Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc theo hướng tích cực cho học sinh khối lớp 4 trường tiểu học quang trung năm học 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.56 KB, 59 trang )

GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Lời Cảm Ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Hiệp đã tận tình
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện Bài báo cáo thu hoạch này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Tâm lý giáo dục đã cho
em những ý kiến quý báu, giúp em hoàn thành Báo cáo thu hoạch này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Tiểu học Quang Trung,
q thầy cơ đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian
nghiên cứu đề tài để chúng em hoàn thành đề tài đúng thời gian qui định.
Xin cảm ơn các thầy cô và các em học sinh Trường Tiểu học Quang Trung
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện bài Báo cáo thu hoạch
này.
Vì bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu giáo dục nên bài Báo cáo
thu hoạch cịn nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong sự đóng góp của q thầy
cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Phú Yên , ngày 10 tháng 3 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Loan

MỤC LỤC

Trang 1


GVHD: Trần Văn Hiệp


SVTH: Trương Thị Loan

A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài:............................................................................................3
1.1 Cơ sở lí luận : ..............................................................................................3
1.2 Cơ sở thực tiễn : ...........................................................................................6
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ...............................................................8
2.1-Mục đích:.....................................................................................................8
2.2-Nhiệm vụ:.....................................................................................................8
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...............................................................8
3.1 Đối tượng : ..................................................................................................8
3.2 Khách thể :....................................................................................................8
4.Phương pháp nghiên cứu:................................................................................9
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................9
1.1. Phương pháp dạy học là gì ? .......................................................................9
1.2. Vài nét về lịch sử của phương pháp dạy học :.............................................9
1.3.Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới :...........................................................10
1.4 .Những định hướng chính trong đổi mới :..................................................11
1.5.Những đặc trưng của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh :.................................................................................................................12
CHƯƠNG 2 .THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUANG TRUNG...............................................................................................13
2.1.Vài nét về trường và khách thể nghiên cứu :..............................................13
2.2 : Nguyên nhân thực trạng trên ...................................................................23
2.2.1.Nguyên nhân của ưu điểm: .....................................................................23
Nhà trường thường xuyên tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên và học sinh
hiểu mục đích ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học . Nhìn chung
các lực lượng trong và ngồi nhà trường đều đồng tình hưởng ứng việc đổi

mới nội dung chương trình thay sách nói chung và phương pháp dạy học nói
riêng. Đa số cán bộ giáo viên ln có tinh thần tự học, tự rèn, tham gia tập
huấn các lớp chuyên môn nghiệp vụ,giúp cho chất lượng đội ngũ nhà giáo
được nâng lên công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn
được đổi mới, đảm bảo kiến thức chuẩn , sát trình độ của học sinh mình. Bên
cạnh đó, nhà trường ln tổ chức phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt” , kết
hợp với phong trào thăm lớp dự giờ, phong trào thao hội giảng, tạo điều kiện
cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ngày càng tốt hơn, đồng
thời tăng cường kiểm tra nhất là việc soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học, kết
quả kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên . Các tổ chức như Cơng đồn,

Trang 2


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Chi đoàn giáo viên và Liên đội luôn phối hợp với chuyên môn trong việc phát
động phong trào thi đua dạy tốt - học tốt .........................................................23
2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại ..........................................................23
2.3. Một số đề xuất, biện pháp dạy môn tập đọc :............................................25
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TẬP ĐỌC.................................................................................................27
3.1 .Đọc mẫu ( của giáo viên ) .........................................................................27
3.2 .Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài
..........................................................................................................................28
3.3 Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng :............................................................35
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................52
Kết luận :..........................................................................................................52

Kiến nghị :........................................................................................................53

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lí luận :
Từ nay đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành nước cơng
nghiệp, hội nhập với phát triển thế giới.
Điều đó địi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một lớp người lao động mới tự
chủ, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi mới về nền kinh tế, xã
hội của đất nước, phát triển hài hòa với đời sống ngày càng đa dạng, phức tạp
hơn nữa. Để trở thành một nước cơng nghiệp hố, hiện đại hố và những thách
thức mới của Hội nhập quốc tế. Đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới quá
trình giáo dục và đào tạo của mình để tạo ra những lớp người lao động mới có đủ
điều kiện phục vụ đất nước. Việc đổi mới về chương trình dạy học bao gồm đổi
mới về nội dung và phương pháp dạy học.

Trang 3


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Để thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực để
phát triển kinh tế, xã hội, là động lực để phát triển kinh tế xã hội và để đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bộ GD & ĐT đã và đang tiến hành triển khai
đổi mới toàn diện và đồng bộ các cấp học, bậc học nói chung và cấp tiểu học nói
riêng. Vì vậy việc soạn thảo chương trình mới cho các cấp là vơ cùng cần thiết
và cấp bách.
Chương trình dạy học mới - Chương trình Tiểu học 2000 nhằm kế thừa

và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ –
chương trình 165 tuần. Ngồi đổi mới về nội dung dạy học, chương trình tiểu
học 2000 cịn đổi mới về phương pháp dạy học và tăng cường tới lực lượng
học tập nhằm khuyến khích các trường, lớp dạy học 2 buổi/ ngày. ..
Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên giúp học sinh bước
đầu hình thành nhân cách, kiến thức, kỹ năng cơ bản làm tiền đề cho các bậc học
sau. Ngoài những nhiệm vụ chính trên, ngồi ra nhiệm vụ của bậc tiểu học hiện
nay phát huy tối đa những mặt mạnh của mỗi cá nhân học sinh, để đạt được
những điều trên đòi hỏi mỗi em học sinh phải học tập và hình thành dần dần
những đó trên cơ sở nhiều môn học khác nhau như môn Khoa học, Lịch sử - Địa
lý, Âm nhạc, Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Kỹ thuật. . .Mỗi mơn học có một vai
trị, nhiệm vụ riêng giúp các em hình thành các kỹ năng đó. Chiếm một trong
những vai trò quan trọng phải kể đến mơn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh hình
thành và phát triển bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Muốn đạt được điều đó các
em phải biết đọc thành thạo có nghĩa là: đọc đúng từ, cụm từ, câu, đoạn, bài của
văn bản hay thơ. Đây là điều kiện nền tảng để các em học tập các môn học khác
và để làm tốt được tất cả những điều trên thì phân mơn Tập đọc ở Tiểu học đảm
nhiệm vai trị này.

Trang 4


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Cấp tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học.
Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra
hứng thú và động cơ học tập, Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học
và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người

trong thời đại văn minh.Vì vậy, dạy tập đọc là rất cần thiết đối với học sinh tiểu
học. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật
trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học nói đến. Tập đọc giúp
em phát triển các kĩ năng “ nghe- nói- đọc- viết ”. Nhất là việc rèn luyện kỹ năng
đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp,
dạy cho các em biết suy nghĩ logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Tập đọc là
một phân mơn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng
lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu
về chất lượng của đọc:đọc đúng, đọc nhanh(đọc lưu lốt,trơi chảy), đọc có ý
thức(thơng hiểu được nội dung những điều mình đọc) và đọc diển cảm .
- Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và
đọc thầm . Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện
một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác.
Ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội
dung văn bản.Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì khơng thể đọc
nhanh và đọc diễn cảm được. Nhiều khi khó mà nói rạch rịi kỹ năng nào làm cơ
sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà
đọc được đúng . Vì vậy trong dạy đọc khơng thể xem nhẹ yếu tố nào.
- Nhiệm vụ thứ hai là giáo dục lịng ham đọc sách, hình thành phương pháp và
thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Nói cách khác
thơng qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng
đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là

Trang 5


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan


một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy
đủ và phát triển.
- Vì việc đọc khơng thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh
nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng say mê với sách, ham đọc sách, ham
tìm hiểu ở sách của học sinh.Tập đọc cịn có nhiệm vụ khơng kém phần quan
trọng là:
+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ,đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
* Tóm lại: Việc hình thành kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận: đọc
đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức(đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Chính vì vậy, việc
dạy kỹ năng đọc rất cần thiết vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển
1.2 Cơ sở thực tiễn :
Trên cơ sở kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm được rèn luyện ở các lớp 1, 2,
3 phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng đọc một cách đầy
đủ, toàn diện cho học sinh nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt trong chương trình
tiểu học do Bộ giáo dục quy định là : Đọc rành mạch, lưu lốt bài văn; Đọc có
biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; Hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc
Về kỹ năng đọc nói trên được thơng qua một hệ thống văn bản thuộc các
loại hình nghệ thuật báo chí, khoa học đã tuyển chọn và đưa vào sách giáo
khoa .Học sinh lớp 4 tiếp tục rèn luyện để có kỹ năng đọc trơn, đọc thầm với tốc
độ nhanh hơn, nâng cao thêm một bước về kỹ năng đọc diễn cảm thể hiện tình
cảm , thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách
nhân vật trong bài. Các em cịn nhận biết đề tài hoặc chủ đề đơn giản; nắm được
dàn ý của bài biết tóm tắt đoạn, bài; hiểu được ý nghĩa của bài; biết phát hiện và

