Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã đồng phú, huyện chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.29 KB, 26 trang )

Contents
Contents 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG 5
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 5
2.1.1.Cơ sở lý luận 5
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 5
2.1.3 Đặc điểm địa bàn xã Đồng Phú 7
a. Đặc điểm tự nhiên 7
b. Đặc điểm kinh tế,xã hội 8
2.2. Hệ thống văn bản chính sách khuyến nông liên quan 9
2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã Đồng Phú, Chương
Mỹ, Hà Nội 10
2.3.1 Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách nông nghiệp 10
2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện 11
2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách 12
2.3.4 Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách 14
2.3.4 Nội dung triển khai chính sách 14
2.4 Kết quả tình hình thực hiện các chính sách khuyến nông trên địa bàn xã 16
2.4.1. Kết quả triển khai chính sách chương trình, hoạt động khuyến nông 16
2.4.2 Sự đánh giá của người dân về thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn
17
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã 18


2.6 Những khó khăn và tồn tại gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách ở xã
Đồng Phú 20
2.7. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến nông: 21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
3.1. Kết luận 24
3.2. Kiến nghị 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra vật chất chủ yếu của nền kinh tế
cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con
người tồn tại. Vì vậy, để củng cố nông nghiệp trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng, nông
nghiệp chính là nền tảng vững chắc để chúng ta phát triển các ngành khác
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, với cơ cấu của
ngành nông nghiệp chiếm 20,23%, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn,
60% dân số làm nghề nông . Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí
rất quan trọng cần được chú trọng quan tâm để phát triển kinh tế nước nhà.
Trước tình hình đó, được sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước:
Hệ thống khuyến nông nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập
theo Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Khuyến
nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức
và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ những hiểu biết để họ
có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộng
đồng nông thôn.
Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010
của Chính Phủ về khuyến nông – khuyến ngư, hệ thống viên cơ sở, cộng tác
viên khuyến nông – khuyến ngư, hệ thống khuyến nông viên cơ sở, cộng tác
viên khuyến nông thôn bản ra đời. Họ đã trở thành lực lượng nòng cốt, cánh

tay dài của lực lượng khuyến nông, là cầu nối giữa khuyến nông với nông
dân. Lực lượng khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn,
bản đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện công tác khuyến
nông cũng như công tác phát triển nông thôn ở cơ sở. Tuy nhiên, đội ngũ cán
bộ khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn bản có trình độ
về chuyên môn nghiệp vụ không đều, kinh nghiệm kỹ năng cơ bản trong
hoạt động khuyến nông còn hạn chế… Vì vậy, việc thực thi các chính sách
khuyến nông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ.
Xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội là một xã thuần nông, có
thế mạnh lớn để phát triển nông nghiệp, có vị trí quan trọng trong hệ thống
cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho Hà Nội nói riêng và các tỉnh lân
cận nói chung.
Nhận định được ý nghĩa to lớn ấy, nhiều chính sách khuyến nông cho
xã đã được triển khai và áp dụng, bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định,
tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế chưa được khắc phục
Để đánh giá tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở Chương
Mỹ. Nhóm chúng em cùng nhau tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực
hiện chính sách khuyến nông ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà
Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn xã
Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách khuyến nông và khuyến nghị góp
phần hoàn thiện chính sách khuyến nông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách khuyến
nông;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn Hà
Nội;

- Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách
khuyến nông;
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện chính sách
khuyến nông.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện tại trên địa bàn xã đang triển khai những chính sách khuyến nông gì?
- Tình hình triển khai chính sách khuyến nông ở xã Đồng Phú đang đạt
những kết quả gì? Những tồn tại, bất cập ở điểm nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách khuyến
nông trên địa bàn xã Đồng Phú?
- Tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã cần hoàn thiện, bổ sung
những nội dung gì để nâng cao hiệu quả thực hiện?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông trên địa
bàn xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đề tài được tiến hành thông
qua việc điều tra tra trực tiếp thông qua các hộ nông dân, cán bộ quản lý và
lãnh đạo xã, nhân viên và cộng tác viên khuyến nông cơ sở và các đoàn thể
trong xã Đồng Phú.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng trong đề tài này được thu thập từ
năm 2009 đến 2011.
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Đồng Phú trong đó chủ
yếu tập chung vào khuyến nông cơ sở
Nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách
khuyến nông ở xã Đồng Phú.
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1.Cơ sở lý luận
Một số khái niệm

Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân,
đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương,chính sách về nông
nghiệp,những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những
thông tin về thị trường để họ có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của
gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất,cải thiện đời sống, nâng cao
dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Chính sách khuyến nông là các chính sách có tác động đến các hoạt
động khuyến nông cũng như tác động đến người làm công tác khuyến nông
do chính phủ ban hành. Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách bao
gồm việc cụ thể hóa một chính sách hoặc chương trình kế hoạch và các hành
động cụ thể của từng ngành trong phát triển kinh tế.
Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa cách ứng
xử của chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
định hướng.
Thực hiện chính sách nông nghiệp là việc triển khai chính sách, bao
gồm việc cụ thể hóa một chính sách hoặc chương trình kế hoạch và các hành
động cụ thể của khuyến nông đến với các chủ thể liên quan để phát triển sản
xuất nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Việc thực hiện chính sách ở mỗi địa phương là khác nhau do điều kiện
kinh tế tự nhiên xã hội đặc thù mà từ đó cán bộ khuyến nông có những kế
hoạch thực hiện riêng cụ thể cho từng đơn vị để chính sách khuyến nông đạt
hiệu quả cao nhất.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về công tác
khuyến nông, khuyến ngư thay thế Nghị định 13CP ngày 2/3/1993 của
Chính phủ đã làm hệ thống tổ chức khuyến nống các cấp từ trung ương đến
địa phương và các tổ chức khuyến nông khác ngày càng hoạt động hiệu quả
rõ rệt, được các cấp các ngành ngày càng quan tâm.
Do tình hình kinh tế_xã hội ngày cành phát triển.để đáp ứng kịp với
những thay đổi đó, ngày 08/01/2010, chính phủ đã ban hành Nghị định số

