Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận nguyên lý kinh tế nông nghiệp Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau vụ đông ở thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.97 KB, 31 trang )

Phần I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu được
chia làm 4 mùa rõ rệt, thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng. Mặt
khác nước ta có gần 70% dân cư sống ở nông thôn, đây vừa là nguồn lao động lớn
đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và là lực lượng cơ bản
để nước ta thực hiện quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Có thể nói đó là điều kiện thuận lợi để nước ta
xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện và bền vững.
Trong nông nghiệp cây rau tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của
ngành trồng trọt nhưng nó có vai trò khá quan trọng, sản xuất rau mang lại hiệu quả
cao hơn trồng lúa và một số cây khác, bên cạnh đó nó còn tận dụng được nguồn lao
động nhàn rỗi và vốn đầu tư không cao. Trong những năm gần đây trồng rau chỉ mang
tính tự cấp tự túc nên phần lớn sản phẩm làm ra chỉ đủ tiêu dùng tại gia đình. Hiện
nay khi nền kinh tế phát triển, đô thị hóa phát triển thì rau lại trở thành hàng hóa quan
trọng.
Rau là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn. Theo các nhà dinh
dưỡng học cho rằng cơ thể con người hoạt động bình thường cần 2300-
2500kcal/ngày, trong đó phải có 250- 300g rau/ngày. Như vậy nếu thức ăn của chúng
ta chỉ là các thức ăn từ động vật giàu chất béo và protit mà không có các thức ăn giàu
axitamin, vitamin, axit hữu cơ cũng như các chất khoáng, chất thơm thì cơ thể không
thể phát triển cân đối, các chất dinh dưỡng trong rau xanh đóng vai trò cân bằng dinh
dưỡng trong cơ thể người và giúp kéo dài tuổi thọ. Vậy cây rau không những có giá
trị về mặt dinh dưỡng mà còn có giá trị về mặt kinh tế, các sản phẩm phụ của ngành
rau còn là thức ăn phong phú tạo điều kiện phát triển chăn nuôi. Hiện nay nước ta đã
xuất hiện nhiều trung tâm nghiên cứu lai tạo ra nhiều giống mới năng suất cao, thời
gian gieo trồng ngắn ngày rất dễ dàng cho việc sản xuất rau.
Xuất phát từ những xu hướng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau vụ đông ở thị trấn Như
Quỳnh huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài


1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập chung tìm hiểu thực trạng sản xuất rau vụ đông ở Thị Trấn Như
Quỳnh Huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng Yên. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất rau vụ đông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất sản phẩm nói chung và rau vụ
đông nói riêng.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau vụ đông và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau
vụ đông ở thị trấn Như Quỳnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm pháy triển sản xuất rau vụ đông ở Thị Trấn Như
Quỳnh trong những năm tới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lý do chọn Như Quỳnh: Như Quỳnh là địa phương có điều kiện khá thuận
lợi để phát triển một vùng trồng rau xanh chất lượng cao như: các điều kiện về thổ
nhưỡng, nước tưới, công thức luân canh cây trồng và trình độ thâm canh của nông dân
cho phép tiếp tục mở rộng diện tích đất trồng rau chế biến.
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu có sẵn như: Báo cáo
định kỳ của ban thống kê Thị trấn, niên giám thống kê…Đây là những số liệu chủ yếu
làm thông tin cho việc phân tích khái quát phần tổng quan các vấn đề lý luận và thực
tiễn cũng như các tài liệu về địa bàn nghiên cứu và một số phần trong kết quả nghiên
cứu như diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trong Thị trấn.
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập được số liệu thì việc xử lý số liệu là khâu quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả nghiêm cứu của đề tài, số liệu thu thập được còn phức tạp để đáp
ứng được yêu cầu của đề tài. Nhóm chúng tôi phải tập hợp lại và phân ra các tiêu thức
khác nhau và xử lý số liệu bằng máy tính tay và máy vi tính.

Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra.
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại rất
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố sau: Lao động, đất đai, máy móc,
vốn, nguyên vật liệu, trình độ quản lý…các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: Lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất( hàm sản
xuất là mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa đầu vào và đầu ra).
Q= F( X
1,
X
2,
X
3,…,
X
n
) Trong đó: Q là sản lượng sản xuất ra
X
1,
X
2,
X
3,…,
X
n
là các yếu tố đầu vào
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau

a. Vai trò
Rau là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, nó cung cấp cho cơ thể
con người các vitamin, khoáng chất…giúp con người tồn tại và phát triển. Theo sự
phát triển của đời sống xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như thế
giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hằng ngày
chúng ta cần khoảng 2300- 2500kcal năng lượng để sống và hoạt động. Để có được
năng lượng này nhu cầu tiêu thụ rau hằng ngày trung bình cho mỗi người khoảng 250-
300g( tức khoảng 7,5- 9kg/người/tháng). Ngoài ra tác dụng của rau không chỉ đảm
bảo số kcal chủ yếu trong khẩu phần dinh dưỡng mà là cung cấp đủ chất xơ để kích
thích hoạt động của nhu mô ruột và các sinh tố.
Rau là nguồn cung cấp chính xác các sinh tố vitamin cho con người. Các chất
dinh dưỡng trong rau xanh đóng vai trò cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể con người
và giúp kéo dài tuổi thọ.
Ngành sản xuất rau thực tế cho thấy nó mang lại hiệu quả kinh tế tương đối
cao so với sản xuất các loại cây trồng khác. Ngày nay khi nền kinh tế đã phát triển,
thu nhập của mội người đã được nâng lên chính vì vậy chất lượng rau được mọi người
quan tâm nhiều hơn và yêu cầu về chất lượng cũng cao hơn.
b. Đặc điểm
Sản xuất rau là bộ phận của sản xuất nông nghiệp ngoài những đặc diểm
chung của sản xuất nông nghiệp nó còn có những đặc điểm riêng. Sản xuất rau là
ngành mang tính hàng hóa cao điều này được thể hiện là sau khi thu hoạch phần lớn
lượng rau đó được đem ra thị trường và trở thành hàng hóa. Chính vì vậy ngành sản
xuất còn liên quan đến các ngành khác như: Thu gom, vận chuyển, lưu thông, phân
phối,…Nếu các ngành này phối hợp chặt chẽ với nhau thì sản xuất rau nhanh chóng
đến tay người tiêu dùng.
Trong rau chứa 80- 85% nước do đó rau là sản phẩm dễ bị dập nát, nhanh
hỏng nên việc bảo quản rau rất khó khăn. Muốn bảo quản rau thì phải có kho lạnh
nhưng rất cồng kềnh và khối lượng lớn nên khó khăn cho công tác vận chuyển, do đặc
điểm này đòi hỏi phải bố trí sản xuất tập trung, chuyên canh để đảm bảo vận chuyển
và tiêu thụ nhanh chóng, kịp thời cũng như tổ chức tốt công tác bảo quản, chế biến,

