Trong quá trình thực hiện hành vi thương mại, chủ sở hữu doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm tài sản bao gồm các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của
doanh nghiệp đó. Thực tiễn pháp lí đã biết đến hai chế độ trách nhiệm tài sản được
áp dụng cho các doanh nghiệp ( DN ) là: chế độ chịu trách nhiệm vô hạn ( TNVH )
và chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ). Sự khác biệt giữa hai chế độ chịu
trách nhiệm này là vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp còn đang quan tâm.
1 - Phân biệt chế độ chịu THVH và chế độ chịu TNHH của chủ sở hữu DN.
- Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn (TNVH) của chủ sở hữu DN là chế độ mà
trong đó: DN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu đối với kết quả
kinh doanh của DN. Loại DN này nếu kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến phá sản DN
thì không những phải chịu trách nhiệm tài sản về các khoản nợ trong phạm vi vốn,
tài sản của DN mà còn là toàn bộ tài sản của chủ sở hữu DN, kể cả các tài sản
không đưa vào kinh doanh. Điều này bắt nguồn từ sự không tách bạch giữa tài sản
của chủ sở hữu DN với tài sản của DN.Các loại hình thương nhân áp dụng chế độ
chịu TNVH gồm: DN tư nhân, những thành viên hợp danh của công ty hợp danh
và chủ hộ kinh doanh cá thể .
Ví dụ : ông A thành lập một DN tư nhân có số vốn đăng kí kinh doanh là 3 tỷ.
Ngoài ra ông A có 7 tỷ tiền vốn bất động sản. Nếu DN tư nhân của ông A làm ăn
thua lỗ, không có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng số vốn đã đăng kí kinh
doanh là 3 tỷ thì ông A tiếp tục phải đem 7 tỷ tiền bất động sản ra thực hiện nghĩa
vụ trả nợ.
- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn (THHH) của chủ sở hữu DN là chế độ mà
trong đó tồn tại giới hạn về tài sản giữa một bên là tài sản thương sự (tài sản đem
ra kinh doanh) và một bên là tài sản dân sự. Tức là chủ sử hữu DN chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn, tài sản của DN mình (chịu trách nhiệm
trong phạm vi vốn điều lệ đăng kí với cơ quan nhà nước), mà không có nghĩa vụ
đưa tài sản của mình (tài sản dân sự) để trả nợ cho DN trong trường hợp doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản.
Ví dụ: Nếu ông A thành lập một công ty TNHH một thành viên cũng có số vốn
đăng kí kinh doanh là 3 tỷ và ngoài ra có 7 tỷ vốn bất động sản. Sau một thời gian
DN làm ăn thua lỗ với tổng số nợ phải trả là 8 tỷ thì ông A chỉ phải chịu trách
1
nhiệm trả nợ trong phạm vi số vốn đã đăng kí kinh doanh là 3 tỷ mà không phải
đem 7 tỷ vốn bất động sản kia ra trả nợ.
Các loại hình hình áp dụng chế độ này gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần.
Từ sự khái quát chung về chế độ chịu TNVH và chế độ chịu TNHH của chủ sở
hữu DN ta có thể thấy được mấy nét khác biệt cơ bản sau đây :
Thứ nhất: Vốn trong DN theo chế độ TNVH và chế độ TNHH.
Nguồn vốn ban đầu của các DN theo chế độ chịu THVH xuất phát chủ yếu từ
tài sản của một cá nhân (gọi là vốn đầu tư của chủ DN) hoặc vốn chung của một hộ
gia đình. Người bỏ vốn sẽ là chủ sở hữu DN và không có sự phân biệt giữa tài sản
của chủ sở hữu DN và tài sản của DN. Trong khi chế độ chịu TNHH thì chủ DN
chỉ là một trong những người bỏ vốn, số vốn còn lại được huy động từ bên ngoài
(do các cổ đông hoặc thành viên công ty bỏ ra) và người chủ sở hữu DN là người
bỏ vốn nhiều nhất. Vốn do các thành viên đóng góp gọi là vốn điều lệ, có sự phân
định rõ ràng tài sản của DN và tài sản của các thành viên DN.