02/2010/NĐ-CP về khuyến nông, bao gồm các quy định, nội dung hoạt
động, tổ chức, các chính sách và kinh phí hoạt động của khuyến nông. Và
hiện nay, các tổ chức khuyến nông trong nước đang vận hành theo Nghị định
này.
Kinh nghiệm thực hiện chính sách khuyến nông ở Nhật Bản
Công tác khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những
năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới. Cơ cấu hành
chính và các chính sách về khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn
thiện qua các thời kỳ khác nhau.
Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang
trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công
nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động
khuyến nông ở Nhật Bản đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ
cán bộ khuyến nông không ngừng được xây dựng, củng cố. Các giai đoạn
tiếp theo, do sự cải cách hệ thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các
hướng dẫn kỹ thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở
rộng bắt buộc". Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi
phục tại Nhật Bản với tên gọi “Dịch vụ khuyến nông hợp tác xã” và phát
triển đến nay.
Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính, đó là: cải thiện
kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng
dân cư ở các vùng nông thôn; và giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn.
Về chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, Chính phủ Nhật Bản tập
trung vào các nội dung: Tạo hành lang pháp lý về khuyến nông, phát triển
nông thôn, với phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”. Hàng năm,
Chính phủ hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của
các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng góp của người
dân hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông.
Một trong những hình thức khuyến nông được áp dụng phổ biến ở
Nhật Bản hiện nay là hệ thống khuyến nông điện tử, giúp nông dân có điều

kiện tiếp cận các chính sách và kỹ thuật mới.
Trong nước, tình hình thực hiện khuyến nông diễn ra ở huyện Mường
Ảng, tỉnh Yên Bái:
• Hỗ trợ đầu tư phát triển trồng các loại cây công nghiệp dài ngày theo
mô hình trang trại,tập trung như hỗ trợ giống, kinh phí khai hoang trồng
mới,nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng.
• Hỗ trợ thực hiện các mô hình,tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ thường xuyên
trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức và tiến bộ KHKT cho người dân
để họ tiếp thu và triển khai áp dụng thực hiện
• Hỗ trợ 90% kinh phí kiên cố hóa kênh mương cấp III đối với xã vùng
cấp II và 100% đối với xã 135.
• Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư đúng mức để đưa giống lúa,ngô
mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vùng trồng lúa.
Đối với nông nghiệp thì thực hiện nghiêm túc các quy định về hỗ trợ
phát triển Nông_Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh,giao cho các cá nhân,nhóm
thực hiện trồng rừng kinh tế, giao cho các doanh nghiệp xây dựng các dự án
trồng rừng kinh tế.
2.1.3 Đặc điểm địa bàn xã Đồng Phú
a. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Đồng Phú là một xã nông nghiệp ở khu vực phía nam của huyện
Chương Mỹ. Là một xã thuộc đồng bằng châu thổ song Hồng, đất đai được
hình thành trên nền đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, cách trung
tâm huyện 10km và có vị trí như sau.
• Phía Bắc giáp xã Quảng Bị
• Phía Nam giáp xã Hòa Chính
• Phía Đông giáp xã Thượng Vực
• Phía Tây giáp xã Hồng Phong và huyện Mỹ Đức
Xã Đồng Phú có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu và phát triển
kinh tế với các vùng lân cận, nhờ có tuyến tỉnh lộ 80 đã được rải nhựa chạy

qua nên rất thuận tiện cho việc gia lưu văn hóa, phát triển kinh tế_xã hội ở
địa phương. Xã Đồng Phú có hệ thống thủy văn chủ yếu là kênh mương,
việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sông
Bùi. Trong nhiều năm qua xã thường xuyên được quan tâm đến công tác
thủy lợi nội đồng. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí nên huyện xã đã
tiến hành kiên cố hóa một số kênh mương nên đã đảm bảo cho việc sinh
trưởng và phát triển của cây trồng ổn định 2 vụ và 3 vụ.
Là một xã thuộc đồng bằng sông Hồng, đất đai được hình thành trên nền đất
phù sa không được bồi đắp hàng năm, hàm lượng dinh dưỡng không cao,
thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển cây màu
như lúa, ngô, khoai….
b. Đặc điểm kinh tế,xã hội
Tình hình phân bố sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, nó là nhân tố
quan trọng để tiến hành sản xuất. Mỗi một vùng địa lý khác nhau thì đất đai
lại có những tính chất khác nhau phù hợp với từng loại cậy trồng. Do đó đất
đai là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Dân số
ngày càng đông diện tích đất đai ngày càng thu hẹp lại nên trong việc sử
dụng đất đai cần sử dụng một cách hợp lý, đầy đủ đem lại lợi nhuận kinh tế
cao.
Tình hình dân số lao động
Dân số và lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tính đến
tháng 10 năm 2011 trong xã có tổng số dân là 6324 người với 3796 khẩu
làm nông nghiệp,số người trong độ tuổi lao động 4231 người,tổng số hộ
trong toàn xã là 1729 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 992 hộ. Tỉ lệ người
trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên là 90%. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo được nâng lên, cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng
tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhận dân trong xã ngày càng được
cải thiện.
Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: phân bố tương đối hợp lý, giao thông xã có
4,5km tỉnh lộ 80 chạy qua đều được rải nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hang hóa của nhân dân trong xã và các vùng lân cận.
Các trục đường liên thôn, liên xóm 96% đã được bê tông hóa, hàng năm
được tu bổ.
Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn xã có 2 trạm bơm tiêu úng gồm 19
máy, toàn xã có 4km kênh mương bê tông hóa và hệ thống tưới tiêu là 7km
đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu. Hàng năm xã chủ động nạo vét kênh mương
nội đồng đảm bảo hệ thống mương máng thông thoáng để phục vụ nhu cầu
tưới tiêu trong sản xuất và trong mùa giông bão. Trong sản xuất, hiện nay
các hộ không phải tát nước mà theo định kì hợp tác xã chỉ đạo bơm nước
phụ vụ cho nhân dân trong xã.
Hệ thống điện: Điện đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và phục
vụ nhu cầu nhân dân. Hệ thống điện trong xã đảm bảo cho nhu cầu về điện
của người dân. Trong xã có 100% các hộ sử dụng điện,hiện nay có 4 trạm
biến áp đặt ở các thôn trong xã với 4,1km đường dây cao thế và 9,6km
đường dây hạ thế.
Tình hình kinh tế tại địa phương
Đồng Phú là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò
chủ đạo trong phát triển kinh tế. Năm 2009 giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt là 14,7 tỷ, ngành chăn nuôi là 7,1 tỷ, ngành nuôi trồng thủy sản là 4,9 tỷ.
Có được kết quả là do chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo dồn ô đổi
thửa, chủ động trong công tác ngập úng, có kế hoạch phục hồi sản xuất ngay
sau khi mưa, bão kết thúc. Đồng thời làm tốt công tác chỉ đạo chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và thường xuyên kiểm tra dịch bệnh, tăng
cường công tác phòng dịch cho vật nuôi không để dịch bệnh lớn xảy ra trên
xã.
Các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại tiếp tục được duy
trì và được nhân dân đầu tư phát triển như ngành: mây tre đan,xây
dựng….Trong 3 năm tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân là 6.76%,dịch vụ

