Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sang kien kinh nghiem: Giai phap chi dao day hoc sat doi tuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.78 KB, 15 trang )

Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu của giáo dục: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng đọc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quôc” Điều 2 Luật giáo dục sửa
đổi 2005.
Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển.
Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội tiến bộ khoa
học và công nghệ.
Thực hiện công bằng trong giáo dục.
Để đáp ứng tốt các yêu cầu quan điểm chỉ đạo trên của nghị quyết Đại hội XI và
thực hiện trách nhiệm của một cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập
của học sinh trong nhà trường.
Trên mục tiêu của Đảng, Nhà nước mục tiêu của Bộ Giáo dục & Đào tạo vấn đề dạy
học và
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phương
pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp. Điều
đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là cơ sở
quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Đối tượng học sinh như thế nào
sẽ phải có phương pháp dạy học cho thích ứng. Từ “ Khổng Tử” cách đây hàng
ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối
tượng để dạy cho sát trình độ.
Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối
tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong các nhà trường phải thực
hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương cũng như nhà
trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các
cấp đã đưa vấn đề này làm chủ đề chính để trao đổi.
Dạy học sát đối tượng là gì? Theo tôi: “ Dạy học sát đối tượng có nghĩa là giáo viên


phải hiểu biết sâu sắc đối tượng học sinh của mình để từ đó lựa chọn nội dung và
phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của học
sinh”
Cụ thể là giáo viên phải hiểu được trình độ nhận thức của học sinh ở mức độ nào?
Tinh thần, thái độ, động cơ, ý thức học tập ra sao? Sở trường, nguyện vọng, cá tính
nổi bật của từng học sinh là gì?.
Những ưu điểm, nhược điểm của học sinh và phải biết được học sinh của mình
đang thiếu hụt điều gì, cần cái gì,… Có hiểu được như vậy giáo viên mới tìm được
Năm học 2012- 2013 1
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
biện pháp tác động có hiệu quả, mới đem lại được những cái cần và đủ cho từng học
sinh.
Quản lý, chỉ đạo dạy học sát đối tượng như thế nào?
Quản lý là tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý, đồng thời theo dõi, giám sát, chăm sóc,
trông coi, nhằm định hướng việc sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, vận
hành đúng mục đích.
Quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường, có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp
lý (có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) đến giáo viên và học sinh đến các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động cho họ cùng cộng tác,
phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường, làm cho qui trình này vận
động hướng tới việc hoàn thành những mục tiêu đã dự kiến.
Chỉ đạo là nhiệm vụ trong khái niệm quản lý, Chỉ đạo dạy học là thực hiện nhiệm vụ
quản lý thực hiện chuỗi hoạt động từ thực hiện chương trình sách giáo khoa, người
dạy và người học.
Chỉ đạo dạy học sát đối tượng là quá trình hoạt đông của các nhà quản lý từ khâu
vạch kế hoạch đưa ra các phưong hướng thực hiện kế hoạch, nhằm đạt được mục
đích. Mục đích sát đối tượng là mọi học sinh ngồi trong cùng một lớp đều được học
được hoạt động tuỳ thuộc vào khả năng nhận thức phát triển của bản thân người học.
Tuỳ thuộc vào trình độ học sinh hiện thời mà người dạy hướng cho học sinh tích cực
hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới vừa sức của từng em. Trong một nội dung

dạy học thuộc nội dung bài học, môn học, tiết học khối lượng kiến thức / 1tiết , bài
chung nhưng mỗi học sinh trong lớp mức độ tiếp thu lĩnh hội của các em là khác
nhau, thời gian để các em lĩnh hội được cũng khác nhau nên việc chỉ đạo dạy học.
Các nhà quản lý cũng cần phải nghiên cứu thực tế để đề ra giải pháp cụ thể hữu
hiệu. Đặc biệt là giáo dục cho con em đồng bào dân tộc khả năng tiếp thu kiến thức
của các em chậm nên việc đưa kế hoạch, bố trí thời gian dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học áp dụng phù hợp với thực tế rất quan trọng. Muốn đạt được mục tiêu
giáo dục nói chung giáo dục miền núi nói riêng thì công việc của các nhà trường
phải thực hiện với cường độ nhiều hơn và vận dụng sáng tạo trong tất cả các khâu
của công tác quản lý.
Từ tồn tại thực tế và trăn trở của bản thân nên tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến
“Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2”
Năm học 2012- 2013 2
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TẠI ĐƠN VỊ:
1. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị.
a. Vài nết về đơn vị :
Trường TH Bắc Lý 2 thuộc xã Bắc Lý là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kỳ
Sơn, xã biên giới, có đường biên tiếp giáp nước bạn Lào. Cách trung tâm huyện 60
km. Địa bàn rừng núi hiểm trở cực kì phức tạp, giao thông đi lại hết sức khó khăn.
trường phụ trách công tác giáo dục Tiểu học 7 bản, khoảng cách giữa các bản với
bản, giữa bản với trung tâm xã cách nhau khá xa. Có bản đi đến trung tâm xã phải đi
mất 1 ngày. Thông tin liên lạc chưa có do vậy địa bàn đã khó khăn lại càng khó
khăn hơn.
Trường phụ trách có có 3 hệ dân tộc cùng sinh sống đó là:"Dân tộc Thái, dân tộc
HMông, dân tộc Khơ Mú" sống theo quần thể dân tộc, dòng họ. Trình độ dân trí còn
thấp, công tác xã hội hóa giáo dục chưa cao. Còn nặng nề tập tục lạc hậu "Mê tín, dị
đoan, ma chay cưới hỏi", sản xuất theo lối tự cung tự cấp. Đời sống khó khăn đói
kém đễ phát sinh bệnh tật nên cuộc sống không ổn định từ đó xẩy ra tình trạng di

