Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năngứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họccho giáo viên thpt tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỌC VIÊN: VŨ THỊ LỆ HUYỀN



PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN THPT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ




NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401







TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ
VŨ THỊ LỆ HUYỀN



PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN THPT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN NGỌC DŨNG






TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2012
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ tên: Vũ Thị Lệ Huyền Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 13/9/1980 Nơi sinh: Cần Thơ

Quê quán: Nam Định Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: 87 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TPCT
Điện thoại: 0906864000
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: chính quy
Thời gian đào tạo từ năm 2000-2005
Nơi học: Trường đại học Cần Thơ
Ngành học: Kỹ sư tin học
2. Sau đại học
Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo từ năm 2011-2013
Nơi học: Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận
2006-2007

Trường THPT Bán công Nguyễn Việt Dũng Giáo viên
2007-2012

Trung tâm Ngoại ngữ Tin học TPCT Giáo viên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 10 năm 2012
(Ký tên và ghi rõ họ tên)




Vũ Thị Lệ Huyền
LỜI CẢM ƠN

Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dũng nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tây
Ninh. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho người nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Quý Thầy Cô giảng viên Phòng quản lý Khoa học - Quan hệ Quốc tế và
Sau đại học trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý Thầy Cô giảng viên tham gia giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học tại
Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Tin học đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học.
Ban Giám hiệu và giáo viên các trường THPT tại Cần Thơ đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và tham khảo ý kiến đánh giá
tính khả thi của đề tài.
Các bạn học viên lớp Giáo dục học tại Cần Thơ và gia đình đã động viên,
giúp đỡ người nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tiến sĩ Võ Thị Xuân, giảng viên chính Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy trong suốt
khóa học, cung cấp những kinh nghiệm, kiến thức quý báo cho người nghiên cứu
để hoàn thành luận văn.

MỤC LỤC
Phần A: Mở Đầu 1
MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. MỤc đích nghiên cỨu 5
3. GiẢ thuyẾt nghiên cỨu 5
4. ĐỐi tưỢng nghiên cỨu, khách thỂ nghiên cỨu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 5
4.2 Khách thể nghiên cứu: 5
5. NhiỆm vỤ nghiên cỨu 5
6. Phương pháp nghiên cỨu 6
7. GiỚi hẠn NGHIÊN CỨU 7
8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8
Phần B: Nội dung 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO 10
1.1 KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN 10
1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ về xây dựng chương trình 10
1.1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ về công nghệ thông tin. 11
1.2 Các nguyên tẮc xây dỰng chương trình đào tẠo. 12
1.3 Các kẾt quẢ nghiên cỨu trong và ngoài nưỚc đã công bỐ 16
1.4 Phát triỂn chương trình đào tẠo (Curriculum Development) 17
1.5 Qui trình phát triỂn chương trình đào tẠo (CTĐT) 18
1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THPT TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ 30
2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG 30
2.1.1 Đối tượng đào tạo 30
2.1.2 Nội dung đào tạo 30

2.2 TỔNG QUAN NGÀNH GIÁO DỤC TẠI TP CẦN THƠ 31
2.2.1 Thực trạng ngành Giáo dục và Đào tạo tại Tp.Cần Thơ 31
2.2.2 Thực trạng về ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Tp.Cần Thơ 32
2.2.3 Những chương trình bồi dưỡng tin học cho giáo viên THPT tại Cần Thơ: . 33
2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong các chương trình bồi dưỡng tin học hiện
nay 34
2.3 KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG 35
2.3.1 Xây dựng phiếu khảo sát 35
2.3.2 Chọn mẫu khảo sát 36
2.3.3 Kết quả khảo sát 37
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 39
KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
HỌC CHO GIÁO VIÊN THPT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 39
3.1 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THPT TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 39
3.2 PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ CÔNG VIỆC 39
3.3 CẤU TRÚC MÔ ĐUN CỦA CHƯƠNG TRÌNH 41
3.4 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT 42
3.5 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH 56
3.5.1 Cách thực hiện 56
3.5.2 Cách chọn mẫu 56
3.5.3 Kết quả khảo sát ý kiến đóng góp của các chuyên gia 57
Phần c: Kết luận kiến nghị 63
1. KẾT LUẬN 64
2. TỰ ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI MẺ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ
TÀI 65
2.1 Về mặt thực tiễn 65
2.2 Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tiễn 65

