Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà chua và đề xuất vật liệu che tủ phù hợp cho sản xuất cà chua tại Việt Trì Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.14 KB, 51 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà Solanaceae, là loại
rau ăn quả thông dụng, quan trọng, sức tiêu thụ lớn và có giá trị dinh dưỡng cao.
Quả cà chua không những được dùng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn được
bảo quản lâu qua các dạng khác nhau (như mứt, tương cà chua…) nhưng vẫn giữ
được hương vị đặc trưng, phẩm chất. Với đặc tính đó mà cây cà chua góp
phần tích cực trong việc cung cấp nguồn thực phẩm để không ngừng nâng cao
đời sống của người dân. Phát triển quả cà chua phục vụ cho ăn tươi và chế
biến đóng hộp đã và đang được sản xuất, quan tâm và phát triển mạnh. Cà
chua là loại rau quả chủ lực được nhà nước ta xếp vào nhóm cây ưu tiên phát
triển.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc có điều kiện tự
nhiên, khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển cây cà chua. Tuy nhiên, bộ giống cà
chua chúng ta đang sử dụng phần lớn là nhập nội, khả năng thích ứng của từng
giống với khí hậu các vùng, mùa vụ khác nhau, vì vậy năng suất, chất lượng cà
chua vẫn chưa được như mong muốn. Do vậy, việc tìm ra các giống cà chua có
năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời phối hợp được khả năng chống chịu với
các điều kiện bất thuận của môi trường, với sâu bệnh hại là cần thiết.
Theo FAO, diện tích trồng cà chua trên toàn thế giới năm 2009 là
4.393.000 ha với sản lượng 152.296.000 tấn, đứng đầu trong các loại rau trồng
trên toàn cầu[4]. Ở nước ta cà chua được trồng trên diện tích hẹp (24.160 ha), sản
lượng thấp (472.569 tấn), mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt
5,6kg/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 17 kg. Để đạt được năng suất
cao thì phải có bộ giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt và các biện pháp
thâm canh thật phù hợp. Mục tiêu của các biện pháp thâm canh là vừa tăng năng
suất, chất lượng đồng thời bảo vệ cải tạo môi trường nhằm đảm bảo lợi ích lâu
dài. Trong đó sử dụng vật liệu che tủ là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang
lại hiệu quả thiết thực, lâu dài cả về kinh tế và môi trường sinh thái.
1
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:


“Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà chua và đề xuất vật liệu che tủ phù
hợp cho sản xuất cà chua tại Việt Trì- Phú Thọ’’
1.2. Mục tiêu
- Xác định một số giống cà chua quả lớn cho năng suất, chất lượng cao.
- Xác định công thức che tủ cho cây cà chua hiệu quả nhất.
1.2. Ý nghĩa hoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.2.1. Ý nghĩa hoa học
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi đưa ra giống cà chua trồng
phù hợp với điều kiện tỉnh Phú Thọ, đưa ra vật liệu che tủ tốt nhất cho cà chua.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ xung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn được giống cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Tìm ra vật liệu che tủ tốt nhất đối với giống cà chua có triển vọng.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc
Cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Bolivia và Equado. Những loài cà chua
hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng ngày nay vẫn tìm thấy ở dọc theo dãy núi
Andes (Pêru), Bolivia và Equado. Người trồng trọt đã thuần dưỡng những giống
cà chua quả nhỏ và dạng hoang dại, những giống và loài hoang dại được mang từ
nơi xuất xứ đến trung Mỹ cuối cùng đến Mêhicô [6].
Theo các tài liệu của châu Âu thì chắc chắn cà chua được người Aztec và
người Toltec mang đến. Đầu tiên người Tây Ban Nha đem cà chua từ châu Âu về
rồi sau đó đưa đến vùng Địa Trung Hải.
Đầu thế kỷ 18, cà chua đã trở nên phong phú, đa dạng, nhiều vùng trồng
làm thực phẩm. Thời kỳ này cà chua lại từ châu Âu quay lại Bắc Mỹ. Cho đến thế
kỷ 19, cà chua trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn thường nhật
và được trồng rộng rãi.
2.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

Cà chua là loại rau ăn quả quý được sử dụng rộng rãi trên thế giới hơn 150
năm qua. Trong quả chín có nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin A,
vitamin C và các chất khoáng quan trọng Ca, Fe, P, K, Mg…
Cà chua còn được sử dụng về mặt thẩm mỹ và y học: cà chua có thể dùng
để chống tiêu chảy, chữa bỏng nắng, giảm đau, làm lành vết thương, cà chua còn
làm thuốc tăng lực, bổ gan và chống xơ gan. Sử dụng cà chua hàng ngày giúp ta
tiêu hoá khi ăn nhiều mỡ động vật, trứng, pho mát… phòng được bệnh xơ cứng
thành mạch. Phụ nữ dùng quả cà chua đắp mặt hàng ngày làm cho da mặt căng
sáng, không nếp nhăn, chống lão hoá [16].
Cũng theo tác giả này, trong quả cà chua còn có nhiều aminoaxit (trừ
Triptophan), giá trị dinh dưỡng cà chua rất phong phú. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng
100 - 200g cà chua sẽ thoả mãn nhu cầu vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ
yếu. Lycopen có trong cà chua là chất chống oxy hoá tự nhiên liên quan tới
vitamin A đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền
3
liệt, là chất có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư.
Cà chua còn dùng để tăng hương vị của các món ăn thêm hấp dẫn, cà chua
có thể được chế biến thành nhiều loại khác nhau như cà chua cô đặc, nước cà chua,
cà chua nguyên quả đóng hộp, cà chua muối, dầm dấm, làm xalát, mứt [7].
Cà chua là cây rau có giá trị kinh tế cao, nó còn là mặt hàng xuất khẩu của
nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng sinh thái, tuỳ mùa vụ,
một sào Bắc Bộ có thể cho thu nhập 1 đến 2 - 3 triệu đồng [6].
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia (2006), cà chua trái vụ ở Thực
Đạt (Hải Dương) trừ chi phí thu 3 - 5 triệu/sào (80 triệu đồng/ha). Có thể nói cà
chua đã trở thành cây xoá đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
2.3. Phân loại thực vật
Cà chua thuộc họ Cà Solanaceae, chi Lycopersicon, tên khoa học là
Lycopersicon esculentum Mill. Theo tác giả Breznhev. D (1964) Lycopersicon
gồm 3 loài:
1. L. Esculentum.

2. L. Peruvianum Mill.
3. L. Hirsutum Humb. et. Bonpl.
- Loài L. Esculentum chia thành 3 loài phụ:
+ Ssp. Spontaneum Brezh. (cà chua dại) có hai biến chủng là var.
Racemigerum và var. pimpinellifolium. Hai biến chủng này thường quả nhỏ, hàm
lượng chất khô cao, chống bệnh tốt và có giá trị để sử dụng làm vật liệu khởi đầu
cho chọn giống.
+ Ssp. Subspontaneaum (cà chua bán trồng) có 5 biến chủng là: var.
pruniform (dạng quả mận); var. Purifomae (dạng quả lê); var. Cerasiformae
(dạng quả anh đào); var. Elongatum (dạng quả dài hay gọi là dạng quả nhót) và
Var. Succenturiatum (dạng quả nhiều ngăn hạt). Năm biến chủng này thân mập,
quả rất nhỏ, dùng làm vật liệu chọn giống.
+ Ssp. cultum (cà chua trồng) có 3 biến chủng là: var vugare (cà chua thường);
var. Validum (dạng thân bụi) và var. Grandifolium (dạng lá kiểu khoai tây).
- Loài L. Peruvianum Mill. Loài này có nhiều dạng trong đó có dạng dại và
bán dại được sử dụng nhiều làm vật liệu chọn giống.
4
- Loài L. Hirsutum Humb. et. Bonpl. Có một vài tính trạng có ý nghĩa trong
chọn giống, các cơ quan sinh trưởng tủ một lớp lông tơ.
2.4. Đặc điểm thực vật học
2.4.1. Rễ
Rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, ăn sâu. Rễ phụ cấp 2 phân bố dầy đặc trong
đất ở thời kỳ sinh trưởng mạnh. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0 - 30cm, hệ rễ
ăn sâu hay nông còn do các bộ phận trên mặt đất và các yếu tố khác quyết định.
Khả năng tái sinh của rễ rất mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh. Cà
chua có khả năng ra rễ bất định. Trong quá trình sinh trưởng hệ rễ chịu ảnh hưởng
của điều kiện môi trường như nhiệt độ đất và ẩm độ đất.
2.4.2. Thân
Đặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành cây bụi.
Thân cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng, ở thời kỳ cây con thân tròn, màu

tím nhạt, giòn dễ gãy; khi trưởng thành cây có màu xanh nhạt hơi tối, thân thường
có tiết diện đa giác, cây cứng, phần gốc hoá gỗ. Thân phát triển theo kiểu lưỡng
thân, các chùm hoa sinh ra từ thân chính. Vì vậy, thân chính có vị trí quan trọng đối
với sản lượng quả. Các chồi nách trưởng thành đều có khả năng ra hoa quả, nhưng
sản lượng thay đổi theo từng vị trí cành trên cây. Trong sản xuất nên để một thân
chính và một cành ngay dưới chùm hoa thứ nhất, những nhánh khác cần tỉa bỏ kịp
thời để tập trung dinh dưỡng cho quả và hạn chế sâu, bệnh hại.
2.4.3. Lá
Lá là đặc trưng hình thái để phân biệt giống. Lá thuộc lá kép lông chim lẻ,
mỗi lá hoàn chỉnh có 3 - 4 đôi lá chét. Ngọn lá có một phiến lá riêng biệt gọi là lá
đỉnh. Giữa các lá chét còn có lá giữa và lá bên nhỏ hơn lá chét. Màu sắc lá, răng
cưa nông hay sâu cũng là đặc điểm của giống. Lá cà chua có dạng lá khoai tây và
lá bình thường. Bộ lá quyết định đến năng suất, số lá ít ảnh hưởng đến quang hợp,
quả ít và nhỏ, năng suất không cao. Số lá là đặc tính di truyền của giống, nhưng
quá trình hình thành lá chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ [6].
Hoa thuộc loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhuỵ), cây
tự thụ phấn là chủ yếu. Các bao phấn bao quanh nhuỵ, thường vị trí nhuỵ thấp hơn
5
nhị. Núm nhuỵ thường chín sớm hơn hạt phấn. Hoa nhỏ màu sắc không sặc sỡ,
không có mùi thơm nên không hấp dẫn côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn chéo phụ thuộc
và cấu tạo hoa, giống và thời vụ gieo trồng. Trồng cà chua trong nhà kính, nhà
lưới cần tác động rung cây, rung cành để hạt phấn dễ ra khỏi bao phấn. Hoa cà
chua mọc thành chùm, hoa đính vào chùm bởi cuống ngắn. Dựa vào sự phân
nhánh của chùm hoa mà phân ra 3 dạng chùm: đơn giản, trung gian, phức tạp.
Dựa vào đặc điểm ra hoa có thể phân ra 3 loại hình sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn
và bán hữu hạn.
2.4.5. Quả
Quả là bộ phận thứ 2 để phân biệt giống. Quả cà chua chín là loại quả mọng
bao gồm vỏ, thịt quả, vách ngăn, giá noãn và ở giữa là trục. Số lượng quả trên cây
là đặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện

ngoại cảnh căn cứ vào khối lượng quả có thể phân ra 3 cấp: quả nhỏ (< 50 g/quả),
quả trung bình (50 - 100 g/quả), quả to (>100 g/quả). Trong cùng một giống khối
lượng trung bình quả và số quả thường có mối tương quan nghịch. Số quả và khối
lượng quả tương quan chặt chẽ với năng suất.
Màu sắc quả là đặc trưng của giống. Cà chua có rất nhiều màu sắc khác
nhau như màu vàng, da cam, đỏ thẫm, đỏ cờ… Lycopen là sắc tố chính trong màu
đỏ của cà chua, nhưng không thể hiện hàm lượng provitaminA. Trái lại những
giống có màu đỏ da cam hàm lượng provitaminA cao gấp 8 - 10 lần quả màu đỏ.
Màu đỏ da cam của cà chua thể hiện õ- caroten.
Chất lượng quả cà chua được đánh giá qua các chỉ tiêu: cấu trúc quả, độ
rắn chắc, tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ đường/axit, và sắc tố quả. Sự cân bằng về đường/axit
thể hiện hương vị thích hợp.
2.5. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới
Theo FAO (1993) diện tích trồng cà chua trên thế giới là 2.723.000 ha,
năng suất 25,9 tấn/ha, sản lượng đạt 70.623.000 tấn [6].
Đứng hàng đầu tiêu thụ cà chua là châu Âu, sau đó là châu Á, Bắc Mỹ và
Nam Mỹ. Châu Á là khu vực đứng đầu về sản xuất cà chua, thứ đến là châu Âu.
Mỹ là nước đứng đầu cả 2 lĩnh vực là năng suất và giá trị trên một ha gieo trồng.
6
Hy Lạp là nước xếp thứ 2 về năng suất, Italia đứng thư 3. Liên Xô có diện tích
gieo trồng cà chua lớn nhất, năng suất ở vị trí thứ 2. Năng suất cà chua thu hoạch
bằng máy phổ biến 56,05 tấn/ha, cá biệt có thể tăng gấp đôi[6].
Diện tích và sản lượng cà chua trên thế giới những năm gần đây tăng lên
nhưng năng suất lại không tăng. Phải chăng do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới
vào trồng trọt, chăm sóc cà chua chưa nhiều.
2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004) hầu hết các hộ đều tiêu
thụ rau, các loại rau được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% hộ tiêu thụ), cà
chua (88% hộ tiêu thụ). Các hộ tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả/người/năm,

trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4 và xu hướng tiêu thụ của các khu vực thành thị
tăng mạnh hơn nhiều so với các vùng nông thôn.
Ở nước ta, cà chua được trồng trên 100 năm nay, diện tích trồng hàng năm
biến động 12 - 13 ngàn ha. Cà chua được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng. Ở miền núi huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên)
là vùng trồng cà chua có nhiều kinh nghiệm. Đà Lạt (Lâm Đồng) là vùng trồng cà
chua nổi tiếng. Cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh rau, là
cây trồng sau của lúa.
2.6. Một số thành tựu trong công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới và
ở Việt Nam
2.6.1. Thành tựu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
A.W.Livingston là người Mỹ đầu tiên nhận thức được sự cần thiết phải
chọn tạo giống cà chua. Từ những năm 1870 đến 1893, ông đã giới thiệu 13 giống
trồng trọt được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể. Cuối thế kỷ 19 trên
200 dòng, giống cà chua đã được giới thiệu rộng rãi. Quá trình cải tiến giống vẫn
được tiến hành không ngừng cho đến ngày nay[6].
Tại Mỹ, công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm, đến
nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học California đã chọn ra
được những giống cà chua mới như UC- 105, UC- 134, UC- 82 có năng suất cao,
có nhiều đặc điểm tốt: tính chịu nứt quả cao, quả cứng [1].
7
Bên cạnh những giống mới được chọn tạo hàng năm, các giống cũ vẫn
được duy trì vừa được dùng trong sản xuất, vừa dùng làm nguồn vật liệu di truyền
cho việc chọn tạo giống. Trong đó một số giống thích hợp trồng trong thời vụ
nóng như Costoluto Genovese, Super, Intalian Paste, Oxheart, Black Krim[25].
Công ty giống rau của Pháp - Technisem cũng đã chọn tạo và đưa ra thị
trường nhiều giống cà chua lai F1 có khả năng đậu quả ở nhiệt độ cao, chống chịu
sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng tốt. Những giống này đã được giới thiệu
cho nhiều vùng nhiệt đới như Rio Graude, Tropimech VF1- 2, Cerise, Xina,
Carioca[22].

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ ở Newdelli đã tiến hành nhiều
nghiên cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt từ khá sớm. Ngay từ năm
1975 có một số giống cà chua chịu nhiệt của Viện đã được công nhận giống quốc
gia là Puas Rugy và Sel.120 với năng suất trung bình 25 - 30 tấn/ha, thích hợp
trồng vụ Thu và vụ Xuân - Hè [21].
Công ty liên doanh giống lai giữa Ấn Độ - Mỹ cũng đã chọn tạo và đưa ra thị
trường nhiều giống cà chua lai có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong
đó có Rupali là giống chịu nhiệt được tiếp nhận và trồng rộng rãi ở nhiều vùng
trên nước Ấn [23].
Công ty S &G Seeds (Hà Lan) mới đưa ra một số giống cà chua lai F1 trồng
thích hợp ở vùng nhiệt đới như Rambo (GC775), Victora (GC787), Jackal (EG438),
Mickey (S902)… chúng đều cho đặc điểm chống chịu tốt với sâu bệnh hại, có tỷ lệ
đậu quả và tiềm năng năng suất cao [20].
Công ty rau quả Takii Seeds của Nhật đã đưa ra một số giống cà chua chất
lượng cao giới thiệu cho các vùng nhiệt đới như Master No2, Grandeur,
Challenger, Tropicboy, T-126 đều có quả rất chắc, quả to (200 - 250 g/quả) thích
hợp cho việc vận chuyển và bảo quản lâu dài [12].
Thái Lan là một nước cạnh tranh mạnh với thị trường xuất khẩu rau quả
nước ta. Những năm qua công tác chọn tạo giống cây trồng trong đó có cà chua
của Thái Lan đã gặt hái nhiều thành công. Tại trường Đại Học Ksetsart, nhiều
mẫu giống cà chua được đánh giá có nhiều đặc điểm tốt như CHT- 104, CHT -
92, CHT- 165 là những giống cà chua anh đào có năng suất cao, chống chịu bệnh
8
tốt, màu sắc quả đẹp, quả chắc và hương vị ngon [24] Giống FMTT- 3 cho năng
suất và năng suất thương phẩm cao (66,76 tấn/ha và 47,93 tấn/ha), chất lượng quả
tốt, hàm lượng chất hoà tan cao (độ Brix 5,38), quả chắc, tỷ lệ quả nứt thấp [18]
Ngoài ra giống cà chua anh đào CHT- 276 và CHT- 268 cũng cho năng suất cao
(52,3 tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hoà tan và đường cao, hương thơm,
vị rất ngọt thích hợp cho ăn tươi (Zhu Guo Peng, 1995) [26]. Chu Jinping (1994)
đã đánh giá 15 giống cà chua chế biến, kết quả thu được 2 giống PT4225 và

PT3027 cho năng suất cao (53 tấn/ha), chất lượng tốt, có khả năng chống nứt quả
và chống bệnh virut trong điều kiện nhiệt độ cao của vùng nhiệt đới [17].
Trong những thập kỷ gần đây nhờ có sự tiến bộ về công nghệ gen, nhiều
công ty công nghệ sinh học đã phát triển giống cà chua cho quả có khả năng bảo
quản lâu dài mang cấu trúc gen làm chậm quá trình mềm hoặc chín của quả. Như
sử dụng gen Flavr Savr làm giảm sự hình thành chất polygalactaronaza (enzim
chủ yếu phân giải chất pectin và làm mềm quả trong quá trình chín) nhưng màu
sắc quả vẫn bình thường. Những gen cấu trúc khác cũng tạo ra để làm giảm hàm
lượng Ethylen trong quả, từ đó làm giảm quá trình chín của quả [12].
Ngoài hai đặc tính chịu nóng tốt và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn các nhà
khoa học đã tìm hiểu khả năng kháng bệnh virut. Bằng các phương pháp lai
truyền thống và hiện đại các nhà khoa học đã nghiên cứu và chuyển một số gen
kháng virut từ các loài cà chua hoang dại sang cà chua trồng trọt. Các nhà nghiên
cứu ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV. Một
số vật liệu chứa gen Tm2
a
đã được sử dụng cho chương trình lai tạo giống cà chua
như L127(ah- Tm2
a
)(Mỹ), Ohio MR- 12(Mỹ), MR- 13(Mỹ) và đã tạo ra những
giống cà chua có tính trạng nổi bật [19].
2.6.2 Thành tựu chọn tạo giống cà chua của Việt Nam
Nước ta có khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển
của cà chua nên năng suất, chất lượng không cao và số lượng dịch hại cà chua vô
cùng phong phú. Hướng đi mà các nhà chọn tạo giống của nước ta là chọn tạo
giống hay nhập nội giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên nước ta, chúng có
khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Đặc biệt đã tập trung đi nghiên cứu
chọn tạo giống cà chua Xuân - Hè nhằm tạo ra lượng sản phẩm cung cấp trong
9
thời kỳ khan hiếm. Trong những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo

giống cà chua đã thu được những thành công đáng kể:
Tác giả Tạ Thu Cúc và cs (1993) so sánh 24 dòng, giống cà chua dùng cho
chế biến nhập từ Trung tâm Rau châu Á, Hungari, Trung tâm Rau Việt Xô, Công
ty giống rau quả Đà Lạt kết luận: các giống có năng suất cao hơn hẳn đối chứng là
PT4237, PT4192, PT4026, D139, những giống thích hợp cho chế biến nguyên quả
là Lucky, D130 và những giống dùng tốt cho chế biến dạng cà chua cô đặc là
TRD2, TW3, DL146, D139, N0327[5].
Năm 1994 - 1995, Hồ Hữu An và cs tiến hành nghiên cứu chọn lọc một
giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu đồng bằng miền Bắc Việt
Nam. Với 38 dòng giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2 năm nghiên cứu kết quả
cho thấy: trong điều kiện trồng trái vụ năng suất thực thu của các giống đạt từ
21,495 - 29,100 kg/ha, đa số các giống có phẩm chất tương đối tốt, quả cứng, tỷ lệ
thịt quả và hàm lượng chất khô cao (đặc biệt là giống Merikuri). Giống DT- 4287
có triển vọng trồng chính vụ, các giống DV-1, UC- 82A, Miliana, Testa và Italy-2
có thể trồng trái vụ. Cuối cùng tác giả kết luận: hầu hết các giống nghiên cứu đều
có các tính trạng có lợi riêng như khả năng chống chịu nhiệt cao, tính kháng bệnh
tốt, có năng suất, chất lượng tương đối tốt, đây là nguồn gen quý dùng làm vật
liệu khởi đầu cho lai tạo [1].
Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Mônđavi do PTS. Nguyễn Hồng
Minh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn lọc, năng suất trồng trái vụ 33 -
46 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh chính vụ có thể đạt 52 - 60 tấn/ha . Là giống
chịu nhiệt, chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh virut [11].
Kiều Thị Thư (1998), khi nghiên cứu về các giống cà chua chịu nóng đã
đưa ra các giống lai F1 tiềm năng năng suất cao, chịu bảo quản vận chuyển, phù
hợp với trồng nhiều vụ trong năm, đặc biệt trồng tốt trong vụ Xuân - Hè, tác giả
đã chọn ra được một số giống như HT106, HT7, HT8[48]. Riêng giống HT7 được
công nhận là giống quốc gia năm 2000 [11].
Cũng theo Nguyễn Hồng Minh qua các nghiên cứu của mình cho thấy
HT21 phù hợp cho phát triển vụ Đông, khai thác tiềm năng trên đất vụ 2 lúa, vụ
Xuân - Hè có khả năng cho năng suất cao (50,6 - 57,6 tấn/ha). HT21 được công

10
nhận là giống tạm thời ngày 29/7/2004.
Cà chua lai chất lượng có HT144 của tác giả Nguyễn Hồng Minh là giống
quả nhỏ (8 - 12 g/quả), năng suất 3 - 3,5 kg/cây, cá biệt có cây được 5kg, chịu
nóng tốt, chịu tốt bệnh xoăn lá, héo xanh, thích hợp trồng chính vụ và trái vụ, cây
cao, sinh trưởng khoẻ, cho thu hoạch kéo dài. HT144 đang được người dân ở Nam
Định, Bắc Giang, Hưng Yên trồng thử nghiệm và đang đề nghị Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận là giống mới [9].
Giống cà chua Hồng Lan do Viện cây Lương thực - Thực phẩm chọn lọc từ
một dạng đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng. Giống sinh trưởng hữu
hạn, thích ứng rộng về thời vụ và khu vực trồng, khối lượng trung bình quả 80 -
100g, năng suất ổn định 25 - 30 tấn/ha, khi chín quả mềm khó vận chuyển đi xa.
Giống được khu vực hoá năm 1994 [8].
Giống SB2 được Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam chọn từ tổ hợp lai
Star x Ba Lan. Cây sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày,
năng suất vụ Đông - Xuân 35 - 40 tấn/ha. Giống được Hội đồng Khoa học Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống Nhà nước năm 1994
[8].
Giống CS1 do Trung tâm Kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội chọn từ tổ hợp
quần thể lai nhập từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á (AVRDC).
Năm 1995 được công nhận là giống khu vực hoá. Giống thuộc loại hình sinh
trưởng hữu hạn, có khả năng chống chịu virut, trồng được trong vụ Xuân - Hè và
Đông sớm, năng suất cao 25 - 30 tấn/ha (vụ Xuân - Hè) và 35 - 40 tấn/ha (vụ
Đông - Xuân) [8].
Giống P375 do Viết Thị Tuất và Nguyễn Thị Quang thuộc Trung tâm Kỹ
thuật Rau- Hoa- Quả Hà Nội tạo ra bằng phương pháp chọn cá thể nhiều lần từ
giống cà chua Đài Loan. Cây cao 160 - 180m, thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn,
khối lượng trung bình quả 100 - 110g, năng suất vụ Xuân - Hè 40 - 45 tấn/ha, vụ
Đông - Xuân 50 - 65 tấn/ha.
Giống cà chua chịu nhiệt VR2 được Vũ Thị Tình chọn lọc từ 17 giống cà

chua quả nhỏ thu thập của Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan trong giai đoạn 1990 -
1994. Giống quả màu đỏ đẹp, đều, chắc, chất lượng tốt, năng suất cao ổn định (vụ
11
Xuân - Hè 18 - 23 tấn/ha, vụ Đông - Xuân 30 tấn/ha), là giống chịu nhiệt, chống
chịu tốt với bệnh mốc sương và bệnh virut. Giống được phép khu vực hoá tháng
1/1998 [14].
Để đánh giá, tuyển chọn giống cà chua chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, Chu
Văn Chuông đã nghiên cứu một số giống cà chua tại một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng cho rằng các giống cà chua CLN1462A, CLN1464B, CLN 1466B và
CL5915 - 206D2 - 2 - 0 thể hiện tính kháng cao và kháng với dòng vi khuẩn này,
riêng giống CLN1462 ngoài khả năng kháng bệnh vi khuẩn héo xanh còn có các
đặc tính nông sinh học quý như sinh trưởng tốt trong vụ Xuân - Hè, Đông - Xuân
cho năng suất cao 90 tấn/ha [4].
Với mục tiêu chọn lọc giống cà chua có năng suất trên 30 tấn/ha, có khối
lượng quả hơn 50 g/quả, quả chín màu đỏ tươi,và có khả năng kháng một số sâu
bệnh hại trong điều kiện trồng trái vụ. Từ năm 1997 - 2002, Vũ Thị Tình và Lê
Thị Thuỷ với tập đoàn giống được nhập từ AVRDC, đã chọn được giống cà chua
XH- 5 có thời gian sinh trưởng 130 - 140 ngày, năng suất 45 - 55 tấn/ha vụ Đông
- Xuân, 30 - 40 tấn/ha vụ Xuân - Hè, có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn.
XH- 5 được công nhận giống khu vực hoá năm 2002 [15].
Năm 1997, Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương tiến hành
khảo nghiệm một số giống cà chua anh đào. Kết quả giống M1 và CH115 có triển
vọng trong tương lai [11].
Với 12 mẫu giống cà chua thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông muộn và vụ
Xuân - Hè tại Gia Lâm - Hà Nội năm 2004, Đặng Hiệp Hoà nhận xét vụ Đông 2
giống có năng suất cao nhất là XH20 (33,11 tấn/ha), PJ10 (28,79 tấn/ha) và vụ
Xuân - Hè có X33 và X74 cho năng suất cao nhất (31,11 tấn/ha và 32,67 tấn/ha),
cũng là những giống có tỷ lệ đậu quả và chất lượng cao [10].
12
2.7 Những nghiên cứu về vật liệu che tủ cho cây trồng trong nước và trên thế

giới
2.7.1 Thế giới
Ở hầu hết các nước đang phát triển, canh tác vẫn dựa vào đất tự nhiên là
chính. Đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng làm cho đất ngày càng nghèo
kệt. Chính vì vậy, nghiên cứu về các biện pháp che tủ cho đất cho cây trồng đã
được các nhà khoa học nước ngoài chú ý nghiên cứu từ thập kỉ 70 – 80 của thế kỉ
trước.
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng phát triển. Ngoài các
bộ phận thu hoạch ra, trong các sản phẩm phụ cũng chứa đựng chất dinh dưỡng
mà cây trồng lấy từ đất. Sau mỗi vụ thu hoạch cây trồng lại để lại cho đất một
lượng lớn các phụ phẩm chất hữu cơ. Thông qua các quá trình chuyển hóa các
chất trong đất mà các sản phẩm này trở thành nguồn dinh dưỡng đáng kể cho cây
trồng vụ sau.
Việc sử dụng biện pháp che tủ đối với các cây trồng nhiệt đới như cà chua,
khoai tây, chè đã được khuyến cáo từ lâu với rất nhiều lý do khác nhau, trong đó
lý do quan trọng nhất là bản toàn đất và nguồn nước (Manipua et al 1969, Shyu
and Wu, Robinson and Hosegood 1965) [13].Các vật liệu che tủ hữu cơ cũng có
thể làm tăng khả năng cung cấp nước của đất bằng cách tăng tính thấm của những
loại đất có cấu trúc bề mặt kém (Russell, 1973).
Theo kết quả nghiên cứu của C.O.Othieno và P.M.AHN (1980): trong
điều kiện che tủ, 2 năm đầu quan sát thấy sự khác nhau về nhiệt độ đất giữa các
công thức che tủ trên đất trồng cà chua bằng bầu nhân giống vô tính. Nhưng sự
khác biệt này khồng còn nữa khi tán cà chua phát triển đạt độ che tủ > 40% bề
mặt mặt đất. Đường kính thân, năng suất và tổng và tổng chất khô có mối tương
quan rõ rệt đến nhiệt độ đất.[11]
13
Theo kết quả nghiên cứu của C.O.Othieno (1980): Độ ẩm đất và hàm lượng
nước của cây cà chua vo tính bị tác động khác nhau khi che tủ bằng 5 loại vật liệu
tủ: mảnh nhựa đen, mảnh đá vụn, cỏ Eragrostic Curvula, cỏ Curvula, cỏ Napier và
cỏ Guatemala. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, độ ẩm đất nhìn chung đạt cao

nhất ở điện tích che tủ bằng cỏ Napier và mảnh nhựa đen tủ khi đánh giá độ ẩm
đất ở độ sâu 90cm. Vào thời điểm bắt đầu mưa sau một mùa khô hạn kéo dài bất
thường, tính thấm nước của đất che nhanh hơn khi che tủ bằng các loại cỏ. Sau 4
năm liên tục áp dụng biện pháp che tủ bằng cỏ cho thấy hầu hết. Mặt khác che tủ
cũng dẫn đến việc làm tăng hay giảm nhiệt độ đất và ngăn chặn cỏ dại. Che tủ bề
mặt giúp duy trì độ ẩm đât bằng cách làm chậm quá trình thoát hơi nước làm giảm
tỉ lệ hấp thụ nhiệt của đất. Nhiệt độ cao thường làm tăng quá trình thoát hơi nước
đồng thời làm giảm tỉ lệ di chuyển hơi nước từ đất.[10]
Theo kết quả nghiên cứu của Wirat M.và Wina S(1980) : che tủ cho lạc
trên đất dốc, chịu nước trời làm tăng năng suất lạc cả những năm hạn hán. Mặt
khác đây là kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao, chống xói mòn, đồng thời cũng cải
thiện lý tính và hóa tính đất.[13]
Theo nghiên cứu của Adeoye K.B, (1984) che tủ cỏ cho ngô ở Nigieria
làm giảm nhiệt độ đất ở giai đoạn cây con có độ sâu 5cm là 5
0
C so với không che
tủ trong mùa nắng . Năng suất ngô ở công thức cỏ tăng trung bình là 657kg/ha so
với công thức không che tủ.[8]
Theo Ponamperuma F.N (1984) thì trong rơm dạ chứa khoảng 0,6%N;
0,1%S; 1,5%K; 5%Si và 40%C. Vì chúng sẵn có với số lượng khác nhau dao
động từ 2 – 10 tấn/ha nên đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây. Gần
như tất cả K và 1/3N, P, S nằm trong rơm rạ. Do vậy rơm rạ chính là nguồn cung
cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho cây.[14]
Viện lân và Kali của Canada (1995) xác nhận 80% tổng số kali cây lấy đi
nằm trong các xác bã cây. Nếu các xác bã thực vật này được hoàn trả lại cho đã
14
đã canh tác thì chúng sẽ cung cấp một lượng kali đáng kể cho các vụ cây trồng
sau.[7]
D. D. Patra, Muni Ram và D.V.Singh (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của
biện pháp che tủ bằng các vật liệu như: rơm rạ, bã cây xả (sau khi chiết xuất tinh

dầu) đến cây họ hòa thảo và năng suất tinh dầu, hiệu suất sử dụng phân đạm trên cây
kê Nhật bản đã kết luận: năng suất chất khô của cây họ hòa thảo tăng 17% khi che tủ
bằng rơm rạ, tăng 31% khi che tủ bằng bã cây xả, và ở cả 2 công thức che tủ đều cho
năng suất cao hơn so với công thức đối chứng (không che tủ). Che tủ đã làm cho
năng suất tinh dầu của cây kê tăng một cách có ý nghĩa. Che tủ làm độ ẩm đất tăng 2
- 4% so với không che tủ. Che tủ bằng rơm rạ, khả năng hấp thụ đạm của cây tăng
17%, tương ứng tăng 25% khi che tủ bằng bã cây xả.[12]
Sugiyarto (2009), khi nghiên cứu che tủ trên khoai lang với công thức
che tủ bằng thân ngô và công thức đối chứng (không che tủ) đã kết luận : việc sử
dụng thân cây ngô để che tủ đã làm tăng chỉ số đa dạng sinh học của các động vật
không xương sống 44% (trên bề mặt mặt đất ) – 73% ( ở độ sâu dưới đất) so với
công thức đối chứng. Công nghệ che tủ hữu cơ có thể làm tăng đa dạng sinh học
các loài động vật không xương sống có ích trong đất.[13]
(Mard-5/9/2011): Những nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA) đã chỉ ra rằng người nông dân thực hiện canh tác hữu cơ định
kỳ cải tạo đất bằng phân hữu cơ sau khi trồng vẫn có thể kiểm soát cỏ dại và duy
trì mức chi phí thấp bằng cách sử dụng vải tủ đất nông nghiệp.
Nhà khoa học về đất Larry Zibilske công tác tại đơn vị nghiên cứu nguồn
tài nguyên thiên nhiên và canh tác tổnug hợp trực thuộc cơ quan Nghiên cứu nông
nghiệp (ARS) ở Weslaco, Texas đã xem xét cách thức tủ đất nông nghiệp gây cản
trở sự xâm nhập của nước và ảnh hưởng đến hàm lượng cácbon và các chất dinh
dưỡng trong đất. Zibilske đã tiến hành nghiên cứu không gian bao kín dưới mặt
đất (hốc đất) có sử dụng hai loại tủ đất nông nghiệp bán trên thị trường gồm: vải
15
lọc (vải gòn dệt kim), vải hai lớp, và một vật liệu dệt khít được làm từ sợi
polypropylene nhẵn . Đã quan sát thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng vải tủ đất
nông nghiệp với mức giảm lượng nitơ và phốt pho trong đất.[13]
2.7.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về che tủ khá nhiều chủ yếu ở những vùng
đất dốc. Những nghiên cứu được tiến hành trên cây chè và cho kết quả rất tích

