MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I. Đặt vấn đề 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu: 3
1.4. Phương pháp thu thập thông tin: 3
1.5. Phương pháp phân tích: 3
II. Cơ sở lý luận của chính sách đánh thuế, bỏ thuế nhập khẩu 4
2.1. Khái niệm: 4
2.2. Đặc điểm của chính sách nhập khẩu : 5
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu: 6
2.4. Tác động của chính sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu: 7
2.4.1.Tác động của chính sách đánh thuế: 7
2.4.2. Tác động của chính sách bỏ thuế nhập khẩu 9
III. Thực tiễn Chính sách đánh, bỏ thuế Nhập khẩu sữa ở Việt Nam 10
3.1. Đặc điểm chính sách đánh thuế , bỏ thuế ở Việt Nam: 10
3.1.1. Tình hình nhập khẩu sữa của Việt Nam 11
3.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu sữa ở Vịêt Nam: 12
3.2. Thực tiễn chính sách 13
3.3. Tác động của chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam
15
3.3.1.Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu sữa 15
3.3.2. Tác động của chính sách bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa 17
3.4. Phân tích và nhận xét: 18
IV. Kết Luận 20
4.1. Kết luận : 20
4.2. Một số kiến nghị : 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
I. Đặt vấn đề
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sữa là một loại sản phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho con
người như P, Mg, K, vitamin D, vitamin A….có tầm quan trọng trong quá trình trao
đổi chất của cơ thể, đặc biệt sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp Ca dồi
dào nhất. Từ trẻ em mới sinh ra đến các cụ già, ai cũng có nhu cầu dùng sữa hàng
ngày để đảm bảo cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam,
sản lượng sữa sản xuất ra còn ít, trung bình chỉ có khoảng 2,9kg/người/năm, trong
khi con số này là 38kg/người/năm ở Đài Loan (theo PGS-TS Nguyễn Đăng Vang-
2008), và ở các nước như Hà Lan hay Mĩ thì còn lớn hơn thế nữa. Để đảm bảo nhu
cầu ngày càng tăng của người dân, đồng thời thực hiện mục tiêu nâng cao về thể lực
và trí lực cho người dân Việt Nam thì Chính phủ phải tiến hành nhập khẩu sữa. Một
khi đã thiết lập quan hệ thương mại quốc tế, giữa các quốc gia thì nảy sinh rất nhiều
vấn đề và mỗi quốc gia đều phải biết cách tự bảo vệ mình, chính sách thuế là một
công cụ phổ biến và có hiệu quả mà các quốc gia thường sử dụng để hạn chế tác
động từ bên ngoài đồng thời nó cũng tạo nguồn thu cho chính phủ, đặc biệt là các
nước đang phát triển thì nguồn thu này chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu ngân
sách quốc gia. Có thể nói thuế nhập khẩu hoàn thành cả chức năng tài chính và chức
năng bảo hộ, xu hướng ở các quốc gia, các khu vực trên thế giới hiện nay là giảm
thuế nhập khẩu. Mỗi chính sách ban ra đều có tác động nhiều chiều đến nhiều vấn đề
về cả kinh tế - xã hội - môi trường, và khó có thể nhận biêt được những tác động tích
cực, tiêu cực của nó, chính sách thuế nhập khẩu sữa cũng không nằm ngoài xu thế
đó. Với một nước mà đến 80% sản lượng sữa được nhập từ nước ngoài thì càng chịu
nhiều tác động hơn.
Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành tìm hiểu đề tài:
"Chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế với nhập khẩu sữa ở Việt Nam"
2
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu đặc điểm của chính sách thuế nhập khẩu, những tác động của việc
đánh thúê và bỏ đánh thuế đến đến nền kinh tế, người sản xuất, người tiêu dùng, an
sinh xã hội và sự dịch chuyển nguồn lực.
- Tìm hiểu đặc điểm, thực tiễn chính sách thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam và
những tác động của chính sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa đến nông
nghiệp, nền kinh tế, người sản xuẩt, người tiêu dùng, an sinh xã hội và sự dịch
chuyển nguồn lực.
- Phân tích chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa và đưa ra một
số kiến nghị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ năm 2005 - 2008
- Không gian: Tìm hiểu tình hình ở Việt Nam và tham khảo các nước trên thế giới.
1.4. Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp: Sách giáo trình, các tài liệu trên mạng Internet
1.5. Phương pháp phân tích:
- Sử dụng mô hình để phân tích
- Phân tích hệ thống
- So sánh trong trường hợp có áp dụng và không áp dụng chính sách.
3
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
II. Cơ sở lý luận của chính sách đánh thuế, bỏ thuế nhập khẩu
2.1. Khái niệm:
- Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khi chúng được chuyển
qua biên giới quốc gia.
- Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài.
- Phương pháp tính thuế:
+ Thuế quan tính theo lượng (thuế tuyệt đối), là loại thuế được tính theo một
đơn vị vật chất của hàng hoá nhập khẩu
P
t
= P
0
+ t Trong đó: P
t:
là gía hàng hoá sau khi nhập khẩu
T = Q. t P
0
: Giá nhập khẩu
t : Thuế tính theo đơn vị hàng hoá ( thuế suất)
T: Số thuế phải nộp
Q: Lượng hàng hóa phải nộp
Tính thuế theo cách này đơn giản và không phụ thuộc vào sự biến động của
giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thị trường. Tuy nhiên, nó không công bằng giữa
hàng hóa giá rẻ và hàng hoá đắt tiền.
+ Thuế nhập khẩu tính theo giá trị: Là loại thuế quan được tính theo tỷ lệ %
giá trị hàng hoá nhập khẩu
P
t
= P
0
+ P
0
.t = P
0
(1+t)
T = P
t
. Q hoặc T = P
0
(1+t).Q
Trong đó: P
t
: Giá hàng hóa sau khi nhập khẩu có thuế
P
0
: Giá nhập khẩu chưa có thuế
t: Tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng hoá (thuế suất)
Tính theo phương pháp này có ưu điểm là luôn duy trì được mức bảo hộ đối
với sản xuất trong nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào. Tuy nhiên, theo
cách này phức tạp hơn và tổng số thuế phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá.
4
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
+ Thuế quan hỗn hợp là loại thuế kết hợp cả hai hình thức trên, vừa tính theo
một tỷ lệ (%) so với gía trị hàng hoá, vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị
vật chất của hàng hoá.
2.2. Đặc điểm của chính sách nhập khẩu :
- Thuế quan nhập khẩu hoàn thành cả chức năng tài chính và chức năng bảo hộ.
- Thuế quan nhập khẩu xuất hiện sớm và ngày nay tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong chính sách thương mại quốc tế của các nước.
- Thuế quan nhập khẩu là một công cụ chính sách của chính phủ và được sử
dụng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong đó các mục tiêu cơ bản nhất là:
+ Bảo vệ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài
+ Tạo ra nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ. Thực tế ở nhiều nước đang
phát triển, nguồn thu đó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia, bởi ở
các nước này nguồn thu từ thuế thu nhập hoặc các hoạt động kinh tế khác thường rất
hạn chế do nền kinh tế nghèo nàn, thu nhập thấp, hệ thống thuế kém phát triển, trong
khi đó việc thu thuế xuất nhập khẩu tỏ ra thuận lợi và chi phí thấp hơn nhiều. Chính vì
vậy áp dụng các chính sách đánh thuế nhập khẩu là để tạo thêm nguồn tiền cho ngân
sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề phát triển trong nước.
+ Thuế nhập khẩu thúc đẩy sản xuất và tạo công ăn việc làm. Việc đánh thuế
mặt hàng nhập khẩu nào đó dẫn đến gia tăng sản xuất thay thế nhập khẩu trong
nước, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập. Điều đó sẽ có lợi nếu như trong
nước có thất nghiêp. Còn nếu không cơ cấu sản xuất sẽ bị ảnh hưởng: sản xuất gia
tăng trong các ngành thay thế nhập khẩu, dẫn đến phải di chuyển nguồn lực từ các
ngành khác, đang hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện thương mại tự do sang
các ngành kém hiệu quả và phải được bảo hộ.
Ngoài ra, do nhập khẩu giảm nên thất nghiệp nước ngoài gia tăng, thu nhập
nước ngoài giảm sút khiến cho xuất khẩu của quốc gia trở nên khó khăn hơn. Từ đó
dẫn đến thất nghiệp trong các ngành sản xuất xuất khẩu và điều này giảm bớt ý
nghĩa của việc tạo thêm việc làm trong các ngành thay thế nhập khẩu.
+ Thuế quan cải thiện cán cân thanh toán, thuế quan bảo hộ làm giảm nhập
khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, một khi thuế quan làm tăng giá
hàng nhập khẩu thì nguồn lực từ các ngành sản xuất khác, có thể bao gồm cả ngành
xuất khẩu, sẽ đổ về ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, và do vậy làm giảm lượng
5
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
hàng hóa dành cho xuất khẩu. Nếu trường hợp đó xảy ra thì sự cải thiện trong cán
cân thanh toán có thể không thực hiện được.
+ Thuế quan chống bán phá giá và trung hòa tác động của trợ cấp nước ngoài.
Bán phá giá là trường hợp một nước bán hàng hóa của mình ra nước ngoài với mức
giá thấp hơn giá nội địa của hàng hóa đó. Để chống lại, quốc gia nhập khẩu có thể áp
dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu để loại trừ ưu thế về giá
của nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường nội địa.
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu:
- Các cam kết của các tổ chức quốc tế mà quốc gia tham gia:
Mỗi tổ chức quốc tế khi thành lập ra đều có những hiệp định và cam kết chung
đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia nhằm tạo nên một khối bền vững,
thống nhất, các thành viên bình đẳng với nhau và hợp tác cùng có lợi. Bất cứ quốc
gia nào muốn tham gia thì phải đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức và phải tuân
thủ các luật lệ của tổ chức. Để thực hiện thành công AFTA, các nước Asean đã ký
hiệp định về việc thực hiện CEPT( chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
- common effective preferential Tariff scheme): cắt giảm thuế quan và phi thuế quan
giữa các thành viên.
- Mặt hàng nhập khẩu:
Ngày nay, khi trình độ công nghệ kỹ thuật phát triển như vũ bảo thì vô vàn
các loại hàng hoá được tạo ra, mỗi loại hàng hoá có một tính năng nhất định và có
vai trò khác nhau tuỳ vào nền văn hoá của mỗi dân tộc, một số mặt hàng được xem
là bình thường và được chấp nhận ở dân tộc này nhưng lại bị loại bỏ ở dân tộc khác.
Nếu mặt hàng nào được nhà nước khưyến khích hoặc cho phép sử dụng thì thì được
nhập khẩu và có thể giảm hoặc miễn thuế, ngược lại mặt hàng nào bị hạn chế hoặc
cấm sử dụng thì sẽ bị đánh thuế cao và có thể bị cấm nhập khẩu.
- Các mục tiêu, chính sách của Chính phủ:
Nếu Chính phủ có chính sách phát triển sản xuất trong nước thay thế cho nhập
khẩu nhằm đảm bảo sự ổn định của kinh tế quốc gia khỏi sự tác động của các biến
động nền kinh tê thế giới và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước… thì sẽ
thực hiện đánh thuế nhập khẩu cao các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ví dụ
Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất gạo bằng cách mua gạo cho nông dân Nhật với giá
cao sau đó đem vào thành phố bán cho cư dân với giá tương đương với giá thế giới.
6
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
Ngoài ra nếu Quốc gia muốn trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do
các quốc gia khác tiến hành hay muốn tăng nguồn thu cho chính phủ thì sẽ tăng mức
thuế nhập khẩu đến một mức nhất định.
Tuy nhiên, nếu mặt hàng nhập khẩu là loại sản phẩm tốt, Nhà nước muốn
khuyến khích nhiều người sử dụng nhưng trong nước không có lợi thế về sản xuất
nó thì Chính Phủ sẽ giảm thuế nhập khẩu để người dân mua được nó với giá rẻ.
Như vậy, tuỳ vào từng chính sách, mục tiêu của chính phủ mà sẽ có chính
sách đánh thuế, giảm hay bỏ thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu.
- Nguồn tài nguyên trong nước:
Mỗi quốc gia sẽ có một lợi thế riêng về một số loại tài nguyên nhất định, từ đó
mà có lợi thế về sản xuất một số mặt hàng nhất định, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng
của con người là vô hạn, khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì những nhu cấu đó
càng đòi hỏi cao hơn một quốc gia sản xuất thì không thể đáp ứng được. Vì thế, yêu
cầu các nước phải nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Ngoài ra nếu muốn bảo vệ
nguồn tài nguyên trong nước thì một số nước giàu thường đi mua tài nguyên với giá
rẻ ở nước ngoài còn dự trữ nguồn tài nguyên trong nước. Do đó thuế nhập khẩu sẽ
được giảm. Nhật Bản là một điển hình trong vấn đề này, tuy Nhật sử dụng gỗ rất
nhiều, và rừng của họ cũng phong phú nhưng họ không khai thác mà đi mua gỗ ở
nước ngoài về sản xuất.
2.4. Tác động của chính sách đánh thuế, bỏ đánh thuế nhập khẩu:
2.4.1.Tác động của chính sách đánh thuế:
7
Pd
Pw
S
D
Q1
a
b
d
Q3
Q4
Q2
e f
P
Q
c
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
Đường S: Đường cung hàng hoá A
Đường D: Đường cầu hàng hoá A
Pw : Giá thế giới trong trường hợp không có thuế
Pd: Giá thế giới trong điều kiện đánh thuế nhập khẩu.
Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất trong nước được lợi nhưng người
tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm giá trong nước cao hơn giá thế giới. Đồ thị này chỉ ra
tác động của thuế nhập khẩu:
Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng
muốn mua một số lượng Q4 ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong
nước chỉ sản xuất một số lượng Q1 ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần
thiếu hụt (chênh lệch giữa Q4 và Q1) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả
mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.
Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá trong nước bị tăng
lên cao hơn giá sữa thế giới kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm,
đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Q1 lên Q2. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của
người tiêu dùng giảm từ Q4 xuống Q3. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho
người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình (a + b + d) để
mua số lượng Q3. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình d) được
chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích
hình a) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần
này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình
b đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của
những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình c lại là một tổn thất nữa khi độ thoả
dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ lượng Q4 sữa, do có
thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Q3 mà thôi.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng
sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của
toàn xã hội (diện tích hình b + c) hay an sinh xã hội giảm. Do những tác động ấy, nó
8
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ
thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ.
Đồng thời với việc an sinh xã hội giảm thì dịch chuyển tài nguyên trong nước
cũng giảm. Khi đánh thuế nhập khẩu, giá trong nước cao hơn giá thế giới nên các
nhà sản xuất trong nước mở rộng quy mô sản xuất từ Q1 lên Q2 nên nguồn lực cần
sử dụng thêm là diện tích hình (b+e) nhưng bên cạnh đó người tiêu dùng lại giảm
tiêu dùng từ Q4 xuống Q3 nên giảm chi phí tiêu dùng (c+f). Kết quả chung chi phí
tăng thêm phần diện tích (b+c).
Bảng tóm tắt tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu
An sinh xã hội Chuyển dịch tài nguyên
TD tiêu dùng giảm a+b+c+d Nguồn lực sử dụng thêm b+e
TD sản xuất tăng a Giảm chi phí tiêu dùng c+f
Tăng ngân sách thu từ thuế d
Kết quả chung(giảm) -(b+c) Kết quả chung (Cp thêm) -(b+c)
2.4.2. Tác động của chính sách bỏ thuế nhập khẩu
9
Pd
Pw
S
D
Qs
a b
Qd
Qe
d
e
P
Q
c
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
An sinh xã hội Chuyển dịch tài nguyên
TD tiêu dùng tăng (được) a+b+c Tiết kiệm tài nguyên tr.nước(đc ) b+d
TD sản xuất giảm (mất) a Tăng thặng dư TD(được) c
Tăng chi tiêu ngoại tệ của CP d+e
Kết quả chung (được) b+c Kết quả chung (được) b+c
Khi bỏ thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau : giá trong nước chuyển
thành giá thế giới, làm cho cầu của người tiêu dùng tăng từ Qe lên Qd trong khi các
nhà sản xuất trong nước lại thu hẹp quy mô sản xuất từ Qe xuống Qs, nguồn cung
trong nước giảm trong khi đó cầu lại tăng dẫn tới tình trạng dư cầu và phải nhập
khẩu lượng Qd-Qs.