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 66
4. KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHỤ LỤC

1. NHỮNG BIỂU BẢNG
Sơ đồ 1.3 Thiết kế chương trình đào tạo 21
Biểu đồ 2.1 Thâm niên dạy học 37
Biểu đồ: 2.2 Các chương trình tin học và nhu cầu dạy học 37
Biểu đồ 2.3 Khung chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học 38
Biểu đồ 2.4 Tính khả thi của chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học 38
Sơ đồ 3.1 Cấu trúc các mô đun 41
Biểu đồ 3.1 Thâm niên công tác của các chuyên gia 57
Biểu đồ 3.2 Thông tin chương trình 58
Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá mô đun 1 58
Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá mô đun 2 59
Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá mô đun 3 59
Biểu đồ 3.6 Kết quả đánh giá mô đun 4 60
Biểu đồ 3.7 Kết quả đánh giá mô đun 5 60
Biểu đồ 3.8 Kết quả đánh giá mô đun 6 61
Biểu đồ 3.9 Kết quả đánh giá mô đun 7 61
Biểu đồ 3.10 Kết quả đánh giá thời lượng chương trình 62
Biểu đồ 3.11 Kết quả đánh giá tính khả thi của chương trình 62


2. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. BGH: Ban giám hiệu
2. CNTT: Công nghệ thông tin
3. CTĐT: Chương trình đào tạo
4. DACUM: Develop A Curriculum
5. GDTX: Giáo dục thường xuyên
6. GV: Giáo viên
7. HS: Học sinh
8. SMART: Viết tắt của các từ: Specific, Measurable, Achievable, Relevant,
Time limited.
9. THPT: Trung học phổ thông
10. ƯDCNTT-TT: Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông


1

Phần A: Mở Đầu



PHẦN A:

MỞ ĐẦU


2

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ

thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố
năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện
nay?
- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước nhất là:
Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ:
“Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học
thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn
tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT.
Theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 Về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam
đến năm 2020: “Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên,
cán bộ ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ đổi mới phương thức dạy và học”
Nghị quyết TW2, khóa VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy học, đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.
Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong
toàn dân, nhất là thanh niên”.
Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã
chỉ rõ trọng tâm của ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ
tướng Chính phủ đã giao cho ngành Giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua
quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.


3

Mặt khác, các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng,
nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang
bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera,
Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng
CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến
tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công
nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính,
với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học
sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều
đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng
đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ
“lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng
hơn.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục
cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, SketchPad,
Crocodile, SketchPad/Geomaster Maple/Mathenatica, LessonEditor/VioLet,
ChemWin… hệ thống WWW, Elearning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có
trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy
học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình,
thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học
tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên
tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà
việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm

được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần
“bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với


4
những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học
sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi
gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả
năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh
chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan
trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Mặt khác, các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng Multimedia trong
giáo dục cho tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu cao hơn, khả năng ghi nhớ bài học cao hơn
và tính ổn định của nội dung cũng cao hơn trong khi cần ít thời gian hơn. Sau đây
là các đặc điểm chủ yếu mà các các chuyên gia cho rằng Multimedia có thể đem lại
cho người học.
- Người học tự điều khiển tốc độ học trong suốt quá trình học.
- Người học có thể học từng bước một và học đi học lại nhiều lần.
- Multimedia mang lại sự tương tác và hồi báo ngay lập tức.
- Việc củng cố các khái niệm, nội dung ổn định và cho hiệu quả cao hơn.
- Tập trung hơn vào tính chính xác, chi tiết và trọn vẹn của nội dung.
- Người học phải nắm vững những nội dung trước khi đi qua học phần tiếp
theo.
- Khả năng lặp lại và tương tác với nội dung bài học cao hơn.
- Có nhiều cơ hội hơn để áp dụng những gì đã học được.
Tại Cần Thơ, trong những năm gần đây đã có sự phát triển về công nghệ
giảng dạy, nhưng các sản phẩm giáo dục có sự hỗ trợ của máy tính chưa đủ mạnh
và đủ số lượng theo yêu cầu nên việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin – truyền thông cho giáo viên cần:
(1) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, tăng cường kinh nghiệm, chuyển

giao công nghệ, tăng cường thực tập, hỗ trợ nâng cao trình độ tin học; đáp
ứng nhu cầu đa dạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền
thông trong giảng dạy.
(2) Tạo ra các sản phẩm giáo dục có sự trợ giúp của máy tính mang lại hiệu
quả thiết thực, giảng dạy theo phương pháp truyền thống kết hợp với các
ưu điểm mà máy tính mang lại nhằm tạo ra các sản phẩm giáo dục có hiệu
quả cao.


5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
(1) Phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học cho giáo viên THPT Cần Thơ.
(2) Phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học cho giáo viên THPT Cần Thơ để tổ chức các lớp tập huấn cho
giáo viên THPT tại Cần Thơ.
(3) Chương trình sau khi được phát triển với mong muốn hỗ trợ cho giáo viên
THPT các khả năng tra cứu, truy cập tài liệu qua mạng phục vụ giảng dạy.
Khả năng tự học nâng cao trình độ, năng lực học tập suốt đới, tự đổi mới
phương pháp giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy.
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông cho giáo viên THPT Cần Thơ thì sẽ hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường trung học phổ thông.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nếu chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ.
4.2 Khách thể nghiên cứu:

- Các chương trình công nghệ thông tin dùng trong công tác dạy và học.
- Các giáo viên Trung học phổ thông cần sử dụng công nghệ thông tin cho
nhu cầu học tập nghiên cứu, thu thập tra cứu tài liệu nâng cao trình độ.
Giáo viên Trung học phổ thông cần đổi mới phương pháp giảng dạy với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các chuyên gia giáo dục và chuyên gia
công nghệ thông tin.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về chương trình đào tạo và phát triển chương
trình đào tạo.
(2) Khảo sát thực trạng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và nhu cầu sử
dụng công nghệ thông tin của giáo viên THPT trên địa bàn Cần Thơ.


6
(3) Phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học cho giáo viên THPT tại thành phố Cần Thơ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(1) Phương pháp điều tra, phỏng vấn, chuyên gia và quan sát:
- Người nghiên cứu tiến hành khảo sát trình độ tin học của 123 giáo viên tại
Cần Thơ.
- Lấy ý kiến của các lãnh đạo nhà trường về nhu cầu sử dụng công nghệ thông
tin tại Cần Thơ.
- Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia để lấy ý kiến về nội dung chương trình
bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên THPT tại
Cần Thơ.
(2) Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu:
- Tác giả dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các thông tin khảo sát
nhằm mô tả thực trạng “Ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông”
trong giảng dạy.
(3) Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu.

- Người nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp lý như Quyết định số:
21/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định Chương trình giáo dục thường
xuyên về Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Quyết định số: 01/2007/QĐ – BLĐTBXH Ban hành Quy định về chương
trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng
nghề của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
- Các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trình độ ABC theo quyết
định số: 21/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 3/7/2000 của Bộ trưởng bộ Giáo dục
và Đào tạo
- Phân tích nghề DACUM.
(4) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
- Các sản phẩm giáo dục trong những năm gần đây của nhiều giáo viên.
- Các phần mềm hỗ trợ tạo ra các sản phẩm giáo dục.