dự trữ để duy trì chất lượng rau cho tốt.
Rau là loại cây trồng ngắn ngày, phong phú về chủng loại lại rất mẫn cảm với
sâu bệnh, rất thích hợp trồng xen canh, trồng gối. Do đặc điểm khí hậu của nước ta là
nóng ẩm thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên rau thường bị sâu bệnh làm giảm năng
suất và chất lượng. Tùy theo mức độ gây hại, thời gian gây hại mà sử dụng biện pháp
phòng trừ phù hợp. Đối với rau trái vụ thì đòi hỏi người trồng rau phải có những hiểu
biết về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc.
Rau có đặc điểm là yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ, phải đầu tư nhiều công lao động,
người lao động phải nắm bắt được yêu cầu cụ thể của từng loại rau để bố trí thời vụ,
luân canh cây trồng một cách thích hợp nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao.
Tư liệu sản xuất rau chủ yếu là đất. Tuy hiện nay khoa học kỹ thuật đã tạo ra
những dung dịch có thể nuôi sống cây trồng nhưng chi phí cao do đó đất vẫn là tư liệu
sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
Từ những đặc điểm rất cơ bản của cây rau cũng như việc chăm sóc chúng để
phát triển sản xuất rau thì các hộ nông dân phải nắm bắt được các đặc điểm trên để
chăm sóc cây rau tốt.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau.
a. Các yếu tố tự nhiên
- Khí hậu thời tiết và thời vụ
Do đặc điểm khí hậu nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết thay đổi liên tục vì thế sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau vụ đông
nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn vì vậy cần nắm vững các đặc điểm sinh trưởng và
phát triển của rau cũng như điều kiện tự nhiên của vùng để khai thác triệt để các
nguồn tiềm năng vốn có nhằm đưa sản xuất và chất lượng rau ngày càng cao, đồng
thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Các yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của cây rau. Rau vụ đông của nước ta phần lớn là những cây ưa rét
như: Xu hào, bắp cải, cà chua, khoai tây, súp lơ…Tuy nhiên trong thời gian ươm
giống hầu hết các loại cây đều ưa ấm vì vậy gieo hạt giống phải có biện pháp phòng
chống các điều kiện bất lợi cho cây con cũng như lựa chọn các giống cây phù hợp với

nhiệt độ, thời tiết từng vùng.
- Đất đai
Đối với cây rau có bộ rễ nông do vậy tính chịu hạn, chịu úng rất kém lại dễ bị
nhiễm sâu bệnh. Loại đất thích hợp với rau vụ đông là đất thịt nhẹ, đất trung bình sau
đó đến đất pha cát. Để cây rau cho năng suất cao đòi hỏi phải có tầng đất canh tác tơi
xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ vì vậy trồng
rau vụ đông cần phải được luân canh một cách triệt để.
b. Các yếu tố kỹ thuật
- Yếu tố về giống: Giống đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất,
nếu đầu tư giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau, giống tốt là những giống cho
năng suất cao, khả năng chịu sâu bệnh tốt, chất lượng sản phẩm cao.
- Yếu tố phân bón: Nếu phân bón đầy đủ và hợp lý sẽ làm tăng phẩm chất và
năng suất rau. Phân bón có quan hệ chặt chẽ với khả năng chống chịu sâu bệnh của
rau, mặc dù cây rau có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn và cho khối lượng sản
phẩm tương đối cao nhưng đòi hỏi khối lượng phân bón cũng tương đối nhiều song
không phải lúc nào bón phân nhiều cũng tỉ lệ thuận với năng suất.
- Yếu tố kỹ thuật canh tác:
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc biệt trong ngành sản xuất rau
nói riêng thì yếu tố kỹ thuật canh tác đóng vai trò không thể thiếu trong sản xuất, các
khâu công việc như: Làm đất, làm cỏ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu…là những biện
pháp kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, độ thoáng khí, nồng độ CO
2
trong đất,
độ ẩm thích hợp để cho rau sinh trưởng phát triển tốt. Nếu có chế độ chăm sóc thường
xuyên và hợp lý sẽ năng suất cao và ngược lại.
Riêng đối với cây vụ sớm và cây vụ muộn do thời tiết khí hậu thời kỳ này
không thuận lợi cho việc sản xuất rau vì vậy hộ nông dân cần tìm cách khắc phục
những khó khăn và khai thác những thuận lợi ở thời kỳ này để sản xuất tốt hơn nữa.
- Yếu tố bảo vệ thực vật:
Đây là yếu tố quan trọng không kém khâu chọn giống, yếu tố này quyết định

phần nào đến sản lượng cây trồng. Nếu không phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho rau
thì không chỉ ảnh hưởng tới vụ đanh trồng mà còn ảnh hưởng đến vụ sau.
c. Các yếu tố kinh tế xã hội
- Yếu tố về vốn:
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau nói riêng thì vốn
được thể hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào
sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp thì sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất
không phải trực tiếp mà bằng cách gián tiếp thông qua đất, cây trồng, vật nuôi…vốn
trong nông nghiệp rất đa dạng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: Máy móc,
cây giống, cây trồng lâu năm, trâu bò…
- Yếu tố lao động:
Lao động là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất rau. Cũng giống như các
ngành khác sản xuất rau không chỉ yêu cầu số lượng lao động mà còn yêu cầu về chất
lượng lao động. Trong sản xuất nông nghiệp ngoài các trang trại và các hộ sản xuất
với quy mô lớn thì tận dụng triệt để lao động gia đình và sản xuất theo hình thức lấy
công làm lãi.
- Yếu tố thị trường:
Tiêu thụ là khâu cuối cùng quyết định đến kết quả sản xuất và hiệu quả sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất, giá trị sản phẩm được
thông qua việc tiêu thụ, thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm là kết quả quá trình sản
xuất tức là giải quyết khâu đầu ra cho quá trình sản xuất. Sản xuất phải hướng tới tiêu
dung và lấy tiêu dung làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước:
Cơ chế chính sách Nhà nước tác động trực tiếp đến tình hình chung của một số
nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất thì thông qua tác động
của thị trường là chính sách giá cả, chính sách tiêu thụ sản phẩm…thì Nhà nước chú ý
đầu tư vốn, xây dựng mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất rau ở các nước trên thế giới

Sản xuất rau đòi hỏi rất nhiều công lao động, với chu kỳ ngắn ngày, một năm
chúng ta có thể trồng được nhiều vụ và liên tục nên đòi hỏi khá nhiều lao động vì vậy
cây rau rất thích hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào như
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…
Hiện nay đất trồng rau trên thế giới tăng nhanh, cao hơn với tốc độ tăng diện
tích đất trồng các giống cây khác. Nguyên nhân do người nông dân chuyển một phần
lớn diện tích trồng ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau. Điển hình như Trung Quốc
diện tích trồng rau tăng rất ấn tượng, ngang với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước này,
đạt mức trung bình 6%/năm trong 20 năm qua. Trong khi đó các nước đang phát triển
ở châu Á và một số quốc gia phát triển khác có tốc độ tăng chậm hơn, đạt mức
3%/năm. Tính chung trên toàn thế giới diện tích đất trồng rau hiện đang tăng
2,8%/năm. Trong khi đó diện tích trồng cây ăn quả, cây lấy dầu, cây lấy củ và các
cây họ đậu khác chỉ tăng lần lượt là: 1,75%, 1,47%, 0,44% và 0,39%.
2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất rau ở Việt Nam
a. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Vì nó giúp cho việc phá thế độc canh cây lúa từ ngàn đời nay của nhân dân
ta.
Nghị quyết IV lần thứ 5 khóa VII đã nêu ra định hướng lớn và các giải pháp
cụ thể cho sản xuất nông nghiệp là: “ Đổi mới cơ cấu nông nghiệp, ổn định sản xuất
nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, tập trung thâm canh kết hợp mở
rộng một số cây chủ lực, chú trọng việc sản xuất rau quả để dáp ứng nhu cầu trong
nước và từng bước nâng lên thành hàng xuất khẩu lớn, đẩy mạnh cải tạo giống và
ứng dụng công nghệ mới trong các khâu bảo quản, chế biến rau quả”.
Còn mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong nghị quyết đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra “ Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng
vào đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn
thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng”.
b. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Tình hình sản xuất rau ở nước ta vẫn theo tập quán sản xuất chủ yếu dựa vào

kinh nghiệm sản xuất lâu năm để lại, công cụ sản xuất chưa hiện đại. Những năm gần
đây cùng với sự nghiệp CHN- HĐH nông nghiệp nông thôn thì ngành trồng trọt nói
chung và ngành sản xuất rau nói riêng có những thay đổi đáng kể cả về diện tích,
năng suất, sản lượng cụ thể tính đến năm 2005 tổng diện tích trồng rau các loại trên cả
nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng
175.5 nghìn ha( tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3848,1 nghìn tấn.
Vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm 27,56% về diện
tích và 29,6% về sản lượng rau cả nước, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
21,6% về diện tích và 28,3% về sản lượng rau cả nước.

