Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.74 KB, 88 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD













LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY
ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
HUỲNH MAI









Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ĐOÀN THỊ CẨM VÂN LÊ YẾN XUÂN
MSSV: 4031301
LỚP: Tài Chính – K29





Cần Thơ - 2007
www.kinhtehoc.net

LỜI CẢM TẠ


Sau bốn năm được sự truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy, các cô trong
trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là các thầy và các cô Khoa KT – QTKD, em
thành thật biết ơn. Và hơn thế nữa em được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
Đoàn Thị Cẩm Vân đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Bên cạnh đó, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Chi nhánh Vĩnh Long đã giúp
em rất nhiều trong việc hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Ngân hàng và đặc biệt là sự
giúp đỡ của các anh và chị phòng tín dụng đã tạo cho em có cơ hội tiếp xúc
thực tế.
Ngày….. tháng….năm…..
Sinh viên thực hiện


















www.kinhtehoc.net


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu nhập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày….. tháng….năm…..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)























www.kinhtehoc.net

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày …. tháng…. năm …
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)









www.kinhtehoc.net

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Ngày …. tháng…. năm…
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)






www.kinhtehoc.net

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày…tháng … năm…
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)









www.kinhtehoc.net

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu......................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.............................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.3.1. Không gian........................................................................................3
1.3.2. Thời gian............................................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU...............................................................................................................4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.........................................................................5
2.1.1. Các khái niệm....................................................................................5
2.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư................................................................5
2.1.1.2. Các loại dự án đầu tư...................................................................5
2.1.1.3. Lãi suất chiết khấu.......................................................................6
2.1.2.Thẩm định ngân lưu của dự án............................................................8
2.1.2.1. Mục đích của việc xây dựng ngân lưu cho dự án..........................8
2.1.2.2. Các công cụ tài chính dùng để phân tích ngân lưu của dự án........8
2.1.2.3. Một số biến số cơ bản trong kế hoạch ngân lưu............................9
2.1.3.Các chỉ tiêu quyết định đầu tư............................................................10
2.1.3.1. Hiện giá ròng (NPV)...................................................................10

2.1.3.2. Suất sinh lời nội bộ (IRR)...........................................................11
2.1.3.3. Thời gian hòa vốn.......................................................................11
2.1.3.4. Điểm hòa vốn.............................................................................11
2.1.3.5. Khả năng thanh toán nợ (DCSR)................................................12
2.1.3.6. Các chỉ số tài chính.....................................................................13
www.kinhtehoc.net

2.1.4. Mục tiêu thẩm định tín dụng.............................................................13
2.1.5. Những yêu cầu của một dự án...........................................................14
2.1.6. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án.....................................................14
2.1.7. Nguyên tắc cho vay...........................................................................15
2.1.8. Điều kiện vay vốn.............................................................................15
2.1.9. Quy trình thẩm định dự án.................................................................16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................20
Chương 3: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÀNH VĨNH LONG................................................21
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ...........21
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG - ĐƠN VỊ CHO VAY .............22
3.2.1.Cơ cấu................................................................................................23
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ .........................................................................24
3.3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG - ĐƠN VỊ ĐI
VAY ...............................................................................................................28
Chương 4: THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN
XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH
MAI...............................................................................................................29
4.1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁ TRA,
CÁ BASA ĐÓNG GÓI HUỲNH MAI .........................................................29
4.1.1. Đánh giá chung về hoạt động doanh nghiệp......................................29
4.1.2. Phân tích tình hình tài chính công ty.................................................30

4.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY
SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI ..............................................................33
4.2.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý...................................................................33
4.2.1.1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.................................................33
4.2.1.2. Hồ sơ pháp lý của dự án..............................................................34
4.2.2. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án ...........................34
4.2.2.1. Mục tiêu của dự án.....................................................................34
4.2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư ..............................................................35
4.2.2.3. Quy mô đầu tư............................................................................36
www.kinhtehoc.net

4.2.2.4.Quy mô vốn đầu tư ......................................................................36
4.2.3. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án..........................37
4.2.3.1. Nhu cầu thị trường thế giới về mặt hàng cá tra, cá basa..............37
4.2.3.2. Nhu cầu của thị trường về sản phẩm...........................................38
4.2.4. Đánh giá về cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án...39
4.2.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.................40
4.2.5.1. Địa điểm xây dựng.....................................................................40
4.2.5.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.....................................40
4.2.5.3. Công nghệ thiết bị ......................................................................41
4.2.5.4. Giải pháp xây dựng.....................................................................41
4.2.5.5. Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, biện pháp phòng ngừa
và xử lý..........................................................................................................42
4.2.6.1. Dự toán tổng kinh phí đầu tư cho dự án......................................44
4.2.6.2. Thẩm định về vốn đầu tư ............................................................45
4.2.7. Đánh giá về mặt tài chính của dự án..................................................45
4.2.7.1. Tình hình kinh doanh..................................................................45
4.2.7.2. Ước lượng ngân lưu của dự án....................................................54
4.2.7.3. Thẩm định các chỉ tiêu quyết định đầu tư....................................60
4.2.7.4. Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ...................................................66