Trang 6



GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

bước đầu biết nhận định về giá trị của một số nhân vật, hình ảnh trong các bài
tập đọc.Làm quen với thao tác đọc lướt.
Đọc hay còn giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con
người để góp phần hình thành con người mới. Chính vì vậy, trường tiểu học có
nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh qua mơn Tập đọc. Trong khi đó
phương pháp dạy tập đọc trong sách giáo khoa cũ vẫn nặng về thuyết trình, giảng
giải, chú trọng hoạt động của giáo viên, chưa đề cao vai trị chủ động tích cực
của học sinh .Trong giờ tập đọc, chỉ một số ít học sinh được luyện đọc và phát
biểu ý kiến về nội dung bài đọc .Quy trình dạy đọc chưa hợp lý: Nhiều giáo viên
sa đà vào nhiệm vụ dạy học sinh đọc diễn cảm trước khi các em hiểu bài ( thậm
chí dạy ngay từ lớp1, 2). Khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy bị coi nhẹ : Học sinh
chỉ luyện đọc qua loa trước khi tìm hiểu nội dung bài. Khi hướng dẫn học sinh
tìm hiểu bài, giáo viên cũng nặng về giảng từ ngữ, giảng bài, chưa chú ý tổ chức
cho học sinh hoạt động để rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản …
Năm học : 2012-2013, đa số các em khơng mấy thích đọc bài, các em đọc còn
chậm so với tốc độ quy định. Đọc còn sai từ, phát âm không chuẩn xác, chưa
cảm thụ hết tinh thần một bài văn, bài thơ nên dẫn đến chưa biết cách đọc phù
hợp với từng loại văn bản khác nhau.
Lên lớp 4, yêu cầu đọc tốc độ cao hơn lớp 3.Ngồi ra, các em cịn phải biết
đọc một màn kịch, một vở kịch ngắn có giọng phù hợp nội dung và tình huống
kịch, biết đánh giá nhân vật, biết rút ra ý nghĩa văn bản…nên cần có phương
pháp dạy học giúp các em đạt kỹ năng đọc cao.
Phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh. Giúp các em say mê đọc và nâng cao hiệu quả đọc
trong giờ tập đọc.
Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp học, của trường tiểu học, đa số học

sinh kỹ năng đọc cịn chưa tốt. Với những lí do trên nên chúng tôi mạnh dạn

Trang 7


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

chọn đề tài : “Đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc theo hướng
tích cực cho học sinh khối lớp 4 Trường tiểu học Quang Trung năm học
2012-2013 ” để nghiên cứu.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1-Mục đích:
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học và đổi mới phương pháp dạy học phân
môn Tập đọc ở khối lớp 4 Trường Tiểu học Quang Trung. Trên cơ sở đó nâng
cao kĩ năng đọc trong phân mơn Tập đọc theo hướng tích cực cho học sinh khối
4 Trường Tiểu học Quang Trung, thành phố Tuy Hòa năm học 2012-2013.
2.2-Nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở lí luận về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp
dạy học ở tiểu học
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học và đổi mới phương pháp dạy học phân
môn Tập đọc ở khối lớp 4 Trường Tiểu học Quang Trung.
- Xây dựng một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phân mơn Tập
đọc theo hướng tích cực cho học sinh khối 4 Trường Tiểu học Quang Trung
,thành phố Tuy Hòa năm học 2012-2013.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng :
Đổi mới phương pháp dạy học phân mơn tập đọc theo hướng tích cực cho học
sinh khối 4 Trường Tiểu học Quang Trung, thành phố Tuy Hòa năm học 20122013.

3.2 Khách thể :
- Khách thể : Nghiên cứu trên 5 giáo viên trường tiểu học Quang Trung và 50
học sinh khối lớp 4

Trang 8


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

- Phạm vi : Học sinh khối lớp 4 trường tiểu học Quang Trung - Thành phố
Tuy Hòa, năm học 2012-2013 .
4.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên
cứu .
- Phương pháp điều tra: tìm hiểu ở giáo viên, học sinh khối 4.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên và học sinh
- Cùng với sự phối hợp các phương pháp khác như thống kê, so sánh…

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Phương pháp dạy học là gì ?
Phương pháp dạy học là phương pháp chung được xây dựng và vận
dụng vào quá trình cụ thể là quá trình dạy học. Phương pháp dạy học là tổ
hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy
học, được tiến hành dưới vai trị chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ dạy học.

1.2. Vài nét về lịch sử của phương pháp dạy học :
- Trong lịch sử đã tồn tại các phương pháp dạy học sau :
+ Phương pháp giáo điều ( trong xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp ):

Trang 9


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Thầy là trung tâm, chi phối tuyệt đối, thông báo cho người học những điều
cần học( như kinh Thánh, Tam Tự Kinh …) người học cơng nhận, học thuộc
lịng và đọc lại cho thầy nghe. Thầy là quyền lực- tri thức .
+ Các phương pháp dạy học cổ truyền:
Thầy vẫn là trung tâm truyền đạt lại cho người học những kết luận khoa học
sẵn có. Thầy giảng – Trị ghi, thầy nói – trị nhắc lại, thầy độc thoại –trò im
lặng .
Hoạt động của thầy nặng về thuyết giảng ,áp đặt, nhẹ về hoạt động tích cực,
chủ động của trị. Dù có cải tiến như : Tăng cường phát vấn, sử dụng nhiều
dụng cụ trực quan và phương tiện dạy học nhưng người học vẫn thụ động tiếp
thu một học vấn có sẵn. Các phương pháp cổ truyền chủ yếu rèn trí nhớ mà
khơng rèn luyện trí thơng minh.
1.3.Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới :
1.3.1 .Cơ sở lí luận :
Đọc là hoạt động trí tuệ mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết
dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác..
Kỹ năng đọc là kỹ năng phức tạp, địi hỏi một q trình luyện tập lâu dài.
Thời gian gần đây, người ta chú trọng hơn đến những mối quan hệ qui định lẫn
nhau của việc hình thành kỹ năng đọc. Đồng thời cũng hướng đến việc hoàn

thiện kỹ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc. Cịn học sinh tiểu học
khơng phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình đọc. Hầu như toàn
bộ sức chú ý điều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm
nghĩa khi chưa có đủ thì giờ và sức lực mà nhận biết.
Mặt khác, do vốn từ cịn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế
nên việc hiểu và nhớ nội dung cịn khó khăn.
Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh tiểu
học.

