Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.38 KB, 12 trang )

Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
Trả lời câu hỏi 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp
Câu hỏi 1: Huyện Quỳ Hợp được thành lập ngày, tháng, năm nào? Có mấy xã? Của
mấy huyện tạo thành huyện Quỳ Hợp (Tên gọi chung của từng xã, từng huyện cụ thể
?);
- Số dân khi mới thành lập huyện có bao nhiêu? Mấy dân tộc chủ yếu?
- Số dân của Huyện Quỳ Hợp đến tháng 01 năm 2013 có khoảng bao nhiêu người ?
Trả lời:
Ngày 19/4/ 1963, theo quyết định số 53/CP của Hội đồng Chính phủ, huyện Quỳ
Châu cũ được chia thành 3 huyện là: Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp, Như vậy con
người, tên làng, tên xã đã có từ thời kỳ trước nhưng tên tuổi Quỳ Hợp được ra đời là
ngày 19/ 4/1963. Là một huyện miền núi ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nằm trong tọa
độ từ 19’10” đến 19’29” vĩ độ bắc và từ 104 56’ đến 105 21 kinh độ đông, phía Nam
giáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Tây Nam giáp huyện Con
Cuông và huyện Quỳ Châu. Với tổng diện tích tự nhiên là: 94.172,80 ha.
Khi mới thành lập huyện Quỳ Hợp có 13 xã gồm:
Châu Quang, Châu Thành, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường,
Châu Lý, Châu Đình, Châu Yên,Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn. 13 xã đầu tiên của
huyện Quỳ Hợp được tạo thành cụ thể: 03 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn là Tam Hợp,
Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn và 10 xã thuộc huyện Quỳ Châu (cũ) là Châu Quang, Châu
Thành, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường, Châu Lý, Châu
Đình, Châu Yên.
Khi mới thành lập huyện Quỳ Quỳ Hợp có 23.250 người với 3 dân tộc chủ yếu là Dân
tộc Thái, dân tộc Thổ và dân tộc Kinh. (Tài liệu Lịch sử Huyện Quỳ Hợp sơ thảo năm
2004 trang16, dòng 4 trên xuống).
Tính đến tháng 12 năm 2012 dân số Qùy Hợp có 122.000 người và ước tính đến tháng 4
năm 2013 dân số toàn huyện khoảng 122. 143 người. Hiện nay Huyện Quỳ Hợp có 21
xã, thị trấn.
Câu hỏi 2: Từ ngày thành lập huyện đến nay, Đảng bộ huyện Quỳ Hợp đã trải qua
mấy lần Đại hội; vào ngày, tháng, năm nào, ở đâu? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư,
Chủ tịch UBND huyện từ khi thành lập đến nay (theo thứ tự thời gian) ?


Trả lời:
Từ ngày thành lập huyện (19/4/1963) đến nay Đảng bộ huyện Quỳ Hợp đã trải
qua 19 lần Đại hội cụ thể như sau:
*Đại hội lần thứ I.
Diễn ra từ ngày 25/4/1963 đến ngày 04/5/1963 tại xã Châu Hạnh nay là Thị trấn
Tân Lạc huyện Quỳ Châu, đây chính thức là Đại hội lần thứ V của Đảng bộ huyện Quỳ
Châu (cũ)với 222 Đại biểu. Tại hội hội này chỉ họp chung khi nghe báo cáo và thảo luận
về đánh giá ưu, khuyết điểm của Đảng bộ (cũ), sau đó đại biểu chia ra ba đoàn riêng
thuộc 3 Đảng bộ của 3 huyện mới để tiếp tục chương trình còn lại của từng Đảng bộ.
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
1
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
Đại hội đại biệu Đảng bộ huyện Quỳ Hợp đã thảo luận và quyết nghị về phương hướng,
nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng bộ trong nhiệm kỳ (1963- 1964). Sau đó Đại hội đã bầu cử
Ban chấp hành khóa đầu tiên của Đảng bộ mới gồm 17 ủy viên.
Trong số 17 đồng chí ủy viên có 02 đồng chí người dân tộc Kinh còn lại là người
dân tộc Thái và dân tộc Thổ và đã bầu đồng chí Hủn Quang Kình giữ chức vụ Bí thư
Huyện ủy. Đồng chí Lang Viết Quý Phó bí thư, chủ tịch Ủy ban hành chính
*Đại hội lần thứ II.
Tháng 9 năm 1964. Đại hội lần thứ II diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện
Quỳ Hợp tại xóm Thái Lan xã Châu Quang. (Nay thuộc địa bàn Thị Trấn).
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 19 ủy viên, đồng chí Hủn Quang
Kình tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện ủy, Đồng chí Lang Viết Quý Phó bí thư phụ
trách chính quyền huyện.
*Đại hội lần thứ III.
Ngày 16 tháng 10 năm 1967, tại Bản Cà xã Châu Quang, Đại hội đại biểu Đảng
bộ huyện Quỳ Hợp lần thứ III đã khai mạc, gồm có 60 đại biểu chính thức và 06 đại biểu
dự khuyết, đại diện cho 1.037 đảng viên trong toàn huyện.
Đại hội đã đánh giá “Trong thời gian qua, tuy điều kiện khó khăn, phức tạp (về
thiên tai và sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ) nhưng có sự lãnh đạo của Ban chấp