4.2.8. Phân tích rủi ro của dự án..................................................................67
4.2.8.1. Rủi ro kinh doanh.......................................................................67
4.2.8.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô....................................................................68
4.3.TÀI SẢN ĐẢM BẢO NỢ VAY...............................................................68
4.4. RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN...................................................68
4.4.1. Các quan hệ giao dịch giữa chủ đầu tư và ngân hàng........................68
4.4.1.1. Với ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Long............................68
4.4.1.2. Với các tổ chức tín dụng khác.....................................................69
4.4.2. Kết quả thẩm định về mặt tài chính...................................................69
4.4.3. Nhận xét về khách hàng....................................................................69
Chương 5: GIẢI PHÁP................................................................................70
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................72

www.kinhtehoc.net

DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang
Bảng 4.1: Các chỉ số tài chính của công ty.....................................................30
Bảng 4.2: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án................................................36
Bảng 4.3: Thành phần dinh dưỡng của cá tra..................................................38
Bảng 4.4: Thành phần dinh dưỡng của cá basa...............................................38
Bảng 4.5: Tổng chi phí sản xuất của nhà máy.................................................47
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất điện cho mỗi kg thành phẩm.................................48
Bảng 4.7: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay........................................................49
Bảng 4.8: Tổng nhu cầu vốn lưu động của nhà máy........................................50
Bảng 4.9: : Doanh thu của nhà máy................................................................51
Bảng 4.10: Chi phí hoạt động của nhà máy.....................................................52
Bảng 4.11: Tính chi phí lãi vay.......................................................................53
Bảng 4.12: Hạch toán lãi (lỗ) của dự án..........................................................53
Bảng 4.13: Kế hoạch khấu hao.......................................................................56
Bảng 4.14: Tính các khoản phải thu................................................................57

Bảng 4.15: Tính các khoản phải trả ................................................................58
Bảng 4.16: Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt..............................................................58
Bảng 4.17: Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng vốn đầu tư........................59
Bảng 4.18: Bảng tính hiện giá thuần...............................................................60
Bảng 4.19: Tính suất thu hồi nội bộ................................................................61
Bảng 4.20: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu...........................................62
Bảng 4.21: Tính tổng chi phí, định phí, biến phí.............................................64
Bảng 4.22: Tính điểm hòa vốn........................................................................65
Bảng 4.23: Bảng cân đối nguồn trả nợ............................................................66
Bảng 4.24: Bảng tính khả năng thanh toán......................................................66







www.kinhtehoc.net

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2006). “Nghiệp vụ ngân hàng”, Phân tích các tỷ số tài
chính, Tr.144-164. Chương 6: Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay dự
án, Tr.177- 208.
2. Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan (2007). “Thiết lập và thẩm định dự án
đầu tư”, Chương 6: Phân tích tài chính dự án, Tr.117- 197.
3. Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Thu Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang
Thu (2005). “Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư”, Chương 6: Xây dựng kế
hoạch ngân lưu dự án đầu tư, Tr. 87- 100.
























www.kinhtehoc.net

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY NHẬP KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG
TY TNHH THANH HÙNG


1. YICK FUNG MARINE PRODUCTS CO - HONGKONG
2. SEA INT’L CO..., LTD - THAILAND
3. FAR OCEAN SEA PRODUCTS (PRIVATE) LIMITED- SINGAPORE

4. SONG FISH DEALER PTE LTD - SINGAPORE
5. THONDER FOODS COMPANY - SINGAPORE.
6. FIERET’S VISHANDEL - NETHERLANDS.
7. FUTURE SEAFOOD EUROPE - PARIS.
8. MAXITRADE, S.L - SPAIN.
9. FROSTS FOOD INTERNATIONAL PTE LTD - SINGAPORE.
10. OCEAN DOMAIN SEAFOOD PTE - SINGAPORE.
11. A GAP INTERNATIONAL S.C.S - MONA CO.
12. SEVEN OCEANS SEAFOOD - DENMARK.
13. ANGEL LOPEZ SOTO, S.L - SPAIN.
14. CALVIO SP ZOO - POLAND.

