Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.85 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
+ C ch chuy n các ngu n l c trên th nh nh ng c s h t ng t o i u ơ ế ể ồ ự à ữ ơ ở ạ ầ để ạ đề
ki n cho các ho t ng kinh t -xã h i có th di n ra theo nhu c u phát ệ ạ độ ế ộ ể ễ ầ
tri n.ể 16
I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước và
việc hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến
vượt bậc. Sự phát triển đó mang tính toàn diện ở tất cả các ngành: Trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
ở mức độ ổn định: 4 – 5%/năm. Năm 2006, tỉ trọng của nông nghiệp trong
GDP là khoảng 19,8%. Nông nghiệp nước ta đáp ứng cơ bản nhu cầu lương
thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành
những vùng sản xuất nông sản hàng hoá quy mô tương đối lớn, lượng nông
sản xuất khẩu tăng nhanh (tỷ lệ gạo xuất khẩu đạt 20% sản lượng, cà phê 92%,
cao su 80%, chè 60%). Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định được vị trí
trên thị trường thế giới như hồ tiêu (đứng thứ 1), gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà
phê (thứ 3 thế giới)…kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản chiếm khoảng
27% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006, lực lượng lao động ở nông thôn
chiếm 70% tổng lao động xã hội. (Niên giám thống kê năm 2007).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp nước ta vẫn
còn những nhược điểm cần được khắc phục như:
Cơ sở hạ tầng nông thôn và cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông
nghiệp vẫn còn yếu kém và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa. Hệ thống kết cấu hạ tầng chuyên dùng cho
marketing kém phát triển. Đầu tư mới dừng lại ở khâu sản xuất, chưa chú ý
đến đầu tư ra sản phẩm (như đầu tư cho lưu thông hàng hoá, tìm kiếm, mở
rộng thị trường ). Hệ thống kho bãi xuống cấp nghiêm trọng do một thời
1
gian dài không sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao sau thu hoạch.


Tổ chức sản xuất, chính sách, cơ chế nhằm gắn kết các khẩu sản xuất -
chế biến – tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi ngành nông nghiệp theo
hướng thương phẩm hàng hoá, chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa đồng bộ
và còn thiếu nhiều, ở nhiều vùng, nhiều ngành thậm chí còn có chia cắt sâu sắc
giữa các khâu sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm;
Công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường nông sản
trong nước và thế giới chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và sự
đóng góp của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ nhu cầu của thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách
cơ sở hạ tầng cho Marketing trong nông nghiệp.
- Thảo luận thực tiễn vấn đề cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp ở
Việt Nam.
- Đề xuất định hướng chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cho
marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, nghiên cứu này sẽ thảo luận vấn đề phát triển cở sở hạ
tầng cho marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam nói chung. Về thời gian, số
liệu trong nghiên cứu này phản ánh tình hình phát triển cơ sở hạ tầng từ năm
2000 đến nay.
1.4. Phương pháp thu thập thông tin
Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp qua báo chí, hệ thống các tài liệu, các
mạng thông tin điện tử. Dựa vào các thông tin có sẵn và các báo cáo đã được
công bố.
1.5. Phương pháp phân tích
2
Sử dụng phương pháp phân tích chính sách, cụ thể là phương pháp phân

tích phúc lợi.
Phương pháp phân tích phúc lợi sử dụng những công cụ chủ yếu của
kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó chúng tôi sử dụng các công
cụ: độ co dãn, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng và phúc lợi
xã hội để xác định tác động của chính sách.
1.5.1. Độ co dãn
Độ co dãn (hệ số co dãn) được hiểu chung là lượng phần trăm thay đổi
của đại lượng kết quả so với 1 phần trăm thay đổi của đại lượng nguyên nhân
ảnh hưởng.
1.5.2. Thặng dư người sản xuất ( Producer’s Surplus- PS)
Thặng dư người sản xuất là phần lợi nhuận mà những người sản xuất
nhận được khi bán hàng hoá dịch vụ theo giá thị trường. Nó chính là phần
chênh lệch giữa giá thị trường (P
E
) với mức giá người sản xuất sẵn sàng bán
(P
min
) hay chính là phần diện tích nằm trên đường cung dưới đường giá của
một công ty hay của một ngành tương ứng.
1.5.3 Thặng dư người tiêu dùng (Consummer’s Surplus- CS)
Là phần phần giá trị hoặc lợi ích mà người tiêu dùng nhận được ngoài
số chi phí họ bỏ ra để mua hàng hoá dịch vụ. Chính là phần chênh lệch giữa
mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả (P
max
) với mức giá thực tế họ đã trả
tức giá thị trường (P
E
) hay đó chính là phần diện tích dưới đường cầu và trên
đường giá (đó là phần lẽ ra người tiêu dùng phải trả nhưng họ tránh được).
3