2.3. Thực trạng sản xuất rau vụ đông ở Thị Trấn Như Quỳnh – Huyện Văn Lâm
– Tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Tổng quan tình hình sản xuất rau vụ đông của toàn Thị Trấn.
2.1.1.1 Diện tích rau vụ đông
Thị trấn Như Quỳnh là một vùng có truyền thống trồng rau từ rất lâu, mặt khác ở đây
lại có địa hình khá thuận lợi như gần thị trường Hà Nội, có khu công nghiệp nên
thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ. Chính vì vậy các hộ nông dân trong Thị Trấn
đã có xu hướng chuyển một phần diện tích một số cây khác sang trồng rau. Diện tích
các loại rau được thể hiện qua bảng biểu 1.
Qua số liệu biểu 1 cho thấy tổng diện tích trồng rau của toàn Thị Trấn Như Quỳnh
qua 3 năm gần đây đều tăng lên, cụ thể năm 2008 tổng diện tích đất trồng rau toàn Thị
Trấn là 41,26 ha, năm 2009 là 44,5 ha tăng 7,85% so với năm 2008 và đến năm 2010
là 50 ha tăng 12,3% so với năm 2009. Bình quân qua 3 năm diện tích trồng rau tăng
10,07%. Diện tích đất trồng rau tăng lên là do các hộ nông dân thấy được sản xuất rau
đạt hiệu quả cao hơn sản xuất các loại cây khác nên các hộ đã chuyển một số diện tích
đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau. Trong tổng diện tích đất trồng rau của
toàn Thị Trấn thì diện tích trồng rau xanh chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó chủ yếu là
Bắp cải, Súp lơ, Xu hào, diện tích 3 loại rau này tăng dần qua các năm, bình quân qua
3 năm diện tích trồng Bắp cải tăng 10,02%, rau Súp lơ tăng 23,44%, rau Xu hào tăng
12,54%. Như vậy 3 loại rau này được các hộ nông dân trong Thị Trấn trồng nhiều

nhất.
Diện tích rau ăn củ quả liên tục giảm qua các năm, năm 2008 tổng diện tích đất trồng
rau ăn củ quả là 7,26 ha, năm 2009 giảm xuống còn 6 ha tương ứng tốc độ giảm là
13,36% và năm 2010 còn 5,3 ha giảm 11,67% so với năm 2009. Nguyên nhân do năm
2008 chuột bọ phá hoại rau ăn củ quả tăng làm giảm năng suất nên diện tích các loại
rau này giảm dần qua các năm. Mặt khác diện tích trồng cà chua giảm là do giá cà
chua lên xuống thất thường và thường giá rẻ nên người dân trồng cà chua không hiệu
quả, cụ thể năm 2009 diện tích trồng cà chua giảm 25% so với năm 2008 và năm 2010
giảm 20% so với năm 2009. Bình quân qua 3 năm diện tích trồng cà chua giảm
22,5%.
Biểu 1: Diện tích và cơ cấu diện tích một số loại rau vụ đông của Thị Trấn qua 3
năm (2008 – 2010)
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh
SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 09/08 10/09 BQ
Tổng
diện tích
rau
41.26 100.00 44.50 100.00 50.00 100.00 107.85 112.36 110.08
1. Diện
tích rau
ăn lá
34.00 82.40 38.50 86.52 44.70 89.40 113.24 116.10 114.66
Bắp cải 19.00 55.88 20.90 54.29 23.00 51.45 110.00 110.05 110.02
Súp lơ 10.50 30.88 12.60 32.73 16.00 35.79 120.00 126.98 123.44
Xu hào 4.50 13.24 5.00 12.99 5.70 12.75 111.11 114.00 112.55
2. Diện
tích rau
ăn củ
quả

7.26 17.60 6.00 13.48 5.30 10.60 82.64 88.33 85.44
Khoai tây 2.76 38.02 2.50 41.67 2.30 43.40 90.58 92.00 91.29
Đỗ các
loại
2.50 34.44 2.00 33.33 1.80 33.96 80.00 90.00 84.85
Cà chua 2.00 27.55 1.50 25.00 1.20 22.64 75.00 80.00 77.46
2.1.1.2. Năng suất một số loại rau vụ đông
Biểu 2: Năng suất một số loại vụ đông của Thị Trấn qua 3 năm (2008 – 2010)
Chỉ tiêu
Năng suất (tạ/ha) So sánh (%)
2008 2009 2010 09/08 10/09 BQ
1.Rau ăn lá 705,81 833,75 972,27 118,12 111,22 107,67
Bắp cải 457,05 548,75 639,87 120,06 116,60 108,01
Súp lơ 132,90 166,20 199,44 125,05 120,00 109,54
Xu hào 115,80 124,09 132,96 107,15 107,15 103,51
2.Rau ăn củ quả 844,85 819,90 816,45 97.05 99.58 98,30
Khoai tây 332,40 318,55 304,70 95.83 95.65 95,75
Đỗ các loại 96,95 99,70 110,80 102.84 111.13 106,90
Cà chua 415,50 401,65 400,95 96.67 99.83 98,23

Nguồn: Báo cáo Hợp Tác Xã
Về năng suất: Qua biểu 2 cho thấy năng suất của các loại rau tăng giảm qua các năm,
sự tăng giảm này phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết thuận lợi sẽ cho năng
suất cao và ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì năng suất giảm nhanh và có thể
mất mùa. Năng suất các loại rau xanh năm 2009 tăng mạnh trong đó năng suất Bắp
cải tăng 40%so với năm 2008, rau Súp lơ tăng 50% so với năm 2008. Rau Xu hào
tăng 35% so với năm 2008. Nguyên nhân do năm 2008 diễn biến khí hậu thời tiết
khắc nghiệt, mưa lũ xảy ra làm năng suất rau giảm nhanh chóng. Đến năm 2010 thời
tiết thuận lợi cho cây vụ đông nên năng suất các loại rau tiếp tục tăng nhanh so với
năm 2009 cụ thể năng suất rau Bắp cải tăng 16,67% so với năm 2009, rau Súp lơ tăng

20% so với năm 2009, rau Xu hào tăng 6,69% so với năm 2009.
Rau ăn quả cho năng suất thấp hơn rau xanh, trong các loại rau ăn củ quả thì năng
suất khoai tây và năng suất cà chua giảm dần qua các năm, năm 2008 năng suất khoai
tây là 332,4 tạ/ha, năm 2009 giảm xuống còn 318,55 tạ/ha tương ứng tỷ lệ giảm
4,17%, đến năm 2010 giảm xuống còn 304,7 tạ/ha tương ứng tỷ lệ giảm so với năm
2009 là 4,35%. Năng suất cà chua năm 2005 là 415,5 tạ/ha, năm 2010 giảm xuống
còn 400,95 tạ/ha. Bình quân qua 3 năm giảm 2,78%. Nguyên nhân giảm các loại rau
trên là do Hợp tác xã chưa có kế hoạch thực hiện công tác diệt chuột nghiêm ngặt.
2.1.1.3. Sản lượng một số loại rau vụ đông
Cùng với sự tăng lên về năng suất và diện tích sẽ dấn đến sản lượng cũng tăng theo.
Qua số liệu ở biểu 3 cho thấy sản lượng một số loại rau thay đổi như sau:
Chỉ tiêu
Năng suất (tạ/ha) So sánh (%)
2008 2009 2010 09/08 10/09 BQ
1.Rau ăn lá 11806.64 12724.25 18665.92 107.78 146.70 107.67
Bắp cải 9552.345 10420.47 14717.01 109.09 141.23 108.01
Súp lơ 1675.296 1745.1 3191.04 104.17 1828.6 109.54
Xu hào 579 558.405 757.872 96.4 135.72 103.51
2. Rau ăn
củ quả
1990.799 1598.25 1381.39 80,28 86.43 98.30
Khoai tây 917.424 796.375 700.81 86.81 88.00 95.75
Đỗ các loại 242.375 199.4 199.44 82.27 100.02 106.90
Cà chua 831 602.475 481.14 72.50 79.86 98.23
Nguồn: Báo cáo Hợp tác xã
Từ năm 2008 diện tích trồng các loại rau đều tăng, năng suất cũng tăng do đó sản
lượng rau xanh đều tăng lên, sản lượng rau Bắp cải năm 2008 là 9552.345 đến năm
2009 là 10420.47 tạ, năm 2010 tăng lên 14717.01 tạ tương ứng tốc độ tăng 70,8%, sản
lượng rau Súp lơ năm 2009 là 1745.1 tạ, năm 2010 là 3191,04 tạ tăng 54,69% so với
năm 2009, sản lượng rau Xu hào năm 2009 là 558,405 tạ, năm 2010 là 757.872 tạ