Nguồn: Phòng tín dụng 1
www.kinhtehoc.net

1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu
WTO từ ngày 7/11/2006.
Cũng giống như các nền kinh tế khác, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn mở mang
hoạt động ở nước ngoài, có điều kiện thúc đẩy cải cách hệ thống Ngân Hàng một
cách đa dạng hơn cả về loại hình loại hình sở hữu và phương thức hoạt động. Vì
theo các điều khoản cam kết trong quá trình gia nhập WTO thì kể từ ngày
1/4/2007 sẽ có nhiều Ngân Hàng (NH) nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam,
trong đó có cả Ngân Hàng 100% vốn nước ngoài và do đó buộc các Ngân Hàng
Việt Nam phải tiếp tục cả về tổ chức, năng lực, tài chính, hoạt động, mở rộng
hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm mới…để có thể cạnh tranh trong thời

kỳ hậu WTO.
Sự có mặt của các Ngân Hàng nước ngoài với khả năng vượt trội về tài chính,
loại hình dịch vụ đa dạng nhất là các dịch vụ Ngân Hàng hiện đại dựa trên công
nghệ cao đã buộc các Ngân Hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) phải quan
tâm đầu tư hiện đại hóa nghiệp vụ Ngân Hàng phải tiện ích hơn trong điều kiện
kinh doanh mới này, các NHTM Nhà nước buộc phải cạnh tranh với các NH
nước ngoài. NH Đầu Tư và Phát triển Vĩnh Long cũng cùng bối cảnh đó. Không
vì tăng cường sự lớn mạnh trong cạnh tranh mà NH phải tăng cường huy động
vốn và cho vay mà không chú ý đến hiệu quả tín dụng.
Ở ĐBSCL nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất mạnh mẽ, thủy sản được
nuôi ở rất nhiều nơi ở vùng đồng bằng như: ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước
mặn. Đặt biệt trong thời gian gần đây sự phát triển mạnh mẽ của việc nuôi thủy
sản ở vùng nước ngọt như cá da trơn ( cá tra, cá basa,…) đã và đang gây cơn sốt
cho ngành. Do giá cá nguyên liệu tăng lên rất nhanh trong thời gian qua đầu năm
2006 giá cá nguyên liệu là 13.500đ/kg thì giữa tháng 3/2007 giá cá nguyên liệu là
15.500đ/kg. Như vậy với tốc độ tăng nhanh của giá cá nguyên liệu, nhiều người
dân trong khu vực nuôi cá tra, cá basa như Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang,
Bến Tre, Cần Thơ,…đã và đang phát triển nhanh và ồ ạt. Việc thị trường ngày
www.kinhtehoc.net

2
càng mở rộng và nhu cầu người tiêu dùng tăng như vậy thì các nhà máy chế biến
thủy sản sẽ không có đủ để đáp ứng. Như vậy, cá nguyên liệu sẽ dư thừa. Với
nghịch lý người nông dân được mùa thì lại mất giá, điều đó không làm tăng thêm
thu nhập những hộ nuôi cá mà trái lại làm cho người nuôi không an tâm trong
việc nuôi cá . Do đó, để cân đối giữa nguồn cung và cầu thì việc xây dựng thêm
nhà máy chế biến thủy sản là rất cần thiết.
Trong bối cảnh này thì Công ty TNHH Thanh Hùng đã lập dự án xin vay vốn
NH Đầu Tư và Phát Triển để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Như vậy để
NH Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long quyết định cho vay hay không thì thẩm

định dự án là khâu rất quan trọng, quyết định đến lợi ích cho nhà đầu tư, cho NH,
cho nông dân và lợi ích cho xã hội.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Cho vay dự án đầu tư là một dạng cho vay trung và dài hạn chủ yếu nhất của
các Ngân Hàng, mà thẩm định dự án đầu tư là một mắc xích quan trọng trong
quy trình cho vay dự án. Thực chất của việc thẩm định là dùng một số kỹ thuật
phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề, các phương tiện trình bày trong dự án
theo một số tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và theo một số trình tự hợp lý chặt chẽ
nhằm rút ra những kết luận chính xác về giá trị của dự án, từ đó có quyết định
cho vay đúng mức, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế dự định.
Thẩm định dự án giúp NH lựa chọn được những dự án tốt và ngăn chặn những
dự án kém hiệu quả. Dự án kém hiệu quả là những dứ án làm tiêu hao nguồn lực
và lãng phí vốn đầu tư, mà nguồn lực thì luôn khan hiếm và có chi phí cơ hội của
nó, vì vậy khi vốn đầu tư không được sử dụng hiệu quả sẽ gây tổn thất cho nhà
đầu tư, rủi ro cho NH và cho nền kinh tế. Ngược lại dự án tốt là những dự án sử
dụng có hiệu quả nguồn lực và do đó làm tăng giá trị tài sản cho nhà đầu tư, gia
tăng của cải cho xã hội. Thẩm định dự án giúp cho NH xem xét các thành phần
của dự án có phù hợp với bối cảnh chung của khu vực mà dự án đang đầu tư hoặc
mục tiêu mà dự án đang hướng đến hay không ? xu hướng phát triển của ngành,
của địa phương, của thị trường. Bên cạnh đó thẩm định dự án còn giúp cho NH
nhận dạng những rủi ro có thể xuất hiện khi dự án được triển khai thực hiện.


