Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo đề nghị SKKN cấp cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.7 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28/11/2012
của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
I. Thông tin chung:
Họ và tên tác giả sáng kiến : PHẠM THỊ HƯƠNG THƠM
Ngày, tháng, năm sinh: 05- 01-1979
Nơi công tác : Trường Tiểu học Vĩnh Kiên
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học.
Đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Kiên – Yên Bình – Yên Bái
Các đồng tác giả : Không
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp cơ sở.
Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 3.
II. Báo cáo mô tả sáng kiến bao gồm:
1. Tình trạng sáng kiến đã biết: Mô tả sáng kiến đã biết; ưu khuyết
điểm của sáng kiến đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
Tôi đã xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu môn Tập đọc bởi căn nguyên
của vấn đề là các em đọc kém dẫn đến việc chiếm lĩnh kiến thức từ các môn học
khác rất khó khăn. Với các em học sinh lớp 3 việc đọc không chỉ dừng lại ở việc
đọc đúng câu chữ mà các em còn phải đọc hay và đọc hiểu. Qua dạy học nhiều
năm và học hỏi từ đồng nghiệp tôi đã rút ra một số kinh nghiệm. Tôi áp dụng
thấy có hiệu quả trong việc giáo dục HS yếu. Mong muốn được chia sẽ cùng
đồng nghiệp và cũng tạo điều kiện để thu thập thêm kinh nghiệm, xây dựng kế
hoạch giảng dạy nói chung và rèn đọc cho học sinh yếu nói riêng được thiết thực
hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn tập đọc cho học sinh yếu lớp 3” do cá nhân
tôi đã nghiên cứu trong năm học 2010 – 2011 và chính thức áp dụng trong lớp
3A do tôi chủ nhiệm và các đồng chí cùng khối tham khảo vận dụng vào trong
quá trình giảng dạy năm học 2011 – 2012 được bạn bè động nghiệp và hội đồng


khoa học nhà trường đành giá cao. Năm học 2012 – 2013 được tổ chuyên môn
khối 2 + 3 vận dụng tham khảo và giảng dạy.
Ưu điểm:
Sáng kiến Sau khi triển khai tôi đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn bè
đồng nghiệp, từ đó việc áp dụng các giải pháp và quy trình tổ chức.
Sáng kiến góp phần đi sâu vào việc bồi dưỡng năng lực môn Tiếng Việt
cho các em học chậm, chưa mạnh giạn trong giao tiếp với bạn bè.
Nhược điểm:
Thực hiện sáng kiến này phải theo một quy trình kéo dài. Người giáo viến
không được nóng vội, phải theo sát sự tiến bộ của các em để từng bước nâng cao
nhận thức đọc cho các em.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến “Rèn đọc cho học sinh yếu lớp 3” đã
có hiệu quả rất cao. kết quả khảo sát 100% học sinh trong lớp đã đọc thành thạo
và biết đọc hiểu nội dung bài tập đọc. Học sinh yếu, đã có sự tiến bộ về chất
lượng học tập và các kĩ năng cơ bản của HS, các em đã tự tin hơn nhiều trong
việc thể hiện nhiệm vụ học tập của mình.
2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận: Mục đích của sáng kiến;
những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với sáng kiến đã, đang
được áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của sáng kiến.
Mục đích của sáng kiến:
Giúp cho học sinh học yếu môn Tiếng Việt có cách học tập tốt hơn. Mục
đích nghiên cứu là mong muốn tập hợp nhiều ý kiến, nhiều giải pháp và kinh
nghiệm, để chia sẽ, trao đổi nhằm thực hiện có chất lượng hơn công tác phụ đạo
HS yếu; Giúp giáo viên dạy lớp dễ dàng áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn
trong giáo dục HS yếu.
Điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với sáng kiến đã, đang được
áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của sáng kiến.
Sáng kiến của tôi là một ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy. Cùng với việc
dạy tất cả các môn học khác và dạy đồng đều mọi đối tượng học sinh thì tôi lồng
ghép và áp dụng vào dạy cho các em học sinh còn chậm về môn tập đọc như đọc

đúng, đọc chuẩn, đọc hay và đọc hiểu.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Qua thực tế triển khai tôt thấy có kết quả khả quan. Tôi vẫn tiếp tục thực
hiện cho những năm tiếp theo. Với sáng kiến này nhiều học sinh yếu có cách
học Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu
ban. Thực hiện tốt “ Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp” , thực hiện đúng
mục tiêu giáo dục đã đề ra.
4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc
hệ thống các cơ quan, đơn vị, tổ chức; trong xã, huyện, tỉnh hoặc nhiều
tỉnh.
Sáng kiến “Rèn tập đọc cho học sinh lớp 3” của tôi có thể áp dụng trong
trường tiểu học Vĩnh Kiên và các trường có nhiều học sinh nông thôn và dân
tộc.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả sáng kiến; theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã áp dụng sáng kiến.
Sau khi triển khai và thực hiện chuyên để trên lớp chủ nhiệm. Bản thân tôi
là giáo viên tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi thấy rất mừng bời sự
tiến bộ của các em thể hiện rõ thông qua từng tiết học. Đó cũng chính là phần
thưởng quý giá nhất giành cho cá nhân tôi.
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn đọc cho học sinh học yếu lớp 3” đã góp
phần
vào việc dạy học của cá nhân tôi và của tập thể tổ chuyên môn chúng tôi thêm
một sáng kiên cho công tác giảng dạy tại nhà trường tiểu học Vĩnh kiên có hiệu
quả hơn
Chất lượng học tập của lớp được ban giam hiệu nhà trường đánh giá cao.
Kết quả cụ thể được ban chuyên môn đánh giá vào giữa học kì II ngày 9 tháng 3
năm 2012. Cuối tuần 27 của năm học 2011 -2012 được so sánh với kết quả đánh
giá chất lượng đầu năm được thực hiện vào tuần 3 như sau:
TSHS

Tuần
khảo
sát
chất
lượng
Chất lượng được so sánh
Dưới 5
Tỉ lệ
%
5 - 6
Tỉ lệ
%
7 - 8
Tỉ lệ
%
9 - 10
Tỉ lệ
%
35
Tuần
3
7 20 15 42.75 11 31.42 2 5.7
35
Tuần
27
0 0 15 42,75 15 42.75 5 14,25
6. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
- Sáng kiến đã được các đồng chí trong khối lớp 3 trong trường tham khảo
và áp dụng những giải pháp phù hợp với lớp mình trong năm học 2011- 2012:
1) Đồng chí Trần Thị Thúy

2) Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Minh
3) Đồng chí Phạm Thị Hương Thơm
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không
đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
Vĩnh Kiên, ngày 1 tháng 12 năm 2012
Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

×