dịch cư. Bên cạnh đó cán bộ địa phương còn hạn chế về trình độ và hiểu biết. Nên
sự quan tâm đến đời sống và giáo dục của địa phương còn thờ ơ bỏ mặc công tác
giáo dục cho nhà trường. Phụ huynh học sinh không hiểu ý nghĩa tầm quan trọng
việc học của con em mình. Coi viêc học là việc của thầy cô, các nhà trường phải
thực hiện nên thường cho con nghỉ học để phụ giúp gia đình. Còn việc đi học phó
thác cho thầy, cô.
Đội ngũ giáo viên của trường không đồng đều về kiến thức lẫn kinh nghiệm
chuyên môn. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sư phạm còn nhiều hạn chế.
Trường có nhiều cơ sở lẻ, đường xá đi lại khó khăn, phương tiện thông tin liên lạc
chưa có do vậy rất khó khăn trong việc hội thảo, kiểm tra đánh giá giáo viên. Đội
ngũ hiệu phó chỉ đạo chuyên môn mới nên chưa nắm rõ thực tế của đơn vị, chưa
thực sự nắm chắc thực tế cụ thể về trình độ học sinh từng bản, từng lớp của trường
nên khi thực hiện chỉ đạo dạy học cò nhiều chỗ chưa thực sự hợp lý nên phải bổ
sung kế hoạch chỉ đạo chuyên môn liên tục. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ
phục vụ cho dạy học phòng học hiện có 23 phòng/ 28 lớp còn 5 lớp đang phòng
tranh tre nứa lá, dột nát.
Khó khăn đối với học sinh.
Học sinh giao tiếp chủ yếu là ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, đến trường mới học tiếng
Việt nên đồng hành học sinh phải học một lúc 2 ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng tiếng
Việt của học sinh hạn chế nhiều và việc tiến hành nâng cao chất lượng đại trà khó
khăn. Điều kiện sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn, ăn uống không đủ, chưa nói
đến mua đồ dùng sách vở, bút mực cho con em học tập nên học sinh ở đây tiếp thu
kiến thức chậm, khó khăn chồng chất khó khăn.
Khó khăn đối với công tác hoạt động chuyên môn. Các điểm trường cách xa
nhau nên việc chỉ đạo chuyên môn, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Công
Năm học 2012- 2013 3
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn điều giáo viên về là mất
thời gian nhiều không thể kịp trong ngày mà phải bố trí vào các ngày nghỉ mà ngày
nghỉ thì việc duy trì học sinh để thực hiện dạy thể nghiệm thì rất khó khăn vì học

sinh đi học không đầy đủ.
Bên cạnh những khó khăn đó thì trường Tiểu học bắc Lý 2 có những tiềm lực đó là
đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết trong cuộc
sống. Học sinh trên các lớp tương đối đều từ 12 – 15 học sinh /1 lớp. Đội ngũ các bộ
quản lý đoàn kết và năng động nhiệt tình trách nhiệm cao với trường lớp.
b, Thực trạng dạy học của nhà trường.
Bây lâu nay việc dạy học của các trường nói chung trường tiểu học Bắc Lý 2 nói
riêng đang chú trọng nhiều về nội dung, số lượng bài / ngày/ tuần/ học kỳ/ năm học
nghĩa là đang nặng về thực hiện nhiệm vụ mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng
qua các tiết học, học sinh nắm lĩnh hội kiến thức đến đâu, tức là chưa chú trọng đến
hiệu quả dạy học mặc dầu ngành giáo dục Kỳ Sơn đã tổ chức hội thảo dạy học vùng
miền đã được nhiều năm và khái niệm dạy học vùng miền thì giáo viên nào cũng
biết và các trường đều đặt vào kế hoạch nhưng chất lượng thì chưa được chú trọng
và không nâng cao bao nhiêu. Theo tôi nghĩ từ nguyên nhân trên mới dẫn tới học
sinh yếu chưa biết đọc viết rải ra ở các lớp học còn chiếm tỷ lệ cao. Hàng năm cuối
năm học chúng ta đều tiến hành bàn giao chất lượng nhưng thực tế cũng chưa thực
sự đúng quy định. Và tôi nghĩ cứ đến cuối năm mới tiến hành mà hàng tháng hàng
tuần chúng ta không chú ý thì người chịu thiệt thòi nhất là học sinh và đặc biệt là
những học sinh chậm tiến thì hết một năm học các em không tích luỹ được gì. Muốn
cuối năm thu được hiệu quả cao và mọi học sinh đều tiếp thu được một khối lượng
kiến thức nhất định để đảm bảo cho học lớp trên thì chúng ta cần chú trọng mọi
khâu từ: Vạch kế hoạch dạy học, khảo sạt thực tế (chất lượng thực tế) của học sinh
đầu năm học, hàng tháng, kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, giao nhiệm vụ
cho từng giáo viên trên một khoảng thời gian nhất định.
2. Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm
Đầu năm học chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế nắm chất lượng( kiến thức của
học sinh) hai môn Toán và tiếng Việt.
Năm học 2012- 2013 4
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
* Biểu mẫu khảo sát cụ thể học sinh: M1