hành Đảng bộ huyện, lại được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và có sự nổ lực của toàn
Đảng, toàn dân, chúng ta đã thu được những thắng lợi nhất định và có những chuyển
biến lớn”.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành mới gồm 21 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự
khuyết. Đồng chí Lê Văn Ngân được bầu làm Bí thư Huyện ủy, Đồng chí Mạc Văn Cần
Phó bí thư Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
*Đại hội lần thứ IV.
Ngày 17/ 4/1969. Tại làng Mẳm xã Thọ Hợp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện
Quỳ Hợp lần thứ IV chính tức khai mạc.
Đại hội đã đề ra phương hướng “Phát triển kinh tế toàn diện, làm ra nhiều sản
phẩm hàng hóa, bằng việc chú trọng phát triển sản phẩm rừng và thâm canh 5 tấn/ha
ruộng cấy 2 vụ lúa, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 25 ủy viên. Đồng chí Lê Văn Ngân được
bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đồng chí Mạc Văn Cần Phó bí thư phụ trách chính quyền.
*Đại hội lần thứ V.
Tháng 3 năm 1971, tại hội trường xã Châu Quang, Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện lần thứ V được tổ chức. Bên cạnh đánh giá ưu, khuyết điểm, Đại hội đã nhấn
mạnh vai trò và nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện vì đời sống của đồng
bào dân tộc, “Trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu chúng ta phải tập trung giải quyết vấn
đề lương thực, chấm dứt nạn đói chu kỳ hàng năm, phấn đấu trong 2 năm vượt 5, đạt 6,
giành 7 tấn thóc/ ha”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 21 ủy viên. Đồng chí Lê Văn Ngân được
bầu làm Bí thư; Đồng chí Lang Văn Viện Phó bí thư phụ trách chính quyền
*Đại hội lần thứ VI.
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
2
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
Từ ngày 19/5 đến 25/5/1972, Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ VI được tổ
chức tại xóm Thái Lan (địa bàn Thị trấn ngày nay) Đại hội đã biểu dương tinh thần hăng
hái của nhân dân toàn huyện trong việc phục hồi và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố

quốc phòng an ninh, nổi bật là các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”. Đại hội đã
nêu cao phương hướng cho thời gian cuối năm 1972 và đầu năm 1973 là: “Hết sức cản
giác, tranh thủ thuận lợi, ra sức đẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế,
văn hóa, đưa nền kinh tế của huyện từng bước tiếp tục phát triển”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 23 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự
khuyết, Đồng chí Mạc Văn Cần được bầu làm Bí thư, Đồng chí Trương Thị Hồng Vy
làm Phó bí thư- Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện
*Đại hội lần thứ VII.
Từ ngày 25/4 đến 28/ 4 năm 1973, Đại hội Đại biểu Huyện Đảng bộ lần thứ VII
diễn ra tại huyện lỵ, với 101 đại biểu chính thức và 06 đại biểu dự khuyết.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 21 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự
khuyết, Đồng chí Mạc Văn Cần được bầu làm Bí thư, Đồng chí Trương Thị Hồng Vy
làm Phó bí thư- Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
*Đại hội lần thứ VIII.
Từ ngày 23/8 đến 26/8 năm 1974. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII
được tổ chức với sự tham gia của 93 đại biểu chính thức và 08 đại biểu dự khuyết.
Đại hội đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ qa và đề
ra phương hướng nhiệm vụ mới “Ra sức phát huy 3 thế mạnh của một huyện miền núi,
quyết tâm phát huy tốt vai trò quần chúng, giải quyết tốt bàn đạp lương thực, thúc đẩy
nghề rừng, chăn nuôi, đi dần vào phát triển kinh tế toàn diện, đồng thời coi trọng nhiệm
vụ phát triển văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt của Nhà nước và nhân dân
trong huyện, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, tạo ra thế mạnh cho những
năm sau”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành mới gồm 23 ủy viên chính thức và 03 ủy viên dự
khuyết. Đồng chí Lê Sỹ Mai được bầu làm Bí thư. Đồng chí Trương Thị Hồng Vy làm
Phó bí thư- Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Và vào khoảng cuối năm 1974 và năm 1975 Đồng chí Vy Văn Quang được bầu bổ sung
chức Chủ tịch Ủy ban huyện thay đồng chí Trương Thị Hồng Vy chuyển công tác
*Đại hội lần thứ IX.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ IX diễn ra từ ngày 22/5 đến 25/5 năm

1976 với sự tham gia của 95 đại biểu chính thức và 07 đại biểu dự khuyết.
Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ như sau: “Phát huy cao độ truyền
thống đoàn kết, ngoan cường, dũng cảm đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nêu
cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám phát động quần chúng xông vào mặt trận sản
xuất nhằm tăng nhanh tổng sản lượng lương thực và thực phẩm, làm cơ sở cho phát
triển công nghiệp địa phương”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 25 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự
khuyết. Đồng chí Lê Sỹ Mai được bầu làm Bí thư và Đồng chí Trương Thị Hồng Vy làm
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
3
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
phó bí thư thường trực, Đồng chí Lộc Văn Đạo ủy viên thường vụ phụ trách chính
quyền.
*Đại hội lần thứ X.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ X diễn ra từ ngày 25/6 đến 27/6 năm
1977 với sự tham gia của 127 đại biểu chính thức.
Đại hội đã đề ra phương hướng: “Tập trung mọi khả năng, phát huy thế mạnh,
đưa nông nghiệp phát triển toàn diện, đẩy mạnh nghề rừng, tăng nhanh năng lực sản
xuất công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương, xây dựng quê hương ngày thêm đổi
mới”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 27 ủy viên. Đồng chí Lê Sỹ Mai được bầu
làm Bí thư. Đồng chí Lộc Văn Đạo phó bí thư, Chủ tịch huyện và Đồng chí Vy Thị Đậu
làm phó bí thư thường trực.
*Đại hội lần thứ XI.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XI diễn ra từ ngày 30/ 7 đến 04/8 năm
1979 với sự tham gia của 113 đại biểu chính thức.
Đại hội đã nêu bật quyết tâm của Đảng bộ nhiệm kỳ mới này là. “Phát huy truyền
thống đoàn kết, phát huy quyền làm chủ xã hội chủ nghĩa, quyết tâm phấn đấu xây dựng
Quỳ Hợp vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, xây dựng cuộc sống
văn minh và hạnh phúc”.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 29 ủy viên. Đồng chí Lê Sỹ Mai được bầu
làm Bí thư. Đồng chí Lộc Văn Đạo phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện và
Đồng chí Nguyễn Xuân Hành làm phó bí thư thường trực.
*Đại hội lần thứ XII.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XII diễn ra từ ngày 26/11 đến 30/11 năm
1982 với sự tham gia của 153 đại biểu chính thức đại diện cho 2.349 đảng viên trong
toàn huyện.
Đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1983-1985 như sau.
“Phải tập trung vào mặt trận hàng đầu là sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương
thực, thực phẩm trải trên địa bàn huyện có hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu
khá hơn, nhanh chóng tạo ra vành đai thực phẩm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp phát
triển, từ đó mà chăm lo tốt đời sống của nhân dân”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 31 ủy viên. Đồng chí Lê Sỹ Mai được bầu
làm Bí thư. Đồng chí Lộc Văn Đạo phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện
*Đại hội lần thứ XIII.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XIII diễn ra ngày 25/9 năm 1986 với sự
tham gia của 163 đại biểu chính thức đại diện cho 3.056 đảng viên trong toàn huyện.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 31 ủy viên. Đồng chí Lê Sỹ Mai được bầu
làm Bí thư. Đồng chí Lộc Văn Đạo phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện
*Đại hội lần thứ XIV.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XIV diễn ra ngày 06- 07/ 11 năm 1989
với sự tham gia của 216 đại biểu chính thức.
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
4
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
Khẩu hiệu hành động của Đại hội là: “Đổi mới, dân chủ, công bằng, nói đi đôi với
làm và hiệu quả”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 35 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự
khuyết. Đồng chí Trương Thị Hồng Vy được bầu làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Xuân
Hành phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện

*Đại hội XV.
Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XV diễn ra ngày 23/ 12 năm 1991 với sự
tham gia của 216 đại biểu chính thức.
Khẩu hiệu hành động của Đại hội là: “Đổi mới, dân chủ, công bằng, nói đi đôi với
làm và hiệu quả”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 27 ủy viên, Đồng chí Nguyễn Văn Bính
được bầu làm Bí thư; Đồng chí Sầm Hồng Thái phó bí thư thường trực và Đồng chí Vy
Xuân Tuyết ủy viên thường vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
*Đại hội lần thứ XVI.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI được tổ chức vào ngày 12 và 13
tháng 02 năm 1996, với 166 đại biểu tham gia đại diện cho 3.727 đảng viên trong toàn
huyện.
Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ: “Cùng với cả nước, cả tỉnh, Đại hội XVI Đảng bộ
huyện Qùy Hợp đánh dấu bước chuyển giai sang thời kỳ mới- thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế- xã hội huyện Quỳ Hợp, trước mắt là đối với nông nghiệp và
nông thôn. Tự mình phải vươn lên đáp ứng tốc độ phát triển chung của vùng công
nghiệp Phủ Quỳ. Đó là thách thức đối với Đảng bộ và nhân dân Quỳ Hợp trong 5 năm
tới. Chúng ta phải tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực, tự
cường để khai thác hợp lý các thế mạnh về tài nguyên, đất, rừng, khoáng sản và nguồn
lao động dồi dào”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 31 đồng chí ủy viên. Đồng chí
Nguyễn Văn Bính được bầu làm Bí thư. Đồng chí Vy Xuân Tuyết Phó bí thư, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện.
Sau Đại hội, trong phiên họp ngày 09 tháng 3 năm 1996, Ban chấp hành Đảng bộ
huyện đã bầu đồng chí Lương Quang Kình, Ủy viên Ban thường vụ làm Phó bí thư
thường trực kiêm Trưởng ban Dân vận.
*Đại hội lần thứ XVII.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI được tổ chức vào ngày 15 và 16
tháng 12 năm 2000 với 160 đại biểu tham gia đại diện cho 4.305 đảng viên trong toàn
huyện.

Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cho nhiệm kỳ mới là: “Tăng
cường đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ và đầu
tư của Trung ương, của Tỉnh. Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp; tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng kịp
thời các hoạt động dịch vụ. Nâng cáo chất lượng hoạt động văn hóa- xã hội, xây dựng
huyện trở thành huyện văn hóa. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Phấn đấu đưa Quỳ Hợp trở thành một khá về kinh tế, điển hình về văn hóa- xã hội,
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
5
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
mạnh về quốc phòng an ninh. Xây dựng Đảng bộ huyện Quỳ Hợp đạt tiêu chuẩn Đảng
bộ vững mạnh trong sạch”.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 31 ủy viên.Đồng chí Vy Xuân Tuyết được bầu
làm Bí thư; Đồng chí Trần Anh Tời làm Phó bí thư-Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
Đồng chí Cao Văn Chính là Phó bí thư thường trực.
Đại hội XVIII.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25
tháng 10 năm 2005, tại hội trường TT BDCT huyện, với sự tham gia của đại biểu, Đại
hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 33 ủy viên, Đồng chí Lương Quang Kình được bầu
làm Bí thư huyện ủy, Đồng chí Nguyễn Sỹ Tùng phó bí thư thường trực, Đồng chí Cao
Văn Chính phó bí thư- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, đến giữa năm 2007 đồng chí
Lương Quang Kình chuyển công tác về Tỉnh, Đồng chí Nguyễn Sĩ Tùng phó bí thư
thường trực giữ chức Quyền Bí thư.
*Đại hội XIX.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17
tháng 7 năm 2010, tại hội trường Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, với sự tham gia
của 222 đại biểu, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 37 ủy viên, Đồng chí Nguyễn Sỹ
Tùng được bầu làm Bí thư huyện ủy, Đồng chí Hủn Vi Minh Phó bí thư thường trực,
Đồng chí Cao Thanh Long phó bí thư- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, và từ tháng 7
năm 2012 đồng chí Nguyễn Sỹ Tùng nghỉ, đồng chí Cao Thanh Long được bầu làm Bí

thư huyện ủy, và đồng chí Bùi Thanh An- Phó giám đốc Sở Tài chính được điều về công
tác tại huyện và được Ban chấp hành bầu làm Phó bí thư và được Hội đồng nhân huyện
bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Câu hỏi 3. Qùy Hợp là huyện giàu có về tài nguyên khoáng sản, hãy kể tên các loại
tài nguyên, khoáng sản quý có trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
-Nêu một số phong cảnh đẹp nhất (theo ý anh, chị), phát biểu quan niệm của
minh về phong cảnh đó?
Trả lời: Quỳ Hợp giàu tiềm năng khoáng sản và thế mạnh để phát triển kinh tế. Với diện
tích đất tự nhiên của huyện là 94.172,8 ha đứng thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ
An, Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm như:
Thiếc, Đá hoa cương (đá trắng); đá quý thiên nhiên: Đá Rubi, Safia, Spaner, ăng ti
moan, Riêng quặng thiếc có hàm lượng cao …. Ngoài ra, suối nước khoáng ở Bản
Khạng (xã Yên Hợp) là loại nước uống có nhiều khoáng chất tốt , đá vôi và đất sét…
góp phần làm giàu cho quê hương vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
- Quỳ Hợp có nhiều phong cảnh đẹp và có những phong cảnh mang tính huyền bí. Có
những phong cảnh còn để lại dấu tích từ khi dựng bản, lập mường từ buổi sơ khai. Quỳ
Hợp có nhiều đỉnh núi cao, đồ sộ như Pù Huống và Pù Khạng, với những hang động,
sông suối, với những thảm thực vật đa dạng, phong phú và những di tích lịch sử….đã
tạo cho Quỳ Hợp một cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, là nơi tham quan du lịch cho nhiều
du khách gần xa như: Khe nước Lạnh, Hồ Thung Mây ở Thị trấn Quỳ Hợp; Thác Bản
Bìa ở Châu Lý; Thác Bản Tạt ở Yên Hợp; Bãi tập - Lê Lợi ở Đồng Hợp, Tam Hợp….
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
6
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
Trong số những phong cảnh đẹp ở Quỳ Hợp, phải nói đến hang Thẩm Ồm ở xã
Châu Cường, hang Thẩm Pòong ở xã Châu Quang, Thác Bản Bìa ở xã Châu Lý, Thác
Bản Tạt ở xã Yên Hợp
Và một phong cảnh đẹp được tạo nên bởi bàn tay và khối óc của con người Quỳ Hợp và
đã làm nên cảnh đẹp sơn thủy hữu tình nơi phố huyện đó là Hồ Thung Mây.
Câu hỏi 4: 50 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, Quỳ Hợp có nhiều truyền

thống tốt đẹp, hãy nêu các truyền thống đó? Theo các ban truyền thống nào là nổi bật
nhất?
Trả lời:
Quỳ Hợp là nơi hội tụ nhiều dân tộc, đến từ nhiều miền quê trong cả nước, Từ đó đã tạo
nên nhiều truyền thống tốt đẹp trong nền văn hóa Quỳ Hợp, nổi bật có lễ hội Mường
Ham ở xã Châu Cường vào ngày mùng 5 tháng giêng Âm lịch hằng năm, đây là lễ hội
được tổ chức mang đậm nét văn hóa của đồng bào Thái nhằm bày tỏ sự biết ơn với
người đã có công dựng bản, lập mường. Lễ hội thu hút được đông đảo sự tham gia của
cán bộ và nhân dân đó là lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Hợp, được tổ chức vào
ngày thành lập huyện và vào các năm chẵn, lễ hội này diễn ra với nhiều hoạt động phong
phú, nhằm ôn lại truyền thống của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện nhà trong quá
trình xây dựng quê hương.
Câu hỏi 5: Từ ngày thành lập huyện đến nay, huyện Quỳ Hợp có bao nhiêu người đã
đi bộ đội? Trong đó có bao nhiêu là liệt sĩ, bao nhiêu là thương binh? có bao nhiêu
cá nhân, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang? Bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Trả lời: Trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954) có 350 người đi bộ đội; 2.418
người đi dân công;
-Trong thời kỳ chống Mỹ (1955-1975) có 3.593 người tham gia bộ đội;
-Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976- 1986) có 3.751 người đi bộ
đội. Từ năm (1987- 2003) có 1.360 người tham gia bộ đội.
-Từ 2004 đến 2013 có 1.485 người đi bộ đội. Như vậy từ trước đến nay cả huyện
có 10.539 người đi bộ đội, trong đó hiện nay có 620 thương binh, 218 bệnh binh và 578
liệt sĩ.
- Các tập thể đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân” gồm:
Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Tam Hợp;
Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đồng Hợp;
Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Châu Quang;
Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Nghĩa Xuân;
- Có 9 Mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” gồm:

+ mẹ Đậu Thị Dong ở xã Tam Hợp
+ mẹ Trương Thị Hờn xã Tam Hợp
+ mẹ Phạm Thị Kiên xã Châu Đình
+ mẹ Nguyễn Thị Mờ xã Châu Cường
+ mẹ Trương Thị Mưu xã Tam Hợp
+ mẹ Vi Thị Quyết xã Châu Quang
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
7
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
+ mẹ Nguyễn Thị Thịnh xã Tam Hợp
+ mẹ Trương Thị Thuận xã Tam Hợp
+ mẹ Nguyễn Thị Xoan Thị trấn Quỳ Hợp.
Câu hỏi 6: Hãy nêu những kết quả đạt được trong 10 năm xây dựng huyện điểm văn
hóa dân tộc và miền núi huyện Quỳ Hợp 2001- 2011.
Trả lời: Năm 2001, huyện Quỳ Hợp được Bộ Văn hóa, Thông tin nay là Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Nghệ An chọn chỉ đạo xây dựng huyện điểm
văn hoá miền núi và dân tộc thiểu số, giai đoạn 2001 – 2010.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Đề án xây dựng huyện điểm văn hoá miền núi và
dân tộc thiểu số, huyện Quỳ Hợp đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung
ương, của tỉnh cùng với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp của các ngành
đoàn thể và sự tham gia hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn
huyện nên đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc từng bước nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân, giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật
tự an toàn xã hội. Đối chiếu với các chỉ tiêu của đề án đề ra có 15 chỉ tiêu lớn, đến nay
kết quả thực hiện được là:
* Chỉ tiêu đạt và vượt:
- 22.212 Gia đình văn hóa, đạt 80,1% (đạt 100%/chỉ tiêu đề án 80-85%)
- 277 làng, bản, khối, xóm có thiết chế VHTT TT đạt 100% (đạt chỉ tiêu đề án)
- 277 Làng, bản, khối, xóm, cơ quan, đơn vị có hương ước, quy ước, đạt 100% (đạt
chỉ tiêu đề án);

- Mỗi người dân được xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, chiếu bóng: 2
lần /năm (đạt chỉ tiêu đề án)
- 197 Làng, bản, khối, xóm văn hóa, đạt 71,1% (vượt 1,1%/ chỉ tiêu đề án 70%)
- 51 Trường học văn hóa, đạt 72,9% (vượt 2%/chỉ tiêu đề án 70%)
- Số bản sách trong thư viện công cộng : 0,65 cuốn/người (vượt chỉ tiêu đề án/0,5
cuốn/người)
- Xây dựng và tổ chức hoạt động tốt : 01 Bản văn hóa thuần Thái (Bản Vi – Bắc
Sơn) ; 01 Bản văn hóa thuần Thổ (Xóm Mó – Nghĩa Xuân) ; 01 xóm văn hóa đa dân tộc
(xóm Hoa Thành – Châu Quang), đạt chỉ tiêu đề án.
* Chỉ tiêu gần đạt:
- 31 Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt 64,6% (đạt 92,3%/chỉ tiêu đề án 70%)
- 20.151 Hộ gia đình có 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, đạt 70,8% (đạt
83,3%/chỉ tiêu đề án 85%);
- 36.450 người dân thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao, đạt 31,4%
(đạt 69,8%/chỉ tiêu đề án 45%)
- 8 Trạm y tế đạt chuẩn văn hóa, đạt 38,1% (đạt 63,5%/chỉ tiêu đề án 60%)
- 6.885 Gia đình thể thao, đạt 24,7% (đạt 49,4%/chỉ tiêu đề án 50%)
* Chỉ tiêu khó đạt :
- 8 Xã, thị trấn có thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao đạt chuẩn quốc gia, đạt
38,1% (đạt 76,2%/chỉ tiêu đề án 50%)
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
8
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
- 2 Xã, thị trấn có điểm vui chơi trẻ em, đạt 9,5% (đạt 19%/chỉ tiêu đề án 50%)
Kết quả thực hiện nội dung và nhiệm vụ đề án
Về thực hiện và đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào
«
Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá
»


- Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến:
Quá trình thực hiện đề án, huyện đã quan tâm chỉ đạo xây dưng và nhân rộng nhiều
điển hình người tốt việc tốt trên nhiều lĩnh vực. Toàn huyện đã có 2.680 gương người tốt
việc tốt được khen thưởng, trong đó cấp tỉnh 22 người; cấp huyện 680 người; cấp xã
1978 người; có 2 đại biểu được vinh dự tham gia liên hoan gia đình văn hóa toàn quốc.
Có 16 mô hình điển hình tiên tiến, trong đó có 7 mô hình bảo tồn giá trị văn hóa truyền
thống miền núi dân tộc thiểu số; 2 mô hình xã có phong trào TDĐKXDĐSVH xuất sắc;
1 mô hình xây dựng ngõ phố văn minh tại Thị trấn Quỳ Hợp.
-Xây dựng gia đình, làng, bản, khối, xóm, cơ quan đơn vị văn hóa:
Đến nay, toàn huyện có 5247 gia đình văn hóa tiêu biểu; có 3700 gia đình văn hóa
làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn, đạt 18,3%. Có 197
làng, bản, khối, xóm văn hóa, đạt 71,1%, trong đó có 67 làng, bản, khối, xóm văn hóa tiêu
biểu, đạt 35,8%; 105 làng, bản, khối, xóm văn hóa có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
mới, đạt 56%. UBND huyện đã chủ động xây dựng các tiêu chí và tổ chức công nhận xã,
thị trấn đạt chuẩn văn hóa. Hàng năm huyện đã trích ngân sách để khen thưởng cho làng,
bản, khối, xóm, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa với mức 1 triệu đồng/đơn vị; hỗ trợ
và khen thưởng 50 triệu đồng/xã đạt chuẩn văn hóa nhằm động viên, khích lệ phong
trào.
Tổng kết phong trào 20 năm xây dựng Làng văn hóa (1989-2009) huyện đã tuyên
dương khen thưởng 9 làng văn hóa tiêu biểu xuất sắc; 5 Làng được tỉnh khen thưởng, 01
làng được Trung ương khen thưởng. Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào TD
ĐKXDĐSVH, cấp huyện đã khen thưởng 10 cá nhân, 15 tập thể tiêu biểu, tỉnh khen
thưởng 01 cá nhân, 4 tập thể tiêu biểu xuất sắc; 01 cá nhân tiêu biểu xuất sắc được Trung
ương khen thưởng.
Câu hỏi 7. Nguyên tắc xây dựng Nông thôn mới, nội lực của cộng đồng, vai trò chủ
thể của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới, Nêu nội dung, trình tự các bước xây dựng Nông thôn mới ở cấp xã?
Trả lời: Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới?
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy

định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí,
quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực
hiện.
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
9
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông
thôn; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế;
huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo
an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ
chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng
vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện;
hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ
trì cùng các tổ chức chính trị – xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò
chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới lấy nội lực của nhân dân là chính, bao gồm bàn bạc, thảo luân
và thống nhất hành động theo định hướng của Đảng,chính quyền địa phương, tự nguyện
hiến công, hiến đất và của cải để thực hiện, với phương châm “Nhân dân và nhà nước
cùng làm”. Nhà nước hỗ trợ các chương trình lồng ghép. qua 2 năm thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vân động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân và đã đạt được những kết quả to lớn, các địa phương
đã vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, hiến cây, hiến công trình và đóng góp tiền

của, công sức để xây dựng các công trình phúc lợi.
Nội dung, trình tự các bước xây dựng nông thôn mới ở cấp xã được thực hiện theo
7 bước sau
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng
NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí
quốc gia NTM
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình.
Câu hỏi 8: Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng quê hương Quỳ Hợp, theo anh
(chị ) trong thời gian tới nên tập trung giải quyết những vấn đề gì?
Những vấn đề tồn tại, hạn chế khuyết điểm cần phải triển khai thực hiện giải
quyết ngay đó là: Chấn chỉnh việc quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là vấn
đề khai thác trái phép gây ô nhiễm môi trường và an toàn lao động; Rà soát lại các dự án
thu hút đầu tư đang triển khai, hoặc không có năng lực triển khai để có phương án giải
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
10
Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
quyết. Tiếp tục đôn đốc thực hiện hoặc chuyển đổi mục đích phù hợp với quy hoạch và
với nhu cầu phát triển của địa phương; Rà soát lại việc thực hiện quy trình, quy định về
công tác cán bộ, đảm bảo thực hiện công tác cán bộ dân chủ khách quan, chọn đúng
người, bố trí công việc phù hợp với năng lực công tác; Rà soát, chấn chỉnh tổ chức, bộ
máy cán bộ công chức, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là chấn chỉnh lề lối làm việc
của cán bộ công chức, viên chức và tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề
liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Câu hỏi 9: Anh, (chị) hãy cho biết mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra trong
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳ Hợp khóa XIX, liên hệ bản thân bạn

cần làm gì trong thời gian tới?
Trả lời:
Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền và công tác vận
động quần chúng, đoàn kết, khai thác, phát huy các nguồn lực, góp phần đưa sản xuất
nông - lâm nghiệp phát triển bền vững, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển
mạnh, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa - xã hội đạt chất lượng hiệu quả, quốc
phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng Đảng bộ hàng năm trong sạch vững mạnh,
xây dựng Quỳ Hợp trở thành huyện miền núi khá nhất của tỉnh Nghệ An.
* Các chỉ tiêu chủ yếu:
* Các chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt: 18%;
- Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm nghiệp: 13,1%; Công nghiệp - XDCB: 63,4%; Dịch
vụ - Thương mại: 23,5%.
- Thu nhập bình quân đầu người: 1.300 USD.
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15 - 20%/năm (131 tỷ đồng). Đảm bảo
chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
- Ổn định sản lượng lương thực bình quân 32.000 tấn. Tổng đàn trâu 33.432 con, bò
19.494 con, lợn 67.985 con, gia cầm 600.000 con. Mía ổn định diện tích 9.000 ha, năng
suất trên 60 tấn/ha. Độ che phủ rừng đạt 55%. Chè búp: 1.000 tấn, cao su: 2.500 tấn (mủ
khô), cam: 10.000 tấn.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2-3%.
- Tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia 70%, ổn định phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi, phổ cập THCS vững chắc, kiên cố hóa 100% trường học ở tất cả các cấp học. Tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi vào THPT hàng năm trên 65%.
- Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa 85%. Tỷ lệ làng, đơn vị đạt chuẩn văn hóa 87%,
tỷ lệ xã có thiết chế VH-TT-TT đạt chuẩn Quốc gia 80%.
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
11

Bài dự thi “Tìm hiểu 50 năm ngày thành lập huyện Quỳ Hợp (19/4/1963- 19/4/2013)
- 100% xã có bác sỹ, 80% xã, thị đạt chuẩn quốc gia về y tế, 85% số hộ gia đình
được dùng nước hợp vệ sinh, 95% số hộ có điện sử dụng, tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) SDD
19%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, 80% chất thải rắn được thu gom.
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được qua đào tạo 50%.
- 80% cơ sở xã, thị trấn vững mạnh; không để điểm nóng xảy ra.
* Các chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể:
- Đảng bộ huyện đạt danh hiệu Đảng bộ vững mạnh.
* Công tác xây dựng Đảng:
- 100% CBĐV và trên 80% quần chúng học tập nghị quyết của đảng và 100%
CBĐV đăng ký thực hiện giai đoạn 2 (làm theo) cuộc vận động "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
- 100% các trường học, Trạm xá có chi bộ.
- Trên 75% TCCS Đảng TSVM, trong đó 20% đạt TSVM Tiêu biểu, không có
TCCS Đảng yếu kém.
- Có 80% trở lên đảng viên hàng năm được xếp loại đảng viên đủ tư cách HTTNV,
trong đó có trên 15% HTXSNV
- Mỗi năm kết nạp trên 250 đảng viên mới.
- 100% cán bộ diện BTV Huyện uỷ quản lý ở các xã, thị trấn có trình độ Trung cấp
chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên. Trong đó các xã vùng cao có từ 3-4
đ/c có trình độ đại học; các xã vùng thấp có từ 3-5 đ/c có trình độ đại học.
- Xử lý kiên quyết dứt điểm 100% số vụ việc sau kiểm tra, thanh tra.
- 100% các ban Đảng được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm.
* Chính quyền, UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân:
- 100% cán bộ cấp huyện từ trưởng, phó phòng, ngành trở lên có trình độ đại học
chuyên môn, trong đó có 2-3 cán bộ có trình độ thạc sỹ; 70% cán bộ có trình độ cao cấp
và cử nhân lý luận chính trị.
- Trên 80% Phòng ban UBND huyện đạt xuất sắc hàng năm.
- 100% MTTQ và các đoàn thể huyện đạt xuất sắc hàng năm.

- 100% cán bộ MTTQ, các đoàn thể cấp huyện có trình độ đại học chuyên môn,
70% có trình độ trung cấp chính trị trở lên; 70% cán bộ MTTQ và các đoàn thể xã, thị
trấn có trình độ trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị trở lên.
Câu hỏi 10: Theo anh ( chị), đồng chí có bao nhiêu người tham gia trong cuộc thi
này?
Trả lời: Theo tôi có khoảng người dự thi và tham gia trả lời tìm hiểu trong
cuộc thi này.
Người dự thi
Người dự thi: Cao Minh Anh Đơn vị: THCS Hạ Sơn
12

×