tăng 19,65%. Các ngành nghề mây tre đan chủ yếu phát triển ở các thôn Hòa
Xá, Hoàng Lạc, Hạ Dục. Một số ngành nghề khác tập trung chủ yếu ở thôn
Hoàng Xá.
2.2. Hệ thống văn bản chính sách khuyến nông liên quan.
Hình thức
văn bản
Số văn bản Ngày ban
hành
Trích yếu nội dung
Thông tư
liên tịch
SỐ 02-L B/TT
02/08/1993
Hướng dẫn Nghị định 13-CP về
công tác khuyến nông do Ban Tổ
chức Cán bộ Chính phủ - Bộ
Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm - Bộ
Tài chính - Bộ Thuỷ sản ban
hành.
Thông tư
liên tịch
183/2010/TTL
T-BTC-BNN
15/11/2010
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng kinh phí ngân sách Nhà
nước cấp đối với hoạt động
khuyến nông.
Nghị định

01/2008/NĐ-
CP
03/01/2008
Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Nghị định
75/2009/NĐ-
CP
10/09/2009
Sửa đổi Điều 3 Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng
01 năm 2008 của Chính phủ.
Nghị định
02/2010/NĐ-
CP
08/01/2010
Về khuyến nông.
Quyết định
26/2002/QĐ-
UB
27/2/2002
Về việc thành lập quĩ khuyến
nông thành phố hà nội và ban
hành qui chế quản lý và sử dụng
quỹ"
2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã Đồng
Phú, Chương Mỹ, Hà Nội.
2.3.1 Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách nông nghiệp

Công tác truyền thông ở xã chủ yếu là bằng thông báo trên loa cho
người dân được biết.
Các tổ chức khuyến nông ở địa phương là lực lượng thông tin tuyên
truyền, phố biến các chính sách trực tiếp cho người dân. Người dân biết
thông tin về các chính sách thông qua các cuộc họp do hội tổ chức. Tuy
nhiên các chính sách còn mang tính áp đặt từ trên xuống, không có sự tham
gia của người dân nên đôi khi không được sự đồng tình khi triển khai tại địa
phương vì không thỏa mãn nhu cầu, không giải quyết được khó khăn của
người dân.
Hiện tại, khuyến nông xã mới chỉ có hình thức tuyên truyền cho người
dân qua loa đài, truyền thanh của xã. Cơ sở vật chất thiếu thốn nên các hình
thức tuyên truyền khác chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông
tin của nhận dân. Số lần đài phát thanh và hệ thống loa truyền thanh của xã
đưa thông tin về khuyến nông còn ít. Nguyên nhân của hạn chế này là do
nguồn đầu tư kinh phí hoạt động là quá eo hẹp, chưa có cán bộ phụ trách
thông tin tuyên truyền.
Các hoạt động của khuyến nông xã còn hạn chế và chưa thực sự đa
dạng, các chương trình tham quan hầu như chưa được triển khai do vấn đề
thiếu ngân sách, sự huy động đóng góp của người dân thấp.
2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng: Bồi dưỡng, tập huấn
cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn, truyền nghề cho nông
dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh
vực khuyến nông. Ưu tiên các cán bộ khuyến nông cơ sở, người hoạt động
khuyến nông được hưởng từ ngân sách nhà nước. Mở các lớp tập huấn đào
tạo truyền nghề cho nông dân, hướng dẫn nông dân sử dụng tài liệu cung cấp
Chính sách thông tin tuyên truyền: Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tổ
chức các hoạt động phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ
chức chính trị xã hội. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình

tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại
chúng, tạp chí khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi,
hội chợ, triển lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác;
xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông.
Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn: Nhà nước chủ
trương hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công
nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định
hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản
phẩm. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển
hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng. Hỗ trợ kinh phí mua giống vật tư kĩ
thuật, kinh phí thong tin, tuyên truyền quảng cáo, hội nghị đầu bờ để nhân
rộng mô hình. Tùy vào các mô hình mà người dân được hỗ trợ 100% hay
50% tùy vào mức độ ưu tiên của chính sách.
Chế độ đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ
sở: Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách khuyến nông cần chú
ý đến chế độ đối với người cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở,
những người trực tiếp đưa chính sách đi vào thực tế, mà hiệu quả đạt được
của chính sách phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ khuyến nông. Vì vậy
càn tăng cường công tác đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ bồi dưỡng kĩ
năng làm việc cộng đồng cho cán bộ khuyến nông.
2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách.
Trạm khuyến nông huyện Chương Mỹ chịu trách nhiệm triển khai
thực hiện chính sách kịp thời báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, sở Nông Nghiệp
và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan đến tình hình, kết quả,
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách
khuyến nông xã. Các chính sách khuyến nông ở xã chủ yếu được triển khai
từ trạm khuyến nông xuống. Khi trạm ban hành các chính sách đó, cán bộ
khuyến nông sẽ tiếp nhận và được chuyển giao cho hợp tác xã nông nghiệp
tiến hành triển khai. Huyện Chương Mỹ cũng đã đề ra và thực hiện nhiều

