Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyên đề dạy môn tự nhiên và xã hội bằng phương pháp bàn tay nặn bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 10 trang )

Chuyên đề
DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
I. MỤC TIÊU
Giúp người học:
- Nắm vững một số vấn đề cơ bản liên quan đến lí luận dạy học môn Tự
nhiên – Xã hội trong nhà trường Tiểu học Việt Nam (mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học, đánh giá môn học…);
- Hiểu rõ khái niệm, bản chất của phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”
trong mối tương quan với những PP dạy học tích cực khác;
- Củng cố một số kiến thức cơ bản, ban đầu về khoa học tự nhiên liên quan
nội dung dạy học tự nhiên, xã hội ở tiểu học;
- Có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng tổ chức dạy học bằng phương
pháp tích cực “Bàn tay nặn bột”
- Yêu thích dạy học môn TN-XH, có ý thức tìm tòi, áp dụng những phương
pháp dạy học mới nhằm nâng cao trình độ lý luận và hiệu quả dạy học môn học;
II. NỘI DUNG
1. Môn Tự nhiên – Xã hội trong chương trình Tiểu học Việt Nam (mục tiêu,
nội dung, đặc điểm, quan điểm xây dựng chương trình…)
2. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học những nội dung về khoa
học tự nhiên;
3. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn TN-XH ở tiểu học;
4. Thực hành tổ chức dạy học một số nội dung theo PP “Bàn tay nặn bột” :
- Nước: Tính chất và các thể của nước; vòng tuần hoàn của nước trong tự
nhiên; nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ tan chảy của nước ở thể rắn, sự nở ra hay co
lại vì nhiệt của chất lỏng, một số cách làm sạch nước…;
1
- Không khí: Nhận biết không khí, tính chất và thành phần của không khí,
vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy, sự nở ra hay co lại vì nhiệt của
chất khí…;
- Âm thanh: sự lan truyền âm thanh (môi trường, vận tốc…);


- Điện :Tự khám phá ra điện ; lắp mạch điện đơn giản;
- Sự chuyển thể của vật chất
- Sự biến đổi hóa học của vật chất
- Dung dịch – Hỗn hợp
- Hệ mặt trời, Trái đất trong hệ mặt trời;
- Thực vật:
III/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở ghi : mỗi người một cuốn
- Giấy khổ A1 :
- Viết lông : xanh ,đỏ
- Kéo cắt giấy
- Băng keo trong
- Bóng đèn điện 1,5 V
- Dây đồng nhuyễn
- Pin 3 V
- Đất nặn
- Hộp quẹt gar
- Đèn cầy
- Túi ni lon
- Trống ếch nhỏ
- Đồng hồ báo thức
- Bóng bay
2
- Ống hút
- Chai nước suối rỗng
- Lon sữa hoặc lon nước ngọt rỗng
- Li thủy tinh trong suốt
- Chậu nhựa
- Xô nhựa
- Bếp đèn cồn

- Nồi bằng thủy tinh trong
- Cồn khô
- Khăn lông nhỏ
- Khăn giấy
- Đường, muối, dầu ăn,…mỗi thứ một ít
- Dụng cụ thực nghiệm: Hộp đối lưu, chai lọ thí nghiệm, nhiệt kế đo nước
sôi…
- Phểu nhỏ
- Nhang muỗi
- Chỉ may
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Nước:
- Làm thế nào để biết nước có những tính chất gì ?
- Làm thế nào để biết nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí, thể hơi,
thể rắn ?
- Làm thế nào để biết mưa từ đâu ra ?
- Làm thế nào để biết được nhiệt độ sôi (đóng băng, tan chảy…) của nước ?
2. Không khí:
3
- Làm thế nào để biết xung quanh chúng ta có không khí ?
- Làm thế nào để biết không khí có những tính chất gì ? Có những thành
phần nào ?
- Làm thế nào để biết không khí cần cho sự sống và sự cháy ?
- Làm thế nào để biết ôxy là chất cần cho sự cháy
3. Âm thanh:
- Làm thế nào để biết tại sao có âm thanh ? Âm thanh có thể lan truyền
trong những môi trường nào ?
- Làm thế nào để biết khi lan truyền ra xa, âm thanh sẻ mạnh lên hay yếu
đi ?
4. Ánh sáng và bóng của vật:

- Chứng minh: ánh sáng chuyển động theo một đường thẳng
- Khi nào thì ta có thể nhìn thấy một vật ?
- Bóng (shadow) của một vật được hình thành như thế nào? Ở đâu ?
5. Nhiệt độ
- Làm thế nào để biết nhiệt độ có thể truyền từ vật này sang vật khác hay
không ?
- Làm thế nào để biết một số vật chất khác nhau thì dẫn nhiệt giống nhau
hay khác nhau ?
- Làm thế nào để biết nhiệt độ truyền từ vật nóng sang vật lạnh hay từ vật
lạnh sang vật nóng ?
6. Sự biến đổi hóa học của vật chất:
- Vật chất có thể bị biến đổi như thế nào ?
7. Thực vật
- Làm thế nào để biết rễ, thân, lá…có vai trò gì đối với cây xanh ?
- Làm thế nào để biết quả / hạt là cơ quan sinh sản của cây xanh ?
4
- Chứng minh: một số cây con có thể mọc lên từ bộ phận của cây mẹ
- Làm thế nào để biết cây cần gì để sống ?
8. Mô hình hóa
- Lắp mạch điện đơn giản.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Các chuyển động của mặt trăng, trái đất;
- Các hành tinh trong hệ mặt trời
NHIỆM VỤ CỦA SV
1/- Làm việc nhóm:
- Cử nhóm trưởng, thư ký
- Thảo luận để xây dựng các bước thực nghiệm
- Lựa chọn đồ dùng cho thực nghiệm
- Tiến hành công việc, ghi chép ( mô tả công việc thực hiện, dụng cụ, những
thất bại, nguyên nhân và chỉnh sửa, kết quả, những kết luận khoa học,…)

- Vẽ lại sơ đồ thực nghiệm lên giấy khổ lớn
- Báo cáo sử dụng sơ đồ, vừa thực hiện lại tiến trình vừa thuyết minh, nêu
lại những vấn đệ nảy sinh, chỉnh sửa, kết luận khoa học…
2/- Làm việc cá nhân:
- Tham gia công việc theo sự phân công của nhóm
- Ghi chép cá nhân
- Sự phân công của nhóm
- Mô tả bằng bài viết, bắng hình vẽ, sơ đồ,…quá trinh tiến hành công việc
vào vở thực nghiệm
3/- Báo cáo kết quả theo nhóm:
5
- Vấn đề nghiên cứu
- Đồ dùng cần thiết ( có cải tiến , chỉnh sửa ? )
- Mô tả công việc
- Kết quả nghiên cứu
- Kết luận khoa học
- Thuận lợi ? khó khăn ? Hướng khắc phục ?
- Kiến nghị, giải pháp ?
Một số câu hỏi thảo luận:
1/ Vai trò của người thầy khi tổ chức dạy học bằng PP này là gì ?
2/- khi học tập bằng PP này, học sinh học được gì và học vào lúc nào ?
3/- Vai trò vở ghi của học sinh ?
4/- Nhận xét ưu điểm, hạn chế của PPDH “ Bàn tay nặn bột” ?
5/- Thuận lợi, khó khăn khi tổ chức dạy học bằng PPDH này ở Việt Nam ? Hướng
khắc phục ?
CHUYÊN ĐỀ
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Tự nhiên – Xã hội
ở Tiểu học
PHẦN MỘT: Thực hiên các thí nghiệm khoa học
I. Nội dung thí nghiệm:

1. Vò một tờ giấy khô, nhét chặt vào đáy một li thủy tinh. Úp ngược miệng
li và nhấn li chìm hoàn toàn vào một xô nước. Từ từ lấy li ra khỏi xô nước, lấy tờ
giấy ra ngoài và quan sát xem tờ giấy khô hay ướt. Giải thích tại sao ?
6
2. Đặt một nắp chai nhựa nổi trên mặt nước trong một chậu nước. Dùng li
thủy tinh trong suốt úp lên nắp chai và nhấn chìm li xuống đáy chậu. Quan sát vị
trí của nắp chai và giải thích hiện tượng.
3a. Cắm một ống hút vào một chai nước suối trong suốt (qua một lổ nhỏ đã
được đục sẵn trên nắp chai). Dùng đất sét bịt kín phần tiếp giáp giữa ống hút và
nắp chai.Cắm đầu ống hút vào nước. Nhẹ nhàng dùng hai tay ấp lên vỏ chai để
“sưởi ấm” chai. Quan sát kĩ đầu ống hút cắm trong nước. Mô tả hiện tượng và giải
thích.
3b. Vẫn cắm đầu ống hút vào nước, dùng khăn lông nhúng trong nước đá ,
ấp vào võ chai để làm lạnh chai. Quan sát mô tả, giải thích hiện tượng.
4. Đổ thật đầy nước vào một li, dùng miếng giấy nhỏ đậy miệng li. Dùng
lòng bàn tay giữ miếng giấy và đồng thời dốc ngược li xuống. Nhẹ nhàng buông
tay ra. Quan sát mô tả hiện tượng và giải thích.
5. Đặt một chiếc quặng lên miệng một chai rỗng. Dùng đất sét bịt chặt phần
tiếp xúc giữa quặng và cổ chai. Đổ thật nhanh nước vào chai. Nước có chảy vào
chai một cách dễ dàng không? Giải thích tại sao ?
6. Bỏ nước đá vào li. Quan sát giải thích tại sao nước đá có thể “đi ra” bên
ngoài li ?
7. Cắm một đèn cầy vào một cái đĩa. Đổ vào đĩa một ít nước vừa ngập chân
đèn cầy. Đốt đèn cầy. Úp một li thủy tinh trong suốt lên đèn cầy. Quan sát, giải
thích hiện tượng.
8. Bỏ nước đá cục vào một chai nhựa rỗng (khoảng 1/3 chai). Đậy chặt nút
chai. Quan sát trong khoảng từ 3 đến 5 phút. Mô tả và giải thích hiện tượng.
9. Đổ đầy nước vào một li bằng nhôm hoặc nhựa. Để li vào trong ngăn đá tủ
lạnh trong khoảng 24h. Quan sát: Sau khi đông thành đá, thể tích nước tăng hay
giảm đi? Giải thích tại sao ?