www.kinhtehoc.net

3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Là xác định giá trị thực của dự án trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn chấp
nhận dự án, với giá trị thực như sau:

- Sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với các mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia hay mục tiêu của nhà đầu tư đã xác định là
phù hợp hay không.
- Về kỹ thuật và công nghệ của dự án có phù hợp với trình độ và yêu cầu sử
dụng của ngành và của quốc gia trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án hay
không? Mức độ chấp nhận về môi trường, xã hội để đảm bảo sự an toàn cho con
người và các hoạt động khác trong khu vực có dự án. Sự phù hợp với yêu cầu sản
xuất sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư.
- Khả năng tài chính, nguồn cung ứng các yếu tố nguyên vật liệu, năng lượng,
khả năng và trình độ quản lý để vận hành các trang thiết bị…của nhà đầu tư có
đáp ứng đủ không?
- Lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư, ngân hàng và quốc gia là như thế
nào?
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trước khi thẩm định dự án mở rộng của một doanh nghiệp nào đó thì việc đầu
tiên là xem xét, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì việc thẩm định mới có thể tiến
hành được.
Bước đầu tiên khi bước vào quá trình thẩm định là phải xem xét tính hợp lý
của hồ sơ tín dụng. Vì một dự án được tiến hành thẩm định khi đã có đủ các hồ
sơ do các tổ chức tín dụng yêu cầu.
Khi các hồ sơ đã đủ thì tiến hành phân tích hiệu quả của dự án, khả năng trả
nợ của doanh nghiệp lập dự án đó.
Khi dự án khả thi thì tiến hành đánh giá tài sản đảm bảo.
Khi dự án trãi qua các bước nêu trên thì việc cuối cùng là ra quyết định đối với
dự án tức là cho vay hay không?


www.kinhtehoc.net


4
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Dự án của công ty TNHH Thanh Hùng vay vốn để xây dựng xí nghiệp chế
biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai ở khu công nghiệp Sa Đéc, thị xã Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp vay vốn Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long
1.3.2. Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/03/2007 đến ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ xin vay vốn đầu tư cho dự án xây dựng xí nghiệp chế biến thủy sản xuất
khẩu Huỳnh Mai.
Thẩm định dự án là phải thẩm định về tất cả các mặt của dự án như thẩm định:
về pháp lý, về phương diện thị trường, về phương diện kỹ thuật, về môi trường,
về phương diện tổ chức quản trị, về phương diện tài chính, về phương diện kinh
tế xã hội. Từ đó cho thấy thẩm định dự án là cả một quy trình lớn đòi hỏi nhiều
kỷ năng, sự hiểu biết và đặc biệt là phải có kinh nghiệm thì công việc thẩm định
mới có thể chính xác và ít rủi ro. Vì vậy ở đây em chỉ nghiên cứu về và tài chính
của dự án.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy
sản xuất khẩu Huỳnh Mai chủ yếu là sử dụng mô hình thẩm định của Ngân Hàng
Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long cùng với lý thuyết được học. Vì đây là dự án
đang trong thời gian giải ngân cho nên có sự khác biệt với báo cáo thẩm định dự
án của Ngân hàng về nhiều mặt nhưng có hai mặt khác biệt lớn. Sự khác biệt đó
thể hiện cụ thể như sau:
- Trong hầu hết các bài thẩm định của cán bộ Ngân hàng đều không lập dòng báo
cáo ngân lưu.
- Lãi suất chiết khấu được tính theo công thức lãi suất chiết khấu của Ngân hàng.
Trong khi đó lãi suất chiết khấu mà cán bộ Ngân hàng sử dụng trong hầu hết các

dự án là lãi suất cho vay vốn đầu tư tài sản cố định (với lãi suất chiết khấu là
13,8%).