tăng 73,68% so với năm 2009. Bình quân 3 năm sản lượng rau xanh tăng 21,10%.
Rau ăn củ quả có sản lượng thấp hơn rau xanh và giảm dần qua các năm, năm 2008 là
1990.799 tạ, năm 2010 giảm xuống còn 1382,39 tạ, tốc độ giảm bình quân 3 năm là
16,71%.
2.1.2. Tình hình sản xuất rau của các hộ
2.1.2.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ
Biểu 4: Một số thông tin về các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Tính
chung
1.Tổng số hộ Hộ 9 30 21 60
2.Số năm trồng rau của hộ Hộ
Dưới 5 năm Hộ 6 3 1 10
Từ 5 – 10 năm Hộ 2 15 4 21
Trên 10 năm Hộ 1 12 16 39
3.Số lao động bình quân/hộ Lao
động
2 2.5 3
4.Diện tích trồng rau BQ/hộ sào 2.1 2.9 3.5
5.Phương tiện phục vụ
Bình phun Hộ 1 1 1.5
Xe đạp Hộ 1 2 2
Xe máy Hộ 1 1 1.5
Xe thồ Hộ 1 1 1
Máy bơm Hộ 0.5 0.5 1

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Để có thể đánh giá một cách khách quan và đúng đắn về tình hình sản xuất rau vụ
đông của các hộ nông dân ở thị trấn Như Quỳnh chúng tôi thu thập thông tin của 60
hộ.

Qua số liệu cho thấy trong số 60 hộ thì có 9 hộ thuộc nhóm I, 30 hộ thuộc
nhóm II, và 21 hộ thuộc nhóm III.Các hộ trồng rau ở đây ít nhiều đều có kinh nghiệm
trong sản xuất.Chúng tôi phân ra làm 3 bậc đó là số hộ sản xuất dưới 5 năm,số hộ sản
xuất từ 5 đén 10 năm, số hộ sản xuất trên 10 năm.Trong 3 nhóm thì nhóm I có số hộ
trồng rau dưới 5 năm nhiêu nhất chiếm tỷ lệ 6/60 hộ và nhóm III có số hộ trồng rau
trên 10 năm nhiều nhất chiếm 16/60 hộ.Vậy chúng ta thấy rằng sồ hộ trồng rau ở đây
vẫn còn nhiều hộ chưa có kinh nghiệm đặc biệt là nhóm I.
Để đạt năng suất cao thì ngoài phụ thuộc vào thời tiết khí hậu… còn phụ
thuộc kinh nghiệm sản xuất.Trong 3 nhóm hộ ta thấy nhóm III có lao động nông
nghiệp bình quân trên hộ/ 3 lao động, và diện tích trồng rau bình quân/hộ của nhóm
III cũng cao hơn 2 nhóm còn lại.Nhóm này đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá
đây là một xu hướng tốt.
Các phương tiện sản xuất ngày càng hiện đại,hầu như các hộ đều có xe
máy,các hộ ở đây chủ yếu làm đất bằng máy nên rất ít hộ nuôi trâu bò.
2.1.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau vụ đông của các nhóm hộ
-Về diện tích: ngày nay hộ nông dân thât sự được coi là đơn vị kinh tế tự chủ
họ có quyền sản xuất loại cây gì,đầu tư bao nhiêu. Qua quá trình điều tra 60 hộ trong
thị trấn chúng tôi thấy do vị trí đât được chia khác nhau nên diện tích đất tròng rau
của các nhóm hộ khác nhau.Diện tích trồng rau của các nhóm hộ được thể hiện qua
biêu 5 như sau:
Biểu 5 : Diện tích bình quân rau vụ đông trên một hộ điều tra
Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ
1.Bắp cải 1.25 1.45 2.3 1.72
Vụ sớm 1.25 1.45 2.3 1.72
Vụ chính 1.25 1.45 2.3 1.72
Vụ muộn 1.25 1.45 2.3 1.72
2.Súp Lơ 0.75 1.1 1.75 1.28
3.Xu hào 0.4 0.6 1.2 0.78
Qua số liệu ở biểu 5 cho thấy nhóm III là nhóm luôn có diện tích trồng các
loại rau cao hơn nhóm I và nhóm II. Đối với rau bắp cải thì nhóm III có diện tích bình

quân /hộ là 2,3 sào , nhóm II có diện tích bình quân /hộ là 1,45 sào và thấp nhất là
nhóm I với diện tích 1,25 sào / hộ.Đối với súp lơ thì nhóm III có diện tích bình
quân/hộ là 1.75 sào, nhóm II là 1.1 sào/hộ, nhóm I là 0,75 sào /hộ và đói với xu hào
thì nhóm III có diện tích bình quân trên hộ là 1.2 sào, và nhóm II là 06 sào/hộ,nhóm I
là 0.4 sào /hộ.Riêng đối với rau bắp cải thì diện tích các hộ được trồng trong cả 3 vụ
là vụ sớm-vụ chính-vụ muộn,còn rau súp lơ và xu hào thì đa số được trồng ở vụ
chính,rất ít hộ được trồng ở vụ sớm và vụ muộn, do thời tiết khí hậu 2 vụ nay không
thuận lợi mà yêu cầu chăm sóc của 2 loại rau này khá nghiệm ngặt.Tính bình quân
cho cả 3 nhóm hộ thì diện tích rau sup lơ là 1,28 sào /hộ rau xu hao là 0.78 sào/hộ.
Nhìn chung diện tích trồng rau của các hộ dân thị trấn là không lớn,điều này là do
nhiều yếu tố nhưng đặc biệt là do thị trường chưa lớn.Vậy để khuyến khích các hộ
trổng rau nơi đây mở rông quy mô sản xuất thì hợp tác xã cùng các hộ sản xuất phải
giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm.
-Về năng suât: trên cùng một đơn vị diện tích gieo trồng nếu có chế độ chăm sóc
khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau,ngoài ra năng suất giữa các vụ khác nhau cũng
khác nhau
Biểu 6: Năng suất rau vụ đông của các nhóm hộ điều tra
Chi tiêu BQ
Năng suất ( kg/sào) So sánh(%)
Nhóm I Nhóm II Nhóm III NII/NI NIII/NI NIII/NII
1.Bắp cải
Vụ sớm 1765 1550 1700 1950 109.68 125.81 114.71
Vụ chính 2170 1975 2155 2275 109.11 115.19 105.57
Vụ muộn 2054 1875 2065 2112 110.13 112.80 102.42
2.Súp lơ 635.25 555 600 720 108.11 129.73 120.00
3.Xu hào 507.5 480 500 530 107.17 110.42 106.00