Trang 10


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

1.3.2.Cơ sở thực tiễn:
Mấy năm gần đây, tình trạng học sinh tiểu học học tập đọc một cách rập
khuôn, đọc thuộc bài, hoặc đọc rất nhanh nhưng phát âm không đúng, chưa biết
ngắt câu, nhấn giọng. Điều đó dẫn đến tình trạng viết sai, hiểu sai, người nghe
khơng hiểu nội dung bài đọc. Cịn giáo viên chưa mấy chú tâm đến cách đọc của
học sinh, dẫn đến chưa phát hiện những chỗ sai cho học sinh, chẳng quan tâm
đến học sinh hiểu bài đến mức độ nào và cho rằng các em đọc được là hồn
thành tiết dạy. Chính điều đó, cần phải có biện pháp giúp học sinh đọc đúng, dẫn
đến đọc hay, đọc diễn cảm và hiểu nội dung văn bản.
1.4 .Những định hướng chính trong đổi mới :
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội trí thức .
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn
và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại )

sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều
kiện thực tiễn của cơ sở .
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học của
học sinh .
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với
hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân .
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành .
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng kỹ thuật hiện đại vào
dạy học .
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra
và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập
kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.

Trang 11


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

1.5.Những đặc trưng của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh :
- Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú .
- Tổ chức các hoạt động phát triẻn khả năng tự học của học sinh .
- Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu
hỏi hướng dẫn học sinh tìm ra được kết quả .
- Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm .
- Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được ở học sinh .
*Kết luận chương 1:

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề bức xúc không chỉ với những
người trực tiếp giảng dạy và học tập mà cịn đối với tồn xã hội nhằm nâng
cao chất lượng dạy học và giáo dục, đáp ứng với những yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay việc đổi mới
phương pháp dạy học ở các bậc học đã và đang được đổi mới một cách sâu
sắc và mạnh mẽ mà cụ thể là nhiều hội thảo, chuyên đề và nhiều định hướng
đổi mới đã được triển khai. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của xã hội. Có một số nguyên nhân khơng thể khơng tính
đến là :
Vấn đề phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học chưa
quán triệt được quan điểm hệ thống - cấu trúc như thiếu đồng bộ, thiếu hệ
thống.
Đổi mới phải tiến hành thống nhất và đồng bộ với việc đổi mới các
thành tố của quá trình dạy học

Trang 12


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

CHƯƠNG 2 .THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC VÀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG
2.1.Vài nét về trường và khách thể nghiên cứu :
2.1.1 Tình hình địa phương :
- Ở nội thành Tuy Hịa :
+ Phía Bắc: giáp phường 1
+ Phía Nam: giáp xã Hịa An – Đơng Hịa

+ Phía Tây: giáp Phường Phú Lâm
+ Phía Đơng: giáp biển
* Tình hình chung Xã Bình Ngọc

Trang 13


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo xã Bình Ngọc đã đạt một số
thành tựu :
- Thu nhập bình quân đầu người 16,2 tr/người
- Tỉ lệ hộ nghèo dưới 5%
- Tình hình nhà tạm theo chỉ tiêu giai đoạn 2000-2015 đã xóa được 3 nhà
- Kinh tế chính: Thương mại- dịch vụ, nông nghiệp chiếm 31%
- Tổ chức tuyên truyền tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà
nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cơng tác chăm sóc các đối tượng
chính sách được quan tâm. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chất
lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng
cao
- Chăm sóc gia đình chính sách, bà mẹ và trẻ em đều được nâng cao. Phụ huynh
có sự quan tâm đến : đưa đón tham gia với trường trong việc giáo dục con em
- Công tác giáo dục của 3 trường học luôn được chú trọng, đầu tư xây dựng,
nâng cấp sủa chữa một số phòng học đưa vào sử dụng năm học mới, tiếp tục
củng cố giữ vững phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
- Triển khai tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương 2012, giao quân đạt
chỉ tiêu 100%
- Xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật

tự an tồn xã hội
* Về văn hóa – xã hội:
- Có 1 đình thờ vị tiền hiền Lê Văn Xuyến.
- Có 1 đài truyền thanh địa phương
- Có trạm y tế đạt chuẩn năm 2011: khám chữa bệnh cho nhân dân
- Xã gồm có 3 thơn:
+ Ngọc Phước 1: gồm xóm 1 và xóm 2 với trên 350 hộ.
+ Ngọc Phước 2: gồm xóm 3 với trên 200 hộ

