Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ HAY LÀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HAY LÀ TIẾT HỌC CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN HIỆN ĐẠI?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.61 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ HAY LÀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
HAY LÀ TIẾT HỌC CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG
TIỆN HIỆN ĐẠI?
Tôi xin đề cập lại vấn đề này một lần nữa với các thầy cô sau khi tôi được tiếp thu
về vấn đề áp dụng CNTT.Đợt tập huấn này tôi tạm chia ra làm 2 lĩnh vực chính là
chuyên môn và ứng dụng CNTT.Điều tôi quan tâm và chờ đợi nhiều nhất là ứng
dụng CNTT vào giảng dạy (có phải vì tôi thích CNTT hay không) nhưng tôi đã
thất vọng vì không được thoả mãn lắm.
Tôi xin mạn phép tiếp tục trao đổi với các thầy cô về vấn đề này và có lẽ đây cũng là lần
cuối cùng.
1. GAĐT là gì? BGĐT là gì ? Hai khái niệm này khác nhau hay chỉ là một ?Báo
cáo viên không trả lời cụ thể mà chỉ trả lời rằng GAĐT bao gồm luôn cả
BGĐT.Báo cáo viên nói rằng chưa nghiên cứu về vấn đề này và nghiên cứu thì
cũng chẳng để làm gì ?
Vậy tôi đã quá cố chấp khi cố gắng tìm hiểu cho rõ ngọn nguồn hai khái niệm này. Và tôi
xin lấy một ý kiến của thầy Trần Việt Hùng GV Vật lý -THPT Nguyễn Huệ -KA Hà Tĩnh
để kết thúc vấn đề này ‘Khái niệm BGĐT hay GAĐT gọi như thế nào cho đúng.Thực
ra hai khái niệm này ở một chừng mực nào đó là tương đồng nhau. Nhưng suy cho
cùng thì cái khó nhất là chúng ta dùng khái niệm mà không hiểu hoặc chưa hiểu về
nó. Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào từ BG & ĐT. Vậy thế nào là
BGĐT? Nội hàm và ngoại diên của khái niệm này? ‘
Tới đây tôi xin nhờ người nào đã sử dụng khái niệm này đầu tiên xin chỉ giúp
giùm tôi. Nhưng tôi vẫn giữ quan điểm khi nói đến BGĐT thì phải có một cấu trúc
rõ ràng theo như của thầy Đào Thái Lai - Viện CL & CT giáo dụcTên Bài
học Mục 1 Mục 1.1 Lý
thuyết Minh hoạ Bài tập
Mục 1.2 Mục 2 Tóm tắt – Ghi
nhớ 2. Xem xong một cuốn phim của GV dạy mẫu. Tiết học này phương tiện
máy chiếu chỉ làm một công việc duy nhất là minh hoạ, tôi có hỏi tiết học này có
gọi là sử dụng BGĐT hay không ? Hay chỉ nên gọi là tiết học có sử dụng phương
tiện hiện đại ?Tôi được câu trả lời như sau, tiết học có sử dụng máy chiếu (dù sử


dụng nhiều hay ít) đều gọi là GAĐT hay là BGĐT?Trong khi đó tài liệu tôi nhận
được không hề nhắc đến từ GAĐT mà chỉ sử dụng từ BGĐT. Và trong đó cũng
giới thiệu cấu trúc hình thức BGĐT :Tên đề bài Hoạt động 1 Hoạt
động 2 Nội dung cần nhớ Bài tập vận dung
Vậy liệu rằng có sự mâu thuẩn khi sử dụng từ BGĐT cho tiết học trên hay không ?

4. Trong tài liệu có một câu ‘để soạn BGĐT hoàn chỉnh có thể sử dụng phần mềm
VIOLET’.Vậy BGĐT hoàn chỉnh là như thế nào ? Hay chỉ có công ty Bạch Kim biết khái
niệm này ?

