Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tìm hiểu chính sách hạn điền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.4 KB, 22 trang )

Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp chiếm
trọng yếu với khoảng 73,3% dân số sống ở nông thôn, 71% dân số làm nông dân
(Đỗ Kim Chung, 2008). Sự phát triển của ngành nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân. Để tiến hành bất cứ quá trình sản
xuất nào cũng cần phải có các đầu vào cần thiết, sản xuất nông nghiệp cũng vậy.
Tuy nhiên, đầu vào đầu tiên và quan trọng nhất khi nói đến sản xuất nông nghiệp
đó là đất – tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Do tính chất
quan trọng của đất đai với sản xuất nông nghiệp nên Đảng và Nhà nước ta đã đặc
biệt quan tâm tới các chính sách về đất đai, trong đó có chính sách hạn điền quy
định quy mô diện tích tối đa mà tổ chức, cá nhân được quyền quản lý sử dụng.
Chính sách hạn điền được hình thành rất sớm từ thời Hồ Quý Ly (1397). Cùng với
sự phát triển về trình độ lao động, KHKT… trong nông nghiệp thì chính sách hạn
điền đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Trong hơn 20 năm kể từ khi đất nước ta
tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, chính sách hạn điền có nhiều lần sửa đổi
thể hiện trong các luật đất đai 1993, luật đất đai sửa đổi 1998, 2003 và các văn bản
dưới luật. Chính sách hạn điền vừa có tác động tích cực như đảm bảo công bằng về
đất đai, hạn chế tình trạng đầu cơ đất…vừa có tác động tiêu cực kìm hãm những
người nông dân muốn làm ăn lớn. Việc quy định mức hạn điền có ý nghĩa quyết
định tới quá trình tổ chức và sử dụng các đầu vào khác như bố trí sản xuất cây
trồng, vật nuôi gì, sử dụng lao động, đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật ra
sao… từ đó mà ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Với
tầm quan trọng như vậy, tuy nhiên hiện nay chính sách hạn điền ở nước ta vẫn còn
những vấn đề bất cập và việc hoàn thiện sao cho phù hợp với trình độ phát triển của
sản xuất nông nghiệp, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
thực hiện chủ trương CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta là rất cần
thiết.
1
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hạn
điền.
- Thảo luận thực tiễn chính sách hạn điền trên thế giới và ở nước ta.
- Đề xuất định hướng chính sách.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ 31/10 đến 14/11/2008
- Chủ đề: Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin về chính sách hạn điền được
thu thập qua các tạp chí, sách báo và internet.
- Phương pháp phân tích: phân tích lợi ích - chi phí, áp dụng mô hình phân
tích chính sách của Tinbergen.
2
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm
Hạn điền là quy mô ruộng đất tối đa mà luật pháp cho phép các hộ, cá nhân
được phép quản lý sử dụng.
Tuy nhiên, ở một số nước Tây Âu, chính sách hạn điền của họ thay vì quy
định mức giới hạn trên thì họ chỉ quy định mức hạn dưới, để tránh tình trạng chia
ruộng đất quá nhỏ, làm giảm hiệu quả canh tác.
2.2 Vai trò của hạn điền
Chính sách hạn điền được đặt ra nhằm hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường đất
đai như:
- Sự mất bình đẳng trong nông thôn về đất đai.
- Tình trạng đầu cơ về đất đai.
- Đất đai không được sử dụng hiệu quả.
- Mâu thuẫn XH về đất đai có thể nảy sinh.
2.3 Đặc điểm của chính sách hạn điền

Chính sách hạn điền thường xuất hiện ở các nước có quĩ đất nông nghiệp, đất
có thể canh tác được thấp so với số lượng lao động nông nghiệp đông đảo. Với
những đặc điểm sản xuất nông nghiệp như vậy một chính sách hạn điền đúng đắn
sẽ phát huy tốt vai trò của mình, đảm bảo đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả
và đúng mục đích, đảm bảo được an ninh lương thực và phát triển mạnh mẽ ngành
sản xuất nông nghiệp. Khi đó, chính sách hạn điền sẽ đảm bảo đất đai không bị đầu
cơ sử dụng sai mục đích, đất nông nghiệp không bị bỏ hoang hay ít sử dụng do
trình độ quản lý hay trình độ kĩ thuật của nông dân còn quá thấp. Đất nông nghiệp
sẽ trở thành một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với các hộ gia đình, đảm bảo
công bằng xã hội, tránh được các mâu thuẫn xã hội về đất đai có thể nảy sinh.
3
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp sẽ
kéo theo sự thay đổi của chính sách nông nghiệp, đáp ứng theo xu thế phát triển
mới. Trong khi theo dõi sự phát triển của các quốc gia có những đặc điểm đất đai
tương tự Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hay Hà Lan, chúng tôi
nhận thấy, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển thu hút lao động nông
thôn chuyển sang , đồng thời các tiến bộ kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất nông
nghiệp thì xu hướng chung của chuyển dịch đất đai trong nông nghiệp là sự tích tụ,
tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại lớn, các đại nông hộ hay các doanh
nghiệp nông trại quy mô hơn. Do đó, vấn đề này đặt ra cho chính sách nông nghiệp
một yêu cầu về sự điều chỉnh để mở đường cho xu hướng này, đi đôi với nó là sự
điều chỉnh một loạt các chính sách liên quan đến tín dụng, chuyển nhượng đất đai,