7

7. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Do thời gian có hạn và quy mô của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu trong
phạm vi:
- Chưa phát triển tài liệu nghe nhìn.
- Đề tài chỉ nghiên cứu theo hướng khai thác mặt kỹ thuật, kỹ năng sử
dụng CNTT mà bỏ qua khai thác về mặt tiềm năng sư phạm.
- Chương trình chỉ dừng ở mức cơ bản, dễ tiếp cận.
- Chương trình chỉ bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT và cấp chứng chỉ.
- Chỉ dành cho đối tượng là các giáo viên THPT.
8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tính lý luận: Đề xuất chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên THPT tại thành phố Cần Thơ với hệ

thống xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động mang tính thực tiễn qua
phương pháp phân tích nghề.
Tính thực tiễn: Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi
mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học
một cách hiệu quả và sáng tạo.
Hiệu quả: Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
nhằm phục vụ đổi mới phương thức dạy và học cho giáo viên THPT tại thành
phố Cần Thơ.
Khả năng triển khai: Các kết quả nghiên cứu đề tài có khả năng ứng
dụng vào thực tế để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học tại Trung tâm Ngoại ngữ Tin học TP. Cần Thơ.


8

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo nghề.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên Trung học
phổ thông tại Thành phố Cần Thơ.
Chương 3: Phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông tại
Thành phố Cần Thơ.
C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ




9

Phần B: Nội dung





PHẦN B:
NỘI DUNG

10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1 KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN
1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ về xây dựng chương trình
 Bước (Step): Phần nhỏ có thể quan sát được và phân biệt được của một công
việc.
 Chuyên gia (Expert): Người có năng lực sâu trong một lĩnh vực kiến thức và
kỹ năng nghề cụ thể.
 Công việc (Task): Một đơn vị việc làm cụ thể, có thể quan sát được của một
việc làm đã hoàn tất (có một khởi điểm và một kết thúc xác định), có thể chia
nhỏ thành 2 hay nhiều bước và được thực hiện trong một khoảng thời gian
hữu hạn; khi hoàn tất kết quả sẽ có thể là một sản phẩm, bán thành phẩm, một
dịch vụ hoặc một quyết định, mà thông thường người thợ được phân công để
thực hiện.
 DACUM: thuật ngữ được viết tắt từ các chữ cái của cụm từ tiếng Anh
“Develop A Curriculum” (Phát triển một chương trình). Đây là một phương

pháp phân tích nghề, qua đó một tiểu ban gồm các chuyên gia lành nghề được
tập hợp và dẫn dắt bởi một thông hoạt viên đã được đào tạo để cùng xác định
danh mục các nhiệm vụ và công việc mà các công nhân lành nghề phải thực
hiện trong nghề nghiệp của họ.
 Đào tạo (Training): Quá trình cải tiến năng lực của con người bằng cách cung
cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để một cá nhân có thể đạt được
mục tiêu hành nghề cụ thể.
 Học tập (Learning): Việc đạt được các tri thức mới, các kỹ năng mới, và thái
độ làm việc. Một thay đổi có thể quan sát được hoặc đánh giá được về thái độ
của học viên. Một điều mà chỉ có người đó mới có thể tự làm cho chính mình.
 Kỹ năng (Skill): Khả năng thực hiện toàn bộ hay một phần của công việc.
 Mô-đun (Module): Tập hợp một số công việc có liên quan với nhau nhằm
cung cấp một số kiến thức và kỹ năng để người học có thể hành nghề ngay
trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp của nghề hoặc một vị trí nhất định của
sản xuất.

11

 Thái độ (Attitude): Các cảm xúc và hành vi bề ngoài của con người đối với
một việc làm hoặc công việc.
1.1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ về công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology
hay IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là ngành sử
dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền
và thu nhận thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong
nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin (CNTT) là
tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại -
chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có

hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người và xã hội.
Ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao
đổi thông tin số.
Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các
hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động
này.
Công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin – truyền thông là phần cứng (các thiết bị máy tính) và
phần mềm (các chương trình điện tử cho phép mọi người tạo, thu thập, tổng hợp và
truyền thông tin bằng các hình thức đa phương tiện và phục vụ các mục đích khác
nhau.
Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001