cực. Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh và CTV (2005), khi nghiên cứu các biện
pháp che tủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững với vậy liệu che tủ là tàn
dư thực vật như rơm rạ, thân lá ngô, thân lá đậu đỗ, cỏ Stylo, lạc dại, các loại cây
họ đậu cho rằng: các kỹ thuật nâng cao độ che tủ đất và canh tác theo kiểu làm
đất tối thiểu trên đát dốc có thể hạn chế được xói mòn rửa trôi và cỏ dại; cải tạo
độ phì và các đặc tính của đất đồng thời làm tăng năng suất cây trồng; tiết kiệm
chi phí lao động.[13]
- Thí nghiệm ảnh hưởng của kĩ thuật che tủ đất đến năng suất cây trồng trên
đất dốc. Các cây trồng trong thí nghiệm gồm: ngô, lúa, sắn, lạc củ và chè giống
Phúc Vân Tiên tuổi 2; các vật liệu được sử dụng để che tủ như: rơm rạ, thân lá
ngô, mía; thân lá cây đậu đỗ; công thức đối chứng là không che tủ. Che tủ đất là
một biện pháp hữu hiệu trong việc tăng suất cây trồng, năng suất tăng thấp nhất là
13,9% đối với lạc đồi và cao nhất 278% đối với giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 2,
trung bình là 62,6%, 83,3% và 46,2% tương ứng với ngô, lúa, sắn.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của che tủ đất đến độ xói mòn đất. Thí nghiệm tiến
hành che tủ bằng tàn dư thực vật cho ngô, lúa và che tủ bằng thảm thực vật cho
cây ăn quả. Các ô che tủ mức độ xói mòn đất giảm từ 73% đến 94% so với các ô
không che tủ.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của che tủ đất đến độ ẩm đất: ngô, chè tuổi 1 và 2
được che tủ bằng tàn dư thực vật, vườn cây ăn quả được che tủ bằng lạc dại. Tất cả các
ô có che tủ độ ẩm đất luôn luôn cao hơn so với ô đất trống. Lý do là nước do mao dẫn
đưa lên mặt đất được lớp che tủ bảo vệ khỏi bốc hơi do tác động của nhiệt độ và gió.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân Cường, Nguyễn Văn Toàn tại Tân
Cương – Thái Nguyên (2006) thì qua 3 năm cho thấy việc che tủ tế guột hàng
năm với độ dày 10 – 15 cm là một trong những biện pháp canh tác để chế biến
chè an toàn và chất lượng cao. Từ những thí nghiệm và thực nghiệm sản xuất cho
kết luận: Tủ chè có tác dụng giữ ẩm tốt, giảm nhiệt độ đất vườn chè, chống xói
16
mòn và tăng năng suất chè, với nguyên liệu tủ như cây cỏ dại, phế liệu thực vật
Nếu như đất được che tủ, thì sẽ giảm được cường độ ánh sáng trực tiếp chiếu

xuống mặt đất, quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ được kìm hãm lại, chất
hữu cơ dự trữ được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ và đất không ngừng được
bồi dưỡng.[2]
Ở Bắc Giang áp dụng che tủ nilon cho 20 ha lạc vụ xuân đã làm tăng năng suất
từ 25 - 35% so với không che tủ nilon.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp
miền núi phía bắc do Tiến sĩ Lê Quốc Doanh làm Chủ nhiệm, đã nghiên cứu áp
dụng các biện pháp che tủ đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao.
Các nhà khoa học chọn những ruộng nương có độ đồng đều cao, các loại đất
Feralit đỏ, vàng, đất dốc tụ dưới chân núi đá vôi ở nhiều điểm, nhiều địa phương
vùng cao phía Bắc. Các loại vật liệu che tủ được sử dụng gồm rơm, rạ, thân lá
ngô, lá mía, đậu đỗ, cỏ, cúc quỳ có thể tận dụng tại địa phương. Các nhà khoa
học thí nghiệm che tủ cho ngô, lúa bằng xác thực vật khô, thảm thực vật sống
hoặc trồng xen. Kết quả cho thấy, ở các ô có che tủ mức độ xói mòn đất giảm từ
73 đến 94% so với các ô không có che tủ. Với các vườn cây ăn quả, việc trồng
xen cỏ và cây lạc dại vừa ngăn chặn xói mòn đất vừa sản xuất thêm thức ăn cho
gia súc. Việc che tủ đất làm giảm nhiệt độ mặt đất từ 3 đến 7
0
C vào lúc 15 giờ
hàng ngày, giảm lượng nước bốc hơi, giảm đáng kể sự phát triển của cỏ dại. Chỉ
sau một vụ áp dụng, che tủ đất đã làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ, đặc biệt là
lân và kali dễ tiêu tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn. Ở vụ đầu, chi phí cho
việc thu gom vật liệu che tủ cao hơn nhưng do không phải cày bừa đất, giảm số
công làm cỏ nên tổng số công cho cả vụ thấp hơn 35 đến 40% so với không che tủ
đất. Từ vụ thứ 2 trở đi, nông dân đã có ý thức tận dụng tàn dư cây trồng và cây
dại sẵn có để che tủ đất tăng được hiệu quả sử dụng. [13]
Đến nay, diện tích áp dụng các kỹ thuật che tủ đất đã đạt hơn 1.000 ha với
sự tham gia của trên 2.000 hộ dân ở các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Lai
Châu, Nghệ An, Điện Biên Ngoài ra, nhiều hộ dân ở Tây Nguyên áp dụng
phương pháp trồng xen cỏ đậu Stylo và cỏ Ruzi với cà phê giảm được hai lần tưới

nước trong mùa khô. Trong tương lai, che tủ đất sẽ giảm đáng kể nhu cầu sử dụng
phân hoá học, tiết kiệm được năng lượng cần phải tiêu tốn để sản xuất ra các loại
phân này.
17
Những nghiên cứu che tủ cho cà chua nói riêng là rất ít và là đề tài khá mới mẻ
vì vậy việc nghiên cứu các vật liệu che tủ trên cà chua sẽ mở ra hướng đi mới trong
trồng cà chua.
Tóm lại, quá trình canh tác trên đất đồi đã làm mất đi lớp tủ thực vật rất quan
trọng gây ra hậu quả rất xấu cho cho đất như: đất bị thoái hoá, xói mòn, rửa trôi do
mưa, bị khô hạn và bốc hơi vật lý mạnh, bị chai cứng, đóng váng. Đất bị mất nước làm
cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ nhanh, giảm mùn, mất khả năng giữ nước và
các chất dinh dưỡng, đồng thời làm dịch chuyển các chất có hại từ tầng đất dưới lên
tầng đất mặt gây hại cho cây trồng. Đó là những nguyên nhân làm cho đất trở lên mất
khả năng sản xuất. Sử dụng các loại vật liệu che tủ đất khác nhau trong quá trình canh
tác trên đất dốc đã khắc phục được những hạn chế đó. Che tủ đất ngăn chặn được xói
mòn, rửa trôi đất, tăng dần độ phì và cải thiện các tính chất của đất, giúp cho đất giữ
ẩm, tăng độ pH làm cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ chậm lại tạo điều kiện hình
thành mùn, tăng khả năng giữ nước, tăng cường các hoạt động sinh học đất, giảm các
độc tố có hại đối với cây trồng. Nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế,
duy trì ổn định sức sản xuất lâu dài của đất một cách bền vững. Tuy nhiên, sử dụng
loại vật liệu gì và mức độ tủ bao nhiêu là phù hợp thì cần phải được làm rõ.
18
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm thực nghiệm trường Đại học
Hùng Vương
- Thời vụ: vụ đông năm 2011, vụ xuân hè năm 2012
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giống tham gia thí nghiệm: HT 152, HT160, HT42, Tropica
- Vật liệu che tủ đất: rơm rạ + thân cây ngô, nilon đen, nilon trắng.