Hình 1.5.1: Thặng dư người sản xuất(PS) và người tiêu dùng(CS)
1.5.4. Phúc lợi xã hội
Tính toán hết cái được và cái mất về lợi ích của cả người sản xuất và
người tiêu dùng, cái được bù cho cái mất, kết quả cuối cùng là xã hội có được
lợi hay không trên phương diện lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất.
Ví dụ:
Thay đổi thặng dư người tiêu dùng: a+b+c (được)
Thay đổi thặng dư người sản xuất: -a (mất)
Kết quả chung (phúc lợi xã hội – an sinh xã hội = được - mất): b+c (được)
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO
MARKETING TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm Marketing nông nghiệp
“Marketing là sự giải quyết hài hòa các lợi ích gần như mâu thuẫn giữa
những người sản xuất, người tiêu dùng và người buôn bán” (Vũ Đình Thắng,
Marketing nông nghiệp, NXB Thống kê, năm 2003). Vấn đề cơ bản của
Marketing trong nông nghiệp là nông sản được bán ra, vận chuyển đến nơi cần
sản phẩm đó và được bán cho người tiêu dùng tại thời điểm mà họ cần với giá
chấp nhận được, đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, người
P
max
S
CS
D
(giá cả) P
0
Q
E
Q (Sản lượng)
PS

P
min
P
E
E
4
thu mua và người bán. Vì thế, Marketing trong nông nghiệp là toàn bộ các
hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ người cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ đó đến tay người tiêu dùng để thỏa mãn các nhu
cầu của người sản xuất, người tiêu dùng và người buôn bán thông qua trao đổi
hàng hóa và dịch vụ.
2.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng là “hệ thống các công trình nền tảng cung cấp những yếu
tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống” (Mai
Thanh Cúc và cộng sự, 2005, Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà nội, trang 65). Cơ sở hạ tầng bao gồm cung cấp nước, tưới
tiêu và phòng chống lụt bão, cung cấp năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc…
2.1.3. Cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp bao gồm: hệ thống giao
thông, kho xưởng, cơ sở chế biến, cơ sở thông tin, cầu cảng, chợ bán buôn,…
để giảm chi phí marketing.
2.2. Đặc điểm
2.2.1. Đặc điểm của Marketing trong nông nghiệp
Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là những sản phẩm đáp ứng
nhu cầu cơ bản của con người, trong đó chủ yếu là sản phẩm lương thực, thực
phẩm trên thị trường tiêu dùng cuối cùng, cầu đối với phần lớn các loại lương
thực, thực phẩm cơ bản là ít co giãn theo giá cả. Trong điều kiện như vậy để
thu hút, hẫp dẫn và thỏa mãn khách hàng, hoạt động kinh doanh cần coi trọng
việc nâng cao chất lượng các dịch vụ có liên quan đến nông sản làm phong
phú, đa dạng các loại hình dịch vụ đó.

Sản phẩm của ngành nông nghiệp là các sản phẩm hữu cơ đòi hỏi
Marketing kinh doanh nông nghiệp phải chú ý đến hai đặc điểm: Thứ nhất,
trong quá trình chế biến, chúng ta có thể bổ sung thêm cho các sản phẩm thực
phẩm một số đặc tính khác về mùi, vị, màu sắc… Tuy nhiên, việc bổ sung này
là có giới hạn để không làm thay đổi nhiều đặc tính tự nhiên của sản phẩm;
5
thứ hai, sản phẩm rất dễ bị hư hỏng, trong hoạt động kinh doanh cần coi trọng
việc gắn kết sản xuất nông sản thô với chế biến, xây dựng hệ thống kho dự trữ
bảo quản phù hợp.
Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và tiêu dùng với tư
cách là tư liệu sản xuất trong ngành nông nghiệp. Đặc điểm này đòi hỏi chiến
lược Marketing đối với các sản phẩm là giống cây trồng, vật nuôi có nhiều
điểm khác, thể hiện trên mọi bộ phận của chương trình Marketing.
Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và
tính địa phương khá cao. Đặc điểm này đòi hỏi Marketing nông nghiệp phải
chú ý: phải có kế hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu lúc trái vụ cho cả hoạt
động chế biến lẫn thương mại; thực hiện tốt việc sản xuất và cung ứng đối với
các sản phẩm có tính địa phương, các sản phẩm đặc sản.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi Marketing kinh doanh nông nghiệp
phải gắn kết với hoạt động bảo hiểm, trước hết là đối với những ngành hàng
chủ yếu của nền nông nghiệp.
2.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng bao gồm một tổng thể các công trình mang tính hệ thống,
đồng bộ, phục vụ lâu dài, có tính thẩm mỹ, tính tiên phong định hướng, vốn
đầu tư lớn. Do đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, xây dựng chính sách giá cả và
luật lệ trong quản lý và sử dụng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng là rất lớn và thường bao gồm bốn nguồn chính: ngân sách Nhà
nước; viện trợ hoặc vốn vay nước ngoài; vốn doanh nghiệp Nhà nước; vốn đầu