www.kinhtehoc.net

5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1.Khái niệm dự án đầu tư
Khái niệm 1: Theo Ngân hàng thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những
mục tiêu mào đó trong một thời gian nhất định
Khái niệm 2: Theo Luật đầu tư năm 2005 – Dự án đầu tư là tập hợp các đề
xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt đọng đầu tư trên địa bàn cụ
thể, trong khoảng thời gian xác định.
Khái niệm 3: Theo tác giả - Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu mà nội
dung của nó được trình bày một cách chi tiết việc sử dụng tài nguyên lâu dài để
mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Dự án đầu tư phải được cấp có thẩm quyền
quyết định, phải phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng, địa phương, nội
dung của dự án đầu tư phải được tính toán, phân tích một cách chi tiết số liệu về
các phương diện pháp lý, thị trường, kỹ thuật, môi trường, quản trị, tài chính và
lợi ích kinh tế - xã hội; Và nó được dựa trên cơ sở những số liệu điều tra cơ bản,
các bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư. (Tác giả:
Phước Minh Hiệp và Lê Thị Vân Đan)
2.1.1.2. Các loại dự án đầu tư:
Trong hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý, đăc biệt là giám đốc tài
chính, thường có những dự án đầu tư vốn lớn. Dựa vào mục đích, các dự án đầu
tư vốn có thể được phân loại thành:

- Dự án đầu tư mới tài sản cố định
- Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm
chi phí.
- Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị
trường mới.
- Dự án an toàn lao động và bảo vệ môi trường
- Dự án khác.
www.kinhtehoc.net

6
Để đáp ứng nhu cầu về tăng sản lượng nhập khẩu cá tra, cá basa của các đối
tác trong thời gian tới, Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dựng
Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai. Vì vậy đây là dự án đầu tư mở
rộng của công ty TNHH Thanh Hùng.
2.1.1.3. Lãi suất chiết khấu
a) Khái niệm:
Lãi suất chiết khấu tài chính của dự án là chi phí cơ hội (hay còn gọi là chi
phí sử dụng vốn) bình quân, phụ thuộc vào cơ cấu vốn của dự án.
b) Công thức:
Thông thường hiện nay, các dự án dừng lại ở mức áp dụng tính toán ở mức
lãi suất chiết khấu đảm bảo lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay dài hạn để đầu tư trên
thị trường vốn. Tuy nhiên, như khái niệm của lãi suất chiết khấu tỉ lệ này có mối
quan hệ rất vô cơ với cơ cấu vốn đầu tư. Do đó, sẽ là không chính xác, không đầy
đủ nếu chỉ căn cứ vào lãi suất vay đầu tư dài hạn trên thị trường vốn. Căn cứ vào
cơ cấu nguồn vốn, ta có hai phương pháp xác định tỷ suất chiết khấu của dự án.
- Cách 1: Phương pháp cơ cấu vốn

(1)

Trong đó:

L
lt
: Vốn vay dài hạn để đầu tư, giá trị
L
mt
: Vốn vay trung hạn để đầu tư, giá trị
E: Vốn tự có (tự huy động) để đầu tư, giá trị
I
lt
: Lãi suất dài hạn, % năm
I
mt
: Lãi suất vay trung hạn, % năm.
I
e
: Lợi tức mong muốn của vốn tự có, % năm
- Cách 2: Phương pháp tỷ lệ nguồn vốn

(2)

Trong đó:
I
lt
, I
mt
và I
e
như trên
(L
lt

x I
lt
) + (L
mt
x I
mt
) + (E x I
e
)
r =
(L
lt
+ L
mt
+ E)

r = (r
lt
x I
lt
) + (r
mt
x I
mt
) + …+ (r
e
+ I
e
)
www.kinhtehoc.net


7
r
lt
: tỷ lệ vốn vay dài hạn trong tổng vốn đầu tư, % năm
r
mt
: tỷ lệ vốn vay trung hạn trong tổng vốn đầu tư, % năm.
r
e
: tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn đầu tư, % năm.
Trong cả hai công thức trên, các đại lượng chúng ta đều có thể biết được khi
cơ cấu vốn tham gia vào dự án và lãi suất trên thị trường vốn được xác định. Tuy
nhiên chỉ số đại lượng I
e
- lợi tức mong muốn của vốn tự có là hoàn toàn tùy
thuộc vào chủ quan của nhà đầu tư và một phần có liên quan tới lãi suất trên thị
trường vốn. Khi xem/quan niệm phần vốn tự có như là một khoản đầu tư của nhà
đầu tư, khoản đầu tư này cũng đòi hỏi một tỷ lệ lãi suất mong muốn hợp lý. Qua
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, tỷ suất doanh lợi
vốn tự có ROE cho biết khả năng sinh lời của vốn tự có những năm trước đầu tư,
giá trị này cũng có thể là đại lượng tham khảo để đưa vào công thức (2). Tuy
nhiên nếu xem xét vốn tự có như là một khoản đầu tư thì mức đền bù rủi ro thích
hợp cho một tài sản vốn nào đó có thể được xác định trong mối tương quan giữa
bản thân tài sản đó và toàn thể danh mục đầu tư của thị trường. Trong mô hình
định giá tài sản CAPM quan hệ rủi ro và tỷ suất doanh lợi yêu cầu của tài sản vốn
được biểu diễn qua phương trình sau:
K = k
rf
+ (k

rm
- k
rf
) x
b

Trong đó:
k – lãi suất yêu cầu đối với tài sản vốn cụ thể hoặc khoản vốn đầu tư bằng
vốn tự có trong một dự án
k
rf
– tỷ suất sinh lời không rủi ro, thông thường được lấy bằng lãi suất trái
phiếu dài hạn của chính phủ (lãi suất của kho bạc Nhà nước).
k
rm
– tỷ lệ lãi suất yêu cầu trên thị trường.
b
- hệ số đo lường mức độ rủi ro có hệ thống của tài sản vốn cụ thể so với
toàn bộ thị trường nói chung.
Tuy nhiên, việc xác định hệ số
b
tương đối phức tạp so với việc lấy tỷ suất
sinh lợi vốn tự có (ROE) của người vay bình quân những năm trước để đưa vào
công thức xác định lãi chiết khấu, vì phải sử dụng thuật toán tương đối nhiều để
xác định độ lệch chuẩn và phương sai từ phân phối xác suất mức sinh lời của tài
sản vốn trên thị trường.
www.kinhtehoc.net

8
c) Ý nghĩa của lãi suất chiết khấu trong dự án: về khả năng sinh lời, lãi suất

chiết khấu của dự án biểu thị tỷ lệ sinh lời (chi phí cơ hội) mong muốn của nhà
đầu tư. Về khả năng thanh toán lãi suất chiết khấu của dự án biểu thị mức lãi suất
vay vốn mà dự án có khả năng thanh toán theo nguồn vốn.
2.1.2. Thẩm định ngân lưu của dự án
2.1.2.1. Mục đích của việc xây dựng ngân lưu cho dự án là:
- Dự kiến những thành quả đạt được trong tương lai
- Xem xét các rủi ro.
2.1.2.2. Các công cụ tài chính dùng để phân tích ngân lưu dự án:
- Bảng kế hoạch đầu tư.
- Kế hoạch khấu hao.
- Kế hoạch trả nợ
- Bảng dự tính doanh thu.
- Bảng dự kiến chi phí sản xuất.
- Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án.
- Bảng kế hoạch ngân lưu.
Ngân lưu dự án bao gồm 3 phần: Ngân lưu hoạt động, ngân lưu đầu tư và
ngân lưu tài trợ. Để ước lượng ngân lưu của dự án, ta có thể thực hiện bằng hai
cách: trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp ước lượng ngân lưu trực tiếp và gián
tiếp chỉ khác nhau ở cách lập dòng ngân lưu hoạt động mà thôi.
- Phương pháp trực tiếp – Ngân lưu hoạt động bao gồm:
+ Dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án.
+ Trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án.
- Phương pháp gián tiếp – Ngân lưu hoạt động bao gồm:
+ Lợi nhuận sau thuế.
+ Cộng khấu hao.
+ Cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động.
Trong bài thẩm định này áp dụng phương pháp ngân lưu trực tiếp và xây
dựng kế hoạch ngân lưu theo quan điểm tổng vốn đầu tư. Vì nó giúp cho ngân
hàng đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của dự án để có quyết định
cho vay phù hợp.


www.kinhtehoc.net

9
2.1.2.3. Một số biến số cơ bản trong kế hoạch ngân lưu
a) Xử lý khấu hao: khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt mà nó chỉ
là một hình thức bút toán, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự
án cho nên khấu hao không phải là một hạn mục ngân lưu. Khấu hao chỉ ảnh
hưởng đến ngân lưu dự án một cách gián tiếp thông qua thuế và giá trị thanh lý
đối với tài sản cố định.
b) Khoản phải thu:
- Khoản phải thu tăng: khoản nợ của khách hàng, do đó số thực thu bằng
tiền sẽ ít hơn doanh thu trong kỳ. Điều này tác động làm giảm ngân lưu ròng.
- Khoản phải thu giảm: thu hồi bớt nợ của khách hàng, do đó số thực thu
bằng tiền sẽ nhiều hơn doanh thu trong kỳ. Điều này tác động làm tăng ngân lưu
ròng.
- Cuối dự án: khoản phải thu bằng 0 nghĩa là các khoản phải thu phải được
thu hết, điều này tác động làm tăng ngân lưu ròng cuối dự án.
c) Khoản phải trả:
- Khoản phải trả tăng: tăng nợ cho nhà cung cấp, do đó số tiền thực chi
mua hàng sẽ thấp hơn giá trị khoản mua vào. Điều này tác động làm tăng ngân
lưu ròng của dự án.
- Khoản phải trả giảm: trả bớt nợ cho nhà cung cấp, do đó số tiền thực chi
mua hàng nhiều hơn giá trị khoản mua vào trong kỳ. Điều này tác động làm giảm
ngân lưu ròng của dự án.
- Cuối dự án khoản phải thu bằng 0 nghĩa là đã trả hết các khoản phải trả,
tác động làm giảm ngân lưu ròng của dự án.
d) Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt: Khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tăng sẽ làm tăng
ngân lưu ra của dự án; ngược lại, khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt giảm sẽ làm tăng
ngân lưu vào của dự án. Khi kết thúc dự án, tồn quỹ tiền mặt không cần nữa, lúc

này dự án sẽ có một khoản thu từ số tiền mặt tồn quỹ này. Như vậy số dư tiền
mặt không phải là một hạn mục ngân lưu. Chỉ khoản tăng hoặc giảm của số dư
tiền mặt mới phản ánh vào trong bảng ngân lưu.
e) Giá trị thanh lý tài sản
Giá trị thanh lý tài sản là một khoản ngân lưu vào của dự án, nó có thể được
xác định dựa vào giá trị thị trường (giá trị thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh
www.kinhtehoc.net

10
lý hoặc dựa vào phần giá trị tài sản cố định chưa khấu hao hết, tức giá trị còn lại
trên sổ sách của tài sản đó.
Giá trị còn lại của TSCĐ = NGTSCĐ – khấu hao tích lũy
f) Chi phí chìm: là những chi phí đã chi ra trước khi có quyết định thực hiện
dự án. Do đó, chi phí này không được tính vào ngân lưu của dự án.
g) Lãi vay: lãi vay có đưa vào ngân lưu hay không sẽ tùy thuộc vào quan
điểm xây dựng ngân lưu. Lãi vay vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián
tiếp đến ngân lưu thông qua thuế thu nhập. Nếu dự án trả lãi vay nhiều, lợi nhuận
trước thuế giảm, ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của lãi
vay thông qua thuế gọi là lá chắn thuế của lãi vay.
2.1.3. Các chỉ tiêu quyết định đầu tư dự án.
2.1.3.1. Hiện giá ròng (NPV)
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó
thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án mang lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng là
tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu thích hợp.
Chỉ tiêu hiện giá ròng được tính như sau:


Trong đó: PV là hiện giá thu nhập ròng
PC là hiện giá vốn đầu tư
- Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có

hiệu quả hơn vì nó tạo ra được giá trị cho công ty.
- Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lợi cao hơn chi phí
cơ hội của vốn ( suất sinh lợi cao hơn suất chiết khấu).
- Một dự án có NPV = 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lợi bằng với chi phí
cơ hội của vốn ( suất sinh lợi của dự án bằng với suất chiết khấu).
- Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lợi thấp hơn chi phí
cơ hội của vốn ( suất sinh lợi của dự án < suất chiết khấu).
Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoặc bằng 0 vì
chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng
thêm cho nhà đầu tư.


NPV =
å
PV -
å
PC
www.kinhtehoc.net

11
2.1.3.2. Suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Suất sinh lợi nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0. Suất sinh
lợi nội bộ chính là suất sinh lợi thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy một dự án được
chấp nhận khi suất sinh lợi thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất sinh lợi
yêu cầu ( suất chiết khấu). Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án
có IRR >= suất sinh lợi yêu cầu.
IRR đo lường khả năng chịu đựng của dự án đầu tư với sự biến động về lãi suất.
Cách tính IRR:
+ Thử r
1

sao cho NPV
1
dương nhỏ nhất.
+ Thử r
2
sao cho NPV
2
âm lớn nhất.
+ Nhưng r
2
không lớn hơn r
1
quá 4%.
IRR = r
1
+ (r
2
- r
1
)NPV
1
/(NPV
1
- l NPV
2
l)
2.1.3.3. Thời gian hoàn vốn (PBP)
Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi
phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn
vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu.

2.1.3.4. Điểm hòa vốn
Khi sử dụng điểm hòa vốn của dự án đầu tư người ta xác định ba loại điểm
hòa vốn: điểm hòa vốn lý thuyết, điểm hòa vốn tiền tệ và điểm hòa vốn trả nợ
a) Điểm hòa vốn lý thuyết
Là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất có nghĩa là tại điểm
hòa vốn lý thuyết dự án không có lời, nhưng cũng không lỗ.



Trong đó:
Đ: Tổng chi phí cố định
B: Tổng biến phí
D: Doanh thu
b) Điểm hòa vốn tiền tệ ( điểm hòa vốn hiện kim)
Đ
ĐHV
lt
=
D - B
www.kinhtehoc.net

12
Xác định điểm hòa vốn tiền tệ cho phép dự trù khả năng của dự án có tiền
(kể cả dùng khấu hao cơ bản, tài sản cố định và chiết giảm chi phí thành lập) để
trả nợ vay.



c) Điểm hòa vốn trả nợ
Điểm hòa vốn tiền tệ cho phép biết từ điểm này trở đi dự án phải trả nợ tiền

vay và đóng thuế.



