MỤC LỤC
1. Phần 1: Hiện trạng 2
2. Phần 2: Giải pháp thay thế 3
3. Phần 3 : Vấn đề nghiên cứu 4
4. Phần 4 : Thiết kế 4
5. Phần 5 : Đo lường 4
6. Phần 6 : Phân tích dữ liệu 5
7. Phần 7 : Kết quả 6
1
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH
Ở HỌC SINH LỚP 6 THÔNG QUA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC
1. Hiện trạng:
Hiện nay môn Tiếng Anh không còn xa lạ với học sinh tiểu học
phần lớn các trường tiểu học đã đưa môn Tiếng Anh vào chương trình
để học sinh làm quen từ lớp 3. Đa số các em bước đầu rất hứng thú với
bộ môn mới mẻ này, các em như những đứa trẻ mới tập nói – thích nói.
Tuy nhiên khi bước sang 1 cấp học mới (cấp THCS ) do yếu tố khách
quan: nhiều môn, bài vở nhiều, nội dung viết ở lớp dài, giáo viên dạy
nhanh… mà HS có phần chán nãn, học hành sa sút. nhiều học sinh đạt
học sinh khá, giỏi ở Tiểu học nay lại rơi xuống bậc khá trung bình, đặc
biệt là ở bộ môn Tiếng Anh. Sách Tiếng Anh 6 bao gồm rất nhiều kỹ
năng được chia trong 1 tiết dạy không theo một kỹ năng riêng lẻ nào vì
thế rất khó dạy và giáo viên phải dùng rất nhiều phương pháp để truyền
tải hết kiến thức nên việc phát huy tính tích cực của học sinh ở cả 5 đối
tượng bị hạn chế. Học sinh trung bình, yếu, kém không phát huy được
mình, các em trở nên thụ động – lớp học kém sôi nổi.
Qua nhiều năm dạy bộ môn Tiếng Anh 6 tôi đã rút ra được khá
nhiều kinh nghiệm và bằng mọi cách làm thế nào để phát huy tính tích
cực của học sinh trong các tiết dạy.
2
Phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn là rất quan trọng phải
tìm hiểu đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp, bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh.
Phần lớn học sinh ở cấp học này rơi vào tình trạng lơ là trong học
tập do các em đã bước sang một lứa tuổi khác, ít được sự quan tâm của
cha mẹ do cha mẹ lo làm ăn và một số cha mẹ nghĩ con mình đã lớn .
Bên cạnh đó yếu tố xã hội cũng tác động không nhỏ đến các em . Các
em có quá nhiều cơ hội để tiếp xúc với những hoạt động không lành
mạnh ngoài nhà trường mà gia đình và nhà trường không quản lý được.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã giúp học sinh học tập tích
cực hơn, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, tăng
cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu
ý đến những ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức hoạt động nhận
thức cho HS, chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp
tác) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học
để đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Trong các
phương pháp học tập thì cốt lõi vẫn là phương pháp tự học, rèn luyện
cho hs kỹ năng, thói quen, ý chí tự học, thông qua những hướng dẫn của
giáo viên để khơi dạy nội lực vốn có của học sinh và nhờ đó mà kết quả
học tập được nhân lên.
3
Qua thời gian vận dụng việc đổi mới các phương pháp dạy học
trên lớp, thái độ học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt, các em bắt đầu
hứng thú với việc học môn Tiếng Anh hơn. GV đã tạo cơ hội để học
sinh giao tiếp, tạo môi trường học tập thoải mái không căng thẳng,
không nặng lời, lồng ghép các trò chơi vào bài học, tăng cường hoạt
động cặp, nhóm để các em có cơ hội luyện tập nhiều hơn.
2. Giải pháp thay thế:
Ở sách Tiếng Anh 6 có nhiều bài lượng từ mới khá nhiều vì thế
mà học sinh thường sợ học từ vì khó nhớ khó viết, vậy thì làm thế nào
để các em thấy việc học từ mới là dễ và có thể nhớ lâu hơn. Đa phần
học sinh khi học từ mới các em chỉ đọc, mà không viết ra, thời lượng
họp tập ít nên không thể nhớ lâu và viết đúng chính tả. Chủ điểm bài
học trong tiếng Anh 6 đều liên quan đến những thứ xung quanh các em.
ví dụ như ở bài 2 học về dụng cụ học tập, bài 3 là các vật dụng trong
nhà, những người thân trong gia đình, những hoạt động hàng ngày ở bài
5 và nói về các môn học ở trường… Tất cả đều rất gần gũi với các em.
