Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tìm hiểu về tình hình thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.31 KB, 19 trang )

Tiểu luận chính sách nông nghiệp
Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để nâng
cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo VSATTP,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong khi đó phương thức chăn
nuôi nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu trên.
Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được
dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng đang diễn biến
phức tạp ở nước ta.
Chăn nuôi trang trại có quy hoạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất
là tại khu vực nông thôn ở đồng bằng.
Ở Thanh Hóa, mấy năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến việc phát triển
kinh tế nông nghiệp, nhất là chăn nuôi gia súc ở thành phố không còn phù hợp với xu thế
phát triển đô thị. TP Thanh Hóa đã thực hiện các chủ trương giảm dần số lượng các gia
trại đang được nuôi trong khu dân cư. định hướng của thành phố là chỉ khuyến khích các
địa phương thuộc vùng ngoại thành vừa được sáp nhập phát triển kinh tế trang trại theo
hướng tập trung, quy mô lớn, áp dụng các công nghệ cao, hiện đại vào chăn nuôi chứ
không cho phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại nhỏ lẻ vì sẽ ảnh hưởng đến
quy hoạch phát triển thành phố sau này.
Trong năm 2008, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phải chi ra 21 tỷ đồng để hỗ trợ cho
số gia đình có trâu, bò chết do bị rét đậm, rét hại kéo dài hồi đầu năm đó. Cụ thể các
huyện miền núi đã có trên 11.000 con trâu, bò chết do rét. Còn đợt rét đầu năm 2011 này
số lượng trâu, bò chết trên địa bàn toàn tỉnh cũng lên đến gần hai ngàn con. Có một điểm
chung là phần lớn gia súc chết vì bệnh, vì rét đều tập trung ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nhận thấy sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, không tập trung không mang lại hiệu quả
cao mà lại ảnh hưởng tới quy hoạch tổng thể của tỉnh sau này, diễn biến tình hình dịch
bệnh trong chăn nuôi nên UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 3978/2009/QĐ-UBND
ngày 10-11-2009 về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang
trại chăn nuôi tập trung giai đoạn 2010-2012.
Để hiểu rõ hơn về chính sách này cũng như tình hình triển khai thực hiện chính
sách nhóm chúng tôi đã lụa chọn tên đề tài: “Tìm hiểu về tình hình thực hiện chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung tại Thanh Hóa”


Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
1-Một số lí luận về chính sách
*) Chính sách là thuật ngữ được dùng rộng rãi trong đời sống kinh tế-xã hội.
Không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ “chính sách”. Tuy nhiên các nhà kinh tế
thườngđịnh nghĩa chính sách là mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ đưa ra nhằm tác
động vào mức độ của các biến kinh tế như giá, thu nhập quốc dân, tỉ giá hối đoái Do
đó “chính sách” là một thuật ngữ chung vì nó ngụ ý sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế , còn “các chính sách” là các kiểu can thiệp riêng
VD: Chính sách giá đối với người sản xuất, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách
tín dụng
Ngoài ra có rất nhiều khái niệm về chính sách như:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất
định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đã đề ra.
Chính sách là chủ trương và các biệ pháp của một đảng phái, một chính phủ trong
các lĩnh vực kinh tế-xã hội
Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối
với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựa
chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó
Chính sách là tập hợp các quyết sách của chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy
định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực
tiễn , điều kiện nền kinh tế hướng tói những mục tiêu nhất định , bảo đảm sự phát triển
ổn định của nền kinh tế
*) Lý luận về kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông
thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Trong một vài năm qua ngành chăn nuôi đã vươn lên mạnh mẽ là nhờ các Trang
trại chăn nuôi tập trung đã đưa các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi về : giống vật nuôi ,

thức ăn , chuồng trại , quy trình kỹ thuật chăm sóc . Phần lớn các giống gia súc , gia cầm
trên thế giới được nhập vào nước ta với các chỉ tiêu kỹ thuật ngang bằng với các nước
trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Loại hình kinh tế chăn nuôi trang trại
đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất hoang hóa ( đất đồi , đất gò
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
cát , đất ven sông , đất ven biển và diện tích mặt nước ) nâng cao năng suất , chất lượng ,
tạo ra những vùng sản xuất tập trung cung cấp một nguồn thực phẩm khổng lồ , đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm , thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi tạo
điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển , tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người dân n. Chỉ tiêu định lượng để xác định là kinh tế trang trại
Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định
là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:
1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung: 40 triệu đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên: từ 50 triệu đồng trở lên.
2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội do với kinh tế nông hộ
tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.ông thôn , góp phần hình thành một
phương thức sản xuất mới.
Đối với trang trại chăn nuôi
+ Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò …
Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
+ Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, …
Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu
từ 100 con trở lên.
Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê
thịt từ 200 con trở lên.
+ Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, …có thường xuyên từ 2.000 con
(không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)