Trung tâm khuyến nông tỉnh
Trạm khuyến nông huyện
Khuyến nông viên xã
Nông dân
Đài phát
thanh
Hội phụ nũ
Cộng tác
viên khuyến
nông
chủ trương, chính sách phát triển khuyến nông tạo điều kiện cho người dân
tiếp cận các ứng dụng kĩ thuật tiến bộ. Trạm khuyến nông huyện Chương
Mỹ đã chỉ đạo xã Đồng Phú và đạt được những thành công bước đầu về
khuyến nông gồm có các mô hình khuyến nông. Nhận được những mô hình
này, xã Đồng Phú đã chỉ đạo thực hiện sát sao. Phổ biến về từng thôn, đội
sản xuất thông qua trưởng thôn và các đội trưởng đội sản xuất, rồi các đồng
chí trưởng thôn và đội trưởng đội sản xuất tiến hành họp dân để thông báo
cho người dân biết được về việc chuẩn bị triển khai mô hình.
Hệ thống khuyến nông từ huyện đến xã được đặt dưới sự chỉ đạo của
trạm khuyến nông huyện, về địa bàn của UBND xã, thị trấn. Thông qua đó
lực lượng khuyến nông được cập nhật các chủ trương chính sách của Nhà
nước, các tiến bộ kĩ thuật một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Về cơ cấu
tổ chức khuyến nông xã Đồng phú bao gồm: 1 khuyến nông viên chịu trách
nhiệm chung về hoạt động khuyến nông có trình độ cao đẳng hưởng lương
theo bậc học có lương ngân sách, 1 cán bộ bảo vệ thực vật trình độ cao đẳng
và 1 cán bộ thú y có trình độ trung cấp làm việc tại UBND xã. Ngoài 3 cán
bộ trên, lực lượng cộng tác viên ở xã phân bổ ở từng vùng, thôn là các cán
bộ kiêm nhiệm cụ thể có 11 người là các đội trưởng đội sản xuất và các
trưởng thôn. Về mô hình tổ chức, tổ chức khuyến nông cơ sở đối với các tổ
chức có 2 mối quan hệ chính là chỉ đạo () và phối hợp ( <->)

Khuyến nông viên có các nhiệm vụ sau:
• Tham mưu cho ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn.
• Xây dựng các chương trình công tác khuyến nông từng vụ, từng
năm, tham mưu cho cấp ủy, UBND xã chỉ đạo.
• Tiếp nhận chủ trương, tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp.
• Tổ chức cho nông dân tham gia học tập các mô hình trình diễn
và các mô hình kinh doanh giỏi
• Hướng dẫn nông dân về tình hình nắm bắt dịch bệnh cây trồng
trên địa bàn để hướng dẫn các biện pháp phòng trừ.
2.3.4 Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách.
Tổ chức nguồn lực là hoạt động rất cần thiết mà nếu thiếu thì chính
sách không thể thực hiện được. Việc thực hiện chính sách Khuyến nông ở
địa bàn xã cần các nguồn lực về: nhân lực, vật lực, nguồn tài chính…
Nhân lực:
Tổ khuyến nông cơ sở là một bộ phận rất quan trọng giúp công tác khuyến
nông đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp. HTXNN, các đội sản xuất, hội
nông dân, các câu lạc bộ khuyến nông… và đặc biệt phải kể đến CBKN – họ
là những người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người dân và là người hướng
dẫn thực hiện chính sách. Bên cạnh đó là sự ủng hộ của đông đảo lực lượng
nhân dân trên địa bàn xã góp phần thực hiện chính sách một cách hiệu quả.
Vật lực:
Đó là các phòng làm việc cho các cán bộ khuyến nông, các cơ sở vật chất,
trang thiết bị: máy tính, máy in, máy phô tô…nhằm phục vụ cho công tác
khuyến nông được thực hiện.
Nguồn tài chính:
Nguồn kinh phí cho các hoạt động khuyến nông ở xã Đồng Phú chủ yếu từ
ngân sách nhà nước và do người dân đóng góp một phần.
Nguồn kinh phí cho hoạt động của cơ sở chủ yếu là huyện cấp và UBND xã
đầu tư. Chỉ có một số mô hình trình diễn, buổi tập huấn, tham quan hội thảo,

thông tin tuyên truyền là do địa phương đề xuất trạm, UBND xã và nông dân
góp kinh phí.
2.3.4 Nội dung triển khai chính sách
Chính sách khuyến nông được triển khai thực hiện trên địa bàn xã
trong giai đoạn 2009 – 2011 hầu hết là các chính sách nhân rộng mô hình là
chính và các chính sách khác như đào tạo bồi dưỡng truyền nghề, thông tin
tuyên truyền, và chế độ với người làm khuyến nông theo một số văn bản chỉ
đạo của trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội và trạm khuyến nông
huyện Chương Mỹ. Trạm khuyến nông huyện chịu trách nhiệm triển khai
thực hiện chính sách kịp thời báo cáo UBND tỉnh, sở NN & PTNT, các sở
ngành liên quan về tình hình, kết quả, những khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã.
• Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng: trong thời gian qua,
khuyến nông xã đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện, cũng như các
trung tâm chuyển giao kĩ thuật tiến bộ, tổ chức hàng chục lớp tập huấn về kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Các lớp tập huấn thu hút được khá
người dân tham gia, có khoảng 70 -100 người tham gia. Xã thường có hỗ trợ
người dân tham gia với mức 10 000đ/người nông dân, 20 000đ/cán bộ giảng
dạy.
• Chính sách thông tin tuyên truyền: Triển khai tuyên truyền chính sách
khuyến nồng dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, họp dân, tuyên
truyền qua loa đài truyền thanh xã, tuyên truyền qua các trưởng thôn, đội
trưởng đội sản xuất. Các chính sách khuyến nông đã tạo điều kiện cho địa
phương tập chung hơn trong công tác quản lý, đáp ứng được chủ trương
giảm bớt một phần chi phí phải bỏ ra. Hiện tại, khuyến nông xã mới chỉ có
hình thức tuyên truyền cho người dân qua loa đài, truyền thanh của xã. Cơ
sở vật chất thiếu thốn nên các hình thức tuyên truyền khác chưa phát triển,
chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của nhân dân. Số lần phát thanh và
hệ thống loa truyền thanh của xã đưa tin về khuyến nông còn ít. Nguyên
nhân của hạn chế này là do kinh phí cho hoạt dông thông tin tuyên truyền là