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂM HỌC 2012 - 2013
LỚP
T
T
Họ và
tên
Ngày
sinh
Tật Môn toán Môn tiếng Việt
Kiến
thưc
Kỹ
năng
Dánh
giá
Giải
pháp
chỉ
đạo
GV
Chủ
nhiệm
Kiế
n
thư
c

năn
g
Dán

h giá
Giải
pháp
chỉ
đạo
GV
Chủ
nhiệm
1 2 3 4 1 2 3 4 5




1
Người kiểm tra đánh giá kiến thức môn học của học sinh đó tại lớp đó, thời điểm đó như thế nào
ở mức độ náo "TB", "Khá", " giỏi", “ yếu, kém”.
2
Người kiểm tra đánh giá kỹ năng môn học của học sinh đó tại lớp đó, thời điểm đó như thế nào ở
mức độ náo "TB", "Khá", " giỏi", “ yếu, kém”.
3
Người kiểm tra đánh giá chung môn học của học sinh đó tại lớp đó, thời điểm đó như thế nào ở
mức độ náo ""TB", "Khá", " giỏi", “ yếu, kém”.
4 Người kiểm tra đánh yêu cầu người dạy quan tâm đối với HS đó lĩnh vực nào?
5 Yêu cầu giáo viên phụ đạo hay bồi dưỡng học sinh đó
Qua khảo sát trên từng lớp kết quả đầu năm như sau:
TT
Giáo viên
chủ nhiệm
Lớp Bản
TS

HS
Số lượng các loại
Tỷ
lệ
Yếu
Toán Tiếng Việt
CL
Đại
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
1
Nguyễn
Công Hảo 5 Buộc 12 3 5 4 3 5 4 33% 67%
2
Nguyễn
Văn
Quyền 4 Buộc 14 3 4 7 3 4 7 25% 75%
3
Nguyễn Sĩ
Thuận 3 Buộc 10 1 6 3 3 3 4 33% 68%
4
Nguyễn
Thị May 1 Buộc 18 2 9 7 2 10 6 32% 68%
5
Phan Thị
Hoa 2 Buộc 13 3 3 7 3 3 7 23% 77%
6
Nguyễn
Quang Cừ 4+5 H Bắc 14 2 5 7 2 5 7 25% 75%
7
Phan Anh

Thắng 2 H Bắc 7 1 4 2 1 4 2 36% 64%
8
Vi Thị
Kèo 3 H Bắc 8 2 3 3 2 5 1 38% 63%
9
Nguyễn
Thị Hịnh 1 H Bắc 8 1 3 4 2 3 3 28% 72%
10
Đinh Văn
Giang 4
Nhọt
kho 9 1 4 4 6 3 31% 69%
11
Và Bá
Lềnh 2
Nhọt
kho 9 5 4 5 4 28% 72%
12
Lữ Đình
Phú 3
Nhọt
kho 9 1 2 6 3 6 17% 83%
13
Và Bá
Xênh 5
Nhọt
kho 8 2 3 3 4 4 28% 72%
14 Lô Thị 1 Nhọt 14 1 2 11 1 3 10 13% 88%
Năm học 2012- 2013 5
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2

May kho
15
Trần Thị
Trâm 1
Kèo
PT 9 6 3 6 3 33% 67%
16
Lô Văn
Thắng 2
Kèo
PT 11 1 7 3 1 7 3 36% 64%
17 Và Bá Chá 3
Kèo
PT 8 4 2 4 4 25% 75%
18
Ngô Anh
Quyền 4
Kèo
PT 18 2 7 8 2 8 8 26% 74%
19
Nguyễn
Đức Đông 4+5
X
Than
g 15 1 9 4 1 8 5 32% 68%
20
Cử Bá
Lồng 1
X
Than

g 6 4 2 4 2 33% 67%
21
Mùa Bá
Vừ 3
X
Than
g 6 1 2 3 1 2 4 25% 75%
22 Và Bá Xa 2
X
Than
g 7 5 2 5 2 36% 64%
23
Nguyễn
Hữu Tuấn 4+5
Cha
Nga 14 2 5 2 5 7% 93%
24
Kha Văn
Nhật 2+3
Cha
Nga 11 4 7 4 7 18% 82%
25
Lương
Văn Chày 1
Cha
Nga 6 2 4 2 4 17% 83%
26
Lầu Bá
Dìa 3
Kẻo