Việc giảm giá từ Pd xuống Pw làm cho thặng dư của người tiêu dùng tăng, họ
chỉ phải trả lượng tiền (a+b+c) đã mua được lượng sản phẩm Qd với mức giá bằng giá
thế giới. Phần diện tích người tiêu dùng phải trả này một phần (dt hình a) được chuyển
thành lợi nhuận của các nhà sản xuất trong nước, còn lại diện tích hình (b+c) xã hội
được lợi nên kết quả chung bỏ đánh thuế nhập khẩu làm cho an sinh xã hội tăng.
Do các nhà sản xuất trong nước thu hẹp quy mô sản xuất từ Qe xuống Qd nên
tiết kiệm được nguồn tài nguyên trong nước (b+d), và bên cạnh đó độ thoả dụng của
người tiêu dùng tăng (c): thay vì chỉ có thể tiêu dùng ở mức Qe, do không có thuế
nhập khẩu họ có thể tiêu dùng ở mức Qd. Để có thể tiêu dùng ở mức Qd người tiêu
dùng phải tăng chi tiêu của mình thêm (d+e). Kết quả chung, chuyển dịch tài nguyên
trong nước tăng (b+c).
Tóm lại, chính sách bỏ đánh thuế của chính phủ làm cho an sinh xã hội và
chuyển dịch tài nguyên trong nước đều tăng lên. Nếu chính phủ không bỏ thuế nhập
khẩu, giá trong nước cao hơn giá thế giới sẽ kích thích tình trạng buôn lậu.
III. Thực tiễn Chính sách đánh, bỏ thuế Nhập khẩu sữa ở Việt Nam
3.1. Đặc điểm chính sách đánh thuế , bỏ thuế ở Việt Nam:
10
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
3.1.1. Tình hình nhập khẩu sữa của Việt Nam
Sản lượng sữa nhập khẩu của Vịêt Nam rất lớn và ngày càng tăng, theo số liệu
thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tháng 4/2008 đạt
37.009.662 USD, nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa cả nước
4 tháng đầu năm 2008 lên 183.081.089 USD, tăng 10 lần về kim ngạch xuất khẩu và
tăng 48% về kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2007.
Nguồn sữa và sản phẩm sữa được nhập khẩu nhiều nhất là Niu zi lân:
57.054.231 USD, Hà Lan: 40.934.568 USD, Thái Lan: 13.598.735 USD…
Nước
Kim ngạch tháng 4/2008
(USD)
Kim ngạch 4 tháng đầu năm
2008 (USD)
Tổng kim ngạch nhập
khẩu
29.810.992 158.769.927
Ấn Độ 309.951
Bỉ 917.250
Đan Mạch 1.071.324
CH LB Đức 731.149 1.476.346
Hà Lan 10.014.919 40.934.568
Hoa Kỳ 1.894.000 7.233.914
Niu Zi Lân 8.622.535 57.054.231
Ôxtrâylia 466.149 4.918.887
Pháp 947.059 4.304.513
Philippine 285.121 1.916.355
Singapore 270.058 1.188.842
Thái Lan 1.515.769 13.598.735
Thuỵ Sĩ 304.475
Trung Quốc 187.038 2.046.123
Nguồn: Tổng cục thống kê - 2008
Ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam hiện còn rất nhỏ bé, mấy năm nay tỉ lệ
đàn bò và sản lượng sữa đã tăng, nhưng cũng chỉ đạt 120.000 con và sản lượng
11
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
250.000 tấn sữa tươi/năm. Sữa tươi trong nước quá ít chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản
xuất sữa, vì thế phải nhập sữa bột về hoàn nguyên thành sữa nước, trong khi đó 1kg
sữa bột sẽ pha chế ra 8,3 lít sữa nước thành phẩm. Hiện với sản lượng khoảng
250.000 tấn, ta chỉ đáp ứng 21,5% nhu cầu sản xuất và suốt mấy năm nay vẫn chỉ
dao động 21-22%, còn lại phải nhập khẩu gần 80% (Theo PGS-TS Nguyễn Đăng
Vang - 10/2008).
Theo kế hoạch, đến năm 2010, đàn bò sữa trong nước sẽ tăng lên 200.000 con
và đáp ứng 28-30% nhu cầu sữa trong nước, đến năm 2015, các con số này lần lượt
là 300.000 con và 37-38%; năm 2020 là 500.000 con và 40-43% (tương đương 1,1
triệu tấn sữa). Đây được xem là ngưỡng bền vững trong phát triển bò sữa, cân xứng
với các điều kiện có thể ở trong nước.
Do đó, có thể nói, hàng chục năm sau, nước ta vẫn phải nhập lượng sữa lớn
hơn sản lượng sữa trong nước. Điều đó cho thấy, giá sữa trong nước sẽ còn phụ
thuộc thị trường sữa nước ngoài lâu dài.
3.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu sữa ở Vịêt Nam:
Với tỷ lệ nhập khẩu lớn như vậy, nguồn thu từ thuế nhập khẩu sữa cũng góp
một phần không nhỏ trong cơ cấu thu nhập quốc gia. Nước ta là một nước đang phát
triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, thu nhập thấp, hệ thống thuế kém phát triển nên
chính sách đánh thuế nhập khẩu, trong đó có thuế nhập khẩu sữa sẽ tạo nguồn tiền
cho ngân sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề quốc gia.
Viêc đánh thuế nhập khẩu làm cho lượng sữa nhập khẩu giảm, từ đó góp
phần cải thiện cán cân thanh toán, tuy nhiên, nếu thuế nhập khẩu sữa làm giá sữa
tăng cao dẫn đến tình trạng các nguồn lực từ các ngành sản xuất khác bao gồm cả
ngành xuất khẩu, đổ về cho ngành sản xuất sữa, do đó làm giảm lượng hàng hoá cho
ngành xuất khẩu thì mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán không thực hiện được.
Đăc biệt thuế nhập khẩu sữa được xem là một công cụ để bảo vệ người chăn
nuôi bò sữa trong nước. Theo cam kết khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì buộc
phải bỏ chính sách trợ cấp cho nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa
nói riêng. Vì thế, thuế nhập khẩu được xem là công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho người
chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, sữa bò nguyên liệu nội địa chủ yếu dùng để sản xuất
sản phẩm sữa nước, còn tất cả sản phẩm sữa bột trên thị trường đều sử dụng nguyên
12
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
liệu bột sữa nhập khẩu. Do đó, nếu giảm thuế nhập khẩu sữa bột nguyên liệu cũng
không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến người chăn nuôi bò sữa.
Những năm gần đây, do thị trường sữa trên thế giới biến động mạnh, giá sữa
tăng đẩy giá sữa nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng theo. Khi đó, thuế nhập khẩu
sữa càng trở thành gánh nặng cho các nhà chế biến sữa và người chịu thiệt thòi chính
là người tiêu dùng, có nhiều người đã phải cắt giảm hoặc dừng hẳn việc tiêu thụ loại
sản phẩm bổ dưỡng này. Để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng, đảm bảo cho mọi
người đặc biệt là trẻ em được dùng sữa, Chính phủ đã có nhiều đợt cắt giảm thúê
nhập khẩu sữa trong năm 2007. Hiện nay, mức thuế nhập khẩu sữa Việt Nam đã thấp
hơn cả mức thuế cam kết khi gia nhập WTO.
3.2. Thực tiễn chính sách
Sữa không phải là ngành thế mạnh nên Việt Nam phải nhập khẩu đến 80% sản
lượng sữa tiêu dùng, vì thế giá sữa trong nước phụ thuộc nhiều vào giá sữa thế giới và
thuế nhập khẩu sữa. Giá sữa trên thế giới tăng đẩy giá sữa trong nước cũng tăng theo,
tốc độ tăng giá có thể lên tới hơn 70% làm cho nhiều trẻ em không có cơ hội tiếp cận
với loại sản phẩm bổ dưỡng này. Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã có
nhiều lần điều chỉnh giá bằng cách điều chỉnh mức thuế nhập khẩu sữa các loại.
Đầu tháng 3/2005, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã ký ban hành Quyết định số
46/2005 điều chỉnh danh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan. Theo
đó, kể từ 1/4, các lô hàng sữa nguyên liệu kể cả chưa cô đặc hay cô đặc, đều được
nhập khẩu tự do, không bị hạn chế về khối lượng như trước đây.
Nhưng đến ngày 28/3/2005,Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung lại ký
ban hành Quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để
áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số mặt hàng. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ bãi bỏ
thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan với các mặt hàng: sữa và
kem chưa cô đặc, chưa hoặc đã pha thêm đường và chất ngọt khác.
Trong năm 2005 có sự thay đổi về chính sách nhập khẩu sữa từ nhập tự do
sang bãi bỏ thuế suất và áp dụng quota do theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, sản lượng sữa của Việt Nam đáp ứng chưa được 15% nhu cầu
của dân chúng và phải nhập khẩu 85% còn lại.Nhưng nếu để nhập khẩu tự do sẽ xảy
ra tình trạng nhập khẩu tràn lan, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm nhập
13
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
khẩu, bên cạnh đó các nhà sản xuất trong nước không có cơ hội phát triển và có thể
bị “bóp chết”, do đó cần áp dụng quota nhập khẩu đối với mặt hàng này.
Tháng 8 năm 2007, Quyết định số 69/2007/QĐ-BTC ngày 03/08/2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính đã giảm từ 30 đến 60% thuế nhập khẩu so với mức thuế hiện
hành trước đó của nhiều mặt hàng sữa.
Sữa và kem chưa cô đặc sẽ có mức thuế mới 10%, thay cho thuế suất 20%
hiện hành. Sữa và kem đã cô đặc sẽ có 3 mức 5%, 7% và 15%, thuế nhập khẩu áp
dụng hiện nay tương ứng là 10%, 15% và 30%.
Đối với các sản phẩm buttermilk, sữa đông, sữa chua, mức thuế mới sẽ là 15%
so với mức thuế cũ là 30%. Những thực phẩm chứa sữa cũng nằm trong phương án
điều chỉnh thuế nhập khẩu và giữ ở 2 mức 10%, 15% thay cho thuế đang phải chịu là
20% và 30%. Riêng sữa tươi, mức thuế mới được giảm từ 40% xuống còn 20%.
Đến tháng 10, Thuế nhập khẩu nhóm hàng sữa được điều chỉnh giảm một nửa,
theo Quyết định 86/2007/QĐ-BTC về qui định tạm thời mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Thứ
trưởng Tài chính Trương Chí Trung ký ngày 22-10.
Nhóm mã hàng 0401 (sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc
chất ngọt khác) được giảm thuế nhập khẩu từ mức 10% hiện hành xuống còn 5%.
