Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

việc nghiên cứu các mô hình ra quyết định giúp ích gì cho các nhà quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.43 KB, 17 trang )

GVHD: TS. PHAN THỊ MINH CHÂU
NHÓM 3_NGÀY 2_K23
QUẢN TRỊ HỌC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
1. Đoàn Hùng Dũng
2. Cao Thị Như Hội (Nhóm trưởng)
3. Trần Thị Tố Quyên
4. Nguyễn Thị Như Quỳnh
5. Ngô Duy Thái
6. Phạm Kim Thành
7. Trần Đình Thảo
8. Nguyễn Quang Vũ
9. Trần Trịnh Tiến Vũ
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Việc nghiên cứu các mô hình ra quyết
định giúp ích gì cho các nhà quản trị?
1. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị
nhằm định ra những đường lối và tính chất hoạt động của
một đối tượng (tổ chức) nhằm giải quyết những vấn đề
nảy sinh và đã chín muồi, trên cơ sở phân tích các quy
luật khách quan đang vận động, chi phối đối tượng và
trên khả năng thực hiện của đối tượng (tổ chức).
2. VAI TRÒ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ

Luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt động về
quản trị.

Ảnh hưởng to lớn đến sự thành công hay thất bại trong hoạt
động của tổ chức


Không thể thay thế các quyết định về quản trị bằng tiền bạc, vốn
liếng, sự tự phát, sự tự điều chỉnh hoặc bằng bất cứ thứ máy
móc tinh xảo nào.

Mỗi quyết định là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống nên mức
độ tương tác, ảnh hưởng giữa chúng với nhau là rất phức tạp và
hết sức quan trọng
3. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
TÍNH CHẤT
CỦA VẤN ĐỀ
RA QUYẾT
ĐỊNH
THỜI GIAN
THỰC HIỆN
PHẠM VI
THỰC HIỆN
CHỨC
NĂNG
QUẢN TRỊ
PHƯƠNG
THỨC SOẠN
THẢO
4. QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
Bước 1: Nhận dạng và xác định vấn đề
Bước 2: Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
Bước 3: Tìm kiếm các phương án
Bước 4: Đánh giá các phương án
Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu
Bước 6: Ra quyết định
5. CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

RA
QUYẾT
ĐỊNH
QUYẾT
ĐỊNH TẬP
THỂ
QUYẾT
ĐỊNH CÁ
NHÂN
QUYẾT
ĐỊNH CÓ
THAM VẤN
QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN
Mô hình 1: Nhà quản trị hoàn toàn độc lập trong quá trình ra quyết
định

Ưu điểm:
+ Giải quyết vấn đề nhanh, kịp thời
+ Giữ được bí mật đến phút chót
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình ra quyết định

Nhược điểm:
+ Dễ dẫn đến quyết định sai khi năng lực nhà quản trị kém
+ Thiếu thông tin, cơ sở để ra quyết định
QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN
Mô hình 2: Nhà quản trị yêu cầu cấp dưới thu thập và cung cấp thông
tin sau đó độc lập ra quyết định

Ưu điểm:
+ Giải quyết vấn đề kịp thời

+ Giữ được bí mật đến phút chót
+ Có nhiều thông tin và cơ sở để ra quyết định
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình ra quyết định

Nhược điểm:
+ Dễ dẫn đến quyết định sai khi năng lực nhà quản trị kém
QUYẾT ĐỊNH CÓ THAM VẤN
Mô hình 3: Nhà quản trị tham khảo ý kiến của từng cá nhân riêng lẻ
sau đó ra quyết định

Ưu điểm:
+ Cá nhân được đóng góp ý kiến cảm giác được coi trọng, đánh giá cao,
nỗ lực cố gắng khi quyết định được đề ra
+ Người được hỏi ý kiến có cơ hội nói, trình bày một cách tương đối
thẳng thắn và thành thật

Nhược điểm:
+ Tốn kém thời gian và chi phí
+ Các ý kiến dễ bị trùng lắp
+ Có nguy cơ bị rò rĩ thông tin
QUYẾT ĐỊNH CÓ THAM VẤN
Mô hình 4: Nhà quản trị tham khảo và trao đổi ý kiến với tập thể sau
đó ra quyết định