Nam 11 6 5 7 4 30% 70%
27
Moong
Văn
Thông 2
Kẻo
Nam 6 1 5 1 5 8% 92%
28
Lương
Văn Kháy 4+5
Kẻo
Nam 23 10 13 3 10 10 25% 75%
29
Vi Văn
Duân 1
Kẻo
Nam 8 2 6 4 4 19% 81%
Cộng 312 0 16 70 103 0 16 81 92 34% 66%
Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua thăm lớp dự giờ.
Thông qua thăm lớp dự giờ để nắm tình hình đội ngũ về các mặt: Phương pháp dạy
học, kiến thức cơ bản, tâm huyết nghề nghiệp, thực hiện quy chế chuyên môn.
TT
Tổng
số
giáo
viên
Trình độ chuyên
môn
Năng lực sư phạm Tình yêu nghề
ĐH CĐ TH Giỏi Khá TB CĐYC Hăng say Chưa hăng say

1 32 4 21 7 2 10 20 0 32 0
Qua khảo sát thì có sự mâu thuẩn bởi trình độ giáo viên đạt chuẩn, yêu nghề nhưng
chất lượng học sinh quá thấp nguyên nhân từ đâu?
Năm học 2012- 2013 6
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
Khảo sát cách thức tổ chức dạy học của giáo viên lâu nay:
Theo yêu cầu của nhà trường giáo viên chủ nhiệm phân đối tượng và tiến hành dạy
như sau: Thực hiện dạy học trên một mục tiêu chung cho cả lớp, tổ chức đồng loạt
mọi đối tượng trong lớp cùng một mục đích thì đối tượng học sinh yếu là quá tải
không đạt mục đích cứ như thế học sinh yếu ngày càng yếu hơn chỉ đi theo cho hết
năm học khoá học. Hình thức tổ chức dạy học thông thường đang tiến hành là phân
học sinh yếu về ngồi 1 chỗ, rồi giao cho một nhiệm vụ suốt cả buổi hoặc cả ngày
học chỉ đọc bảng chữ cái ngày qua ngày, có nhiều lớp cho ngồi xen kẽ yêu cầu bạn
khá ngồi bên cạnh giúp. Còn giáo viên không biết bạn khá đã giúp những gì cho bạn
yếu không kiểm tra không tạo điều kiện cho những học sinh yếu được thể hiện khả
năng hiện có của bản thân để giáo viên biết. Một số giáo viên còn đối phó khi có
quản lý kiểm tra thì giúp đỡ còn không có quản lý thì không tính số học sinh yếu
này vào nhiệm vụ của giáo viên khi lên lớp tức là chỉ dạy cho đối tượng từ trung
bình trở lên.
Qua tìm hiểu thực tế tôi đã rút ra các nguyên nhân sau:
- Học sinh đi học chưa chuyên cần theo kiểu cacsh nhật là do học sinh có hoàn
cảnh gia đình kinh tế nghèo, một số em học yếu ngại đến lớp;
- Giáo viên lên lớp đang nặng về số lượng bài / buổi chưa quan tâm đến hiệu
quả tiết học tức là khâu kiểm tra sau tiết học học sinh thu được gì có chăng mới
quan tâm đến những học sinh khá chưa kiểm tra hết toàn bộ học sinh / lớp.
- Thiếu phương pháp chỉ đạo cụ thể đang để cho giáo viên tự tìm mà chưa có
biện pháp mô hình cụ thể các trường chưa xây dựng được cách dạy sát đối tượng
trên lớp cho giáo viên thể hiện. Chưa hướng cho giáo viên soạn giáo án, cách tổ
chức một tiết học theo hướng phân hoá đối tượng.
- Chưa có giải pháp hữu hiệu để giáo viên có trách nhiệm thực sụ đối với học

trò.
Muốn khắc phục được các nguyên nhân tồn tại trên theo tôi đua ra một số giải pháp
sau: Chỉ đạo khảo sát phân đối tượng một cách thường xuyên liên tục trong suốt
măm học; hướng dấn soạn giảng giáo án có phân hoá đối tượng; tổ chức hình thức
dạy học linh hoạt mọi đối tượng học sinh đều được học; tổ chức kiểm tra đánh giá
Năm học 2012- 2013 7
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
thường xuyên; tăng cường công tác thăm lớp dự giờ hội thảo chuyên môn tìm
phương pháp dạy học có hiệu quả nhất . Những nội dung này được đưa vào nghiên
cứu thực hiện trong đề tài “Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu
học Bắc Lý 2”
II. CÁC GIẢI PHÁP
1. Khảo sát phân hoá đối tượng học sinh trên lớp:
Mục tiêu yêu cầu thực hiện giải pháp này.
Mục tiêu phân đối tượng một cách chính xác để có giải pháp bồi dưỡng phụ đạo
khi thực hiện dạy học trên lớp.
Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này người quản lý phải đi đến tận từng lớp, từng học
sinh và có khả năng kiểm tra thực sự tránh trường hóp phân đối tượng không đúng
nhằm tránh được:
- Báo báo cáo không thật của giáo viên chủ nhiệm, chống tư tưởng của người
dạy đầu năm báo số lượng học sinh yếu nhiều để cuối năm hiệu quả đào tạo cao;
- Học sinh ở trung bình cũng báo cáo yếu để dễ phụ đạo giảm bớt công sức
cho bản thân khi dạy;
- Tránh được giáo viên báo cáo trẻ yếu đó là học sinh trong diện tật trí não hay
tật gì đó học hoà nhật để không phải tính vào sĩ số phải phụ đạo.
Cách tiến hành
Vào đầu năm học ( tháng 9) Chuyên môn yêu cầu giáo viên về tự cho học sinh kiểm
tra đầu năm và chấm điểm theo đề của chuyên môn ra mặt bằng cho toàn trường.
Sau đó báo cáo danh sác phân hoá theo mẫu M1. Khi giáo viên chủ nhiệm đã báo
cáo thì chuyên môn bố trí thời gian đi khảo sát thực tế trên từng học sinh để đối