Nhóm hàng 0402 (sữa và kem, cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt
khác) được giảm thuế nhập khẩu từ 5%-7% -15% xuống còn 3% - 7%.
Thuế nhập khẩu nhóm hàng Buttermilk (phụ phẩm thu được từ quá trình làm
bơ sữa), sữa đông và kem, sữa chua, kephir và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit
hóa, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hoặc hương
liệu, hoa quả, quả hạch hoặc cacao được điều chỉnh từ 15% xuống còn 7%.
Thuế nhập khẩu với nhóm hàng whey, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm
đường hoặc chất ngọt khác; các sản phẩm có chứa các thành phần sữa tự nhiên, đã
hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi
khác được điều chỉnh giảm còn 5-7%, mức cũ 10-15%.
Để phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam áp dụng Danh mục
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới từ ngày 1/1/2008.
14
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
Mô Tả Hàng Hóa Ưu Đãi Thuế VAT
- Các chế phẩm chè bao gồm cả hỗn hợp chè, sữa bột và đường 46 10
- Albumin sữa, kể cả các chất cô đặc từ hai hoặc nhiều whey protein 10 10
- Chất phết bơ sữa 18 10
- Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh
+ Có chứa sữa 20 10
+ Kem không sữa 26 10
+ Sữa tươi tiệt trùng có hương liệu 30 10
+ Sữa đậu nành 38 10
+ Đồ chứa được đúc liền để đựng sữa tươi 18 5
(Nguồn: Bộ tài chính – 2007)
Khi gia nhập WTO, chúng ta cam kết đến năm 2012 mức thuế nhập khẩu sữa
nguyên liệu mới hạ xuống còn 18%. Tuy nhiên hiện nay đã hạ xuống chỉ có 10%.
Còn đối với sữa thành phẩm, mức cam kết là 25% thì hiện đã áp dụng 15%. Như vậy
là còn đi sớm và thấp hơn cả mức đã cam kết. Và đó cũng là nguyên nhân khiến các
doanh nghiệp nhập sữa ngoại tràn lan như hiện nay.
3.3. Tác động của chính sách đánh thuế và bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa ở Việt
Nam
3.3.1.Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu sữa
Một chính sách khi ra đời không hoàn toàn chỉ có những tác động tích cực mà
bên cạnh đó nó vẫn có những tác động tiêu cực, và chính sách thuế cũng như vậy.
* Tác động tới nền kinh tế
- Tác động tích cực
Khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu sữa làm cho giá sữa trong nước cao hơn
giá thế giới, thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước sản xuất thêm để thay thế nhập
khẩu. Từ đó góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời kích thích
các ngành có liên quan phát triển theo: ngành trồng trọt, chế biến thức ăn gia súc,…
Đánh thuế nhập khẩu sữa mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế
nhập khẩu là đặc biệt quan trọng cho các quốc gia đang phát triển như là một nguồn
15
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
thu nhập chủ yếu. Các quốc gia đang phát triển thường chưa xây dựng được các thiết
chế đủ mạnh để có thể đánh và thu đầy đủ các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân
cũng như thuế doanh thu hay thuế VAT. Trong so sánh với các dạng đánh thuế khác,
thuế nhập khẩu thường là dễ thu hơn. Xu hướng dỡ bỏ thuế quan và xúc tiến tự do
thương mại cũng bị cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia đang phát triển do
các quốc gia này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thay thế thuế quan bằng các
nguồn thu khác, khi so với các quốc gia đã phát triển trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, việc đánh thuế nhập khẩu sữa còn góp phần cải thiện cán cân thanh
toán. Do hàng hoá của Việt Nam khi xuất sang các nước khác cũng phải chịu thuế
làm cho giá trị hàng xuất khẩu bị giảm, để bù đắp lại phần giảm sút này ta tiến hành
đánh thuế các sản phẩm nhập khẩu, hay hàng hoá xuất khẩu của nước ngoài vào Việt
Nam trong đó có các sản phẩm sữa.
- Tác động tiêu cực
Các nhà sản xuất sữa trong nước tăng sản xuất để thay thế nhập khẩu nên phải
dịch chuyển nguồn lực từ các ngành khác sang đang hoạt động hiệu quả hơn trong điều
kiện thương mại tự do sang cho ngành sản xuất sữa. Nhưng nếu ngành sản xuất sữa lại
làm ăn kém hiệu quả thì dẫn tới nguồn lực trong nước sử dụng không hiệu quả.
Nếu chính phủ đánh thuế quá cao thì chênh lệch giá trong nước và giá thế giới
lớn, sẽ dẫn tới tình trạng buôn lậu sữa từ nước ngoài vào Việt Nam gia tăng, đặc biệt
là các sản phẩm sữa có chất lượng thấp không rõ nguồn gốc.
* Tác động tới nông nghiệp
Bên cạnh việc giá sữa nhập khẩu tăng cao, nhu cầu sử dụng sữa tươi của
người tiêu dùng ngày càng tăng nên các nhà chế biến sẽ sử dụng nguồn sữa tươi
trong nước nhiều hơn. Đây là cơ hội cho ngành chăn nuôi bò sữa mở rộng quy mô
sản xuất, theo đó ngành trồng trọt cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của
ngành chăn nuôi.
* Tác động tới người sản xuất
Ngành sản xuất sữa của Việt nam mới phát triển mạnh trong 10 năm gần đây,
nên có thể coi đây là một trong những ngành còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh với
các nhà sản xuất khác trong khu vực và thế giới do vậy đánh thuế nhập khẩu là biện
pháp để nhà nước bảo hộ cho người sản xuất trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi
để họ mở rộng quy mô sản xuất, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh.