Ưu điểm:
+ Các ý kiến có sự kiểm tra đối chứng, không bị trùng lắp
+ Khuyến khích sự tranh luận, sáng tạo để tìm ra ý kiến hay

Nhược điểm:
+ Ý kiến cá nhân có thể không được coi trọng đúng mức

+ Tốn kém chi phí và thời gian hơn mô hình 3
+ Người tham gia góp ý có thể không thành thật
+ Thông tin có nguy cơ rò rĩ thông tin cao hơn mô hình 3
QUYẾT ĐỊNH TẬP THỂ
Mô hình 5: Nhà quản trị bàn bạc với tập thể, ra quyết định dựa trên ý kiến đa số

Ưu điểm:
+ Đảm bảo và phát huy tính dân chủ của tổ chức
+ Các ý kiến có sự kiểm tra đối chứng, không bị trùng lắp
+ Khuyến khích sự tranh luận, sáng tạo để tìm ra ý kiến hay

Nhược điểm:
+ Ý kiến cá nhân có thể không được coi trọng đúng mức
+ Tốn kém chi phí và thời gian hơn mô hình 4
+ Thời gian cho việc ra quyết định sẽ có thể kéo dài nếu tập thể không có sự đồng thuận
+ Người tham gia góp ý có thể không thành thật
+ Thông tin có nguy cơ rò rĩ thông tin cao hơn mô hình 4
+ Kết luận của tập thể dễ bị thiên lệch theo ý kiến của một số nhóm hay cá nhân trong tổ chức
+ Trách nhiệm của người ra quyết định không rõ ràng khi có rủi ro hay hậu quả phát sinh
6. LỢI ÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÔ
HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

Nhận ra được phong cách ra quyết định và mô hình mình ra quyết định của mình là gì và đánh giá
được mức độ hiệu quả của tiến trình ra quyết định.

Nhận thức được rằng tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn mô hình quyết định cho phù hợp

Tận dụng được các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định sao cho phù hợp với đặc thù của từng mô
hình ra quyết định, giúp đẩy nhanh tiến trình, tiết kiệm thời gian và tăng cường sự hiệu quả của
việc ra quyết định.


Có phương pháp để khuyến khích sự tham gia của nhân viên, thảo luận tình huống với đồng
nghiệp, tận dụng sự tư vấn, hiểu biết của các chuyên gia vào một số quyết định và tận dụng sự
đồng thuận của tập thể.
7. LỰA CHỌN MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

Nhà quản trị cần phải tự trả lời các câu hỏi sau?
1. Vấn đề cần giải quyết có cấp bách hay không?
2. Đã có đầy đủ thông tin để ra quyết định chưa?
3. Có thể tự mình giải quyết vấn đề này được không?
4. Vấn đề đã được hiểu thấu đáo chưa?
5. Sự chấp thuận của tập thể có thuận lợi cho sự thành công
của quyết định hay không?
VÍ DỤ MINH HỌA

TÌNH HUỐNG 1
Hàng loạt công nhân đình công để phản đối các chính sách không phù hợp (thời gian nghỉ trưa quá ít,
thời gian làm việc các ca thay đổi đột ngột, lương chưa công bằng…)  Mô hình ra quyết định tập
thể

TÌNH HUỐNG 2
Trong tình hình thị trường điện thoại di động cạnh tranh gay gắt, công nghệ mới liên tục xuất hiện, đòi
hỏi công ty sản xuất A điện thoại di động phải cải tiến công nghệ liên tục. Ban giám đốc quyết định làm
việc riêng với bộ phận kĩ thuật để cùng đưa ra quyết định sẽ cải tiến các ứng dụng kĩ thuật mới, tiện lợi
hơn cho dòng sản phẩm điện thoại nhất định  Mô hình ra quyết định có tham vấn

TÌNH HUỐNG 3
Trong công ty gia công giày da, quản đốc dây chuyền sản xuất bị ốm và nhập việc hơn nửa tháng, đơn
hàng gia công vào những ngày cận tết ngày càng nhiều. Dây chuyền sản xuất cần phải được đảm bảo
duy trì hoạt động thông suốt để sản phẩm được giao kịp tiến độ đơn hàng. Đứng trước tình trạng này,

vị giám đốc quyết định đề bạt trợ lý kĩ thuật phân xưởng sẽ tạm thời làm quản đốc dây chuyền sản
xuất.  Mô hình ra quyết định cá nhân

×