tư tư nhân. Đối với địa phương, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn có thể
huy động từ sự đóng góp tài chính và sức lao động của dân.
Địa bàn nông thôn trải rộng và phân bố trên phạm vi toàn quốc, các làng
xã phân bố rải rác dẫn tới việc đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông
thôn thường tốn kém và khó khăn, nếu không có cách nhìn đúng nông thôn ít
6
có cơ hội nhận được sự đầu tư và như vậy càng làm cho khu vự nông thôn tụt
hậu so với thành thị.
2.3. Nhân tố ảnh hưởng
2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng cho
marketing trong nông nghiệp
- Vốn đầu tư.
- Thể chế, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Đặc điểm địa bàn dân cư nơi triển khai phát triển cơ sở hạ tầng.
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cơ sở hạ
tầng cho marketing trong nông nghiệp
- Mục tiêu, định hướng chiến lược của Đảng
- Thực tiễn của cơ sở hạ tầng marketing trong nông nghiệp
7
2.4. Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng marketing trong
nông nghiệp
Mục tiêu của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong
nông nghiệp là bảo vệ người nông dân và người tiêu dùng khỏi sự độc quyền,
làm ổn định và tăng giá cổng trại cho người sản xuất, giảm sự chênh lệch giá
người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả. Chính sách
marketing còn khuyến khích tăng chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống cơ
sở chế biến,… làm sao giảm được chi phí trung gian không cần thiết, làm tăng
được lợi ích của xã hội.
Hình 2.4.1: Chi phí marketing và sự dịch chuyển cung cầu
(khi chưa có chính sách)

Ghi chú: P
r
là giá bán lẻ, P
f
là giá cổng trại, P
r
– P
f
là chi phí marketing(M)
Chi phí marketing càng cao thì khoảng cách giữa giá người tiêu dùng
phải trả và giá người sản xuất nhận được (M) càng lớn.
P
r
P
f
S
r
S
f
D
r
D
f
(giá cả) P
0
Q
0
Q (Sản lượng)
M
8

Hình 2.4.2 : Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về
marketing trong nông nghiệp
Theo ta biết thì chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong
nông nghiệp mục đích là giảm chi phí marketing hay nói cách khác
chính là giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá người sản xuất nhận được và
giá người tiêu dùng phải trả. Điều đó có nghĩa là chính sách này mang lại lợi
ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Khi chưa có chính sách, lượng cân bằng trên thị trường là Q
0
, giá bán lẻ
sản phẩm là P
r
, giá bán cổng trại là P
f
và lãi của marketing là M= P
r
– P
f
.
Khi có chính sách đường cung, cầu bán lẻ và đường cung, cầu cổng trại
có xu hướng dịch chuyển xích lại gần nhau. Đường S
r
sẽ chuyển dịch xuống
dưới đường S’
r
chuyển gần về phía S
f
và đường D
f
dịch chuyển lên D’

f

chuyển gần về đường D
r
. Sự dịch chuyển này sẽ làm cho giá bán lẻ giảm từ P
r
xuống P’
r
, nhưng giá của người sản xuất nhận được tăng từ P
f
lên P’
f
. Lượng
sản phẩm cân bằng trên thị trường cũng tăng từ Q
0
tới Q
1
. Sự thay đổi về giá
sản phẩm sẽ làm cho thặng dư người sản xuất và người tiêu dùng thay
đổi.Mức độ thay đổi thặng dư của mỗi bên diễn ra theo chiều hướng sau :
(1)Nếu độ co dãn của cầu nhỏ hơn cung thì người tiêu dùng có lợi hơn
người sản xuất.(E
p
D
< E
p
S
)
P
r