quá eo hẹp, chưa có cán bộ phụ trách mảng thông tin tuyên truyền.
• Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn: trong những
năm vừa qua khuyến nông xã Đồng Phú đã kết hợp với HTXNN tổ chức và
xây dựng các mô hình trình diễn, có các mô hình giống lúa, giống khoai và
một số mô hình ứng dụng TBKT trong sản xuất như bón phân… Các mô
hình đều được triển khai đúng quy trình và có hiệu quả với sự kết hợp của
HTXNN. Khi nhận được các quyết định về xây dựng các mô hình thì UBND
xã và HTXNN cùng với CBKN đã phổ biến về từng thôn, đội sản xuất thông
qua trưởng thôn và các đội trưởng đội sản xuất, rồi các đồng chí trưởng thôn
và đội trưởng đội sản xuất tiến hành họp dân để thông báo cho người dân
được biết về việc chuẩn bị triển khai xây dựng mô hình.
• Chế độ đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ
sở: cán bộ khuyến nông được đi đào tạo về trình độ, kĩ năng cũng như nâng
cao kiến thức 2 lần/năm. Ngoài ra còn được đi tập huấn, thăm quan, học tập
ở trạm khuyến nông huyện Đông Anh. Chế độ lương và phụ cấp cho các cán
bộ khuyến nông trên địa bàn xã được thực hiện theo Nghị định 02/2010/NĐ-
CP về khuyến nông của Chính Phủ. Mức lương của khuyến nông viên cơ sở
ăn hệ số lương 0,8 tương ứng 747.000đ/tháng còn đối với đội trưởng đội sản
xuất được phụ cấp 320.000đ/tháng, ngoài ra họ còn được thu phí thủy lợi từ
mỗi hộ gia đình bình quân từ 2-3 kg/sào. Mỗi lần đi tham dự các hội thảo,
mô hình trình diễn các bộ khuyến nông cũng được hỗ trợ tài liệu, tiền đi lại
là 20.000đ/lần/người.
2.4 Kết quả tình hình thực hiện các chính sách khuyến nông trên địa
bàn xã
2.4.1. Kết quả triển khai chính sách chương trình, hoạt động khuyến
nông.
Các chính sách khuyến nông được triển khai trên địa bàn xã chủ yếu
là hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất các giống cây trồng. Cụ thể là giống
lúa, trợ giá phân bón, hỗ trợ quy hoạch xây dựng mô hình, hỗ trợ vật tư, chỉ
đạo sản xuất… Sau khi các chính sách triển khai trên địa bàn xã người dân

hưởng ứng rất nhiệt tình. Thông qua các kênh truyền thông như đài phát
thanh xã, các đoàn thê hay CBKN, các CTVKN người dân đã tiếp cận và
nắm được các chính sách khuyến nông đang được triển khai trên địa bàn xã.
Cụ thể hoạt động khuyến nông của trạm khá phong phú và đa dạng với nhiều
lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu hoạt động khuyến nông vẫn tập trung
phần lớn vào lĩnh vực trồng trọt, các hoạt động về chăn nuôi – nuôi trồng
thủy hải sản trên địa bàn là không có, hoạt động khuyến lâm có phần kém
phát triển hơn. Nhìn chung các mô hình và các lớp tập huấn được triển khai
trên địa bàn xã có tăng. Năm 2009, xã triển khai được 3 mô hình: bón phân
đầu trâu vụ mùa, mô hình trình diễn gieo thẳng lúa theo hàng bằng giàn kéo
tay, mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp không cần làm đất vụ đông.
Năm 2010 triển khai được các mô hình: mô hình thử nghiệm giống lúa RVT
vụ mùa, mô hình khảo nghiệm giống lúa nếp lai, mô hình thử nghiệm thanh
long, mô hình trồng ngô lai 2 dòng. Năm 2011 gồm: mô hình thử nghiệm xử
lý rơm rạ sau thu hoạch làm phân trồng cây vụ đông, mô hình trồng ngô vụ
đông, mô hình gieo sạ lúa vụ đông, mô hình trồng khoai tây bằng phương
pháp không làm đất vụ đông.
Hỗ trợ tập huấn chuyển giao TBKT: UBND thành phố quy định ngân
sách hỗ trợ kinh phí tập huấn, đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông
nghiệp cho nông dân. Căn cứ chính sách của tỉnh và chương trình tập huấn
chung của Sở NN & PTNT, trạm khuyến nông huyện và các ngành lien quan
xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản. Ngoài ra các cơ quan, đoàn thể nhân dân huyện như:
Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên cũng xây dựng các mô hình tập huấn, đào tạo về lĩnh vực nông
nghiệp cho đoàn viên, hội viên của họ. Tuy nhiên, mức kinh phí dành cho
việc tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của mỗi ngành, đoàn thể lại có
sự khác biệt lớn.
Trong 3 năm từ 2009 đến 2011, huyện Chương mỹ đã tổ chức được
16 lớp tập huấn chuyển giao TBKT trên địa bàn xã Đồng Phú cho 1500 lượt

nông dân với những nội dung chủ yếu là kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh hại lúa, lúa chất lượng cao, kỹ thuật sản xuất khoai tây giống mới.
Tổng kinh phí dành cho công tác tập huấn là 140 triệu đồng. Trong đó, năm
2009 là 15 triệu đồng, năm 2010 là 21 triệu đồng và năm 2011 là 32 triệu
đồng. Các lớp tập huấn thường kéo dài trong vòng một buổi. Phương pháp
tập huấn chủ yếu vẫn là lên lớp giảng bài, truyền đạt một chiều. Hầu hết các
lớp tập huấn đều được tổ chức ở hội trường UBNN xã.
2.4.2 Sự đánh giá của người dân về thực hiện chính sách khuyến nông
trên địa bàn
Khi được hỏi về mức độ hài long của người dân trên địa bàn xã về
các nội dung khi triển khai chính sách, có 86,67% người dân trên địa bàn xã
hài lòng, còn lại 13,33% người dân không hài lòng hay chưa hài lòng.
Những người không hài lòng là do họ không nắm được hoặc không biết về
các chính sách đó ở địa phương.
Trên địa bàn xã Đồng Phú, hầu hết người dân đều biết về các chính
sách khuyến nông được triển khai trên địa bàn xã. Trên 70% hộ hài lòng với
chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia xây dựng các mô hình và tập huấn.
Đây là những nhận xét tương đối đầy đủ và chính xác của những hộ nông
dân. Bởi mặc dù các cán bộ khuyến nông của xã đều có trình độ trung cấp,
cao đẳng trở lên nhưng họ chỉ được đào tạo ở một chuyên ngành trồng trot
hoặc chăn nuôi thú y hoặc lâm nghiệp. Phần lớn họ lại chưa được đào tạo
qua chuyên ngành phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng… Vì vậy họ rất
khó khăn khi phải tiếp cận một công việc tổng hợp như khuyến nông và
trong quá trình xây dựng các hoạt động đã có nhiều haọt động vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của hộ. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động
khuyến nông trên địa bàn huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao, khuyến nông xã cần phối hợp với các
cấp, các ngành đầu tư, bố trí thời gian cho các cán bộ khuyến nông cơ sở ở
thôn, xóm tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, lớp học ngắn hạn. Để từ đó
nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng làm việc với người dân của cán