chiếu kết quả của giáo viên báo có sự chứng kiến của giáo viên chủ nhiệm kiểm tra
khảo sát xong phân đối tượng học sinh theo ba nhóm nhóm học sinh khá; nhomd đối
tượng học sinh trung bình; nhóm học sinh dưới trung bình.
2. Chỉ đạo soạn giảng sát đối tượng học sinh
- Soạn phân hoá đối tượng
Bài soạn như thế nào được coi là bài soạn phân hoá đối tương hay bài soạn dạy sát
đối tượng? Theo tôi bài bài soạn có các hoạt động có yêu cầu cho các đối tượng
Năm học 2012- 2013 8
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
trong lớp đều được hoạt động và đều có yêu cầu hoạt động dựa trên nội dung của bài
học người soạn phân ra các đối tượng cụ thể mục đích yêu cầu của bài dành cho đối
tượng từ trung bình trở lên ngoài ra còn có mục đích nhiệm vụ cho từng đối tượng.
Hoạt động của các đối tượng trong thời gian tiết học các đối tượng đó đều có yêu
cầu để hoạt động theo mục tiêu của bài học thì bài soạn đó là bài soạn dạy sát đối
tượng.
Cách hướng dẫn soạn
Cấu trúc giáo án thông thường Giáo án chỉ đạo dạy sát đối tượng
I. Mục tiêu
Mục tiêu chung cho cho cả lớp
I. Mục tiêu
Mục tiêu chung cho cả lớp (dành cho
học sinh từ trung bình trở lên)
Mục tiêu cho học sinh yếu:
II. Đồ dùng dạy học
Cho cả lớp gồm đồ dùng cho GV, HS
III. Đồ dùng dạy học
Cho HS các đối tượng trung bình
trở lên và đồ dùng bổ trợ cho đối
tượng học sinh yếu.
III. Hoạt động dạy và học

Các hoạt động dành chung cho cả lớp
mọi đối tượng trong lớp đều theo một
hoạt động, một mục tiêu chung
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động cho đối tượng từ trung
bình trở lên và thêm hoạt động cho
học sinh yếu nữa vậy thì đối tượng
học sinh yếu này làm gì ?
- Hoạt động của học sinh yếu chỉ
yêu cầu học sinh thực hiện mục tiêu
thấp hơn so với yêu cầu trong hoạt
động đó tuỳ vào từng em, nội dung
khối lượng kiến thức mà giao nhiệm
vụ cho các em một cách phù hợp. Đây
là một vấn đề khó và nhiều nội dung
cần chỉ đạo phải giải quyết được các
câu hỏi( dạy cái gì, lấy nội dung đó ở
đâu, mức độ như thế nào, ai làm, ai
kiểm tra và đánh giá làm sao?) tôi sẽ
giải thích cụ thể trên giáo án mẫu và
giải quyết các câu hỏi đó ở dưới

“*

.
IV. Củng cố dăn dò
Nhận xét, dặn dò cho cả lớp
IV. Củng cố dăn dò
Nhận xét, dặn dò cho các đối tượng,
kiểm tra đối tượng yếu trong tiết học

Năm học 2012- 2013 9
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
hoàn thành nhiệm vụ đến đâu.
“*