P
f
S
r
S
f
D
r
D
f
(giá cả) P
0
Q
0
Q (Sản lượng)
D

f
S

r
Q
1
P

f
P

r
9

(2)Nếu độ co dãn của cầu lớn hơn cung thì người sản xuất có lợi hơn người
tiêu dùng. .(E
p
D
> E
p
S
)
(3)Nếu cả hai độ co dãn xấp xỉ nhau thì lợi ích được chia đều cho hai
bên.
* Phân tích thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng
- Tại cổng trại :
Khi có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho lưu thông nông sản, đảm bảo chất lượng và tăng giá trị
sản phẩm. Chính vì thế giá nông sản tại cổng trại tăng. Cầu sản phẩm dịch
chuyển tăng từ D
f
lên D’
f
ta có :
Hình 2.4.3: Tác động của chính sách đến thặng dư người sản xuất
Chỉ tiêu Chưa có chính sách Có chính sách Mức thay đổi
PS a a+b+c b+c
- Tại nơi bán lẻ
Khi có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, ông sản đến đựơc với người tiêu dùng
nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với cung nông sản tăng, giá nông sản tại thị
trường bán lẻ giảm. Đường S
r
sẽ chuyển dịch xuống dưới đường S’

r
P
f
S
f
D
f
(giá cả) P
0
Q
0
Q (Sản lượng)
P

f
Q
1
a
b
c
D’
f
10
Hình 2.4.4. Tác động của chính sách đến thặng dư người tiêu dùng
Chỉ tiêu Chưa có chính sách Có chính sách Mức thay đổi
CS d d+e+f e+f
III. THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO MARKETING
TRONG NÔNG NGHIỆP
3.1. Đặc điểm cở sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam
Cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp là yếu tố quan trọng có ý

nghĩa nền tảng đối với sự phát triển nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Trong những năm gần đây, với các cơ chế, chính sách ban hành đã
mang lại một luồng sinh khí mới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở
hạ tầng cho nông nghiệp nói chung và cho marketing trong nông nghiệp nói
riêng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp vẫn còn
nhiều bất cập, yếu kém.
P
r
S
r
S’
r
D
r
(giá cả) P
0
Q
0
Q (Sản lượng)
Q
1
P

r
d
f
e

11
3.1.1 Về đường giao thông nông thôn
Mạng lưới đường giao thông nông thôn là một trong những hạ tầng
kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp
cận thị trường và tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp-
nông thôn. Hệ thống GTNT phục vụ cho hơn 75% dân số hiện tại và khoảng
gần 60% dân số trong tương lai những năm 2020. Chỉ tính riêng hệ thống
đường huyện và đường xã - đường cốt yếu ( core system ) đã là 176.863 km,
chiếm 60,57% so với tổng chiều dài mạng lưới đường bộ, trong đó đường
huyện 45.999 km, chiếm 15,75%; đường xã 130.864 km, chiếm 44,81%.
Ngoài ra còn một mạng lưới đường thuỷ với hệ thống sông kênh rạch dày đặc
vào loại tốt nhất trong khu vực. Giá trị của hệ thống GTNT lên tới hàng nhiều
tỷ đô la nếu không được khai thác, quản lí, bảo trì tốt sẽ là một sự lãng phí rất
lớn và ảnh hưởng đến số đông người hưởng lợi.
Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, Chính phủ – với sự hỗ rợ rất tích cực
của các nhà tài trợ đã rất quan tâm việc phát triển GTNT. Hàng trăm nghìn
km cầu, đường nông thôn đuợc xây dựng mới, phục hồi và nâng cấp. Nguồn
vốn phát triển GTNT huy động được giai đoạn 2000-2004 là hơn 29.000 tỷ
đồng (khoảng gần 1,8 tỷ đô la), cao gấp 2,7 lần giai đoạn 1996-2000, bình
quân năm của cả giai đoạn chiếm khoảng gần 1% của GDP /năm nhưng
chiếm gần 5% GDP nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, nguồn vốn có gốc từ
ngân sách (trung ương và địa phương, lồng ghép trong các chương trình dự án
khác như chương trình 135 ) xấp xỉ là 80%, khoảng gần 20% là huy động từ
nhân dân. Số xã không có đường tiếp cận đến trung tâm xã đã giảm mạnh từ
hàng nghìn xã ở thập kỉ trước xuống còn khoảng 290 xã vào cuối năm 2005.
Chất lượng đường cũng đã được nâng cao hơn trước với hơn 19% mặt đường
được rải nhựa, thâm nhập nhựa hoặc bê tông xi măng ( so với khoảng 5-10 %
giai đoạn trước đó). Số đường đất giảm xuống còn dưới 45%.
Những vấn đề của phát triển đường giao thông nông thôn hiện nay là:
+ Mạng lưới giao thông tại các huyện, xã miền núi có chất lượng thấp,

đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.
12
+ Nhu cầu về vốn để đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông vùng
nông thôn rất lớn nhưng nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, chưa thu hút
được nguồn vốn nước ngoài đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư, do vậy nhiều
tuyến đường quan trọng chưa có vốn để đầu tư, bộ chủ quản và các địa
phương đã đồng ý cho các đơn vị xây dựng ứng tiền làm trước, cách làm này
sớm tạo được hệ thống giao thông phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân,
nhưng chưa đựng nguy cơ dẫn đến nợ xây dựng cơ bản hàng năm, nếu không
có cơ chế và chế tài kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
+ Nhiều công trình giao thông, nhất là đường bộ chất lượng xây dựng
chưa tốt, dễ bị hư hỏng do mưa lũ, làm cho giao thông nông thôn thiếu ổn
định, hạn chế sản xuất hàng hóa, chi phí lưu thông cao. Mạng lưới giao thông
nông thôn miền núi chủ yếu là đường đất, công trình tạm chưa bền vững, mùa
mưa không đi lại được.
3.1.2. Về cơ sở hạ tầng thương mại (chợ) ở nông thôn
Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hệ thống hạ tầng thương mại có
ý nghĩa rất lớn trong thúc đẩy sản xuất và giao lưu hàng hoá. Trong những
năm vừa qua Nhà nước đã có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng thương mại nông thôn, nhất là chợ nông thôn ở các vùng sản xuất
tập trung, vùng đông dân cư và cả ở vùng cao.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2006 thì tổng số xã
có chợ trong cả nước chiếm 56,12%. Tỷ lệ cao nhất là Đồng bằng Sông Cửu
Long- gần 72%, tiếp đó đến vùng Đông Nam Bộ - gần 70%, Duyên Hải Miền
Trung - 65%, Đồng Bằng Sông Hồng- 63%, thấp nhất là vùng Tây Bắc-
28,4%.
Những hạn chế của cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn hiện nay là
+ Tính bình quân cả nước đến nay vẫn còn khoảng 50% (khoảng trên 4
ngàn xã) chưa có chợ.
+ Hệ thống chợ nông thôn đã có nhưng về cơ bản còn tạm bợ, xây dựng

đơn sơ nên chỉ là nơi trao đổi hàng hoá sơ khai. Khi thiết kế xây dựng chợ
thưòng chưa tham khảo đầy đủ ý kiến và nguyện vọng của cộng đồng dân cư
13
hưởng lợi từ công trình, vì vậy sau khi xây dựng xong chợ đã không được sử
dụng có hiệu quả do chưa thực sự thuận tiện cho nông dân, doanh nghiệp nên
chưa trở thành trung tâm kinh tế, thương mại ở nông thôn.
+ Chưa hình thành được các trung tâm giao dịch thương mại và dịch vụ
nông thôn có tầm cỡ lớn. Hệ thống kho lạnh, xe lạnh, cầu cảng phục vụ tập
kết và trung chuyển hàng hóa nông sản còn nhiều bất cập đã là lý do chính
dẫn đến thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp trong qúa trình tiêu thụ phẩm
nông nghiệp
3.1.3. Về thông tin
Thông tin là một yếu tố cần thiết cho sản xuất và đời sống nhất là ở các
quốc gia trong quá trình đa dạng hoá, hiện đại hoá nền kinh tế như Việt Nam.
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay cần coi trọng các loại hình thông
tin hiện đại.
Các loại thông tin bao gồm: dịch vụ bưu điện và điện tín, điện thoại,
báo chí, đài truyền thanh và truyền hình, mạng kết nối internet. Nguồn thông
tin phải không ngừng cập nhật và kết nối trong ngoài nước.
Hệ thống thông tin ở khu vực nông thôn Việt Nam còn thiếu và yếu,
dịch vụ bưu điện và điện tín mới phục vụ được 75% người dân nông thôn,
mới có khoảng 40% số xã có hệ thống thông tin đại chúng, số lượng điện
thoại, báo chí, đài thu thanh, tivi ở dưới mức trung bình của các nước đang
phát triển.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, Chính phủ đề ra các giải
pháp phát triển thông tin nông thôn như sau:
- Tiếp tục mở rộng dịch vụ bưu chính viễn thông, với mục tiêu 100%
các xã được tiếp cận với điện thoại, fax, truyền dữ liệu, chuyển phát bưu
phẩm và dịch vụ tài chính bưu điện.
- Tiến tới giá tiêu chuẩn về dịch vụ bưu điện và viễn thông để người

