Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài dự thi tích hợp liên môn giải quyết tình huống Tôm chết hàng loạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 18 trang )

1. Tên tình huống: Khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp bố mẹ và người nuôi tôm tìm ra nguyên nhân tại sao tôm chết hàng
loạt.
- Giúp người nuôi tôm khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt từ đó
nhận ra các yếu tố môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm
như thế nào?
- Giúp mọi người có tài liệu, kiến thức nuôi tôm xúc tích, cô đọng, dễ
hiểu.
- Biết vận dụng các kiến thức Sinh, Hoá, Toán, Lý…đã học để phân tích
làm thí nghiệm và thiết kế mô hình nuôi tôm khép kín.
- Giảm ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nuôi tôm.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để đưa ra lời khuyên: biết tôn trọng
và yêu thương nhau, sống có trách nhiệm với chính mình với mọi người, tôn
trọng pháp luật.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cứu người bị thương đưa đi cấp
cứu.
- Qua việc giải quyết tình huống, bản thân hiểu và vận dụng sâu sắc các
kiến thức đã học từ đó giúp mọi người thay đổi cách nhìn về việc học của học
sinh ngày nay.
- Hình thành cho bản thân tính tự tin trước mọi tình huống, tạo động lực
học tập, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống.
- Đồng cảm trước khó khăn, vất vả của cha mẹ và những người xung
quanh.
- Sử dụng các kiến thức tổng hợp để lập luận và phân tích tình huống từ
đó đưa ra phương pháp để giải quyết tình huống.
- Sử dụng kiến thức môn văn học để thuyết phục người khác, môn giáo
dục công dân để khuyên mọi người làm theo điều hay lẽ phải.
1


- Vận dụng kiến thức môn Sinh học để băng bó vết thương cho người bị
nạn.
- Sử dụng kiến thức môn Sinh học để phân tích những yếu tố ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Mối quan hệ mật thiết giữa môi trường
và sinh vật.
- Sử dụng kiến thức môn Hoá học để phân tích các hoá chất có lợi, có hại
cho tôm.
- Dùng kiến thức môn Toán để tính toán kích thước, diện tích các đầm
(ao), kích thước giàn phun, giàn lọc, lượng than hoạt tính, nham thạch, sứ lọc
trong mỗi vụ nuôi. Phân tích và so sánh các chỉ số ở các giai đoạn phát triển của
tôm.
- Sử dụng kiến thức môn Vật lý để phân tích môi trường nước ở các tầng
nước khác nhau khi thiết kế, lắp ráp máy quạt nước và sục khí.
- Vận dụng tất cả các kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước để
thiết kế mô hình xử lý nước trong nuôi tôm khép kín. Khắc phục được hiện
tượng tôm chết hàng loạt. Mang lại sự bình yên, niềm tin và niềm hy vọng cho
người dân.
4. Giải quyết giải pháp tình huống:
- Vận dụng các kiến thức đã học ở nhà trường, bằng phương pháp so sánh,
phân tích, tổng hợp để khảo sát nguyên nhân xảy ra các tình huống.
- Sử dụng các kiến thức ở các môn học khác nhau để xử lý lần lượt các
vấn đề nhỏ trong từng tình huống.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết về các nguyên nhân phát sinh tình huống, giải
quyết tình huống.
- Lên kế hoạch phân tích và giảng giải cho bố mẹ và người dân hiểu biết
sâu rộng về môi trường sống của tôm, các yếu tố môi trường tác động đến con
tôm.
- Khi thử nghiệm thực tế trên đầm tôm có hiệu quả thì viết thành tài liệu
hướng dẫn cho bà con nông dân nuôi tôm theo mô hình khép kín.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:

2
Các bạn thân mến!
Thế là lại một học kỳ nữa đã trôi qua. Mùa xuân cũng sắp đến, cây bàng
rụng hết lá cũng đang hé ra những chồi non. Hôm nay bọn mình cảm thấy có
nhiều thời gian rảnh rỗi vì vừa thi xong, bọn mình tự thưởng cho nhau một ngày
“xả phanh” không phải làm bài tập như mọi hôm, không phải làm việc nhà vì bố
mẹ cho phép nghỉ ngơi. Bọn mình lại ngồi nhìn lại những việc đã làm được
trong thời gian vừa qua. Tất cả những ký ức đã ùa về, thế là bọn mình quyết
định cùng ngồi với nhau viết thư để kể cho các bạn nghe về những câu chuyện,
những tình huống mà bọn mình đã gặp phải đã giải quyết trong cuộc sống để các
bạn cùng chia sẻ nhé.
Các bạn ạ! Các bạn có biết không? bọn mình sinh ra và lớn lên ở một
vùng quê người dân chủ yếu theo đạo Thiên Chúa Giáo. Mọi người sống rất
thánh thiện, dễ gần và biết yêu thương nhau. Nghề chủ yếu của người dân là làm
muối và đánh cá, nghèo đói đeo đẳng quanh năm vì các công việc này phụ thuộc
rất nhiều vào thời tiết. Đặc biệt là thời gian gần đây do sự biến đổi khí hậu, thời
tiết bất thường, mưa, bão về liên tục khiến bà con nông dân phải chật vật mới lo
được miếng cơm, manh áo. Chính vì vậy mà học sinh như bọn mình ít được
quan tâm về việc học, bởi vì cơm cũng chẳng đủ ăn thì nói chi đến việc học
hành của con cái. Hơn thế là lối sống và suy nghĩ của đa số phụ huynh cho rằng
theo đạo Thiên Chúa Giáo phải chu toàn bổn phận là một con dân của Chúa,
phải đi đầy đủ các lễ trong tuần đặc biệt là ngày lễ thứ bảy, Chủ nhật.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN LÀM MUỐI
3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN ĐÁNH CÁ
Một bộ phận phụ huynh vì không được học hành, kiến thức hạn chế,
quanh năm không ra khỏi làng, hiểu biết xã hội còn kém nên không chú trọng
đến việc học hành của con cái. Họ nghĩ là việc học hành không mang lại đồng
tiền, bát gạo vì hiện nay nhiều người đi học đại học ra trường cũng không có
việc làm, lại phải quay về quê làm cái nghề mà bố mẹ đã và đang làm. Quê bọn

mình là như thế đó, bọn mình vừa học vừa chơi vừa làm thật vô tư thật thoải mái
và cũng không để ý nhiều đến việc học của chính mình (học để biết chữ, học để
phổ cập như mọi người vẫn thường nói). Rồi một ngày bọn mình chợt nhận thấy
mình đã lớn khôn, cần phải chú ý đến việc học hơn. Đó là ngày đã làm thay đổi
suy nghĩ của bọn mình. Một buổi chiều khi tan học về, bọn mình đang cùng
nhau đi được một đoạn trên con đường làng quen thuộc thì bỗng nghe thấy tiếng
“rầm” ở phía trước. Một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra, một anh thanh niên
vừa tông xe vào bác đang chở tôm đi chợ bán. Anh thanh niên đã nhanh chóng
dựng xe và rồ ga phóng mất. Thật nhanh, nhưng bọn mình cũng đã nhận ra đó là
con bác Hai ở gần nhà, bọn mình vội chạy lại chỗ vụ tai nạn. Rổ tôm chết đã
4
văng ra tung toé, chiếc xe đạp cũ kỹ đè lên người bác nông dân gầy gò, trên tay
chảy đầy máu. Thì ra là mẹ của bạn Hà trong nhóm bọn mình. Trước cảnh tượng
đó, tất cả những kiến thức được học đã ùa về trong đầu bọn mình. Không ai bảo
ai, bạn Hà đã gỡ xe đạp ra khỏi người mẹ, bạn Hoài cởi ngay chiếc khăn trên cổ
mình buộc chặt cánh tay của bác lại, bết thương ở phía dưới quá to không thể
cầm máu tại đó được vì khi đó các tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim. Enzim này
làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ
các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Khối máu đông nhỏ chưa đủ để ôm
vết rách to lên phải thắt động mạch để máu từ tim khỏi dồn về và đổ ra ngoài.
Mình thì cởi ngay khăn quàng để băng vết thương lại. Khi vết thương ở tay có
vẻ ổn thì bác mẹ của Hà đã tỉnh và nói là chân không thể cử động được. Mình đã
lập tức kéo ống quần của bác lên thì thấy xương ống đồng có vẻ không còn như
ban đầu. Thấy thế Hoài đã vội chạy vào nhà người dân ở gần đó mượn dao và
xin một cây tre, bọn mình đã bổ đoạn tre làm đôi và nẹp cố định chân lại. Rất
may là vừa băng bó cho bác xong thì có một chú đi xe máy qua đường, bọn
mình đã nhờ chú giúp đỡ để đưa mẹ Hà đến trạm xá. Rồi sau đó, mẹ Hà được
chuyển lên bệnh viện huyện để điều trị. Rất may là vết thương của bác đã sắp
khỏi, sức khoẻ cũng dần bình phục. Ngay tối hôm đó bọn mình đã tìm đến nhà
anh thanh niên vừa gây ra vụ tai nạn giao thông kia. Thật may cho anh và bọn

mình là chỉ có mình anh ở nhà, vì nếu có người khác biết chắc là sự việc rất khó
xử. Ban đầu anh ta tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra. Sau một hồi tìm ra
chứng cớ trên chính chiếc xe máy của anh bị vỡ đèn xi nhan và viết thương nhỏ
trên tay anh. Lúc đó anh ta không chối cãi được nhưng lại doạ đánh bọn mình
nếu bọn mình nói cho người khác biết. Bọn mình xin anh để bọn mình băng tay
cho anh và anh đã đồng ý vì vết thương ở trên cánh tay, nên anh không tự băng
được. Trong khi băng cho anh, các bạn của mình bằng cả trái tim chân thành và
những kiến thức văn chương và pháp luật đã thuyết phục anh nhận lỗi. Sau một
thời gian phân tích anh đã nhận ra mọi điều và sau đó đã đến nhà Hà nhận lỗi,
cùng gia đình chăm sóc và chữa trị cho mẹ bạn Hà.
Mấy ngày hôm sau, bọn mình được thầy Hiệu trưởng gọi lên khen ngợi vì
đã làm được việc tốt và đã biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
5
Tấm gương của bọn mình được thầy Hiệu trưởng khen ngợi mấy lần trong các
buổi chào cờ đầu tuần. Rồi cả anh thanh niên đó cũng gặp bọn mình để cảm ơn
vì đã giúp anh thoát khỏi bản án của lương tâm, của pháp luật đặc biệt là anh đã
trở thành người tốt sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người hơn. Hai
bọn mình cảm thấy rất tự hào nhưng trong lòng lại rất buồn vì Hà không được đi
học nữa, Hà phải ở nhà phục vụ mẹ và thay mẹ làm các công việc gia đình.
Nhưng lý do lớn hơn là cũng vì điều kiện kinh tế gia đình Hà lúc này rất khó
khăn, nhà Hà cũng rất giống nhà bọn mình mấy vụ tôm trước không được thu
hoạch vì tôm chết sau một vài tháng thả giống. Đến bây giờ vụ tôm này chỉ còn
khoảng hai mươi ngày nữa là thu hoạch thì tôm có hiện tượng nổi đầu, báo hiệu
tôm sẽ chết hàng loạt. Vì lý do đó mà mẹ Hà vội vớt những con tôm đó đi bán rẻ
gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó. Theo bọn mình được biết thì cũng chính vì
lý do đó mà sinh ra tâm trạng buồn chán, lại tinh thần bất ổn dẫn đến lái xe
không vững mới xảy ra vụ tai nạn trên. Khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Bọn mình nhớ lại khoảng một năm trở lại đây cả làng đang tràn ngập
trong tiếng cười vì nuôi tôm đã thắng lợi hoàn toàn, ai nuôi tuôm cũng đều có
lãi. Cả làng rất mừng vì tưởng là đã tìm thấy ánh sáng thoát khỏi bóng tối của sự

nghèo đói bao đời nay. Thế mà sau vài năm chuyển đổi cơ cấu nuôi tôm cả vùng
quê bình yên bây giờ đã trở nên tan tác vì tôm chết hàng loạt, nhà nhà lâm vào
cảnh nợ nần vì đầu tư cho một vụ tôm rất tốn kém. Nợ nần đã phá vỡ sự bình
yên, hạnh phúc của bao gia đình ngày xưa. Bọn mình đã nghe thấy tiếng cãi chửi
nhau trong các gia đình. Chồng chửi vợ, bố mẹ chửi con cái, gây ra sự náo loạn
khắp làng trên xóm dưới. Lũ trẻ bọn mình thường tụ tập dưới gốc đa làng mà
bảo nhau: “Giá không nuôi tôm thì đâu có khổ như ngày hôm nay, một số bạn
không phải bỏ học, không phải theo bố mẹ bỏ nhà vào Nam kiến tiền sinh sống,
và trả nợ, rồi còn tiền đóng học thầy cô nhắc hàng ngày nữa chứ”. Quê bọn mình
là như thế đó.
6
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN BỎ ĐẦM HOANG
Tuy không gặp Hà ở trường được nhưng ngày nào bọn mình cũng gặp
nhau ở nhà Hà để giúp bạn công việc nhà và chỉ bảo cho bạn những bài học ở
trường. Bởi bọn mình tin rằng một ngày nào đó Hà sẽ được đi học trở lại. Mỗi
khi rời khỏi nhà Hà ra về bọn mình thường hỏi nhau tại sao lại thế ? tại sao Hà
và các bạn phải nghỉ học, rồi còn bọn mình nữa chứ cũng chỉ được học hết lớp 9
rồi nghỉ học ở nhà giúp gia đình, sau đến tuổi lấy chồng. Những câu hỏi đó luôn
trăn trở hiện diện trong đầu bọn mình hàng ngày. Rồi bọn mình đã quyết định
tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt. Sau khi
khảo sát các đầm nuôi ở nhà bạn Hà và nhà mình cùng một số đầm bỏ không ở
các hộ xung quanh.
7
HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Trước hết bọn mình xác định hiện tượng tôm chết hàng loạt là do một
trong các nguyên nhân sau: chất lượng giống, thức ăn hay bệnh dịch. Chất lượng
giống thức ăn coi như đã được kiểm soát vì ở vùng khác cũng dùng loại thức ăn
và giống tôm đó mà không bị chết. Vậy tôm chết hàng loạt là do bệnh dịch.
Bọn mình xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh dịch là do bị truyền nhiễm
từ sinh vật ngoại lai hoặc do ô nhiễm môi trường nước trong đầm. Sinh vật

ngoại lai coi như đã được kiểm soát vì đầm nuôi đã được rào kín xung quanh bờ
và được xử lý nước trước khi nuôi tôm. Vậy nguyên nhân chính gây ra bệnh
dịch là do ô nhiễm môi trường nước.
Bọn mình xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước trong
đầm tôm là do phân tôm, lượng hóa chất dư thừa, các kim loại nặng trong nước,
lượng axit trong nước mưa hay lượng tảo dư thừa. Tất cả các yếu tố đó gây ra
thiếu oxi và bệnh dịch trong đầm.
Ngay sau khi tìm ra nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước trong
đầm tôm bọn mình đã phân công nhau tiến hành nghiên cứu các tài liệu sách
8
giáo khoa Sinh học 6,7,8,9, Hóa học 9, sổ tay kỹ thuật nuôi tôm cùng báo,
mạng internet để tìm hiểu bản chất môi trường sống của tôm, sự tác động của
các yếu tố gây ô nhiễm như sau:
Mình
đã tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm từ phân tôm:
Phân tôm: Là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng ô
nhiễm nguồn nước. Tôm chân trắng ăn rất nhiều và có thể ăn được liên tục trong
ngày, mặt khác tôm là loài ruột thẳng lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể chỉ
khoảng 30% chuyển hóa thành các chất khác trong cơ thể, còn lại sẽ được đào
thải ra ngoài là phân. Một p hần phân tôm sẽ hòa tan vào trong nước một phần
lơ lửng trong nước phần còn lại sẽ lắng đọng xuống đáy ao. Nếu không được
đưa ra ngoài ao chúng sẽ phân hủy, oxi hóa sinh ra các khí thải như NH
3
, H
2
S,
CO
2
các chất này sẽ phản ứng với tạp chất vô cơ và hữu cơ trong lòng ao là môi
trường thuận lợi để sinh ra các vi trùng vi khuẩn bất lợi cho tôm và bùng phát

thành các loại bệnh khác nhau. Chính vì vậy chúng ta phải loại bỏ phân tôm ra
khỏi ao nuôi thường xuyên.
Cùng lúc đó bạn Hà đã tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm từ lượng hóa chất dư
thừa như sau:
Lượng hóa chất dư thừa: luôn luôn có trong ao nuôi truyền thống bởi vì
chúng ta phải dùng rất nhiều hóa chất để xử lý nước trước, trong và sau quá
trình nuôi (VD chlorine diệt khuẩn và diệt tạp chất, vôi CaCO
3
, CaMg (CO
3
)
2
9
tăng độ kiềm, độ cứng, tiêu diệt mầm bệnh ở đáy ao, thuốc giảm khí độc, thuốc
sát trùng nước… hầu hết chúng đều là những hóa chất có hại cho động vật và
con người khi chúng tồn dư với một hàm lượng cao). Chúng sẽ được tôm hấp
thụ qua đường tiêu hóa cùng với thức ăn và tích tụ ở trong cơ thể chúng và sau
đó sẽ được tích tụ trong cơ thể người khi ăn tôm. Chính vì vậy chúng ta phải hạn
chế hóa chất trên tới mức thấp nhất có thể trong quá trình nuôi tôm
Bạn Hoài cũng đã tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm từ thức ăn dư thừa như sau:
Lượng thức ăn dư thừa: Tôm cũng giống như động vật và con người (thậm chí
còn có một nhu cầu ăn uống đòi hỏi khắt khe hơn) nhu cầu thức ăn thay đổi theo
độ tuổi, theo mùa (thời tiết), môi trường (lượng oxi, kiềm, pH, độ mặn thay đổi).
Tuy nhiên không bao giờ lúc nào chúng ta có thể nói là ta cho ăn hết, ăn vừa đủ.
Vì vậy sẽ luôn còn dư một lượng thức ăn dù nhiều hay ít. Lượng thức ăn dư nếu
không được loại bỏ chúng sẽ một phần lơ lửng trong nước một phần phân hủy,
oxi hóa tạo ra môi trường ô nhiễm bất lợi cho tôm như nước đục, keo, bong
bóng dẫn đến thiếu oxi. Vì vậy chúng ta cần loại bỏ tất cả lượng thức ăn thừa ra
khỏi ao càng sớm càng tốt.
Tiếp theo bọn mình cùng nhau lên mạng, nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu

tại sao lượng oxi trong nước bị hao tổn:
Hao tổn oxi do các chất sa lắng: Lượng oxi bị tiêu hao do vật sa lắng chủ yếu
là do vi sinh vật, phản ứng hóa học tiêu thụ oxi, khi đó một số kim loại hóa trị
thấp (Fe
2+
, Mn
2+
) tan vào nước và chúng tham gia các phản ứng hóa học. Một số
chất hữu cơ như tảo chết, thức ăn dư thừa, phân khi lắng xuống đáy, trong điều
kiện không đủ oxi sẽ bị phân hủy yếm khí
Tiêu thụ oxi do hô hấp của động vật: Lượng oxi tiêu thụ do hô hấp của tôm,
phụ thuộc kích cỡ của chúng vào nhiệt độ, mức độ hoạt động, thời điểm sau khi
cho ăn. Trên cùng một khối lượng cơ thể, loại tôm bé tiêu thụ oxi nhiều hơn loại
tôm to. Tôm cho ăn no tiêu thụ nhiều oxi hơn là loại tôm đói do quá trình sinh
hóa, tiêu hóa thức ăn xảy ra mạnh.
10
Oxi trong quang hợp và hô hấp của tảo: Ban ngày mức độ quang hợp của tảo
tăng, nhả ra nhiều oxi, nhưng về đêm quá trình hô hấp cũng xảy ra rất mạnh do
đó về đêm lượng oxi sụt giảm làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của
tôm.
Oxi cần thiết cho tôm: Oxi hòa tan trong nước là điều kiện đầu tiên có thể sống
được trong môi trường nước. Khi hàm lượng oxi thấp, tôm sẽ ít ăn hoặc ăn chậm
và dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao điều này sẽ làm biến đổi các yếu tốt chất
lượng nước, tích tụ khí độc, các yếu tốt này sẽ tác động ngược trở lại tôm nuôi
làm cho chúng yếu dần đi và dễ nhiễm các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt
là bệnh phân trắng. Hàm lượng oxi thấp cũng làm cho tỷ lệ sống thấp, chậm tăng
trưởng và hệ số thức ăn cao. Thời gian nuôi vụ tôm sẽ kéo dài và chi phí để xử
lý những khó khăn gặp phải sẽ tăng cao.
Ngoài ra oxi hòa tan rất cần thiết đối với vi sinh vật có lợi (nấm, xạ khuẩn, vi
khuẩn). Chính vì thế chúng ta phải đưa ra những biện pháp tăng hàm lượng oxi

hòa tan trong nước vì oxi rất cần thiết cho tôm và các sinh vật có lợi.
Bọn mình nghiên cứu các kim loại nặng và lượng axit trong nước mưa thì
thấy rằng:
Các kim loại nặng: như As, Fe, Mg, Zn, Cd, Pb, Cu, Mn, Hg, Sn…Các
kim loại này có thể có sẵn trong nước biển, trong lòng đầm, cũng có thể do các
vi khuẩn, nấm, tảo sinh ra. Sinh vật cần một số kim loại thiết yếu để duy trì sự
sống. Tuy nhiên, khi vượt quá nhu cầu thì kim loại nặng sẽ tích lũy sinh học và
gây độc cho tế bào dẫn đến ngộ độc làm giảm sự sinh trưởng, quá trình lột xác,
giảm quá trình hô hấp của tôm. Chúng sẽ đi vào cơ thể người thông qua việc ăn
tôm và gây ra ngộ độc khi lượng kim loại quá mức cho phép. Chính vì vậy
chúng ta phải loại bỏ và hạn chế tới mức an toàn cho người và động vật.
Nước mưa: luôn có axit cacbonic do nước hòa tan khí CO
2
và H
2
O.
Chính lượng nước mưa này đã làm cho tôm chậm ăn, sinh trưởng phát triển kém
đồng thời làm tăng hàm lượng CO
2
và giảm độ mặn trong nước. Vì vậy ta phải
hạn chế lượng nước mưa chảy vào đầm nuôi và đầm lắng.
11
Nói như vậy thì thật đơn giản phải không các bạn, nhưng thực tế thì không đơn
giản tí nào. Bọn mình đã trải qua những ngày tháng thực sự khó khăn, đã có lúc
tưởng chừng phải bỏ cuộc bởi vì sự bất đồng quan điểm giữa bọn mình với nhau
và với cha mẹ, bởi vì bọn mình không lường trước được hết những sự việc phải
trải qua, hết rào cản này đến rào cản khác. Nhưng cuối cùng bọn mình đã vượt
qua tất cả bằng chính nghị lực và sự quyết tâm của bản thân mình. Khi nào có
thời gian mình sẽ kể chi tiết cho các bạn nghe nhé.
Sau khi khảo sát tất cả các yếu tố làm môi trường nước ô nhiễm bọn mình xây

dựng phương án xử lý nước trên mô hình trong nuôi tôm khép kín như sau:
Bọn mình thiết kế 3 đầm: 1 đầm nuôi tôm, 1 đầm lắng và 1 đầm xử lý
nước thải (nuôi ngao, sò). Cả 3 đầm đều có hệ thống xi phông. Riêng đầm nuôi
tôm và đầm lắng được trải bạt xung quanh và đáy đầm để thuận tiện cho quá
trình xi phông rút chất thải ra khỏi lòng đầm một cách dễ dàng và việc trải bạt
cũng làm giảm thời gian và chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm lòng đầm sau
mỗi vụ nuôi. Còn đầm xử lý nước thải được tận dụng để nuôi ngao, sò tăng thu
nhập đồng thời giảm chi phí cho quá trình nuôi tôm vì lượng phân tôm là nguồn
thức ăn thích hợp với ngao, sò. Riêng đầm này không trải bạt để hiện tượng lọc
nước và thẩm thấu tự nhiên qua đất và cát, phù hợp với sự phát triển tự nhiên
của ngao, sò.
ĐẦM NUÔI VÀ ĐẦM LẮNG ĐƯỢC TRẢI BẠT HỆ THỐNG QUẠT NƯỚC 4 GÓC ĐẦM
LỚP NHAM THẠCH VÀ SỨ LỌC LỚP THAN HOẠT TÍNH
KHUNG CHE BẠT MÔ HÌNH HOÀN CHỈNH
Ảnh: Mô hình xử lý nước khép kín
Trên đầm nuôi và đầm lắng có thiết kế giàn phun nước để tăng hàm lượng
oxi hòa tan trong nước. Vì khi hàm lượng oxi cao sẽ giúp tôm sinh trưởng và
12
phát triển mạnh đồng thời oxi rất cần thiết cho quá trình oxi hóa các chất độc hại
như: amoniăc (NH
3
), nitơtrioxit (NO
3
), mêtan(CH
4
), Sắt II, mangan II,
Hiđrôsunfua (H
2
S), ) thành những hợp chất không độc.
Dưới giàn phun là hệ thống 3 tầng lọc với 5 lớp lọc đối với đầm lắng (trên

cùng là lưới giữ rác thải to và thô; tiếp theo là lớp nham thạch có vai trò giữ lại
các chất nhầy, nham thạch có thể thay bằng xỉ gạch); kế tiếp là lớp sứ giữ lại các
loại tảo; sau đó là lớp than hoạt tính có vai trò lọc mùi, lọc các tạp chất bẩn, hút
các chất hóa học dư thừa, tạp chất hòa tan trong nước và đặc biệt là khử các hóa
chất vô cơ, hữu cơ trong nước sinh ra điôxin nếu để lâu ngày; cuối cùng là lớp
bông có vai trò làm chậm dòng chảy tăng hàm lượng oxi trong nước.
Đối với đầm nuôi thiết kế hệ thống 3 tầng lọc với 4 lớp lọc, chỉ khác với
đầm lắng là không có lớp than hoạt tính vì lúc này nước ở đầm lắng đã ở mức lý
tưởng để nuôi tôm, chỉ cần lọc thô để hạn chế lượng tảo và các chất nhầy (do vi
khuẩn và vi sinh vật có lợi sinh ra) đồng thời làm chậm dòng chảy và tăng hàm
lượng oxi trong nước.
Nước ở trong đầm nuôi sẽ được chảy qua hệ thống lọc trên mặt đầm lắng
và ngược lại nước trong đầm lắng sẽ được chảy qua giàn phun trên mặt đầm
nuôi. Như vậy, nước giữa đầm nuôi và đầm lắng sẽ luôn luôn được lưu thông
với nhau tránh hiện tượng stress của tôm (do thay đổi môi trường đột ngột).
Lắp hệ thống quạt ở 4 góc đầm kết hợp với hệ thống sục khí xung quanh
lòng đầm để tăng hàm lượng oxi trong nước đồng thời tạo nên vòng xoáy đưa
những chất thải nặng về giữa lòng đầm để tiện cho quá trình xi phông rút chất
thải. Như vậy, ta đã xử lý được cả chất thải ở dưới đáy đầm và chất thải lơ lửng
trong nước, đồng thời tăng hàm lượng oxi trong nước.
Xung quanh đầm thiết kế lưới quây để tránh sinh vật ngoại lai gây bệnh.
Bờ đầm thiết kế dốc ra ngoài để hạn chế nước mưa. Đặc biệt là có hệ thống
khung mái che để trùm áo mưa đảm bảo nhiệt độ ổn định.
Kết quả sau khi xử lý nước ở các giai đoạn phát triển của tôm trên mô
hình cho thấy môi trường nước luôn ở trạng thái ổn định: pH = 7,8 – 8,2; độ
13
mặn = 15 – 20‰; độ kiềm = 100 – 120 mgCaCO
3
/l; NH
3

< 0,1 mg/l; oxi hòa tan
> 4,0 mg/l.
Bọn mình đối chiếu so sánh kết quả trước khi xử lý nước và sau khi xử lý
nước ở các giai đoạn phát triển của tôm.
Đối với đầm nuôi truyền thống, không có giàn phun, hệ thống lọc, hệ
thống xi phông, không có đầm lắng và đầm xử lý nước thải thì chất lượng môi
trường không được đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất của tôm.
Vì độ ô nhiễm sẽ tăng theo thời gian sinh trưởng của tôm, do đó tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây dịch bệnh.

Biểu đồ độ ô nhiễm ở ao (đầm) nuôi tôm truyền thống
Còn đối với đầm nuôi tôm khép kín mà bọn mình thiết kế thì môi trường
ao nuôi luôn gần đạt tới điều kiện tối ưu ( môi trường lý tưởng ) khi đó hạn chế
mầm bệnh sinh ra, hạn chế rủi ro khi nuôi tôm.
Biểu đồ độ ô nhiễm ở ao (đầm) nuôi tôm khi xử lý nước
bằng mô hình khép kín
14
Như vậy sự khác biệt lớn nhất giữa đầm nuôi tôm truyền thống với đầm
nuôi tôm khép kín như bọn mình đã thiết kế ở đây là hệ thống phun nước và xử
lý nước (cho đến nay tất cả các đầm mà bọn mình biết đều không có hệ thống
này). Điểm khác biệt thứ hai là không có đầm lắng hoặc có nhưng diện tích nhỏ
và không thường xuyên kiểm tra các chỉ số nước ở trong đầm. Vì vậy khi cần
châm thêm nước vào đầm nuôi (do nước bay hơi) thì không có nguồn nước lý
tưởng. Hơn nữa, cách nuôi truyền thống không có sự tuần hoàn nước liên tục
giữa đầm nuôi và đầm lắng; đặc biệt không có đầm để xử lý nước thải, mà khi
thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, mầm bệnh
được ủ từ vụ trước cho đến vụ sau và không tận dụng được chất thải của tôm để
nuôi ngao, sò tăng thêm thu nhập.
Tóm lại so với đầm nuôi tôm truyền thống thì đầm nuôi tôm khép kín đã
được xử lý nguồn nước ổn định trước, trong và sau quá trình nuôi tôm: Có thể

giảm được 90% các loại dịch bệnh, hạn chế sử dụng hóa chất trong khi nuôi
tôm, lượng phân và lượng thức ăn thừa thải ra môi trường không đáng kể, lợi
nhuận của bà con nông dân được nâng lên vì khí đó không còn hiện tượng tôm
chết hàng loạt nữa, ngoài ra còn có cả ngao sò để bán giúp tăng thêm thu nhập
và giảm chi phí cho quá trình nuôi tôm.
Cuối cùng sau nhiều ngày nghiên cứu miệt mài, bọn mình đã tìm ra
nguyên nhân vì sao tôm chết hàng loạt và cách khắc phục hiện tượng tôm chết
hàng loạt. Bọn mình đã cùng nhau làm ra mô hình xử lý nước trong quá trình
nuôi tôm và đã nhiều lần lấy nước ở các giai đoạn phát triển của tôm trong chính
đầm gia đình mình và các hộ xung quanh xử lý thấy có hiệu quả rất cao nên bọn
mình quyết định về thuyết phục gia đình. Ban đầu, bố mẹ không để ý đến những
lời bọn mình nói, thuyết phục mãi không được bọn mình đành nhờ thầy giáo dạy
bộ môn Hoá - Sinh kể cho thầy nghe. Thầy đã nghe bọn mình lập luận thấy đúng
và có khả thi, cuối cùng thầy đã xuống nhà bọn mình, cùng thuyết phục bố mẹ
bọn mình. Bọn mình rất nhớ một câu mà thầy hay nói: “Hãy cho bọn trẻ một cơ
hội để chứng tỏ mình”.
15
Sau khi được thầy đến nhà thuyết phục bố mẹ, bố mẹ đã nghe và làm theo
ý kiến của bọn mình. Sau nhiều lần thí nghiệm thực tkế trên chính đầm tôm của
nhà mình thấy có khả quan, bố mẹ mình đã cho nuôi thực tế bằng mô hình khép
kín. Vụ tôm đó bố mẹ mình đã có tôm bán với giá rất cao (320.000đ/kg), vì con
tôm nặng đều và đặc biệt là tôm sạch. Tin này chẳng mấy chốc đã đồn ầm cho
cả làng biết và ai cũng vui mừng vì vụ tôm thắng lợi của gia đình mình. Cả làng
lũ lượt kéo nhau đến gia đình bọn mình để hỏi kinh nghiệm và hỏi cách nuôi
tôm khép kín. Bố mẹ và bọn mình nhiệt tình hướng dẫn cho bà con nông dân.
Đến bây giờ bố mẹ bọn mình cùng những người dân trong làng lại được
nuôi tôm và đã có tôm bán, đã có tiền trả nợ. Mấy đứa bạn trong nhóm lại được
cùng nhau đến trường tiếp tục theo đuổi việc học hành. Bọn mình đã có thêm rất
nhiều động lực để học đặc biệt là cả ba đứa bọn mình đều là học sinh giỏi.
Cùng trong thời gian đó, phòng Giáo dục tổ chức cuộc thi sáng tạo KHKT

đề tài của bọn mình được chọn đi thi và đã được giải nhất huyện, được gửi đi thi
cấp tỉnh và đạt giải nhì tỉnh. Trong thời gian này, bọn mình đang hoàn thiện và
nâng cấp đề tài để gửi đi thi quốc gia trong thời gian tới. Phải công nhận tin này
đồn rất nhanh và cả vùng ai cũng biết bọn mình vì được bằng khen của tỉnh và
được đi thi quốc gia. Sự nổi tiếng này là vì từ trước cho đến nay ở một trường
ven biển mà bọn mình học luôn là vùng trũng của giáo dục Hải Hậu, luôn xếp
trong tốp cuối của huyện thế mà học sinh có giải tỉnh và được đi thi quốc gia và
còn được lên tivi nữa chứ. Nhưng đến bây giờ bọn mình không chỉ nổi tiếng vì
điều đó mà bọn mình còn được bà con nông dân biết đến như một chuyên gia
nuôi tôm nhỏ tuổi vì đã khắc phục được hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Rất nhiều bà con ở quê bọn mình đã và đang làm theo mô hình nuôi tôm
khép kín của bọn mình (tuỳ từng điều kiện có thể chưa đầy đủ theo mô hình
nhưng cũng có rất nhiều khả quan). Bà con hay gọi bằng cái tên rất thân thương
“nuôi tôm học sinh”. Hiện nay, bà con nông dân rất tin tưởng vào việc học của
con em mình và đến bây giờ bà con nông dân thường nói bọn mình đã học ra
gạo ra tiền. Bọn mình không làm trực tiếp ra tiền nhưng bố mẹ bọn mình đã có
tiền để trả nợ và đã tiếp tục cho anh em bọn mình đi học. Các anh chị đang học
Đại học cũng rất biết ơn bọn mình vì bọn mình mà các anh chị không phải bỏ
16
học giữa chừng và quan trọng hơn cả là bọn mình không phải ở nhà lấy chồng
sớm. Hạnh phúc biết bao khi ở quê bọn mình đã có nhiều đổi thay, xã bọn mình
được công nhận là xã nông thôn mới. Bọn mình không hiểu rõ lắm về nông thôn
mới nhưng bọn mình thấy rằng ở quê bọn mình mọi người đang sống rất yên
bình và biết yêu thương nhau. Về phía bọn mình, bọn mình cảm thấy rất vui vì
bọn mình đã đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung
của xã hội. Câu chuyện của bọn mình là thế đấy, có được những điều đó bọn
mình rất biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ đặc biệt là thầy giáo dạy bộ môn Hoá -
Sinh. Thầy đã mang niềm tin và hy vọng cho bọn mình và cho cả quê hương bọn
mình nữa. Bọn mình nguyện hứa sẽ học thật nhiều chứ không phải học thật cao
như thầy Hoá - Sinh đã từng nói với bọn mình để phục vụ cho chính bản thân

gia đình và xã hội.
Bọn mình viết thư này gửi tới tất cả các bạn học sinh để chúng ta cùng
nhau chia sẻ. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bức thư này các bạn sẽ có nhiều
động lực hơn tiếp tục học tập tốt hơn, bởi có học mới mang lại cho ta sự tự tin
danh dự, bởi vì có học thì chúng ta mới biết được điều hay lẽ phải, mới làm chủ
được mình và làm chủ mọi thứ chúng ta muốn.
Thế là một ngày nghỉ ngơi của bọn mình sắp hết rồi. Có lẽ bọn mình sắp
phải chia tay các bạn để giúp cha mẹ thu muối và còn đi lễ nữa chứ. Hẹn thư sau
mình sẽ kể cho các bạn nghe về những tình thống khác mà bọn mình đã gặp phải
và đã giải quyết như: Giải quyết hậu quả sau cơn bão, ma chơi có thật hay
không, Internet có lợi và hại như thế nào, trò chơi dân gian giúp trẻ em phát
triển ra sao, con người sinh ra từ đâu, tại sao sau khi đi tiểu lại rùng mình…
nhiều tình huống hay và thú vị lắm các bạn ạ! Nếu các bạn muốn nghe và muốn
chia sẻ với bọn mình thì hãy nhớ hồi thư lại cho bọn mình nhé. Bọn mình rất
mong thư của các bạn.
Trước khi dừng bút bọn mình chúc tất cả các bạn Việt Nam và trên Thế
giới đều được hạnh phúc và được đến trường học như bọn mình nhé. Hãy cố lên
các bạn nhé, mình nhớ câu của Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta “ Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”. Bọn mình nghĩ rằng làm được nhiều việc nhỏ
là thành việc lớn đấy các bạn ạ! Đừng vội vàng quá các bạn nhé.
17
Bọn mình yêu tất cả các bạn
Thân ái!
Xuân-Hà-Hoài
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
a. Đối với học tập:
- Việc giải quyết tình huống đã giúp bản thân vận dụng các kiến thức lý
thuyết và thực hành vào trong thực tiễn đời sống.
- Củng cố các kiến thức mới và cũ được học để giải quyết các tình huống
hình thành nên kiến thức tổng hợp cho bản thân.

- Biết liên hệ kết nối các kiến thức ở các môn học khác nhau vào các tình
huống khác nhau.
- Hình thành nên thói quen tự nghiên cứu, tự giải quyết trước mỗi tình
huống, có lối tư duy khoa học lôgíc.
- Khi giải quyết được tình huống sẽ giúp bản thân tự tin trong học tập và
có niềm tin đối với việc học của bản thân mình.
b. Đối với thực tiễn, đời sống kinh tế xã hội.
- Giải quyết tình huống giúp bà con nông dân khắc phục được hiện tượng
tôm chết hàng loạt. Từ đó cải thiện đời sống kinh tế mang lại sự ấm n.o cho đời
sau
- Giải quyết tình huống giúp giảm thiểu tử vong khi tai nạn giao thông.
- Giải quyết tình huống giúp mọi người biết sống có trách nhiệm hơn với
chính mình, với gia đình, với cộng đồng.
- Giải quyết tình huống giúp xã hội có cái nhìn tích cực trước mỗi tình
huống bất lợi. Khẳng định con người đã làm chủ được thiên nhiên.
- Giải quyết tình huống giúp bà con nông tin tưởng vào khoa học.
18

×