16
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
* Tác động tới người tiêu dùng
Việc chính phủ đánh thuế nhập khẩu sữa làm tăng giá trong nước nên đối
tượng chịu thiệt hại lớn nhất của chính sách này là người tiêu dùng vì họ phải mua
sản phẩm với giá cao, nhiều người phải cắt giảm tiêu dùng cho các nhu cầu khác để
chuyển cho nhu cầu dùng sữa. Còn những người không có khả năng chi trả thì có thể
không dùng sữa nữa, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển (đặc biệt là trẻ em).
3.3.2. Tác động của chính sách bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa
* Tới nền kinh tế:
Về cơ bản, việc bỏ đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sữa là có lợi đối với
một quốc gia vì nó làm tăng an sinh xã hội và chuyển dịch tài nguyên trong nước.
Nó phù hợp với cam kết khi VN gia nhập WTO. Trong điều kiện nước ta hiện nay,
khi mà nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất
chế biến thì việc bỏ đánh thuế càng có ý nghĩa, nó góp phần làm tăng lợi ích của
người tiêu dùng. Mặt khác sẽ tiết kiệm được một phần chi phí về nguồn lực từ ngành
này để chuyển sang cho các ngành sản xuất khác đang hoạt động hiệu quả làm tăng
hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước. Tuy nhiên việc bỏ đánh thuế làm mất đi một
phần lớn nguồn thu ngân sách của quốc gia, nó cũng làm mất cân bằng cán cân
thương mại vì nước ta vẫn còn nhập khẩu khá nhiều mặt hàng từ các nước khác.
* Tới nông nghiệp:
Khi bỏ đánh thuế, nguồn sữa nguyên liệu được nhập khẩu ồ ạt, người chế
biến sẽ hướng vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhiều hơn. Do đó nền nông nghiệp
mà trực tiếp là ngành chăn nuôi bò sữa sẽ bị đe dọa do chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta bị đánh giá là
ngành sản xuất chưa hiêu quả, sản xuất còn nhỏ lẻ manh mún, kỹ thuật công nghệ
chưa cao, chủ yếu dùng thủ công, giá thành cao.
* Tới người sản xuất:
Người sản xuất thì bao gồm người chế biến và người chăn nuôi bò sữa. Đối với
người chế biến khi bỏ đánh thuế thì họ sẽ có lợi hơn vì khi đó họ sẽ mua được nguồn
nguyên liệu với giá rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm giảm do vậy họ sẽ thu được lợi
nhuận lớn hơn. Nhưng người chế biến phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu
của nước ngoài thì họ sẽ phải chịu ảnh hưởng khi có những biến động xảy ra. Còn với
người chăn nuôi sẽ phải đối mặt với cạnh tranh về giá với nguyên liệu nước ngoài.
17
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
Người chăn nuôi dễ chuyển sang các ngành sản xuất khác mang lại hiệu quả lớn hơn.
Ngành chăn nuôi bò sữa dễ bị phá sản.
Với một nước mà 80% sản lượng sữa là do nhập khẩu như Việt Nam thì tác
động của thuế nhập khẩu sữa càng mạnh mẽ. Vừa qua, cả nước ta kinh hoàng trong
cơn bão melamin, đó là một chất độc hại đe doạ đến tính mạng của người sử dụng
mà đối tượng chủ yếu là các trẻ em- những mần non của đất nước. Không chỉ dừng
lại ở đó, khi các công ty chế biến sữa trong nước gặp nạn thì người dân chăn nuôi bò
sữa cũng bị kéo vào cuộc, hàng trăm hàng nghìn lít sữa vắt ra phải đổ bỏ đi.
* Người tiêu dùng;
Khi bỏ đánh thuế thì người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất
vì khi đó họ được mua với giá rẻ hơn, được sử dụng đa dạng các loại sản phẩm và có
cơ hội tiếp cận với những sản phẩm sữa có chất lượng cao.
3.4. Phân tích và nhận xét:
Một chính sách khi ra đời không phải đều mang lại lợi ích cho tất cả mọi đối
tượng mà có thể đối tượng này được hưởng lợi nhưng đối tượng khác lại phải chịu
thiệt và mỗi chính sách chỉ phù hợp trong một thời kỳ, một giai đoạn phát triển nhất
định của đất nước. Chính vì vậy chỉ tính từ năm 2005 đến nay, do biến động của thị
trường thế giới và trong nước, biểu thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung nhiều
lần, mặt hàng sữa bột nhập khẩu cũng thay đổi 4 lần thuế suất thuế nhập khẩu.
Khi chính phủ ban hành chính sách đánh thuế nhập khẩu sữa thì mang lại
nguồn thu cho quốc gia, cân bằng cán cân thanh toán, bảo hộ cho người chăn nuôi
bò sữa tiến tới ổn định ngành chăn nuôi bò sữa trong nước. Và chính sách này cũng
mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất sữa vì họ tăng sản xuất để thay thế hàng nhập
khẩu. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại là đối tượng chịu thiệt hại do họ bị giảm thặng
dư tiêu dùng, làm giảm an sinh xã hội và chuyển dịch nguồn tài nguyên.
Mặc dù chính sách thuế nhập khẩu sữa đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong
nước. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ qua thuế chưa cao, chưa có sự chọn lọc, và xác
định cụ thể về thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động nâng cao
năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế sẵn có của mình.