- Ta thấy trong các nhóm hộ điều tra thì nhóm I là nhóm có năng suất thấp hơn
nhóm II và nhóm III.
- Đối với rau bắp cải thì năng suất bắp cải vụ chính có năng suất cao nhất cụ thể là

bình quân năng suất của 3 nhóm hộ là 2170kg/sào nhưng ở vụ sớm là 1765kg/sào và
vụ muộn là 2054kg/sào. Nguyên nhân gây ra sự khác nhau về năng suất giữa các vụ
chủ yếu là do thời tiết,thời tiết của vụ sớm và vụ muộn thường không thuận lợi,lúc
đầu vụ thì quá nóng, lúc cuối vụ thì quá lạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất rau
của các hộ.
So sánh năng suẩt giữa các hộ thì ta thấy năng suất của nhóm II và nhóm I có sự
chênh lệch lớn nhất và sự chênh lệch giữa 2 nhóm này cao nhất ở vụ sớm gấp 1,25
lần. Nguyên nhân do nhóm III có kinh nghiệm sản xuất lâu năm hơn nên chế độ chăm
sóc phù hợp hơn,mặt khác nhóm III là nhóm có diện tích trồng rau lớn nên họ tập
trung lao động cũng như nguồn vốn vào sản xuất nhiều hơn nhóm I.
Đối với rau súp lơ có năng suất bình quân của 3 nhóm hộ là 583,25 kg/sào,so sánh
năng suất giữa các hộ thì năng suất của nhóm III và nhóm I có sự chênh lệch cao nhất,
sự chênh lệch giữa hai nhóm này là 1,08 lần.
Đối với rau xu hào: Năng suất bình quân 3 nhóm hộ của loại rau này là 507,5
kg/sào và so sánh năng suất giữa các nhóm hộ thị sự chênh lệch cao nhất vẫn là nhóm
III và nhóm I.Vậy để giảm sự chênh lệch về năng suất giữa các nhóm hộ thì đòi hỏi
các hộ trong nhóm I phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, ngoài ra hợp tác
xã cần có sự quan tâm,thường xuyên mở lớp huấn luyện kỹ thuật, tổ chức các buổi
thăm quan và trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ để họ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm,
sản xuất ngày càng tốt hơn.
+ Về sản lượng: sản lượng rau của các nhóm hộ được thể hiện ở biểu 7 như
sau:
Chỉ tiêu BQ
Sản lượng So sánh(%)
Nhóm I Nhóm II Nhóm III NII/NI NIII/NI NIII/NII
1.Bắp cải
Vụ sớm 3092.88 1937.5 2465 4485 127.23 231.48 181.95
Vụ chính 3764.06 2468.75 3124.75 5232.5 126.57 211.95 167.45
Vụ muộn 3551.26 2343.75 2994.25 4864.5 127.75 207.55 162.46
2.Súp lơ 833.44 416.25 660 1260 158.56 302.70 190.91

3.Xu hào 401.40 192 300 636 156.25 331.25 212.00
Qua số liệu ở biểu 7 cho thấy trong 3 nhóm hộ thì nhóm III là nhóm có sản
lượng rau cao nhất. Đối với rau súp lơ sản lượng của nhóm III là 1050 kg/hộ, do diện
tích của nhóm hộ này cao nhất cùng với sự tăng nên của năng suất dẫn đến sản lượng
của nhóm này cao nhất.Riêng đối với bắp cải ngoài diện tích và năng suất giữa các
nhóm hộ có sự khác nhau thì giữa các vụ cũng khác nhau dẫn đến sản lượng của các
nhóm hộ là khác nhau. Sản lượng bình quân của 3 nhóm hộ ở vụ chính cao nhất là
3764,04 kg/hộ, vụ muộn là 3551,26 kg/hộ và thấp nhất là vụ sớm với sản lượng
3092,88 kg/hộ.
Nếu so sánh sản lượng giữa các nhóm hộ thì có sự chênh lệch rất lớn giữa
nhóm III và nhóm I. Đối với bắp cải vụ sớm có sự chênh lệch cao nhất nhóm III có
sản lượng gấp 2,31 lần so với sản lượng nhóm I. Đối với rau súp lơ sản lượng nhóm
III cao gấp 2,52 lần so với sản lượng của nhóm I và đối với xu hào sản lượng nhóm
III cao gấp 3,31 lần so với sản lượng nhóm I. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về
sản lượng là so sự chênh lệch về diện tích giữa 2 nhóm hộ này là rất cao.
Tóm lại qua sự tìm hiểu về diện tích năng suất và sản lượng rau của các nhóm
hộ điều tra cho thấy nhóm III là nhóm luôn có diện tích, năng suất, sản lượng cao hơn
nhóm I và nhóm II, điều đó chứng tỏ nhóm III là nhóm có kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất và công tác tổ chức tốt hơn.Chình vì vậy mà sự phối hợp trao đổi kinh nghiệm
sản xuất giữa các nhóm hộ là rất cần thiết để giảm bớt sự chênh lệch về diện tích-năng
suất-sản lượng
2.1.3. Chi phí sản xuất rau vụ đông các hộ
2.1.3.1.Bắp cải
Đối với cây trồng nói chung và cây rau nói riêng thì năng suất của nó ngoài
phụ thuộc các yếu tố khí hậu thời tiết… nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống,
kỹ thuật chăm sóc, lượng phân bón, cách phòng trừ sâu bênh…. tất cả các yếu tố trên
gọi chung là mức đầu tư.Việc thay đổi mức đầu tư sẽ ảnh hưởng đến năng suất và
hiệu quả kinh tế, chính vì thế mà việc quyết định đầu tư như thế nào? mức đầu tư bao
nhiêu để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là điều không dễ dàng.Đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp thì năng suất cây trồng nói chung cà cây rau nói riêng bị chi phối

bởi quy luật năng suất cận biện giảm dần vì thế mà đầu tư quá cao hoặc quá thấp đều
mang lại hiệu quả không tốt.
Tổng chi phí cho 1 sào bắp cải giữa các nhóm hộ được thể hiện ở biểu 8 như
sau: Qua số liệu trong biểu cho thấy tổng chi phí của các nhóm hộ ở 3 vụ có sự khác
nhau. Trong 3 vụ thì tổng chi phí/ sào là khác nhau, tổng chi phí cho vụ sớm và vụ
muộn cao hơn tổng chi phí ở vụ chính. Nguyên nhân là khi đầu vụ cần phải chăm bón
nhiều hơn để cho rau phát triển và khi cuối vụ độ màu mỡ của đất đã giảm, vì thế mà
2 vụ này cần phải có chi phí nhiều hơn. Trong vụ sớm thì giữa 3 nhóm hộ có tổng chi
phí chênh lêch nhau không đáng kể và nhóm I là nhóm có tổng chi phí cao nhất với
669 nghìn đồng, thấp nhất là nhóm III với tổng chi phí là 631,47nghìn đồng, tương tự
đối với vụ chính và vụ muộn cũng vậy, trong vụ chính tổng chi phí của nhóm I là
611,85 nghìn đồng, tổng chi phí của nhóm III là 571,5 nghìn đồng, trong vụ muộn
tổng chi phí nhóm I là 627,6 nghìn đồng, tổng chi phí nhóm III là 612,5 nghìn đồng.
Bình quân cho cả 3 vụ thì nhóm I có tổng chi phí cao nhất là 636,15 nghìn đồng,
nhóm III có tổng chi phí thấp nhất là 605,16 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự
chênh lệch giữa các nhóm hộ là do nhóm I sản xuất với quy mô nhỏ, kinh nghiệm sản
xuất chưa cao nên nhóm hộ này chưa đầu tư theo một tiêu chuẩn nào mà chỉ đầu tư
theo sự ước đoán dẫn đến tổng chi phí /sào cao hơn nhóm II và nhóm III.
Ta thấy trong tổng chi phí của các nhóm hộ thì chi phí trung gian chiếm tỷ lệ
cao nhất, chi phí này bao gồm: Chi phí về giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo
vệ thực vật, thuế làm đất, thuế bơm nước. Chi phí về giống ở 3 vụ có khác nhau, ở vụ
sớm và vụ chính, chi phí về giống/sào là 70 nghìn đồng, nhưng ở vụ muộn thì chi phí
về giống cao hơn hết là 95 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân do vụ sớm và vụ chính thời
tiết ấm, thuận lợi cho việc gieo trồng chính vì thế mà giá cây giống thấp hơn.
Về phân bón: Các hộ trồng rau ở Thị Trấn Như Quỳnh thường dùng đạm, lân,
kali, phân chuồng để chăm bón cho rau. Ta thấy tổng chi phí vụ sớm của các nhóm hộ
là cao nhất, cụ thể nhóm I là 330 nghìn đồng/sào, nhóm II là 316,5 nghìn đồng/sào,
nhóm III là 304,45 nghìn đồng/sào, còn vụ chính thấp nhất, cụ thể nhóm I là 300,75
nghìn đồng/sào, nhóm II là 293,65 nghìn đồng/sào, nhóm III là 291,7 nghìn đồng/sào.
Về thuốc BVTV do vụ sớm và vụ chính năm nay thời tiết ấm thuận lợi cho sâu