*) Lý luận về "phát triển"
Phát triển là sự gia tăng về số lượng (quy mô) và chất lượng (cơ cấu) của một sự
vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, phát triển vừa là sự gia tăng về số lượng sản phẩm
trong một đơn vị thời gian, vừa là sự thay đổi về cơ cấu, cấu trúc phù hợp.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
Phát triển được xét trên 2 phương diện là: phát triển theo chiều rộng và phát triển
theo chều sâu.
+ Phát triển theo chiều rộng: gia tăng sản lượng bằng cách mở rộng về quy mô sản
xuất, chăn nuôi về mặt địa lý chứ không tăng vốn đầu tư, kỹ thuật trên 1 đơn vị diện tích.
+ Phát triển theo chiều sâu: là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, tăng cường đầu tư để
nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm.
Chính sách phát triển kinh tế trang trại là những chủ trương, biện pháp nhằm
tháo gỡ những khó khăn trong việc phát triển kinh tế trang trại cũng như những đinh
hướng nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế trang trại một cách hiệu quả
Về chăn nuôi theo hướng tập trung đang bị nhiều người hiểu sai là tập trung nhiều
hộ chăn nuôi vào một điểm. Cách đó chỉ khiến cho dịch bệnh dễ bùng phát. Đúng ra chăn
nuôi tập trung phải là nâng quy mô chăn nuôi lên. Ví dụ trước đây mỗi hộ nuôi vài con
lợn thì nay nuôi 100, 500, 1.000 và hơn thế nữa.
Muốn nâng quy mô phải có hàng loạt chính sách kèm theo. Về đất đai, phải tạo
điều kiện cho người chăn nuôi được thuê đất mượn đất lâu dài. Về vốn ở nhiều nước đều
cho người nông dân vay ân hạn tức 3-5 năm đầu không phải trả lãi, về sau mới tính lãi
bởi làm trang trại cũng phải 3-5 năm mới có lời (Theo Ông Lê Bá Lịch Chủ tịch Hiệp hội
Thức ăn Chăn nuôi VN)
2-Hệ thống các văn bản chính sách liên quan
- Văn bản cấp Trung ương:
+ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 6/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
+ QĐ số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.

+ Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày
20/4/2004 về tín dụng đầu tư Nhà nước, trong đó cho ngành chăn nuôi quy mô trang trại,
ngành chế biến, giết mổ công nghiệp được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo
nguồn lực đầu tư.
+ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành
một số điều của Luật Đầu tư.
+ Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 về thu tiền thuế, mặt nước.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
- Một số chính sách liên quan của tỉnh:
+ Quyết định 271/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.
+ Quyết định số 4101/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh về cơ
chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-
2010.
3-Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách
3.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của các cấp Hội Nông dân, chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, nâng cao ý
thức về chấp hành pháp luật, góp phần vào công tác đấu tranh, phòng ngừa, hạn chế
những hành vi vi phạm pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân, tạo nên sự thống nhất và
hành động trong toàn hệ thống của hội từ tỉnh đến cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, giữ vững an ninh chính trị của địa phương.
Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới việc chấp
hành và thực thi chính sách của người dân. Vì vậy, nếu có chương trình tuyên truyền, phổ
biến chính sách đúng đắn tới người dân, đặc biệt là những đối tượng chính mà văn bản
chính sách hướng tới thì việc thực hiện chính sách sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trong việc thực hiện chính sách "khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập

trung" ở Thanh Hóa trong giai đoạn này công tác tuyên truyền phổ biến chính sách được
thực hiện qua các hình thức chính sau:
- Qua hệ thống loa truyền thanh nội bộ xã, phường, thị trấn
- Qua truyền hình với bản tin chính sách và pháp luật
- Tổ chức các buổi tuyên truyền tập trung tại các xã, phường, thị trấn
- Phát hành tờ rơi, sổ tay pháp luật tới tận tay người dân
- Truyền miệng
- Qua bảng tin
- Qua các trang web của tỉnh
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
Như vậy công tác tuyên truyền phổ biến chính sách này của tỉnh Thanh Hóa cũng
đã được quan tâm thực hiện và mang lại kết quả khi đa số đối tượng được hưởng lợi đều
biết đến chính sách và những lợi ích mà chính sách mang lại.
3.2-Công tác lập kế hoạch triển khai
Tháng 1-2011 UBND TP Thanh Hóa đã có chủ trương không khuyến khích phát
triển kinh tế trang trại trong khu vực nội thành, cùng với đó là xây dựng phương án
chuyển đổi chăn nuôi gia súc sang sản xuất, kinh doanh các ngành nghề khác như trồng
hoa, cây cảnh, nuôi con đặc sản. Để tạo điều kiện, khuyến khích bà con nông dân tích cực
chuyển đổi các ngành, nghề phù hợp, thành phố đã xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ
rau sạch giai đoạn 2011-2015, trong đó áp dụng một số chính sách như hỗ trợ 100 triệu
đồng/ha để trồng rau sạch cho 3 năm đầu thực hiện dự án (bắt đầu từ năm 2012) với điều
kiện là phải có sản phẩm đạt tiêu chuẩn rau an toàn và diện tích từng khu phải lớn hơn
hoặc bằng 1 ha.
Ngày 29-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 05/NQ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính của 19 xã, thị trấn của các huyện để mở rộng địa giới hành
chính TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Do vậy, để phù hợp
trong việc phát triển kinh tế cho các đơn vị vừa được sáp nhập, TP Thanh Hóa đã điều
chỉnh một số chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trang trại.
Dựa vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên của các đơn vị vừa được sáp nhập, đảng ủy

và chính quyền thành phố nhận thấy, hầu hết các địa phương đều nằm xa trung tâm, sản
xuất nông nghiệp là chính nên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại và
việc phát triển kinh tế trang trại hiện tại không những phù hợp với hướng phát triển kinh
tế của các địa phương mà còn phù hợp với tập quán và trình độ sản xuất của người dân
các xã ngoại thành. Tuy nhiên, định hướng của thành phố là chỉ khuyến khích các địa
phương thuộc vùng ngoại thành vừa được sáp nhập phát triển kinh tế trang trại theo
hướng tập trung, quy mô lớn, áp dụng các công nghệ cao, hiện đại vào chăn nuôi chứ
không cho phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại nhỏ lẻ vì sẽ ảnh hưởng đến
quy hoạch phát triển thành phố sau này.
Trên cơ sở định hướng đó, TP Thanh Hóa đã thực hiện các chủ trương giảm dần số
lượng các gia trại đang được nuôi trong khu dân cư, cương quyết không cho phát triển
thêm trang trại trong nội thành. Đối với các trang trại có quy mô lớn đã và đang hoạt
động trong nội thành thì không mở rộng quy mô mà thực hiện việc đầu tư có chiều sâu
theo hướng nâng cấp, đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, sản phẩm làm ra phải
sạch, bảo đảm vệ sinh môi trường; đồng thời, chỉ cho phát triển các trang trại có quy mô
lớn theo hướng đầu tư có chiều sâu ở các xã ngoại thành mới được sáp nhập.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
Đối với các huyện khác của tỉnh thì kế hoạch thực hiện chính sách vẫn được thực
hiện theo chủ trương, chính sách của tỉnh ngay từ ban đầu.
3.3-Phân cấp trong triển khai chính sách
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn của liên ngành:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính về thực hiện nội dung chính sách nêu
trên. Yêu cầu nội dung hướng dẫn phải đúng qui định pháp luật, dễ thực hiện, dễ kiểm
tra, rõ về trình tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; tránh gây
phiền hà cho đối tượng được hỗ trợ .
+ Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các huyện, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng trang trại và kinh phí
hỗ trợ cho từng huyện.

+ Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách nêu trên về
UBND tỉnh.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí có mục tiêu cho các huyện để triển khai
thực hiện chính sách; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn
bản hướng dẫn của liên ngành về thực hiện nội dung chính sách nêu trên.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
+ Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các xã lựa chọn những địa điểm, những hộ có đủ
tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập
trung. Sau khi trang trại được đầu tư, căn cứ thực tế về qui mô, tình hình tổ chức chăn
nuôi của trang trại, các qui định tại Quyết định này và hướng dẫn của liên ngành để tiến
hành xem xét, quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho từng trang trại; nghiệm thu, hoàn chỉnh
hồ sơ, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo qui định hiện hành của nhà nước và hướng
dẫn của liên ngành. Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch
UBND tỉnh và pháp luật trong việc quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho các trang trại trên
địa bàn quản lý.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức cá nhân được giao đất, thuê đất đầu tư các khu trang trại chăn nuôi tập trung.
Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện để đề xuất
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
HĐND huyện ban hành chính sách hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi tập trung của
huyện.
+ Đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành có liên quan kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện; định kỳ hàng quí báo cáo kết quả
thực hiện chính sách về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3.4-Huy động nguồn lực
+ Nguồn kinh phí:
Bố trí từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong phân bổ dự toán ngân sách của tỉnh hàng

năm.
+ Nguồn nhân lực quản lý:
• Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
• Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
• UBND các huyện, thị xã, thành phố.
+ Huy động sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng kế hoạch triển
khai và tuyên truyền, phổ biến chính sách.
+ Quy hoạch các vùng đất chưa sử dụng có diện tích rộng phù hợp với chăn nuôi
gia súc, gia cầm để giao cho người dân sử dụng khi có nhu cầu mở rộng kinh tế trang trại
chăn nuôi tập trung theo quy định.
3.5-Nội dung triển khai chính sách
Ngoài những nội dung trong Quyết định số 4101/2005/QĐ-UBND ngày
30/12/2005 của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-2010, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển
trang trại chăn nuôi tập trung, với những nội dung như sau:
+ Đối với chăn nuôi trâu bò:
- Trang trại chăn nuôi trâu bò có qui mô 100 con trâu, bò trở lên được hỗ trợ đầu
tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 100 triệu
đồng/trang trại đối với miền xuôi; 120 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
- Trang trại chăn nuôi trâu bò có qui mô 50 con trâu bò đến dưới 100 con được hỗ
trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 50 triệu
đồng/trang trại đối với miền xuôi; 60 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
+ Đối với trang trại chăn nuôi lợn ngoại:
- Trang trại chăn nuôi lợn ngoại có qui mô 100 nái ngoại sinh sản hoặc 750 lợn thịt
ngoại trở lên được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho
chủ trang trại 200 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 250 triệu đồng/trang trại đối
với miền núi.
- Trang trại chăn nuôi lợn ngoại có qui mô 50 đến 100 nái ngoại sinh sản hoặc 350

đến dưới 750 lợn thịt ngoại được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt
bằng trực tiếp cho chủ trang trại 100 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 120 triệu
đồng/trang trại đối với miền núi.
+ Đối với trang trại chăn nuôi gà:
- Các trại thường xuyên có qui mô 20.000 gà nuôi thịt hoặc 10.000 gà nuôi sinh
sản trở lên (không tính gà dưới 7 ngày tuổi) được hỗ trợ tối đa 600 triệu đồng đối với
miền xuôi, 700 triệu đồng đối với miền núi để đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông,
điện, cấp thoát nước đến chân hàng rào trang trại. Đồng thời được hỗ trợ đầu tư hạ tầng,
trang thiết bị, giải phóng mặt bằng (trong hàng rào) trực tiếp cho chủ trang trại 100 triệu
đồng/trang trại đối với miền xuôi; 120 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
- Các trang trại có qui mô 10.000 đến dưới 20.000 gà thịt hoặc 4.000 đến dưới
10.000 gà sinh sản (không tính gà dưới 7 ngày tuổi) được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, thiết bị,
giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 100 triệu đồng/trang trại đối với miền
xuôi; 120 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
- Các trại có qui mô 5.000 đến dưới 10.000 gà thịt hoặc 2.500 đến dưới 4.000 gà
sinh sản (không tính gà dưới 7 ngày tuổi) được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, thiết bị, giải phóng
mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 50 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 60 triệu
đồng/trang trại đối với miền núi.
- Trang trại chăn nuôi vịt có qui mô như qui mô của trang trại chăn nuôi gà được
hỗ trợ theo mức bằng 50% mức hỗ trợ cho trang trại chăn nuôi gà.
+ Trang trại chăn nuôi hỗn hợp: Trang trại chăn nuôi hỗn hợp, có từ 2 loại gia súc,
gia cầm trở lên; nếu có qui mô mỗi loại gia súc, gia cầm bằng 50% so với qui mô trang
trại chăn nuôi một loại gia súc, gia cầm thì được hưởng chính sách theo mức tương ứng.
+ Đối với những trang trại được đầu tư ở vị trí đã có sẵn cơ sở hạ tầng ngoài hàng
rào, không phải đầu tư thêm, thì không được hỗ trợ khoản kinh phí hỗ trợ bên ngoài hàng
rào.
Chính sách đã được thực hiện 2 năm nhưng số trang trại đủ điều kiện tiếp nhận
những hỗ trợ về tài chính của tỉnh do thiếu vốn để mở rộng quy mô.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp

Cũng như các chính sách khác việc xem xét các trang trại nằm trong diện hỗ trợ và
việc giải ngân cho các trang trại cũng gặp nhiều khó khăn.
4-Kết quả thực hiện chính sách
Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 46 cụm trang trại chăn nuôi tập trung; trong
đó, có 35 trang trại lợn với quy mô từ 200 đến trên 2.500 con (cả lợn nái và lợn thịt), 6
trang trại gà với quy mô từ 10.000 đến 31.000 con (cả gà sinh sản và gà thịt), 4 trang trại
bò có quy mô từ 230 đến trên 300 con và 1 trang trại hỗn hợp.
Để khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, hiện nay tỉnh đang tiếp
tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới trang trại
chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp với quy hoạch theo các quyết định đã được ban
hành.
*Trang trại chăn nuôi bò:
Theo đó, trong giai đoạn 2012 - 2015, những trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung
đã hoàn thành đầu tư xây dựng chuồng trại, được các ngành chức năng thẩm định, với
quy mô từ 2.000 bò sữa trở lên, sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/con. Nội dung hỗ trợ các
trang trại gồm xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài tường rào trang trại (đường giao thông, cấp
thoát nước ) và giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hỗ trợ trên 6,5 tỷ đồng
cho Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng đầu tư nhập về một số lượng bò giống gốc từ
Ôxtrâylia và Niu Dilân để lai tạo
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, chăn nuôi bò sữa đang là hướng đi
đúng tại các huyện trung du và miền núi, bởi nó không những giải quyết được việc làm
cho nhiều lao động, mà còn chuyển những vùng đất kém hiệu quả thành nơi đem lại thu
nhập cao cho người dân.
Hiện tại, đàn bò sữa của Thanh Hóa đạt trên 1.300 con, sản lượng sữa đạt 13.000
lít/ngày. Từ nay đến năm 2015, tỉnh Thanh Hóa sẽ đầu tư gần 1.100 tỷ đồng để phát triển
đàn bò sữa lên gần 20.000 con, trong đó có 15.000 con bò cái sinh sản. Sản lượng sữa
ước đạt 63.000 tấn/năm. Tỉnh sẽ xây dựng một trung tâm chăn nuôi bò sữa có quy mô
trên 10.000 con tại huyện Yên Định và 5 trang trại có quy mô 2.000 con tại các huyện
Như Thanh, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Hà Trung và Thạch Thành.
Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh đã phát triển được 1.229 trang trại chăn nuôi

(408 trang trại nuôi trâu, bò, 559 trang trại nuôi lợn và 262 trang trại nuôi gia cầm), trong
đó, có 46 trang trại chăn nuôi tập trung, nhiều trang trại có quy mô chăn nuôi lợn ngoại từ
200 con nái trở lên, 300 bò thịt, tập trung ở các huyện Yên Định (11 trang trại), Hoằng
Hóa (6 trang trại), Thiệu Hóa (5 trang trại) Đặc biệt, có một số trang trại chăn nuôi có
quy mô lớn như: Trang trại lợn nái ở xã Yên Tâm (Yên Định) có quy mô lên tới 1.200
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
con, trang trại lợn tại xã Đông Hải (TP Thanh Hóa) có quy mô 800 con nái ngoại và
3.000 con lợn thịt, 2 trang trại chăn nuôi của xã Thành Tâm (Thạch Thành) có quy mô
350 lợn nái ngoại và 2.500 lợn thịt/trang trại Những trang trại này đang góp phần giải
quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu
đồng/người/tháng.
5-Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách
Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những tồn
tại cần sớm được khắc phục, đó là:
+ Kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán
bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều.
+ Hầu hết các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa
dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát
triển kinh tế trang trại.
Qua tìm hiểu tại các trang trại tập trung, chúng tôi còn nhận thấy đa phần các trang
trại đều có quy mô nhỏ, manh mún. Đặc biệt, các trang trại nằm trong vùng, khu chuyển
đổi hệ thống đường giao thông còn hạn chế, lưu thông vận chuyển hàng hóa gặp nhiều trở
ngại. Công tác hỗ trợ đào tạo, khoa học - công nghệ, xúc tiến đầu tư và thương mại cho
trang trại ít được quan tâm, chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức. Mặt khác, các
cấp chính quyền chưa có quy hoạch tổng thể và giao đất lâu dài cho chủ trang trại, do đó
hầu hết các trang trại phát triển theo lối tự phát, thiếu ổn định.
+ Các trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình; một số trang trại có thuê
lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động chỉ được thực hiện theo