Trang 14


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

+ Ngọc Lãng: gồm 5 xóm (xóm 4, 5, 6, 7, 8) với trên 700 hộ; có trường Mầm
non gần 126 cháu, trường Tiểu học Quang Trung với 304 HS, trường Trung học
cơ sở Võ Văn Kiệt với 244 HS.
- Là vùng trũng thấp ảnh hưởng lũ lụt. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà có phù
sa bồi đắp
2.1.2.Tình hình nhà trường:
Trường tiểu học Quang Trung được thành lập kể từ năm học 1997-1998
theo Quyết Định số : 2340/GD-ĐT ra ngày 20/8/1997 của Giám đốc Sở Giáo dục
- Đào tạo Phú Yên cho đến nay là năm học thứ 16, kể từ khi thành lập trường.
-Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng Giáo Dục-Đào Tạo; cấp ủy Đảng;chính
quyền địa phương; Hội phụ huynh học sinh giúp đỡ trong công tác giáo dục của
nhà trường
- Đội ngũ giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng, nhiều kinh nghiệm

trong giảng dạy, nhiệt tình trong cơng tác.
- Cơ sở vật chất khang trang, thống mát, riêng biệt thuận lợi trong công tác
dạy học.
- Tập thể sư phạm đồn kết, học sinh ngoan ngỗn, lễ phép
-Khó khăn :
Tuy nhiên nhà trường cịn một số khó khăn như :
-Khu vực của trường nằm trên địa bàn rất thấp nên ảnh hưởng rất lớn về lũ
lụt.
-Mặt bằng sân sau còn thấp .
-Các phòng chức năng khu văn phòng đã xuống cấp.
-Khu thể dục thể thao của học sinh chưa hoàn chỉnh. (Cần phải nâng cấp.)
a)Số lớp, số học sinh : Tổng số lớp: 10 lớp. Trong đó:
- Lớp 1: 2 lớp

Trang 15


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

- Lớp 2: 2 lớp
- Lớp 3: 2 lớp
- Lớp 4: 2 lớp
- Học sinh:
Khối Sĩ số đầu năm
Số HS
Nữ
1
65

31
2
73
33
3
46
22
4
52
24
5
71
40
T.C
307
150

Sĩ số cuối HK1
Số HS
Nữ
65
31
72
33
46
22
52
24
71
40

306
150

So với đầu năm Ghi chú
Tăng
Giảm
1

1

- Trong đó: Chuyển đi: 01 HS
- Sĩ số so với đầu năm: giảm 1 HS (chuyển đi)
b) Công tác huy động tuyển sinh:
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 77 em. Tỉ lệ: 100%
- Hiệu quả đào tạo: 58/58 . Tỉ lệ: 100%
- Lớp học 2 buổi/ ngày. Tổng số: 3 lớp. Gồm: 93 em( Từ lớp 1-3)
- Lớp học môn Tiếng Anh: Tổng số: 6 lớp. Gồm: 168 em (Từ lớp 3,4,5)
- Lớp học môn Tin học: Tổng số: : 6 lớp. Gồm: 168 em (Từ lớp 3,4,5)
c)Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ :
-Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên của đơn vị cuối học kỳ I : 22
người .
(Chia ra : Quản lý : 2 người ; 18 giáo viên; nhân viên 2 người.)
Trong đó :Hợp đồng 02 người ;Biên chế : 20 người.
-Số giáo viên đứng lớp : 14 người/10 lớp .Tỉ lệ : 1,4 (Không kể 01 giáo
viên Anh văn )
-Chất lượng đội ngũ giáo viên :

Trang 16



GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Trình độ sư phạm của giáo viên hiện nay như sau :
-Tổng số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn : 20/20 người .Tỉ lệ :100%
Trong đó : Trên chuẩn :15/20.

Tỉ lệ : 75,0%.

Đạt chuẩn : 5/20. Tỉ lệ : 25,0%
-Trình độ A tin học :15/20

Tỉ lệ : 75,0%

-Trình độ B tin học :05/20

Tỉ lệ : 25,0%

-Trình độ A Anh văn :13/20 Tỉ lệ : 65,0%
-Trình độ B Anh văn : 04/20 Tỉ lệ : 20,0%
-Số giáo viên có chứng chỉ thiết kế giáo án điện tử : 18/20 người.
Tiếp tục khuyến khích giáo viên theo học các lớp để nâng cao trình độ
nghiệp vụ tay nghề ,nâng cao trình độ nghiệp vụ sư pham trên chuẩn .
d)Công tác xây dựng và phát triển Đảng :
-Đơn vị có chi bộ sinh hoạt riêng .Tổng số Đảng viên của đơn vị là 10/22
giáo viên .Chiếm tỉ lệ : 45,5 %.
2.1.3.Vài nét về học sinh :
Đa số các em khơng mấy thích đọc bài, các em đọc còn chậm so với tốc độ
quy định. Đọc còn sai từ, phát âm không chuẩn xác, chưa cảm thụ hết tinh thần

