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của
họ, từ đó, thông cảm và giúp đỡ họ nếu mình có thể.
- Luôn nhìn nhận con người ở góc độ khen, chê. Cố gắng nhìn ra những
điểm tốt của họ để dễ dàng thông cảm và tha thứ.
- Luôn quan tâm đến người khác, bởi có quan tâm đến người khác, chia sẻ
nỗi đau, vất vả với họ thì mình ki gặp khó khăn, bạn bè cũng sẽ giúp đỡ
mình.
KẾT BÀI
Sống vị tha h]ớng tới một xã hội tốt đẹp, tràn đầy tinh thần nhân ái. Luôn
ghi nhớ điều quan trọng “Sống là cho, đâu phải nhận riêng mình”
Câu 3 (5đ)
Dựa vào tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và
những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tái hiện trong bài viết

“Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng, hãy phát biểu suy nghĩ của mình về phẩm chất
người nông dân Nam Bộ.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
1- Yêu cầu của đề bài:
Trình bày cảm tưởng về phẩm chất của người nông dân Nam Bộ dựa trên hai
tác phẩm: 1 văn xuôi, 1 nghị luận.
2- Định hướng làm bài
MỞ BÀI
- Giới thiệu chung về mảnh đất và con người Nam Bộ.
- Nêu vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hai tác phẩm trên.
THÂN BÀI
- Yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc.
- Thích tự do, có một niềm đam mê mãnh liệt với tự do, không cam tâm
quì gối làm nô lệ, chọn chết vinh còn hơn sống nhục.
- Tôn trọng đạo lí truyền thống của dân tộc và của cha ông.
- Trọng nghĩa khinh tài, trung tín, trọng tình trọng nghĩa, yêu thương đùm
bọc và bảo vệ lẫn nhau.
- Sống tự do phóng khoáng, hồn nhiên, thích ca hát tập thể, gắn bó chia
sẻ vui buồn với cộng đồng.
- Già tre, gái trai, nam nữ… đều có phẩm chất như nhau, không phân biệt
tất cả đều đồng tâm, đồng lòng, hợp sức giải quyết những khó khăn, ai
cũng có trách nhiệm và quyền lợi trong cộng đồng.
Chú ý: lấy DC hai tác phẩm trên để minh hoạ cho các luận điểm trên.
Có thể dẫn thêm một vài tác phẩm khác.
KẾT LUẬN
Khẳng định lại một lần nữa về vẻ đẹp tính cách và khí chất của con
người Nam Bộ.
ĐỀ 23
Câu 1 (2đ):

Tóm tắt những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1945- 1975.
Câu 2 (3đ):
Một vấn đề đặt ra trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu là vấn đề bạo lực gia đình. Anh (chị) hãy cho
biết ý kiến của mình về vấn đề này.
Câu 3 (5đ):
Trình bày đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà
văn Nam Cao.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Câu 1 (2đ):
Tóm tắt những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1945- 1975.
1- Yêu cầu của đề bài:
Nêu bật những thành thựu của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn
1945- 1975, đó là: Xuất hiện nhiệm vụ lịch sử giai đoạn này, đồng thời
phát huy truyền thống yêu nước và anh hùng, truyền thống nhân đạo. Tập
trung một số thành tựu về nghệ thuật.
2- Định hướng làm bài:
Thành tựu cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-
1975 được đánh giá trên 3 phương diện:
1- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: Nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ
tinh thần chiến đấu, hi sinh của người dân cho đất nước.
2- Những đóng góp về tư tưởng:
- Phát huy truyền thống yêu nước và anh hùng:
+Văn học thời kì này tạo nên những áng văn thơ đẹp nhất, hào sáng nhất
về lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, phản ánh hiện thực đời sống
kháng chiến sôi động của đất nước, phản ánh tinh thần chiến đấu hào
hùng của dân tộc.
+ Đội ngũ đông đảo các nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ đã tạo nên một nền