dân vùng xa không bị thiệt thòi về giá cả.
14
- Cung cấp báo chí, sách kỹ thuật… và các tài liệu truyền thông không
thu tiền cho vùng đồng bào các dân tộc ít người và người dân vùng núi, vùng
sâu, vùng xa.
- Tăng lượng thông tin về giá cả thị trường nông sản phẩm và vật tư
nông nghiệp.
- Thành lập trung tâm thông tin và nối mạng internet tại cấp huyện, xã
nơi mà người dân và các doanh nghiệp có thể có được thông tin và hướng dẫn
kỹ thuật về sản xuất, tiếp thị…
3.2. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông
nghiệp ở Việt Nam
- Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tăng trưởng kinh tế
và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam (Hội nghị thường niên thứ 36
hội đồng chính sách nông lương quốc tế - IPC).
( />- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến,
tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được
ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
(đường giao thông, thuỷ lợi, điện, ), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản,
mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định chất lượng nông sản hàng
hoá. Cơ chế tài chính và hỗ trợ ngân sách thực hiện như quy định tại Điều 3,
Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ.
Nội dung của chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn được
hiểu trên 2 khía cạnh chính, đó là:
+ Huy động các nguồn lực bằng tiền và tài sản vật chất để bỏ vào đầu tư
tạo ra và duy trì các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn trong thời gian dài
15
+ Cơ chế chuyển các nguồn lực trên thành những cơ sở hạ tầng để tạo
điều kiện cho các hoạt động kinh tế-xã hội có thể diễn ra theo nhu cầu phát

triển.
Chính sách đầu tư đúng vào cơ sở hạ tầng là chính sách tạo ra các loại cơ
sở cơ sở hạ tầng có khả năng đáp ứng cao nhất những nhu cầu của phát triển
nông thôn, nghĩa là có tác động tích cực đến phát triển nông thôn trong thời
gian dài.
- Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp
đồng (Số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002).(www.gms-ain.org)
3.3. Tác động của chính sách phát triển cở sở hạ tầng cho marketing
trong nông nghiệp
( />Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp
mục đích làm giảm khoảng cách giữa giá cổng trại và giá bán lẻ hay giá tiêu
thụ trong thị trường. Để làm rõ hơn về sự tác động của chính sách này chúng
tôi đưa ra một số thực trạng còn tồn tại về sự yếu kém và lạc hậu của cơ sở hạ
tầng cho marketing trong nông nghiệp đã có tác động dẫn đến các loại hàng
hoá nông sản như giá trái cây, giá lúa dẫn đến nghịch lý:
Nông sản mua rẻ bán đắt:
Trái cây tại vườn giá rẻ 2.500-3.000 đồng/kg, đến tay người tiêu dùng
giá đắt gấp 2 gấp 3 lần. Lúa tại ruộng hiện nay giá rẻ từ 2.800đ-3.500 đ/kg. Ở
thành thị giá trái cây cao ngất và xuống rất chậm.
Không chỉ ở đô thị mà ngay tại các chợ nông thôn, người tiêu dùng
hiện nay đang đối mặt với giá cả đắt đỏ như thời kỳ căng thẳng, lạm phát
cách đây 5-6 tháng. Thông tin trái cây xuống giá là điều thật. Thế nhưng,
người tiêu dùng vẫn phải gồng mình mua hàng hoá, nông sản trái cây với giá
cao.
Một trong những mặt hàng người tiêu dùng trực tiếp đối mặt hằng ngày
đó là gạo, nhiều người dân than thở sao lúa giá quá thấp, chỉ có 2.500 đồng
đến 3.500 đồng/kg (tuỳ lại lúa tốt xấu) mà giá gạo quá cao?
16
Hệ thống phân phối lúa gạo tại nông thôn và đô thị ĐBSCL hiện nay
thường tổ chức như sau: thương lái mua lúa trong vùng nông thôn, lúa này