3.3. Nội dung nghiên cứu
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của
một số giống cà chua trong vụ đông 2011 tại Việt Trì- Phú Thọ
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu che tủ đất đến
sinh trưởng và năng suất của giống cà chua HT152 trong vụ xuân hè năm 2012
tại Việt Trì – Phú Thọ
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB) và ba lần nhắc lại:
* Thí nghiệm 1:
Công thức 1:Tropica (ĐC)
Công thức 2: HT160
Công thức 3: HT42
Công thức 4: HT152
Sơ đồ thí nghiệm:
CT2 CT1 CT4 CT3
CT3 CT4 CT1 CT2
CT1 CT3 CT2 CT4
*Thí nghiệm 2:
Công thức 1: Sử dụng rơm rạ + thân cây ngô che tủ
Công thức 2: Sử dụng nolon đen che tủ
Công thức 3: Sử dụng nilon trắng che tủ
Công thức 4: Không sử dụng vật liệu che tủ (đối chứng)
19
Sơ đồ thí nghiệm:
CT2 CT1 CT4 CT3 CT5
CT3 CT4 CT5 CT2 CT1
CT5 CT3 CT2 CT1 CT4
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m
2

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi chính
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống cà
chua trong thí nghiệm:
+ Ngày gieo
+ Ngày mọc 75%
+ Thời gian từ trồng đến bắt đầu nở hoa (10%) và nở hoa tập trung
(75%), ngày
+ Thời gian từ trồng đến đậu quả (10%, 75%) (ngày)
+ Thời gian từ trồng đến quả chín (10%, 75%) (ngày)
+ Thời gian từ trồng đến thu hoạch đợt đầu và đợt cuối (ngày)
+ Thời gian sinh trưởng: Từ mọc mầm tập trung đến thu hoạch cuối
cùng (ngày)
- Đặc điểm sinh trưởng của các giống cà chua trong thí nghiệm:
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng
của thân chính, 7 ngày/ lần, mỗi giống theo dõi 15 cây/3 lần nhắc lại
+ Động thái ra lá: đếm tống số lá, 7 ngày/ lần, mỗi giống theo dõi 15
cây/3 lần nhắc lại.
- Đặc trưng hình thái của các giống trong thí nghiệm.
+ Chiều cao cây: đo chiều cao thân chính khi kết thúc thu hoạch từ cổ
rễ đến đỉnh sinh trưởng (cm).
+ Số lá từ gốc đến chùm hoa dầu tiên và số lá giữa các chùm hoa.
+ Loại hình sinh trưởng (vô hạn, bán hữu hạn, hữu hạn).
+ Lá:
• Màu sắc quả khi chín (đỏ thẫm, đỏ, đỏ vàng, vàng, da cam)
• Chiều cao quả H, cm
• Đường kính quả D, cm
20
• Chỉ số hình dạng quả I = H/D
Khi: I = 0,6 - 0,8 là quả dạng tròn dẹt
I = 0,8 - 1,25 là quả tròn

I > 1,25 là quả dạng ô van
- Khối lượng trung bình quả (g)
- Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống trong thí nghệm: Một số loại sâu,
bệnh hại chủ yếu như sâu đục quả, bệnh virut xoăn lá, bệnh héo xanh (Pseudomonas
solanacearum Smith), bệnh mốc sương (Phytophthora infestans
+ Tính tỷ lệ sâu, bệnh hại theo phương pháp của Vũ Triệu Mân, Lê
Lương Tề năm 2003:
Tổng số cây bị sâu hại
Tỷ lệ sâu hại (%) = x 100
Tổng số cây thí nghiệm
Tổng số cây bị bệnh hại
Tỷ lệ bệnh hại (%) = x 100
Tổng số cây thí nghiệm
- Mức độ hại của cỏ dại:
+ Tính chủng loại cỏ dại chính trong các công thức che tủ.
+ Khối lượng cỏ dại tươi và khô trong các công thức che tủ.
- Tỷ lệ đậu quả của giống HT144 trong thí nghiệm (%)
- Tính tỷ lệ đậu quả giữa các chùm hoa trên cây (tính 5 chùm hoa đầu
tiên).
- Tính tỷ lệ đậu quả của cây:
Tổng số quả
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100
Tổng số hoa
- Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất:
+ Số chùm quả/cây.
+ Số quả/cây.
+ Khối lượng quả/cây ( kg).
+ Khối lượng trung bình/quả (g).
21
+ Năng suất thực thu: được tính năng suất trung bình trên 3 lần nhắc lại.

- Một số chỉ tiêu về chất lượng quả trong thí nghiệm (trộn đều sản phẩm của
3 lần nhắc lại, lấy mẫu ngẫu nhiên):
+ Độ dày thịt quả (mm).
+ Tỷ lệ khối lượng thịt quả so với khối lượng quả (%).
+ Hàm lượng chất khô: theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ ban dầu
75
0
C, sau nâng lên 105
0
C và cân 3 lần khối lượng không đổi (%).
+ Độ chắc quả: được đánh giá bằng phương pháp cảm quan, theo
Kader và Morris, 1976 có các mức sau:
• Rất cứng: quả không bị móp khi ấn mạnh tay, khi thái lát không mất
nước hay hạt
• Cứng: quả chỉ bị móp nhẹ khi ấn tay, khi thái không mất nước hay hạt
• Chắc: quả bị móp nhẹ khi ấn tay bình thường, khi thái có rơi một ít
nước và hạt
• Mềm: quả bị móp khi ấn nhẹ, khi thái có chảy nước và hạt
• Rất mềm: quả dễ bị móp khi ấn nhẹ, khi thái chảy nhiều nước và hạt
* Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế
- Tổng chi = Chi phí vật tư + Tiền công lao động + các chi phí khác
- Giá sản xuất = Tổng chi/ Năng suất
- Tổng thu, triệu đồng/sào