hình thức thoả thuận giữa hai bên, chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết việc làm.
Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng.
+ Vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhiều địa phương có
kinh tế trang trại chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, hệ thống thuỷ lợi, điện, thị
trường… làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Đã có nhiều trường hợp người dân nuôi bò sữa phải đổ bỏ hàng trăm tấn sữa
tươi do không tiêu thụ được. Khó khăn lớn nhất, đó là người chăn nuôi thiếu vốn sản
xuất. Do hầu hết đất của các trang trại là đất đấu thầu, hoặc đất chuyển đổi từ ruộng trũng
nên không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì thế, các chủ trang trại không
thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
Anh Nguyễn Văn Tọa, chủ một trang trại lợn có quy mô 122 con nái ngoại, 1.000
con lợn thịt, ở xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, cho biết: “Làm trang trại cần vốn đầu
tư lớn, rủi ro trong quá trình sản xuất cao, do đó các ngân hàng có tâm lý “ngại” cho các
chủ trang trại như chúng tôi vay vốn. Bởi thiếu vốn nên trang trại khó mở rộng quy mô
sản xuất và chuyển dịch cơ cấu vật nuôi”.
Ông Võ Sinh Huy, Trưởng phòng chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, cho biết thêm: Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc mở
rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu cho trang trại, từ việc nâng cấp hệ thống chuồng trại
chăn nuôi, cải tạo ao nuôi trồng thủy sản, kênh mương dẫn nước, đến việc đưa giống cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất Bên cạnh đó, do phần lớn các trang
trại của tỉnh được hình thành và phát triển từ kinh tế hộ, nên trình độ quản lý kinh tế, kiến
thức sản xuất của chủ trang trại còn hạn chế, chưa chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Không những
thế, phát triển kinh tế trang trại trong tỉnh còn thiếu sự liên kết của “bốn nhà” (nhà nông,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước), dẫn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi còn yếu; tư tưởng “mạnh ai nấy làm” khá phổ biến, do vậy chất lượng sản
phẩm không cao, chưa có thương hiệu, người chăn nuôi thường xuyên bị ép giá.
+ Nhiều chủ trang trại vẫn áp dụng phương pháp sản xuất truyền thống, chưa chú

ý tới việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu
thị trường đầu ra cho sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao,
sản phẩm làm ra.
Một trở ngại nữa đối với việc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung
là trình độ quản lý của những chủ trang trại và tay nghề lao động trong trang trại hạn chế.
Đa số lao động trong các trang trại đều là nông dân chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng
một cách bài bản về các kiến thức trong sản xuất nông nghiệp; năng lực quản lý cung cấp,
tư vấn thông tin về thị trường hàng hóa, bao tiêu sản phẩm còn thấp. Việc điều hành và tổ
chức sản xuất, kinh doanh của người chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn,
nên lựa chọn vật nuôi vẫn còn theo cảm tính, đồng thời, tình trạng ô nhiễm môi trường
cũng là vấn đề nan giải. Các giải pháp xử lý môi trường như: Xây các bể lắng thả bèo,
xây dựng các hầm biogas chưa được ứng dụng triệt để. Thậm chí có trang trại còn xả
trực tiếp nước, chất thải ra môi trường.
Hiệu quả kinh tế trang trại đã rõ, song thực tế, việc phát triển kinh tế trang trại, đặc
biệt là trang trại tập trung đang gặp phải không ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ. Những
nguyên nhân trên lý giải tại sao tỉnh vẫn chưa phát triển mạnh được các trang trại tập
trung. Có lúc khó tiêu thụ…
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
6-Đề xuất hoàn thiện chính sách
Để kinh tế trang trại tạo được sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển
nông nghiệp và nông thôn, nhiều vấn đề cần được sớm giải quyết, đó là:
+ Các địa phương cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở
xác định các vùng phát triển trang trại, các địa phương cần công bố quỹ đất có thể giao
hoặc cho thuê để phát triển trang trại. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ
thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ
sở sản xuất, cung ứng giống cây, con… đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản
xuất của trang trại. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư để hỗ trợ, đào tạo các chủ trang trại có thêm hiểu biết về thị trường,
khoa học kỹ thuật mới cũng như nâng cao trình độ quản lý. Tiếp tục thực hiện các chính

sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại về vốn, thực hiện miễn thuế
thu nhập với các trang trại mà Nhà nước khuyến khích đầu tư và khai thác phù hợp với
tình hình mới. Tạo điều kiện để các trang trại tích cực tham gia vào loại hình bảo hiểm
nông nghiệp để góp phần giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra, sớm khôi phục
sản xuất. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm
bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường, tạo ra những sản
phẩm nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao
để nâng cao sức cạnh tranh cả ở trong và ngoài nước
+ Để giải quyết khó khăn về vốn, các ngân hàng thương mại cần điều chỉnh, bổ
sung, cải tiến thủ tục cho các chủ trang trại vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản
xuất, mở rộng quy mô trang trại. Về phía các chủ trang trại, cần liên kết theo hình thức
hiệp hội, tổ hợp sản xuất nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với đó, chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn
nuôi.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3978/2009/QĐ-UBND Thanh Hoá, ngày 10 tháng 11 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN TRANG
TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 131/2009/NQ-HĐND ngày 15/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ
trương điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung
giai đoạn 2009-2012;
Căn cứ Công văn số 231/HĐND-TT ngày 29/10/2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung
giai đoạn 2010-2012;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Công văn số 1597/SNN&PTNT-CN
ngày 29/9/2009 về việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại
chăn nuôi tập trung giai đoạn 2010-2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung
giai đoạn 2010 - 2012 với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu:
Khuyến khích hỗ trợ đầu tư xây dựng mới trang trại tập trung chăn nuôi trâu bò, lợn ngoại và gia
cầm, sớm khôi phục và phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiệu quả, an toàn dịch bệnh
và phát triển bền vững.
2. Đối tượng:
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp với qui
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào chăn
nuôi ổn định, đảm bảo các tiêu chí và quy định hiện hành của Nhà nước, được hưởng chính sách
hỗ trợ theo qui định cụ thể tại mục 3, điều 1, Quyết định này.
3. Chính sách hỗ trợ:
Bổ sung chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, với những nội dung
như sau:
3.1. Đối với chăn nuôi trâu bò:
- Trang trại chăn nuôi trâu bò có qui mô 100 con trâu, bò trở lên được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang
thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 100 triệu đồng/trang trại đối với miền
xuôi; 120 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.

- Trang trại chăn nuôi trâu bò có qui mô 50 con trâu bò đến dưới 100 con được hỗ trợ đầu tư hạ
tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 50 triệu đồng/trang trại đối
với miền xuôi; 60 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
3.2. Đối với trang trại chăn nuôi lợn ngoại:
- Trang trại chăn nuôi lợn ngoại có qui mô 100 nái ngoại sinh sản hoặc 750 lợn thịt ngoại trở lên
được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ trang trại 200
triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 250 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
- Trang trại chăn nuôi lợn ngoại có qui mô 50 đến 100 nái ngoại sinh sản hoặc 350 đến dưới 750
lợn thịt ngoại được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho chủ
trang trại 100 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 120 triệu đồng/trang trại đối với miền núi.
3.3. Đối với trang trại chăn nuôi gà:
- Các trại thường xuyên có qui mô 20.000 gà nuôi thịt hoặc 10.000 gà nuôi sinh sản trở lên
(không tính gà dưới 7 ngày tuổi) được hỗ trợ tối đa 600 triệu đồng đối với miền xuôi, 700 triệu
đồng đối với miền núi để đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện, cấp thoát nước đến chân
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
hàng rào trang trại. Đồng thời được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng
(trong hàng rào) trực tiếp cho chủ trang trại 100 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 120 triệu
đồng/trang trại đối với miền núi.
- Các trang trại có qui mô 10.000 đến dưới 20.000 gà thịt hoặc 4.000 đến dưới 10.000 gà sinh sản
(không tính gà dưới 7 ngày tuổi) được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, thiết bị, giải phóng mặt bằng trực
tiếp cho chủ trang trại 100 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 120 triệu đồng/trang trại đối
với miền núi.
- Các trại có qui mô 5.000 đến dưới 10.000 gà thịt hoặc 2.500 đến dưới 4.000 gà sinh sản (không
tính gà dưới 7 ngày tuổi) được hỗ trợ đầu tư hạ tầng, thiết bị, giải phóng mặt bằng trực tiếp cho
chủ trang trại 50 triệu đồng/trang trại đối với miền xuôi; 60 triệu đồng/trang trại đối với miền
núi.
- Trang trại chăn nuôi vịt có qui mô như qui mô của trang trại chăn nuôi gà được hỗ trợ theo mức
bằng 50% mức hỗ trợ cho trang trại chăn nuôi gà.
3.4. Trang trại chăn nuôi hỗn hợp: Trang trại chăn nuôi hỗn hợp, có từ 2 loại gia súc, gia cầm trở