bộ khuyến nông trên địa bàn. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến
nông trong thời gian tới.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách khuyến
nông ở xã
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã
Đồng Phú cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện chính sách
khuyến nông ở xã như sau:
Sự quan tâm của chính quyền địa phương:
Trong những năm qua, các cấp lãnh đạo xã Đồng Phú rất quan tâm
đến các vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn của xã. Đặc biệt là tình
hình thực thi một số chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
mà trong đó trọng tâm là các chính sách khuyến nông đang được triển khai
trên địa bàn xã. Chính quyền địa phương đã xây dựng phòng làm việc cho
cán bộ khuyến nông và thường xuyên cử các CBKN tham gia các lớp tập
huấn, nâng cao năng lực do trạm khuyến nông huyện tổ chức. Cùng với
HTXNN chỉ đạo, triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình. UBNN xã
cũng đã trích ngân sách của địa phương chi cho công tác khuyến nông hang
năm và cụ thể là chi cho xây dựng các mô hình, chi cho các lớp tập huấn và
một phần hỗ trợ các CBKN, những người trực tiếp tham gia vào việc triển
khai chính sách khuyến nông ở xã. UBND xã thường hỗ trợ tiền thuốc
BVTV và tiền cày bừa cho người dân khi tham gia xây dựng mô hình.
UBND trang bị cho hội trường tập huấn đủ cho lớp tập huấn khuyến nông từ
60 đến 100 người tham gia.
Năng lực của cán bộ khuyến nông cơ sở:
ngũ khuyến nông cơ sở: Là cầu nối trong quá trình chuyển giao
KTTB, là nơi truyền tải những thành tựu KHKT mới tới các hộ nông dân,
tiếp cận những ý kiến, kiến nghị, yêu cầu bức xúc từ thực tế sản xuất nông
nghiệp của hộ nông dân. Hầu hết các cán bộ khuyến nông cơ sở trình độ
chuyên môn còn thấp, thiếu kiến thức thực tế và khả năng làm việc với
người dân nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Mặt khác họ được trợ cấp

quá thấp (400.000 – 450.000đ/tháng), các hoạt động phụ thuộc vào quyết
định của trạm khuyến nông. Điều này đã làm giảm sự năng động của các cán
bộ khuyến nông nhiệt tình, có nhiều sang kiến và cho các cán bộ khuyến
nông viên thiếu nhiệt tình hoạt động mờ nhạt.
CBKN ở xã luôn chủ động nắm bắt các thông tin về các chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến hoạt động
khuyến nông trên địa bàn xã. Qua trao đổi, thảo luận, các KNVCS đều nắm
được các quy định cơ bản về hoạt động khuyến nông, các chính sách hỗ trợ
của nhà nước cũng như của trạm khuyến nông.
Qua điều tra cho thấy, năng lực của CBKN ở xã con yếu ở một số lĩnh
vực: tiếp cận thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp và nghiệp vụ
khuyến nông. Một phần do chính sách đãi ngộ cho người làm công tác
khuyến nông chưa được thỏa đáng nên không khuyến khích được khả năng
làm việc của CBKN.
Trình độ dân trí của người dân:
Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã chưa được đồng đều.
Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tiếp xúc nhiều với bên ngoài
nên đưa khoa học mới vào không được chấp nhận vì tâm lí sợ rủi ro, sợ cái
mới. Ngay trong cùng một xóm trình đọ của người dân cũng khác nhau, khó
chia tách để tổ chức các hoạt động khuyến nông.
Nguồn lực kinh phí:
Qua tìm hiểu thấy rằng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động
khuyến nông còn rất hạn chế nên chỉ đáp ứng được một phần cho các hoạt
động xây dựng mô hình trình diễn theo các dự án của tỉnh, của sở khoa học
công nghệ in ấn tài liệu và một số lớp tập huấn. Các lớp tập huấn cho cơ sở
gần như không có kinh phí nên gặp rất nhiều khó khăn. Mức độ phụ cấp cho
các cán bộ khuyến nông cơ sở rất hạn chế do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến
việc chỉ đạo, điều hành và chuyển giao kiến thức kĩ thuật. Mức kinh phí cụ
thể cho các mô hình vào khoảng 20 đến 25 triệu đồng/ mô hình tùy vào quy
mô và từng loại mô hình. Mức kinh phí cho các lớp tập huấn khoảng 3 đến