5. BGĐT không thể thay thế GA truyền thống ? Ai có thể giải thích giùm tôi

6. trong tài liệu ‘BGĐT nên kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như
phấn, bảng, mô hình ’ nó có khác ý nghĩa dạy học bằng phương pháp truyền thống
kết hợp phương tiện hiện đại ?
7. Báo cáo viên cho rằng tiết học sử dụng máy chiếu không được quá 15
phút. Nếu như vậy thì máy chiếu chỉ là một phương tiện dạy học bình
thường như bao phương tiện khác. Khi đó file BGĐT chỉ có khoảng 2 đến 3 Slide
hoặc là một phần mềm minh hoạ nào đó.
Nếu chỉ có nhiêu đó mà tôi gọi là BGĐT và sau đó tải lên mạng thì GV sẽ cho
rằng tôi có vấn đề khi chỉ nhiêu đó mà gọi là BGĐT.
8. Thiết kế BGĐT Bước 1 : phân tích nội dung bài dạy, soạn
giáo án Bước 2 : Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài
giảng trên máy Bước 3 : Thể hiện kịch bản trên máy vi
tính Bước 4 : Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy
thử) Bước 5 : Viết bảng hướng dẫn Tới đây tôi hoàn toàn mất
phương hướng về BGĐT. Theo báo cáo viên, BGĐT chỉ minh hoạ cho một phần
nhỏ của tiết học và phải phân tích, thiết kế như thế. Phải chăng là sử dụng ‘dao mổ
bò để giết kiến ‘ Ở bước thứ 4, có từ là dạy thử ? Một minh hoạ chút xíu mà
dạy thử là sao ?

Sau đây là quan điểm riêng của tôi, và tôi cũng sẽ không bao giờ tìm hiểu đến vấn
đề này nữa bởi vì ‘cũng chẳng để làm gì’. Số đông gọi như thế nào thì theo như thế.
1. Khi GV lên lớp sử dụng máy chiếu và gọi là BGĐT thì phải có cấu trúc
của bài học.
Còn không thì chỉ nên gọi là tiết dạy học có hỗ trợ phương tiện hiện đại.
2. Chính vì BGĐT có cấu trúc, nên tôi sẽ vận dụng nó như một bảng đen
chính ‘thông minh’ để HS ghi bài trên đó. Bởi vì cấu trúc này chính là các đề mục,
các vấn đề tôi sẽ ghi lên bảng. Vậy tôi làm một động tác là chuyển từ ghi bảng lên
màn chiếu.
Có ý kiến cho rằng ’Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế
“bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động
trên lớp. ‘ Vậy ‘bảng đen phấn trắng’ nó đóng vai trò gì ? Thời xưa thì nó thật sự là cần
thiết để thầy cô ghi bài và học trò thực hành. Vậy với thời đại hiện nay, tai sao ta không
bớt đi một giai đoạn thay vì thầy cô phải ghi bài trên bảng thì tôi chuyển nó lên màn
chiếu, và bảng chỉ dành cho học trò thực hành thôi (điều này tôi thấy có lợi hơn vì chúng
ta có nguyên một cái bảng để học trò giải bài).Khi đó tôi dạy bằng BGĐT có xa rời với
phương tiện truyền thống không ?
Lại có ý kiến cho rằng, tôi dạy học bằng BGĐT như thế là xa rời phương tiện
truyền thống? Chỉ trình chiếu một chiều, mang tính chất trình diễn?
Tôi xin trao đổi về vấn đề này, phương tiện truyền thống ở đây là gì ? Bảng tôi cũng sử
dụng (học trò thực hành, tôi diễn giải thêm trên bảng), tôi vẫn sử dụng các phương pháp
giảng dạy đặt vấn đề, HS thảo luận, HS trả lời, mô phỏng, làm nhóm Tất cả những
điều này được thiết kết hợp lý trong BGĐT thì làm sao gọi là trình chiếu một chiều. Sau
khi giải quyết xong vấn đề, một kiến thức nào đó, thay vì GV phải lên bảng ghi bài thì tôi
lại cho hiện kiến thức cần ghi ra, HS chép bài thì tại sao là mang tính chất trình diễn ?

Lại có ý kiến cho rằng HS sẽ không biết chép bài và ghi kịp bài? Đó là do thiết kế của
GV không khoa học, không thể hiện ký hiệu nhận biết ghi bài cho HS. Còn ghi không kịp
bài là do lỗi của GV chứ không phải do BGĐT mang lại. Các thầy cô cứ nghĩ xem, thời
gian các thầy cô ghi bài trên bảng mất bao nhiêu lâu thì thầy cô cũng sẽ dành bấy nhiêu

thời gian để HS ghi bài. Và khi đó chúng ta sẽ có được trong tay mấy phút đủ để lấy lại
bình tĩnh, chuẩn bị phần tiếp theo hoặc là kiểm tra việc ghi bài của HS. Quá tiện lợi

BGĐT này chỉ có một khuyết điểm là nếu HS ghi bài chậm thì sẽ không ghi kịp. Còn ghi
trên bảng đen thì học trò có thể ghi tiếp tục. Tôi xin phân tích hai hình thức này :

+ Đối với BGĐT : tuy học trò không ghi kịp bài nhưng vẫn có hai cái lợi. Thứ nhất, khi
học trò đã hiểu rồi thì ghi không kịp vẫn có thể chừa ra chép sau, và tiếp tục tiếp thu cái
mới. Thứ hai, học bằng BGĐT có thể rèn luyện cho HS kỹ năng nghe, nhìn và viết.