Vì thế mà tôi đã chọn một phương pháp phù hợp nhất để hướng dẫn các
em khi học từ mới:
Khi học một từ mới ngoài việc đọc đúng, các em cần gắn nó vào
hình ảnh, người thật, vật thật kết hợp với viết nhiều lần ra giấy hoặc
bảng. Phương pháp viết ra bảng cũng có tác dụng tích cực, các em có
thể học bất cứ lúc nào mà không càn ngồi vào bàn. Gắn từ vào tranh
ảnh, người thật, vật thật giúp các em khắc sâu vào trí nhớ. Phương pháp
này không chỉ diễn ra lúc học mà ngay cả lúc chơi các em cũng có thể
4
học, học cá nhân và học tập thể. Thông qua phương pháp này thì khả
năng giao tiếp của HS cũng được nâng cao, các em có nhiều cơ hội để
nói cùng bạn bè và mọi người những cái đã học được mà không cảm
thấy khó khăn. Tạo cho các em lòng tự tin, say mê tìm tòi và áp dụng
vào thực tế cuộc sống.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc áp dụng phương pháp dùng hình ảnh người thật, vật thật vào
quá trình giảng dạy môn tiếng Anh có gây hứng thú cho học sinh hay
không?
4. Thiết kế:
Qua khảo sát đầu năm 2 lớp 6 mà tôi được phân công có kết quả
tương đương nhau, sỉ số học sinh ngang nhau, địa bàn đồng đều nhau và
2 giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm, tất cả các em đều có ý
thức và ham thích học bộ môn Tiếng Anh vì thế nên rất thuận lợi cho
việc thực hiện đề tài NCKHSPUD
Thiết kế được sử dụng cho nghiên cứu này là thiết kế kiểm tra
trước và sau tác động. Công cụ đo và quy trình nghiên cứu.
Vào tiết học đầu tiên giáo viên giới thiệu về cấu trúc của CT.
Tiếng Anh 6 gồm số bài, số tiết, số bài kiểm tra trên học kỳ và một số
yêu cầu của giáo viên khi học bộ môn. Tiếp đến là cách học – học sinh
5
phải tự học là chính, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và lượng thời
gian học ở nhà phải đảm bảo để có kết quả tốt trong học tập.
Trong từng bài học giáo viên kích thích tinh thần học tập của học
sinh bằng cách cộng điểm, cho điểm tốt những học sinh có câu trả lời
hay và những học sinh giúp bạn cùng học trong hoạt động cặp, nhóm.
Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập
thông tin về hành vi, thái độ học tập của học sinh trong giờ học. Sau đó
giáo viên thực hiện 3 tiết dạy, 1 tiết dạy với phương pháp truyền thống,
1 tiết dạy bằng giáo án điện tử và 1 tiết dạy trên lớp với đồ vật thật. Qua
các tiết dạy trên giáo viên tiến hành khảo sát sau tác động để tìm thái độ
nhận thức học tập của học sinh chuyển biến như thế nào để từ đó có sự
thay đổi cho phù hợp hơn.
5. Đo lường :
Sau khi chọn 2 lớp tương đồng nhau để tham gia vào quá trình
nghiên cứu tôi cho học sinh tham dự các tiết học nói trên và sau đó tiến
hành khảo sát với nội dung và thời lượng như nhau cho cả 5 đối tượng
học sinh để đưa ra sự chênh lệch.