12

Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ
phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện.
Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã
hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.
1.2 CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
 Xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận [25]
Có ba hướng tiếp cận trong việc thiết kế chương trình dạy học:
 Tiếp cận nội dung (Content approach): là cách tiếp cận chú trọng chủ yếu đến
nội dung kiến thức cần truyền thụ và mối quan tâm của người lập trình là nội
dung kiến thức. Quan trọng nhất khi xác định nội dung dạy học theo hướng

này là khối lượng và chất lượng kiến thức cần truyền thụ cho người học.
 Tiếp cận theo mục tiêu (Objective approach): là cách tiếp cận nhấn mạnh mục
tiêu đào tạo, coi mục tiêu đào tạo là tiêu chí để lựa chọn nội dung, phương
pháp, cách thức thi cử và đánh giá kết quả đào tạo. Mục tiêu dạy học cũng là
chuẩn để đánh giá kết quả học tập.
 Tiếp cận phát triển (Development approach): là cách tiếp cận chú trọng phát
triển những năng lực tiềm ẩn của cá nhân, phát triển sự hiểu biết của người
học hơn là quan tâm đến việc người học nắm được một khối lượng kiến thức
như thế nào.
Mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm trong việc xây dựng chương trình
đào tạo. Tùy thuộc vào quan điểm của người dạy về mục đích dạy học để có cách
tiếp cận phù hợp. Do đó, từ những hướng tiếp cận trong việc xây dựng chương
trình đào tạo như trên, người phát triển chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận mục tiêu.
 Xây dựng chương trình trên cơ sở phân tích nghề
 Triết lý phân tích nghề theo DACUM:
- Người lao động lành nghề có thể mô tả nghề chính xác hơn bất kỳ ai khác.
- Cách hữu hiệu để định nghĩa một nghề là mô tả những công việc mà người
lao động lành nghề của nghề đó thực hiện.
- Mọi công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, dụng cụ và thái độ
nhất định để thực hiện.
 Phương pháp phân tích nghề: có nhiều phương pháp phân tích nghề như:

13

- Phương pháp phân tích nghề cổ điển.
- Phương pháp phân tích nghề cá nhân.
- Phương pháp phân tích nghề chuyên gia.
- Phương pháp phân tích nghề theo DACUM.
Trong đề tài này người nghiên cứu sử dụng “Phương pháp phân tích nghề

theo DACUM”, bởi vì:
- Đây là phương pháp nhanh nhất (không quá 2 ngày) và như vậy kinh tế
nhất để có thể thu thập thông tin về các nhiệm vụ và công việc mà người
hành nghề đang thực hiện trong thời điểm phân tích nghề.
- Biểu đồ DACUM phản ánh khách quan một bức tranh tổng thể là một ma
trận bao gồm các nhiệm vụ, công việc, kiến thức liên quan, dụng cụ/ thiết
bị và đặc điểm người hành nghề, được hình thành từ một hội thảo gồm các
chuyên gia lành nghề.
- Thành viên tiểu ban chuyên gia là những người lao động lành nghề, không
bao gồm những người thuộc lĩnh vực đào tạo nhằm hạn chế thấp nhất ý
muốn chủ quan của người xây dựng chương trình.
 Phương pháp DACUM
 Phân tích nghề
DACUM là một phương pháp phân tích nghề và một trong những ứng dụng
của nó nhằm để phát triển các chương trình đào tạo. Dự án “Tăng cường các Trung
tâm Dạy nghề” (SVTC) do Thụy Sĩ tài trợ, tiếp cận với phương pháp DACUM và
áp dụng vào hoạt động xây dựng chương trình dạy nghề dành cho hệ đào tạo ngắn
hạn của các Trung tâm dạy nghề (nay là đào tạo nghề trình độ sơ cấp) trong giai
đoạn 1995 – 2008.
Phương pháp này cũng được Dự án giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề (VTEF)
sử dụng trong quy trình xây dựng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
Bản chất của phân tích nghề theo phương pháp DACUM là sự phối hợp hoạt
động của một nhóm các chuyên gia nội dung (là những người đang trực tiếp hoạt
động một cách thành đạt trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình) với một chuyên gia
phương pháp. Các chuyên gia nội dung là nguồn tư liệu phong phú với nhiều năm
kinh nghiệm trong nghề. Chuyên gia phương pháp là người nắm vững các nguyên
tắc, quy trình và cách thức tiến hành một phân tích nghề theo phương pháp