Ng: Nợ gốc dài hạn đến kỳ hạn phải trả
T
tn
: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.3.5. Khả năng thanh toán nợ DCSR (Debt servia ratio)
Chỉ số thanh toán nợ của dự án là tỷ số giữa nguồn trả nợ hàng năm từ dự
án và nợ phải trả (gốc và lãi) theo kế hoạch trả nợ.




- Cách xác định: tỷ suất sinh lời vốn đầu tư có thể tính hàng năm trong dòng
đời dự án hoặc có thể lấy bình quân các năm thuộc dòng đời dự án. Chỉ tiêu này
có mối quan hệ với thời gian hoàn vốn giản đơn, khi thời gian hoàn vốn dài hạn
khách hàng trả nợ thì DSCR < 1 và ngược lại
- Giới hạn: DSCR thường so sánh với 1 nếu >1 nghĩa là đảm bảo khả năng
hoàn trả nợ vay như dự kiến, ngược lại DSCR < 1 thì không có khả năng hoàn trả
nợ vay theo kế hoạch trả nợ và thời gian trả nợ dự án. Trường hợp DSCR > 1
nhiều; có thể điều chỉnh/ rút ngắn thời hạn vay vốn và tăng mức trả nợ trong kỳ
phù hợp với quy mô dòng tiền.
- Mục đích đánh giá: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ cho biết khả năng
thanh toán nợ từ nguồn trả hình thành từ hoạt động của dự án so với kế hoạch trả
nợ dự kiến ban đầu (gồm gốc và lãi vay cố định). Ngoài ra, qua giá trị DSCR
(LNR + KHCB + Mức trả lãi vay cố định)
năm thứ t


DCSR = (lần)
Kế hoạch trả nợ vốn vay (gốc và lãi)
Đ - KH
ĐHV
tt
=
D - B
Đ – KH + Ng + Tn
ĐHV
tn
=
D - B
www.kinhtehoc.net

13
hàng năm có thể biết được năm nào dự án gặp khó khăn nhất trong trả nợ thông
qua việc xác định nhỏ nhất của DSCR.
2.1.3.6. Các chỉ số tài chính
Chỉ tiêu Công thức tính
I. Các chỉ tiêu về thanh khoản

1. Tỷ số thanh khoản hiện thời Giá trị TS lưu động / GT nợ ngắn hạn
2. Tỷ số thanh khoản nhanh (GTTS LĐ - GTHTK)/GT nợ ngắn hạn
II. Các tỷ số đòn bẩy tài chính

3. Tỷ số nợ so với VSCSH Tổng GT nợ / GTVCSH
4. Tỷ số nợ so với tổng tài sản Tổng GT nợ / Tổng TS
5. Tỷ số nợ dài hạn GT nợ dài hạn / GT nguồn vốn dài hạn
III. Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay


6. Tỷ số trang trải lãi vay LN trước thuế và lãi suất / CP lãi vay
IV. Các chỉ số hiệu quả hoạt động

7. Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần / các khỏan phải thu BQ
Kỳ thu tiền bính quân Số ngày trong năm / Các khoản phải thu BQ
8. Vòng quay hàng tồn kho GVHB / BQGT hàng tồn kho
Số ngày tồn kho Số ngày trong năm / số vòng quay HTK
9. Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần / BQGT tổng tài sản
V. Các tỷ số khả năng sinh lời

10. Khả năng sinh lời so với doanh thu Lợi nhuận ròng sau thuế / doanh thu ròng
11. Khả năng sinh lời so với tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng sau thuế / GT tổng tài sản
12. Khả năng sinh lời so với VCSH (ROE) Lợi nhuận ròng sau thuế / VCSH
VI. Các tỷ số tăng trưởng

13. Tốc độ tăng trưởng doanh thu (DT kỳ hiện tại / DT kỳ trước) - 1
14. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (LN kỳ hiện tại / LN kỳ trước) -1

- Khả năng sinh lời so với VCSH (ROE): tỷ số này đo lường mức độ tạo lợi
nhuận từ VCSH. Tỷ số này được dùng như thướt đo hiệu quả đầu tư đứng trên
quan điểm các cổ đông và được so sánh với mức sinh lời chung về quản lý vốn.
Tỷ số này càng cao càng tốt.
2.1.4. Mục tiêu thẩm định tín dụng
Mục đích của thẩm định tín dụng là nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho
vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh
dạng và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được
các mục tiêu sau:
- Đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp
cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

www.kinhtehoc.net

×