Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc ít người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.51 KB, 8 trang )

Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với
12,253 triệu người, chiếm tỉ lệ 14,3% dân số cả nước. Mỗi dân tộc đều có tiếng
nói, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng, gắn kết nhau trong quá trình tồn tại
và phát triển của đất nước, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong bức
tranh dân tộc Việt Nam.
Trong những năm qua nước ta đã ban hành chính sách dân tộc đầy đủ và toàn diện
trên mọi lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển cơ
sở hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, thông tin….đã tác động rất lớn đến sự
phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc. Cụ thể bằng các chương trình, dự
án như: chương trình 134, 135, 139, 1592, 2472, QĐ 18, QĐ 33, QĐ102, hỗ trợ
học sinh vùng khó khăn v.v… Nằm trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Chương
trình cho vay ưu đãi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trong
những năm qua đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển
biến nhận thức, cách thức làm ăn, hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa cho trên 6 triệu lượt hộ nghèo. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như
lựa chọn không đúng đối tượng hưởng thụ chính sách – người cần vốn đúng đối
tượng thì không được vay, người được vay vốn thì không đúng đối tượng hoặc
không sử dụng vốn, sử dụng vốn không hiệu quả; một số hộ thoát nghèo nhưng
chưa muốn hoàn trả vốn vay; ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước Với mục đích
làm rõ Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc ít
người từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, trong phạm vi chuyên đề này giải
quyết những vấn đề sau:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn của Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
+ Tình hình thực thi Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và kết quả mang lại.
+ Những hạn chế của chính sách là gì và đề xuất khắc phục để nâng cao hiệu quả
hoạt động chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 1
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
a, Sự ra đời của chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Nước ta là một quốc gia gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, kề vai sát cánh
trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước; các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen
kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an
ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cuả cả nước nói chung, của vùng dân tộc và miền núi nói riêng.
b, Mục tiêu của chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững, thoát nghèo cho các hộ dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn.
-Tạo công ăn việc làm cho các đồng bào dân tộc thiểu số, cung cấp vốn để phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc ít người.
2. Nội dung cơ bản của chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
a, Đối tượng được vay vốn:
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc
thiểu số) sống ở các xã (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn quy định tại
Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, có
thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức thu nhập bình quân của
hộ nghèo theo quy định hiện hành, có phương hướng sản xuất, nhưng thiếu hoặc
không có vốn sản xuất.".
b, Điều kiện để được vay vốn:
- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn phải có nơi cư trú hợp pháp,

- Có trong danh sách do Ủy ban nhân dân xã lập và được Ủy ban nhân dân huyện
phê duyệt;
Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 2
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Có phương án sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh được chính quyền cùng
các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, bản xác nhận hoặc hỗ trợ gia đình lập.
c, Hình thức vay vốn:
- Có thể vay một lần hoặc nhiều lần;
- Tổng mức vay các lần không quá 5 triệu đồng/hộ với mức lãi suất cho vay bằng
0%;
- Không phải dùng tài sản bảo đảm và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính
trong việc vay vốn.
Trường hợp địa phương có nguồn ngân sách hỗ trợ thêm để cho vay trên mức 5
triệu đồng/hộ thì Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện theo Quyết định của
UBND địa phương. Trường hợp các hộ có nhu cầu vay vốn ngoài mức quy định
trên, thì áp dụng chính sách cho vay hộ nghèo quy định tại Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
d, Thời hạn cho vay: căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của
hộ vay vốn và do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Trường hợp đến hạn trả nợ, nhưng hộ vay vẫn thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn và
có nhu cầu tiếp tục sử dụng vốn vay thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho
gia hạn nợ.
Đối với các hộ gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các khó khăn bất
khả kháng khác không trả được nợ, Ủy ban nhân dân xã lập Biên bản xác nhận gửi
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện phê
duyệt để gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tổng hợp trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định xóa nợ.
3. Tình hình thực thi chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng
bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Sau 9 năm hoạt động, tổng nguồn vốn thực hiện đến 30/9/2011 của NHCSXH
đạt 104.720 tỷ đồng, cụ thể các nguồn vốn như sau:
a) Vốn ngân sách trung ương cấp: 17.220 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16,4% tổng số
nguồn vốn; trong đó: vốn điều lệ được cấp đến nay là 10.000 tỷ đồng, chiếm tỷ
Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 3
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
trọng 9,5% tổng nguồn vốn và vốn Ngân sách Nhà nước cấp cho các chương trình
là 7.220 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,9% tổng nguồn vốn.
b) Nguồn vốn ngân sách địa phương đóng góp cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác (thực hiện theo cơ chế của địa phương): 2.548 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 2,4% tổng nguồn vốn.
c) Vốn huy động và vay theo lãi suất thị trường: 35.494 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 33,9% tổng nguồn vốn, trong đó:
- Nguồn vốn tiền gửi 2% của các tổ chức tài chính, tín dụng Nhà nước: 14.955
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,3% tổng nguồn vốn.
- Huy động thông qua phương thức phát hành trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh là 18.297 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng nguồn vốn.
- Các nguồn vốn huy động khác (tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi
tiết kiệm của dân cư và hộ nghèo) là 2.242 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,1% tổng
nguồn vốn.
d) Vốn vay và nhận ủy thác nước ngoài: 690 tỷ đồng; lãi suất cao nhất là
5,65%/năm, thấp nhất là 0,75%/năm.
đ) Các nguồn vốn hỗ trợ khác từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Kho bạc
Nhà nước: 41.855 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng nguồn vốn.
4. Kết quả và hiệu quả thực thi chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với
hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
A, Kết quả thực hiện:
Đến 31/10/2011, tổng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc
thiểu số đạt 57.082 tỷ đồng, chiếm 57,5% tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính
sách do NHCSXH đang thực hiện, với trên 5 triệu khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình

quân đạt 11,2 triệu đồng/hộ. Trong đó, dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số là
17.509 tỷ đồng, với gần 1,5 triệu khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân đạt 12,5 triệu
đồng/hộ. Kết quả cho vay đối với riêng đối tượng khách hàng là hộ đồng bào DTTS tập
trung ở một số vùng miền như sau:
- Vùng Tây Bắc: dư nợ cho vay hộ đồng bào DTTS đạt 3.457 tỷ đồng, với gần
296 ngàn hộ còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 88%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 4
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Vùng Đông Bắc: dư nợ đạt 7.280 tỷ đồng, với 536 ngàn hộ còn dư nợ, chiếm tỷ
trọng 53,6%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Bắc Trung Bộ dư nợ đạt 2.120 tỷ đồng, với trên 175 ngàn hộ còn dư nợ,
chiếm tỷ trọng 17,5%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Tây Nguyên dư nợ đạt 2.052 tỷ đồng, với trên 195 ngàn hộ còn dư nợ,
chiếm tỷ trọng 39,1%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Cửu long dư nợ đạt 2.600
tỷ đồng, với 272 ngàn hộ còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 12,6%/tổng số khách hàng còn
dư nợ.
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong những
năm qua chủ yếu đầu tư vào các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn
nuôi trâu, bò, xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kinh phí
học tập đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến
nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 10 triệu lượt hộ, giúp cho người nghèo và hộ
dân tộc thiểu số tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, đồng thời từng bước quen
dần với cơ chế thị trường.
Nhờ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
trên toàn quốc có thêm cơ hội tổ chức sản xuất, kinh doanh, đầu tư mua cây con
giống, vươn lên tìm hướng thoát nghèo, đã góp phần quan trọng giúp cho trên 55
ngàn hộ thoát nghèo/năm (giai đoạn 2006-2010).
B, hiệu quả kinh tế xã hội do chính sách mang lại:
Các cấp chính quyền đã có sự chỉ đạo sát sao trong việc phổ biến tuyên

truyền, tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn, công tác kiểm tra giám sát được
tổ chức thường xuyên và liên tục. Góp phần giúp cho nhiều hộ DTTS ĐBKK có
thêm nguồn vốn để yên tâm đầu tư vào phát triển sản xuất, không phải trả tiền lãi
từ đó góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống để dần từng bước vươn lên thoát
nghèo bền vững.
b) Qua nguồn vốn vay của chương trình các hộ DTTS ĐBKK đã phát triển
kinh tế hộ gia đình, từng bước tăng thu nhập góp phần làm giảm tỷ lệ hộ đói,
nghèo tại địa phương.
c) Thông qua công tác bình xét cho vay đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ
các hộ DTTS ĐBKK nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, từ đó hộ có ý thức
chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, có
Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 5
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
thêm kiến thức trong sản xuất như kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt góp phần ổn định
an ninh, chính trị trên địa bàn các xã vùng khó khăn.
d) Để vốn tín dụng đến được đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả
cao nhất, NHCSXH đã gắn hoạt động tín dụng với chính quyền địa phương, các tổ
chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư. Bởi chỉ có chính quyền địa phương và
các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV mới biết rõ từng hộ gia đình, người vay
là ai, họ có nhu cầu vốn để phát triển sản xuất hay không và cũng chính các tổ chức
này là người tuyên truyền, hướng dẫn bà con về công tác khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư , chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với nhu cầu của
thị trường, giúp bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.
đ) Để tiết kiệm chi phí quản lý xã hội, chi phí cho người vay và công khai
hoá mọi hoạt động tín dụng chính sách đến mọi người dân cùng thực hiện, cùng
kiểm tra, giám sát, NHCSXH đã thành lập các Tổ giao dịch lưu động tại xã và tổ
chức giao dịch cho vay, thu nợ, thu tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch xã
được đặt tại UBND cấp xã, đáp ứng đủ phương tiện làm việc để phục vụ khách
hàng một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất.
e) Hoạt động tín dụng của NHCSXH góp phần củng cố mạng lưới hoạt động