Trả lời các câu hỏi: ( dạy cái gì, lấy nội dung đó ở đâu, mức độ như thế nào, ai
làm, ai kiểm tra và đánh giá làm sao?) mà chính là trả lời cho giáo viên trường tôi
khi tôi triển khai kế hoạch dạy sát mọi đối tượng.
Nội dung dạy cho đối tượng học sinh yếu là nội dung năm trong khoản kiến thức
của bài của hoạt động đó nhưng mức độ yêu cầu thấp hơn so với cả lớp và phù hợp
với từng em.
Người đề ra cái này là chính giáo viên khi lên lớp dạy chính họ nắm rõ học sinh học
nhất.
Người kiểm tra là chuyên môn, tổ trưởng, hiệu trưởng.
Người đánh giá là BGH, đánh giá như thế nào để tránh trường hợp giáo viên không
muốn thực hiện mà chỉ cóp pi cho toàn bộ cả tuần theo môn, tôi đã tiến hành kiểm
tra thông qua dự giờ đối chiều mục tiêu đề ra của người soạn và trình độ đối tượng
yếu đó đã tương ứng chưa có quá sức hay quá dễ không từ đây góp ý cho giáo viên
và yêu câu giáo viên cần đặt ra yêu cầu phù hợp hơn.
- Chỉ đạo thực hiện dạy sát đối tượng:
Khi đã có giáo án rồi bầy giờ dạy như thế nào?
Khi lên lớp giáo viên trong một lúc phải làm hai nhiệm vụ trong mỗi hoạt
động vừa dạy cho cả lớp thực hiện mục tiêu bài học vừa hưỡng dẫn giúp đỡ học sinh
yếu theo yêu cầu vạch ra ở giáo án về hình thức cách bố trí thời gian giống dạy lớp
ghép nhưng khác ở lớp ghép là cung trong một khoảng thời gian làm hai nhiệm vụ
truyền thụ hưỡng dẫn học sinh hai trình độ thực hiện hai mục tiêu riêng biệt nhưng
dạy sát đối tượng trong một thời gian thực hiện hai mục tiêu nhưng mục tiêu của đối
tượng yếu là tập mục tiêu con của mục tiêu tiết học, mục tiêu của hoạt động.
Thực hiện phân bổ thời gian như thế nào? Thời gian dạy sát đối tượng cần
một lượng thời gian nhiều hơn nên mỗ tiết học không phải là 35 – 40 phút mà cho

giao động từ 40 - 45 phút. Để giáo viên có đủ thời gian quáng xuyến đến mọi học
sinh.
Kiểm tra việc dạy của giáo viên thông qua dự giờ đánh giá quan sát giáo viên
thực hiện nội dung công việc theo giáo án.
Trình độ mỗi lớp một khác nên giáo án chi tiết mỗi lớp một khác chuyên môn
đưa giáo án sau với mục đích tham khảo hướng để giáo viên soạn phù hợp với lớp
của mình đang dạy.
Ví dụ giáo án môn toán bài: Luyện tập chung trang 62 lớp 5A trường tiểu học
Bắc Lý 2
Lớp 5A môn toán đang còn 4 học sinh yếu về kỹ năng tính toán. Tôi đưa ra mấu
giáo án cho giáo viên tham khảo.
Năm học 2012- 2013 10
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG ( SGK trang 62)
I. Mục tiêu:
Giúp HS đối tượng từ trung bình trở lên:
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
* Đối tượng học sinh yếu: Hoàn thành biết đặt tính – rồi tính các phép tính số thập
phân theo mức thấp hơn các phép tính đơn theo yêu cầu của các phép tính. Hs yếu
kém chưa biêt thực hiện tính toán là các học sinh:(Kha Văn Hạnh, Kha Thị Bích, Lữ
Văn Núi, Lo Thị Bầng) Chưa biết tính
Hướng dẫn cho 4 học sinh trên cách đặt tính- tính( cộng, trừ, nhân, chia số thập
phân)
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 4/62.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 02 HS
- HS1: Nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.

- HS2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
7,01 x 4 x 5 = ?; 250 x 5 x 0,2 = ?
- GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
1,2.
Bài 1/61:
* Lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét và ghi điểm
*Đối tượng hoc sinh yếu thực hành tính
phép tính đơn:
375,48 – 95,69; 7,7 + 7,3 ; 3,25 x 4,2.
Hưỡng dẫn đặt tính rồi tính, đến tận từng
học sinh hướng dẫn, chữa bài
Bài 2/61:
* Lớp
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm miệng.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trên bảng
- 2 HS làm bài trên bảng lớp.
Học sinh đặt tính dưới sự hướng dẫn của

giáo viên, cho học sinh đổi vở nhận xét
1 HS làm bài trên bảng lớp.

Năm học 2012- 2013 11
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
* Đối tượng yếu thực hiện tính nhân và
chia số thập phân với số tự nhiên:
0,12 x4; 4,2 x 3,6 .
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
3.
Bài 4/63:
* Lớp
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập
4.
- GV yêu cầu HS tự làm vào vở
- Cho 1 học sinh lên bảng giải giáo viên
thu vở chấm và chữ bài.
* Đối tượng học sinh yếu cho các em
đọc đề và thực hiện đặt tính rồi tính kết
quả các phép tính:
60000: 4 ; 15000 x 6,8 .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét và ghi điểm tiết học, nhận
xét 4 học sinh yếu trong tiết đã hoàn
thành được nội dung gì .
- Về nhà làm bài thêm ở vở bài tập.
Học sinh tính giáo viên theo dõi hướng
dẫn
- HS làm nháp.