một bài văn, bài thơ nên dẫn đến chưa biết cách đọc phù hợp với từng loại văn
bản khác nhau.
Lên lớp 4, yêu cầu đọc tốc độ cao hơn lớp 3. Ngồi ra, các em cịn phải biết
đọc một màn kịch, một vở kịch ngắn có giọng phù hợp nội dung và tình huống
kịch, biết đánh giá nhân vật, biết rút ra ý nghĩa văn bản…nên cần có phương
pháp dạy học giúp các em đạt kỹ năng đọc cao.
2.1.4 .Thực trạng việc dạy và đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc :
Khối lớp 4 của trường nghiên cứu 50 học sinh .
Trong đó có :
+ 25 học sinh đọc tốt tỏ ra thích đọc.

Trang 17


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

+ 14 học sinh đọc trơi chảy nhưng ít xung phong đọc bài.
+ 11 học sinh đọc kém, rất sợ giáo viên gọi đọc bài . Bài đọc thường sai phụ âm
đầu, âm chính, âm cuối.
- Phụ âm đầu thường đọc sai: cá dô, mạnh phẻ, màu dàng, lực lỡ, tong tẻo, cổng
tường, xặc xỡ, rừng xâu, dẫm trên lá,…mà phải đọc đúng là: cá rô, mạnh khỏe,
màu vàng, rực rỡ, trong trẻo, cổng trường, sặc sỡ, rừng sâu, giẫm trên lá,…
- Thường sai âm chính như: mua riệu, chấm múi, con hiêu, âm miêu,con
thuyền…cần phải đọc: mua rượu, con hươu, âm mưu, con thiền …
- Âm cuối thường sai như: tung té, hoa hệ, đâu tay, triền thiết…phải đọc đúng là:
tung tóe, hoa huệ, đau tay, truyền thuyết,…
- Bên cạnh đó có một số học sinh đọc chưa đúng các thanh nhất là thanh hỏi và
thanh ngã. Chẳng hạn như: hoang dả, nỗi tiếng, nhửng, mủi thuyền, mải mải,

mạnh mẻ,… cần đọc đúng là: hoang dã, nổi tiếng, những, mũi thuyền, mãi mãi,
mạnh mẽ,…
- Còn một số học sinh đọc chưa chú ý dấu câu, đọc ngắt hơi, nghỉ hơi chưa đúng
nhịp thơ. Ví dụ như bài: “bài ca về trái đất”
“Trái đất này là/ của chúng mình
Quả bóng xanh bay/ giữa trời xanh…”
+ Cần đọc ngắt hơi, nghỉ hơi, đúng nhịp là:
“Trái đất này/ là của chúng mình
Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh”
Hay là “Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm/ trong chăn nghe/cánh chim đập cửa”
(Tiếng vọng)
Mà phải ngắt như”… Đêm ấy /tôi nằm trong chăn/ nghe cánh chim đập cửa”
+ Và cũng nhấn giọng đúng chỗ như:

Trang 18


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

“Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Khơng cịn nghe tiếng cánh chim về
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt
Nó chết trước cửa nhà tơi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi

Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời”
Đoạn thơ trên cần đọc với giọng nhẹ nhàng, traàm buồn bộc lộ cảm xúc day
dứt, xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ và
nhấn giọng ở những từ: “chết rồi, ấm áp, giữ chặt, lạnh ngắt, mãi mãi”
- Có 4 học sinh đọc đúng ngũ điệu câu như lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng
ở cuối câu kể:
- Lan làm bài tập chưa? (lên giọng)
- Mình vừa làm bài xong. (hạ giọng)
- Có 25 học sinh biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp như: Hải nói: (cao
giọng)
- Hôm nay tổ 3 trực nhật .Và đọc:
- Hôm nay, tổ 3 trực nhật. Hải nói (hạ giọng)
- Có 25 học sinh đọc chưa nhanh, đối với những học sinh này, giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh
đọc theo tốc độ đã định. Ngồi ra, cịn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp; đọc
thầm trước thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn.
- Khối có 35 học sinh đọc diễn cảm chưa tốt các em chưa đúng giọng vui,
buồn, giận dữ, trang nghiêm; đọc chưa phù hợp các kiểu câu thể loại; chưa
biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả…

Trang 19


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được chổ ngắt giọng, kỹ thuật ngắt
giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ đọc(độ nhanh, chậm, chổ ngâm hay là