6. Phân tích dữ liệu :
Qua khảo sát các dữ liệu được thể hiện như sau :
6
Lớp 6
2
Lớp 6
3
Trong giờ học Trước
tác động
Sau tác
động
Trước
tác động
Sau tác
động
1. Chăm chú nghe 75% 95% 70% 93%
2. Ít chú ý 15% 5% 15% 6%
3. Thích tìm tranh
ảnh
50% 80% 60% 85%
4. Thích hoạt động
Cặp, nhóm
60% 87% 65% 90%
5. Không thích học
từ
40% 10% 38% 7%
6. Thích học bằng
vật
thật
80% 95% 85% 95%
7. Thích học bằng
máy chiếu
65% 85% 60% 80%
8. Chỉ thích học
theo
sách
80% 55% 75% 50%
Qua bảng phân tích đã cho ta thấy sự chênh lệch giữa trước và sau
tác động là không nhỏ, học sinh đã phát huy tính tích cực trong các giờ
học và thích học
Ví dụ ở bài 10 học về các loại đồ ăn thức uống ,trước tác dộng các
em chỉ học thông qua tranh ảnh có trong sách giáo khoa vì thế mà kết
quả không cao.Sau khi giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những thứ có
liên quan đến tiết học để chuẩn bị cho tiết sau thì hầu hết các em rất
7
thích thú. Trong tiết học có mẫu vật thật các em hoạt động rất có hiệu
quả, những học sinh lâu nay có tính thụ động nay cũng bị cuốn vào các
hoạt động cặp, nhóm và lớp học sôi nỗi hẳn lên.
Sau tiết học giáo viên tiến hành kiểm tra tại chỗ và thật bất ngờ
khả năng nhớ từ của các em được nhân lên so với phương pháp truyền
thống trước đây. Từ kết quả mang lại mà giáo viên và học sinh (nhất là
học sinh) cảm thấy ham thích hơn trong việc học Tiếng anh , các em
ham thích sưu tầm tranh ảnh, vẽ tranh, tìm các mẫu vật có liên quan đến
tiết học sau. Nhờ phương pháp này mà học sinh trở nên tự tin, không
còn rụt rè trong khi nói, các em thích sử dụng những tranh ảnh vật thật
để giao tiếp với nhau vì thế mà khả năng giao tiếp được nâng cao.
Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là điều nên làm và
cũng mang lại một kết quả đáng kể nhưng qua khảo sát cho thấy vẫn có
một số lượng không nhỏ các em không thích học bằng máy chiếu. Qua
điều tra cho thấy những phần trăm không thích còn lại rơi vào đối
tượng học sinh trung bình trở xuống.
Nguyên nhân vì sao ? Bài giảng điện tử thường không được thể
hiện hết trên màn hình giống như việc trình bày trên bảng. Các nội dung
được cung cấp xuất hiện trên màn hình quá nhanh. Trong các tiết học bộ
môn Tiếng anh tranh ảnh được sử dụng khá nhiều các em chỉ lo nhìn
tranh mà quên thao tác ghi chép và kết quả là không có bài vở đầy đủ -
Đây cũng là một hạn chế lớn của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử
8
mà giáo viên cần nghiên cứu và khắc phục để tiết dạy của mình được
hoàn hảo hơn.
7. Kết quả :
Là giáo viên giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 6 tôi đã đúc kết
được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng
anh, tôi đã tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất để giúp học sinh hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Qua tìm hiểu hiện trạng, đưa ra giải pháp thay thế, nghiên cứu,
thiết kế, phân tích dữ liệu đã mang lại một kết quả tương đối khả quan.
Hầu hết học sinh đều đồng tình với những giải pháp thay thế của giáo
viên. Học sinh hoạt động tích cực hơn trong các tiết học, kết quả các bài
kiểm tra được nâng cao . Các em trở nên mạnh dạng, tự tin, hoạt bát hơn
khi nói trước các bạn.
9
BẢN NHẬN XÉT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Của Hội đồng chuyên môn nhà trường
Tên đề tài: Nâng cao hứng thú học tập môn Tiếng Anh ở học
sinh lớp 6
thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phạm vi áp dụng:
……………………………………………………………
Bảng điểm đánh giá các tiêu chí:
T/C.
1
T/C.
2
T/C.
3
T/C.
4
T/C.
5
T/C.
6
T/C.
7
T/C.
8
T/C.
9
T/C.
10
Tổng
cộng
1. Ưu điểm:
…………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………
………………
…………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………
…………
10
…………………………………………………………………
…………………………
2. Nhược điểm:
……………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………
…………………………………………………………………
………………
…………………………………………………………………
………………
…………………………………………………………………
………………
3. Xếp loại:…………………………………
, ngày….tháng….năm
20….
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỞNG
…………………
11