Ở Hàn Quốc, Chính phủ thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp,
nhưng chính phủ quản lí sử dụng đất (chỉ những ai đang sử dụng và sẽ sử dụng đất
nông nghiệp thì mới có quyền sở hữu đất nông nghiệp), mặt khác Nhà nước phát
triển công nghiệp để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, thay đổi mức hạn
điền từ 3 ha/hộ đến 30 ha/hộ.
Tháng 12/1945, Nhật Bản ban hành Luật CCRĐ xác lập quyền sở hữu ruộng

đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh
toán địa tô bằng tiền mặt. CCRĐ lần thứ 2 với nội dung thực hiển chuyển quyền sở
hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
nhằm giảm địa tô.
Ở Đài Loan, do điều kiện đất chật người đông, Chính quyền rất chú trọng
đến tính công bằng trong phân phối quĩ đất nông nghiệp cho nông dân và sử dụng
đất có hiệu quả. Về hạn điền, Chính quyền quy định sở hữu tư nhân, mỗi địa chủ
không quá 3 ha lúa nước, 6 ha ruộng khô loại có độ màu mỡ trung bình. Nhà nước
trưng thu số đất vượt quá mức hạn điền theo giá bằng giá bán cho người lĩnh canh,
4
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
thanh toán kéo dài trong 10 năm với lãi suất 4%/năm. Diện tích đất nông nghiệp
công do Nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội cộng đồng quản lý được chuyển lại
cho người lĩnh canh (nông dân nghèo). Bên cạnh đó Nhà nước còn cho nông dân
vay vốn tín dụng để cải tạo đất, phát triển thủy lợi nội đồng và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật canh tác bền vững; Nhà nước đặc biệt chú ý đến chính sách giá đất
linh hoạt nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất…
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng
Tỷ lệ lao động nông nghiệp: Đất đai vốn là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu
và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, do vậy, mỗi hộ hay cá nhân làm
nông nghiệp đều muốn có một mảnh đất của riêng mình. Nó đòi hỏi tính công bằng
trong phân chia đất đai ở nông thôn do đó một chính sách hạn điền hợp lý sẽ đảm
bảo những người nông dân làm ăn thực sự sẽ có tư liệu sản xuất của mình. Bên
cạnh đó, nó còn có tác dụng chống lại sự đầu cơ về đất vì nếu xảy ra sẽ dẫn tới
nhiều nông dân không có đất, trở thành người làm thuê, trở thành “tá điền” cho các
“địa chủ mới”, gây ra mâu thuẫn XH dẫn tới bất ổn về chính trị của quốc gia. Do
vậy, tỷ lệ lao động nông nghiệp là một nhân tố ảnh hưởng tới các qui định cụ thể
của chính sách hạn điền và sự thay đổi của nó đòi hỏi chính sách hạn điền phải thay
đổi theo cho phù hợp.
Trình độ áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp: Với công nghệ sản