Khi chính phủ bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa thì đối tượng được lợi nhất là
người tiêu dùng, nhà chế biến sữa thu lợi nhuận cao hơn do mua được nguyên liệu
18
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
với giá rẻ hơn. Trong khi đó Nhà nước lại mất đi nguồn thu lớn, cán cân thanh toán
bị mất cân bằng, còn ngành chăn nuôi bò sữa thì phải chịu sức ép cạnh tranh.
Nhìn chung, việc bỏ đánh thuế nhập khẩu sữa tỏ ra có lợi hơn nhưng điều này
khó thực hiện được đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì
vậy chỉ có thể duy trì thuế nhập khẩu ở một mức phù hợp với cam kết của các tổ chức
mà Việt Nam tham gia và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
19
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
IV. Kết Luận
4.1. Kết luận :
Thuế nhập khẩu được xem là một công cụ trong quan hệ thương mại quốc tế
của mỗi quốc gia, nó có tác động đến nhiều đối tượng trên cả lĩnh vực sản xuất tiêu
dùng và an sinh xã hội, xét một cách tổng thể thì việc đánh thuế nhập khẩu sẽ gây
thiệt hại cho xã hội vì nó làm giảm an sinh xã hội và tăng chi phí dịch chuyển nguồn
lực. Ngược lại, việc bỏ đánh thuế sẽ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng, đặc
biệt làm tăng an sinh xã hội và nguồn lực được dịch chuyển theo hướng sử dụng
hiệu quả. Xu thế trong quan hệ thương mại hiện nay là giảm dần và tiến tới xoá bỏ
thuế nhập khẩu. Song, với nền sản xuất lạc hậu và năng lực cạnh tranh yếu kém như
nước ta thì việc giảm thuế hay bỏ thuế là một vấn đề không nhỏ, bởi nó cũng được
sử dụng như một công cụ tự vệ, tuy nhiên, trong lộ trình thực hiện các cam kết khi
tham gia các tổ chức quốc tế thì ta vẫn phải thực hiện giảm thuế.
Cũng có vai trò như thuế đánh vào các hàng hoá khác, thuế nhập khẩu sữa đã
đóng góp vai trò trong việc mang lại nguồn thu ngân sách, giúp cân bằng cán cân
thanh toán, bảo vệ nền sản xuất trong nước nhưng nó lại là nguyên nhân đội gía sữa
lên cao hơn mức giá thế giới gây thiệt hại cho người tiêu dùng đặc biệt là nhiều trê
em không được tiếp cận với sản phẩm bổ dưỡng này. Ở Việt Nam cũng đã có thời kỳ
bỏ thuế nhập khẩu sữa vào năm 2005 do sản lượng sữa trong nước quá ít chỉ đáp ứng
đựoc 15% nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta là một ngành còn non trẻ và ít kinh nghiệm,
và không có khả năng cạnh tranh song Chính phủ vẫn đánh thuế để duy trì chính
sách bảo hộ nó nhằm ổn định sản lượng và chất lượng sữa, tránh tác động mạnh từ
thị trường thế giới, như biến động tăng giá sữa do các nước sản xuất sữa lớn bị giảm
sản lượng sữa hay trận bão chất độc melamin vừa qua làm người tiêu dùng khiếp sợ.
Năm 2007 là năm xảy ra nhiều biến động buộc chính phủ phải giảm thuế nhập khẩu
nhiều lần.
Như vậy, để hướng đến mục tiêu tăng cường về thể lực và trí lực cho người
dân Việt Nam thì phải có chính sách thuế nhập khẩu sữa phù hợp để ngày càng có
nhiều người được tiếp cận với sản phẩm này. Vì vậy, cần duy trì mức thuế nhập
khẩu hợp lý để vừa đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng vừa góp phần giúp cho
ngành chăn nuôi bò sữa trong nước ngày một phát triển
20
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
4.2. Một số kiến nghị :
- Muốn phát triển sữa nội địa thì phải có chính sách riêng, khuyến khích các
công ty chế biến sữa giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu cho chế biến, tăng dần tỷ
trọng sữa tươi sản xuất trong nước.
- Trong những năm tới, để tạo đà cho chăn nuôi bò sữa cũng như công nghiệp
chế biến sữa trong nước phát triển bền vững, yêu cầu các nhà máy chế biến, kinh
doanh sữa đầu tư nhiều hơn cho vùng nguyên liệu. Nguồn thu từ thuế nhập khẩu sữa,
nhà nước cũng nên trích một phần để phát triển đàn bò sữa trong nước.
- Việc phát triển đàn bò sữa nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng có nguồn sữa
chất lượng cao, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, đàn bò sữa chỉ có thể phát triển được khi
việc sử dụng sữa trở thành một tập quán, một thói quen của mọi người. Chính người
tiêu dùng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành sản xuất sữa, trong đó có
nghề chăn nuôi bò sữa. Nếu giá sữa quá cao, người tiêu dùng quay lưng với sản
phẩm này, việc sử dụng sữa không trở thành một thói quen, ngành chăn nuôi bò sữa
cũng khó tồn tại và phát triển. Do đó, trong một thời điểm nào đó giảm thuế là một
giải pháp tình thế, còn về lâu dài cần đưa mức thuế về một mức nào đó để nó thực
hiên đúng vai trò của nó.
21
ChÝnh s¸ch ®¸nh thuÕ, bá ®¸nh thuÕ nhËp khÈu s÷a Nhãm 5_KT50A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />oi/2008/10/15261.html
5. TS. Nguyễn Phúc Thọ, Ths Lương Xuân Chính, 2006, GT Quan hệ kinh tế quốc
tế, NXB Nông nghiệp.
22