= Năng suất x Giá bán
- Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi
* Xử lý số liệu thống kê trên Excel, Irristat 4.0
22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng

suất của một số giống cà chua quả lớn trong vụ đông 2011 tại Việt Trì- Phú
Thọ
4.1.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua
4.1.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây tạo nên cấu trúc hình thái liên quan đến khả năng sử dụng
năng lượng mặt trời có hiệu quả nhất, giúp ta xác định loại hình sinh trưởng của
giống cũng như có những biện pháp chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây phát
huy tối đa những đặc tính tốt. Chiều cao của cây qua các giai đoạn khác nhau là
khác nhau. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các
giống cà chua trong vụ đông 2011
Đơn vị: cm
Chỉ tiêu
CTTN
Chiều cao cây sau trồng … ngày
14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91
Tropica(ĐC) 36,5 49,8 66,7 83,3 88,6 97,6 107,8 115,1 126,5 137,6 143,7 149,5
HT160 35,3 47,8 63,2 76,5 80,4 90,6 99,5 109,8 120,2 130,8 136,5 143,6
HT42 28,1 38,7 55,6 66,2 70,5 77,3 89,7 101,0 113,6 122,4 127,5 133,7
HT152 38,2 52,7 68,1 85,6 94,4 108,7 118,8 128,0 137,6 145,0 149,8 153,7
* Giai đoạn sau trồng từ 14 -35 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của
cây khá cao tăng lên khoảng 10,5- 17cm/tuần. Giống HT152 cao hơn so với giống
ĐC, giống HT42 và giống HT160 thấp hơn giống Troppica (Đ/C). Do thời kỳ này
nhiệt độ ấm áp thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây, thúc đẩy cây sinh
trưởng nhanh về chiều cao tạo tiền đề cho các giai đoạn sau sinh trưởng phát triển.
- Sau 14 ngày qua theo dõi cho ta thấy tốc độ tăng chiều cao trung bình là
34,525cm. Giữa các giống thí nghiệm có sự chênh lệch chiều cao không đáng kể,
dao động trong khoảng 28,1- 38,2cm. Trong đó chiều cao của giống HT152 cao
nhất đạt 38,2cm, thấp nhất là giống HT142 đạt 28,1cm.
23

- Sau 21 ngày chiều cao của các giống cà chua biến động trong khoảng
38,7- 52,7cm, chiều cao tăng trung bình là 47,25cm, trong đó giống HT152 đạt
chiều cao lớn nhất (52,7cm) còn lại hai giống HT160 và HT42 thấp hơn giống đối
chứng (49,8cm) và thấp nhất là giống HT42 đạt 38,7cm.
- Sau 28 ngày tốc độ tăng chiều cao trung bình là 63,4cm. Giống HT152 đạt chiều
cao là 68,1cm lớn hơn so với các giống còn lại, thấp nhất là giống HT42 đạt 55,6cm.
- Sau 35 ngày tốc độ tăng chiều cao trung bình khá cao đạt 77,9cm. Chiều cao các
giống cà chua thí nghiệm dao động trong khoảng 66,2- 85,6cm. Trong đó giống cà chua có
chiều cao lớn nhất là giống HT152 (85,6cm), giống có chiều cao thấp nhất là giống HT42
(66,2cm), giống đối chứng đạt 83,3cm cao hơn so với giống HT160 là 6,8cm.
* Giai đoạn sau trồng từ 35- 63 ngày: Tốc độ tăng chiều cao chậm lại,
chiều cao tăng trung bình là 113,475cm. Chiều cao của các giống cà chua dao
động trong khoảng 101- 128,0cm. Giống HT152 có tốc độ tăng trưởng chiều cao
cao hơn giống Troppica (ĐC), giống HT42 và giống HT160 có tốc độ tăng trưởng
chiều cao thấp hơn so với giống. Trong đó giống có chiều cao lớn hơn cả là giống
HT152 đạt 128cm, thấp nhất là giống HT42 đạt 101cm. Sự tăng trưởng chiều cao
chậm lại có thể do nhiệt độ lúc này thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây,
nguyên nhân chính là do đây là giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, ra hoa và đậu quả
lứa đầu tiên nên dinh dưỡng tập trung cho quá trình ra hoa và đậu quả.
* Giai đoạn từ 63- 91 ngày sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây
tăng lên khoảng 3-10cm/tuần. Sau trồng 91 ngày chiều cao cây tăng trưởng trung
bình 145,125cm. Chiều cao của các giống cà chua biến động trong khoảng 133,7-
153,7cm. Giống HT152 có chiều cao cây cao hơn so với đối chứng. Trong đó, giống
cà chua có chiều cao lớn nhất là giống HT152, giống HT1160 và giống HT42 thấp
hơn so với giống đối chứng (149,5cm), thấp nhất là giống HT42 đạt 133,7cm. Giai
đoạn lứa quả đầu tiên của cây chín sự tăng trưởng chiều cao giảm dần và tăng trưởng
chậm. Giống HT160 sinh trưởng hữu hạn do vậy cây không tiếp tục tăng về chiều
cao và ra lá, 3 giống còn lại đều là sinh trưởng vô hạn nên trong quá trình ra hoa đậu
quả cũng như quả chín thì cây vẫn tăng trưởng chiều cao và ra lá. Dinh dưỡng của
cây giai đoạn này tập trung phần lớn vào ra hoa và nuôi quả.

Qua theo dõi ở 3 giai đoạn cho ta thấy giống HT152 là giống có khả năng
tăng trưởng về chiều cao cây nhanh nhất, tăng trưởng chậm nhất là giống HT42.
24
4.1.1.2. Động thái ra lá của các giống cà chua tham gia thí nghiệm
Tiến hành theo dõi chỉ tiêu động thái tăng trưởng số lá giúp ta chú ý tới các
thời kỳ phát triển của bộ lá cà chua, tạo điều kiện cho ruộng cà chua quang hợp
tốt, cho năng suất cao. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2: Động thái ra lá của các giống cà chua trong vụ đông 2011
Đơn vi: Lá
Chỉ tiêu
CTTN
Số lá sau trồng … ngày
14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91
Tropica(ĐC) 7,1 9,5 11,0 12,9 13,8 14,4 14,5 16,8 17,9 18,7 19,6 20,9
HT160 7,6
10,
0
11,2 13,3 14,2 14,8 15,2 17,1 18,2 19,7 20,5 21,9
HT42 7,0 9,3 10,6 11,7 12,9 14,0 14,2 15,8 16,5 17,9
18,
8
19,6
HT152 7,7 10,4 11,8 13,7 14,8 15,3 15,5 17,8 18,7
20,
0
21,1 22,3
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy số lá tăng lên tỉ lệ với chiều cao của cây.
Giai đoạn cây phát triển mạnh nhất về chiều cao cũng là giai đoạn cây phát triển
mạnh nhất về số lá.
* Giai đoạn sau trồng từ 14- 35 ngày: Sau trồng 14 ngày cây bắt đầu hồi

xanh do vậy cây tăng trưởng nhanh về chiều cao cũng như số lá, qua theo dõi thì
cây có tốc độ ra lá nhanh trung bình từ 1,3- 2,7 lá/tuần. Sau trồng 35 ngày thì số
lá của các giống cà chua dao động trong khoảng 11,7- 13,7cm. Giống HT152 và
giống HT160 có tốc độ ra lá cao hơn so với giống Troppica (ĐC). Trong đó giống
có số lá cao nhất là giống HT152 (13,7 lá), sau đến giống HT160 (13,3 lá) và thấp
nhất là giống HT42 (11,7 lá).
* Giai đoạn sau trồng từ 35- 63 ngày: Tốc độ ra lá chậm lại, sau trồng từ
(35- 56 ngày) tốc độ <1 lá/ tuần. Riêng có thời gian sau trồng từ 54- 63 ngày thì
tốc độ ra lá trung bình từ 1,6- 2,3 lá. Sau trồng 63 ngày số lá của các giống cà
chua dao động trong khoảng 15,8- 17,8 lá. Giống HT152 và giống HT160 có tốc
độ ra lá cao hơn so với giống Troppica (ĐC). Trong đó giống có số lá cao nhất là
25

×