bệnh phát triển nên các nhóm hộ phải mất nhiều chi phí về thuốc BVTV hơn vụ
muộn. Trong 3 nhóm hộ thì nhóm I có chi phí về thuốc BVTV/sào cao nhất. Cụ thể:
vụ sớm 150 nghìn đồng/sào, vụ chính 126,1 nghìn đồng/sào, vụ muộn là 106,1 nghìn
đồng/sào và nhóm III là nhóm có chi phí về thuốc BVTV/sào thấp nhất, cụ thể là: vụ
sớm 135 nghìn đồng/sào, vụ chính 92,3 nghìn đồng/sào và vụ muộn 86,5 nghìn
đồng/sào. Điều đó chứng tỏ nhóm III đã biết cách phòng trừ, nhận dạng sâu bệnh
cũng như nắm bắt được nên phun thuốc vào thời kỳ nào là tốt nhất.
Ngoài những chi phí trên thì các hộ trên còn phải bỏ thêm chi phí làm đất, bơm
nước…
Nhìn chung nhóm III có chi phí/sào thấp hơn nhóm I và nhóm II nhưng lại cho
năng suất cao hơn. Điều này chứng tỏ nhóm III đã biết cách đầu tư chăm sóc thường
xuyên và hợp lý.
Biểu 8: Chi phí sản xuất cho 1 sào Bắp cải của các hộ điều tra
Thị Trấn Như Quỳnh
(ĐVT: 1000đ)
Diễn giải
Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn BQ
NI NII NIII NI NII NIII NI NII NIII NI NII
Tổng chi phí 699 648.1 631.45 611.85 586.25 571.5 627.6 625.6 612.5 636.15 619.98
1.Chi phí vật chất 635 612.1 594.45 581.85 554.25 539 594.6 589.6 575.5 603.82 585.32
- Giống 70 70 70 70 70 70 95 95 95 78.33 78.33
- Phân bón 330 316.5 304.45 300.75 293.65 291.7 308.5 314 309 313.08 308.05
120 114 108 102.75 98.55 96.8 113.5 113 110 112.08 108.52
75 69.5 67.45 74.5 73.6 73.4 70 71 71 73.17 71.37
65 58.5 53 52.5 52 51 54 54.5 55 57.17 55.00
Phân chuồng 70 74.5 76 71 69.5 70.5 71 75.5 73 70.67 73.17
- Thuốc BVTV 150 140.6 135 126.1 105.6 92.3 106.1 95.6 86.5 127.40 113.93
- Bơm nước 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30.00 30.00
- Làm đất 55 55 55 55 55 55 55 55 55 55.00 55.00
2. Các khoản khác 34 36 37 30 32 32.5 33 36 37 32.33 34.67

2.1.3.2. Xu hào – Súp lơ
Đối với cây trồng nói chung và cây rau nói riêng thì năng suất của nó ngoài
phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu, thời tiết… nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như :
Giống, kỹ thuật chăm sóc, lượng phân bón, cách phòng trừ sâu bệnh…Tất cả các yếu
tố trên gọi là mức đầu tư. Việc thay đổi mức đầu tư sẽ ảnh hưởng tới năng suất và
hiệu quả kinh tế. Chính vì thế mà việc quyết định đầu tư như thế nào, mức độ đầu tư
bao nhiêu để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là điều không dễ dàng. Đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp thì năng suất cây trồng nói chung và cây rau nói riêng bị chi
phối bởi quy luật năng suất cận biên giảm dần vì thế mà đầu tư quá cao hoặc quá thấp
đều mang lại hiệu quả không tốt.
Đối với rau Súp lơ – Xu hào thì có sự khác biệt đối với rau bắp cải do phần
lớn các hộ ở đây chỉ trồng ở vụ chính, rất ít hộ trồng ở vụ sớm và vụ muộn. Tình hình
chi phí cho một sào Súp lơ – Xu hào được thể hiện ở biểu 9 như sau:
Cũng giống như Bắp cải thì rau Súp lơ – Xu hào có tổng chi phí giữa các
nhóm hộ là khác nhau. Nhóm I là nhóm có tổng chi phí/sào cao nhất, đối với rau Súp
lơ nhóm I có tổng chi phí là 609,25 nghìn đồng/sào, đối với rau Xu hào nhóm I có
tổng chi phí là 491,3 nghìn đồng/sào. Nhóm III là nhóm có tổng chi phí tháp nhất, đối
với rau Súp lơ nhóm III có tổng chi phí/sào là 604,8 nghìn đồng/sào, đối với rau Xu
hào nhóm III có tổng chi phí/sào là 481,3 nghìn đồng/sào.
Về giống: Súp lơ – Xu hào có tổng chi phí tính bình quân /sào cao hơn rau bắp
cải. Một sào Súp lơ có tổng chi phí tính bình quân/sào cao hơn rau Bắp cải. Một sào
Súp lơ có chi phí về giống là 160 nghìn đồng, một sào Xu hào có chi phí về giống là
80 nghìn đồng/sào, giống ở đây các hộ mua tại chợ Như Quỳnh hoặc do một số tư
nhân mua hạt về ươm cây con để bán.
Về thuốc BVTV: Chi phí về thuốc BVTV cho rau Súp lơ và Xu hào thấp hơn
rau Bắp cải, cụ thể rau Súp lơ tính bình quân cho 3 nhóm hộ là 87,55 nghìn đồng/sào.
Lý do rau Súp lơ từ khi cây ra hoa phải giảm số lần phun thuốc nếu không hoa sẽ bị
thối rữa, đối với rau Xu hào chi phí thuốc BVTV tính bình quân cho 3 nhóm hộ là
61,12 nghìn đồng/sào.
Ngoài những khoản chi phí trên thì các hộ còn phải đầu tư chi phí cho các