việc dãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ đọc(đọc to hay nhỏ, nhấn giọng
hay không)và làm chủ ngữ điệu(độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ
giọng).
Trước thực trạng như thế, tôi bắt đầu tìm hiểu ngun nhân, và cuối cùng
tơi được biết:
- Giáo viên gắn bó với phương pháp cũ lâu dài nên việc thay đổi nội dung,
phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thông suốt.
- Trước đây, giờ tập đọc phần rèn đọc chỉ cần một số học sinh trong lớp được
đọc là đạt yêu cầu cho nên còn nhiều học sinh chưa được đọc.
- Học sinh chưa thích thú học phân môn tập đọc với lý do là:
+ Các em khơng có cơ hội đọc trước lớp để thể hiện khả năng của mình trước
thầy cơ, bạn bè.
+ Học sinh còn nhút nhát , chưa mạnh dạn giơ tay, sợ đọc sai, đọc không tốt
sẽ bị giáo viên khiển trách…
Với nhiều nguyên nhân như thế nên tôi tự nghiên cứu và nhận thấy rằng:
phân mơn tập đọc cần xốy sâu vào yêu cầu luyện đọc(đọc từ khó, đọc câu khó,
đọc từng đoạn, đọc theo nhóm, đọc phân vai…)và như thế cả lớp đều được đọc
bài.
Khi đọc bài, trước tập thể lớp, bạn nào đọc tốt thì được cả lớp tuyên dương,
giáo viên khen ngợi.
Việc giáo viên thay đổi quan điểm nhìn nhận, cách đánh giá kết quả học tập,
đổi mới phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy tập đọc.
Bên cạnh những khó khăn trên, hiện nay tơi cũng có nhiều thuận lợi như:
- Giáo viên và học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa.

Trang 20


GVHD: Trần Văn Hiệp


SVTH: Trương Thị Loan

- Sách giáo khoa hỗ trợ rất nhiều cho việc nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
giảng dạy của giáo viên. Sách giáo khoa có nôi dung phong phú, đa dạng giúp
học sinh phát triển trí tưởng tượng, tư duy. Mặt khác, sách có nhiều mảng
kiến thức gần gũi với thực tế cuộc sống hằng ngày nên học sinh thấy thích
thú. Song song với kênh chữ, kênh hình cũng khơng kém phần quan trọng,
tranh vẽ màu sắc đẹp, tươi sáng , rất vui mắt.
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy
học bộ môn tập đọc được thể hiện qua bảng sau:
* Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương
pháp dạy học bộ môn tập đọc .
STT
MỨC ĐỘ
SỐ LƯỢNG
%
GHI CHÚ
1
Rất quan trọng
5
100%
2
Quan trọng
0
3
Bình thường
0
4
Khơng quan trọng
0

*Qua bảng trên cho ta thấy việc đổi mới phương pháp dạy học phân mơn tập đọc
theo hướng tích cực đối với giáo viên là rất quan trọng .
* Bảng 2.2 : -Nhận thức về tác dụng môn tập đọc đối với học sinh .
STT
1

TÁC DỤNG
Nắm được nội dung

SỐ LƯỢNG
48

%
96%

THỨ BẬC
1

2

bài học
Biết đọc ngắt nghỉ hơi

37

74%

3

3


hợp lí sau các dấu câu
u thích mơn tiếng

42

84%

2

Việt .
* Qua bảng trên cho ta thấy việc biết đọc ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu
của học sinh cịn thấp.Vì vậy chúng ta cần phải đổi mới phương pháp rèn kỹ
năng đọc cho học sinh. Có như vậy học sinh mới u thích mơn tiếng Việt và
đọc được tốt hơn .
*Bảng 2.3. Các phương pháp dạy phân môn tập đọc .

Trang 21


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Mức độ sử dụng
Thường
Đôi khi
Hồn tồn
1
2

3

Thực hành giao tiếp
Trực quan
Cá thể hóa sản phẩm

5
5
5

xun
5
5
3

4
5

của học sinh
Phân tích mẫu
Thảo luận nhóm

5
5

khơng

5
3


2

2

*Thực trạng đổi mới

Coi trọng việc tổ chức các hoạt động học tập của

MỨC ĐỘ
Cao T.Bình Thấp
X

học sinh .
Tạo điều kiện để học sinh tìm tòi và tự tiếp nhận

X

tri thức .
Tạo điều kiện để học sinh được hình thành các kỹ

X

năng tư duy
Tạo điều kiện để học sinh được rèn các kỹ năng

X

sống .
Phát huy được quan hệ hợp tác của học sinh với


X

các bạn .
Tạo điều kiện để học sinh được đánh giá .

X

* Kết quả chuyển biến:
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên, tôi đã gặt hái kết quả rất khả
quan. Hầu hết các em đều u thích mơn học, đọc bài lưu lốt,chính xác. Các em
đọc tự nhiên thoải mái, đơi lúc rất dí dỏm khi vào vai nhân vật. Chính sự khéo
léo của giáo viên làm cho lớp học sơi nổi, khơng khí học vui tươi, nhẹ nhàng.
Học sinh tiếp thu bài học một cách tự nhiên không gượng ép nặng nề như trước.