xuất thấp kém, các hộ nông dân chỉ có thể quản lý sản xuất trong một diện tích
canh tác nhỏ để đảm bảo sự khai thác đó là hiệu quả nhất có thể. Do đó, nếu với
công nghệ đó đi cùng một chính sách hạn điền quá mở sẽ dẫn tới sự khai thác phi
hiệu quả đất canh tác, năng suất sản phẩm thấp làm tăng tính rủi ro (vốn đã cao
trong sản xuất nông nghiệp). Do vậy, chính sách hạn điền phải phù hợp với trình độ
áp dụng KHKT để đảm bảo đất canh tác được khai thác hiệu quả.
Sự phát triển của thị trường hàng hóa trong nông nghiệp: Như đặc điểm của
chính sách hạn điền đã phân tích ở trên. Chúng ta nhận thấy sự phát triển của kinh
tế hàng hoá trong nông nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
5
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
chính sách hạn điền. Bản than nó tác động làm thay đổi các yếu tố khác như tỷ lệ
lao động trong nông nghiệp, trình độ áp dụng kĩ thuật, nhu cầu tích tụ ruộng đất
thong qua nhu cầu của thị trường. Thị trường hàng hoá phát triển, nhu cầu càng lớn
và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao, từ đó nó thúc đẩy người sản xuất
phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường mức độ KHKT nhằm đạt được lợi thế
theo quy mô để có thể tồn tại trên thị trường.
Tâm lý của người nông dân về sở hữu đất đai: Mối quan hệ giữa người nông
dân với ruộng đất có một ý nghĩa quan trọng trong chính sách hạn điền, nó vừa
mang tính kinh tế vừa mang tính tín ngưỡng, văn hoá. Do vậy, nếu việc đưa ra một
chính sách hạn điền mà không nhìn nhận vấn đề tâm lý thì có thể dẫn đến sự thất
bại của chính sách, sự xung đột về chính trị - xã hội. Điều này đặc biệt xuất hiện ở
các quốc gia phương Đông, vấn đề này có mức độ càng nặng nề hơn. Ở Việt Nam,
vấn đề này được nhận dạng rõ rệt, “có nông dân tìm được nghề phi nông nghiệp,
nhưng muốn giữ lại đất tổ tiên, phòng ngừa những biến cố trong cuộc sống, đó là
tâm lý của phần lớn nông dân miền Bắc” (Nguyễn Công Tạn, 2008)
Đối tượng sản xuất nông nghiệp, yếu tố vùng miền: Về đối tượng sản xuất,
mỗi loại sinh vật có đặc điểm sinh trưởng, quy trình công nghệ khác nhau, do vậy
chính sách hạn điền cũng phải điều chỉnh theo đối tượng sản xuất của nó. Chẳng
hạn, nếu sản xuất ngô cơ giới hoá, một nông trang gia đình có thể tích tụ trên 100

ha, nhưng với cây cao su thì chỉ vài ha”. Tuy nhiên, việc quy định chính sách hạn
điền cho các đối tượng khác nhau là khá khó khăn, tìm được cơ sở khoa học để đưa
ra con số chính xác, phù hợp cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng. Ngoài ra, yếu tố vùng
miền cũng sẽ đòi hỏi chính sách hạn điền thích hợp với nó. Đặc điểm đất đai đặc
biệt là đất nông nghiệp mỗi vùng khác nhau do đó quy định mức độ hạn điền, mức
độ tích tụ cần điều chỉnh với từng vùng đảm bảo không kìm hãm cũng như không
mở rộng tích tụ đất đai quá mức. Ở Nhật Bản, mức hạn điền mới không vượt quá 1
ha (đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng; ở Đài Loan, mỗi địa
chủ không quá 3 ha lúa nước, 6 ha ruộng khô loại có độ màu mỡ trung bình.
Quan điểm của Nhà nước về mối quan hệ giữa nông dân và ruộng đất: Quan
điểm của Nhà nước dựa trên chế độ chính trị và chế độ kinh tế mà Nhà nước đó
6
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
theo đuổi. Ở Nhật, pháp luật ngăn cấm tích tụ đất. Nhật đã xoá sổ các nông trang
lớn để lập những trang trại nhỏ. Hộ nông dân giữ lại trang trại vừa nhỏ, vừa phân
tán nên giá thành dịch vụ cao. Chính phủ Nhật không khuyến khích trang trại giải
thể (nhưng được cho thuê). Không những thế, Nhà nước còn đánh thuế vào người
cho thuê đất. Các nông trang lớn thuê được đất cũng không có cách để dồn điền đổi
thửa. Chính phủ Nhật không khuyến khích nông trang gia đình chuyên môn hoá,
ngược lại nếu nông trang gia đình sản xuất đa ngành còn được Chính phủ tài trợ.
Trong khi đó tại Hà Lan, Chính phủ hạn chế nông trang sản xuất đa ngành và
rất ít tài trợ cho các nông trang gia đình, chỉ tài trợ khi áp dụng công nghệ mới. Với
những nông trang giải thể, được nhân tài trợ, nhưng phải bán đất cho nông trang
hoặc bán cho Chính phủ để mở rộng quy mô nông trang khác.
Tại Việt Nam, “Nhà nước sợ sinh ra một tầng lớp “địa chủ mới”, sợ tư bản
hoá đất đai” (Vũ Minh Việt, 2008). Chính sách đất đai nói chung và chính sách hạn
điền nói riêng của Việt Nam vẫn dựa trên quan điểm “người cày có ruộng”, lo lắng
xuất hiện hiện tượng “nông dân mất đất” trở thành “tá điền”. Hiện tại, quan điểm
mà nhiều nhà nghiên cứu đề xuất thay đổi tư duy từ “người cày có ruộng” thành
“người lao động có việc làm”.