khâu công việc khác như: làm đất, bơm nước.
Trong sản xuất rau thì công lao động gia đình đóng vai trò rất quan trọng, bình
quân thì rau Súp lơ và rau Xu hào cần số công lao động ít hơn số công lao động cho
rau Bắp cải. Nguyên nhân do thời gian trồng 2 loại rau này ngắn hơn, mặt khác do
năng suất 2 loại rau này thấp hơn nên dẫn đến số công lao động thấp hơn.
Nhìn chung các hộ sản xuất với quy mô lớn có sự am hiểu kỹ thuật trồng rau
cũng như biết lựa chọn đúng thuốc và cách phòng trừ sâu bệnh đúng thời điểm chính
vì vậy mà năng suất của nhóm hộ này cao hơn.
Biểu 9: Chi phí sản xuất cho một sào Súp lơ – Xu hào của các nhóm
hộ điều tra Thị Trấn Như Quỳnh
(ĐVT: 1000đ)
Diễn giải
Súp lơ Xu hào
NI NII NIII BQ NI NII NIII BQ
Tổng chi phí 609.25 607.2 604.8 606.67 491.3 489.35 481.3 486.83
1. Chi phí trung gian 584.25 581.2 578.8 580.82 471.3 468.35 460.3 465.98
- Giống 160 160 160 160.00 80 80 80 80.00
- Phân bón 248.25 247.2 249.8 248.27 233.3 238.35 244.8 239.85
96 91.8 90.5 91.98 80 75.6 74.4 75.84
63.75 61.5 60 61.31 50 52.5 53.4 52.44
32.5 36.4 40.3 37.18 43.3 45.5 47.45 45.85
Phân chuồng 56 57.5 59 57.80 60 64.75 69.55 65.72
- Thuốc BVTV 91 89 84 87.55 73 65 50.5 61.13
-Bơm Nước 30 30 30 30.00 30 30 30 30.00
-Làm đất 55 55 55 55.00 55 55 55 55.00
2. Chi phí khác 25 26 26 25.85 20 21 21 20.85
2.1.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau vụ đông của các hộ nông dân trong năm
2010
2.1.4.1. Bắp cải
Kết quả và hiệu quả rau Bắp cải được thể hiện ở biểu 10 như sau:

Trong 3 nhóm hộ điều tra thì nhóm III là nhóm có năng suất cao nhất nhưng
lại cho doanh thu thấp nhất, cụ thể năng suất của nhóm III là 2113,33 kg/sào, tổng
doanh thu nhóm này là 2747,31 nghìn đồng. Qua biểu cung có thể thấy mặc dù năng
suất rau nhóm I và nhóm II thấp hơn nhóm III nhưng lại cho tổng doanh thu cao hơn,
nhóm II có tổng doanh thu cao nhất là 2861,28 nghìn đồng, với tổng chi phí là 757,98
nghìn đồng, trong đó chi phí sản xuất là 622,98 nghìn đồng.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất rau
Bắp cải
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ
1. Năng suất Kg/sào 1800 1973.33 2113.33 1996.33
2. Giá bình quân 1000 đ 1.54 1.45 1.30 1.41
3.Giá trị sản xuất 1000 đ 2772 2861.333 2747.33 2808.03
4. Tổng chi phí 1000 đ 786.15 757.98 715.16 747.22
Chi phí sản xuất 1000 đ 636.15 622.98 605.16 618.72
Chi phí tiêu thụ 1000 đ 150 135 110.00 128.50
5. Thu nhập hỗn hợp 1000 đ 1985.85 2103.353 2032.17 2060.81
6. Công cụ lao động công 37 36 35.00 35.80
7. Các chỉ tiêu 0.00
TNHH/công lđ 1000 đ 53.67 58.43 58.06 57.59
GTSX/công lđ 1000 đ 74.92 79.48 78.50 78.45
Đặc biệt ở đây các hộ tận dụng lao động gia đình mà không thuê lao động
ngoài, vì vậy đối với các hộ sản xuất với quy mô lớn sẽ thiếu lao động vào lúc thu
hoạch. Như vậy với tình hình đầu tư cho sản xuất rau của các hộ như hiện nay thì sản
xuất với quy mô trung bình là đạt hiệu quả nhất, với phạm vi hộ gia đình sản xuất theo
hình thức tự sản, tự tiêu thì nếu sản xuất quá nhiều sẽ dẫn đến sản phẩm ứ đọng mà
rau lại là sản phẩm không để được lâu. Vậy để khuyến khích các hộ nông dân ở đây
mở rộng diện tích gieo trồng rau thì cần phải giải quyết vấn đề về tiêu thụ.
2.1.4.2. Xu hào – Súp lơ
Biểu 11: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất rau Súp lơ- Xu hào của các
nhóm hộ

Diễn giải ĐVT Súp lơ Xu hào
Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ
1,Năng suất Kg/sào 555 600 720 635.25 480 500 530 507.50
2,Giá bình quân 1000 đ 5 4.75 4.2 4.60 2.25 2.18 2.15 2.18
3,Giá trị sản xuất 1000 đ 2775 2850 3024 2899.65 1080 1090 1139.5 1105.83
4, Tổng chi phí 1000 đ 707.25 703.2 694.8 700.87 578.3 570.35 559.3 567.68
Chi phí sản xuất 1000 đ 609.25 608.2 604.8 607.17 491.3 489.35 481.3 486.83
Chi phí tiêu thụ 1000 đ 98 95 90 93.70 87 81 78 80.85
5,Thu nhập H hợp 1000 đ 2067.75 2146.8 2329.2 2198.78 501.7 519.65 580.2 538.15
6,Công lao động Công 30 31 31.5 31.03 20 21 21.5 21.03
7,Các chỉ tiêu
TNHH/công lđ 1000 đ 69.25 69.25 73.94 70.84 25.09 24.75 26.99 25.58
GTSX/công lđ 1000 đ 91.94 92.50 96.00 93.44 54.00 51.90 53.00 52.60
Nguồn : Tổng hợp từ phiều điều tra
Rau Súp lơ và rau Xu hào là hai loại rau cho khối lượng sản phẩm không nhiều bằng rau Bắp
cải nhưng mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao.
- Đối với rau Súp lơ: Trong 3 nhóm hộ thì nhóm III cho năng suất cao nhất với 720 kg/sào, do
đặc điểm của rau Súp lơ không cồng kềnh và khối lượng trung bình/cây chỉ khoảng 0,5 – 0,6
kg, không cao bằng Bắp cải, các hộ ở đây trồng với diện tích không lớn nên có điều kiện tiêu
thụ qua kênh trực tiếp vì thế mà giá bình quân/kg rau Súp lơ cao hơn nhiều so với Bắp cải.
Qua số liệu biểu 11 cho thấy nhóm I là nhóm có khối lượng rau bán lẻ nhiều nên giá bình quân
của nhóm này cao nhất với 5000 đ/kg, và nhóm III có giá bình quân thấp nhất với 4,2 nghìn đồng/kg,
mặc dù bán với giá thấp nhưng nhóm này có thu nhập hỗn hợp/sàolà 2329,2 nghìn đồng/sào, tổng chi
phí/sào Súp lơ của nhóm này lại thấp nhất là 694,8 nghìn đồng/sào, vì vậy mà TNHH/công lao động
là 70,84 nghìn đồng cao nhất trong các nhóm hộ. Như vậy trong 3 nhóm hộ thì chúng tôi thấy nhóm
III là nhóm sản xuất rau Súp lơ đạt hiệu quả nhất do đặc điểm của rau Súp lơ đỡ cồng kềnh nên các
hộ đã tiêu thụ trực tiếp với khối lượng tương đương khối lượng tiêu thụ gián tiếp nên nhóm hộ sản
xuất với quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đối với rau Xu hào: Trong 3 nhóm hộ thì nhóm III có TNHH/sào cao nhất đạt 580,2 nghìn
đồng/sào, TNHH/công lao động gia đình là 26,98 nghìn đồng, nhóm I là nhóm có TNHH/công lao