Trang 22


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

Kết quả cụ thể như sau:
+Khối lớp 4 trong 50 học sinhcó 40 học sinh đọc tốt, rất thích giáo viên
gọi lên đọc bài và thích giờ tập đọc. Cả lớp đều mạnh dạng giơ tay phát biểu.
+ Có 2 học sinh đọc chưa đúng ngữ điệu.
+ Có 3 học sinh đọc cịn chậm.
+ Có 1 học sinh đọc chưa đúng tiếng(do bị ngọng bẩm sinh).
2.2 : Nguyên nhân thực trạng trên .
2.2.1.Nguyên nhân của ưu điểm:
Nhà trường thường xuyên tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên và học sinh

hiểu mục đích ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học . Nhìn chung các
lực lượng trong và ngoài nhà trường đều đồng tình hưởng ứng việc đổi mới nội
dung chương trình thay sách nói chung và phương pháp dạy học nói riêng. Đa
số cán bộ giáo viên ln có tinh thần tự học, tự rèn, tham gia tập huấn các lớp
chuyên môn nghiệp vụ,giúp cho chất lượng đội ngũ nhà giáo được nâng lên công
tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn được đổi mới, đảm bảo
kiến thức chuẩn , sát trình độ của học sinh mình. Bên cạnh đó, nhà trường ln
tổ chức phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt” , kết hợp với phong trào thăm lớp
dự giờ, phong trào thao hội giảng, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học ngày càng tốt hơn, đồng thời tăng cường kiểm tra nhất là
việc soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học, kết quả kiểm tra đánh giá học sinh
của giáo viên . Các tổ chức như Cơng đồn, Chi đồn giáo viên và Liên đội ln
phối hợp với chuyên môn trong việc phát động phong trào thi đua dạy tốt - học
tốt
2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
Giáo viên chưa được trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học nên còn lúng túng, đa số giáo viên mới hiểu vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học ở hình thức bên ngồi (ví như đổi mới chỉ là tăng cường thảo

Trang 23


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

luận nhóm hoặc phải sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử, ... trong các giờ học) mà
chưa chú ý được đến bình diện bên trong của phương pháp dạy học (hiệu quả và sự
phù hợp của các phương pháp đối với nội dung và đặc thù môn học).
Đời sống của nhiều giáo viên cịn khó khăn, trong khi số tiết dạy trong tuần

của giáo viên cao, nên giáo viên ít có thời gian đầu tư thoả đáng cho việc đổi mới
phương pháp dạy học .
Động cơ thái độ học tập của nhiều học sinh chưa thật tốt. Học sinh vẫn
quen với lối học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động
vào các nội dung học tập
Các cơ quan nghiên cứu chưa đầu tư nhiều vào việc bồi dưỡng giáo viên và cán
bộ quản lí về đổi mới phương pháp dạy học (chưa có những cơng trình nghiên cứu
vừa đảm bảo cơ sở lí luận, vừa giải quyết được việc chỉ dẫn cho giáo viên dạy học
theo hướng tích cực,...)
Việc kiểm tra thi cử mặc dầu có những đổi mới nhưng vẫn mang tính hình
thức, chưa khuyến khích được cách học thơng minh, sáng tạo của học sinh.
*Tóm lại: Nhìn chung việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của
nhà trường trong thời gian qua, đang có chiều hướng phát triển, đa số giáo viên
đều vận dụng được phương pháp dạy học tích cực, học sinh có phương pháp học
phù hợp, chất lượng học của học sinh có tiến bộ, quan hệ trong nhà trường ngày
càng thân thiện hơn
Giáo viên là người thực hiện các phương pháp dạy học khi tiến hành các
hoạt động dạy học trên lớp, đồng thời cũng là lực lượng quyết định quá trình đổi
mới phương pháp dạy học, bởi vậy cần đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng giáo
viên ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quả nhất là thơng qua các hoạt động
học tập, thảo luận, rèn luyện ở tổ theo hướng đổi mới, nhất là hoạt động thao

Trang 24


GVHD: Trần Văn Hiệp

SVTH: Trương Thị Loan

giảng, dự giờ để thể hiện các kĩ năng sư phạm thường xuyên. Khi trình độ người

giáo viên được nâng cao hơn thì qua trình đổi mới phương pháp dạy học lại tiến
hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lượng hơn. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cán bộ quản lí, giáo viên và học
sinh gặp khơng nhỏ những trở ngại khó khăn vì thế việc đổi mới phương pháp
dạy học như chưa được mong muốn.
* Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ các nguyên nhân:
STT
Nguyên nhân
1
+ Học sinh đọc thường sai phụ âm

số lượng
15

%
30%

2

đầu ,âm chính ,âm cuối .
+ Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi chưa hợp

25

50%

3

lý .
+ Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh


10

20%

dạn giơ tay, sợ đọc sai, đọc không tốt
sẽ bị giáo viên khiển trách…
* Nhận xét : Như vậy qua bảng trên cho chúng ta thấy tỉ lệ học sinh đọc ngắt
nghỉ hơi chưa hợp lý còn khá cao chiếm 50% số học sinh của tổ .Vì vậy việc
đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc là rất cần thiết .
2.3. Một số đề xuất, biện pháp dạy môn tập đọc :
- Đọc mẫu (của giáo viên )
+ Đọc toàn bài
+ Đọc câu, đoạn
+ Đọc từ, cụm từ
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài
+ Tìm hiểu nghĩa cuả từ ngữ trong bài
+ Tìm hiểu nội dung bài

Trang 25


×