lên; nếu có qui mô mỗi loại gia súc, gia cầm bằng 50% so với qui mô trang trại chăn nuôi một
loại gia súc, gia cầm thì được hưởng chính sách theo mức tương ứng.
3.5. Đối với những trang trại được đầu tư ở vị trí đã có sẵn cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, không
phải đầu tư thêm, thì không được hỗ trợ khoản kinh phí hỗ trợ bên ngoài hàng rào.
4. Thời gian áp dụng:
- Chính sách này được thực hiện từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2012.
- Kéo dài thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm qui định tại Quyết định số 4101/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh về cơ
chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-2010
đến hết ngày 31/12/2012.
5. Dự toán kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện chính sách giai đoạn 2010-2012 là: 143.830 triệu đồng. Trong đó:
- Năm 2010 kinh phí bố trí là: 27.680 triệu đồng.
- Năm 2011 kinh phí bố trí là: 50.600 triệu đồng.
- Năm 2012 kinh phí bố trí là: 65.550 triệu đồng.
6. Nguồn kinh phí:
Bố trí từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong phân bổ dự toán ngân sách của tỉnh hàng năm.
7. Tổ chức thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Chủ ttrì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn của liên ngành: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn - Tài chính về thực hiện nội dung chính sách nêu trên. Yêu cầu nội dung
hướng dẫn phải đúng qui định pháp luật, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, rõ về trình tự, thủ tục cấp
phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; tránh gây phiền hà cho đối tượng được hỗ trợ .
+ Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các huyện, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài
chính trình Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng trang trại và kinh phí hỗ trợ cho từng
huyện.
+ Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách nêu trên về UBND tỉnh.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch vµ Đầu tư:
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp

Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí có mục tiêu cho các huyện để triển khai thực hiện
chính sách; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn
của liên ngành về thực hiện nội dung chính sách nêu trên.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
+ Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các xã lựa chọn những địa điểm, những hộ có đủ tiêu chuẩn và
điều kiện đăng ký đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Sau khi trang
trại được đầu tư, căn cứ thực tế về qui mô, tình hình tổ chức chăn nuôi của trang trại, các qui
định tại Quyết định này và hướng dẫn của liên ngành để tiến hành xem xét, quyết định mức hỗ
trợ kinh phí cho từng trang trại; nghiệm thu, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán
theo qui định hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của liên ngành. Chủ tịch UBND huyện chịu
trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật trong việc quyết định mức hỗ trợ
kinh phí cho các trang trại trên địa bàn quản lý.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá
nhân được giao đất, thuê đất đầu tư các khu trang trại chăn nuôi tập trung. Ngoài chính sách hỗ
trợ của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện để đề xuất HĐND huyện ban hành chính sách
hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi tập trung của huyện.
+ Đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chính sách trên địa bàn huyện; định kỳ hàng quí báo cáo kết quả thực hiện chính sách
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Tài nguyờn và Mụi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị có liên quan;
- Bí thư: Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ trong tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NN (2) FileKỳ.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Mai Văn Ninh
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
Tài liệu tham khảo:
Giaó trình Chính sách nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2009
Gíaó trình Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển- 1995
Các web:
/>ChannelId=427 & articleID=36903
/>trien-kinh-te-trang-trai-khi-mo-rong-dia-gioi-hanh-chinh
/>Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa
Tiểu luận chính sách nông nghiệp
/> & TS_ID=21
/>bo-sua-tai-mien-nui-thanh-hoa.htm
.
Nhóm 16-NĐ303 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa

×