Thứ hai: về cách thức tổ chức quản lý
Đối với chế độ chịu TNVH, chủ sở hữu DN có toàn quyền quản lý đối với DN,
quản trị và điều hành DN được dễ dàng hơn. Còn đối với chế độ TNHH, chủ sở
hữu DN không thể chỉ dựa trên ý kiến bản thân để quản lý DN mà phải thông qua ý
kiến của những thành viên khác trong hội đồng quản trị hay các cổ đông…
Thứ ba: về phá sản, giải thể.
Đây là đặc điểm phân biệt quan trọng nhất giữa 2 loại chế độ này: Nếu chế độ
chịu TNVH khi phá sản, giải thể, chủ DN bắt buộc phải thanh toán hết tất cả các
khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản của DN, nếu tài sản của DN không đủ để
thanh toán nợ hết thì chủ DN phải sử dụng “tiền túi – tài sản dân sự” của mình ra
để trả nợ. Có 2 loại THVH là THVH tương đối ( chịu trách nhiệm đến hết tài sản
của chủ DN) và TNVH tuyệt đối (chịu trách nhiệm đến cùng khi nào trả hết nợ thì
thôi “nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu”). Khác với nó trong chế độ TNHH chủ DN chỉ
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN trong phạm vi
số vốn điều lệ của DN đã đăng kí kinh doanh với Nhà nước.(đó là giới hạn khả
năng trả nợ của DN).
2 - Ý nghĩa của chế độ chịu TNVH và TNHH trong hoạt động kinh doanh.
2
2.1 - Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ DN.
Chế độ chịu TNVH có thuận lợi về việc chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn
đề của DN, nếu DN làm ăn phát đạt thì được hưởng toàn bộ số lãi từ hoạt động
kinh doanh; ngoài ra, chế độ này cũng tạo được lòng tin từ những nhà đầu tư vì
phần vốn họ bỏ ra có khả năng thu hồi cao, ít thất thoát .
Nhưng chế độ này cũng có những mặt bất lợi của nó, chủ yếu thuộc về chủ sở
hữu: là người chịu rủi ro cao nhất trong hoạt động kinh doanh, nếu DN làm ăn thua
lỗ hoặc phá sản, họ sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro, bắt buộc phải hoàn trả hết vốn
cho những nhà đầu tư, chủ nợ có quyền đòi nợ chủ của DN kể cả tài sản riêng của
chủ doanh nghiệp nếu món nợ lớn hơn toàn vốn của DN.
2.2 - Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ DN.
So với chế độ chịu TNVH thì ưu điểm của chế độ chịu TNHH mang lại lợi ích
cho những chủ sở hữu DN cũng như những thành viên bỏ vốn của nó : cho họ có
khả năng có số vốn cao hơn số vốn họ bỏ ra, vẫn được hưởng số lãi từ hoạt động
thương mại mà ít phải chịu rủi ro nếu DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Ngoài
ra, chủ đầu tư cũng được hưởng lợi từ chế độ này trong việc được quyền đóng góp
ý kiến, quản lý công ty của các thành viên …
Mặt hạn chế mà chế độ này đem tới cho người đầu tư đó là sự rủi ro cao hơn (so
chế độ chịu TNVH) : họ có khả năng mất toàn bộ hoặc một phần vốn khi đầu tư
vào DN nếu DN đó làm ăn thua lỗ, điều này tác động tới lòng tin của những nhà
đầu tư cũng như số vốn họ bỏ ra cho một DN theo chế độ TNHH.
Nhìn chung chế độ chịu TNVH và chế độ chịu TNHH đều có một số mặt
mạnh và một số hạn chế nhất định mà mỗi nhà đầu tư cần phải thận trọng xem xét
khả năng và nhu cầu thực tế của mình để chọn một hình thức đầu tư phù hợp và
đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
3