5 triệu đồng/lớp. Trong đó bao gồm chi cho các vật tư xây dựng mô hình
như: giống, phân bón, thuốc BVTV, các công tác làm đất, chi mua tài liệu và
trả kinh phí cho giảng viên tập huấn, đồng thời hỗ trợ các học viên tham gia
lớp tập huấn. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc chi thưởng
cho CBKN của xã là chưa có, đây cũng là thiệt thòi của các cán bộ khuyến
nông trên địa bàn.
Các tổ chức khuyến nông cơ sở:
Các tổ chức khuyến nông ở địa phương là lực lượng thông tin tuyên
truyền, phổ biến các chính sách trực tiếp cho người dân. Người dân biết
thông tin về các chính sách thông qua các cuộc họp do các hội tổ chức. Tuy
nhiên, các chính sách còn mang tính áp đặt từ trên xuống, không có sự tham
gia của người dân nên đôi khi không nhận được sự đồng tình khi triển khai
thực hiện trên địa phương vì không thỏa mãn nhu cầu, không giải quyết
những khó khăn của người dân. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn
tới hiệu quả của việc triển khai chính sách khuyến nông trên địa bàn xã. Qua
điều tra thì có tới 67,23% người dân trong xã biết đến các chính sách
khuyến nông qua đài phát thanh, 52,01% biết đến thông qua các đoàn thể xã
hội, 11,3% biết thông qua cán bộ khuyến nông và 37,46% biết qua các hộ
nông dân khác. Qua đó có thể thấy, mức độ ảnh hưởng của các tổ chức trong
việc tuyên truyền chính sách và kỹ thuật cho người dân ở xã Đồng Phú là rất
lớn. Chính vì vậy mà khi triển khai các chính sách khuyến nông trên địa bàn
xã được người dân hưởng ứng tích cực. Có khoảng 86,67% người dân tham
gia làm các mô hình và tham gia các lớp tập huấn.
2.6 Những khó khăn và tồn tại gặp phải trong quá trình thực hiện chính
sách ở xã Đồng Phú.
Trong quá trình triển khai và thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn và bất
cập:
Hầu hết các cán bộ khuyến nông hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật về trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản, còn các lĩnh vực khác như lâm nghiệp, thủy lợi,
khuyến công… hầu như chưa có. Tỉ lệ các cán bộ khuyến nông được đào tạo

nghiệp vụ khuyến nông thấp nên khả năng truyền đạt tới người dân còn hạn
chế.
Quy mô và mức hỗ trợ cho mỗi mô hình còn mang tính hình thức, có khi
manh mún, có khi lại dàn trải nên không tạo được sự bứt phá và hiệu quả
chưa cao.
Việc quy định các tiêu chí dự án còn cứng nhắc, khó tiếp cận nguồn kinh
phí, lãng phí nguồn nhân lực.
Cán bộ khuyến nông, nhất là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở thường xuyên
là việc trong điều kiện khó khăn nhưng lại chưa được hưởng chế độ phù hợp
dẫn tới tình trạng không thu hút được sự nhiệt tình và tận tâm của một số cán
bộ không tích cực.
Hoạt động khuyến nông chưa linh hoạt và đa dạng, chỉ mới tập trung vào
xây dựng mô hình chuyển giao mà chưa thực hiện được các hoạt động khác.
Việc triển khai thực hiện cơ chế quản lí khuyến nông mới còn nhiều lúng
túng và hạn chế, nhất là điều kiện ngân sách khó khăn, không có các nguồn
lực đầu tư cho các chương trình, dự án…
Phương pháp tập huấn cho người dân chưa được điều chỉnh phù hợp…
Năng lợc và nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc triển khai chính
sách cũng gặp không ít khó khăn….
2.7. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến nông:
Để góp phần triển khai việc thực hiện chính sách khuyến nông một
cách có hiệu quả và thúc đấy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng
và kinh tế xã hội của toàn xã nói chung thì công tác khuyến nông ở xã Đồng
Phú phải được triển khai dựa trên những giải pháp sau:
a. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông cấp cơ sở
Tổ chức và hoàn thiện hệ thống khuyến nông cấp huyện, đảm bảo trao
đổi thông tin theo cả 2 chiều. Phân cấp cán bộ quản lý khuyến nông cơ sở,
phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ( Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn
thanh niên…) để tổ chức tốt các lớp tập huấn.
Các đơn vị cần bám sát và động viên toàn hộ hệ thống triển khai các

chủ trương của Bộ, Ngành, và của tỉnh đến toàn hệ thống triển khai, áp dụng
vào sản xuất các cấp. Trong quá trình thực hiện cần phải lưu ý những điểm
hạn chế, phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định, nhất là trong
việc mua sắm vật tư, thiết bị. Với xu hướng cơ chế tài chính ngày càng minh
bạch. Cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hanh khảo sát nông
nghiệp ngông thôn để phát hiện các khó khăn, trở ngại cũng như nhu cầu của
người dân để triển khai chương trình phù hợp và hiệu quả.
b. Nâng cao trình độ cán bộ nông khuyến nông các cấp
Cần đào tạo bồ dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ khuyến nông, tập chung nâng cao kiến thức về thị trường về kỹ năng
cung cấp dịch vụ và tư vấn kỹ thuật, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận
cộng đồng và phương pháp khuyến nông. Thường xuyên mở các lớp tập
huấn đào tạo cho cán bộ khuyến nông, mời các chuyên gia giỏi về giảng dạy
và lựa chọn thời gian địa điểm thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập.
Chú trọng đào tạo phát triển nâng cao nguồn nhân lực. Phát huy
nguồn cán bộ địa phương là những người có kinh nghiệm, được sự tín nhiệm
của người dân, đồng thời chú trọng đào tạo những cán bộ khuyến nông tre,
thiếu kinh nghiệm.
Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động khuyến nông. Các trang thiết bị chủ yếu là máy tính, máy chiếu cho
công tác chuyển giao tập huấn.
c. Đổi mới phương pháp về nội dung hoạt động khuyến nông
Đổi mới và hoàn thiện phương pháp khuyến nông linh hoạt, phù hợp
với nội dung, đối tượng sử dụng dịch vụ, áp dụng phương pháp tiếp cận có
sự tham gia của các bên lien quan từ khâu lập kế hoạch, triển khai, giám sát
và đánh giá các hoạt động khuyến nông. Bên cạnh đó, nội dung hoạt động
cần đổi mới cho phù hợp với nhu cầu thực tế của xuất, cần đúc rút kinh
nghiệm và đánh giá sau mỗi khóa tập huấn.
d. Có chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ khuyến nông cơ sở
Cần có chính sách thu hút các kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp,