văn học chiến đấu, có sức cổ vũ cao.
- Phát huy truyền thống nhân đạo: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học
cách mạng có đặc điểm to lớn là hướng về phía nhân dân lao động, diễn
tả được số phận đen tối của họ dưới ách áp bức của chủ nghĩa thực dân
đồng thời phát hiện ở họ những phẩm chất tốt đẹp, sức sống mạnh mẽ, có
khả nawg cách mạng dồi dào dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp
đấu tranh thống nhất nước nhà và trong lao động xây dựng cuộc sống
mới.
3- Những thành tựu về nghệ thuật:
- Phát triển toàn diện về thể loại: trường ca, truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút,
phóng sự, kịch bản phim, thơ trữ tình…
- Phẩm chất thẩm mĩ của văn học được nâng cao.
- Đội ngũ nhà văn, nhà thơ phát triển mạnh, lí luận phê bình văn học phát
triển cả về số lượng và chất lượng.
=> Văn học giai đoạn 1945- 1975 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang
của mình, có nhiều thành tựu xuất sắc, đưa cả nền văn học dân tộc phát
triển lên một tầm cao mới.
Câu 2 (3đ):
Một vấn đề đặt ra trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu là vấn đề bạo lực gia đình. Anh (chị) hãy cho
biết ý kiến của mình về vấn đề này.
1- Yêu cầu của đề bài:
Người viết phải chỉ ra được vấn đề về bạo lực gia đình trong truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa”, từ đó nêu suy nghĩ của mình về vấn đề này, lấy
dẫn chứng trong tác phẩm và trong cuộc sống.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
- Giới thiệu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”: ra đời trong thời kì đất nước
đang chuyển mình đổi mới, đem lại ấn tượng cho người đọc cách viết về
những vấn đề bức xúc của xã hội mà tác giả dồn nén trong đó.

- Giới thiệu vấn đề: Một vấn đề được khơi dậy trong tác phẩm, đang thu hút
được sự quan tâm, bức xúc của nhiều người về vấn đề bạo hành gia đình.
THÂN BÀI
a- Những biểu hiện của nạn bạo hành gia đình trong tác phẩm:
- Vấn đề bạo hành gia đình được thể hiện qua người đàn ông làng chài đánh
vợ mình một cách tàn nhẫn mặc dù trước đó không lâu người đàn bà đó đã
chung lưng đấu cật với lão để giành giật từ biển cả từng miếng cơm, manh
áo.
- Trong câu chuyện, tác giả cho thấy: Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ,
mặt đỏ gay, lão rút trong người một chiếc thắt lưng lính nguỵ ngày xưa, có
vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão
trút cơn giận lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng
người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ
mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rền rĩ đau đớn “Mày
chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
- Việc đánh vợ này không chỉ diễn ra một lần mà nhiều lần “Bất kể lúc nào
lão thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông trên thuyền khác
uống rượu…Giá mà lão cũng uống rượu…thì tôi đỡ khổ… Sau này con cái
lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…”.
=> Việc đánh vợ của gã đàn ông trở thành một thói quen độc ác, được hành
hạ người khác tạo cho lão niềm vui, giúp lão được khoảnh khắc khuây khoả.
=> Đây là vấn đề bạo hành gia đình diễn ra trong từng ngày trong xã hội,
đặc biệt là xã hội hiện nay chứ không phải là hư cấu nghệ thuật.
b- Nguyên nhân của việc bạo hành gia đình:
- Nguyên nhân trực tiếp: do ghen tuông. Trong câu chuyện người đánh vợ có
chút ghen tuông bởi trước khi lấy lão, người đàn bà đã “có mang với một
anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan
lưới”.
- Nguyên nhân sâu xa: do cái nghèo, cái đói “bất kể lúc nào thấy khổ quá là
lão xách tôi ra đánh”, Vì phải lấy người đàn bà này, hay là vì phải nuôi đứa