14


DACUM. Chuyên gia phương pháp không áp đặt ý tưởng của mình, mà chỉ đưa ra
các gợi ý, dẫn dắt, phối hợp sự hoạt động của các chuyên gia nội dung để chính họ
nói ra được một cách chính xác và đầy đủ những gì họ thường làm trong suốt quá
trình hoạt động nghề nghiệp của họ.
 Tổ chức và qui trình phân tích nghề theo phương pháp DACUM
Phân tích nghề theo theo phương pháp DACUM gồm 3 giai đoạn như sau:
- Xác định các thành viên tham gia hội thảo phân tích nghề.
- Thực hiện hội thảo phân tích nghề trong tiểu ban DACUM.
- Thẩm tra sơ đồ phân tích nghề.
* Giai đoạn 1: Xác định các thành viên tham gia hội thảo phân tích nghề
- Hai thành phần quan trọng quyết định sự thành công của việc phân tích
nghề theo phương pháp DACUM là các chuyên gia nội dung (Expert
workers) chuyên gia phương pháp hay còn gọi là “thông hoạt viên
DACUM” (DACUM facilitator):
- Nhóm chuyên gia nội dung gồm 8-12 người. Đó là những người trực tiếp
hành nghề, có kinh nghiệm và thành công trong nghề đang phân tích, có
hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm và thực sự làm được thành thạo các công
việc của nghề.
- Nhóm chuyên gia nội dung làm việc với sự điều khiển của một thông hoạt
viên được đào tạo cẩn thận (có chứng chỉ hành nghề), đây là người dẫn
chương trình làm cho quá trình phân tích nghề được dễ dàng và thuận lợi.
Tuy vậy, thông hoạt viên DACUM không được là nhà chuyên môn về nghề
cần phân tích để tránh sự áp đặt chủ quan. Thông hoạt viên DACUM sẽ áp
dụng phương pháp công não (Brain storming) với nhóm chuyên gia nội
dung trong suốt quá trình hội thảo phân tích nghề.
- Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia nội dung: là đưa ra được danh mục các
nhiệm vụ và các công việc của một nghề. Danh mục này phải sát thực và
hiện hữu.
* Giai đoạn 2: Thực hiện hội thảo phân tích nghề theo phương pháp
DACUM


15


Chuẩn bị:
- Phòng tiến hành hội thảo và cách bố trí chỗ ngồi cho các thành viên tham
gia được quy định chặt chẽ.
- Phương tiện sử dụng chính trong phân tích nghề theo DACUM là các thẻ
bìa màu cỡ A5 và cao su dính tạm thời, gồm 2 màu để phân biệt giữa công
việc và nhiệm vụ.
Trình tự tiến hành:
- Định hướng cho các thành viên tham gia hội thảo phân tích nghề: Việc này
do thông hoạt viên DACUM thực hiện.
- Xác định các tên nghề, phạm vi hoạt động của nghề: Đưa ra một giải thích
ngắn gọn, để hiểu biết nhưng đủ để biết rõ về nghề.
- Xác định nhiệm vụ của nghề: Được hiểu là những phần việc, nhiệm vụ
chuyên môn nghiệp vụ của nghề. Các nhiệm vụ có thể đứng độc lập và phải
bao quát hết các công việc trong nghề. Một nhiệm vụ thường bao gồm từ 6-
20 công việc. Một nghề thường có từ 8-12 nhiệm vụ. Câu phát biểu một
nhiệm vụ bắt đầu bằng một động từ, bổ ngữ và phần chuyên môn.
- Xác định các công việc phải thực hiện trong từng nhiệm vụ cụ thể.
- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc theo phương
pháp lượng hoá bằng điểm.
* Giai đoạn 3: Thẩm tra sơ đồ phân tích nghề.
Thông thường việc thẩm tra sơ đồ phân tích được thực hiện ngay sau khi hội
thảo phân tích nghề, với số lượng từ vài chục tới vài trăm người bằng phương pháp
gửi thư. Tham gia góp ý cho sơ đồ phân tích nghề là các chuyên gia trực tiếp làm
việc và thành công trong nghề, đại diện cho các khu vực địa lý và các trình độ khác
nhau của nghề.
 Định dạng sơ đồ phân tích nghề: Kết quả phân tích nghề theo phương pháp

