Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trường THCS_2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.6 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /2012-2013/KH-THA5 Tân Hiệp A, ngày 25 tháng 12 năm 2012
KẾ HOẠCH
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
Học kỳ II năm học 2012 – 2013

Căn cứ thông báo số:117/TB-BGDĐT ngày 26/2/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
V/v “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông”
thông báo số 287/TB-BGDĐT ngày 05/5/2009 V/v “Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí”;
Căn cứ Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá ở trường THPT trong học kỳ II năm học 2012 - 2013 của Sở GD –
ĐT Kiên Giang. Trường THCS Tân Hiệp A5, xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH và KTĐG
Trong học kỳ II năm học 2012 – 2013 như sau:
I/ Thực trạng đổi mới PPDH, KTĐG của nhà trường
Trong thời gian vừa qua và học kỳ I năm học 2012 - 2013, trường THCS Tân Hiệp
A5 đã tích cực trong việc thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá. Nhà trường tự đánh giá một cách khách quan, trung thực như sau:
1/. Mặt tích cực:
Nhà trường đã tổ chức triển khai đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá đến tổ chuyên môn và từng giáo viên.
Về CSVC trang thiết bị, được sự đầu tư trong chương trình trường chuẩn, công tác
xã hội hoá GD… từng bước đưa CNTT vào phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy.
Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, dự giờ thăm lớp để góp ý
thẳng thắn bằng những ý kiến bổ ích giúp cho thầy cô giáo trau dồi kiến thức, tìm ra phương
pháp dạy học phù hợp với những đối tượng học sinh;
Phần lớn giáo viên đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và
vận dụng trong các tiết học có hiệu quả;
Học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong hoạt động chiếm lĩnh kiến thức; ngoài hoạt


động học trên lớp, học sinh đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo để tự
học, tự rèn luyện;
Công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG của nhà trường đã có bước phát
triển, các hoạt động của tổ chuyên môn từng bước đổi mới và đi vào hiệu quả.
2/. Mặt hạn chế:
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới PPDH, KTĐG nên đôi khi việc
thực hiện còn hình thức, đối phó;
Trình độ nghiệp vụ của một số thầy, cô giáo chưa đáp ứng được việc đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Hiện nay trường có 31giáo viên, trong đó nhiều giáo
viên trẻ mới tốt nghiệp ra trường kinh nghiệm dạy học chưa nhiều.
Một số tổ chuyên môn chưa thực hiện triệt để các giải pháp hữu ích làm thay đổi căn
bản phương pháp dạy học.
Chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều, khả năng tiếp thu của học sinh còn rất
nhiều hạn chế. Sự chủ động, tích cực của học sinh trong các bài học chưa cao; kĩ năng phát
hiện và giải quyết vấn đề trong học tập còn thấp; kĩ năng thực hành còn hạn chế, khả năng
tự học chưa cao.
KTĐG với chỉ chú trọng đến điểm số, việc đánh giá quá trình hầu như chưa được
thực hiện; chưa đẩy mạnh việc đánh giá kĩ năng thực hành của HS…
1
Kinh phí hỗ trợ cho công tác chuyên môn còn hạn hẹp.
3/. Một số nguyên nhân của hạn chế:
Một số giáo viên ngại tiếp cận phương tiện dạy học mới;
Sự quan tâm của các cấp quản lý chưa triệt để, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở;
Lượng kiến thức chưa phù hợp với thời lượng 1 tiết học;
Ý thức học tập của một số ít học sinh chưa cao.
II/. Kế hoạch đổi mới PPDH, KTĐG
1/. Mục tiêu:
Tận dụng tối đa CSVC, TBDH hiện có để phục vụ tích cực cho đổi mới phương pháp
dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Giúp CBQL, GV nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra và

đánh giá trên cơ sở đó tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới PPDH.
Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý và giảng dạy góp phần thúc đẩy đổi mới PPDH.
100% cán bộ nhà giáo thực hiện nghiêm túc các phương pháp dạy học tích cực trong
từng giờ dạy, có một đổi mới trong năm học này.
HS tích cực, chủ động trong học tập trên lớp và ở nhà; được hoạt động nhiều hơn,
thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn.
Phát triển hệ thống TBDH và tài liệu bổ trợ phục vụ hoạt động dạy học và KTĐG
theo tinh thần đổi mới. Đổi mới KTĐG, kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan
một cách sáng tạo theo chuẩn kiến thức - kỹ năng và phù hợp với đặc trưng từng bộ môn.
2/. Nội dung các hoạt động:
Phân tích chương trình môn học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, xây dựng tiến
trình phù hợp với PPDH tích cực để thống nhất thực hiện trong toàn trường.
Xây dựng nội dung và các hình thức KTĐG.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn của nhà trường.
Thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Tổ chức hoạt động cho học sinh.
3/. Nguồn lực:
3.1/ Bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học
a) Thành lập Ban chỉ đạo
St
t
Họ và tên Chức vụ Chức danh
1 Đinh Thị Thanh Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Đinh Công Bá P. HTCM Phó ban
3 Triệu T.Ngân Hàng P. HT-TT.XH Phó ban
4 Nguyễn Thanh Phong Thư ký HĐ Thư ký
5 Đinh Đức Huân TT Tổ T-L-Tin Thành viên
6 Châu Hùng Phong TT Tổ H-S Thành viên
7 Đặng Văn Sơn TT Tổ NN-NK Thành viên
8 Nguyễn Quốc Thịnh NT. Nhóm CNTT Thành viên

9 Nguyễn V.H.Trang Phụ trách TBDH Thành viên
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo
Đối với hiệu trưởng:
Tổ chức hướng dẫn các GV trong nhà trường thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG;
Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ GV đổi mới PPDH, KTĐG;
Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục của
từng GV trong trường; Chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường tham gia có hiệu quả vào hoạt
động quản lý đổi mới PPDH, KTĐG.
Đối với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
Quản lý các hoạt động chuyên môn theo dõi hoạt động dạy và học, bố trí sắp xếp
2
thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH, KTĐG, kiểm tra
đánh giá hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG của GV
Đối với phó hiệu trưởng phụ trách CSVC chỉ đạo:
Bộ phận văn phòng chuẩn bị CSVC, TBDH, tài liệu tham khảo… phục vụ hoạt động
đổi mới PPDH, KTĐG.
Phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên tích cực hưởng ứng, thường xuyên đôn đốc,
chuẩn bị các hoạt động phục vụ hỗ trợ đoàn viên năng động đổi mới PPDH, KTĐG.
Đối với tổ trưởng chuyên môn:
Xây dựng đội ngũ GV đầu đàn về đổi mới PPDH, KTĐG;
Chuẩn bị các chuyên đề, các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa phục vụ hoạt động đổi
mới PPDH, KTĐG;
Lập danh sách phân công GV đăng ký thao giảng, thực hiện bài học minh họa về đổi
mới PPDH, KTĐG; phân công GV bộ môn dạy khối, lớp có định hướng đổi mới PPDH,
KTĐG cho phù hợp với khả năng bước đầu của từng GV và có định hướng bồi dưỡng phát
triển lâu dài.
3.2/. Cơ sở vật chất và TBDH
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy chiếu
projector nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết để nâng cao hiệu
quả giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp.