7
10a. Nhét miệng một chai thủy tinh rỗng vào một quả bóng bay chưa thổi và
cột thật chặt. làm lạnh chai thủy tinh bằng cách đặt chai vào nước đá lạnh. Quan
sát quả bóng bay, mô tả và giải thích hiện tượng.
10b. Làm nóng võ chai bằng cách đặt chai vào nước nóng (80 đến 90 độ C).
Quan sát quả bóng bay, mô tả và giải thích hiện tượng.
11. Cột 2 quả bóng bay vào 2 đầu một que nhỏ dài khoảng 30cm. Đặt que
lên một que khác năm ngang trên giá đỡ (có thể là hai cái li) đánh dấu chỗ hai que
tiếp xúc làm cho hai quả bóng bay ở vị trí cân bằng. Gỡ một quả bóng bay ra, thổi
đầy không khí vào, cột chặt lại bóng bay và gắn lại bóng bay vào đầu que. Quan
sát, mô tả và giải thích.
12. Đặt một cây thước mỏng (dài khoảng 30 cm) lên một mặt bàn, sao cho
khoảng 1/3 cây thước nằm ra ngoài mép bàn. Dùng ngón tay ấn nhẹ lên đầu thước
bên ngài mép bàn để nâng đầu kia của thước lên. Sau đó, dùng một tờ giấy khổ
A4 phủ kín lên đầu thước nằm trên bàn. Lặp lại thao tác trên. Khi nào thì đầu kia
của thước được nâng lên một cách dễ dàng ? Giải thích tại sao.
PHẦN HAI: Làm bài tập thực hành
1. Chọn một trong một số cách làm sạch nước (Khoa học 4), tiến hành công
việc.
2. Thực hành lắp một mạch điện đơn giản (Khoa học 5)
3. Tìm hiểu về âm thanh: nguồn gốc của âm thanh; sự lan truyền âm thanh
trong các môi trường khác nhau (không khí, nước…), chứng minh: càng ra xa, sự
lan truyền âm thanh càng yếu đi; làm đồ chơi “Điện thoại” (khoa học 4);
5. Tìm hiểu sự biến đổi hóa học của một số chất ; thực hiện trò chơi “Bức
thư bí mật”, giải thích hiện tượng (khoa học 5)
8
6 Chứng minh một số tính chất của nước: Hòa tan, không hòa tan một số
chất; thấm qua, không thấm qua một số vật; có thể chuyển từ thể lỏng sang thể
rắn, thể khí, tìm hiểu nhiệt độ sôi của nước (Khoa học 4) ;
7 Chứng minh một số tính chất của không khí (Khoa học 4): Không khí

chiếm chỗ trong mọi vật rỗng; gặp lạnh-co lại, gặp nóng –nở ra ôxi là chất khí cần
cho sự cháy; chuyển động tạo thành gió; chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng;
8. Hình thành biểu tượng “Hệ Mặt trời” (tự nhiên và xã hội 3)
Cách 1: Dùng phẩm màu vẽ “Hệ mặt trời” trên sân trường;
Cách 2: Dùng đất sét nặn “Hệ Mặt trời”, cầm “Mặt trời” và “các hành tinh”
trên tay, di chuyển dưới sân trường theo khoảng cách tính sẵn dưới đây:
( Tỉ lệ xích: 1: 5 000 000 000)
Số
TT
Tên hành tinh
Đường
kính
Khoảng cách tính
từ Mặt trời
1 Sao Thủy (Mecury) 1mm 12m (24 bước)
2 Sao Kim (Venus) 2,4mm 22m (44 bước)
3 Trái Đất (Eath) 2,5mm 30m (60 bước)
4 Sao Hỏa (Mars) 1,3mm 45m (90 bước)
5 Sao Mộc (Jupiter) 28mm 155m (310 bước)
6 Sao Thổ (Saturn)
7 Sao Thiên Vương (Uranus)
8 Sao Hải Vương (Neptune)
Chuẩn bị:
+ Mặt trời: Quả bóng rổ đường kính 27,5cm (có thể thay thế bằng một quả
bóng bay đã thổi không khí có kích thước bằng quả bóng rổ).
+ các hành tinh còn lại: Nặn bằng đất sét có tỉ lệ như bảng trên.
Thực hiện:
+Gắn các “hành tinh” lên một miếng bìa nhỏ để khỏi bị rơi khi di chuyển.
Cử một người cầm “Mặt trời” (bóng rổ) đứng ở một vị trí cố định , 5 thành viên
9

khác sẻ mang trên tay “các hành tinh” theo thứ tự tính từ Mặt trời và di chuyển
đến vị trí theo khoảng cách tính trên bảng trên.
Cách 3: thổi bóng bay thành “Mặt trời” và các “hành tinh”, xâu chúng trên
một sợi chỉ, treo bên trong lớp học hoặc ngoài sân trường; (độ lớn, khoảng cách
giữa các hành tinh với nhau, với Mặt trời được tính tương đối theo tỉ lệ trên).
**********************
10

×