- 2 HS nhắc.
4 học sinh thực hiện tính giáo viên kiểm
tra cách đặt tính – tính
3. Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục.
Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp lông ghép giao lưu toán, tiếng Việt
Mục đích làm cho học sinh được thay đổi không gian hoạt động, tạo hứng khởi cho
các em để các em thể hiện khả năng của bản thân.
Hình thức tổ chức thông qua chào cờ, sinh hoạt đội lồng ghép nội dung giao lưu
vào. Mỗi lớp chia ra các đội mỗi đội từ 4 – 6 em thay đổi luân phiên khi đến nội
dung giao lưu mỗi lớp cử 1 đội lên giao lưu. Nội dung giao lưu theo yêu cầu của
tổng phụ trách đội. Ví dụ giao lưu tiếng Việt có thể kể chuyện, hát, múa, đọc thơ.
Giao lưu toán thì tuỳ vào từng lớp có thể đọc nối tiếp bảng nhân- chia hay cộng trừ
mà giáo viên chủ nhiệm đã ra yêu câu đưa cho tổng phụ trách đội điều hành
4. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hàng tháng để đúc rút kinh nghiệm và
điều chỉnh kế hoạch:
Mục đích kiểm tra thường xuyên để chuyên môn, ban giám hiệu, tổ trưởng, chủ
nhiệm nắm rõ học sinh của mình tiến bộ như thế nào để có giải pháp chỉ đạo – giải
pháp bồi dưỡng và học sinh cũng cố gắng trong học tập.
Cách tiến hành kiểm tra trực tiếp trên từng học sinh theo tháng người kiểm tra phải
có kết quả kiểm tra của lần trước để đối chiếu trước sự chứng giám của giáo viên
dạy và sau khi kiểm tra cần đánh giá quá trình dạy – phụ đạo của giáo viên để giáo
viên biết và điều chỉnh kế hoạch dạy học- phụ đạo- bồi dưỡng học sinh.
Năm học 2012- 2013 12
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
Mẫu kiểm tra chất lượng thực tế
TT Họ và tên Ngày sinh Tật Tháng 9/2012 Tháng 10
Toán Tiếng việt Toán Tiếng việt
Kiến
thức
Kỹ

năng
Kiến
thức
Kỹ
năng
Kiến
thức
Kỹ
năng
Kiến
thức
Kỹ
năng
1
Kha Thị
Hương
11/3/2006
K TB K TB
2
Vi Thị Thiên
Lan
22/7/2006
TB Y TB Y
5. Tăng cường công tác thăm lớp dự giờ, hội thảo tìm phương pháp dạy học sát
thực nhất.
Mục đích thăm lớp thường xuyên để người dạy thực hiện nghiêm túc quy chế, dạy
học có hiệu quả hơn, tổ chức dạy thể nghiệm nhiều để giáo viên tìm ra phương pháp
dạy tối ưu nhất, sau hội thảo thống nhất phương pháp dạy để các giáo viên về tiến
hành có hiệu quả đây cũng là cơ sở điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng phương
pháp- nghiệp vụ cho bản thân.

Cách tiến hành hàng tháng các cơ sở ( điểm bản đăng ký lịch dạy) chuyên môn bố
trí thời gian dạy và thông báo cho các thành viên trong tổ đến dự giờ và cùng nhau
thảo luận thống nhất phương pháp đi vào văn bản để giáo viên áp dụng trên lớp của
mình.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ SAU KHI TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP.
1. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp.
Qua thời gian từ tháng 9/ 2012 đến tháng 3/ 2013 qua khảo sát học sinh cuối tháng 3
tôi thấy chất lượng học sinh tăng lên đáng kể, giáo viên lên lớp nhuần nhuyện hơn
về phương pháp.
Kết quả khảo sát học sinh tại tháng 3/ 2013.
T
T
Giáo viên chủ
nhiệm
Lớp Bản
TS
HS
Môn
Tỷ lệ
Yếu
Toán TViệt
CL
Đại
G
iỏ
i
Kh
á TB
Yế

u
Giỏ
i
Kh
á TB
Yế
u
1
Nguyễn Công
Hảo 5 Buộc
12
5 1 4 1 1 5 5 1 88%
12.5
%
2
Nguyễn Văn
Quyền 4 Buộc
14
1 4 6 3 3 3 8 89%
10.7
%
3
Nguyễn Sĩ
Thuận 3 Buộc
10
1 2 5 3 1 1 6 2 80%
20.0
%
4
Nguyễn Thị

May 1 Buộc
18
2 4 9 3 2 4 9 3 83%
16.7
%
5 Phan Thị Hoa 2 Buộc
13
6 2 5 0 4 4 5
100
% 0.0%
6
Nguyễn Quang
Cừ 4+5 H Bắc
14
1 2 8 3 1 2 8 3 79%
21.4
%
Năm học 2012- 2013 13
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
7
Phan Anh
Thắng 2 H Bắc
7
2 5 1 2 4
100
% 0.0%
8 Vi Thị Kèo 3 H Bắc
8
1 5 2 1 5 2 75%
25.0

%
9
Nguyễn Thị
Hịnh 1 H Bắc
8
1 1 5 1 1 2 4 1 88%
12.5
%
10
Đinh Văn
Giang 4
Nhọt
kho
9
1 2 4 2 1 2 3 3 72%
27.8
%
11 Và Bá Lềnh 2
Nhọt
kho
9
1 6 2 1 6 2 78%
22.2
%
12 Lữ Đình Phú 3
Nhọt
kho
9
1 5 3 2 4 3 67%
33.3

%
13 Và Bá Xênh 5
Nhọt
kho
8
1 4 3 1 4 3 63%
37.5
%
14 Lô Thị May 1
Nhọt
kho
14
1 2 8 3 2 2 7 3 79%
21.4
%
15 Trần Thị Trâm 1
Kèo
PT
9
2 6 1 2 6 1 89%
11.1
%
16 Lô Văn Thắng 2
Kèo
PT
11
1 8 2 2 7 1 82%
18.2
%
17 Và Bá Chá 3

Kèo
PT
8
1 5 2 1 5 2 75%
25.0
%
18
Ngô Anh
Quyền 4
Kèo
PT
16
1 10 5 1 12 3 75%
25.0
%
19
Nguyễn Đức
Đông 4+5
X
Thang
17
7 6 4 1 10 3 71%
29.4
%
20 Cử Bá Lồng 1
X
Thang
6
1 3 2 1 3 2 67%
33.3

%
21 Mùa Bá Vừ 3
X
Thang
6
1 3 2 1 5 83%
16.7
%
22 Và Bá Xa 2
X
Thang
7
5 2 5 2 71%
28.6
%
23
Nguyễn Hữu
Tuấn 4+5
Cha
Nga
14
1 1 10 2 1 2 9 2 86%
14.3
%
24 Kha Văn Nhật 2+3
Cha
Nga
11
1 6 4 1 7 3 68%
31.8

%
25
Lương Văn
Chày 1
Cha
Nga
6
1 3 2 1 4 1 75%
25.0
%
26 Lầu Bá Dìa 3
Kẻo
Nam
11
1 1 7 2 1 2 6 2 82%
18.2
%
27
Moong Văn
Thông 2
Kẻo
Nam
6
1 3 2 4 2 67%
33.3
%
28
Lương Văn
Kháy 4+5
Kẻo

Nam
23
2 4 15 2 2 3 15 3 89%
10.9
%
29 Vi Văn Duân 1
Kẻo
Nam
8
1 5 2 1 5 2 75%
25.0
%
Tháng 3/2012 312
2
3 50
17
4 65 21 51
18
1 55
80% 20%
Năm học 2012- 2013 14
Giải pháp chỉ đạo dạy học sát đối tượng tại trường tiểu học Bắc Lý 2
2. So sánh số liệu .
So sánh đối chiếu số liệu cho thấy tỷ lệ học sinh yếu giảm, học sinh khá, giỏi tăng
lên đáng kể và thực tế học sinh ngày càng mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thể hiện
khả năng của bản thân không tự ti như đầu năm học.
So sánh kết quả hai lần khảo
sát cho số liệu
TS
HS

Môn Kết quả
Toán TViệt CL
Đại
trà
Tỷ lệ
HS
Yếu
Giỏi
Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
Tháng 9/2011
312
0 16 70 103 0 16 81 92 34% 66%
Tháng 3/2012 312 23 50 174 65 21 51 181 55
80% 20%
Tăng - giảm 23 34

104 (38) 21 35

100

(37) 46% -46%
( ); - là số lượng, phần % giảm so với đầu năm.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
Thực hiện đề tài này tôi thấy muốn thành công trước hết chuyên môn, giáo
viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp cao luôn trăn trở với chất lượng học sinh
thực sự phải lấy hiệu quả dạy học làm mục tiêu khi lên lớp dạy.
Nhà trường phải có quy chế chuyên môn cụ thể rõ ràng, công tác thi đua phải
thực sự công bằng khách quan.
Kế hoạch chỉ đạo phải rõ ràng chi tiết và đặc biệt phó hiệu trưởng các trường
phải nắm chắc tình hình học sinh của trường mình muốn thế phải thường xuyên đi

kiểm tra thực tế để nắm số lượng – chất lượng các đối tượng từng lớp không chỉ đạo
trên văn bản xa rời thực tế, đổi mới trong việc lên kế hoạch chuyên môn hội thảo
chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn để tìm ra giải pháp sát thực tế nhất. Kiểm tra
giáo án chú trọng nhiều ở chỗ trình bày kế hoạch cho đối tượng yếu. Thường xuyên
kiểm tra để đánh giá và chuyển đối tượng yếu đầu năm các tháng sau đã tiến bộ thì
chuyển lên trung bình để có kế hoạch dạy học bồi dưỡng theo đối tượng trung bình.
Xếp loại giáo viên hàng tháng căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh( lấy chất
lượng học sinh) làm chính.
Trên đây là một ssó kinh nghiệm và giải pháp mà bản thân tôi đã triển khai tại
Bắc Lý 2 trong thời gian ngắn mặc dầu chất lượng đã có chuyển biến nhưng cũng
không ít chỗ còn vướng mắc rất mong được sự góp ý của các nhà quản lý có kinh
nghiệm và đông nghiệp để sáng kiến hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Năm học 2012- 2013 15

×