của các tổ chức chính trị - xã hội, thu hút hội viên vào Hội cùng giúp đỡ nhau trong
vay vốn phát triển sản xuất, giảm nghèo, ổn định xã hội.
5. Hạn chế của chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Ở một số địa phương, việc xác định đối tượng hộ nghèo thụ hưởng còn chưa
chính xác, chưa kịp thời, còn bất cập với thực trạng nghèo đói của địa phương.
- Định mức vay vốn, quy trình, thủ tục vay vốn, thời điểm cho vay vốn có nhiều
điểm chưa thật phù hợp, nhất là đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chưa có cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư với hoạt động vay vốn để giúp đỡ người nghèo, nên đã hạn chế hiệu quả của
việc sử dụng vốn vay.
- Một bộ phận người nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách chế độ, xem việc
vay vốn như chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn kém hiệu quả, có
hiện tượng đã thoát nghèo nhưng chưa muốn trả nợ.
Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 6
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Mặt khác, một bộ phận người nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết sử
dụng vốn nhưng chưa được các cơ quan, chính quyền, Hội đoàn thể quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn cách làm ăn nên họ chưa mạnh dạn vay vốn
- Tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro, vì sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên, trong khi đó năng lực, trình độ sản xuất
của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn
thấp
6. Đề xuất khắc phục chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng
bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Tăng cường trang bị kiến thức cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo biết lập kế
hoạch sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, nâng
cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, có chính sách phát huy khả năng và tiềm năng
về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của một số dân tộc trên địa bàn.
Nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề, nhất là dạy nghề cho đồng bào dân tộc

thiểu số.
Khuyến khích và đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường
lao động, thực hiện tốt hơn chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, trong
đó có lao động là người dân tộc thiểu số.
Phát triển mạnh dịch vụ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh, gắn
với đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động
Đối với những hộ đã thoát nghèo, đến hạn trả nợ thì cần kiên quyết thu hồi nợ,
không để xảy ra tình trạng nợ chây ỳ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thực
hiện thu hồi các khoản nợ cho vay sai đối tượng thụ hưởng, những hộ không thuộc
diện hộ nghèo.
III. KẾT LUẬN
Hộ nghèo và đồng bào DTTS là những đối tượng khách hàng dễ bị tổn
thương, thường có trình độ dân trí thấp, lại sinh sống tập trung chủ yếu ở vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, NHCSXH xác định cần
Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 7
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
thiết phải tổ chức mạng lưới hoạt động rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, đồng
thời phải xây dựng được một phương thức quản lý vốn vay hợp lý, với thủ tục,
điều kiện cho vay đơn giản, thuận tiện nhất, nhằm giúp hộ nghèo, hộ đồng bào
DTTS tiếp cận được với đồng vốn tín dụng chính sách một cách dễ dàng và thuận
lợi. Sau 9 năm hoạt động, bộ máy tổ chức, mạng lưới hoạt động và phương thức
quản lý tín dụng của NHCSXH đã có những bước trưởng thành lớn, được các cấp
các ngành đánh giá cao, nhân dân đồng tình ủng hộ.
Đây là chủ trương rất đúng đắn đối với đồng bào, dân tộc thiểu số, nhằm làm
tăng lòng tin tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước, là động lực cho đồng bào, các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hoá -
xã hội, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước nâng cao đời sống của
đồng bào, các dân tộc thiểu số, tăng trưởng kinh tế - xã hội ở địa phương. Nên tiếp
tục quan tâm bằng các chính sách thiết thực, để đồng bào, các dân tộc thiểu số có
cơ hội thoát nghèo nhanh, bền vững và nâng cao mức sống của đồng bào

Nguyễn Thị Hoài Ly – CH - K14 KTNN Page 8

×