+ Đối với bảng đen : tuy thuận lợi hơn trong việc HS ghi bài chậm nhưng nó sẽ có cái hại
là HS mải mê ghi kiến thức cũ trong khi GV đã giảng sang kiến thức mới. Khi đó các em
sẽ không kịp theo dõi kiến thức hiện tại. Đây là một thực tế.

Lại có ý kiến cho rằng, toàn bộ kiến thức không được động lại trên màn chiếu như ở
bảng đen. Điều này dẫn đến suy nghĩ toàn bộ kiến thức lưu lại trên bảng để có những
người thanh tra dự giờ xem thử trình bày bảng có đẹp hay không ? Có đầy đủ kiến thức
không ? hay là để HS nhìn lại toàn bộ kiến thức đã học. Nếu để phục vụ cho HS thì điều
này BGĐT hoàn toàn làm được bằng cách thiết kế sao cho một phần của Slide thể hiện
những kiến thức cơ bản của tiết học (đây chính là phần Tóm tắt – ghi nhớ ở cấu trúc bài
giảng).

3. Về thiết kế BGĐT, tôi cũng đi những bước giống như trên nhưng là thiết kế cho một
BGĐT hoàn chỉnh.

4. Như vậy, với cách thiết kế trên thì BGĐT đóng vai trò chủ đạo, vừa là bảng ghi bài
vừa mô phỏng (sử dụng kết hợp các phần mềm khác) những khái niệm trừu tượng đồng
thời kết hợp những phương tiện truyền thống như bảng, phấn, bảng nhóm, mô hình trực
quan,thuyết trình, giảng giải, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề


5. Còn dạy học với một tiết học bình thường, sử dụng máy chiếu để minh hoạ cho một
phần nào đó thì cũng giống như dùng một bảng phụ (bảng phụ thông minh) thì nên gọi là
tiết học có sử dụng phương tiện hiện đại.

6. Không phải tiết nào cũng dùng BGĐT để dạy học(đây là quan điểm của Bộ và tôi cho
rằng hoàn toàn là đúng). Có lúc chúng ta chỉ sử dụng tiết học có sử dụng phương tiện
hiện đại.

Trên đây toàn bộ là những suy nghĩ bấy lâu nay của tôi. Tôi có một mong muốn GV
hãy chân thành góp ý những ý kiến nêu trên. Nếu thầy chỗ nào không hợp lý khi
dùng BGĐT làm chủ đạo thì hãy chỉ rõ cho tôi, nếu thầy cô nào ủng hộ những suy
nghĩ của tôi thì cũng cho ý kiến. Tôi sẽ rất cảm ơn.
Kết thúc vấn đề này, tôi xin dẫn lời của thầy Trần Đình Cư – Trường THCS
Trưng Vương – Pleiku – Gia Lai
‘Khi sử dụng bài giảng điện tử, chúng tôi thường bố trí một (hoặc hai) slide để trình
bày nội dung cho học sinh ghi, các slide thường được thiết kế với màu nền, màu chữ
khác với các slide khác, còn bảng là nơi để giáo viên minh họa, mở rộng thêm những
điều không có trong SGK hoặc giải thích những thắc mắc của học sinh, là nơi để học
sinh trình bày bài tập của mình. Thực hiện theo cách này có ưu điểm là nội dung
cho học sinh ghi rất chính xác (do đã có chuẩn bị và kiểm tra trên máy vi tính trước
khi giảng dạy), đồng thời tiết kiệm được thời gian dùng để luyện tập, củng cố , trong
cùng một đơn vị thời gian, giáo viên làm được nhiều việc hơn’.

Về những BGĐT tôi gởi cho Trung tâm GV, nếu xét trên quan điểm ứng dụng CNTT
trong dạy học của Bộ thì không đúng, bởi vì BGĐT của tôi thiết kế đóng vai trò chính và
xuyên suốt. Vì vậy thầy cô nào tải về sử dụng thì hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi sử
dụng.

Đây là lần cuối cùng tôi đề cập đến vấn đề này. Nếu như tôi vẫn cứ theo đuổi vấn đề này
để làm rõ thì có lẽ tôi là người ‘cố chấp’ và tìm hiểu một thứ ‘chẳng để làm gì’.

Chúng ta hãy cứ chấp nhận sử dụng những khái niệm mà ta không hiểu rõ gì về

Bài viết của thầy thanhbinh tại

×