GIÁO ÁN: GDCD8 GIÁO VIÊN : LƯU THỊ HẢI
Tuần 30- Tiết 30 Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ
Ngày soạn: 27/3/2013 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày dạy: 30/3/2013 (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992
2. Kĩ năng:
- Học sinh có nếp sống và thói quen " Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"
3.Thái độ:
- Hình thành cho học sinh ý thức" Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về Hiến pháp
II/. THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 . Chuẩn bị của GV:
- Giáo dục pháp luật trong các trường chuyên nghiệp ( Tài liệu phục vụ giảng dạy, học
tập môn pháp luật năm 2000)
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hiến pháp là gì?
Sơ lược đáp án:
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các
qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp .(10 điểm)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả mọi quyền lực nhà nước đều
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức. Để hiểu rõ hơn
chúng ta cùng tìm hiểu tiếp
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
* Mục tiêu: HS nêu được nội dung cơ bản
của Hiến pháp nước CHXHCNVN.
Cách tiến hành:
Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung t 1
? Hiến pháp có thể qui định chi tiết tất cả
các vấn đề không?
Các qui định của Hiến pháp là nguồn là căn
cứ pháp lí cho tất cả các nghành luật .
II/ Nội dung bài học:
2. Nội dung Hiến pháp:
Quy định những vấn đề nền tảng những
nguyên tắc mang tính định hướng của
đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản
chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
GIÁO ÁN: GDCD8 GIÁO VIÊN : LƯU THỊ HẢI
" Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp
với Hiến pháp và là sự cụ thể hoá Hiến pháp
"
Hoạt động 3:
* Mục tiêu: HS nêu được vai trò, vị trí của
Hiến pháp.
Cách tiến hành:
GV: Cho học sinh đọc Hiến pháp ở sách
giáo khoa điều 83, 147
Nhóm 1 + 2: ? Vì sao nói Quốc hội là cơ quan
duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp ?
Nhóm 3 + 4:? Cơ quan nào mới có quyền sửa
đổi Hiến pháp? Việc sửa đổi Hiến pháp phải
được bao nhiêu đại biểu tán thành ?
Đọc cho học sinh nghe truyện: " Chuyện bà
luật sư Đức"
Giải thích vì sao bà luật sư khẳng định "
Thứ bảy là ngày nghĩ tôi sẽ không đến đồn
cảnh sát để làm chứng và tôi cũng sẽ không
vi phạm luật "
Giáo viên: Nhấn mạnh Hiến pháp là đạo
luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp
lí cao nhất
Hoạt động 3: Bài tập
GV: HD hs làm bài tập ở sgk.
Bài tập 2
Bài tập 3:
3. Vai trò vị trí của Hiến pháp:
- Hiến pháp Việt Nam là sự cụ thể hoá
đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách
mạng
- Hiến pháp Việt Nam định hướng cho
đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước
Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình
tự thủ tục đặc biệt được qui định trong Hiến
pháp
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp
hành Hiến pháp, pháp luật.
4. Luyện tập:
2. Đáp án:
- Hiến pháp, luật doanh nghiệp, luật thuế giá
trị gia tăng, luật giáo dục.
- Qui chế tuyển sinh đại học và cao đẳng.
- Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh
3. Đáp án:
- Quốc hội, hội đồng nhân tỉnh.
- Chính phủ, uỷ ban nhân dân quận, bộ giáo
dục và đào tạo, bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, sở giáo dục và đào tạo, sở lao
động thương binh xã hội, phòng giáo dục và
đào tạo.
-Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Toà án nhân dân tỉnh.
III/ Bài tập:
Bài tập 2
Bài tập 3:
3. Củng cố : Đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk
4. Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài thật kỹ
+ Chuẩn bị trước bài mới.Bài 21 Pháp luật nước CHXHCNVN.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu