TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG VỚI CUỘC THI:
“ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
PHỤ LỤC II
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN (HOẶC NHÓM GIÁO VIÊN) DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: QUẢNG NAM
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS: ĐÔNG GIANG
- Trường THCS KIM ĐỒNG
- Địa chỉ: XÃ BA- ĐÔNG GIANG-QUẢNG NAM
Điện thoại: ; Email:
Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên):
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ LINH SƯƠNG
Ngày sinh: 16/7/1980 Môn : VĂN- GDCD
Điện thoại: 0904649019 Email:
1
Phụ lục III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học:
Tiết:8 Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN
NHIÊN
(Môn: Giáo dục công dân lớp 6)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
-Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
-Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
2.1 Kĩ năng chuyên môn:
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.
-Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.
-Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người
bảo vệ thiên nhiên.
2.2 Kĩ năng sống:
-KN giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.
-KN tư duy phê phán đánh giá những hành vi phá hoại thiên nhiên.
-KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện
pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về, bảo
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí,
Lịch sử, Ngữ văn, tự nhiên, xã hội…. để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 59 em.
Số lớp thực hiện: 2.
Khối lớp: 6.
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng
dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối
với môn Giáo dục Công dân 6.
2
Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn
đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong
môn học đó.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm thiên nhiên
bao gồm những gì, y nghĩa của thiên nhiên đối với đời sống con người từ đó các em
có thức để sống gần gũi, bảo vệ thiên nhiên.
Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra.
Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có
hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều
hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- Thông tin, tranh ảnh, videoclip về phá hủy thiên nhiên.
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
+ Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet; Đĩa CD in sản phẩm đã đóng gói;
Máy chiếu projecter)
+ Phần mềm VIOLET
HS: Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên hoặc thiên nhiên bị tàn phá
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức.
b) Kiểm tra bài cũ ( Hoặc kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh).
c) Tổ chức các hoạt động dạy học
- Vào bài- kết nối: GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học:
+ Treo tranh “Sau cơn lũ”- Bộ tranh GDCD 6.
+ Nêu vấn đề: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh này?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đó là hình ảnh về những trận lũ lụt, mà
nguyên nhân là do sự tàn phá thiên nhiên của con nguời. Vì vậy để bảo vệ cuộc sống
của mình và loài người, mỗi người phải có ý thức về vấn đề môi truờng. để tìm hiểu
về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay: Yêu thiên nhiên, sống hoà
hợp với thiên nhiên. Để học tốt bài này thì đòi hỏi chúng ta vận dụng kiến thức của
nhiều môn như: Địa lí, Sinh học, Lịch sử, Ngữ văn và kể cả kiến thức về chính trị xã
hội…
- Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử VIOLET)
Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút).
Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS tìm
hiểu như sau:
+ Mục I: Hình thành cho HS những kiến thức về thiên nhiên bao gồm những
yếu tố nào?.
Để giúp HS hình thành những kiến thức về thiên nhiên, GV cho HS quan sát
tranh về thiên nhiên và môi trường, sử dụng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não,
3
tia chớp, các kiến thức đã học ở môn Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, các kiến thức tự
nhiên, xã hội do học sinh tự tìm hiểu.
+ Mục II: Tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con
người.
Các phương pháp dạy học được sử dụng: quan sát, phân tích, thảo luận nhóm,
vấn đáp. Các kĩ thuật dạy học được áp dụng: động não, nhóm.
Để giúp học sinh hiểu vai trò, tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên
thiên nhiên đối với đời sống con người, GV đưa ra các thông tin, sự kiện, câu
chuyện, tranh ảnh…về vai trò của rừng, tài nguyên nước, về môi trường để học sinh
phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận.
Mục này cần tích hợp các kiến thức về lịch sử, xã hội, Ngữ văn, Sinh học, Địa
lý.
+ Mục III: Nêu biên pháp cần phải bảo vệ thiên nhiên.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: thảo luận, vấn đáp, nhóm,
lập dự án, động não…
Để giúp học sinh hiểu được bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ của mỗi chúng ta
GV giúp HS thấy được: thiên nhiên rất cần thiết cho con người, nếu thiên nhiên bị
khai thác thiếu kế hoạch, bị tàn phá, săn bắt, khai thác đến mức cạn kiệt (qua các
tranh ảnh, thông tin, băng vioclip…).
Mục này cần tích hợp các kiến thức lịch sử, Địa lí, kiến thức xã hội
để hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
+ Mục IV: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được vận dụng ở mục này: luyện tập, thảo
luận, vấn đáp, nhóm, quan sát, động não, tia chớp.
Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa cần giải quyết, GV cho HS làm thêm bài
tập trò chơi ô chữ để khắc sâu kiến thức, và lập bản đồ tư duy để khái quát hóa nội
dung bài học.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.
Câu hỏi: Để xây dựng trường ta luôn xanh-sạch- đẹp, theo em học sinh chúng ta
cần thực hiện những công việc cụ thể nào ?
Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
- Giữ gìn VS trường lớp sạch sẽ.
- Trồng và chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh.
- Tuyên truyền bằng nhiều biện pháp trong trường (Kịch, vẽ tranh, Thi làm đồ
dùng tự chế từ VL phế thải, thi viết về chủ đề MT ).
- Tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật.
- Bố trí hợp lý các khu vệ sinh.
-Trang trí làm đẹp các khu vệ sinh,
8. Các sản phẩm của học sinh
20 học sinh đạt: 9.
20 học sinh đạt: 8.
10 học sinh đạt:7.
9 học sinh đạt: 6.
4
Tiết:8 Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN
NHIÊN
Ngày soạn : 03 /10/ 2013
Ngày giảng: 10/10/2013
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
-Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
-Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
2.1 Kĩ năng chuyên môn:
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.
-Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.
-Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người
bảo vệ thiên nhiên.
2.2 Kĩ năng sống:
-KN giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.
-KN tư duy phê phán đánh giá những hành vi phá hoại thiên nhiên.
-KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
3. Thái độ:
-Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
-Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH HỢP:
- Động não.
- Kĩ thuật hỏi chuyên gia.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống hoặc đóng vai
III. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- Thông tin, tranh ảnh, videoclip về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
- Biểu đồ về sự biến đổi diên tích rừng ở Việt Nam qua các thời kì.
- Phiếu câu hỏi cho hoạt động 3 và hoạt động 6.
- Máy chiếu, đầu Projecter.
HS: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Thế nào là lòng biết ơn? Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em
dự định làm gì để thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy, cô giáo đã và đang dạy
mình?
Câu hỏi 2: Là học sinh em cần phải biết ơn những ai ? Hãy kể những ngày lễ lớn
trong năm thể hiện lòng biết ơn?
5
3/ Bài mới::
a. Khám phá:
GV trình chiếu 4 tranh “Sau cơn lũ”. Nêu vấn đề bàn luận: Em có suy nghĩ gì
về hình ảnh này?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đó là hình ảnh về những trận lũ lụt, mà
nguyên nhân là do sự tàn phá thiên nhiên của con nguời. Vì vậy để bảo vệ cuộc sống
của mình và loài người, mỗi người phải có ý thức về vấn đề môi truờng. để tìm hiểu
về vấn đề này đòi hỏi chúng ta vận dụng kiến thức của nhiều môn như: Địa lí, Sinh
học, Lịch sử, Ngữ văn và kể cả kiến thức về chính trị xã hội…
b. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: THEO DÕI KÊNH CHỮ CHỮ VÀ KÊNH HÌNH KẾT HỢP VỚI
ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU VỀ TRUYỆN ĐỌC: MỘT NGÀY CHỦ NHẬT BỔ
ÍCH
Mục tiêu: Học sinh hiểu cảnh đẹp ở Tam Đảo , những cảm xúc khi thăm Tam Đảo, từ
đó con người nên sống với thiê nhiên như thế nào/
- Rèn luyện KNS trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK.
*Khai thác thông tin truyện đọc SGK
GV gọi HS đọc truyện diễn cảm, sau đó chia nhóm (2 bàn /
nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi phần
gợi ý:
- N1: Qua truyện, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả như thế
nào?
(Đồng ruộng một màu xanh ngắt, mặt trời chiếu tia nắng
vàng rực rỡ, vùng đất xanh mướt khoai – ngô – chè, núi hùng
vĩ mờ trong sương, cây xanh nhiều, mây trắng như khói đang
vờn quanh)…
- N2: Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp thiên
nhiên?
(Tâm trạng vui tươi thoải mái, người khoẻ ra vì hít thở không
khí trong lành của thiên nhiên -> yêu thiên nhiên).
- N3:Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người ntn?
( VẬN DỤNG THÊM KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC ĐỂ
TRÌNH BÀY)
(Rất cần vì cung cấp nước sinh hoạt, không khí để hít thở -
khi quang hợp cây xanh hút khí cacbonic nhả ra khí oxi-, cây
xanh tạo bóng mát và cảnh quan).
- N4: Bản thân mỗi người phải làm gì với thiên nhiên?
(Phải giữ gìn, bảo vệ, tuyên truyền nhắc nhở mọi người thực
hiện, tích cực trồng nhiều cây xanh và vệ sinh nơi ở)
=> Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến
thức và chốt chuyển ý.
I/ Truyện đọc:
Một ngày chủ nhật bổ
ích.
6
Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
Mục tiêu: HS nắm được thiên nhiên bao gồm những yếu tố nào, vai trò của thiên
nhiên đối với đời sống con người từ đó chúng ta có những biện pháp nào để bảo vệ
thiên nhiên .
- Rèn luyện các kĩ năng sống: Xử lí thông tin; tư duy phê phán; xác định giá trị.
*Cách tiến hành:
GVgiới thiệu những hình ảnh để HS xác định những yếu tố
của thiên nhiên.
GV giới thiệu những videoclip về những tác động của con
người và hậu quả của những tác động đó đối với thiên nhiên,
đối với con người
Cho Hs cho HS nghiên cứu, trao đổi qua kênh hình trên màn
hình.
1. Thiên nhiên bao gồm những yếu tố nào?
GV đặt câu hỏi:
Qua quan sát hình ảnh những yếu tố nào có trong tranh?
HS trả lời : Mây, núi, cây, không khí
Nhận xét: Đó là những yếu tố của thiên nhiên .
? Hãy kể một số cảnh đẹp của địa phương Quảng Nam?
- Nhận xét: Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung có
rất nhiều cảnh đẹp. Nó góp phần nâng cao đời sống tinh thần
của con người.
GV tích hợp kiến thức môn Địa lí để giới thiệu tài nguyên
thiên nhiên ở nước ta:
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng; tài
nguyên nước; có 2360 con sông dài trên 10km. Sinh vật;
thực vật có tới 14600 loài. Động vật có 11200 loài;
- GV đã hình thành cho các em khái niệm Thiên nhiên bao
gồm những yếu tố nào?
2. Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người:
? Khi đi tham quan các cảnh đẹp em thấy mình như thế nào?
? Ngoài ý nghĩa về tinh thần, thiên nhiên còn có vai trò như
thế nào đối với sự phát triển đất nước? Lấy ví dụ chứng
minh.
(Có vai trò đối với sụ phát triển kinh tế, nông nghiệp, lâm
nghiệp, du lịch )
- Nhận xét., nhấn mạnh: Thiên nhiên là tài sản vô giá của dân
tộc và nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con
người và sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
? Dựa vào những kiến thức thực tiễn của mình, hãy cho biết
diện tích rừng ở địa phương ta như thế nào? Nguyên nhân
nào dẫn đến sự thay đổi đó? Hậu quả?
HS Trả lời: rừng dần bị thu hẹp, nguyên nhân: chặt phá rừng
bữa bãi, đốt rừng làm nương rẫy
II. Nội dung bài học:
1.Thiên nhiên bao
gồm những yếu tố
nào?
Thiên nhiên gồm: Bầu
trời, không khí, đất,
nước, sông, suối, rừng
cây, núi đồi, khoáng sản
2. Vai trò của thiên
nhiên:
Thiên nhiên rất cần
cho cuộc sống con
người, vì:
- Cung cấp cho con
người những thứ cần
thiết, đáp ứng nhu cầu
tinh thần, là môi trường
sống của con người.
7
- >Rừng bị tàn phá, thiên nhiên bị tàn phá đã làm ảnh hưởng
đến môi trường sống của con người dẫn đến hiện tượng lũ
ống, lũ quét thiệt hại về người và của.
Tích hợp môn Ngữ văn
?Em hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc”
GV kết luận:Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” là câu nói
quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có trù phú của nước ta
về tài nguyên thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm
yêu quý của đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc.
Rừng vàng: ý muốn nói tác dụng của rừng đối với con người
là rất quan trọng, quý như vàng. Từ rừng có thể khai thác
được nhiều lâm sản, trồng trọt, rừng là lá phổi xanh điều hòa
bầu khí quyển… Biển bạc: Biển là nơi cung cấp nguồn thủy
hải sản vô giá, đồng thời biển cũng là nơi du lịch…
Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “Rừng vàng biển bạc”.
Con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở rừng và
biển trở thành vàng bạc thực sự. (Tức là nó chỉ đúng khi con
người chúng ta biết khai thác sử dụng đúng cách, chứ không
thể đi phá cây, chặt rừng mà gọi là ‘rừng vàng, biển bạc’
được.)
GV tích hợp môn lịch sử cung cấp thông tin:
Ngày 10 - 8 - 1961, khi chiếc máy bay trực thăng H34 của
không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai
quang đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô
bắt đầu cuộc chiến tranh hoá học dã man bậc nhất trong lịch
sử nhân loại với mật danh “Ranch Hand”; cho tới khi kết
thúc năm 1971, đã có khoảng 170 kg đioxin - loại chất độc
mà chỉ cần một muỗng cà phê cũng có thể giết hàng triệu
người. Đioxin – loại chất độc đe dọa trực tiếp đến sự sống
của mỗi loài động vật. Là vùng rừng dày đặc, Quảng Trị sớm
trở thành một trọng điểm trong kế hoạch thiết lập “vành đai
trắng” của giặc. Khoảng 15.000 nạn nhân, trong đó gần
2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng. Có hơn 1.500 ha
rừng, hoa màu thời đó đã bị chết do chất độc từ máy bay Mỹ
thả xuống, chủ yếu tập trung vào hai xã Cam Chính, Cam
Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ ngày nay… Những cánh rừng
nối tiếp bám rễ vào đất như muốn hút hết chất độc còn lại để
con người được nằm xuống yên bình, mà chẳng được. Rồi
lớp lớp người từ chiến trường xưa kia bị nhiễm độc trở về,
dẫu có “tích đức” hàng chục vạn năm vẫn không nắn lại
được hình người của họ, của con họ, cháu họ. Đó là đỉnh
điểm, cũng là tận cùng của di chứng tội ác.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị
dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc đioxin…
Việc Đế quốc Mỹ dội bom xuống các cánh rừng Trường Sơn
- Thiên nhiên bị tàn phá
sẽ làm ô nhiễm môi
trường, mất cân bằng
sinh thái, gây ra những
hậu quả nặng nề mà con
người phải gánh chịu.
8
không những làm giảm diện tích rừng che phủ của ta, mà còn
làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng mà còn kéo dài qua rất
nhiều năm, rất khó khắc phục.
- GV cho HS xem đoạn phim về việc doanh nghiệp đổ chất
thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông Thị Vải.
Nêu vấn đề: Em suy nghĩ gì sau khi xem đoạn phim trên.
HS trả lời theo cảm nhận riêng của mình: vì lợi nhuận
trước mắt , công ty Vedan bất chấp sự hủy diệt môi trường
cũng như sức khỏe con người
3. Thái độ và hành động của chúng ta:
- Qua các kiến thức về tự nhiên và xã hội, em có nhận xét
gì về thực trạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên của VN và
thế giới?
GV kết luận:
- Đất trồng trọt đang bị mất khả năng sản xuất do nạn xói
mòn, nhiều đất hoang hóa và bạc màu.
- Nguồn nước (sông, biển, hồ,…) đang bị ô nhiễm nặng.
- Diện tích rừng bị thu hẹp, mất dần những cánh rừng nguyên
sinh rậm rạp, những loại gỗ quý, những loài động vật quý
hiếm.
- Khí hậu có sự thay đổi, trái đất đang dần nóng lên.
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm.
+ Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt.
GV tiếp tục cho THẢO LUẬN NHÓM( THEO CẶP ĐÔI)
Nêu các hành vi làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên? Liên
hệ bản thân và gia đình. Các hành vi đó gây ra hậu quả gì?
HS báo cáo kết quả và nhận xét, bổ sung.
(GV lưu ý: Hiện nay bản thân các em, gia đình các em và
những người xung quanh đã có những hành vi làm ô nhiễm
môi trường như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, vứt rác thải
không phân huỷ bừa bãi….
Đối với tài nguyên thiên nhiên thì cũng đã khai thác và sử
dụng nguồn nước sạch bừa bãi: rửa chuồng lợn, đánh vữa hồ
xây dựng….Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ thiếu
nước sạch để phục vụ nhu cầu đời sống con người)
? Vậy mỗi người, xã hội cần làm gì để có thể bảo vệ thiên
nhiên?
GV kết luận toàn bài: Mỗi người cần rèn luyện cho mình lối
sống gần gũi, yêu thên nhiên. Vì đó vừa là trách nhiệm vừa
là quyền lợi của mỗi người.
3. Thái độ và hành động
của chúng ta:
-Yêu nhiên, sống gần
gũi, hoà hợp với
thiên nhiên.
- Cần phải bảo vệ thiên
nhiên.
- Ngăn chăn, lên án
những hành vi phá hoại
thiên nhiên.
- Tuyên truyền cho mọi
người cũng thực hiện.
Hoạt động 4: THỰC HÀNH/ LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đánh giá và ứng xử trước những tình huống
liên quan đến vấn đề môi trường.
- Rèn luyện các KNS: Ra quyết định; tư duy phê phán; kiểm soát cảm xúc.
9
Bài tập 1.Trong những hành vi sau, hành vi nào
đúng ? Hành vi nào sai ?
1. Chặt cây rừng lấy gỗ trái phép.
2. Đốt rừng làm nương rẫy.
3. Đi tắm biển.
4. Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan.
5. Săn bắn thú rừng bừa bãi.
6. Buôn bán động vật quí.
7. Khơi thông nguồn nước.
8. Trồng cây xanh ở rừng đầu nguồn.
Bài tập 2: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tình
yêu thiên nhiên và cuộc sống hòa hợp với thiên
nhiên?
1. Mùa hè, cả nhà Thuỷ thường đi tắm biển ở Sầm
Sơn.
2. Lớp Tuấn tổ chức đi cắm trại ở một khu đồi có
nhiều bãi cỏ xanh như tấm thảm.
3. Trường Kiên tổ chức đi tham quan vịnh Hạ Long
(ở tỉnh Quảng Ninh), một trong những di sản văn hoá
thế giới.
4. Lớp Hương thường xuyên chăm sóc cây và hoa
trong vườn trường.
5. Bạn Nam xách túi rác của nhà mình vứt ra vườn
hoa
Bài tập 3. GV tiến hành cho HS chơi trò chơi ô chữ.
1. Đây là thành phần quan trọng của thiên nhiên
và chiếm 75% thể tích cơ thể
2. Đây là môi trường sống của hàng nghìn loài cá
và san hô
3. Chúng ta phải sống gần gũi và với thiên
nhiên
4. Đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại
Việt Nam, được UNESSCO công nhận là di
sản văn hoá thế giới, thuộc tỉnh Quảng Ninh.
5. : được mệnh danh là lá phổi xanh
III. Bài tập
Bài tập 1.Trong những hành vi
sau, hành vi 3,7,8 đúng vì Gần
gũi với thiên nhiên, làm sạch
nguồn nước, tránh ô nhiễm,
trông cây tránh lũ ⇒ Gần gũi
với thiên nhiên, giữ gìn bảo vệ
thiên nhiên
* Hành vi 1,2,4,6 sai vì Phá
hoại rừng đầu nguồn, gây ô
nhiễm môi trường làm mất cân
bằng sinh thái ⇒Đây là những
hành vi phá hoại thiên nhiên.
-> Những hành vi trên cần
được ngăn chặn, lên án
Bài tập 2: Biểu hiện thể hiện
tình yêu thiên nhiên và cuộc
sống hòa hợp với thiên nhiên:
1,2,3,4.
Bài tập 3:
1. NƯỚC
2. BIỂN
3. HÒA HỢP
4. VỊNH HẠ LONG
5. RỪNG
4. Củng cố: Em hãy lập bản đồ tư duy khái quát lại các nội dung bài học.
5. Dặn dò: Học thuộc bài và làm bài tập còn lại SGK trang 17
10
- Xem lại bài cũ từ bài 1 đến bài 7 để kiểm tra ( 1 tiết)
11