động gia đình thấp nhất là 24,6 nghìn đồng. bình quân cho cả 3 nhóm hộ về TNHH/công lao động
gia đình là 25,5 nghìn
-Nhìn chung sản xuất rau của các hộ ở đây đem lại hiệu quả cao, mặc dù rau Xu hào và rau Súp
lơ chỉ trồng ở vụ chính nhưng giá trị kinh tế/sào/vụ tương đối cao, đặc biệt năm nay giá bán Súp lơ
cao hơn nhiều so với các năm trước vì vậy mà giá trị kinh tế/sào/vụ của rau Súp lơ đạt cao nhất trong
3 loại rau, cụ thể TNHH/công lao động của nhóm III cao nhất là 73,94 nghìn đồng. Riêng đối với rau
Bắp cải được các hộ trồng cả 3 vụ nên bình quân/năm/sào của rau Bắp cải cũng cho giá trị kinh tế
cao. Vậy để đa dạng hóa sản phẩm rau vụ đồng cũng như mở rộng diện tích rau, thì cần có sự quan
taam của Huyện và HTX để giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, có như vậy bà con mới
yên tâm tập trung sản xuất.
Qua việc tìm hiểu tình hình sản xuất rau của nhóm hộ nông dân trong Thị Trấn chúng tôi có một
số nhận xét sau:
Các hộ nông dân đã biết khai thác triệt để cả 3 vụ để sản xuất rau bắp cải nên giá trị kinh tế/năm
cao, dẫn đến thu nhập hỗn hợp/công lao động/vụ của nhóm II cao nhất là 79,48 nghìn đồng. Nhìn
chung toàn thị trấn có trình độ sản xuất rau ngày càng cao nhưng vẫn cần phải học hỏi thêm kinh
nghiệm để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
Về phân bón: Các hộ ở đây chủ yếu dùng phân đã qua ủ ải, đặc biệt không dùng phân tươi nên
chất lượng rau cũng được đảm bảo. Các giống mới được đưa vào sản xuất như: Bắp cải Nhật, Súp lơ
Nhật, Xu hào Nhật…, nước tưới cho rau chủ yếu là nước sông và giếng khoan, khi cây rau chuẩn bị
thu hoạch thì các hộ ngừng phun thuốc sâu, khoảng cách phun lần cuối đến khi thu hoạch là 17 đến
22 ngày, vì vậy mà lượng thuốc sâu tồn đọng trồng rau không nhiều từ đó giảm bớt sự độc hại tới
người tiêu dùng.
HTX đã mở lớp tập huấn nhưng vẫn còn một số hộ chưa tham gia, họ quan niệm sản xuất dựa
vào kinh nghiệm và tập quán từ lâu năm để lại, điều đáng quan tâm ở đây là các hộ tận dụng triệt để
lao động gia đình mà không thuê lao động ngoài nên khi thu hoạch cũng như sản xuất đầu vụ xảy ra
hiện tượng thiếu lao động dẫn đến sản xuất không đúng thời vụ cũng như tiêu thụ không kịp thời.
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của các hộ sản xuất rau.
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau.
- Điều kiện tự nhiên:
Trong bất cứ ngành sản xuất kinh doanh nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao chúng ta phải quan

tâm đến các yếu tố tác động trực tiếp và các yếu tố tác động gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh
doanh.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng của cây trồng. Qua tìm
hiểu, người dân ở đây đã biết cách phối hợp giữa các vụ để trồng các loại rau trái vụ và điển hình ở
đây là rau Bắp cải sớm và muộn.
- Đất đai: Vị trí từng loại đất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất, độ
phì nhiêu của đất liên quan đến năng suất cây trồng nói riêng và rau vụ đông nói chung. Do đó việc
khai thác đất có hiệu quả đòi hỏi người nông dân cần bón phân cho phù hợp để vừa thu được năng
suất cao vừa tránh làm cằn hóa đất.
- Mức đầu tư thâm canh: Muốn cho năng suất cao chúng ta phải đầu tư thâm canh nhưng chỉ với
một mức độ nào đó vì cây trồng tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, mà người nông dân
trồng rau theo kinh nghiệm là chính, trình độ hiểu biết kỹ thuật và mức đầu tư cho mỗi loại cây còn
kém nên họ chỉ đầu tư một cách áng chừng.
Việc sử dụng quá nhiều các đầu vào có nguồn gốc hóa học là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn
thực phẩm và làm ô nhiễm môi trường. Như vậy sử dụng nhiều các loại phân đã ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đến phát triển sản xuất hiện nay.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới hiệu quả sản xuất rau một cách đúng
dắn là rất khó khăn nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với người sản xuất. Chỉ trên cơ sở đánh giá đúng ảnh
hưởng của từng nhân tố đầu vào tới kết quả mới cho phép lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý
và có hiệu quả. Các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau vì vậy có thể tăng loại phân này thì giảm loại phân
kia.
Thuốc bảo vệ thực vật cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, nó không phải
là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng nhưng nó là nhân tố rất quan trọng để giữ được mức năng
suất đó.
- Các biện pháp kỹ thuật:
+ Giống: là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Ngày nay công nghệ sinh
học phát triển giúp cho việc lai tạo giống dễ dàng hơn. Ở nước ta hiện nay phần lớn là các giống rau
nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…
+ Tưới tiêu nước: Rau là loại cây cần rất nhiều nước vì vậy việc cung cấp nước cho rau là rất cần
thiết, mấy năm qua HTX đã cho máy bơm hoạt động liên tục và đã thuê một máy bơm dầu bơm phục

vụ cho xóm 7 thôn Ngô Xuyên, ngoài ra các hộ trồng rau với quy mô lớn đã tự khoan giếng ngay tại
ruộng để chủ động trong việc tưới tiêu cho rau.
+ Kỹ thuật chăm sóc: Biết cách chăm sóc và hiểu rõ được quy trình kỹ thuật sẽ giúp cho chi phí
vật chất và nhân lực thấp từ đó nâng cao hiệu quả.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Là điều không thể thiếu được trong sản xuất rau, việc sử dụng thuốc
BVTV đúng lúc và đúng liều lượng không phải hộ gia đình nào cũng làm được.
- Các chính sách của Nhà nước: Chính sách Nhà nước đưa ra có tác động rất lớn đến quá trình
sản xuất của hộ nông dân. Hiện nay giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp rất cao trong khi đó giá đầu
ra không ổn định điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, người dân không dám đầu tư thâm canh
nhiều vào sản xuất vì rất dễ gặp rủi ro. Do đó Nhà nước cần có chính sách trợ giá đầu vào và đầu ra
cho người dân yên tâm sản xuất hơn.
2. 1.6. Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau
vụ đông ở Thị Trấn Như Quỳnh.
2.1.6.1. Định hướng
Cùng với sự thuận lợi về vị trí địa lý – kinh – xã hội, đặc biệt là có thị trường
rộng lớn. Với truyền thống sản xuất rau thì thị trấn có những định hướng chung cho
việc sản xuất rau là phát triển sản xuất rau nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ và các thị
thường bên ngoài. Thị trấn có kế hoạch đưa những giống có nắng suất cao và khuyến
khích, động viên các hộ chuyển dần sang sản xuất rau sạch để nâng cao sản lương
xuất khẩu.
Thị trấn Như Quỳnh đang từng bước đưa sản xuất rau vụ đông trở thành sản xuất
chính vụ và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để giảm bớt rủi ro xảy ra đối với các hộ
trồng rau.
Qua điều tra thực tế về việc sản xuất rau vụ đông năm 2007 tại Thị Trấn Như
Quỳnh, kết hợp với cán bộ và nhân dân trong thị trấn, chúng tôi đã có được một số kết
quả và đưa ra một số dự kiến về diện tích một số loại rau vụ chính như bắp cải, súp lơ,
su hào như sau:
Chỉ tiêu
2007 2009 2011
SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%)

Tổng DT rau xanh 44.7 100.00 54.53 100.00 67.62 100.00
Bắp cải 23 51.45 26 47.68 30.5 45.11
Súp lơ 16 35.80 21 38.51 28 41.41

×