- Thư viện lên kế hoạch mua thêm tài liệu tham khảo liên quan đến ĐMPPDH; sưu
tầm giáo án mẫu, những đề kiểm tra 1 tiết, học kỳ để làm tư liệu cho thầy và trò tham khảo.
- Xây dựng nguồn tư liệu trực tuyến, GA tham khảo, đề KT trên Website nhà trường.
3.3/ Ứng dụng Công nghệ thông tin:
- Ứng dụng trong sinh hoạt chuyên môn; quản lí hoạt động của giáo viên;
- Ứng dụng trong quản lí hoạt động học của học sinh;
- Ứng dụng trong quản lí, khai thác và sử dụng TBDH, thư viện và tư liệu dạy học.
3.4/Tài chính
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn: sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, các dự án
học tập của học sinh, tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh.
- Khen thưởng giáo viên và học sinh.
4/ Tổ chức thực hiện:
4.1/. Đối với cán bộ quản lý giáo dục:
- Lập kế hoạch sử dụng phòng học bộ môn, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường
từ các tổ chuyên môn và lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra đánh giá phù hợp với lịch kiểm tra
nội bộ của trường.
- Lập kế hoạch đổi mới PPDG và cho giáo viên đăng ký thực hiện 1 đổi mới;
- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra.
- Cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đổi mới phương
pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức các
đợt sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề cấp tổ.
+ Tiếp tục phát động giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Quản lý chặt chẽ việc dạy
thêm và học thêm theo đúng quy định.
+ Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá các đợt
kiểm tra trong năm học.
+ Thực hiện kiểm tra cuối kì đồng loạt, nghiêm túc đánh giá đúng chất lượng dạy –
học, đổi mới toàn diện khâu kiểm tra đánh giá (các đề kiểm tra ra đúng tinh thần đổi mới –
bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học).

+ Phấn đấu mỗi GV trong năm học dạy từ 1 đến 2 tiết thao giảng có ƯD.CNTT.
3
+ Thực hiện tốt các quy chế, nề nếp chuyên môn như soạn giáo án đầy đủ, dự giờ
đảm bảo số tiết quy định, ghi chép đầy đủ, sau khi dự giờ phải tổ chức góp ý, rút kinh
nghiệm nghiêm túc, đúng thực chất tránh chung chung, sơ sài.
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn phải tập trung vào việc giải quyết những vấn đề chuyên
môn, việc đổi mới PPDH, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tự học tự bồi dưỡng .
+ Tuyển chọn những HSG, khá để có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu học kỳ II.
- Tiếp tục đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh kết hợp hình thức kiểm tra
tự luận với trắc nghiệm đảm bảo việc đánh giá khách quan, công bằng, đúng trình độ.
- Tổ CM có kế hoạch cụ thể để xây dựng ngân hàng đề kiểm tra. Việc thực hiện quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh theo quy chế thông tư 58 của bộ GD&ĐT có những điểm
khác và mới cho nên các giáo viên phải nghiên cứu kỹ và thực hiện cho đúng, tránh sai sót.
4.2/. Đối với giáo viên
Mỗi giáo viên phải đăng ký 1 đổi mới và xây dựng kế hoạch đổi mới cho bản thân gắn
với phong trào thi đua Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo.
- Phối hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức tốt việc dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém,
bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Biết cách thiết kế và xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm thí
nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự
học của học sinh. Quan tâm đến việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong việc thực hiện chương
trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Mỗi giáo viên đều có ít nhất một đổi mới PPDH trên các mặt sau :
+ Đổi mới phương pháp dạy học: Tăng tính chủ động, thái độ học tập tích cực của học
sinh, khắc phục hoàn toàn kiểu dạy theo lối "đọc - chép". Dạy bám sát chuẩn kiến thức, kỹ
năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt
động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề
quá tải, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo của học sinh. Dạy học sát đối

tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và bồi dưỡng học sinh tham dự kì thi học sinh
giỏi các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chú trọng thực hành, thí
nghiệm, rèn khả năng tự học cho học sinh.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra qua đó điều
chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập. Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, bám sát chuẩn kiến
thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông với ba cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng
sáng tạo, với các bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội dung
thông hiểu, vận dụng sáng tạo từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng, khuyến khích tư duy độc
lập, sáng tạo của học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của bản thân. Tích
cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh giá các môn học KT, đánh giá.
+ Tích cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh giá các môn học, làm các đề thi học
sinh giỏi tỉnh, huyện, các đề tuyển sinh từ đó có thêm các kiến thức về ra đề. Thực hiện đúng
quy định của Thông tư 58/2011/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về quy chế đánh giá, xếp loại
HS.
4.3/Tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn
Các TCM phải thường xuyên tổ chức việc dự giờ, thao giảng, tổ chức SHCM ;
Động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục ý thức khiêm tốn
học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới PPDH,
KTĐG và thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG có hiệu quả.
5/. Kiểm tra, đánh giá:
Duy trì việc kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch kiểm tra nội bộ. Giao cho tổ chuyên
4
môn, Phó HT lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra ký giáo án 2 tuần/ lần, đánh giá việc soạn
giảng của giáo viên ở các đối tượng giáo viên được đề xuất kiểm tra toàn diện trong năm
học theo kế hoạch của trường, làm cơ sở để đánh giá việc kiểm tra toàn diện GV.
6/. Biện pháp:
- Định kỳ hàng tháng các tổ chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện việc đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của tổ cho Ban chỉ đạo cấp trường.
- Kế hoạch hoạt động năm học, tháng, tuần.