khuyến nông đặc biết con em địa phương về quê công tác. Bới đây là những
người đã nắm rõ tình hình địa phương, điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác
phát triển.
Các tiêu chuẩn, chế độ với cán bộ khuyến nông cơ sở cần rõ rang và
theo hướng động viên, khuyến khích họ. Ngoài ra, do nông dân đã sãn sang
chi trả một phần phí dịch vụ, nên cần xác định mức thu, hình thức thu và tỷ
lệ phân phối sao cho đảm bảo lợi ích giữa người trực tiếp tham gia và cơ
quan khuyến nông.
Xây dựng chế độ lương – phụ cấp tốt hơn, đặc biết là có chế độ bảo
hiểm cho cán bộ khuyến nông giúp họ yên tâm công tác nhiết tình với công
việc. Các cơ quan chức năng cần có chính sách hợp lý , có chế độ đãi ngộ tốt
cho cán bộ khuyến nông. Ngoài khoản phụ cấp của huyện thì xã phải có
phần kinh phí cho khuyến nông, góp phần nâng cao thu nhập cho họ. Trích
một phần kinh phí cho khen thưởng những người hoạt động tốt, tạo động lựa
cho họ nỗ lực trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật từng bước nâng
cao hiệu quả làm việc.
e. Quan tâm hơn nữa đối với các chương trình hoạt động khuyến
nông cơ sở
Trạm khuyến nông cần phải phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng tạo
điều kiện cho nông dân vay vốn, đầu tư cho sản xuất theo hướng áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn. Do hiệu quả sản xuất
nông nghiệp chưa cao, khả năng tích lũy vốn để đầu tư tái sản xuất thấp. Vì
vậy nhiều khi các chương trình khuyến nông được triển khai nhưng nông
dân không áp dụng do thiếu vốn.
Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các kênh khuyến nông khác ( dự
án quốc tế doanh nghiệp, …) để thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất của nông dân sao cho có hiệu quả nhất.
Cần tích cực vận động nông dân tham gia thành lập và đưa các can s
bộ khuyến nông vào hoạt động. Do đó, ủy ban nhân dân cần tạo điều kiện và
yêu cầu cán bộ khuyến nông của xã mình tham gia vào các cuộc họp giao

ban, họp ra quyết định. Để từ đó cán bộ khuyến nông sẽ có cái nhìn toàn
diện đầy đủ hơn về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, nâng cao năng
lực lãnh đạo và phát huy tinh thần trách nhiệm với công việc.
Cần hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của địa phương, ứng dụng các công
nghệ tiên tiến và cơ giới hóa vào sản xuất.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các chính sách khuyến nông
tại xã Đồng Phú có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Trong những năm lại đây, những chính sách khuyến
nông được triển khai trên địa bàn xã mang tính thiết thực hơn, phù hợp hơn
với điều kiện của địa phương. Đặc biệt được sự ủng hộ nhiệt tình của người
dân địa phương trong việc triển khai các chính sách, nhất là các chính sách
hỗ trợ xây dựng và trong việc triển khai các chính sách, nhất là các chính
sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình, hay như chính sách về việc hỗ
trợ các lớp tập huấn.
Thời gian qua khuyến nông xã đã luôn bám sát tình hình địa phương,
thực hiện tốt các chính sách do trạm triển khai. Kết hợp với trạm khuyến
nông huyện và Trung tâm khuyến nông thành phố chuyển giao thành công
tới người dân một số giống lúa tốt có năng suất cao. Khuyến nông địa
phương còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong xã tự mở các lớp tập
huấn và chủ động đăng ký với huyện để xây dựng mô hình trình diễn tại địa
phương. Giúp người dân giải quyết được nhu cầu cũng như khó khăn vương
mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những mặt đạt được thì tình hình triển khai các chính sách
khuyến nông tịa xã còn niều khó khăn như về kinh phí hạn hẹp nên việc mở
thêm các lớp tập huấn và xây dựng thêm các mô hình trình diễn rất khó
khăn, năng lực chuyên môn của đội ngũ cộng tác viên khuyến nông còn
thấp, đối với cán bộ khuyến nông viên xã thì còn chưa đi sâu vào đời sống
nông dân dẫn đến nhiều hoạt động khuyến nông không đáp ứng được nhu

cầu của phần lớn nông dân.
3.2. Kiến nghị
• Đối với trung tâm khuyến nông thành phố, trạm khuyến nông huyện
Chương Mỹ:
Sớm triển khai các kế hoạch khuyến nông để Trạm có kế hoạch phân
bổ xuống xã đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá
kết quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã.
Duyệt trình và cấp kinh phí kịp thời để trạm triển khai các hoạt động
khuyến nông bảo đảm kế hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông xã và
cộng tác viên khuyến nông được tham gia tập huấn.
• Đối với chính quyền địa phương
Có thể thành lập quỹ hỗ trợ thêm cho các nhân viên khuyến nông tại
cơ sở để cho họ có thêm động lực thực hiện các hoạt động khuyến nông.
Tổ chức các hoạt động khuyến nông theo nhu cầu của người nông
dân, phát huy sự tham gia của người dân.
Xây dựng quỹ tín dụng lớn, mạnh đáp ứng nhu cầu vốn cho người
nông dân và hỗ trợ các hộ khó khăn vươn lên làm giàu, đồng thời thường
xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho các cản bộ khuyến nông
cơ sở.
• Đối với khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông
Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ , nhu cầu của người nông dân
cũng ngày một cao đòi hỏi cán bộ và cộng tác viên khuyến nông cần không
ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và tầm hiểu biết về nhiều lĩnh
vực, đồng thời cần có sự sáng tạo trong cách tiếp cận người dân và đổi mới
về phương pháp giảng dạy.
Cán bộ khuyến nông cần đi sâu đi sát nắm bắt tâm tư tình cảm của
người dân để có những biện pháp kịp thời giúp đỡ người dân, cũng như có
những báo cáo sát thực lên cấp trên. Có như vậy hoạt động khuyến nông mới
thực sự là dựa theo nhu cầu của người dân. Việc chuyển giao từ đó mới thực
sự có hiệu quả và phù hợp.

• Đối với người nông dân
Có thái độ nhiết tình và phối hợp với các cán bộ và cộng tác viên
khuyến nông tham gia vào các hoạt động, tích cực tham gia thảo luận đề
xuất ý kiến.
Cùng theo dõi và tham gia giám sát các hoạt động khuyến nông trên
địa bàn. Có sự mạnh dạn trong áp dụng các tiến bộ mới trong sản xuất canh
tác đã được cán bộ khuyến nông giới thiệu.

×