được họ cung ứng cho các đầu nậu cung ứng gạo xuất khẩu.
Cứ mỗi lần qua trung gian, giá gạo tăng lên một ít và từ hệ thống này,
hoạt động buôn bán gạo diễn ra quanh năm theo thông lệ. Từ hệ thống phân
phối nhiều tầng nấc này, nông dân bán hàng giá thấp, khoản lợi nhuận từ xuất
khẩu đã rơi vào tay thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu.
Từ trái bưởi Năm Roi đến lúa gạo, nếu phân đi vào thực tế phân tích kỹ
chúng ta thấy rằng hệ thống lưu thông phân phối quá nhiều tầng nấc, trong
mỗi tầng nấc đó người tham gia phân phối phải làm sao đảm bảo có lời, vì
vậy, họ cố làm thế nào mua nông sản tốt nhất, giá rẻ nhất và bán được với giá
cao nhất, nhanh nhất
Quá trình này làm cho người sản xuất và người tiêu dùng là người bị
thiệt thòi nhất. Chưa nói đến hiện nay, nhiều đại lý gạo và hàng sáo cố níu
kéo giá bán cao để duy trì lãi cao. Với lý do rất “dễ thông cảm” là trước đây
họ đã mua lúa giá cao quá, nay lúa gạo xuống, duy trì giá bán cao để giảm lỗ
vốn. Cứ như thế, ai cũng duy trì giá người tiêu dùng “lảnh đủ”.
Nếu chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông
nghiệp được thực hiện thì:
Góp phần hình thành cơ chế thu mua, phân phối nông sản, lương thực
theo hình thái mới, hình thành thị trường tự do trong thu mua phân phối.
Phát triển nông thôn, nông nghiệp, đảm bảo quyền lợi nông dân để nền
nông nghiệp nước ta vừa đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực vừa xuất khẩu.
Giảm khoảng cách giữa giá cổng trại và giá bán lẻ từ đó thặng dư người
tiêu dùng và thặng dư người sản xuất sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tăng
lên.
Ta có thể hiểu rõ hơn sự thay đổi của hàng hoá nông sản thông qua
mô hình phân tích tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho
marketing trong nông nghiệp tới giá bưởi bưởi Năm Roi tại Mỹ Hoà, Bình
Minh – Vĩnh Long.
17


Hình 3.3.1: Khi chưa có chính sách tác động
Khi chưa có chính sách ta có thể thấy rằng giá thương lái mua tại vườn
của các hộ nông dân là 2.500VNĐ tùy theo bưởi loại 1 hoặc loại 2.
Điểm bất hợp lý nhất là giá bưởi bán tại vườn quá thấp, trong khi giá
bưởi bán tại các siêu thị, của hàng trái cây giá cao gấp 2,3 lần giá bưởi tại
vườn. Ngay tại Bình Minh, nơi cách xã bưởi Năm Roi Mỹ Hoà có 5-7 cây số,
vậy mà cửa hàng bưởi năm roi Hoàng Gia bán bưởi loại 1 cao hơn giá bưởi tại
vườn rất xa: 8.000 đồng/kg bưởi tốt.
Giá bưởi Năm Roi loại 1 tại chợ trái cây Tam Bình là 5.000-6.000
đồng/kg, tại chợ trái cây Cái Bè Tiền Giang giá ngang bằng khoảng 5.500
đồng đến 6.500 đồng/kg. Thế nhưng đến chợ trái cây Tam Bình - TP Hồ Chí
Minh, giá bưởi thường lên đến 8.000–9.000 đồng/kg… Và từ đây nếu hàng
được đưa đi tiêu thụ các chợ, các siêu thị bưởi năm roi có thể lên đến 12.000-
15.000 đồng/kg, loại bưởi tốt.
8.000đ
2.500đ
S
r
S
f
D
r
D
f
0
Q
0
Q (kg)
M
(đ) P