con này mà lão phải khổ cực đủ điều.
=> Đối với lão vợ con không là niềm vui sống, hay là niềm tự hào nữa mà là
nỗi bất hạnh của lão. Lão tự nhận thức ra một điều quái gở trái ngược với
luân lí truyền thống: vợ con gây ra nỗi bất hạnh, nỗi khổ cực của lão.
=> Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành gia đình trong xã
hội ngày nay. Đói nghèo đi liền với thất học, với việc thiếu hiểu biết dẫn tới
sự thức dậy bản năng sinh tồn, không thể phân biệt được phải trái, điều nên
điều không nên, càng không thể biết cách sắp xếp tổ chức cuộc sống gia
đình, do đó người đàn ông dẫn đến chỗ rượu chè, quẫn chí, gây ra những bạo
hành trong gia đình.
KẾT BÀI
Bạo hành gia đình không còn nằm trong phạm vi truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu để đọc, để suy nghĩ nữa mà còn là một vấn đề đau đớn trong xã hội
hiện nay. Ngăn ngừa bạo hành trong gia đình, ngăn chặn bạo lực của người
đàn ông đối với gia đình là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự chung tay
góp sức của toàn xã hội.
Câu 3 (5đ):
Trình bày đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà
văn Nam Cao
1- Yêu cầu của đề bài:
Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm “Chí Phèo”.
Đó là: Nghệ thuật điển hình hoá thể hiện qua miêu tả, phân tích tâm lí
của nhân vật Chí Phèo, cách tổ chức tác phẩm, sử dụng ngôn ngữ kể
chuyện.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
- Giới thiệu vài nét về Nam Cao và sự nghiệp văn học của ông.
- Giới thiệu tác phẩm “Chí Phèo” và những đặc sắc về nghệ thuật của tác
phẩm.
THÂN BÀI

Cần chú ý những đặc sắc về nghệ thuật sau:
a- Nghệ thuật điển hình hoá của Nam Cao thể hiện qua cách miêu tả
và phân tích tâm lí nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo đại diện cho những
người nông dân vừa bị bần cùng hoá tới mức đánh mất cả nhân hình lẫn
nhân tính. Tuy nhiên, Nam Cao cũng tạo ra hình ảnh nhân vật Chí Phèo
độc đáo, tiêu biểu và có thể là duy nhất ttrong nền văn học Việt Nam,
điều đó được thể hiện trong việc khắc hoạ khuôn mặt của Chí.
b- Nam Cao miêu tả nhân vật trong quá trình vận động và phát triển
của tính cách, của sự phát triển tâm lí, khiến nhân vật trở nên sống
động, trở nên sinh động và do đó nhân vật trở thành điển hình của
văn học.
=> Thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình mang tính cách
điển hình.
c- Qua tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao raat thành công trong việc
tổ chức tác phẩm:
- Nam Cao tạo nên một cốt truyện có kịch tính rất cao: cốt truyện được
dẫn bằng các nút thắt kịch tính để dẫn tới một kết thúc hợp lí mà về hình
thức tưởng chừng đó là một kết thúc ngẫu nhiên.
- Cốt truyện của Nam Cao được đặt trong khung cảnh thời gian hiện tại
trong đó có sự đảo chiều, sự quay ngược của thời gian kể.
+Phần mở đầu và phần kết thúc tác phẩm thuộc thời gian hiện tại, tức là
gắn với những gì đang diễn ra trước mắt người kể chuyện, tương ứng với
những gì người kể chuyện đang quan sát được
+ Phần giữa câu chuyện có sự đảo chiều về thời gian, nhân vật, người kể
chuyện được đi ngược về quá khứ để chỉ ra gốc gác của Chí Phèo, rồi
quay lại theo trình tự quá khứ về hiện tại nối liền các mạch kể với nhau.
Sự thay đổi thời gian kể chuyện gắn liền với điểm nhìn trần thuật, tạo nên
tiếng nói đa âm trong câu chuyện được kể, cụ thể là câu chuyện về cuộc
đời Chí Phèo không chỉ được tái hiện đơn giản qua cách kể, lời kể về
nhân vật của người kể chuyện mà còn qua điểm nhìn của chính Chí Phèo,