STT
Tên
hoạt động
Biện pháp thực hiện
Phân công
phụ trách
Thời gian
hoàn thành
1
Phân phối
chương trình
môn học
- Xác định chuẩn KT, KN học kỳ II ;
- Xác định các chủ đề dạy học, phân bổ
thời gian và xác định PPDH, KTDH sẽ
sử dụng;
- PHT CM;
-TTCM;
- Giáo viên
10/01
2
Xây dựng
nội dung và
hình thức
KTĐG
- Xác định nội dung, thời gian đánh giá
KT, KN của HS theo giai đoạn( số bài
kiểm tra thường xuyên, định kỳ, thực
hành…; thời gian kiểm tra) xác định các
nội dung áp dụng hình thức tự đánh giá,

đánh giá lẫn nhau, đánh giá không cho
điểm.
- Xây dựng ngân hàng đề; ngân hàng câu
hỏi; tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng
kiến thức, kĩ năng thực hành của HS.
- PHT phụ trách
chuyên môn;
-Tổ trưởng CM;
- Giáo viên
17/01
3
Tổ chức
SHCM theo
NCBH
- Tổ chức SHCM điểm để thay đổi nhận
thức của GV về SHCM;
- Chỉ đạo SHCM của tổ CM theo định kì
2 lần/tháng;
+ Tổ chức bài giảng mẫu theo
môn/khối;
+ Nhận xét, đánh giá …
- Đánh giá thi đua, khen thưởng.
- HT, PHT
- Tổ trưởng CM
- Giáo viên
-GV,TT,HĐTĐ
Theo định
kì SHCM/
từ tháng 01
–tháng 4

Cuối n. học
4
Tổ chức hoạt
động ngoài
giờ lên lớp
- Xác định các chủ đề hoạt động;
- Triển khai thực hiện;
- Đánh giá, khen thưởng
- HT;
- GVCN;
- ĐTN;- TPTĐ
Theo chủ
điểm tháng
5
Thi làm
TBDH
- Xây dựng quy chế cuộc thi;
- Đánh giá, khen thưởng;
- HT, PHT CM
- Tổ trưởng CM. 25/4
7/. Tổ chức sơ kết, tổng kết đổi mới PPDH và đánh giá giáo viên:
- Thực hiện đánh giá giáo viên một cách nghiêm túc, thẳng thắn, chú trọng đánh giá
việc thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG.
- Cuối năm học P.HT chuyên môn tổ chức sơ kết nhằm đúc rút kinh nghiệm đồng
thời có sự chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch đổi mới PPDH, KTĐG thích hợp vào năm học sau.
Trên đây là kế hoạch quản lý đổi mới PPDH, KTĐG của trường THCS Tân Hiệp A5
trong học kỳ II năm học 2012-2013, kế hoạch là sự định hướng cho cán bộ giáo viên trong
việc thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG, là cơ sở để các tổ chuyên môn đề ra các chỉ tiêu và
triển khai thực hiện, là căn cứ để nhà trường đánh giá đúng thực chất quá trình đổi mới
PPDH, KTĐG trong năm học này./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD-ĐT (để báo cáo);
- TTCM, GV (thực hiện);
5
- Lưu VP.
6

×