18
Khi có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong
nông nghiệp

Hình3.3.2: Khi có chính sách tác động
Khi có chính sách đường cung, cầu bán lẻ và đường cung, cầu cổng
trại có xu hướng dịch chuyển xích lại gần nhau. Đường S
r
sẽ chuyển dịch
xuống dưới đường S’
r
chuyển gần về phía S
f
và đường D
f
dịch chuyển lên D’
f
chuyển gần về đường D
r
. Sự dịch chuyển này sẽ làm cho giá bán lẻ giảm từ
8.000đ xuống P’
r
, nhưng giá của người sản xuất nhận được tăng từ 2.500đ lên
P’
f
. Lượng sản phẩm cân bằng trên thị trường cũng tăng từ Q
0
tới Q
1
. Sự thay

đổi về giá sản phẩm sẽ làm cho thặng dư người sản xuất và người tiêu dùng
thay đổi.
8.000đ
2.500đ
S
r
S
f
D
r
D
f
0
Q
0
Q (kg)
M
(đ) P
D’
f
S’
r
Q
1
P

r
P

f

19
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy rằng, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và
hạ tầng marketing nói riêng trong những năm gần đây đã góp phần vào tăng
trưởng kinh tế nhờ hoạt động hiệu quả của thị trường nội địa với mức lưu
chuyển hàng hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam. Tuy nhiên, về tổng thể, cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông
nghiệp thấp kém và chậm được cải thiện.
Thực tế hoạt động thị trường nông sản cho thấy qui mô và tập quán sản
xuất nhỏ lẻ của các nông hộ và những yếu kém về cơ sở hạ tầng cho
marketing đã tác động rất lớn đến hoạt động marketing của các hộ nông dân.
Hoạt động marketing nông sản của các hộ nông dân kém hiệu quả. Đặc biệt,
trong điều kiện thị trường hội nhập và thị trường nông sản nội địa đang chịu
ảnh hưởng của biến động thị trường quốc tế, thì sự thiếu hiểu biết kiến thức
và thông tin thị trường cũng như tiêu chuẩn chất lượng nông sản đã và đang là
những thách thức lớn đối với các hộ nông dân nói. Do vậy, bên cạnh việc thực
hiện các giải pháp kinh tế - kỹ thuật giúp cho các nông hộ nâng cao hiệu quả
sản xuất và chất lượng sản phẩm.
4.2. KIẾN NGHỊ
Từ việc nghiên cứu và phân tích những tác động của các chính sách
phát triển cơ sở hạ tầng về marketing trong nông nghiệp, chúng tôi đưa ra
những đề xuất nhằm tạo tiền để cho việc phát triển cơ sở hạ tầng về marketing
trong nông nghiệp sau này, một số đề xuất cụ thể của đề tài gồm những kiến
nghị sau:
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông
nghiệp (chợ các loại,nhất là loại chợ đầu mối ở những vùng sản xuất, tiêu thụ
tập trung, chợ dân sinh gắn với sinh hoạt hàng ngày của người nông dân; các
20

kho hàng, trung tâm logistics gắn với các cơ sở sản xuất, chế biến ) phục vụ
cho tiêu thụ nông sản.
Phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công nghệ tiên tiến
gắn với phát triển các vùng sản xuất qui mô lớn, tập trung để xử lý mâu thuẫn
của ngành nông nghiệp là sản xuất thì theo mùa vụ nhưng tiêu thụ thì quanh
năm. Mặt khác, thông qua công đoạn bảo quản, chế biến mới có khả năng
đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp và đáp ứng tốt hơn nhu
cầu ngày càng phong phú, đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế;
Phải gắn kết và tạo ra chuỗi giá trị theo phương châm “từ cánh đồng
đến doanh nghiệp thương mại” (trong đó bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu
và doanh nghiệp phân phối với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng ).
Đầu tư, thúc đẩy công tác nghiên cứu, nâng cao chất lượng hệ thống
thông tin, dự báo thị trường nông sản trong nước và quốc tế;
Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
21
Tài liệu tham khảo:
Tên sách:
1. Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005, Giáo trình phát triển nông thôn,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, trang 65.
2. GS. TS. Phạm Vân Đình và cộng sự. 2005. Giáo trình chính sách
nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Vũ Đình Thắng, Marketing nông nghiệp, NXB Thống kê, năm 2003.
Trang web:
1. />2. www.gms-ain.org
3. />%20Service/Special%20Events/Plenary%20Meeting%202007/.
4. />5. />mod=News&cat=177&nid=12241
22

×