2.5 Tác động của chính sách hạn điền
2.5.1 Đến người sản xuất
Chính sách hạn điền ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và xu hướng
dịch chuyển ruộng đất của người nông dân. Chính sách hạn điền sẽ quy định mức
độ tích tụ đất đai của người nông dân, việc mở rộng quy mô sản xuất phụ thuộc vào
đó để tính toán sao cho không vượt quá hạn mức. Quá trình chuyển dịch đất đai
giữa các đối tượng sản xuất cũng phụ thuộc vào chính sách hạn điền. Hầu hết ở các
quốc gia, trong đó có Việt Nam, xu hướng lao động nông nghiệp giảm dần, đất
nông nghiệp tập trung, tích tụ vào những người nông dân làm ăn hiệu quả. Tuy
nhiên, một chính sách hạn điền chặt chẽ, hạn chế tích tụ sẽ dẫn tới việc sử dụng đất
7
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
kém hiệu quả, bỏ hoang, ngoài ra có thể dẫn tới một số hiện tượng như “tích tụ
chui” (ở Việt Nam).
2.5.2 Đến sự phát triển của ngành nông nghiệp
Thực tế diễn ra cho thấy, chính sách hạn điền phản ánh quan điểm phát triển
nông nghiệp của một quốc gia. Bởi các quy định của nó tác động trực tiếp đến quy
mô sản xuất như đã nói ở trên. Do vậy, chính sách hạn điền chặt chẽ hay nới lỏng
sẽ dẫn tới sự phát triển một nền nông nghiệp quy mô nhỏ, tự cấp tự túc hay một nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao. Ví dụ về Nhật
Bản và Hà Lan là hình mẫu cho hai quan điểm phát triển trái ngược nhau.
2.5.3 Đến nền kinh tế
Tác động lớn nhất của chính sách hạn điền đến nền kinh tế là sự phát triển
của thị trường đất đai. Kết hợp với một loạt các chính sách đất đai khác chính sách
hạn điền là hàng rào cho sự phát triển của thị trường đất đai ở các quốc gia. Nó quy
định hạn mức chuyển nhượng đất đai mà các cá nhân, hộ gia đình được phép. Hạn
mức này càng nhỏ thể hiện sự hạn chế thị trường phát triển và ngược lại.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.1 Đặc điểm ở Việt Nam
Chính sách đất đai là trụ cột và xuyên suốt trong hệ thống chính sách của

Chính phủ. Điều này có thể giải thích là do đất đai có vai trò quan trọng: là nơi
phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội, là thành phần quan trọng
của môi trường sống; đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản
8
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế, vị trí đất đai hình thành nên lợi thế so
sánh cho vùng…Với đặc điểm là một nước nông nghiệp nên chính sách đất đai
trong đó bao hàm chính sách hạn điền sẽ quyết định đến các chính sách khác trong
phát triển nông nghiệp và các chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung.
Không chỉ giới hạn về diện tích mà còn giới hạn cả thời gian.
Là giới hạn trên.
Hạn mức về diện tích và thời gian được quy định khác nhau đối với mục đích
sử dụng đất và vùng, miền khác nhau.
3.2 Thực tiễn chính sách
Luật đất đai 1993 (Luật này được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ ba thông
qua ngày 14/7/1993):
- Về thời hạn giao đất (điều 20): đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản
là 20 năm; đất trồng cây lâu năm là 50 năm.
- Về hạn mức:
Điều 44: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không
quá 3 ha.
Điều 23: Hạn mức về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để
sử dụng vào mục đích khác.
(a) Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất
khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc
cho mỗi công trình không thuộc các trường hợp quy định tại mục b khoản 3 Điều
này.
(b) Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất
khu dân cư nông thôn, đất đô thị; từ 5 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc
cho mỗi công trình đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường

9
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
dẫn khí, đường điện, đê điều và từ 10 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc
cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước.
Luật đất đai 2003 (Luật này được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 26/11/2003):
- Về thời hạn:
Điều 67: Với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng: thời hạn giao đất là hai mươi năm, thời hạn cho
thuê là không quá hai mươi năm; Với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất: thời
hạn giao đất là năm mươi năm, thời hạn cho thuê không quá năm mươi năm.
Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá
năm mươi năm
- Về hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân:
Điều 70: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất; đất trồng cây lâu năm không quá mười
héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi héc ta đối
với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; đất rừng phòng hộ, đất rừng sản
xuất không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.
Trường hợp: hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng
cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao không
quá năm héc ta; hoặc được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng
cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền
núi; hoặc được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất
là không quá hai mươi lăm héc ta.
10
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 quy định về hạn mức nhận

chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào
mục đích nông nghiệp:
Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối: Không
quá sáu ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông
Nam bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Không quá bốn ha đối với các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
Đất trồng cây lâu năm: Không quá hai mươi ha đối với các xã, phường, thị
trấn ở đồng bằng; Không quá năm mươi ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung
du, miền núi.
Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá năm mươi ha đối với các xã,
phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá một trăm ha đối với các xã, phường, thị
trấn ở trung du, miền núi.
3.3 Tác động của chính sách hạn điền
3.3.1 Tác động tích cực
Trong một thời gian dài kể từ khi ra đời, chính sách hạn điền hiện nay đã
hoàn thành tốt vai trò ban đầu của nó. Việt Nam đi lên từ một nền nông nghiệp lạc
hậu, tự cấp tự túc, cách mạng nổ ra giành chính quyền về tay người dân lao động
mà đa số là nông dân. Với một nền nông nghiệp như vậy, chính sách hạn điền trở
thành một trong những công cụ đắc lực của Nhà nước nhằm đồng thời đạt được hai
mục tiêu là đảm bảo sự công bằng về đất đai ở nông thôn (tính chính trị) và chống
lại sự đầu cơ đất, đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu quả (tính kinh tế).
Với một đất nước nông nghiệp, hầu hết dân cư đều là lao động nông nghiệp,
quan điểm “người cày có ruộng” trở thành khẩu hiệu của cách mạng và ngay sau
khi cách mạng thành công khẩu hiệu đó đã được thực hiện triệt để. Và chính sách
hạn điền trở thành đảm bảo cho việc thực hiện khẩu hiệu đó. Đất đai đặc biệt là đất
11
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
nông nghiệp được đảm bảo không bị rơi vào tay những người giàu có để lại biến
người nông dân trở thành “tá điền” như xưa. Từ đây, mỗi hộ nông dân đã có được
mảnh đất của riêng mình, được hưởng toàn bộ công sức do chính lao động của

mình làm ra.
Với chế độ, thói quen canh tác còn nhiều hạn chế, chính sách hạn điền
cũng đảm bảo đất đai được khai thác triệt để, có hiệu quả khi nó không bị bỏ
hoang, thiếu chăm sóc do sự hạn chế về KHKT và khả năng quản lý của người
nông dân. Trong những mảnh đất nhỏ, hợp với khả năng quản lý và sử dụng
của mình, các hộ nông dân có thể sử dụng hết khả năng của mình nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất.
12
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Những biến bên ngoài
Quan hệ các biên bên
trong mô hình
Những biến bên trong Mục tiêu cuối cùng
Công cụ chính sách:
+ Hạn mức sử dụng
và nhận chuyển quyền
sử dụng đất, thời
gian giao đất
+Thuế sử dụng đất NN
vượt quá hạn mức
Các ràng buộc:
+ Điều kiện TN-KT-XH:
đặc điểm LĐ, đất đai, đối
tượng SXNN của từng
vùng, miền; sự PT của thị
trường đất đai, thị trường
SX hàng hóa; tập quán
canh tác và tâm lý của
ND về quan hệ với đất
đai.

+ Hạn chế về quỹ đất NN
+ Khả năng quản lý, sử
dụngđất nông nghiệp của
hộ ND
và chính quyền
Các nhân tố ngoài tầm
kiểm soát:
Các biến mục tiêu:
+ Tạo sự bình đẳng về đất
đai trong NT
+ Đảm bảo đất nông nghiệp
được sử dụng hiệu quả
+ Hạn chế đầu cơ đất
Các tác động ngoài sự
mong muốn:
+ Đất đai manh mún
+ Bỏ hoang đất (lãng phí tài
nguyên đất)
+ Hiện tượng tích tụ "chui"
có thể dẫn đến tranh chấp
đất đai
+ Kìm hãm SX lớn,
SX hàng hóa
An sinh xã hội:
+ Đảm bảo cho nông thôn
& triển ổn định, bền vững
+ Ổn định chính trị & xã
hội
trong nông thôn và nền
kinh tế

ÁP DỤNG MÔ HÌNH TINBERGEN TRONG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN
13
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
3.3.2 Tác động tiêu cực
Kể từ sau khi đất nước ta tiến hành Đổi Mới cho đến nay, hoạt động sản xuất
nông nghiệp đã có nhiều thay đổi. Việt Nam từ một nước đói phải đi vay gạo đến
nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Sản xuất nông nghiệp từ lạc
hậu, tự cấp tự túc đang dần chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn.
Với lợi thế so sánh về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, các nông sản Việt Nam được
đánh giá cao về chất lượng, nhiều đối tác nước ngoài đã đến với nông nghiệp Việt
Nam. Chính những điều đó khiến chính sách hạn điền của Việt Nam, cho dù đã
được sửa đổi nhiều lần, dường như đang trở thành một trong những cản trở lớn nhất
của nền nông nghiệp hàng hóa.
Đối với người sản xuất:
Thứ nhất, chính sách hạn điền kìm hãm quá trình sản xuất lớn hay quá trình
công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, khi mà thị trường đòi hỏi không
chỉ sản lượng nông sản ngày càng lớn mà chất lượng phải cao và đồng đều. Bên
cạnh đó, các kĩ thuật tiến bộ ngày càng được phổ biến rộng rãi, người nông dân
ngày càng nhanh nhạy với thị trường và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn. Do đó,
việc phát triển sản xuất qui mô lớn đang trở thành xu hướng đang phát triển hiện
nay. Sản xuất qui mô lớn đòi hỏi sự tích tụ, tập trung đất đai ở một mức độ vừa đủ
để có thể áp dụng những tiến bộ kĩ thuật, đưa máy móc vào sản xuất, nhằm đảm
bảo khai thác tối đa các công cụ hiện đại làm tăng lợi thế về quy mô. Theo báo cáo
của 64 tỉnh, thành phố trên cả nước, tính đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062
trang trại, bình quân 1.813 trang trại/tỉnh, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu
Long (51.540 trang trại, chiếm 44,4% tổng số trang trại trong cả nước), khu vực
Đông Nam bộ có 16.383 trang trại, đồng bằng sông Hồng có 15.715 trang trại. Tốc
độ tăng số lượng trang trại bình quân từ năm 2000 – 2007 khoảng 20%, bình quân
mỗi năm tăng khoảng 8600 trang trại.
14

Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Dưới đây là phân tích về lợi ích và chi phí của vấn đề manh mún ruộng đất ở
Việt Nam do Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng đề xuất:
Lợi ích của nhiều thửa Chi phí của nhiều thửa
Lợi ích riêng
Lợi ích công cộng
Chi phí riêng
Chi phí công cộng
Giảm rủi ro: lụt
lội, sâu bệnh
Linh hoạt trong
thừa kế
Linh hoạt trong
luân canh cây
trồng
Dễ dàng thế chấp,
bán, chuyển
nhượng
Dễ bố trí lao động
mùa vụ
Dễ quản lý vì
diện tích nhỏ
Bảo hiểm ẩn
Công bằng về đất
đai giữa các hộ
Tăng tính đa dạng
cây trồng
Tăng chi phí
sản xuất
Sử dụng nhiều

lao động
Mất đất do
nhiều bờ
Tiếp cận khó
khăn
Tăng mâu thuẫn
giữa các hộ gần
nhau
Thủy lợi khó
khăn
Cơ giới hóa khó
khăn
Ứng dụng công
nghệ mới khó
khăn
Giải phóng được ít
lao động
Cơ giới hoá chậm
Ứng dụng công
nghệ mới bị chậm
Kế hoạch xây dựng
vùng sản xuất lớn
khó khăn
Chi phí giao dịch
cao khi sử dụng thế
chấp
Quản lý nhà nước có
khó khăn
Với thực trạng và xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta hiện nay thì
chi phí của nhiều thửa là rất lớn, cản trở phát triển hàng hóa quy mô lớn trong nông

nghiệp.
15
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Thứ hai, hạn mức về thời gian Nhà nước giao quyền sử dụng đất chỉ là 20
năm cho đất cây hàng năm và 50 năm cho đất cây lâu năm khiến cho tâm lý người
nông dân không yên tâm đầu tư vào mảnh đất của mình. Trong khi thời gian thu hồi
vốn trong sản xuất nông nghiệp dài, có tính rủi ro và tính thời vụ cao mà thời gian
sử dụng đất của người nông dân chỉ kéo dài một vài năm nữa (tới năm 2013), do
vậy họ không dám tập trung vốn lớn và công sức vảo sản xuất. Anh Đỗ Năng
Công, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông sản an toàn Hà An
(Long Biên - Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện dự án sản xuất rau an
toàn thương hiệu Hà An trên cơ sở phối hợp với nông dân theo hình thức góp cổ
phần (công lao động hoặc đất. Tuy nhiên, mô hình này mới chỉ dừng lại ở 5ha rau
trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian… 2 năm. Công ty rất muốn thuê đất
lâu dài, thậm chí vài chục năm để xây dựng khu sản xuất, sơ chế rau an toàn nhưng
do chính sách hạn điền còn bất cập nên rất khó triển khai”. Hơn thế, thời gian giao
đất ngắn gây khó khăn trong quá trình sử dụng quyền sử dụng đất làm thế chấp vay
vốn ngân hàng. Thời gian sử dụng ngắn, trong khi ngân hàng xiết vốn, chỉ cho vay
70% vốn so với diện tích trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đường giao
thông nội đồng và điện sử dụng chưa được quy hoạch nên việc sản xuất gặp nhiều
khó khăn.
Đối với sự phát triển của nền nông nghiệp
Như 2 ví dụ đã nêu về Nhật Bản và Hà Lan, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì
các quy định về hạn điền như hiện nay thì nó sẽ phát triển theo hướng sản xuất nhỏ,
tự cấp tự cấp, sức cạnh tranh yếu. Tuy nhiên, hậu quả có thể bi đát hơn vì Việt Nam
không thể có đủ tiềm lực để trợ cấp cho nền nông nghiệp tốt như Nhật. Theo GS
Đào Thế Tuấn GDP Việt Nam hàng năm là 8-9%, nhưng tăng trưởng này do vay
mượn nước ngoài là chính (FDI, ODA), nếu trừ khoản này đi, thì chỉ số tăng trưởng
giảm tới 40%. Sức cạnh tranh yếu của nông sản khiến đời sống nòng dân khó khăn,
hiện tượng bỏ đất ra thành phố, đất hoang hóa ngày càng phổ biến dẫn tời nhiều

vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp.
16
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Đối với nền kinh tế
Chính sách hạn điền là một trong những nhân tố hạn chế thị trường đất đai
phát triển. Người dân sản xuất nông nghiệp không hiệu quả muốn bán hoặc cho
thuê đất nhưng những người có nhu cầu tích tụ cũng đã đủ hạn điền.
Như đã phân tích với nền sản xuất nông nghiệp, chính sách hạn điền khiến
nền nông nghiệp phát triển chậm chạp, lệch lạc. Trong khi đó, với trên 70% dân cư
làm nông nghiệp, khi nền nông nghiệp yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về xã hội, chính
trị, tăng trưởng không bền vững.
3.4 Một vài quan điểm về chính sách hạn điền
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách hạn điền, có ý kiến
ủng hộ có ý kiến yêu cầu sửa đổi hoặc xóa bỏ hoàn toàn. Chúng tôi xin trích dẫn
một số quan điểm:
Quan điểm ủng hộ, duy trì quy định hạn điền hiện tại: những người ủng hộ
chính sách này cho rằng khi bỏ hoặc nới rộng chính sách hạn điền sẽ dẫn tới nhưng
hiện tượng tiêu cực như hình thành một tầng lớp “địa chủ mới” có tiền, đầu cơ đất
đai biến những người nông dân không ruộng thành “tá điền” lĩnh canh và nộp tô
cho chủ đất. Điều này dẫn đến những nảy sinh về xã hội phức tạp.
Quan điểm xóa bỏ chính sách hạn điền, được nguyên Thủ tướng Nguyễn
Công Tạn ủng hộ: Sau khi phân tích sự thất bại của kinh tế hộ nông nghiệp của
Nhật Bản và sự thành công của nông nghiệp Hà Lan, nguyên Phó thủ tướng
Nguyễn Công Tạn cho rằng: Với nước ta, muốn nông nghiệp đi lên thì vẫn phải
theo kinh tế hộ, nhưng là hộ đại nông, không thể khác được. Vậy phải tiếp sức cho
kinh tế hộ thế nào? Tôi đề xuất mấy ý kiến sửa Luật đất đai: Xem xét quy định thừa
kế ruộng đất theo hướng chỉ quy định một thành viên được thừa kế ruộng đất, giảm
chia nhỏ manh mún. Bỏ quy định hạn điền và giao đất có thời hạn để tạo điều kiện
tích tụ ruộng đất, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất. Một điều quan trọng nữa là
17

Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
giải quyết việc làm cho người nông dân. Hiện nay “anh” đang lo hộ cho người ta
không có đất, nhưng kỳ thực nhiều người có đất mà có làm đâu vì lợi nhuận làm
ruộng ít quá. Chẳng hạn như ở Thái Bình, Bắc Ninh, nhiều nơi gần như cho thuê
hết.
Quan điểm nới rộng chính sách hạn điền, GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng:
Chưa nên bỏ hẳn vào thời điểm này, nhưng cần nới rộng hạn điền lên 4-6 lần so
với quy định hiện nay (tất nhiên cần có điều kiện đi kèm để chống đầu cơ). Thời
gian giao đất nông nghiệp nên kéo dài hơn để người dân yên tâm đầu tư dài hạn,
chẳng hạn có thể tới 99 năm. Vấn đề dạy nghề cho nông dân chuyển đổi việc làm
dứt khoát phải làm. Nhưng ai sẽ làm? Lĩnh vực này giờ đang “trăm hoa đua nở”,
Bộ ngành nào cũng có nhưng hiệu quả hạn chế. Cần tập trung nguồn lực vào một
đầu mối để làm thật tốt việc này.
18
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong quá trình tìm hiểu về chính sách hạn điền, chúng tôi nhận thấy rằng
đây là một trong những chính sách thể hiện quan điểm phát triển nông nghiệp của
một quốc gia. Nếu một quốc gia quan tâm chú trọng tới việc phát triển ngành nông
nghiệp thì cần nhìn nhận đúng về chính sách hạn điền.
Việc thiết lập và điều chỉnh hạn điền cần dựa vào thực trạng của các yếu tố sau:
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp.
- Trình độ áp dụng KHKT của nông hộ.
- Sự phát triển của thị trường hàng hóa trong nông nghiệp.
- Tâm lý của nông dân đối với vấn đề đất đai.
- Đối tượng sản xuất và yếu tố vùng miền.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, chính sách này theo quan điểm của chúng tôi là chưa
được xem xét, tính toán kỹ lưỡng. Với quy định về hạn mức đất đai và thời hạn
giao đất hiện nay, chính sách hạn điền trở thành vật cản lớn cho sự phát triển của
ngành nông nghiệp. Như một vị giáo sư đã nói: tất cả các chính sách của Chính phủ

đều nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn nhưng chính
sách hạn điền lại kìm hãm sự phát triển ấy. Chính sách hạn điền của Việt Nam đã
không tính đến sự phát triển của lực lượng sản xuất và xu hướng phát triển tất yếu
của ngành nông nghiệp. Nó làm chậm lại quá trình chuyên môn hóa và tích tụ đất
đai quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp, đất đai trở nên kém hiệu quả, manh
mún, bị chia nhỏ. Kìm hãm sản xuất nông nghiệp không khác nào kìm hãm sự phát
triển của đất nước, nó kéo theo hàng loạt những hệ lụy về tăng trưởng không bền
vững, an sinh xã hội bị hạn chế, nhiều vấn đề xã hội nãy sinh phức tạp.
19
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
Khuyến nghị chính sách
1. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đồng ý với quan điểm nới rộng hạn điền
mà GS.TS Đỗ Kim Chung đưa ra. Cho dù xu hướng phát triển đã định hình nhưng
trình độ quản lý và sử dụng đất của người sản xuất còn hạn chế, lao động nông
nghiệp ở Việt Nam vẫn chiếm tới hơn 70%. Việc mở rộng hạn điền sẽ cởi trói cho
các hộ có khả năng bung ra sản xuất quy mô lớn. Thời gian giao đất cũng cần tăng
lên, có thể là 50 năm hoặc 99 năm như GS Chung đề xuất.
2. Cần có chính sách thúc đẩy quá trình rút lao động này, làm sao người dân
phải chuyển nghề được, làm công nghiệp, dịch vụ là một nghề ổn định thì lúc đó họ
mới thôi không muốn sở hữu đất đai làm nông nghiệp, hoặc cho người khác thuê
lâu dài.
3. Để trang trại không bị “xé nhỏ” khi người chủ duy nhất của nó qua đời, luật
pháp cần có qui định quyền thừa kế tài sản trang trại một chủ không giống với
quyền thừa kế các tài sản khác. Theo đó, trang trại không được chia thành nhiều
trang trại nhỏ cho những người có quyền thừa kế tài sản; Đồng thời, chỉ có một
trong những người thừa kế có quyền quản lý trang trại, chịu trách nhiệm vô hạn,
được hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro (lỗ) theo tỉ lệ phần vốn thừa kế, như những
người thừa kế khác, trở thành thành viên hợp danh; Những người thừa kế khác trở
thành thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn, không có quyền quản lý, được
hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ phần vốn được thừa kế.

4. Nhà nước phải có chính sách đảm bảo giữ gìn những diện tích đất nông
nghiệp màu mỡ, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, đảm bảo người sở hữu
quyền sử dụng những mảnh đất trên vùng quy hoạch phải tiến hành sản xuất nông
nghiệp.
5. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển theo
hướng từ hộ tiểu nông thành đại nông hộ, hạn chế việc thuê lao động.
20
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Phạm Vân Đình, TS Dương Văn Hiểu, Ths Nguyễn Phượng Lê,
2005, Giáo trình chính sách nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, tr51-55, tr76-77.
2. Luật đất đai năm 1986, 1993, 2003.
3. Nghị quyết số 51/2001/NQ10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khoá X, Kỳ họp thứ 10 về hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp.
4. Đỗ Kim Chung, 2000, Thị trường đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam:
thực trạng và các định hướng chính sách, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
260, tháng 1-2000, tr21-31.
5. Đỗ Kim Chung, “Nên giao đất nông nghiệp tới 99 năm…”, Báo nông nghiệp
nông thôn, bài outline tham khảo.
6. Nguyễn Công Tạn, Nghiên cứu Hà Lan,
/>7. Đặng Kim Sơn, Tích tụ đất đai và trực canh
/>8. Vũ Trọng Khải, Tích tụ đất đai xét trên khía cạnh tài chính, kinh tế và pháp
lý trong nền kinh tế thị trường,
/>9. Nới rộng gấp 4 lần hoặc bỏ hạn điền,
/>10. Nới rộng hay bỏ hạn điền?, />tabid=55&newsid=6235
11.Vũ Minh Việt, 2008, Tích tụ phải sử dụng đúng mục đích
/>Defaul.aspx
21
Tìm hiểu chính sách hạn điền ở Việt Nam Nhóm 2

MỤC LỤC
22

×