DACUM có thể được định dạng theo 2 cách:
- Hình thành một ma trận bao gồm các ô nhiệm vụ và công việc.
- Hình thành một danh mục tên các nhiệm vụ và công việc như một trang
văn bản.

16


 Mô tả công việc. [3]
Tất cả các công việc xuất hiện trong sơ đồ phân tích nghề đều phải được mô
tả chi tiết theo các nội dung sau:
- Trình tự các bước thực hiện.
- Tiêu chuẩn thực hiện từng bước.
- Dụng cụ, trang bị và vật liệu cần thiết để thực hiện mỗi bước.
- Các kiến thức cần thiết để thực hiện mỗi bước.
- Các kỹ năng cần thiết để thực hiện mỗi bước.
- Các thái độ cần thiết để thực hiện mỗi bước.
- Các quyết định, tín hiệu và lỗi thường gặp khi thực hiện bước đó.
 Định dạng phiếu mô tả công việc: Kết quả mô tả chi tiết các công việc để thể
hiện trong các phiếu mô tả công việc.
1.3 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐÃ
CÔNG BỐ
“Chương trình giáo dục thường xuyên về Ứng dụng công nghệ thông tin –
truyền thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ dạy học của TS Nguyễn Văn Y.
Tài liệu “Thiết kế và xây dựng nguồn học liệu đa phương tiện” của ThS Ngô
Anh Tuấn.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Anh Tuấn “Dạy học tích cực hoá người học với sự
trợ giúp của máy tính” (2002).
Luận văn thạc sĩ của Trần Thông Tuệ “Phát triển chương trình bồi dưỡng

năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên dạy nghề tỉnh Bình Dương”.
Luận văn thạc sĩ của Phan Văn Minh “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường
Đại học Bà rịa Vũng tàu” (2006-2008).
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Minh “Thực trạng và giải pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác đào tạo ở các trung tâm dạy nghề tại thành phố
Biên Hòa - Đồng Nai” (2007-2009).

17

Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Mỹ Trang “Khảo sát và đánh giá năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giảng viên trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Tp.HCM” (2004-2006).
1.4 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CURRICULUM
DEVELOPMENT)
Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình ra các quyết định theo một
trình tự và điều chỉnh, sửa đổi dựa trên việc đánh giá thường xuyên liên tục. Có
nghĩa là đòi hỏi phải có tư duy logic để kiểm tra trật tự ra quyết định và cách thức
ra quyết định để đảm bảo đã cân nhắc hết các yếu tố liên quan trước khi ra quyết
định.
Phát triển là một từ đã mang nghĩa thay đổi. Thay đổi trong chương trình
đào tạo có nghĩa là những lựa chọn hoặc điều chỉnh hoặc thay thế những trật tự đã
có sẵn. Tuy nhiên, thay đổi chưa chắc đã mang lại sự phát triển. Chỉ có những thay
đổi tích cực mới mang lại sự phát triển.
Để có sự thay đổi tích cực mang lại sự phát triển, cần phải:
- Thay đổi có mục đích – phải xác định rõ ràng cụ thể trong mục đích hoặc
mục tiêu.
- Thay đổi phải được lập kế hoạch – đây là một loạt các bước theo trình tự và
hệ thống để dẫn tới trạng thái đạt được mục tiêu. Điều này cần được thực
hiện trong một khoảng thời gian và yêu cầu phải đạt được sự tiến bộ trong

các hoạt động và nhiệm vụ đã được lập trình sẵn.
- Thay đổi phải là thay đổi tiến bộ – thay đổi tiến bộ mang lại cải thiện.

×