thị Nở, bá Kiến… Các điểm nhìn này tạo nên sự đa dạng trong nghệ thuật
trần thuật, tạo ra sự phối âm, hoà điệu trong tác phẩm.
d- Nam Cao thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, bao
gồm ngôn ngữ kể và tả của nhân vật người kể chuyện, ngôn ngữ mang
tính cá thể và được cá thể hoá của các nhân vật trong truyện.
- Kết hợp giữa độc thoại và đối thoại, giữa lời kể gián tiếp và lời kể nửa
trực tiếp.
VD lời nửa trực tiếp trong đoạn mở đầu, trong đoạn thị Nở trút cơn giận
dữ mà thị nhận được từ bà cô lên đầu Chí Phèo…
- Những độc thoại mang dấu ấn của độc thoại nội tâm như đoạn Chí Phèo
tỉnh rượu ôn lại quá khứ của mình, cảnh bá Kiến ngồi đợi bà Ba.
- Kiểu đối thoại một chiều mà bên phát tín hiệu thì cứ phát, bên nhận tín
hiệu thì không có phản ứng trả lời như cảnh Chí Phèo- thị Nở gặp nhau
sau trận ốm.
e- Khi tạo ra các nhân vật, Nam Cao trung thành với nguyên tắc
phản ánh hiện thực song nhà văn không phóng đại cực đoan phần bản
năng, thú tính con người cũng như không hạ thấp, không xoá bỏ nét đẹp
mang tính người của các nhân vật, đây chính là đặc sắc trong nghệ thuật
vị nhân sinh của Nam Cao.
VD: thị Nở xấu đến mức ma chê quỉ hờn nhưng vẫn còn những nét đẹp
“một người thật xấu khi yêu cũng lườm”.
Nhân vật Chí Phèo và Thị Nở của ông gần như bị xã hội thực dân nửa
phong kiến, bị cái làng Vũ Đại ấy chối bỏ, song ông vẫn cho hai người ấy
đến với nhau để trong mọi nỗ lực cố gắng tạo thành “đôi lứa xứng đôi”,
nghĩa là ông vẫn cho họ quyền làm người, quyền được yêu.
KẾT BÀI
Khẳng định ngòi bút tài hoa của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo”
ĐỀ 24
Câu 1 (2đ):
Nêu xuất xứ và giải thích ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của

một tang gia”.
Câu 2 (3đ):
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người
ngại khó e sông”
Câu 3 (5đ):
Nêu cảm nhận của anh (chị) về bài nghị luận của Phạm Văn Đồng
“Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Câu 1 (2đ):
Nêu xuất xứ và giải thích ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của
một tang gia”.
1- Yêu cầu:
Nêu xuất xứ, giải thích nhan đề của đoạn trích để thấy được chất trào lộng
của chương truyện.
2- Định hướng:
- Giới thiệu “Số đỏ” một trong những kiệt tác trào lộng của dòng văn học
hiện thực phê phán Việt Nam, cảm hứng phê phán xã hội mạnh mẽ và gay
gắt được thể hiện một cách xuất sắc về tài năng trào phúng bậc thầy của nhà
văn Vũ Trọng Phụng.
- “Hạnh phúc của một tang gia” là một chương nổi bật có giá trị trào lộng
và châm biếm sắc sảo, từ tình huống truyện đến các tình tiết, chân dung nhân
vật.
- Theo đạo lí và tình cảm thông thường, tang gia không thể có hạnh phúc,
nhưng cái tang lớn trong một gia đình vẫn được coi là “danh giá, nền nếp
gia phong” lại không hề có không khí và tình cảm thông thường ấy.
- Trái lại cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc, sung sướng cho tất cả con
cháu, người thân và bạn bè, niềm hạnh phúc đó to lớn đến mức nó cứ tự phát
bung ra, tràn trề, không kìm nén lại được, bởi cụ cố tổ làm di chúc là sau khi
cụ chết mới được chia gia tài. Cái chết của cụ khiến cho cái chúc thư kia

thực sự “bắt đầu đi vào giai đoạn thực hiện chứ không còn là lí thuyết suông
nữa”, do đó ai cũng hạnh phúc.
= > Nhan đề của “Hạnh phúc của một tang gia”đã cho người đọc thấy chất
trào lộng đặc sắc của chương truyện
=> Đặt nhan đề cho chương truyện là “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ
Trọng Phụng đã tạo lên một tình huống bi hài có một không hai.
Câu 2 (3đ):
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người
ngại khó e sông”
1- Yêu cầu:
Trình bày suy nghĩ về lời khuyên kiên trì, nhẫn nại của Nguyễn Bá Học thể
hiện dưới một câu cách ngôn tổng kết “Đường đi khó không khó vì ngăn
sông cách núi mà khó vì lòng người ngại khó e sông”
2-Định hướng:
MỞ BÀI:
a- Giải thích khái niệm:
- “Đường đi”: là quá trình đi đến thành công
- “ngăn sông cách núi” ý nói những khó khăn vất vả trong cuộc sống, những
cảm trở, những điều kiện ngoại cảnh làm chậm lại quá trình thành công của
một con người.
- “lòng người ngại núi e sông”: sự không kiên trì, không nhẫn nại, dễ dàng
nhụt chí trước khó khăn.
=> “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi”: bởi những điều kiện
ngoại cảnh có thể giải quyết được, có thể vượt qua được, quan trọng là có
mục tiêu, “mà khó bởi lòng người ngại núi e sông”, bởi nếu không có sự
quyết tâm , con người ta sẽ không cố gắng nỗ lực để làm được điều mình
mong muốn. Do vậy, mục tiêu đã có, cần có ý chí sắt đá và niềm tin mãnh
liệt vào thành công, con người sẽ đạt được những điều mong muốn.
b- Làm thế nào để thành công?

- Để thành công cần có sự quyết tâm trong mỗi hành động, để có được sự
quyết tâm phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp nhận thử thách.
- Để có được sự quyết tâm trong hành động cần phải có những hiểu biết cần
thiết, phải có những tính toán đầy đủ, hay cụ thể hơn là một kế hoạch cho
tương lai.
KẾT LUẬN
- Trong cuộc sống, mọi thử thách đều có thể đặt ra, mọi điều có thể sảy đến,
đó chính là hình thức của “đường đi khó”.
- Khi bị đặt trong thử thách, con người không vững tâm, không bền gan
quyết chí, tất cả sẽ bị dòng chảy cuộc đời cuốn đi, do vậy phải biết chấp
nhận thử thách, sẵn sàng trong tư thế đối mặt với thử thách với quyết tâm
cao và hành trang kiến thức đầy đủ.
Câu 3 (5đ):
Nêu cảm nhận của anh (chị) về bài nghị luận của Phạm Văn Đồng
“Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”
1- Yêu cầu:
Đề bài yêu cầu cảm nhận về bài văn nghị luận “ Nguyễn ĐÌnh Chiểu,…” hay
nói cách khác là phân tích tác phẩm để thấy nét đặc sắc trong nội dung và
trong nghệ thuật.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
- Giới thiệu về tác phẩm “…” là bài viết được đăng trên Tạp chí Văn học số
7/1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1988)
- Nội dung tác phẩm: Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó với đất nước,
với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác giả đã
nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn ĐÌnh Chiểu trong mối quan hệ khăng
khí của hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và thời đại hiện nay; từ đó phát hiện
ra những điều mới mẻ về nhà thơ yêu nước miền Nam, giúp ta càng thêm
yêu quí con người và tác phẩm của ông. Bài viết ra đời cách đây 40 năm
nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và tư tưởng.

THÂN BÀI
* Giới thiệu về nội dung và bố cục tác phẩm: Văn bản gồm 3 phần ứng
với 3 luận điểm lớn.
- Phần 1: Từ đầu => “khôn lường thực hư” nói về con người và quan niệm
văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- Phần 2 từ “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu” => “hai vai nặng
nề” nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Phần 3: còn lại nói về truyện “Lục Vân Tiên”
=> Nhìn chung, cách sắp xếp như vậy phù hợp với logich nội dung bài viết.
* Tác giả cho rằng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những
vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú
nhìn thì mới thấy”. Đó là một khái niệm có ý nghĩa phương pháp luận trong
cách nhìn về nhà thơ yêu nước này.
- Đây chính là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình
Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với
nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc.
Văn chương Đồ Chiểu không chau chuốt, óng mượt mà chân chất, phác
thực, có chỗ tưởng như thô kệch, nhưng lại chứa đựng trong đó những tư
tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý đối với nhân dân ta “Nó không phải là vẻ
đẹp của những cây lúa uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đồng
thóc mấy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này đáng quí lắm,
và càng đáng quí khi ta biết nhà thơ sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc
sống gặp nhiều khó khăn, bất hạnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×