Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Tiết 114.LIỆT KÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.62 KB, 12 trang )


KiỂM TRA BÀI CŨ
Bài tập: Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành
phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết mỗi câu,
cụm C – V làm thành phần gì?
a/ Tấm bảng này mặt khá rộng.
b/ Trăng lên làm sáng cả núi đồi.
c/ Trời trở rét là dấu hiệu bắt đầu mùa đông.
d/ Tay chống cằm ông ấy ngồi suy nghĩ.

GiẢI BÀI TẬP
a/ Tấm bảng này // mặt / khá rộng.
(Cụm C – V làm VN)
b/ Trăng/ lên// làm sáng cả núi đồi.
(Cụm C – V làm CN)
c/ Trời / trở rét // là dấu hiệu bắt đầu mùa đông.
(Cụm C – V làm CN)
d/ Tay / chống cằm, ông ấy //ngồi suy nghĩ.
(Cụm C – V làm trạng ngữ)

TiẾT 114:


I. Thế nào là liệt kê?
1/ Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm)
dưới đây có gì giống nhau?
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường
phèn, để trong khai khảm, khói bay nghi ngút; tráp
đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những
trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc,
nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi


chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông
mà thích mắt. […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân
phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch,
nghiêm trang lắm […]
2/ Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng
những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

I. THẾ NÀO LÀ LiỆT KÊ?
- Về cấu tạo: các bộ phận in đậm có cấu tạo tương tự
nhau.
- Về ý nghĩa: cùng nói về những đồ vật
- Tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập
với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
Thế nào là
liệt kê?
Ghi nhớ SGK/105

II. CÁC KiỂU LiỆT KÊ
1/ Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì
khác nhau?
a/ Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập.
b/ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- XÉT VỀ CẤU TẠO:
a/ sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp
b/ Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp.


2/ Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê
dưới đây rồi rút ra kết luận: xét về ý nghĩa, các phép liệt kê
ấy có gì khác nhau
a/ Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau,
nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
b/ Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và
trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt
nam, của tập thể nhỏ gia đình, họ hàng, làng xóm và
của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
-XÉT VỀ Ý NGHĨA:
a/ Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê  Liệt kê
không tăng tiến.
b/ Không thể thay đổi các bộ phận liệt kê  Liệt kê tăng
tiến.

3/ Từ việc giải hai bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân
loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại.
CÁC KiỂU LiỆT KÊ
XÉT THEO CẤU TẠO
XÉT THEO Ý NGHĨA
Liệt kê không
Theo từng cặp
Liệt kê theo
Từng cặp
Liệt kê
tăng tiến
Liệt kê không
Tăng tiến
Ghi nhớ SGK/105


III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
-
Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung, …
-
Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Bài tập 2:
a/ Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn
chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng
bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm;
những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên
các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra
giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay
phe phẩy các quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội
tinh hình chữ thập.
b/ Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Bài tập 3: Đặt câu
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
-
Học ghi nhớ
-
Tìm một số đoạn văn, thơ có dùng phép liệt kê
-
Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính” (Sưu

tầm các văn bản hành chính: báo cáo, thông báo, giấy
đề nghị)

TiẾT 114:

I. THẾ NÀO LÀ LiỆT KÊ?
Ghi nhớ SGK
II. CÁC KiỂU LiỆT KÊ
Ghi nhớ SGK
III. LUYỆN TẬP

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×